Phân tích thực trạng lao động việc làm trong các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM 1

A_ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1

I_Dân số và lao động 1

1.Một số khái niệm về dân số 1

1.1. Dân số 1

1.2. Dân số hoạt động kinh tế 2

1.3. Dân số không hoạt động kinh tế 2

2. Lao động 3

2.1. Lực lượng lao động 3

2.2. Nguồn lao động 4

II.Việc làm 5

1. Khái niệm 5

2.Khái niệm người có việc làm 6

III.Thất nghiệp 9

1.Khái niệm 9

2.Người thất nghiệp 10

3. Các hình thức thất nghiệp 12

B. VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM 13

1. Đánh giá thị trường lao động ở Việt nam 13

2.1. Lựa chọn mô hình tăng trưởng , phát triển kinh tế có khả năng tạo công ăn việc làm 14

2.2. Tạo công việc làm ở đô thị 14

2.3. Tạo công ăn việc làm ở nông thôn. 15

2.4. Tạo công việc làm từ nước ngoài 16

CHƯƠNG II : VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VIỆC LÀM VIỆT NAM 18

I. ĐIỀU TRA THỐNG KÊ 18

1. Khái niệm điều tra thống kê 18

2.Các loại điều tra thống kê 18

3.Các phương pháp điều tra thống kê 20

II. SỐ TUYỆT ĐỐI, SỐ TƯƠNG ĐỐI , SỐ BÌNH QUÂN 21

1. Số tuyệt đối. 21

2. Số tương đối 23

3. Số bình quân 27

III. PHƯƠNG PHÁP ĐỒ THỊ 30

IV. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TỔ 31

1. Khái niệm phân tổ thống kê. 31

2. Tiêu thức phân tổ 31

3. Các loại phân tổ thống kê 33

V. MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH LAO ĐỘNG VIỆC LÀM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 34

1. Xác định số lượng lao động 34

2. Xác định cơ cấu lao động. 35

3. Số việc làm 38

4. Tỷ lệ có việc làm 38

5. Các chỉ tiêu về các biện pháp đảm bảo việc làm cho người lao động. 38

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VIỆC LÀM TRONG CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI. 39

I. GIỚI THIỆU VỀ CUỘC ĐIỀU TRA 39

1. Mục đích điều tra. 39

2. Đối tượng điều tra. 39

3. Mẫu điều tra thực tế. 40

4. Nội dung điều tra 40

5. Phương pháp điều tra. 41

II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VIỆC LÀM TRONG CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH KHU VỰC CHÍNH THỨC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 42

1.Đánh giá một số chỉ tiêu về doanh thu, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của các cơ sở SXKD được điều tra tại Hà Nội. 42

1.1) Xét chỉ tiêu doanh thu 42

1.2) Xét chỉ tiêu doanh thu từ xuất khẩu. 45

1.3) Xét về cơ sở hạ tầng trong các CSSXKD. 47

2.Phân tích quy mô lao động trong các cơ sở được điều tra tại Hà Nội. 49

3.Phân tích quy mô lao động nữ trong các cơ sở SXKD được điều tra tại Hà Nội. 60

4. Phân tích chất lượng lao động trong các CSSXKD được điều tra trên địa bàn Hà Nội. 61

5. Đánh giá về thời gian làm việc của người lao động trong các cơ sở được điều tra trên địa bàn Hà Nội. 68

6. Đánh giá về thu nhập của người lao động trong các cơ sở được điều tra trên địa bàn Hà Nội. 70

KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 74

 

 

