Công tác xã hội với cá nhân, Gia đình và Nhóm
Phát triển nghề nghiệp là quá trình mà ở đó những nhân viên công tác xã hội làm việc nơi buồng
bệnh được nâng cao kiến thức của mình và kỹ năng can thiệp thông qua kinh nghiệm và thực
hành. Quá trình này thiết lập định hướng cơ bản và chấp nhận giá trị và phương pháp của công
tác xã hội. Việc phát triển các nhân viên công tác xã hội ở buồng bệnh được đòi hỏi để mở rộng
kiến thức thông qua việc đăng ký học lý thuyết và kỹ năng thực hành công tác xã hội ở buồng
bệnh - ban đầu là thực hành bắt buộc có giám sát, sau đó thông qua việc tự học và tham gia
trong các hội thảo tự nguyện như mong muốn (Theo Garrett, năm 1995, Fook, Ryan và
Hawkins, năm 1997). Dựa trên quan điểm này, Công tác xã hội ở buồng bệnh ở Canada đang
được nhấn mạnh với sự giáo dục tiếp tục và nghiên cứu theo các mô hình lý thuyết và thực hành
có hiệu quả và tốt hơn.
Như đã được xác định, mục đích của khóa học Thực hành Công tác xã hội với Gia đình là để
chuẩn bị cho sinh viên trong thực hành công tác xã hội ở buồng bệnh với các gia đình khác nhau
ở các khu vực phục vụ khác nhau. Cung cấp sự hiểu biết một cách tỉ mỉ, kỹ lưỡng về cách một
người làm việc với hệ thống gia đình như thế nào để đánh giá một cách lạc quan sức mạnh của
gia đình trong khi có sự cố gắng để xóa bỏ rào cản, môi trường và cá nhân giúp cho gia đình đạt
10được nhu cầu của các thành viên của minh. Chính vì lý do đó, các sinh viên được đặt vào các lý
thuyết và kỹ năng trị liệu gia đình đặc biệt để hiểu và trải qua sự phức tạp của công việc với gia
đình khi các sinh viên tham gia, đánh giá và can thiệp để vượt qua những rào cản và nâng cao
chức năng tối ưu nhất. Nghiên cứu Công tác xã hội tạo cho sinh viên khả năng tham gia vào việc
suy nghĩ có phê phán và thực hành mà điều đó sẽ chuẩn bị cho họ thực hành giỏi khi họ vào làm
việc ở công sở.
Sự giao phó cho các nguyên tắc đánh giá đúng tính đa dạng trong khi đảm bảo công bằng xã hội
ở Canada đòi hỏi giúp đỡ các sinh viên phát triển nhận thức sâu sắc đối với sự khác nhau trong
các gia đình và nhận thức được sự áp bức làm hạn chế sự phát triển cộng đồng và loài người như
thế nào. Sự tập trung sẽ bao gồm cả việc ấp ủ công bằng xã hội mà nó làm cho các gia đình có
khả năng đến gần với các phương kế để thực hiện đến cùng mục đích mà họ đã chọn.
Chính vì vậy giáo dục và thực hành công tác xã hội ở Canada nhấn mạnh vào việc trao quyền
cho các gia đình bởi họ phải đấu tranh để đạt tới những nhu cầu của các thành viên trong gia
đình họ trong những ngữ cảnh đa dạng của xã hội. Sự nhấn mạnh cần được đánh giá đúng để
hiểu rõ được sức mạnh mà nhiều nhóm gia đình đem lại kinh nghiệm của việc nuôi nấng con cái
và cách sử dụng thực hành kết hợp để làm việc hướng tới mục đích đã được quyết định qua lại
lẫn nhau. Các sinh viên cần kiểm tra sự đánh giá và can thiệp của các mô hình thực hành gia
đình để đảm bảo sự phù hợp của họ với công việc với gia đình có kết hợp và dựa trên sức mạnh.
Việc nghiên cứu cần dạy cho sinh viên xác định và phát triển các chiến thuật cho các tình huống
mà ở đó các giá trị cá nhân và nghề nghiệp mâu thuẫn với các giá trị của thân chủ và những
người trợ giúp các dịch vụ khác trong hệ thống. Đây là những bài học quan trọng cho sự hồi
sinh nền giáo dục công tác xã hội như ở Việt Nam.
31 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích về giáo dục và thực hành Công tác Xã hội ở Việt Nam và Canada, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n mạnh với sự giáo dục tiếp tục và nghiên cứu theo các mô hình lý thuyết và thực hành
có hiệu quả và tốt hơn.
