Phân tích và đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty Sông Đà 2

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY SÔNG ĐÀ 2 VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 5

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Sông Đà 2 Trụ sở công ty Sông Đà 2 5

1.2. Bộ máy tổ chức của Công ty 6

1.2.1. Mô hình bộ máy tổ chức của Công ty Sông Đà 2: 6

1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý trong Công ty Sông Đà 2 7

1.3. Đánh giá chung về tình hình Công ty và sự cần thiết của đề tài 11

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 12

2.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp 12

2.1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp 12

2.1.2. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến tình hình tài chính doanh nghiệp 12

2.1.3. Nội dung của hoạt động tài chính của doanh nghiệp 12

2.2. Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp 13

2.2.1. Mục đích của phân tích tài chính doanh nghiệp 13

2.2.2. ý nghĩa và vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp 14

2.3. Nguồn tài liệu và phương pháp phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 15

2.3.1. Nguồn tài liệu để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp 16

2.3.2. Phương pháp phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp 16

2.4. Nội dung và quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp 17

2.4.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp 18

2.4.2. Phân tích hiệu quả tài chính: 19

2.4.3. Phân tích rủi ro tài chính 22

2.4.4. Phân tích tổng hợp tình hình tài chính 24

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY SÔNG ĐÀ 2 27

3.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty 27

3.1.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính thông qua BCĐKT 27

3.1.2. Phân tích khái quát tình hình tài chính thông qua bảng kết quả kinh doanh 33

3.1.3. Phân tích khái quát tình hình tài chính thông qua bảng lưu chuyển tiền tệ 34

3.2. Phân tích hiệu quả tài chính của Công ty 37

3.2.1. Phân tích khả năng quản lý tài sản 37

3.2.2. Phân tích khả năng sinh lợi 41

3.3. Phân tích rủi ro tài chính 41

3.3.1. Phân tích khả năng thanh toán 41

Để phân tích kỹ hơn về tình hình khả năng thanh toán của công ty ta phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của công ty 42

