Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

 DN được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam được trích tối

đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm trước khi tính thuế TNDN để lập Quỹ phát triển KHCN

của DN. DN tự xác định mức trích lập Quỹ phát triển KHCN theo quy định trước khi tính

thuế TNDN. Hàng năm nếu doanh nghiệp có trích lập quỹ phát triển khoa học công nghệ thì

doanh nghiêp̣ phải lập Báo cáo trích , sử dụng Quỹ phát triển KHCN và kê khai mức trích lập ,

số tiền trích lập vào tờ khai quyết toán thuế TNDN. Báo cáo việc sử dụng Quỹ phát triển

KHCN được nộp cùng tờ khai quyết toán thuế TNDN.

(2) Trong thời hạn 5 năm, kể từ khi trích lập, nếu Quỹ phát triển KHCN của DN

không được sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% hoặc sử dụng không đúng mục đích thì DN

phải nộp NSNN phần thuế TNDN tính trên khoản thu nhập đã trích lập quỹ mà không sử

dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích và phần lãi phát sinh từ số thuế TNDN đó.

Số tiền sử dụng không đúng mục đích thì sẽ không được tính vào tổng số tiền sử dụng

cho mục đích phát triển KHCN.

- Thuế suất thuế TNDN dùng để tính số thuế thu hồi là thuế suất áp dụng cho DN

trong thời gian trích lập quỹ.

- Lãi suất tính lãi đối với số thuế thu hồi tính trên phần quỹ không sử dụng hết là lãi

suất trái phiếu kho bạc loại kỳ hạn một năm áp dụng tại thời điểm thu hồi và thời gian tính lãi

là hai năm.