Như đã được xác định, mục đích của khóa học Thực hành Công tác xã hội với Gia đình là để
chuẩn bị cho sinh viên trong thực hành công tác xã hội ở buồng bệnh với các gia đình khác nhau
ở các khu vực phục vụ khác nhau. Cung cấp sự hiểu biết một cách tỉ mỉ, kỹ lưỡng về cách một
người làm việc với hệ thống gia đình như thế nào để đánh giá một cách lạc quan sức mạnh của
gia đình trong khi có sự cố gắng để xóa bỏ rào cản, môi trường và cá nhân giúp cho gia đình đạt
10
được nhu cầu của các thành viên của minh. Chính vì lý do đó, các sinh viên được đặt vào các lý
thuyết và kỹ năng trị liệu gia đình đặc biệt để hiểu và trải qua sự phức tạp của công việc với gia
đình khi các sinh viên tham gia, đánh giá và can thiệp để vượt qua những rào cản và nâng cao
chức năng tối ưu nhất. Nghiên cứu Công tác xã hội tạo cho sinh viên khả năng tham gia vào việc
suy nghĩ có phê phán và thực hành mà điều đó sẽ chuẩn bị cho họ thực hành giỏi khi họ vào làm
việc ở công sở.
Sự giao phó cho các nguyên tắc đánh giá đúng tính đa dạng trong khi đảm bảo công bằng xã hội
ở Canada đòi hỏi giúp đỡ các sinh viên phát triển nhận thức sâu sắc đối với sự khác nhau trong
các gia đình và nhận thức được sự áp bức làm hạn chế sự phát triển cộng đồng và loài người như
thế nào. Sự tập trung sẽ bao gồm cả việc ấp ủ công bằng xã hội mà nó làm cho các gia đình có
khả năng đến gần với các phương kế để thực hiện đến cùng mục đích mà họ đã chọn.
Chính vì vậy giáo dục và thực hành công tác xã hội ở Canada nhấn mạnh vào việc trao quyền
cho các gia đình bởi họ phải đấu tranh để đạt tới những nhu cầu của các thành viên trong gia
đình họ trong những ngữ cảnh đa dạng của xã hội. Sự nhấn mạnh cần được đánh giá đúng để
hiểu rõ được sức mạnh mà nhiều nhóm gia đình đem lại kinh nghiệm của việc nuôi nấng con cái
và cách sử dụng thực hành kết hợp để làm việc hướng tới mục đích đã được quyết định qua lại
lẫn nhau. Các sinh viên cần kiểm tra sự đánh giá và can thiệp của các mô hình thực hành gia
đình để đảm bảo sự phù hợp của họ với công việc với gia đình có kết hợp và dựa trên sức mạnh.
Việc nghiên cứu cần dạy cho sinh viên xác định và phát triển các chiến thuật cho các tình huống
mà ở đó các giá trị cá nhân và nghề nghiệp mâu thuẫn với các giá trị của thân chủ và những
người trợ giúp các dịch vụ khác trong hệ thống. Đây là những bài học quan trọng cho sự hồi
sinh nền giáo dục công tác xã hội như ở Việt Nam.
Các nhân viên công tác xã hội thường phải đương đầu với sự căng thẳng của môi trường công
việc. Sự căng thẳng này liên quan không chỉ tới số lượng công việc mà còn liên quan tới sự mâu
thuẫn giá trị của việc kiểm soát xã hội và hoạt động xã hội trong công tác xã hội mà các nhân
viên công tác xã hội có thể trải qua. Câu hỏi giáo dục công tác xã hội sẽ chuẩn bị cho các sinh
viên sắp tốt nghiệp đại học tốt như thế nào đối với sự căng thẳng của môi trường công việc sao
cho xứng với sự chú ý trong việc phát triển giáo dục công tác xã hội ở Canada.
Phát triển Cộng đồng
Công tác xã hội là một nghề dựa vào cộng đồng; và đây là đặc trưng quan trọng của định hướng
thực hành công tác xã hội nói chung ở Canada. Các nhân viên công tác xã hội được nhìn nhận là
có sự kết nối mạnh với cộng đồng thông qua sự đa dạng của môi trường công việc. Các nhân
viên công tác xã hội được nhận thức để nhạy cảm với cộng đồng như là kết quả của cách tiếp
cận giáo dục công tác xã hội dựa vào cộng đồng của Canada. Đây là sự phù hợp với xã hội văn
hóa đa dạng như Canada.