doc82 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1503 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích thực trạng lao động việc làm trong các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê, vì ta sẽ không thể tiến hành hệ thống hoá một cách khoa học các tài liệu điều tra, nếu không áp dụng phương pháp này. Tính chất phức tạp của hiện tượng nghiên cứu đòi hỏi phải tổng hợp theo từng tổ, từng bộ phận. Cho nên khi tổng hợp thống kê, trước hết người ta phải sắp xếp các đơn vị vào từng tổ, từng bộ phận, tính toán các đặc điểm của mỗi tổ hoặc bộ phận, rồi sau đó mới tính các đặc điểm chung của cả tổng thể. Các phương pháp phân tích thống kê khác như: phương pháp số tương đối, phương pháp số bình quân, phương pháp chỉ số, phương pháp bảng cân đối thường cũng phải dựa trên các kết quả của phân tổ thống kê. Tiêu thức phân tổ Tiêu thức phân tổ là tiêu thức được chọn làm căn cứ để tiến hành phân tổ thống kê. Việc lựa chọn tiêu thức phân tổ thống kê phải căn cứ vào: - Phải dựa trên cơ sở phân tích lý luận một cách sâu sắc để chọn ra tiêu thức bản chất nhất, phù hợp với mục đích nghiên cứu. - Phải căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể của hiện tượng nghiên cứu để chọn ra tiêu thức phân tổ thích hợp. - Phải tuỳ theo mục đích nghiên cứu và điều kiện tài liệu thực tế mà quyết định phân tổ hiện tượng theo một hay nhiều tiêu thức. Số tổ cần thiết và khoảng cách tổ Khi phân tổ theo tiêu thức thuộc tính (tiêu thức không có biểu hiện cụ thể bằng con số): Trường hợp đơn giản: số biểu hiện của tiêu thức không nhiều , mỗi biểu hiện hình thành một tổ. Trường hợp phức tạp: số biểu hiện của tiêu thức nhiều, không nhất thiết là mỗi loại hình hình thành một tổ mà tuỳ thuộc vào các điều kiện yêu cầu khác nhau. Khi phân tổ theo tiêu thức số lượng: phải tuỳ theo số lượng của các lượng biến nhiều hay ít mà quyết định theo các phân tổ khác nhau. Đối với những trường hợp đơn giảnthì mỗi lượng biến có thể hình thành lên một tổ nhưng đối với những trường hợp phức tạp thì phải căn cứ vào mối quan hệ lượng chất xem lượng biến tích luỹ đến một mức độ nào đó thì chất thay đổi và làm nảy sinh một tổ mới. Như vậy, mỗi tổ bao gồm một phạm vi lượng biến với hai giới hạn: - Giới hạn dưới: Lượng biến nhỏ nhất để hình thành tổ đó - Giới hạn trên: Lượng biến lớn nhất để hình thành tổ đó mà nếu quá nó thì chất đổi và hình thành tổ mới. Chênh lệch giữa giới hạn trên và giới hạn dưới gọi là khoảng cách tổ. Khoảng cách tổ không nhất thiết phải bằng nhau. Trường hợp khoảng cách tổ đều nhau thì trị số khoảng cách tổ được xác định như sau: h = (xmax – xmin)/n , trong đó: xmax, xmin , n lần lượt là lượng biến lớn nhất, lượng biến nhỏ nhất và số tổ định chia. Sơ đồ 2.4: Tiêu thức phân tổ và phân loại phân tổ trong thống kê Tiêu thức phân tổ Tiêu thức thuộc tính Tiêu thức số lượng Giới hạn trên Giới hạn dưới Khoảng cách tổ Bằng nhau Không bằng nhau Phân loại phân tổ Theo hình thức Theo tính chất Phân tổ giản đơn Phân tổ theo nhiều tiêu thức Phân tổ phân loại Phân tổ kết cấu Phân tổ liên hệ Phân tổ kết hợp Phân tổ nhiều chiều Phân tổ thống kê Các loại phân tổ thống kê ü Căn cứ vào hình thức phân loại : Phân tổ giản đơn: Căn cứ vào một tiêu thức để tiến hành phân tổ Phân tổ theo nhiều tiêu thức: @ Phân tổ kết hợp: Phân tổ lần lượt theo từng tiêu thức một, sắp xếp các tiêu thức phân tổ sao cho phù hợp với mục đích nghiên cứu. @ Phân tổ nhiều chiều: Là cung một lúc phân tổ theo nhiều tiêu thức. ü Căn cứ vào tính chất phân loại: Phân tổ phân loại: thực hiện nhiệm vụ phân chia các loại hình kinh tế xã hội của hiện tượng nghiên cứu. Hiện tượng kinh tế xã hội bao gồm nhiều đơn vị thuộc các loại hình rất khác