3.3.2. Phân tích khả năng quản lý nợ 43

3.4. Phân tích tổng hợp tình hình tài chính 44

3.4.1. Đẳng thức DUPONT 44

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 49

4.1. Căn cứ của việc đề xuất các giải pháp 49

Chỉ tiêu 50

4.1.2. Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới 50

4.2. Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty 51

4.2.1. Biện pháp tăng lợi nhuận bằng cách giảm chi phí quản lý 51

4.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ 56

KẾT LUẬN 59

Chương 1: Giới thiệu về công

doc59 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1129 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích và đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty Sông Đà 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g lãi cho chủ sở hữu. Đây được coi là chỉ số tài chính quan trọng nhất và thiết thực nhất đối với chủ sở hữu. 2.4.3. Phân tích rủi ro tài chính 2.4.3.1. Phân tích tình hình công nợ và khoản phải thu Để đánh giá mối quan hệ giữa các khoản phải thu và các khoản phải trả, cần xem xét tổng số tiền phải thu so với tổng số tiền phải trả. Hệ số công nợ Các khoản phải thu Các khoản phải trả = Nếu các khoản phải thu lớn hơn các khoản phải trả có nghĩa là doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn. Nếu ngược lại, thì doanh nghiệp đang chiếm dụng vốn của người khác. Chiếm dụng và bị chiếm dụng vốn trong kinh doanh là bình thường, tuy nhiên cần phải xem xét tính hợp lý để có biện pháp quản lý công nợ được tốt hơn . Có thể kết hợp xem xét tốc độ tăng hệ số công nợ với tốc độ tăng doanh thu để đánh giá thêm về tính hợp lý của chính sách bán chịu và chiếm dụng vốn hiện nay của doanh nghiệp . 2.4.3.2. Phân tích khả năng thanh toán Nói đến khả năng thanh toán là nói đến khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Dưới đây là nhóm chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Tổng TSLĐ Tổng nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán hiện thời = Chỉ tiêu này cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một thời đoạn tương đương với thời hạn các khoản nợ. TSLĐ – Hàng tồn kho Tổng nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán nhanh = Tiền Tổng nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán nợ ngắn hạn mà không phụ thuộc vào lượng hàng tồn kho. Khả năng thanh toán tức thời = Tỷ số này đánh giá khả năng thanh toán ngay tức thời các cam kết đến hạn bằng các loại tài sản lưu động tương đương với tiền mặt. Kết luận: Khả năng thanh toán cao thì rủi ro thanh toán sẽ thấp, tuy nhiên lợi nhuận có thể thấp vì tiền mặt nhiều, khoản phải thu nhiều và hàng tồn kho nhiều. Khả năng thanh toán thấp thì rủi ro thanh toán sẽ cao, tuy nhiên lợi nhuận có thể cao vì TSLĐ được sử dụng thấp, nguồn vốn đầu tư cho TSLĐ nhỏ, ROA và ROE có thể tăng. 2.4.3.3. Phân tích khả năng quản lý vốn vay (nợ) (a). Phân tích chỉ số nợ Chỉ số nợ cho biết mức độ doanh nghiệp sử dụng vốn vay trong kinh doanh. Chỉ số nợ Tổng nợ (nợ ngắn và dài hạn) Tổng tài sản = Công thức tính: Chỉ số nợ cao chứng tỏ doanh nghiệp mạnh dạn sử dụng nhiều vốn vay trong cơ cấu vốn. Đây là một cơ sở để có lợi nhuận cao. Chỉ số nợ cao là một minh chứng về uy tín của doanh nghiệp đối với các chủ nợ. Tuy nhiên, chỉ số nợ cao làm cho khả năng thanh toán giảm. Các chủ nợ thường thích một tỷ số nợ vừa phải vì nó đảm bảo khả năng được thanh toán cho họ khi doanh nghiệp bị phá sản, ngược lại các chủ doanh nghiệp thường thích tỷ số nợ cao vì nó làm gia tăng lợi tức cho tất cả các cổ đông, mà không làm mất quyền kiểm soát. Tỷ số nợ thấp, mức độ an toàn tài chính cao, doanh nghiệp sẽ ít bị lỗ trong thời kỳ kinh tế suy thoái, nhưng mức lợi nhuận sẽ gia tăng chậm khi nền kinh tế phát triển làm ảnh hưởng tới phí tổn vốn. (b). Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn Năng lực trả nợ vay trung và dài hạn Lãi ròng + Khấu hao TSCĐ Nợ vay trung và dài hạn (có trả lãi) = Công thức tính toán : Trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp thường phải huy động vốn vay để đáp ứng nhu cầu mở rộng và cải tiến sản xuất, thời hạn các khoản nợ này trung bình từ 3 đến 10 năm và phần gốc phải được chi trả từ nguồn vốn khấu hao hàng năm. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi và việc quản lý chi phí khấu hao trong việc trang trải các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp 2.4.4. Phân tích tổng hợp tình hình tài chính Hiệu ứng Dupont: Xây dựng hiệu ứng đòn bẩy Dupont nhằm mục đích cuối cùng là để sử dụng vốn CSH sao cho hiệu quả sinh lợi là nhiều nhất. Lợi nhuận sau thuế Vốn CSH Hệ số doanh lợi của vốn CSH (KROE) = Lợi nhuận sau thuế Vốn CSH Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Doanh thu thuần Tổng TS Tổng TS Vốn CSH Phân tích công thức trên: = x x Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Doanh thu thuần Tổng TS 1 1 – (Tổng nợ/Tổng TS) KROE = x x Tổng TS Vốn CSH Tổng TS Tổng TS – Nợ phải trả Mà ta có: = 1 1 – (Nợ phải trả/Tổng TS) 1 1 –Hệ số nợ = = Cuối cùng ta có: Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Doanh thu thuần Tổng TS 1 1 – Hệ số nợ KROE = x x Hay ta có: K = K1 x K2 x K3 Trong đó: - K1 là hệ số doanh lợi của doanh thu thuần. - K2 là hệ số doanh thu trên tài sản (số vòng quay của vốn kinh doanh). - K3 là hệ số nợ Xét sự biến động của hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu qua các thời kỳ: w Hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu năm gốc (KROE(0)): Lợi nhuậnsau thuế(0) Doanh thuthuần(0) Doanh thuthuần(0) Tổng tài sản(0) x 1 1 – hệ số nợ(0) x = KROE(0) w Hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu năm phân tích (KROE(1)): Lợi nhuậnsau thuế(1) Doanh thuthuần(1) Doanh thuthuần(1) Tổng tài sản(1) x 1 1 – hệ số nợ(1) x = KROE(1) Dùng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định ảnh hưởng của từng chỉ tiêu đến sự biến động của hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu: Lợi nhuậnsau thuế(0) Doanh thuthuần(0) Doanh thuthuần(0) Tổng tài sản0 )x 1 1 – hệ số nợ(0) x = ( DK1 Lợi nhuậnsau thuế(1) Doanh thuthuần(1) _ Doanh thuthuần(1) Tổng tài sản(1) Doanh thuthuần(0) Tổng tài sản(0) _ 1 1 – hệ số nợ(0) )x = DK2 Lợi nhuậnsau thuế(1) Doanh thuthuần(1) x ( Doanh thuthuần(1) Tổng tài sản(1) 1 1 – hệ số nợ(1) x( 1 1 – hệ số nợ(0) _ = DK3 Lợi nhuậnsau thuế(1) Doanh thuthuần(1) x ) Tổng hợp lại ta có: DK = DK1 + DK2 + DK3 Dựa trên cơ sở những số liệu tính toán ở trên, ta sẽ đánh giá được mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu đến biến động của chỉ tiêu hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu. Từ đó tìm biện pháp nâng cao hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu cho công ty trong nhiều năm tiếp theo. Chương 3: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Sông Đà 2 Phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty Phân tích khái quát tình hình tài chính thông qua BCĐKT Bảng 2: Bảng cân đối kế toán rút gọn (ĐVT: triệu đồng) Tài sản 31/12/2003 31/12/2004 Nguồn vốn 31/12/2003 31/12/2004 A.TSLĐ - Tiền -Không kể tiền 85.232 50.898 34.334 169.581 104.433 65.148 A.Nợ phảitrả - Nợ ngắn hạn - Nợ dài hạn - Nợ khác 146.744 81.346 57.136 8.262 231.786 148.684 62.040 21.062 B. TSCĐ 84.372 89.581 B. Vốn CSH 22.860 27.377 Tổng cộng 169.604 259.162 Tổng cộng 169.602 259.162 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Sông Đà 2 năm 2003, 2004) (a). Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn Phân tích cơ cấu tài sản: Bảng 3: Phân tích cơ cấu tài sản (ĐVT: triệu đồng) Chỉ tiêu 31/12/2003 31/12/2004 Tăng giảm Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ Tỷ trọng 1 2 3 4 5 6=4-2 7=6* 100/2 8=5-3 TSLĐ & ĐTNH 85.232 50,25 169.580 65,43 84.348 98,96 15,18 Tiền 1.493 0,88 6.835 2,64 5.341 375,65 1,76 Đầu tư TCNH 0 0 0 0 0 0 0 Các khoản PT 43.303 25,53 86.875 33,52 43.572 100,62 7,99 Hàng tồn kho 34.334 20,24 65.149 25,14 30.815 89,75 4,89 TSLĐ khác 6.082 3,59 10.721 4,14 4.639 76,28 0,55 TSCĐ & ĐTDH 84.372 49,75 89.582 34,57 5.210 6,17 -15,18 TSCĐ 82.052 48,38 87.155 33,63 5.103 6,22 -14,75 Đầu tư TCDH 2.020 1,19 2.020 0,78 0 0 -0,41 Chi phí XDCBDD 230 0,18 407 0,16 107 35,73 -0,02 Tổng TS 169.604 100 259.162 100 89.558 52,80 0 Nhận xét chung: Năm 2003 tổng tài sản của Công ty là 169.604 triệu đồng, trong đó TSLĐ chiếm 85.232 triệu đồng (50,25%), TSCĐ chiếm 84.372 triệu đồng (49,75%). Năm 2004 tổng tài sản của Công ty là 259.162 triệu đồng, trong đó TSLĐ chiếm 169.581 triệu đồng (65,43%), TSCĐ chiếm 89.582 triệu đồng (34,57%). Qua các số liệu ở bảng trên ta thấy: tổng tài sản năm 2004 so với năm 2003 tăng 89.558 triệu đồng tương ứng với 52,80%. Trong đó TSLĐ và ĐTNH tăng 84.348 triệu đồng tương ứng với tăng 98,96%; TSCĐ tăng 5.210 triệu đồng tương ứng với 6,17%. Về mặt kết cấu của tài sản ta nhận thấy trong năm 2003 TSLĐ chiếm 50,25% giá trị tổng tài sản còn TSCĐ chiếm 48,38% giá trị tổng tài sản. Tuy nhiên, sang năm 2004 đã có sự thay đổi rõ rệt về kết cấu tài sản, TSLĐ đã tăng lên đáng kể và chiếm 98,96% giá trị tổng tài sản còn TSCĐ thì tăng nhẹ và chỉ chiếm 6,17% giá trị tổng tài sản. Điều này cho thấy trong năm 2004 Công ty đã đầu tư vào TSCĐ nhưng không nhiều song Công ty đã để cho TSLĐ tăng quá nhiều, nguyên nhân chủ yếu là việc tăng mạnh các khoản phải thu (tăng 43.572 triệu đồng tương ứng với 100,62%) và hàng tồn kho (tăng 30.815 triệu đồng tương ứng với 89,75%) dẫn đến tổng tài sản năm 2004 so với năm 2003 tăng 89.558 triệu đồng tương ứng tăng 52,80%. Để làm rõ hơn vấn đề này ta đi sâu phân tích từng khoản mục trong cơ cấu tài sản. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: Qua bảng cơ cấu tài sản ta nhận thấy tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản của Công ty. Điều này cũng dễ hiểu vì do tính chất đặc thù của ngành xây dựng có tỷ lệ các khoản phải thu và hàng tồn kho cao. Tuy nhiên, Công ty cũng cần lưu ý đến vấn đề này, tìm ra các biện pháp hữu hiệu để hạn chế khoản phải thu và lượng hàng tồn kho vì nếu Công ty có khoản phải thu và hàng tồn kho cao thì chứng tỏ Công ty đã để cho các đơn vị khác chiếm dụng vốn, dẫn đến Công ty sẽ thiếu vốn để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Vốn bằng tiền: Trong giai đoạn 2003 – 2004, giá trị khoản mục “Tiền” có sự thay đổi lớn theo chiều hướng tăng lên và chiếm một tỷ trọng lớn cụ thể là tăng 357,65%. Xem xét trong bảng cân đối kế toán thì ta sẽ thấy sở dĩ khoản mục “Tiền” tăng lớn đa phần là do tiểu khoản “tiền gửi ngân hàng” tăng lớn. Bên cạnh đó vào thời điểm cuối năm Công ty đã được các khách hàng của mình thanh toán, song do cận với ngày kết thúc năm tài chính nên Công ty đã lưu giữ lại lượng tiền này và chuyển việc thanh toán cho các đối tác vào đầu năm sau. Điều này đã là cho lượng tiền của Công ty tăng cao. Đầu tư tài chính ngắn hạn: Trong cả hai năm 2003, 2004 khoản mục đầu tư tài chính ngắn hạn của Công ty đều có giá trị bằng 0, điều này cho thấy Công ty đã chưa chú trọng đến việc đầu tư vào thị trường chứng khoán, thị trường vốn, góp vốn liên doanh, hoặc cho vay trong thời gian ngắn hạn. Để tạo ra lợi nhuận cao hơn, Công ty cũng nên chú trọng hơn đến