Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh 33 nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu thiết bị vật tư thông tin trong thời gian qua

CHƯƠNG I : 1

Những lý luận cơ bản của hoạt động 1

kinh doanh nhập khẩu 1

I. Nhập khẩu hàng hoá trong nền kinh tế thị trường: 1

1. Thực chất của hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá: 1

2. Vai trò của hoạt động nhập khẩu hàng hoá: 2

II. Hiệu quả và các hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động nhập khẩu: 3

1. Quan niệm về hiệu quả và hiệu quả kinh doanh: 3

2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh: 11

3. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh NK: 13

3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động nhập khẩu: 17

4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu: 18

4.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính. 19

4.1.1. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng vốn: 19

4.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời: 22

4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu: 26

4.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động: 27

4.4. Đánh giá hiệu quả kinh doanh theo từng hợp đồng nhập khẩu: 29

III. Phương hướng và các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp. 30

 

doc89 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1247 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh 33 nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu thiết bị vật tư thông tin trong thời gian qua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh thiết bị vật tư phát thanh- truyền hình có nhiệm vụ sản xuất một số thiết bị mà ngành có khả năng đồng thời lắp ráp, các linh kiện đã được nhập từ nước ngoài thành sản phẩm hoàn chỉnh và bán ra thị trường... II. Các đặc điểm kinh tế chủ yếu có ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty. Trong nền kinh tế thị trường, thị trường có vị trí trung tâm. Thị trường vừa là mục tiêu của người sản xuất kinh doanh, vừa là môi trường của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá. - Khách hàng: Là một công ty chuyên kinh doanh nhập khẩu thiết bị vật tư thông tin và hoạt động sản xuất lắp ráp các sản phẩm của ngành phát thanh truyền hình, thị trường nhập khẩu của công ty là các nước Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc, ý, Anh, Pháp, Singapo và mặt hàng nhập khẩu thì thuộc lĩnh vực phát thanh truyền hình như ăng ten, đầu thu, máy ghi âm... - Đối thủ cạnh tranh: Do hoạt động trong nền kinh tế thị trường nên tất yếu công ty phải có đối thủ cạnh tranh dù đó là doanh nghiệp nhà nước hay bất kỳ hình thức doanh nghiệp nào cũng vậy. Đối thủ cạnh tranh của công ty chủ yếu là các công ty xuất nhập khẩu thiết bị vật tư thông tin trong ngành và các đài phát thanh và truyền hình. Chẳng hạn như đài truyền hình Việt Nam cũng có công ty hoạt động trong lĩnh vực này. Chủ yếu là công ty phải cố gắng làm sao để giảm được chi phí trong quá trình nhập khẩu thiết bị cũng như đảm bảo được hàng giao đúng thời gian và chất lượng phải tốt thì công ty sẽ ký kết được hợp đồng với nhiều khách hàng. - Các nhà cung ứng nguồn hàng cho công ty chủ yếu là các nước công nghiệp phát triển có công nghệ kỹ thuật hiện đại trong lĩnh vực này như Anh, Pháp, ý, Nhật .. Việc lựa chọn phương án tạo nguồn hàng nhập khẩu là rất quan trọng và