nhau. Trong các loại hình kinh tế xã hội cần chú trọng các thành phần kinh tế và các thành phần giai cấp vì sự thay đổi của các thành phần này phản ánh rất rõ sự thay đổi của kinh tế, xã hội. Phân tổ kết cấu: thực hiện nhiệm vụ biểu hiện kết cấu của hiện tượng nghiên cứu. Phân tổ kết cấu nhằm mục đích nêu lên bản chất của hiện tượngtrong điều kiện nhất định và để nghiên cứu xu hướng phát triển của hiện tượng qua thời gian. Phân tổ liên hệ: được dùng để biểu hiện mối liên hệ giữa các tiêu thức. Tìm hiểu tính chất và trình độ của mối liên hệ giữa các hiện tượng nói chung và các tiêu thức nói riêng. V. MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH LAO ĐỘNG VIỆC LÀM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Xác định số lượng lao động Số lao động của doanh nghiệp gồm những người thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp được doanh nghiệp tiếp nhận quản lý và trả thù lao lao động. _Để biểu hiện số lao động của một doanh nghiệp trong kỳ và tính toán các chỉ tiêu khác như NSLĐ cần tính số lao động bình quân của doanh nghiệp theo thời gian hoạt động. _Để tính số lao động của một nhóm doanh nghiệp hay ngành, cần tính số lao động bình quân theo thời gian dương lịch. Số lượng lao động làm việc thực tế: là số lao động có mặt và thực tế có làm việc trong thời điểm hay thời kỳ nghiên cứu. Xác định cơ cấu lao động. ü Theo độ tuổi: Tỷ trọng lao động ở từng độ tuổi hoặc nhóm tuổi so với tổng số lao đổngong doanh nghiệp. Trong nghiên cứu thường kết hợp hai tiêu thức cơ cấu lao động theo giới tính và tuổi. ü Theo giới tính: Tỷ trọng của lao động năm, nữ so với tổng số lao động trong doanh nghiệp. Cơ cấu lao độngtheo giới tính cho phép đánh giá nguồn nhân lực trên góc độ: phân công lao động, bố trí lao động, đào tạo và phát triển nhân lực phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, sức khoẻ, năng lực và sở trường của từng người. ü Theo chức năng: biểu hiện theo sơ đồ sau: Sơ đồ 2.5: Cơ cấu lao động theo chức năng trong các cơ sở sản xuất Cơ cấu lao động theo chức năng Trong các đơn vị SXVC Trong các đơn vị SXDV Lao động trực tiếp Lao động gián tiếp Lao động trực tiếp Lao động gián tiếp Công nhân Học nghề Nhân viên quản lý hành chính Nhân viên quản lý kinh tế Nhân viên quản lý chuyên môn Nhân viên chuyên môn, nghiệp vụ ü Theo dân tộc: được dùng để nghiên cứu đánh giá việc thực hiện các chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước. ü Theo vùng, địa phương: cho phép đánh giá quá trình phân bổ và phân bố lại nguồn nhân lực theo vùng, địa jphương, đào tạo và bố trí lao động cho phù hợp với yêu cầu nhân lực của từng vùng. ü Theo mức độ huy động: cho phép xác định tỷ lệ thất nghiệp ü Theo tính chất ổn định của công việc, lao động có việc làm được chia thành những người có việc làm thường xuyên và những người có việc làm tạm thơì. ü Theo lĩnh vực sử dụng lao động: số lao động được chia thành lao động làm việc trong các ngành sản xuất vật chất hay sản xuất dịch vụ, những người làm việc trong khu vực quốc doanh , những người làm việc ngoài khu vực quốc doanh và những người học tập thoát ly sản xuất. ü Theo ngành kinh tế: cho phép nghiên cứu cơ cấu, quá trình phân phối và sử dụng lao độngtheo từng ngành kinh tế và toàn bộ nền kinh tế quốc dân, cho phép nghiên cứu biến động của cơ cấu đó qua từng thời kỳ. ü Theo nghề: là một trong những chỉ tiêu chất lượng quan trọng nghiên cứu nguồn lao động, cho phép nghiên cứu xu hướng biến đổi cơ cấu nghề, cơ cấu giữa lao động trí óc và lao động chân tay trong nền kinh tế quốc dân, giúp đánh giá khả năng và nhu cầu đào tạo, làm cơ sở lập kế hoạch đào tạo, đào tạo lại và nâng cao trình độ cho người lao động. ü Theo trình độ chuyên môn kỹ thuật (bằng cấp đào tạo), lành nghề : Có sự khác nhau giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Đối với công nhân: Cơ cấu lao động theo trình độ lành nghề được xem xét theo số lượngvà tỷ trọng lao động của từng bậc (1, 2, 3, n ) trong tổng số công nhân sản xuất. Đối với lao động quản lý gián tiếp: Cơ cấu trình độ chuyên môn được phân chia theo các tiêu thức: _Không qua đào tạo _Sơ cấp _Trung cấp _Cao đẳng _Đại học _Trên đại học ü Theo thâm niên: Có thể nghiên cứu thâm niên của người lao động theo hai tiêu thức khác nhau. Một là, thâm niên công tác phản ánh số năm đã tham gia vào quá trình sản xuất sản xuất xã hội có thể ở nhiều doanh nghiệp, hoặc nhiều nghề khác nhau. Hai là, thâm niên nghề phản ánh kinh nghiệm làm việc thuộc một nghề nào đó trong doanh nghiệp của người lao động. ü Theo trình độ văn hoá: đánh giá năng lực lao động của doanh nghiệp, được phân loại theo các trình độ: + Không biết chữ + Chưa tốt nghiệp tiểu học + Tốt nghiệp tiểu học + Tốt nghiệp trung học cơ sở + Tốt nghiệp phổ thông trung học. Dựa vào cách phân loại trên, tính tỷ trọng lao động từng loại trong tổng số lao động của doanh nghiệp. ü Một số chỉ tiêu phản ánh chất lượng lao động trong doanh nghiệp trên cơ sở kết hợp phân tích: (trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, lành nghê, nghề, theo thành phần kinh tế, lĩnh vực hoạt động, giới tính, v. v .) và một số chỉ tiêu khác có liên quan. Số việc làm ü Khi thực hiện chế độ lao động một ca, số việc làm (V) bằng đúng số chỗ làm việc mà đơn vị có (C). ü Khi thực hiện chế độ làm việc nhiều ca (K), số việc làm được xác định thoe công thức: V = å KiCi. ü Thông thường, mỗi người chỉ làm việc một ca, vì vậy, trong trường hợp huy động tối đa nguồn nhân lực và chỗ việc làm, số việc làm đúng bằng số lao động của các doanh nghiệp. Tỷ lệ có việc làm Tỷ lệ nguồn lao động đang làm việc hay có việc làm (còn gọi là tỷ lệ huy động nguồn lao động) được tính như sau: HHĐ = Số LĐ làm việc thực tế / Tổng số lao động Các chỉ tiêu về các biện pháp đảm bảo việc làm cho người lao động. ü Mạng lưới trung tâm giới thiệu việc làm ü Mạng lưới đào tạo nghề cho lao động ü Số lao động cần và đã được đào tạo lại do: + Khách quan: thay đổi nội dung lao động, do tiến bộ kỹ thuật .v.. + Chủ quan: thây đổi tâm, sinh lý của người lao độngv.v. ü Kết quả đào tạo nghề kế cận (bên cạnh nghề chính) cho người lao động CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VIỆC LÀM TRONG CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI. I. GIỚI THIỆU VỀ CUỘC ĐIỀU TRA 1. Mục đích điều tra. Cuộc điều tra về lao động và việc làm trong các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn Hà Nội là một phần trong dự án điều tra về thông tin thị trường lao động tiến hành trên phạm vi 13 tỉnh thành phố, nhằm mục tiêu cung cấp cho các trường trọng điểm của dự án “giáo dục kỹ thuật dạy nghề” các thông tin về thị trường lao động và về học sinh học nghề. Các thông tin này sẽ làm cơ sở cho việc xây dựng chương trình, xây dựng kế hoạch đào tạo cả về số lượng và chất lượng, trang thiết bị cho giảng dạyTuy nhiên, mục tiêu cuối cùng là để hình thành một hệ thống thông tin thị trường lao động cho toàn bộ hệ thống dạy nghề. Đối tượng điều tra. Căn cứ vào mục đích điều tra, đối tượng điều tra được phân thành hai nhóm như sau: ü Nhóm 1: Các cơ sở sản xuất kinh doanh (CSSXKD) thuộc cả khu vực chính thức (KVCT) và không chính thức (KVKCT) .Trong đó: Khu vực kinh tế chính thức: bao gồm các tổ chức kinh doanh lớn như ngân hàng, công ty, bảo hiểm, nhà máy... Những người lao động luôn chờ đón cơ hội được làm việc ở những cơ sở này. Khu vực kinh tế không chính thức: là những cửa hàng