pdf21 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 760 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uế TNDN năm 2003 và Luật Thuế TNDN năm 2008. Luật Thuế TNDN năm 2008 đã góp phần hoàn thiện khung pháp luật thuế TNDN, cải thiện môi trường đầu tư theo hướng mở rộng hơn nữa cho các nhà đầu tư nước ngoài và tạo cơ sở vững chắc cho việc bổ sung nguồn NSNN trong giai đoạn hiện nay. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế TNDN; Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư số 130/2008/TT- BTC ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN và Nghị định số 124/2008/NĐ- CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ; và mới đây nhất là Thông tư số 18/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 28/02/2011 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế TNDN, trong đó quy định rất cụ thể về các chế độ ưu đãi thuế TNDN. Mặt khác, triển khai thực hiện chủ trương kích cầu đầu tư và tiêu dùng, tháo gỡ khó khăn đối với DN và thực hiện những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã, Chính phủ và Bộ Tài chính đã ban hành các Nghị quyết, Quyết định và Thông tư hướng dẫn kịp thời. 8 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ƢU ĐÃI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM 2.1 Những quy định pháp luật hiện hành về ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam 2.1.1 Điều kiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp Các ưu đãi về thuế TNDN chỉ áp dụng đối với DN thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định và đăng ký, nộp thuế TNDN theo kê khai. DN phải hạch toán riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được ưu đãi thuế; trường hợp không hạch toán riêng được thì thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được ưu đãi thuế được xác định theo tỉ lệ doanh thu giữa hoạt động sản xuất, kinh doanh được ưu đãi thuế trên tổng doanh thu của DN. Về ưu đãi về thuế suất và thời gian miễn giảm thuế TNDN không áp dụng đối với: Thu nhập khác của DN; thu nhập từ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quí hiếm khác; thu nhập từ kinh doanh trò chơi có thưởng, cá cược theo quy định của pháp luật và trường hợp khác được Chính phủ quy định. 2.1.2 Nguyên tắc áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp Nguyên tắc áp dụng ưu đãi thuế TNDN được quy định cụ thể, rõ ràng, bao gồm 8 nguyên tắc. 2.1.3 Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi và thời hạn áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi Tại Điều 10 Luật Thuế TNDN năm 2008 quy định: Thuế suất thuế TNDN là 25%, trừ trường hợp ưu đãi về thuế suất (Điều 13 Luật thuế TNDN) và thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh. Ưu đãi về thuế suất quy định cụ thể như sau: (1) Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn mười lăm năm (15 năm) áp dụng đối với: - DN thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ. - DN thành lập mới từ dự án đầu tư tại khu kinh tế, khu công nghệ cao được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; - DN thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực: (+) Công nghệ cao theo quy định của pháp luật; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; (+) Đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định; (+) Sản xuất sản phẩm phần mềm. (2) DN thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực quy định tại gạch đầu dòng thứ ba điểm (1) nêu trên thuộc loại dự án có quy mô lớn, công nghệ cao hoặc mới cần đặc biệt thu hút đầu tư thì thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi 10% có thể kéo dài thêm nhưng tổng thời gian áp dụng thuế suất 10% không quá 30 năm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ căn cứ theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính. 9 (3) Thuế suất 10% trong suốt thời gian hoạt động đối với phần thu nhập của DN có được từ hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường (sau đây gọi chung là lĩnh vực xã hội hoá). Danh mục chi tiết các hoạt động trong lĩnh vực xã hội hoá được thực hiện theo danh mục do Thủ tướng Chính phủ quy định. (4) Thuế suất ưu đãi 20% trong thời gian mười năm (10 năm) áp dụng đối với DN thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ. (5) Thuế suất ưu đãi 20% trong suốt thời gian hoạt động được áp dụng đối với Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và Quỹ tín dụng nhân dân. Đối với Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, quỹ tín dụng nhân dân thành lập mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ sau khi hết thời hạn áp dụng thuế suất 10% quy định tại gạch đầu dòng thứ nhất điểm (1) nêu trên thì chuyển sang áp dụng mức thuế suất 20%. (6) Thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi quy định nêu trên được tính liên tục từ năm đầu tiên DN có doanh thu từ hoạt động được hưởng ưu đãi thuế. (7) Hết thời gian áp dụng mức thuế suất ưu đãi tại điểm (1), điểm (2), điểm (4) nêu trên, DN chuyển sang áp dụng mức thuế suất 25%. 