phức tạp. Nó phụ thuộc vào sự hiểu biết của công ty về thị trường nước ngoài cũng như nhu cầu trong nước, hơn nữa còn tuỳ thuộc rất nhiều vào chính sách ngoại thương của chính phủ. Nói về các mặt hàng trong lĩnh vực thông tin thì đây là một thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng, đất nước ta còn rất nghèo do vậy để phát triển đất nước thì việc thu thập và nắm bắt những thông tin trên thế giới sẽ có tác động tới tình hình kinh tế, xã hội trong nước. III. Thực trạng nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty trong thời gian qua: 1. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua. 1.1. Đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty theo doanh số nhập khẩu các mặt hàng. Năm 2002 là năm thứ 6 thực hiện nghị quyết lần thứ 8 của Đảng và cũng là năm công ty EMi.Co tiếp tục thực hiện định hướng về đổi mới công nghệ hiện đại hoá ngành phát thanh - truyền hình nhằm mục tiêu phục vụ tốt sự nghiệp phát triển ngành. Trước tình hình có những thuận lợi nhưng gặp nhiều khó khăn: Nổi bật là cuộc khủng hoảng kinh tế ở các nước Châu á, tình hình thiên tai nặng nề và nhất là kế hoạch kinh phí dùng để mua sắm thiết bị năm 2002 của ngành rất hạn chế, việc đấu thầu có những quy định chặt chẽ hơn, Nhà nước thay đổi chế độ thu thuế, lao động trong công ty dôi dư nhiều, việc làm ít... Trong bối cảnh như vậy công ty đã phải bằng mọi cố gắng nỗ lực cao nhất trong hoạt động kinh doanh để đáp ứng mục tiêu phục vụ việc đổi mới phát triển ngành phát thanh - truyền hình đồng thời mở rộng hoạt động kinh doanh đối với các đơn vị ngoài ngành và xã hội, tạo ra hiệu quả kinh tế, bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh, tăng mức nộp Ngân sách Nhà nước và đảm bảo thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Do công nghệ trong ngành phát thanh truyền hình còn chưa phát triển nên hoạt động nhập khẩu của công ty là chủ yếu, hàng xuất khẩu còn rất hạn chế mà lại không phải thuộc lĩnh vực chuyên kinh doanh của công ty đó là một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Có thể phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua một số chỉ tiêu sau: Bảng1: Doanh số nhập khẩu các mặt hàng. Đơn vị: Tỷ đồng Các mặt hàng Năm 1999 2000 2001 1. Đầu thu, ăng ten thu ký hiệu vệ tinh 0 4,2 6,08 2. Máy phát hình 18,42 0 23,72 3. Máy phát sóng phát thanh 22,2 24,57 30,6 4. Thiết bị cho sân khấu điện ảnh 6,6 9,45 7,3 5. Thiết bị lưu trữ âm nhạc về điện ảnh 5,2 4,8 4,1 6. Máy ghi âm, ăng ten 3,8 4,2 4,7 7. Các mặt hàng khác 3,5 6,7 7,0 Tổng cộng 57,72 49,42 86,5 Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh hàng năm. Hoạt động nhập khẩu của công ty bao gồm hoạt động nhập khẩu theo kế hoạch chiếm hơn 60% đóng vai trò chủ đạo nhưng lại tăng không đều qua các năm cụ thể là năm 2000 tăng so với năm 1999 là 4% nhưng tốc độ tăng năm 2001 so với năm 2000 lại là 22%; điều này cho thấy hoạt động nhập khẩu theo kế hoạch do cấp trên giao đã tăng lên; nguyên nhân của hiện tượng này là nhu cầu các thiết bị phát thanh truyền hình trong nước tăng lên để đáp ứng với yêu cầu đổi mới và phát triển của nền kinh tế. Còn hoạt động tự doanh và uỷ thác chỉ chiếm hơn 35% trong toàn bộ hoạt động nhập khẩu của công ty nhưng cũng đạt được mức tăng trưởng cao. Các mặt hàng nhập khẩu mang tính chất của ngành phát thanh truyền hình cho nên việc lắp ráp đòi hỏi phải