và cơ sở kinh doanh bên lề đường đã sản xuất và buôn bán nhiều loại hàng hoá và dịch vụ mà đôi khi cạnh tranh được với cả các cơ sở kinh doanh lớn. ü Nhóm 2: Những người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đang làm việc tại cơ sở SXKD từ 1 năm trở lên thọc các cấp trình độ như: - Công nhân kỹ thuật không bằng (CNKTKB) / chứng chỉ: C - Công nhân kỹ thuật có bằng (CNKTCB) / chứng chỉ: D - Trung cấp: E - Cao đẳng: F Đây là những đối tượng có triển vọng tham gia các khoá học nghề. ü Số lượng lao động được phỏng vấn trực tiếp tại các CSSXKD được quy định theo quy mô lao động của cơ sở. Cụ thể: - Các cơ sở SXKD có dưới 100 lao động: điều tra 5 người. - Các cơ sở SXKD có từ 100 đến 200 lao động: điều tra 10 người. - Các cơ sở SXKD có trên 200 lao động: điều tra 15 người. - Các cơ sở SXKD thuộc khu vực không chính thức: điều tra 1 người. 3. Mẫu điều tra thực tế. ü Số mẫu CSSXKD được điều tra thực tế: 133 ü Số người lao động có chuyên môn kỹ thuật được phỏng vấn: 796 người. @ Khu vực chính thức: 103 cơ sở với 766 người lao động. @ Khu vực không chính thức: 30 cơ sở với 30 người lao động. 4. Nội dung điều tra Nội dung điều tra được thiết kế theo 2 nhóm đối tượng là các CSSXKD và người lao động phân theo hai khu vực chính thức và không chính thức cụ thể như sau: - Phiếu điều tra các cơ sở sản xuất kinh doanh khu vực chính thức - Phiếu điều tra các cơ sở sản xuất kinh doanh khu vực không chính thức - Phiếu điều tra người lao động thuộc CSSXKD khu vực chính thức - Phiếu điều tra người lao động thuộc CSSXKD khu vực không chính thức Đối với phiếu điều tra các cơ sở sản xuất kinh doanh, cho phép khai thác các thông tin về tên, loại hình sở hữu của cơ sở, lĩnh vực hoạt động chủ yếu của cơ sở , doanh thu, tỷ lệ doanh thu từ xuất khẩu , số lao động làm việc trong cơ sở Đối với phiếu điều tra người lao động cho phép khai thác các thông tin về tuổi, giới tính, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, hình thức hợp đồng lao động, thu nhập bình quân.. của người lao động. 5. Phương pháp điều tra. Đối với phiếu điều tra cơ sở: Với số lượng 103 CSSXKD chính thức, các điều tra viên đã đến cơ sở gặp trực tiếp ban lãnh đạo hoặc người được ban lãnh đạo uỷ quyền để xác định lịch phỏng vấn người sử dụng lao động, xác định số lượng lao động sẽ phỏng vấn trực tiếp tại cơ sở. Sau cuộc tiếp đầu tiên với cơ sở, các điều tra viên đã gởi lại phiếu điều tra cơ sở để các cơ sở bổ sung các thông tin mà người sử dụng lao động chưa cung cấp hết và đặt lịch quay lại kiểm tra thông tin, phỏng vấn thêm các thông tin còn thiếu. Khu vực KCT được lựa chọn 30 cơ sở tại các quận, huyện.. Đoàn khảo sát đã làm việc với Sở Lao động thương binh và xã hội Hà Nội để chọn địa bàn quận huyện đượcđiều tra. Sau khi chọn được quận, huyện, doàn khảo sát tiếp tục chọn phường và xác định số lượng cơ sở cần khảo sát ở mỗi phường. Đối với phiếu điều tra người lao động: Sau khi đặt lịch với các cơ sở, các điều tra viên yêu cầu các cơ sở cung cấp danh sách những người lao động có trình độ theo ký hiệu: C, D, E, F, lập danh sách người lao động được phỏng vấn theo phương pháp chọn ngẫu nhiên và thời gian tham gia phỏng vấn. II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VIỆC LÀM TRONG CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH KHU VỰC CHÍNH THỨC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 1.