Có sự phù hợp về văn hóa được tăng lên trong giáo dục công tác xã hội ở Canada. Khắp đất
nước có 34 chương trình về công tác xã hội phản ánh nhu cầu đa dạng và mật độ dân số. Một số
lượng chương trình có sự tập trung đặc biệt vào những người thổ dân và các vấn đề của vùng
phương bắc trong khi các chương trình khác thì nhấn mạnh vào sự đa dạng về văn hóa và các
dịch vụ đối với những người nhập cư và người tị nạn, đáp ứng tới các nhu cầu của cộng đồng
11
đặc biệt mà họ phục vụ. Các vấn đề về giới đang được đưa vào với tất cả các khía cạnh của công
tác xã hội. Một vài trường Công tác xã hội của Canada đã tiếp nhận triển vọng về công tác xã
hội của những nhà bình quyền như một khung có ưu thế hơn. Những yêu cầu có ảnh hưởng trội
của CASSW cố gắng nâng cao tính đa dạng về văn hóa và dân tộc trong các trường và tăng
cường sự phát triển của thực hành chống áp bức và chống phân biệt sắc tộc. Tất cả các chương
trình đại học ở Canada đều đang yêu cầu có các khóa học với sự tập trung cơ bản vào việc
chống sắc tộc hoặc sự nhạy bén về văn hóa và hầu hết hiện nay đều có các khóa học về các vấn
đề của người thổ dân (Theo Westhues và các tác giả khác, năm 2001). Trong khi sự tiến bộ đang
được tạo ra để nâng cao sự phù hợp về văn hóa của nền giáo dục công tác xã hội trong sự tự
nhiên của nền văn hóa đa dạng trong xã hội Canada thì càng cần có nhiều sự cố gắng nỗ lực để
đầu tư nhằm đạt được nhu cầu của các dịch vụ trợ giúp đối với một số lượng đang phát triển của
người thổ dân và những người từ các dân tộc thiểu số ở Canada.
Chính sách xã hội
Giá trị công tác xã hội ở Canada là sự giao phó của nó đối với công bằng xã hội, sự thẳng thắn
không thiên vị và sự đánh giá cao sức mạnh của con người và khả năng thay đổi của họ. Công
tác xã hội còn được miêu tả như một thiên hướng của con người, một sự miêu tả phù hợp với ý
niệm và ý tưởng của sự chăm sóc, chia sẻ và sự hy sinh (Theo Westhues và các tác giả khác,
năm 2001). Trong thực hành công tác xã hội ở Canada có mâu thuẫn về giá trị giữa làm chủ xã
hội và hoạt động xã hội trong công tác xã hội. Đáng tiếc là một số nhân viên công tác xã hội
miêu tả bản thân mình như là "một cảnh sát phục vụ xã hội" người giám sát các hoạt động của
thân chủ mình.
Công tác xã hội đang bị miễn cưỡng gia tăng trong các chức năng xác định hẹp mà nó phải làm
với sự nghiên cứu thị trường hơn là với sự phát triển của chất lượng dịch vụ mà đạt được những
kết quả vững chắc. Caragata (năm 1997) gợi ý rằng "môi trường hiện nay đòi hỏi chúng ta phải
nghĩ lại việc thực hành của chúng ta sao cho tốt hơn để đạt được mục đích của những người
đang ở bên lề của xã hội" (Trích lời của Westhues và các tác giả khác, năm 2001). Bà ủng hộ
cho những nhân viên công tác xã hội không chấp nhận những sự thay đổi có tác động mạnh tới
nghề nghiệp.
Các nhân viên công tác xã hội thường không được nhìn nhận là người biện hộ cho các nhóm
người bị áp bức hoặc cho sự thay đổi của xã hội. Westhues và các tác giả khác (năm 2001) đã
trình bày về quan điểm của những nhóm người thổ dân mà thế giới quan của họ khác với những
nhóm người chủ đạo. Triển vọng của người thổ dân đã nhìn nhận công tác xã hội của Canada
như là sự ảnh hưởng còn dư lại của chế độ thực dân hóa, và vì thế nó có liên quan tới cái đã xảy
ra của sự đàn áp và thống trị. Nó ngấm vào viễn cảnh có ưu thế hơn mà được nhìn như bị áp bức
bởi người thổ dân và các nhóm người thiểu số khác.
Nghiên cứu xã hội
Nghiên cứu có chất lượng là sự phê phán trong việc làm giảm bớt hố ngăn cách giữa lý thuyết
và thực hành. Có sự thúc bách để lựa chọn theo lối kinh nghiệm các biện pháp trị liệu và sự can
thiệp bởi vì để có hiệu quả, người nhân viên cần phải biết cái gì là hiệu quả. Khi cộng đồng
những người đang thực hành một kỹ năng, những nhà nghiên cứu, và các sinh viên ham muốn
được áp dụng các phương pháp khoa học để phân tích các vấn đề về công tác xã hội tiếp tục
12
phát triển thì nhu cầu cần thiết để công bố có tính chất chuyên môn đối với kết quả của thực
hành công tác xã hội chẳng bao giờ là lớn lao hơn cả. Nghiên cứu là lĩnh vực thực hành quan
trọng. Người ta đã nói rất rõ trong phần đề cương khóa học của báo cáo đại học Khoa Công tác
xã hội ở trường đại học tổng hợp Regina (năm 2002): “Các sinh viên công tác xã hội cần kỹ
năng nghiên cứu để giữ những thông tin cập nhật với thực hành và để lượng giá việc thực hành
của riêng họ. Kỹ năng nghiên cứu cung cấp cơ sở mà từ đó có thể dẫn tới hoạt động xã hội và
các dạng phát triển cộng đồng khác nhau. Cũng là quan trọng khi các sinh viên hiểu được điều
nghiên cứu có thể được dùng như thế nào để hoặc là trao quyền hoặc là áp bức con người”
(trang 45).
Một trong những mối quan tâm của chính sách hiện nay và ảnh hưởng của nó đối với những
người tàn tật và với toàn xã hội ở cả hai nước Canada và Việt Nam là cung cấp sự hiểu biết cơ
bản về các phương pháp nghiên cứu xã hội và ứng dụng của các phương pháp này vào thực
hành công tác xã hội. Các sinh viên công tác xã hội nên trao đổi về các phương pháp nghiên cứu
trong ngữ cảnh của tính logic và lý thuyết của cả hai nghiên cứu xã hội: định tính và định lượng.
Sự cải tiến trong thực hành có được thông qua sự áp dụng nguyên tắc nghiên cứu và các thủ
thuật qua các bài tập trên lớp và ví dụ về các ca và thông qua các bài được giao về làm. Một loạt
các cách tiếp cận đang được bàn tới và người ta đang chú ý đặc biệt tới mối quan tâm về vai trò
của nghiên cứu trong việc xác định những ảnh hưởng của các chương trình và các chính sách xã
hội.
Nói chung, các sinh viên công tác xã hội ở Canada đang được trang bị kiến thức và kỹ năng
tương xứng và thích hợp về nghiên cứu. Trong khóa học nghiên cứu xã hội, các sinh viên học
cách lựa chọn vấn đề nghiên cứu như thế nào, trình bày rõ ràng chính xác về các giả thuyết, thiết
kế các nghiên cứu, thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu và làm sáng tỏ các kết quả. Các thủ thuật
nghiên cứu định tính và định lượng đang được kiểm tra. Thêm vào đó, để đạt được kiến thức về
mặt lý thuyết và kỹ năng suy nghĩ có phê phán cần thiết cho việc sắp đặt một nghiên cứu xã hội,
các sinh viên phải có kiến thức thực hành về nghiên cứu như thế nào thông qua các bài tập trên
lớp và các dự án. Các sinh viên có cơ hội để chứng minh cho các kỹ năng và kiến thức của phần
mềm SPSS đối với việc phân tích dữ liệu, phát triển sự nhận thức của các vấn đề chính trị và
đạo đức được tham gia vào việc nghiên cứu xã hội, và được cung cấp cơ hội để thảo luận và
lượng giá mối quan hệ giữa nghiên cứu xã hội và chính sách xã hội. Các sinh viên phát triển khả
năng lượng giá việc thực hành của cá nhân thông qua việc sử dụng thiết kế môn học đơn lẻ và
học để nhận thức được tầm quan trọng của lượng giá thực hành.
Công tác xã hội được nhìn nhận là một ngành đa dạng nhưng phạm vi của các cơ quan và lĩnh
vực thực hành gây nên sự thiếu chắc chắn và thiếu kiến thức thống nhất. Các nhân viên công tác
xã hội ở Canada ngày càng được yêu cầu làm việc với những người có nhu cầu phức tạp cao
như trẻ em và thanh niên với triệu chứng nghiện rượu từ trong bào thai. Các nhân viên công tác
xã hội cũng cần nghiên cứu có tính đặc biệt và kỹ năng sử dụng máy tính để chuẩn bị cho kế
hoạch đề xuất và lượng giá để trợ giúp hoặc tăng cường các chương trình và dịch vụ.