có kỹ thuật và giá cả các mặt hàng này là tương đối cao. Khách hàng của công ty là các tổ chức kinh tế có thể họ buôn bán các mặt hàng này cũng có thể họ phục vụ cho mạng lưới thông tin trong công tác của mình, các tổ chức xã hội (nhà văn hoá, các rạp chiếu phim, sân khấu...) và công ty EMi.Co nhập hàng để phát triển trong chính ngành phát thanh - truyền hình của đất nước: Cung cấp cho đài tiếng nói Việt Nam, đài phát thanh truyền hình Việt Nam và các đài truyền hình khác trong cả nước. Nói tóm lại, những mặt hàng nhập khẩu của công ty chủ yếu phục vụ cho các tổ chức rất ít khi cung cấp cho các cá nhân cho nên các mặt hàng không mang tính đại trà. Để đánh giá việc nhập khẩu ở từng thị trường ta xét một số chỉ tiêu liên quan đến các mặt hàng nhập khẩu trong một số năm. Trong năm 1999 Công ty nhập chủ yếu ở thị trường máy phát máy, phát hình với doanh số là 18,4 tỷ đồng, máy phát thanh từ thị trường Nhật là 16 tỷ đồng, thị trường Đài Loan là 5 tỷ đồng, Pháp là 0. Sang năm 2000 doanh số nhập máy phát thanh từ Đài Loan là 5,5 tỷ tăng 10%, từ Nhật là 18,5 tỷ tăng 11,1%, từ thị trường Pháp là 0. Thiết bị lưu giữ nhập từ Pháp là 1,8 tỷ (giảm 33% so với năm 1998), từ Mỹ là 2,2 tỷ (tăng 100%). Năm 2001 máy phát thanh nhập từ thị trường Đài loan và Nhật Bản là chủ yếu nhưng vẫn có sự chênh lệch từ hai thị trường này. Mặt hàng nhập từ Nhật chiếm 60,98% tổng doanh số trong khi đó từ Đài Loan là 15,56%. Nhìn một số chỉ tiêu cho thấy doanh số nhập khẩu mặt hàng máy phát thanh của công ty chủ yếu là từ thị trường Nhật và tăng đều qua các năm, trong khi đó thị trường Trung Quốc chỉ mới bắt đầu cung cấp cho công ty từ năm 2000 với doanh số của năm này là 7,5 tỷ đồng. Theo số liệu của bảng 1 ta thấy tổng doanh số các mặt hàng nhập khẩu năm 2000 giảm so với năm 1999 nhưng sang năm 2001 đã đạt được mức tăng trưởng rất cao, trong đó mặt hàng máy phát sóng phát thanh và máy phát hình có tỷ lệ tăng cao nhất và chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số nhập khẩu khoảng 35%. Năm 2000 doanh số nhập khẩu maý phát sóng phát thanh đạt 24,57 tỷ đồng tăng 11% so với năm 1998, năm 2000 đạt 30,6 tỷ đồng tăng 25% so với năm 1999. Chỉ thông qua doanh số nhập khẩu mặt hàng này cũng đã thấy được hiệu quả về độ tăng và nhu cầu về vật tư thiết bị phát thanh truyền hình ngày càng cao. Đây là cơ hội rất tốt cho công ty mở rộng thị trường cung ứng cho các đơn vị, doanh nghiệp trong nước cũng như các cá nhân, công ty tư nhân có nhu cầu mua. Công ty EMi.Co đã áp dụng nhiều biện pháp để tăng lượng hàng nhập khẩu như quản lý và sử dụng vốn một cách hợp lý giảm chi phí kinh doanh, hoàn thiện trình độ và nghiệp vụ nhập khẩu cho nhân viên, đồng thời công ty cũng sẽ nhập những dây chuyền lắp ráp hiện đại của nước ngoài để từng bước giảm được chi phí sản xuất cũng như nâng cao chuyên môi cho công nhân viên trong việc lắp ráp các loại thiết bị thông tin. Nhìn chung tình hình nhập khẩu của công ty qua các năm có sự tăng trưởng cao. Tuy có sự giảm sút trong một số mặt hàng nhưng đó chỉ là sự giảm sút do có sự tác động của cuộc khủng hoảng tiền tệ và nhiều yếu tố bên ngoài khác. Và với sự định hướng đúng đắn của công ty cùng sự chỉ đạo của cấp trên, hiệu quả kinh doanh của công ty trong tương lai sẽ ngày càng phát triển hơn. 1.2. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty Đánh giá khái quát tình hình tài chính sẽ cung cấp một cách tổng quát nhất tình hình tài chính năm 2001 của công ty có khả quan không. Điều đó sẽ cho phép chủ doanh nghiệp thấy rõ được thực chất của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hay không và dự đoán được khả năng phát triển hay chiều hướng suy thoái để từ đó có những giải pháp hữu hiệu trong quá trình quản lý. Bảng 2: Phân tích tình hình phân bổ vốn năm 2001 Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 156.684.489.574 97,15 59.130.979.119 90,7 I. Tiền 30.317.384.830 18,8 35.463.873.227 54,4 II. Các khoản phải thu 100.204.965.555 62,13 8.607.9283.256 13,2 III. Hàng tồn kho 12.177.081.532 7,55 5.088.049.691 7,8 IV. TSLĐ khác 13.985.057.657 8,67 9.971.127.945 15,3 B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 4.595.340.725 2,85 6.059.457.377 9,3 I. Tài sản cố định 4.425.340.725 2,74 5.854.457.377 8,98 II. Đầu tư tài chính dài hạn 170.000.000 0,11 205.000.000 0,32 Tổng tài sản 161.279.830.299 100 65.190.436.496 100 Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2001. Qua số liệu ở bảng trên cho thấy tổng số vốn cuối kỳ so với đầu năm giảm xuống 96.089.393.803 đồng với số tương đối là 59,57%. Điều đó có thể đánh giá rằng quy mô về vốn của doanh nghiệp đã giảm xuống. Nhưng cơ sở vật chất, kỹ thuật của doanh nghiệp lại được tăng cường, thể hiện rõ tình hình tăng thêm TSCĐ 1.429.116.625 đồng với số tương đối tăng 6,24%. Khoản đầu tư dài hạn tăng lên 35 triệu đồng do góp vốn liên doanh, điều đó sẽ tạo nguồn lợi tức lâu dài cho doanh nghiệp. Việc đầu tư chiều sâu mua sắm thêm trang thiết bị được đánh giá thông qua chỉ tiêu tỷ suất đầu tư. Tỷ suất này phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, thể hiện năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp.Tỷ suất đầu tư được định bằng công thức: Loại B(tài sản ) x 100 Tỷ suất đầu tư = --------------------------------- ồ số tài sản ở đầu năm tỷ suất đầu tư là: EMBED Equation.3 Cuối kỳ, tỷ suất này là: EMBED Equation.3 tăng: 6,45% Nhìn vào sự tăng lên của tỷ suất đầu tư, chủ doanh nghiệp sẽ thấy năng lực sản xuất có xu hướng tăng lên. Nếu các tình hình khác không đổi (vẫn phát triển bình thường) thì đây là hiện tượng khả quan. Vốn bằng tiền của doanh nghiệp tăng 5.146.488.970 đồng; trong đó tiền gửi Ngân hàng tăng 56.684.901.810 đồng, tiền mặt tại quỹ giảm 522.022.413 đồng. Tuy nhiên điều này cũng cho thấy khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp là thuận lợi. Doanh nghiệp không đầu tư vào các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Điều đặc biệt là khoản phải thu của doanh nghiệp giảm 91.597.037.299 đồng với số tương đối giảm 48,93%. Các khoản phải thu đầu năm chiếm tỷ trọng rất lớn 62,13% nhưng đến cuối kỳ chỉ còn 13,2%. Điều này, thể hiện rằng doanh nghiệp đã tích cực thu hồi các khoản nợ phải thu, giảm bớt được hiện tượng ứ đọng vốn trong khâu thanh toán làm cho việc sử dụng đồng vốn có hiệu quả thêm. Mặt khác cũng chứng tỏ doanh nghiệp đã tìm được cho mình những khách hàng đáng tin cậy. Hàng tồn kho của doanh nghiệp giảm 7.089.031.841 đồng chủ yếu do hàng hoá còn tồn kho đã tiêu thụ được, điều này cho thấy doanh nghiệp đang cố gắng tiêu thụ một lượng hàng tồn kho rất lớn, hiệu quả kinh doanh ở đây không được cao, hàng gửi đi bán chiếm tỷ trọng nhỏ và không có gì thay đổi. Bảng 3: Phân tích cơ cấu nguồn vốn năm 2001. Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ Số tiền (đồng) Tỷ trọng(%) Số tiền (đồng) Tỷ trọng(%) A. Nợ phải trả 155.952.066.892 96,69 57.334.938.192 87,95 2. Nợ ngắn hạn 155.829.967.192 96,62 7.033.027.861 87,48 3. Phải tr ả cho người bán 3.657.365.648 2,27 17.135.099.729 26,28 4. Người mua trả tiền trước 147.844.864.710 91,67 37.245.236.203 57,13 5. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 585.803.335 0,36 830.070.160 1,27 6. Phải trả công nhân viên 185.000.000 0,11 331.167.308 0,51 7. Phải trả cho các đv nội bộ 289.238.136 0,44 8. Các khoản PT, PN khác 3.538.933.499 2,21 1.202.216.325 1,85 III. Nợ khác 122.099.700 0,07 301.910.331 0,47 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 5.327.763.407 3,31 7.855.498.304 12,05 I. Nguồn vốn quỹ 5.327.763.407 3,31 7.855.498.304 12,05 1. Nguồn vốn kinh doanh 5.251.674.181 3,26 7.632.826.997 11,71 vv..... vv... 9. Quỹ trợ cấp việc làm 5.783.205 0,0036 5.783.205 0,0036 Tổng cộng nguồn vốn 161.279.830.299 100 65.190.436.496 100 Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2001. Qua bảng phân tích trên cho thấy nợ phải trả chiếm tỷ trọng rất lớn 96,69%, trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu chiếm có 3,31% (đầu năm) đến cuối kỳ, nợ phải trả chiếm 87,95% giảm 8,74%, còn nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 12,05% tăng 8,74% về số tương đối, về số tuyệt đối là 2.527.734.897 đồng. Trong đó, nguồn vốn kinh doanh tăng 2.381.152.816 đồng (8,45%). Điều này cho thấy khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp ngày càng tăng tuy nhiên cũng nhận thấy rằng nguồn vốn chủ sở hữu rất nhỏ 3,31%, vậy khả năng tự bảo đảm trang trải tài sản bằng vốn là rất thấp và đến cuối kỳ mức độ này cũng chỉ là 12,15%. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng, các khoản nợ phải trả giảm xuống, trong đó người mua trả tiền trước đầu năm là 147.844.864.710 đồng, chiếm 91,67%, đến cuối kỳ chỉ chiếm có 57,13% giảm 34,54%. B (Nguồn vốn) Tỷ suất tự tài trợ = ----------------------- x 100 ồ Nguồn vốn Tỷ suất tự tài trợ đầu năm là 3,31%, cuối kỳ là 12,05% thể hiện tình hình tài chính có khả quan. 1.3. Đánh giá tình hình lợi nhuận của công ty: Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Nó phản ánh đầy đủ các mặt số lượng và chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, phản ánh kết quả sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp và gần như phản ánh doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không. Vì vậy, lợi nhuận giữ một vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vì trong điều kiện hạch toán trong cơ chế thị trường doanh nghiệp có tồn tại hay không thì điều kiện tiên quyết là doanh nghiệp có tạo được lợi nhuận hay không. Lợi nhuận là một đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động và các đơn vị trong công ty ra sức mở rộng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Sau đây là một số chỉ tiêu đánh giá tình hình lợi nhuận của công ty năm 2000 - 2001 Bảng 4: Tình hình lợi nhuận của công ty năm 2000 -2001 Các chỉ tiêu Đơn vị Thực hiện Chênh lệch năm 2000-2001 2000 2001 Tuyệt đối % 1.Tổnglợi nhuận ròng Đồng 320.564.746 345.538.605 24.973.859 107,8 2. Tỷ suất LN/vốn KD % 6,1 4,53 -1,57 74,3 3. LN/1000đ giá vốn 1.000đ 3.88 3,41 -0,74 87,89 4. LN/ 1 CBCNV Tr.