Đánh giá một số chỉ tiêu về doanh thu, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của các cơ sở SXKD được điều tra tại Hà Nội. 1.1) Xét chỉ tiêu doanh thu Quan sát xu hướng phát triển của các cơ sở sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu doanh thu, kết quả điều tra 103 cơ sở khu vực chính thức cho thấy có khoảng 3/4 số tăng doanh thu so với năm trước đó. Chỉ có khoảng 21 % số cơ sở thuộc khu vực chính thức bị giảm doanh thu. Điều này cho thấy phần lớn các cơ sở sản xuất kinh doanh đang hoạt động có hiệu quả. Như vậy trong các năm tới, xu thế sẽ có nhiều doanh nghiệp tập trung vào việc nâng cao nội lực bằng cách xúc tiến các công việc như: mở rộng quy mô sản xuất, đưa ra sản phẩm mới, mở rộng thị trường trong nước hoặc tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới. Do đó, cùng với số doanh nghiệp mới được thành lập thì các doanh nghiệp này sẽ là tiềm năng để tạo thêm chỗ làm việc mới. Biểu 3.1: Cơ cấu các cơ sở được khảo sát phân theo tình hình tăng giảm doanh thu qua các năm và lĩnh vực hoạt động, khu vực kinh tế. Đơn vị: % Công nghiệp Xây dựng Thương mại Dịch vụ KT CT 1. Năm 2007 so với 2006 - Không đổi 0 0 8.0 13.3 5.9 - Giảm 14.3 14.3 16.0 40.0 20.6 - Tăng 85.7 85.7 76.0 46.7 73.5 2. Năm 2006 so với 2005 - Không đổi 3.6 0 2.9 5.6 3.4 - Giảm 17.8 22.2 26.5 16.6 21.3 - Tăng 78.6 77.8 70.6 77.8 75.3 Nguồn: Số liệu phiếu CSSXKD. a)Phân tích biến động về doanh thu qua các năm 2005-2007 phân theo lĩnh vực hoạt động. So sánh tốc độ phát triển về doanh thu qua các năm 2006 và 2007 qua các năm một cách chi tiết hơn cho 4 lĩnh vực hoạt động chính của nền kinh tế là : công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, ta thấy có một sự phát triển rõ rệt của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dịch vụ. Trong khi năm 2007 có tới 40% cơ sở bị giảm doanh thu thì năm 2008 chỉ còn 16 %. Lĩnh vực này sẽ còn tiếp tục phát triển mở rộng hơn trong các năm tới. Vì vậy, chiến lược phát triển ngành dịch vụ là một giải pháp cho việc sử dụng có hiệu quả nguồn lao động dư thừa Trong khi năm 2008 ngành dịch vụ đã có một sự đột phá lớn về sự phát triển thì ở các ngành khác, khả năng phát triển lại chững lại, đặc biệt là các cơ sở thuộc ngành thương mại (Biểu 3.1). Nguyên nhân lý giải điều này không chỉ là có một số cơ sở bị đào thải do không đứng vững trong cơ chế cạnh tranh mà còn được lý giải do sự chuẩn bị về mặt tiềm lực của các cơ sở, chẳng hạn đối với các cơ sở thuộc lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, giảm doanh thu có thể là do họ đang xúc tiến lắp đặt các thiết bị máy móc mới, áp dụng công nghệ sản xuất mới, còn đối với các cơ sở thuộc lĩnh vực thương mại thì có thể là đang tìm kiếm thị trường mới b)Phân tích biến động doanh thu qua các năm 2005 – 2007 phân theo hình thức sở hữu. Biểu 3.2: Xu hướng biến động về doanh thu qua các năm 2005-2007 phân theo hình thức sở hữu. HTSH Doanh thu (triệu đồng) Tốc độ phát triển về DT (%) 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 DNNN 510408 732852 607968 144 83 HTX 656 1504 2616 228 174 ĐTNN 309596 591955 610547 191 103 DNTN 411144 380138 430902 92 113 Chung 1231804 1706449 1652033 167 97 Nguồn: Số liệu phiếu CSSXKD. Qua số liệu điều tra cho thấy, trong 4 khu vực kinh tế là nhà nước, hợp tác xã, đầu tư nước ngoài và tư nhân thì chỉ có khu vực hợp tác xã và khu vực đầu tư nước ngoài là có tốc độ phát triển về doanh thu tăng đều qua các năm. Đáng chú ý nhất là các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài. Doanh thu của khu vực này chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng doanh thu của các khu vực kinh tế trên (chỉ sau khu vực nhà nước). Các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài với một tiềm lực tài chính vững mạnh và công nghệ hiện đại luôn thu hút những những người lao động có trình độ cao . Vì vậy, trong các năm tiếp theo, khả năng mở rộng sản xuất, cải tiến sản phẩm và đưa ra sản phẩm mới là rất lớn. Đối với khu vực nhà nước, trong khi