Hành chính và Quản lý
Từ “hành chính” bắt nguồn từ từ gốc “ministrate” có nghĩa là phục vụ, chăm sóc, giúp đỡ. Định
nghĩa này cung cấp sự hiểu biết rõ ràng và thích hợp về vai trò của hành chính. Nghĩa thực của
13
từ hành chính có liên quan tới thực hành có thực của công tác xã hội thông qua việc phục vụ
thân chủ. Trong công tác xã hội, hành chính được hiểu như phục vụ người thực hành kỹ năng
bởi việc cung cấp các nguồn, các cấu trúc và môi trường tạo nên thực hành có khả năng và nghệ
thuật giúp đỡ (Theo Rosenberg, năm 1984).
Thực hành công tác xã hội ở Canada đang vận động hướng tới qui tắc thông qua chứng chỉ và
đăng ký. Tất cả các tỉnh của Canada hiện nay đều có một số dạng luật gắn liền với qui tắc nghề
nghiệp (Theo Westhues và các tác giả khác, năm 2001). Sự tự nhiên của qui tắc làm thay đổi
đáng kể qua các tỉnh, nhưng sự phát triển này nói chung được xem như là sức mạnh mà ở đó nó
có nghĩa là những người thực hành kỹ năng công tác xã hội hiện nay đang phải chịu trách nhiệm
nhiều hơn đối với công chúng mà họ phục vụ.
Một nghiên cứu về công tác xã hội thuộc khu vực quốc gia (năm 1999) cho biết giữa năm 1991
và 1996 đã có sự tăng lên 22.9 phần trăm về số lượng vị trí công tác xã hội trên khắp đất nước.
Sự gia tăng này tuy nhiên không phải là giống nhau ở tất cả các tỉnh. Quebec, Saskatchewan và
British Columbia đã trải qua sự gia tăng lớn lao trong khi Newfoundland, Ontario và Nova
Scotia chỉ nhìn thấy sự giảm rất nhỏ trong tổng số các vị trí của công tác xã hội. Năm 1996 tỷ lệ
thất nghiệp có tính quốc gia đối với công tác xã hội là 3.6 phần trăm so sánh với tỷ lệ có tính
quốc gia đối với tất cả các nghề là 10.1 phần trăm. Dữ liệu từ sự điều tra dân số của Canada đã
chỉ ra sự thay đổi từ việc làm của chính phủ tới việc làm trong các tổ chức như chính phủ hoặc
các cơ quan dựa vào cộng đồng hoặc các hiệp hội giữa năm 1991 và năm 1996. Đối với những
cơ quan và tổ chức xác định bản thân như là những nhân viên công tác xã hội thì có sự giảm 19
phần trăm trong các vị trí của chính phủ trong suốt thời gian này (Theo Westhues và các tác giả
khác, năm 2001).
Người ta nói rằng các nhân viên công tác xã hội đã bắt kịp được nhu cầu của thói quan liêu ở
một chừng mực nào đó chống đối lại nhằm phấn đấu đến công bằng xã hội. Nghề công tác xã
hội ngày càng được xác định với hệ thống công chức quan liêu và chế độ kỹ trị và điều này làm
xói mòn tự do ý chí nghề nghiệp và giá trị của công tác xã hội. Mặc dù hiện nay chỉ có một vài
nơi làm việc của nhân viên công tác xã hội trong các dịch vụ của chính phủ, một tỷ lệ lớn hơn
những nhân viên công tác xã hội làm việc ở những chỗ nơi mà pháp luật, các quy tắc, chính
sách, thủ tục và các tiêu chuẩn đang khống chế các hoạt động của họ. Nhiều nhân viên công tác
xã hội đã cảm thấy là vai trò của họ đang chuyển sang vai trò của kiểm soát xã hội. Sự ủy thác
của các dịch vụ từ các tỉnh tới các cộng đồng và các thành phố tự trị là kết quả trong sự tạo nên
các cơ quan lớn đang trở nên quan liêu hơn và ít tập trung đến nhu cầu của thân chủ.
Khuynh hướng trong quyền lực pháp lý ở Canada đang thay thế những người lãnh đạo công tác
xã hội với những nhà quản lý định hướng “công việc”, những người thoải mái hơn với tầm quan
trọng của vị trí thị trường. Việc áp dụng các nguyên tắc công việc để phát triển và phân phối các
dịch vụ con người đã không tạo nên một môi trường trợ giúp cho khả năng lãnh đạo của công
tác xã hội.