việc đầu tư tài chính ngắn hạn. Các khoản phải thu: Bảng 4:Phân tích các khoản phải thu (ĐVT: triệu đồng) Các khoản phải thu 31/12/2003 31/12/2004 So sánh Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ +/- Tỷ lệ Phải thu của khách hàng 23.363 53,59 60.630 69,79 37.267 160 Trả trước cho người bán 3.329 7,69 6.642 7,65 3.313 100 Thuế GTGT được khấu trừ 817 1,89 2.367 2,72 1.550 190 Phải thu nội bộ 8.847 20,43 8.847 10,18 0 0 Các khoản phải thu khác 8 0,02 9 0,01 1 17 Dự phòng các khoản phải thu khó đòi -711 -1,64 -599 -0,69 111 -16 Tổng cộng 43.303 100 86.875 100 43.572 101 Nhìn chung, ta có thể nhận thấy rằng các khoản phải thu của Công ty trong cả hai năm đều chiếm trên 25% tổng tài sản cụ thể, năm 2003 chiếm 25,53% còn năm 2004 chiếm 33,52%. Ta có thể thấy rằng các khoản phải thu của Công ty có xu hướng tăng, điều này càng cho thấy Công ty đã bị lạm dụng vốn, ta cần đi sâu phân tích để hiểu rõ nguyên do của việc tăng này. Qua bảng phân tích ở trên cho thấy trong các tiểu khoản của khoản mục “Các khoản phải thu” thì tiểu khoản “Phải thu của khách hàng” chiếm tỷ trọng cao nhất. Cụ thể: năm 2003 giá trị “Phải thu của khách hàng” là 23.363 triệu đồng chiếm 53,95% trong tổng giá trị “Các khoản phải thu” còn năm 2004 giá trị “Phải thu của khách hàng” là 60.630 triệu đồng chiếm tới 69,79% trong tổng giá trị “Các khoản phải thu”. Đây là yếu tố chính làm cho các khoản phải thu của Công ty tăng cao, Công ty cần có biện pháp hợp lý nhằm tránh bị lạm dụng vốn. Các khoản phải thu Tổng TS Hệ số kiểm soát hàng và tiền = Hệ số kiểm soát hàng và tiềncuối 2003 = 0,255 Hệ số kiểm soát hàng và tiềncuối 2004 = 0,335 Doanh thu thuần Các khoản phải thu Ta thấy rằng Công ty Sông Đà 2 có khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ lệ cao, ta đi tính toán vòng quay các khoản phải thu và số ngày một vòng quay khoản phải thu để tìm hiểu xem Công ty có số vòng quay khoản phải thu là bao nhiêu và số ngày một vòng quay khoản phải thu. Vòng quay các khoản phải thu = (vòng) Vòng quay các khoản phải thu2003 = 0,99 Vòng quay các khoản phải thu2004 = 1,32 365 Vòng quay khoản phải thu Số ngày một vòng quay khoản phải thu = Số ngày một vòng quay khoản phải thu2003 = 367,41 ngày Số ngày một vòng quay khoản phải thu2004 = 276,17 ngày Từ tính toán ở trên ta có thể thấy rằng trong năm 2004 Công ty đã có số vòng quay khoản phải thu cao hơn năm 2003 (2004: 1,32 và năm 2003: 0,99) điều đó đã dẫn đến số ngày một vòng quay khoản phải thu giảm đi 91,94 ngày (năm 2004: 276,17 ngày và năm 2003: 376,41 ngày). Việc giảm số ngày một vòng quay khoản phải thu này là một thành tích đáng khích lệ đối với Công ty, song chỉ tiêu này vẫn còn khá cao. Nếu Công ty có biện pháp hợp lý để thu hồi nợ nhanh chóng thì Công ty sẽ có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Hàng tồn kho: Bảng 5: Phân tích hàng tồn kho (ĐVT: triệu đồng) Hàng tồn kho 31/12/2003 31/12/2004 So sánh Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ +/- Tỷ lệ Nguyên vật liệu tồn kho 2.491 7,26 3.924 6,02 1.433 57,51 Công cụ, dụng cụ trong kho 78 0,23 73 0,11 -4 -5,82 Chi phí SXKD dở dang 31.474 91,67 60.256 92,49 28.782 91,45 Thành phẩm tồn kho 247 0,72 685 1,05 438 177,07 Hàng gửi đi bán 44 0,13 211 0,32 167 376,54 Tổng cộng 34.334 100 65.149 100 30.815 89,75 Qua bảng phân tích trên ta có thể thấy giá trị hàng tồn kho của năm 2004 đã tăng hơn nhiều so với năm 2003. Cụ thể: về giá trị tuyệt đối là 30.815 triệu đồng, giá trị tương đối là 89,75%. Có thể thấy rõ rằng giá trị hàng tồn kho tăng chủ yếu là do tiểu khoản “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” và tiểu khoản “nguyên liệu, vật liệu tồn kho” tăng. Đồng thời cùng với việc tăng số lượng