năm 2006 có sự tăng mạnh về doanh thu ( tăng 44%) thì năm 2007 lại giảm đáng kể (giảm 17%). Xu hướng giảm này có thể còn tiếp tục trong các năm tới. Bởi vì hiện nay trong qúa trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nhà nước, do nhiều nguyên nhân khác nhau, một số doanh nghiệp tỏ ra hoạt động kém hiệu quả, thậm chí kinh doanh thua lỗ kéo dài, không còn thể hiện được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Trước tình hình đó, hiện nay đang diễn ra một loạt các hoạt động sát nhập doanh nghiệp nhà nước, chia, tách doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước Doanh thu của khu vực tư nhân tăng giảm không đều qua các năm (năm 2006 so với 2005 giảm 8% nhưng đến năm 2007 thì lại tăng13% so với năm 2006) phản ánh thực trạng phát triển không ổn định của khu vực này. Đây là khu vực mà hàng năm xuất hiện thêm rất nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh mới. Do đó, tình trạng tăng giảm doanh thu không ổn định sẽ còn tiếp tục trong các năm tới. 1.2) Xét chỉ tiêu doanh thu từ xuất khẩu. Chỉ tiêu doanh thu từ xuất khẩu là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh khả năng phát triển sản xuất kinh doanh của các cơ sở. Trong những năm gần đây, trước thực trạng hàng hoá nước ngoài thâm nhập ồ ạt vào Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam luôn phải đương đầu với bài toán làm thế nào để phát huy thế mạnh sản phẩm của mình không chỉ trong nước mà còn ra thị trường nước ngoài nhằm thu được lợi nhuận cao hơn. Nhìn vào tỷ lệ doanh thu từ xuất khẩu trong tổng số doanh thu của các cơ sở sản xuất kinh doanh (Biểu 3.3), ta thấy thật đáng ngạc nhiên khi tỷ lệ này không phải là nhỏ.Có thể thấy, trong các năm từ 2005 đến 2007, doanh thu từ xuất khẩu liên tục tăng, đặc biệt là năm 2005, các CSSXKD trên địa bàn Hà Nội đã khá thành công trong chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu. Theo lĩnh vực hoạt động, các cơ sở công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất, tương ứng trong các năm 2005, 2006, 2007 là 63.57%, 43%, 49.45%. Điều này rất dễ hiểu bởi từ trước đến nay, không chỉ ở riêng Hà Nội mà đối với cả nước, ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến luôn là ngành dẫn đầu về sản phẩm xuất khẩu. Song tỷ trọng này trong các năm tiếp theo có xu hướng giảm hoặc nếu tăng cũng không nhiều , nhường chỗ cho các lĩnh vực khác đang tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Biểu 3.3: Doanh thu từ xuất khẩu của các CSSXKD qua các năm 2005-2007. Năm DT từ XK (tr.đ) Tỷ lệ DT từ XK trong tổng doanh thu (%). 2005 554311 45 2006 579169 33.94 2007 703435 42.58 Nguồn:Số liệu phiếu CSSXKD. 1.3) Xét về cơ sở hạ tầng trong các CSSXKD. Cơ sở hạ tầng là điều kiện cần thiết cho sự phát triển ổn định của sản xuất kinh doanh, do vậy, cơ sở hạ tầng trong các doanh nghiệp cũng là một chỉ tiêu không thể thiếu trong việc đưa ra các chiến lược phát triển doanh nghiệp. Biểu 3.4: Cơ cấu nhà xưởng chính mà cơ sở đang sử dụng phân theo loại hình sở hữu và theo thời gian xây dựng. Đơn vị: % HTSH Chia theo các năm < 1 năm 1-2 năm 2-5 năm 5-10 năm > 10 năm DNNN 3.7 11.1 18.5 22.2 44.5 HTX 0 14.2 14.2 28.6 42.9 DNTN 2.5 24.30 30.7 20.5 21.8 ĐTNN 0 0 0 57.2 42.8 Nguồn: Số liệu phiếu CSSXKD Từ số liệu điều tra cho thấy, hầu hết nhà xưởng chính của các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc khu vực nhà nước, hợp tác xã, đầu tư nước ngoài được xây dựng từ những năm đầu của thập kỷ 90. Riêng đối với các cơ sở tư nhân (kể cả các công ty cổ phẩn)thì nhà xưởng được xây dựng chủ yếu từ 2 đến 5 năm trở lại đây. Đó là thời kỳ nhà nước Việt Nam có chính sách khuyến khích, mở rộng hoạt động của các thành phần kinh tế và và tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. Điều này chỉ ra xu hướng trong các năm tiếp theo, chi phí về đầu tư như: xây dựng nhà xưởng mới, sửa chữa cải tạo chỗ làm việc sẽ tăng đáng kể ở khu vực nhà nước, hợp tác xã và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. 