2.1.4 Mức và thời gian miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp Mức và thời gian miễn giảm thuế TNDN đã được nhà nước ta quy định khá rõ ràng từng trường hợp. Theo đó: (1) Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với: - DN thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ. - DN thành lập mới từ dự án đầu tư tại khu kinh tế, khu công nghệ cao được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; - DN thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực: (+) Công nghệ cao theo quy định của pháp luật; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; (+) Đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy thuỷ điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định; (+) Sản xuất sản phẩm phần mềm. Để được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo trường hợp DN thành lập mới từ dự án đầu tư vào các ngành nghề đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định thì DN phải phát sinh doanh thu, thu nhập từ quá trình hoạt động của các dự án đầu tư nêu trên. Trường hợp các DN thực hiện thi công, xây dựng các công trình này thì phần thu nhập từ hoạt động thi công, xây dựng các công trình này không được hưởng ưu đãi thuế TNDN. - DN thành lập mới trong lĩnh vực xã hội hoá thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ. 10 (2) Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 5 năm tiếp theo đối với DN thành lập mới trong lĩnh vực xã hội hoá thực hiện tại địa bàn không thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ. (3) Miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo đối với DN thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ. (4) Thời gian miễn thuế, giảm thuế quy định nêu trên được tính liên tục từ năm đầu tiên DN có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế; Trường hợp DN không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư. (5) Năm miễn thuế, giảm thuế xác định phù hợp với kỳ tính thuế. Thời điểm bắt đầu tính thời gian miễn thuế, giảm thuế tính liên tục kể từ kỳ tính thuế đầu tiên DN bắt đầu có thu nhập chịu thuế (chưa trừ số lỗ các kỳ tính thuế trước chuyển sang). Trường hợp, kỳ tính thuế đầu tiên DN có thu nhập chịu thuế, nhưng thời gian hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ dưới 12 tháng thì DN có quyền đăng ký với cơ quan thuế tính thời gian miễn thuế, giảm thuế ngay kỳ tính thuế đầu tiên đó hoặc tính từ kỳ tính thuế tiếp theo. Trường hợp DN đăng ký thời gian miễn giảm thuế vào kỳ tính thuế tiếp theo thì phải xác định số thuế phải nộp của kỳ tính thuế đầu tiên để nộp vào NSNN theo quy định. Kỳ tính thuế hướng dẫn tại điểm 3 Phần B Thông tư số 130/2008/TT-BTC không áp dụng để xác định ưu đãi miễn thuế, giảm thuế theo quy định tại điểm này. 2.1.5 Các trường hợp giảm thuế khác Ngoài ưu đãi về thuế suất, ưu đãi về thời gian miễn, giảm thuế, Chính phủ quy định về các trường hợp giảm thuế khác nhằm khuyến khích và thu hút đầu tư (11 trường hợp). 2.1.6 Chuyển lỗ (1) Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập chịu thuế. (2) DN sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì phải chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ. DN có số lỗ giữa các Quý trong cùng một năm tài chính thì được bù trừ số lỗ của quý trước vào các quý tiếp theo của năm tài chính đó. Khi quyết toán thuế TNDN DN xác định số lỗ của cả năm và chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm tiếp sau năm phát sinh lỗ theo quy định nêu trên. DN tự xác định số lỗ được trừ vào thu nhập chịu thu ế theo nguyên tắc nêu trên. Trường hợp trong thời gian chuyển lỗ có phát sinh tiếp số lỗ thì số lỗ phát sinh này (không bao gồm số lỗ của kỳ trước chuyển sang) sẽ được chuyển lỗ toàn bộ và liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra quyết toán thuế TNDN xác định số lỗ DN được chuyển khác với số lỗ do DN tự xác định thì số lỗ được chuyển xác định theo kết luận của cơ quan kiểm tra, thanh tra nhưng đảm bảo chuyển lỗ toàn bộ và liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ theo quy định. Quá thời hạn 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ, nếu số lỗ phát sinh chưa chuyển hết thì sẽ không được chuyển vào thu nhập của các năm tiếp sau. 11 (3) DN chuyển đổi loại hình DN, chuyển đổi hình thức sở hữu (kể cả giao, bán DN Nhà nước), sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế đến thời điểm có quyết định chuyển đổi loại hình DN, chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản của cơ quan có thẩm quyền. Số lỗ của DN phát sinh trước khi chuyển đổi sở hữu, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách phải được theo dõi chi tiết theo năm phát sinh và được tiếp tục chuyển vào thu nhập chiụ thuế của DN sau khi chuyển đổi sở hữu, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách để đảm bảo nguyên tắc chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ. (4) DN là liên doanh của nhiều DN khác, khi có quyết định giải thể mà bị lỗ thì số lỗ được phân bổ cho từng DN tham gia liên doanh. DN tham gia liên doanh được tổng hợp số lỗ phân bổ từ cơ sở liên doanh vào kết quả kinh doanh của mình khi quyết toán thuế nhưng đảm bảo nguyên tắc chuyển lỗ tính liên tục không quá năm (05) năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ của DN liên doanh. 2.1.7 Trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của DN (1) DN được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm trước khi tính thuế TNDN để lập Quỹ phát triển KHCN của DN. DN tự xác định mức trích lập Quỹ phát triển KHCN theo quy định trước khi tính thuế TNDN. Hàng năm nếu doanh nghiệp có trích lập quỹ phát triển khoa học công nghệ thì doanh nghiêp̣ phải lập Báo cáo trích , sử dụng Quỹ phát triển KHCN và kê khai mức trích lập , số tiền trích lập vào tờ khai quyết toán thuế TNDN. Báo cáo việc sử dụng Quỹ phát triển KHCN được nộp cùng tờ khai quyết toán thuế TNDN. (2) Trong thời hạn 5 năm, kể từ khi trích lập, nếu Quỹ phát triển KHCN của DN không được sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% hoặc sử dụng không đúng mục đích thì DN phải nộp NSNN phần thuế TNDN tính trên khoản thu nhập đã trích lập quỹ mà không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích và phần lãi phát sinh từ số thuế TNDN đó. Số tiền sử dụng không đúng mục đích thì sẽ không được tính vào tổng số tiền sử dụng cho mục đích phát triển KHCN. - Thuế suất thuế TNDN dùng để tính số thuế thu hồi là thuế suất áp dụng cho DN trong thời gian trích lập quỹ. - Lãi suất tính lãi đối với số thuế thu hồi tính trên phần quỹ không sử dụng hết là lãi suất trái phiếu kho bạc loại kỳ hạn một năm áp dụng tại thời điểm thu hồi và thời gian tính lãi là hai năm. - Lãi suất tính lãi đối với số thuế thu hồi tính trên phần quỹ sử dụng sai mục đích là mức lãi tính theo tỷ lê ̣phạt chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế và thời gian tính lãi là khoảng thời gian kể từ khi trích lập quỹ đến khi thu hồi. Ngày thu hồi là ngày hành vi vi phạm được phát hiện và lập biên bản (trừ trường hợp không phải lập biên bản) . Việc xác định thời điểm trích quỹ của số tiền sử dụng sai mục đích làm căn cứ tính lãi đối với số thuế thu hồi tính trên phần quỹ sử dụng sai mục đích theo nguyên tắc số tiền trích quỹ trước thì sử dụng trước. (3) Quỹ phát triển KHCN của DN chỉ được sử dụng cho đầu tư khoa học, công nghệ tại Việt Nam. Các khoản chi từ Quỹ phát triển KHCN phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật. (4) DN không được hạch toán các khoản chi từ Quỹ phát triển KHCN của DN vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế. 12 (5) DN đang hoạt động mà có sự thay đổi về hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập thì DN mới thành lập từ việc thay đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập được kế thừa và chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng Quỹ phát triển KHCN của DN trước khi chuyển đổi, hợp nhất, sáp nhập. DN nếu có Quỹ phát triển KHCN chưa sử dụng hết khi chia, tách thì DN mới thành lập từ việc chia, tách được kế thừa và chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng Quỹ phát triển KHCN của DN trước khi chia, tách. Việc phân chia Quỹ phát triển KHCN do DN quyết định và đăng ký với cơ quan thuế. 2.1.8 Thủ tục thực hiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp DN tự xác định các điều kiện ưu đãi thuế, mức thuế suất ưu đãi, thời gian miễn thuế, giảm thuế, số lỗ được trừ (-) vào thu nhập tính thuế để tự kê khai và tự quyết toán thuế với cơ quan thuế. Cơ quan thuế khi kiểm tra, thanh tra đối với DN phải kiểm tra các điều kiện được hưởng ưu đãi thuế, số thuế TNDN được miễn thuế, giảm thuế, số lỗ được trừ vào thu nhập chịu thuế theo đúng điều kiện thực tế mà DN đáp ứng được. Trường hợp DN không đảm bảo các điều kiện để áp dụng thuế suất ưu đãi và thời gian miễn thuế, giảm thuế thì cơ quan thuế xử lý truy thu thuế và xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định. 