đ 2,67 1,73 -0,94 64,8 5. LN/1000đ CPLT 1.000đ 42,32 42,32 0 0 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2000 - 2001. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều hướng vào mục đích cuối cùng là lợi nhuận, lãi suất càng cao chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, mở rộng và phát triển, nó là điều kiện sống còn đối với mọi doanh nghiệp. Năm 2001 công ty đạt mức lợi nhuận ròng là 345.538.605 đồng, tăng 24.973.859 đồng so với năm 2000 và đạt tới 107,8% về mức tăng tương đối. Sau đây ta xem xét từng chỉ tiêu: Tỷ suất lợi nhuận/vốn kinh doanh của công ty. Ta thấy tỷ suất này của công ty năm 2001 giảm so với năm 2000 là 25,7%. Nếu năm 2000 bỏ ra 1000 đồng vốn thì thu được 6,1 đồng lợi nhuận, trong đó năm 2001 cứ bỏ ra 1000 đồng vốn mới thu được là 4,53 đồng lợi nhuận. Điều này cho thấy công ty sử dụng đồng vốn ít có hiệu quả hơn trong năm 2001. Lợi nhuận/1000 đồng giá vốn: Tốc độ tăng của giá vốn năm 2001 so với năm 2000 là 22,54%, trong khi đó tốc độ tăng của lợi nhuận chỉ là 7,8%. Do đó mà chỉ tiêu lợi nhuận/1000 đồng giá vốn giảm là 12,11% về tương đối và 0,47 đồng về tuyệt đối. Lợi nhuận/1CBCNV: Lao động là một yếu tố quan trọng trong bất cứ một doanh nghiệp nào. Nên việc sử dụng lao động có ảnh hưởng quyết định đến kết quả kinh doanh của công ty. Do vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động là một biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh. Năm 2000 số nhân viên của công ty là 120 người, sang năm 2001 số nhân viên là 200 tăng 80 người (66,6%) trong khi đó lợi nhuận tăng 24.973.859 đồng. Kết quả là chỉ tiêu LN/1CBCNV giảm 35,2% (0,94 triệu đồng). Điều này cho thấy công ty giải quyết công ăn việc làm cho xã hội là 80 người nhưng lợi nhuận thu được lại tăng chậm. Lợi nhuận/1.000 đồng CP lưu thông. Chỉ tiêu này phản ánh chung thực hiệu quả kinh doanh. Năm 2001 lợi nhuận tăng 7,8% so với năm 2000, trong đó chi phí lưu thông tăng là 591.858.268 đồng (12,56). Kết quả là chỉ tiêu lợi nhuận/1000 đồng chi phí lưu thông không thay đổi. Tức là cứ bỏ ra 1000 đồng chi phí lưu thông thì thu được 42,32 đồng lợi nhuận trong cả hai năm 1999 và 2000. Tuy nhiên, nếu công ty quản lý chi phí lưu thông tốt hơn thì hiệu quả kinh doanh sẽ cao hơn, chi phí lưu thông càng giảm thì hiệu quả kinh doanh càng cao. Đồng thời công ty cũng phải nỗ lực hơn nữa để tăng mức lợi nhuận lên cao hơn trong những năm tới. 1.4. Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty. Hiệu quả xuất nhập khẩu được coi là quan trọng nhất quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Trong những năm qua kết quả kinh doanh của công ty như sau Bảng 5: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty EMi.Co STT Các chỉ tiêu Đơn vị Thực hiện 1999 2000 2001 1. Tổng doanh thu đồng 86.729.714.485 91.081.005.376 111.601.167.927 2. Giá vốn hàng bán đồng 78.328.444.594 82.552.768.376 101.165.968.185 3. Doanh thu thuần đồng 85.688.257.287 90.660.086.760 109.595.060.380 4. Lãi gộp Tỷ lệ lãi đồng % 8.401.269.891 9,68 8.528.237.000 9,36 10.435.119.742 9,35 5. Chi phí lưu thông Tỷ suất phí đồng % 6.917.751.540 7,97 7.573.436.193 8,31 8.165.294.461 7,32 6. Lợi nhuận ròng Tỷ lệ lãi 243.133.635 0,28 320.564.746 0,35 345.538.605 0,31 7. Thuế doanh thu đồng 1.041.457.198 10140.918.616 2.006.107.547 8. Vốn kinh doanh bình quân Tr. đồng 5.608,5 5.085 6.442,5 9. Tốc độ chu chuyển của vốn kinh doanh Vòng Ngày 15,27 