1.4) Về trang thiết bị, máy móc trong các cơ sở. Để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, các cơ sở trước hết phải đảm bảo có máy móc tốt, công nghệ hiện đại phù hợp với yêu cầu chế tạo sản phẩm. Đối với các cơ sở SXKD ở Hà Nội, việc sử dụng máy móc thiết bị được thể hiện qua thời gian sử dụng theo biểu sau: Biểu3.5: Cơ cấu trang thiết bị, máy móc theo thời gian sử dụng của loại hình doanh nghiệp. Đơn vị:% HTSH Thời gian sử dụng < 1 năm 1-2 năm 2-5 năm 5-10 năm > 10 năm DNNN 5.49 6.16 41.6 28.17 13 HTX 0 0 32.5 7.5 60 ĐTNN 14.28 39.86 21.42 45.71 14.28 DNTN 46.82 4.28 36.51 14.47 2.97 Chung 5.39 30 36.22 18.72 7.7 Nguồn: Số liệu phiếu CSSXKD. Số liệu điều tra cho thấy, có 36.22% các trang thiết bị máy móc đã được các cơ sở đầu tư mới từ năm 2004 trở lại đây. Ở nước ta, đây là thời điểm bắt đầu của sự cạnh tranh gay gắt trên thương trường. Các cơ sở sản xuất kinh doanh muốn tồn tại thì phải có sản phẩm chiếm ưu thế và thế là hàng loạt các cơ sở đã thay thế máy móc cũ kỹ lạc hậu bằng các máy móc có công nghệ hiện đại hơn . Số trang thiết bị máy móc lắp đặt mới trong năm 2005-2006 chiếm 30% ở các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty tư nhân chứng tỏ đây là thời điểm các cơ sở này đang chuẩn bị nội lực để đẩy mạnh sản xuất trong các năm tới. Đây là hai khu vực có tiềm năng phát triển nhất. Trong khi các cơ sở thuốc khu vực đầu tư nước ngoài và tư nhân liên tục thay thế máy móc công nghệ hiện đaị hơn thì ở các cơ sở nhà nước, có tới 41.6% các trang thiết bị máy móc mới được trang bị trong vòng từ 2 –5 năm trở lại đây. Sản phẩm của khu vực nhà nước vì vậy mà thiếu tính cạnh tranh. Điều này càng giải thích vì sao doanh thu của khu vực nhà nước có xu hướng giảm (như đã phân tích). Khu vực hợp tác xã không có đầu tư mới trong khi các máy móc thiết bị đã được sử dụng trên 10 năm chiếm tới 60 %, đối với khu vực này có thể giải thích lý do là vì tính chất công việc ở khu vực này không phức tạp, không yêu cầu đòi hỏi các máy móc thiết bị có công nghệ cao. 2.Phân tích quy mô lao động trong các cơ sở được điều tra tại Hà Nội. Số lao động trong doanh nghiệp là những người thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp được doanh nghiệp tiếp nhận quản lý và trả thù lao lao động. Trên thị trường lao động có thể coi số lao động là nhu cầu lao động được thoả mãn. Trên cơ sở số lao động hiện có của doanh nghiệp và nhu cầu thực tế về lao động của doanh nghiệp, ta có thể xác định được số lao động dự kiến tuyển thêm của các doanh nghiệp. Đây là những thông tin cần thiết để xây dựng chiến lược đào tạo nghề . Trên địa bàn Hà Nội, 103 CSSXKD được điều tra theo quy mô có thể chia thành 5 nhóm chính như sau: - Cơ sở có dưới 10 lao động: 36 cơ sở chiếm 35% - Cơ sở có từ 10-20 lao động: 18 cơ sở chiếm 17.5% - Cơ sở có từ 20-50 lao động : 17 cơ sở chiếm 16.5% - Cơ sở có từ 50-100 lao động: 14 cơ sở chiếm 13.6% - Cơ sở có trên 100 lao động: 18 cơ sở chiếm 17.5%. Như vậy có thể thấy, đa số cơ sở được điều tra trên địa bàn Hà Nội đều là những cơ sở có quy mô nhỏ. Nếu tính số cơ sở có từ 50 lao động trở xuống thì tỷ lệ này chiếm tới 69%. Đây không phải do sự lựa chọn chủ quan của cơ quan điều tra mà phản ánh đúng thực trạng hiện nay không chỉ riêng trên địa bàn Hà Nội mà trên cả nước, đa số các cơ sở đều thuộc l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1947.doc
Tài liệu liên quan