hàng gửi bán và do có sự chậm trễ trong khâu tiêu thụ nên số thành phẩm trong kho tăng dẫn tới việc tăng giá trị hàng tồn kho. Qua đây, Công ty cần phải tìm biện pháp giảm tối đa chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, giảm nguyên liệu, vật liệu tồn kho và đẩy mạnh hơn nữa khâu tiêu thụ hàng hoá, thành phẩm. Có làm được điều đó thì Công ty mới hạn chế được sự thiếu hụt vốn trong sản xuất kinh doanh Phân tích cơ cấu nguồn vốn Bảng 6: Phân tích cơ cấu nguồn vốn (ĐVT: triệu đồng) Chỉ tiêu 31/12/2003 31/12/2004 Tăng giảm Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ Tỷ trọng 1 2 3 4 5 6=4-2 7=6* 100/2 8=5-3 Nợ phải trả 146.744 86,52 231.876 89,44 85.042 57,95 2,92 Nợ ngắn hạn 81.346 47,96 148.683 57,37 67.338 82,78 9,41 Nợ dài hạn 57.136 33,69 62.041 23,94 4.904 8,58 -9,75 Nợ khác 8.262 4,87 21.062 8,13 12.799 154,92 3,26 Nguồn vốn chủ sở hữu 22.860 13,48 27.376 10,56 4.516 19,76 -2,92 Nguồn vốn, quỹ 23.154 13,65 27.591 10,65 4.437 19,16 -3,01 Nguồn kinh phí, quỹ khác -294 -0,17 -215 -0,08 79 -26,80 0,09 Tổng cộng 169.604 100 259.162 100 89.558 52,80 0 Qua phân tích ở trên ta có thể thấy cơ cấu nguồn vốn có nhiều biến đổi, tất cả các thành phần của nguồn vốn đều tăng. Năm 2004 so với năm 2003: tổng nguồn vốn của Công ty tăng một lượng 89.558 triệu đồng tương ứng với một lượng tăng tương đối là 52,80%. Tỷ trọng của nguồn vốn CSH tăng một lượng là 4.516 triệu đồng tương ứng với số tương đối là 19,76%. Tuy nhiên tốc độ tăng của tài sản lưu động mạnh hơn nhiều so với tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu. Đây là điều đáng lo ngại vì như vậy mức độ độc lập trong kinh doanh của Công ty có xu hướng giảm. Để làm rõ hơn vấn đề này ta đi sâu phân tích từng thành phần của nguồn vốn: Nợ phải trả: Giá trị nợ phải trả của Công ty năm 2004 tăng mạnh so với năm 2003, cụ thể so với năm 2003 thì giá trị nợ phải trả tăng một lượng là 85.042 triệu đồng tương ứng với tăng 57,95%. Việc tăng giá trị nợ phải trả đã dẫn đến một lượng tăng tương ứng của tổng nguồn vốn. Từ đây ta có thể tính hệ số nợ của Công ty trong hai năm như sau: Nợ phải trả Tổng NV Hệ số nợ = Hệ số nợcuối năm 2003 = 86,52% Hệ số nợcuối năm 2004 = 89,44% Hệ số nợ của Công ty là cao, điều này phản ánh tình hình tài chính của Công ty là chưa được tốt. Để tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới hệ số nợ cao chúng ta cần đi sâu xem xét, phân tích từng khoản mục để biết được nguyên nhân dẫn đến hệ số nợ của Công ty là cao. Nguồn vốn CSH: Nguồn vốn CSH Tổng NV Nguồn vốn CSH là nguồn vốn cơ bản, quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Xét tỷ trọng của nguồn vốn CSH với tổng nguồn vốn giúp ta đánh giá được khả năng tự chủ của Công ty trong HĐSNKD. Hệ số tài trợ = Hệ số tài trợcuối năm 2003 = 13,48%; Hệ số tài trợcuối năm 2004 = 10,56% Hệ số tự tài trợ của Công ty là thấp điều này chứng tỏ mức độ tự chủ, độc lập về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là thấp . Kết luận: Bảng7: Tổng hợp các chỉ tiêu về vốn Chỉ tiêu Kết quả So sánh 31/12/2003 31/12/2004 +/- % Hệ số nợ 0,8652 0,8944 0,0292 3,3749 Hệ số tự tài trợ 0,1348 0,1056 -0,0292 -21,66 Nhận xét: Qua phân tích trên ta thấy tình hình biến động nguồn vốn của Công ty có chiều hướng xấu đi. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty chưa hợp lý, các khoản nợ của Công ty còn rất cao nhất là các khoản nợ ngắn hạn. Trong năm 2004 các khoản nợ của Công ty còn tăng lên rõ rệt, điều này cũng dễ hiểu vì mang tính đặc thù là ngành xây dựng, có những công trình chưa hoàn thành, chưa quyết toán bàn giao nên đã dẫn các khoản nợ của Công ty cao. Bên cạnh đó do “Các khoản phải thu” và “Hàng tồn kho” cao nên Công ty đã phải đi vay thêm từ các nguồn bên ngoài. Về vấn đề này ban lãnh đạo Công ty cần nhóm họp và tìm biện pháp hợp lý, kịp thời để nhanh chóng thu hồi vốn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh. ( a).Phân tích các cân đối tài chính Bảng 8: So sánh giữa tài sản và nguồn vốn (ĐVT: triệu đồng) 31/12/2003 31/12/2004 TSLĐ: 85.232 NVNH: 89.608 TSLĐ: 169.580 NVNH: 169.646 TSCĐ: 84.372 NVDH: 79.996 TSCĐ: 89.582 NVDH: 89.416 Kết luận: Ta có thể thấy rằng trong 2 năm tài sản lưu động của Công ty đều được tài trợ bởi nguồn vốn ngắn hạn, điều này là tương đối hợp lý. Tuy nhiên, trong cả hai năm thì tài sản cố định của công ty luôn cao hơn nguồn vốn dài hạn, như vậy có thể thấy rằng Công ty đã rất mạo hiểm trong kinh doanh vì đã dùng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư cho tài sản cố định. Phân tích khái quát tình hình tài chính thông qua bảng kết quả kinh doanh Bảng 9: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 So sánh Chênh lệch % 1. Doanh thu thuần 43.019 114.820 71.801 166,90 2. Giá vốn hàng bán 38.361 106.498 68.137 177,62 3. Chi phí - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý DN - Chi phí hoạt động tài chính - Chi phí khác 3.893 111 2.089 1.566 127 7.554 82 4.784 1.983 705 3.661 -29 2.695 417 578 94,04 26,13 129,01 26,63 455,12 4. Thu nhập - Thu nhập hoạt động tài chính - Thu nhập khác 142 8 234 1.251 636 615 1.109 628 381 780,98 7850 162,82 5. Lợi nhuận 1.007 2.019 1.012 100,49 6. Thuế thu nhập DN phải nộp 322 646 324 100,62 7. Lợi nhuận sau thuế 685 1.373 688 100,43 Qua số liệu có tính toán ở bảng trên ta thấy, năm 2004 so với năm 2003 Công ty đã có sự chuyển biến rõ rệt trong kết quả kinh doanh, quy mô của Công ty được mở rộng, cụ thể doanh thu tăng 166,90%; giá vốn hàng bán tăng 177,62%, các chi phí cũng tăng 94,04%; thu nhập tăng 780,98%. Từ kết quả đó đã dẫn đến lợi nhuận tăng 100,43%. Ta đi sâu phân tích từng thành phần để làm rõ vấn đề này: Doanh thu: Năm 2004 doanh thu của Công ty tăng 71.801 triệu đồng, doanh thu tăng là do Công ty có nhiều công trình hoàn thành, được đối tác thanh toán khi quyết toán bàn giao công trình. Giá vốn hàng bán: Sở dĩ giá vốn hàng bán tăng là do quy mô của Công ty được mở rộng, sản lượng sản phẩm bán ra nhiều hơn. Chi phí: Năm 2004 tất cả các chi phí của Công ty đều tăng (chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 129,01%; chi phí hoạt động tài chính tăng 26,63%; chi phí khác tăng455,12%), duy chỉ có chi phí bán hàng là giảm (giảm 29 triệu), điều này chứng tỏ Công ty đã chú trọng hơn đến khâu bán hàng, đã có biện pháp hợp lý giảm chi phí bán hàng. Công ty cần phát huy và hơn thế nữa cần tìm ra giải pháp để giảm các khoản chi phí khác. Thu nhập: Công ty có sự biến động rất lớn về thu nhập hoạt động tài chính, năm 2004 thu nhập hoạt động tài chính tăng 7850%. Thu nhập khác tăng 381 triệu (162,82%). Lợi nhuận: Từ các kết quả thu được đã dẫn đến thu nhập của Công ty năm 2004 tăng so với năm 2003 là 100,43%. Đây là một dấu hiệu đáng mừng vì nó cho thấy quy mô của Công ty đã được mở rộng, hoạt động kinh doanh đạt kết quả cao. 3.1.3. Phân tích khái quát tình hình tài chính thông qua bảng lưu chuyển tiền tệ Bảng10: Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ ĐVT: triệu đồng Năm 2003 Năm 2004 So sánh I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh Thu ngân quỹ: 50.371 98.089 47.718 + Lãi ròng 685 1.373 688 + Khấu hao 33.636 47.418 13.782 + Giảm khoản phải thu 16.005 -16.006 + Tăng khoản phải trả 45 27.305 27.260 + Tăng nợ định kỳ 21.993 21.993 Chi ngân quỹ: 34.354 79.006 44.652 + Tăng khoản phải thu 43.572 43.572 + Tăng TSLĐ khác 703 4.619 3.916 + Giảm nợ định kỳ 14.643 -14.643 + Tăng hàng tồn kho 19.008 30.815 