2.2 Khái quát tình hình thực hiện các quy định pháp luật về ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam trong thời gian qua Qua gần 3 năm thực hiện, Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 được Quốc hội khoá XII, ký họp thứ 3 thông qua ngày 03/6/2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009 đã đạt được những mục tiêu đặt ra trong quá trình tham gia xây dựng Luật, chính sách thuế TNDN đã đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng tốt. Pháp luật ưu đãi thuế TNDN và thủ tục hành chính thuế đã có những thay đổi lớn lao và nhiều văn bản pháp luật được ban hành, được các DN ghi nhận. Về cơ bản các chính sách thuế đã được Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế triển khai thực hiện kịp thời, đúng mục tiêu của các giải pháp về thuế của Quốc hội, Chính phủ nhằm kích cầu đầu tư, tiêu dùng, ngăn chặn suy giảm kinh tế, ngăn chặn lạm phát, tốc độ tăng GDP quý sau cao hơn quý trước. Do đó, dù thực hiện các giải pháp về thuế nhưng thu NSNN vẫn vượt dự toán, kinh tế vẫn tăng trưởng cao. Tóm lại, việc thực hiện pháp luật về thuế TNDN qua các năm đã đem lại nhiều kết quả tốt đẹp trên tất cả các mặt của đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, đã phần nào phát huy được vai trò là công cụ để điều tiết nền kinh tế vĩ mô, những mục tiêu kinh tế - xã hội mà nhà nước đã đề ra. 2.3 Những hạn chế, bất cập trong các quy định pháp luật về ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và trong triển khai áp dụng 2.3.1 Những hạn chế, bất cập trong các quy định pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp * Về thuế suất: chưa thực sự tạo điều kiện cho các DN tích tụ vốn tái đâu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh; chưa thực sự khuyến khích và thu hút được đầu tư trong và ngoài nước trong bối cảnh mới hiện nay. * Về các mức ưu đãi thuế TNDN - Đối tượng không áp dụng ưu đãi thuế đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (kinh doanh casino, trò chơi có thưởng, cá cược...): Đây 13 là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, không khuyến khích phát triển và cần quản lý chặt chẽ, chỉ mở cửa dần để thu hút du lịch, do đó, trường hợp cơ sở được phép kinh doanh hoạt động này thì không ưu đãi thuế TNDN, kể cả trường hợp thực hiện tại địa bàn có điều kiện khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn. - Ưu đãi thuế TNDN đối với hoạt động xuất bản: cần thiết phải có chính sách ưu đãi thuế TNDN đối với phần thu nhập tăng từ hoạt động xuất bản, in xuất bản phẩm, in báo chí và phát hành xuất bản phẩm của các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xuất bản. - Ưu đãi thuế TNDN đối với tổ chức tài chính vi mô: có ý kiến đề nghị cần có chính sách ưu đãi thuế TNDN đối với loại hình tổ chức này. - Ưu đãi thuế TNDN đối với DN nằm trong khu kinh tế: DN nằm trong khu kinh tế cũng hưởng ưu đãi như là DN trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là chưa phù hợp. - Về ưu đãi đối với dự án xây dựng nhà ở: Việc đầu tư xây dựng nhà ở cho học sinh, sinh viên; công nhân trong các KCN và người có thu nhập thấp đang là vấn đề xã hội bức xúc, cần có cơ chế khuyến khích kịp thời, phù hợp. * Ưu đãi đầu tư đối với dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường: Cần phải quy định rõ hơn thế nào là dự án đầu tư mở rộng để phân biệt với đầu tư mới. * Ưu đãi thuế đối với trường hợp DN đang trong thời gian được hưởng ưu đãi thuế TNDN do đáp ứng điều kiện ưu đãi về tỷ lệ xuất khẩu mà bị chấm dứt ưu đãi thuế theo cam kết WTO: cần thiết bổ sung quy định pháp luật về xử lý ưu đãi mang tính nguyên tắc cho các trường hợp này vào dự thảo Nghị định, Luật để đảm bảo cơ sở pháp lý trong thực hiện. * Về vấn đề chuyển lỗ: Qua trích dẫn trên cho thấy, cách hiểu về thời gian chuyển lỗ 5 năm liên tục là hoàn toàn khác nhau, cần có sự thống nhất giúp cho DN dự tính trước chiến lược kinh doanh và chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. * Về việc trích lập Quỹ phát triển KHCN: Tương tự, theo quy định của Thông tư số 130/2008/TT-BTC, DN được trích tối đa 10% trên thu nhập tính thuế để lập Quỹ phát triển KHCN. Tuy nhiên, các khoản chi nào được tính, khoản chi nào không được tính cũng như việc sử dụng quỹ này như thế nào vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể. Do vậy, cho đến nay DN vẫn còn lúng túng trong cách trích lập và sử dụng Quỹ phát triển KHCN. * Các khoản thu nhập khác: Việc xác định thu nhập chịu thuế và thu nhập được ưu đãi chưa hợp lý khi toàn bộ các khoản thu nhập khác đều không được ưu đãi thuế (trong đó có nhiều khoản thu nhập khác liên quan đến hoạt động