23,57 17,28 20,2 17,01 21,16 10. Thu nhập bình quân Ngàn đ 1.100 1.300 1.340 S TT Các chỉ tiêu Đ.vị So sánh 2000/1999 So sánh 2001/2000 Tiền % Tiền % 1. Tổng doanh thu đồng 4.351.290.891 105 20.520.162.551 122,5 2. Giá vốn hàng bán đồng 4.224.323.782 105,4 18.613.809 122,54 3. Doanh thu thuần đồng 4.971.829.473 105,8 18.934.973.620 120,88 4. Lãi gộp Tỷ lệ lãi đồng 126.967.109 101,5 1.906962.742 122,36 5. Chi phí lưu thông Tỷ suất phí đồng % 655.684.653 109,5 591.858.268 107,8 6. Lợi nhuận ròng Tỷ lệ lãi 77.431.111 131,8 24.973.859 107,8 7. Thuế doanh thu đồng 107,8 8. Vốn kinh doanh bình quân tr. đồng -523,5 90,67 1.357,5 126,69 9. Tốc độ chu chuyển của vốn kinh doanh Vòng Ngày 10. Thu nhập bình quân Ngàn đ 200 118.2 40 103 Nguồn: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 1999 - 2001 Qua bảng số liệu cụ thể trên, ta thấy: Công ty EMi.Co là một công ty xuất nhập khẩu có quy mô vừa. Năm 1999 đã thực hiện được tổng doanh thu 86.729.714.485 đồng. Với mức doanh thu như vậy sau khi trừ đi tất cả các chi phí và nộp thuế 1.041.457.198 đồng thì lợi nhuận thu được là 243.133.635 đồng. Năm 2000, tổng doanh thu của công ty tăng 5%, giá vốn hàng bán tăng 5,4%, doanh thu thuần tăng 5,8% nhưng lãi gộp lại tăng chậm, tỉ lệ lãi gộp giảm từ 9,68% xuống còn 9,36% trong đó chi phí lưu thông tăng rất nhanh 9,5%. Tuy nhiên lợi nhuận ròng của công ty tăng 31,8 % và với mức tăng tỷ lệ lãi ròng từ 0,28% lên 0,35%. Điều này cho thấy mặc dù chi phí tăng nhưng lợi nhuận ròng thu được của công ty vẫn tăng. Và tốc độ vòng quay của vốn kinh doanh rút ngắn từ 23,57 xuống còn 20,2 ngày. Về nộp Ngân sách Nhà nước, năm 1998 công ty nộp thuế doanh thu là 1.041.457.198 đồng sang năm 1999 tăng 99.461.418 đồng (9,55%) điều này cũng dễ hiểu vì tổng doanh thu của công ty tăng lên. Sang năm 2001 định mức vốn kinh doanh bình quân của công ty tăng 26,69% so với năm 2000 nhưng tổng doanh thu lại tăng chậm hơn 22,5%, giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn doanh thu 22,54%, kết quả là lãi gộp tăng chậm hơn doanh thu 22,36%, tỉ lệ lãi gộp giảm từ 9,36% năm 2000 xuống 9,35% năm 2001. Mặc dù chi phí lưu thông tăng 7,8% nhưng tỉ suất phí lưu thông lại giảm từ 8,31% năm 2000 xuống còn 7,32% năm 2001. Về lợi nhuận ròng năm 2001, lợi nhuận vẫn tăng nhưng tăng chậm 7,8%, trong khi đó năm 2000 tăng 31,8%; điều này cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh giảm xuống , tỉ lệ lãi ròng giảm từ 0,35% năm 2001 xuống còn 0,31% năm 2001. Và tốc độ vòng quay của vốn kinh doanh cũng tăng lên từ 20,2 ngày lên 21,16 ngày vào năm 2001. Hiệu quả của việc huy động vốn đã giảm làm cho lợi nhuận tăng chậm, trong đó doanh thu tăng rất nhanh. Với biến động như vậy, công ty cần phải có nhiều cố gắng hơn nữa trong thời gian tới để đạt được mức lợi nhuận cao mà chi phí phải giảm xuống. Tóm lại, qua sự đánh giá trên ta thấy tình hình của công ty có nhiều biến động, năm 2000 tăng về doanh thu lợi nhuận so với năm 1999, so với năm 2001 vẫn tăng nhưng tăng chậm mà chi phí cấu thành giá vốn lại tăng nhanh làm cho tỉ lệ lợi nhuận ròng tăng chậm. Điều này cho thấy công ty phải tìm ra giải pháp cho bản thân mình để vượt ra tình trạng này, nếu không sang năm 2002 sẽ có nhiều vấn đề mới nảy sinh làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty. 1.5. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Hiệu quả chung về sử dụng vốn lưu động được phản ánh qua các chỉ tiêu như sức sản xuất, sức sinh lợi của vốn lưu động. Tổng doanh thu thuần 109.595.060.380 Sức sản xuất của =-------------------------------- = ----------------------- = 26,54 vốn lưu động Vốn lưu động bình quân 4.129.302.500 Điều này cho biết cứ 1 đồng vốn lưu động đem lại 26,54 đồng doanh thu thuần. Lợi nhuận thuần 263.797.734 Sức sinh lợi của vốn = -------------------------------- = ------------------- = 0,06 Vốn lưu động bình quân 4.129.302.500 Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng vốn lưu động đem lại 0,06 đồng lợi nhuận. Nói cách khác sức sinh lợi của vốn đạt 6%/ năm. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Vốn lưu động bình quân Số vòng quay, sức sản xuất = -------------------------------- = 26,54 vòng của vốn lưu động Tổng doanh thu thuần Trong năm 2001, tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty đạt 26,54 vòng, điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động đạt mức cao. Thời gian của 1 vòng luân chuyển là 13,56 ngày (360 ngày/ 26,54 vòng) chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn lưu động là lớn. Với kết quả này thì hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động là thấp 0,04 (4.129.302.500/109.595.380) cho thấy để có được 1 đồng luân chuyển thì chỉ cần 0,04 đồng vốn lưu động. 1.6. Đánh giá các mặt hoạt động khác. * Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty luôn chấp hành nghiêm chỉnh các nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước, cùng với sự tăng lên của doanh thu các khoản nộp Ngân sách Nhà nước của công ty ngày càng tăng lên. Năm 1999, công ty đã nộp cho Nhà nước 2.616.017.309 đồng, trong đó thuế doanh thu là 760.000.000 đồng, thuế nhập khẩu 1.456.266.299 đồng, thuế lợi tức 60.000.000 đồng... Năm 2000, mức nộp ngân sách Nhà nước của công ty tăng lên 8.090.788.374 đồng với mức thuế doanh thu 1.388.755.914 đồng, thuế nhập khẩu 6.057.275.948 đồng, thuế lợi tức 229.732.120 đồng, bảo hiểm xã hội 50.105.532 đồng. Năm 2001, công ty nộp cho Nhà nước 8.191.677.374 đồng với thuế doanh thu là 1.688.735.918 đồng, bảo hiểm xã hội 78.270.210 đồng... Do mặt hàng nhập khẩu không thay đổi mấy mà công ty lại chủ yếu nhập khẩu các thiết bị chuyên ngành phát thanh truyền hình cho nên thuế nhập khẩu những mặt hàng này ngày càng tăng vì doanh thu nhập khẩu cũng tăng qua các năm. * Tình hình thực hiện chính sách đối với người lao động. Đánh giá việc thực hiện chế độ chính sách đối cho người lao động đối với một doanh nghiệp Nhà nước như công ty EMi.Co thì việc thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ chính sách xã hội đối với người lao động là một quy định bắt buộc. Công ty luôn thực hiện công việc này một cách đầy đủ, cụ thể là: Duy trì chế độ nâng lương đúng kỳ hạn, thực hiện đầy đủ chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Thu nhập bình quân của một cán bộ công nhân viên tăng qua các năm: Năm 1999 thu nhập bình quân là 1.100.000 đồng, năm 2000 là 1.300.000 đồng, năm 2001 là 1.340.000 đồng. Điều này thể hiện công ty cũng cố gắng nâng cao thu nhập cho công nhân viên tạo cho họ mức sống đầy đủ để họ chuyên tâm với công việc được giao. Bên cạnh đó công ty cũng thường xuyên tham gia hoạt động công ích, hoạt động xã hội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0488.doc
Tài liệu liên quan