Các nhân viên công tác xã hội ở Canada gần đây đã đề cập đến những mối quan tâm của họ về
sự tan rã đang tăng lên, về sự làm mờ nhạt vai trò của nhân viên công tác xã hội và về de- nghề
nghiệp hóa trong ngữ cảnh ngành học thuật công tác xã hội. Công tác xã hội đang trở thành một
ngành có thể hoán đổi cho nhau khi các ngành khác bắt đầu thừa nhận vai trò truyền thống của
công tác xã hội. Ở những nơi học thuật, các ngành như y tá và những nhà vật lý trị liệu nghề
14
nghiệp thì thừa nhận vai trò quản lý ca mà nó thường được các nhân viên công tác xã hội thực
hiện ví dụ như thế. Ở nhiều bệnh viện, số lượng những người giám sát công tác xã hội đang
được giảm bớt.
Một đề tài khác về sự yếu kém đang nổi lên đó là các nhân viên công tác xã hội và tổ chức công
tác xã hội dường như không có khả năng để tăng cường và trao đổi ngành nghề. Công tác xã hội
được xem như là có những kỹ năng yếu kém trong các mối quan hệ quần chúng khi nó đi đến sự
tự nâng cao (Theo Westhues và các tác giả khác, năm 2001).
Sự liên kết giữa Lý thuyết và Thực hành
Một trong những mặt mạnh mà nó đặc trưng cho công tác xã hội ở Canada là sự định hướng
thực hành nghề nghiệp. Sự định hướng thực hành được miêu tả như một cách tiếp cận có hệ
thống và chính thể luận hướng tới sự hiểu biết con người và cấu trúc xã hội. Cách tiếp cận này
được áp dụng rộng rãi qua nhiều cơ sở và khu vực thực hành. Giáo dục công tác xã hội ở
Canada kết nối lý thuyết với thực hành, đặc biệt là ở lĩnh vực hợp thành của giáo dục. Sự yêu
cầu được chính thức công nhận của Hiệp hội các trường Công tác xã hội của Canada (Theo
CASSW, năm 1998) đã đưa ra những điều kiện tối thiểu là phải đạt được 700 giờ ở lĩnh vực
giáo dục đối với bằng cử nhân Công tác xã hội, 900 giờ đối với bằng thạc sĩ Công tác xã hội với
thời gian đào tạo 2 năm (sau cử nhân), và 450 giờ đối với bằng thạc sĩ trong thời gian đào tạo 1
năm (sau cử nhân xã hội). Điều này yêu cầu các sinh viên phải dành thời gian vào một tổ chức
hoặc một cơ quan áp dụng kiến thức và kỹ năng của mình dưới sự hướng dẫn của người dạy
được chấp thuận trong lĩnh vực này. Những yêu cầu được công nhận tương tự cũng đặt ra những
kỹ thuật cho việc kết nối giữa cộng đồng thực hành và viện giáo dục ví dụ như đào tạo cho một
cơ quan dựa vào lĩnh vực của người dạy và đầu vào của sự kết hợp nghề nghiệp trong sự xem
xét được chính thức thừa nhận.
VIỆT NAM
Định nghĩa về Công tác xã hội: Thuật ngữ của Việt Nam về công tác xã hội là thuật ngữ chung
mà nó bao gồm tất cả những việc tốt và việc từ thiện mà bất kỳ ai cũng có thể làm được (Theo
Nguyễn, năm 2002). Đối với những người ở các trường đại học thì công tác xã hội được hiểu
như là một phần kiến thức lý thuyết được truyền đạt thông qua các bài giảng. Định nghĩa về
công tác xã hội của Việt Nam sẽ hầu như có thể phát triển và thay đổi như định nghĩa của quốc
tế ở thế kỷ 20. Sự nhấn mạnh sẽ xê dịch và triết học sẽ phản ánh những giá trị thay đổi, những
quan niệm và niềm tin sẽ được chuyển dịch sang các chính sách được thay đổi qua thời gian. Nó
sẽ không tĩnh tại, mà đã bén rễ vào những năm 1990 nơi mà nó tái sinh và bắt đầu quá trình
hoàn thiện. Vấn đề chính là phương hướng của Công tác xã hội để đạt được nhu cầu tốt hơn của
xã hội Việt Nam sau thời kỳ “Đổi mới”.