kinh doanh được ưu đãi thuế TNDN). * Về thủ tục thực hiện ưu đãi thuế TNDN: Đặt ra vấn đề là làm thế nào quản lý được những gì DN tự giác làm đó, liệu có đủ niềm tin để cho ưu đãi nếu chỉ nghe một chiều thông tin như vậy hay không. Sự lo sợ của DN khi làm việc với cơ quan thuế đã cản trở DN yêu cầu quyền lợi của mình. * Về vấn đề luật hóa: Để phù hợp với thực tiễn và đảm bảo tính khả thi, Bộ Tài chính có Thông tư sửa đổi bổ sung. Các hướng dẫn của Bộ Tài chính là phù hợp, cần thiết nhưng chủ yếu dưới hình thức Thông tư, công văn hướng dẫn, chưa được luật hóa. 14 Nhiều trường hợp, cơ quan có thẩm quyền thay đổi các chính sách thuế nhưng lại không ban hành văn bản hướng dẫn kịp thời nhất về thủ tục đăng ký, kê khai, nộp thuế và các mẫu giấy tờ liên quan. Luật quản lý thuế đã quy định một số trường hợp được gia hạn nộp thuế, nhưng các trường hợp được gia hạn vẫn còn ít, quy định còn chung chung, gây khó khăn, mất thời gian cho DN vì quy trình xin gia hạn phải qua rất nhiều cấp có thẩm quyền của Nhà nước. 2.3.2 Những hạn chế trong triển khai áp dụng các quy định pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp Công tác quản lý thuế đối với pháp luật về ưu đãi thuế TNDN được triển khai sâu rộng, có ảnh hưởng to lớn tới kinh tế, chính trị, xã hội của nước ta. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế, bất cập sau: * Công tác triển khai của Bộ Tài chính - Một số nội dung hướng dẫn của Bộ Tài chính chưa phù hợp, chưa bám sát mục tiêu của giải pháp về thuế của Chính phủ nên khó thực hiện và làm hạn chế tác dụng của chính sách ưu đãi thuế TNDN. - Một số Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn thiếu cụ thể, quá trình thực hiện phát sinh nhiều vướng mắc, Bộ Tài chính phải ban hành nhiều công văn giải thích, trả lời chính sách, trong đó một số công văn có nội dung hướng dẫn, quy định có tính quy phạm pháp luật phải ban hành dưới hình thức Thông tư nhưng Bộ Tài chính đã ban hành công văn hướng dẫn không đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. * Công tác thực hiện của cơ quan Thuế - Đội ngũ cán bộ ngành Thuế hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng và chất lượng. - Việc triển khai thực hiện ở một số Cục Thuế còn chậm, một số nội dung thực hiện thiếu thống nhất như không giảm, giãn thuế TNDN cho công ty xổ số kiến thiết mặc dù công ty này đủ điều kiện là DN vừa và nhỏ theo quy định tại Thông tư số 03/2009/TT-BTC. Công tác tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện giảm, gia hạn nộp thuế TNDN theo Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP không được thực hiện rộng rãi. CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ƢU ĐÃI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM 3.1 Yêu cầu đối với việc hoàn thiện các quy định pháp luật về ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp - Đảm bảo nguyên tắc trung lập, bình đẳng, công bằng, hiệu quả trong quá trình hoàn thiện pháp luật ưu đãi thuế TNDN. - Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Trong bối cảnh hội nhập đòi hỏi các quy định pháp luật về ưu đãi thuế TNDN phải phù hợp với các thông lệ, các cam kết quốc tế. - Các quy định pháp luật về ưu đãi thuế TNDN cần đạt tới mục tiêu đơn giản, dễ hiểu, dễ làm, dễ quản lý; giúp cho đối tượng nộp thuế và người thu thuế thực hiện đúng luật. 15 - Luật thuế TNDN cần có định hướng thay đổi năm (05) năm một lần và phải đi song song với năm (05) năm kế hoạch của nước ta nhằm tạo cho các DN một sự chủ động trong việc lập kế hoạch kinh doanh tránh trường hợp luật thay đổi gây thiệt hại nhiều cho DN. 3.2 Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam 3.2.1 Kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp * Về thuế suất: Thuế suất thuế TNDN có thể điều chỉnh giảm theo 2 phương án: (+) Phương án 1: thuế suất 23% từ năm 2012 đến 2015; thuế suất 20% từ năm 2016 đến 2020. (+) Phương án 2: thuế suất 20% từ năm 2012. Để đảm đảm bảo hài hòa lợi ích giữa NSNN và DN, theo tác giả nên lựa chọn Phương án 1. * Về các mức ưu đãi thuế TNDN - Đối tượng không áp dụng ưu đãi thuế đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (kinh doanh casino, trò chơi có thưởng, cá cược...): tác giả xin đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 19 Nghị định số 124/2008/NĐ-CP theo hướng như sau: “Thu nhập không được áp dụng quy định về ưu đãi thuế TNDN bao gồm: các khoản thu nhập được quy định tại điểm a, b và c khoản 3 Điều 18 Luật Thuế TNDN, thu nhập từ kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật thuế tiêu thụ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf00050001040_2987_2010124.pdf
Tài liệu liên quan