11807 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 16.017 19.083 3.066 II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư Thu ngân quỹ: - - - + Bán tài sản - - - Chi ngân quỹ: 76.546 52.628 -23.918 + Tăng TSCĐ 76.546 52.628 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (76.546) (52.628) 23.918 II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính Thu ngân quỹ: 59.157 40.870 -18.287 + Tăng vay ngắn hạn 8.103 18.650 10.547 + Tăng nợ dài hạn 49.066 17.704 -31.362 + Tăng nguồn vốn chủ sở hữu 1.988 4.516 2.528 Chi ngân quỹ 1.566 1.983 417 + Tiền đã trả nợ vay 1.566 1.983 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 57.591 38.887 -18.704 Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (2.938) 5.342 8.280 Số dư tiền mặt đầu kỳ 4.431 1.493 -2.938 Số dư tiền mặt cuối kỳ 1.493 6.835 5.342 Nhận xét: lượng lưu chuyển tiền thuần trong kỳ năm 2004 so với năm 2003 của Công ty Sông Đà 2 đã tăng một lượng là 8.280 triệu đồng. Để tìm hiểu kỹ hơn về khoản tăng này ta đi xem xét từng hoạt động trong lưu chuyển tiền tệ. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh: năm 2004 so với năm 2003 thì lượng lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh đã tăng một lượng là3.066 triệu đồng, trong đó thu tăng 47.718 triệu đồng và chi tăng một lượng là 44.652 triệu đồng. Sở dĩ khoản thu tăng phần lớn là do lãi ròng, khấu hao, khoản phải trả và nợ định kỳ tăng; khoản chi tăng một lượng 44.652 triệu đồng phần lớn là do tăng khoản phải thu, tài sản lưu động khác, và tăng hàng tồn kho. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư: năm 2004 so với năm 2003 Công ty đã ít chú trọng hơn về đầu tư tài sản cố định nên đã làm giảm chi cho tài sản cố định một lượng là 23.918 triệu đồng. Trong cả hai năm Công ty đã không có một khoản bán tài sản nào. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: so với năm 2003 thì năm 2004 Công ty đã giảm một khoản thu từ hoạt động tài chính là 18.287 triệu đồng. Sở dĩ khoản thu này giảm như vậy là do tốc độ tăng nợ dài hạn năm 2004 so với năm 2003 là ít hơn 31.362 triệu đồng. Và khoản chi cho hoạt động tài chính tăng một lượng là 417 triệu đồng. Để phân tích kỹ hơn tình hình lưu chuyển tiền tệ của Công ty ta đi phân tích thêm tình hình thu chi của Công ty qua hai năm 2003 và 2004. Phân tích tình hình thu chi ngân quỹ: Bảng 11: Phân tích tình hình thu chi của Công ty Sông Đà 2 ĐVT: triệu đồng Năm 2004 Thu ngân quỹ Tỷ trọng 30,49 20,82 24,56 19,77 5,04 Lượng 27.305 18.650 21.993 17.704 4.516 89.558 Chi ngân quỹ Tỷ trọng 5,96 48,65 34,40 5,15 5,82 Lượng 5.342 43.572 30.815 4.619 5.210 89.558 Năm 2003 Thu ngân quỹ Tỷ trọng 3,82 20,48 0,06 10,37 62,79 2,54 Lượng 2.983 16.005 45 8.103 49.066 1.988 78.145 Chi ngân quỹ Tỷ trọng 24,32 0,90 54,91 18,74 Lượng 19.008 703 42.910 14.643 78.145 Chỉ tiêu 1. Tiền 2. Các khoản phải thu 3. Hàng tồn kho 4. TSLĐ khác 5. TSCĐ 6. Khoản phải trả 7. Vay ngắn hạn 8. Nợ định kỳ 9. Nợ dài hạn 14.643 Tổng cộng Trong năm 2003, thu chi ngân quỹ của công ty tăng 78.145 triệu đồng. Đây là một con số tương đối lớn, xét về mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế thì kết quả này là rất khả quan. Trong phần chi ngân quỹ thì chủ yếu vốn được sử dụng để mua tài sản cố định (chiếm 54,91%) và các khoản phải thu là 24,32%. Đầu tư tăng tài sản cố định là một phương hướng đúng đắn cho mục tiêu phát triển bởi vì việc đầu tư chiều sâu, mua sắm trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật thể hiện năng lực sản xuất và phát triển lâu dài. Việc sử dụng vốn mua tài sản cố định lấy chủ yếu từ nguồn vốn nợ dài hạn (62,79%), đây là điều hợp lý. Cá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDA2099.doc