Phương hướng của thực hành công tác xã hội: Đã trợ giúp với các vấn đề xã hội mới từ quá
trình đổi mới, một quá trình phát triển công tác xã hội với hai nhánh đã đang được thực hiện ở
Việt Nam trong suốt những năm 1990. Đây cũng là sự phát triển của giáo dục công tác xã hội
theo nghi thức ở trình độ đại học (học thuật và đào tạo kỹ năng) và là sự chuẩn bị cho các khóa
đào tạo ngắn hạn về các kiến thức và kỹ năng cơ bản của Công tác xã hội đối với những người
dân và với các nhân viên (đang đào tạo kỹ năng). Hai cách tiếp cận này đang trợ giúp cho nhau.
15
Những khóa ngắn hạn đã giúp để tạo nên sự nhận thức được nhu cầu đòi hỏi của kiến thức và kỹ
năng nghề nghiệp công tác xã hội đã có ở miền Nam từ năm 1954 và ở miền Bắc năm 1975.
Giáo dục Công tác xã hội: Miền bắc và miền nam trước đây về văn hóa và lịch sử đã khác nhau
ở nhiều cách trong đó có cả các định nghĩa về thực hành an sinh xã hội. Khoa Nghiên cứu Phụ
nữ của trường Đại học mở bán công ở thành phố Hồ Chí Minh đã là trường đầu tiên cấp bằng
đào tạo Công tác xã hội ở Việt Nam năm 1992. Năm 2001 Khoa Nghiên cứu Phụ nữ đã mở rộng
việc đào tạo bằng cử nhân bắt đầu 2 năm thành khóa học 4 năm để có bằng và đã giới thiệu một
thành tố “thực hành” thích hợp với mục đích ban đầu mà nó đã được dự định như cộng đồng
ứng dụng dựa vào khóa học công tác xã hội.
Phát triển công tác xã hội ở phía nam đã được thúc đẩy khi nhóm đào tạo Công tác xã hội được
thành lập vào năm 1995, lấp đi khoảng trống ở hệ thống của Hà Nội. Trong số các thành viên
của nhóm đào tạo công tác xã hội là những người đã tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân
hai năm ở Khoa Nghiên cứu Phụ nữ của trường Đại học mở. Nhóm đã đóng góp cho sự thúc đẩy
công tác xã hội, đặc biệt là ở phía nam. Chỉ phải mất nửa thập niên để chuyển đổi từ “không biết
gì về công tác xã hội” ở phía bắc đến việc có được công tác xã hội ở trường đại học và các tổ
chức quần chúng như một cách tốt hơn để nói đến các vấn đề hiện đại (Theo Kelly, năm 2003).
Trường Cao đẳng Lao động - Xã hội ở Hà Nội (gọi tắt là COLSA) hiện đang đào tạo ở trình độ
cao đẳng về Quản lý lao động, Công tác xã hội, Hạch toán Kế toán và Kỹ thuật chỉnh hình.
Trường Cao đẳng Lao động - Xã hội đang đào tạo chương trình Công tác xã hội với thời gian 3
năm từ năm 1997. Trong năm 2005 trường đã được công nhận lên Đại học và có thể đào tạo
chương trình ở trình độ cử nhân. Trường có khoa Công tác xã hội. Một số lượng học viện đào
tạo ở phía nam như Trường Đào tạo Hội liên hiệp phụ nữ và Trường Đào tạo Hội thanh niên
cũng đã kết hợp chặt chẽ công tác xã hội với triết học làm việc cộng đồng và giáo học pháp
trong các chương trình đào tạo của mình.
Trường Đại học Quốc gia Hà Nội đã bắt đầu đào tạo Công tác xã hội của trường vào năm 1996
sử dụng hướng đi có tính chất học thuật thông qua các môn học có tính chất bắt buộc trong
chương trình Xã hội học của Khoa Xã hội học với kết quả là bằng cử nhân xã hội học. Từ việc
bắt đầu này các giảng viên đại học và những nhân viên đã di chuyển mau lẹ, qua đào tạo, vượt
qua sự thăm hỏi và lòng nhiệt tình, để tới với mô hình công tác xã hội phù hợp đối với ngữ cảnh
của Việt Nam.
Từ giữa những năm 90, việc đào tạo tại chức ngắn hạn đã được mở ra cho các nhân viên của Ủy
ban Chăm sóc và Bảo vệ trẻ em (gọi tắt là CPCC), Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh
niên cũng như Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Các cuộc hội thảo và các khóa học này đã
cung cấp những kỹ năng cơ bản, kiến thức thành thạo tới trình độ của năng lực quy định đối với
hàng ngàn nhân viên cơ sở ở cộng đồng.
Giáo dục và đào tạo ở Việt Nam phản ánh sự kết hợp của chính sách xã hội, gia đình và cộng
đồng, những niềm tin ý thức hệ và ngữ cảnh. Nó tạo ra khung toàn diện cho sự phát triển của
những con người hữu ích và có trách nhiệm, những người phản ánh nền giáo dục hệ tư tưởng
chính trị của Việt Nam và thúc đẩy sự phát triển nhân cách, gia đình và phát triển xã hội bằng
cách cung cấp cho người dân kiến thức và công cụ mà họ cần để suy nghĩ một cách có sáng tạo
16
và phát triển các khả năng thực hành cho phép họ độc lập. Phần tiếp theo sẽ phân tích nền giáo
dục Công tác xã hội hiện tại ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, công tác xã hội được học ở đại học mới chỉ bắt đầu được nhận biết. Chương trình
giáo dục công tác xã hội mới ở Việt Nam có sự ngang bằng với chương trình của các trường đại
học khác ở trình độ cử nhân. Đó là chương trình học 4 năm với 210 đơn vị: trong đó có 84 giờ
dành cho kiến thức đại cương như Chính trị, Chủ nghĩa Mác-Lê Nin và Ngoại ngữ; 106 giờ cho
kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp (trong đó chỉ có 52 giờ là dành cho kiến thức chuyên ngành).
Chương trình được xây dựng theo các mức độ liên tiếp: các môn học tổng quát theo chương
trình chung với các môn học bắt buộc do Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định (gọi tắt là MOET)
như Chính trị, Chủ nghĩa Mác-Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và các đề tài đặc biệt cho đào tạo
chuyên ngành.
Hiện nay người ta nhận ra rằng có sự cách biệt lớn giữa yêu cầu đào tạo và tính ích lợi của
những nhà giáo dục công tác xã hội. Ở Việt Nam có khoảng hơn 15 giáo viên được đào tạo
chuyên ngành Công tác xã hội. Hầu hết trong số đó là ở miền Nam Việt Nam. Do vậy cần có
nhu cầu cấp bách cho việc phát triển những nhà giáo dục Công tác xã hội. Trong sự phát triển
hiện nay, Khoa Công tác xã hội của trường Đại học Tổng hợp Regina đã phối kết hợp với
trường Cao đẳng ở Hà Nội và đang đào tạo 7 thạc sĩ công tác xã hội sẽ tốt nghiệp vào năm
2006.
Công tác xã hội với Cá nhân, Gia đình và Nhóm
Giáo dục công tác xã hội đối với làm việc với cá nhân và gia đình trợ giúp cho quá trình trao
quyền. Nó bao gồm các khái niệm và mục tiêu của sự nghiên cứu dựa vào ca (công tác xã hội
với cá nhân), các giá trị, các nguyên tắc của các hoạt động trong ca; các quá trình sử lý ca; và
các công cụ của công cụ trong ca (đánh giá và nhận dạng vấn đề, phỏng vấn, tham vấn và kỹ
năng ghi âm).
Gia đình là đơn vị xã hội cơ bản trong xã hội chúng ta. Chức năng của gia đình là để khuyến
khích, bảo vệ và làm cho trẻ em thích nghi với xã hội. Trong suốt thời gian lịch sử các nhân viên
công tác xã hội cung cấp dịch vụ trực tiếp cho gia đình với sự nhận thức rằng gia đình thực hiện
chức năng trong phạm vi ngữ cảnh chính trị, kinh tế và xã hội rộng lớn. Các dịch vụ được cung
cấp trong phạm vi sắp đặt cả của công cộng và cá nhân trong đó có các trường học, bệnh viện,
nhà tù, trạm y tế sức khỏe tâm thần, các cơ quan an sinh trẻ em, bệnh viện điều dưỡng, nhà an
toàn và những nơi nương tựa. Khi các nhân viên công tác xã hội phát triển và thay đổi khung
đặc biệt và kỹ năng trị liệu để tăng cường chức năng tối ưu của tất cả các gia đình, họ được
hướng dẫn bởi các giá trị và đạo đức công tác xã hội trợ giúp cho sự chuyển dịch vụ hợp lý tới
các thân chủ những người bày tỏ sự ham thích khác nhau và nhu cầu và với sự tôn trọng tính
cách sắc tộc, giai cấp, giới, tôn giáo và/hoặc định hướng giới tính của các thành viên trong gia
đình.
Trong làm việc với nhóm, các nhân viên phải có các kỹ năng làm việc với nhóm và kỹ năng làm
cho thuận tiện. Quan trọng là biết các vai trò và ý nghĩa của nhóm đối với cu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_tich_ve_giao_duc_va_thuc_hanh_cong_tac_xa_hoi_o_viet_na.pdf