Pháp luật Việt Nam với việc đáp ứng các yêu cầu quốc tế về thủ tục tố tụng xét xử đối với người chưa thành niên

Ở Việt Nam, thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên (trong đó có xét xử) về cơ bản được quy định chung trong BLTTHS. So với yêu cầu quốc tế thì chúng ta chưa có văn bản pháp luật riêng về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên, nhưng trong BLTTHS ngoài những quy định chung (áp dụng cho cả người chưa thành niên) thì đã có một chương (Chương XXXII từ Điều 301 đến Điều 310) quy định thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên. Tuy nhiên, thủ tục tố tụng tại chương này chỉ áp dụng đối với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên, chưa có quy định thủ tục tố tụng áp dụng với người bị hại, người làm chứng là người chưa thành niên.

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2073 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Pháp luật Việt Nam với việc đáp ứng các yêu cầu quốc tế về thủ tục tố tụng xét xử đối với người chưa thành niên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thiện pháp luật về thủ tục tố tụng “đặc biệt” về xét xử với người chưa thành niên là yêu cầu hết sức cần thiết cho việc xây dựng môi trường “xét xử thân thiện” với người chưa thành niên, góp phần thúc đẩy và bảo vệ các quyền của trẻ em và người chưa thành niên. 1. Những yêu cầu cơ bản của quốc tế về thủ tục tố tụng xét xử với người chưa thành niên Những yêu cầu quốc tế về thủ tục tố tụng với người chưa thành niên (trong đó có thủ tục tố tụng xét xử) cơ bản được thể hiện trong Công ước quyền trẻ em[1] (CƯQT) và các văn kiện quốc tế bổ sung về tư pháp người chưa thành niên, bao gồm: Bản quy tắc về các chuẩn mực tối thiểu của Liên hợp quốc về quản lý tư pháp người chưa thành niên[2] (Quy tắc Bắc Kinh); Hướng dẫn của Liên hợp quốc về phòng ngừa tình trạng phạm tội của người chưa thành niên[3] (Hướng dẫn Riyadh); Bản quy tắc của Liên hợp quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước đoạt tự do[4] (JDLs), Tuyên bố của Liên hợp quốc về các nguyên tắc tư pháp cơ bản đối với người bị hại của tội phạm và lạm dụng quyền lực[5], Hướng dẫn của Liên hợp quốc về hành động đối với trẻ em trong hệ thống tư pháp hình sự[6], Hướng dẫn về tư pháp đối với trẻ em là người bị hại và người làm chứng của tội phạm năm 2003 của Cơ quan quốc tế về quyền trẻ em…. Để bảo vệ và thúc đẩy các quyền của trẻ em và người chưa thành niên khi tham gia vào các thủ tục tố tụng xét xử của Tòa án, CƯQTE và các văn kiện quốc tế bổ sung về tư pháp người chưa thành niên đưa ra một số chuẩn mực và yêu cầu các quốc gia thành viên cần đáp ứng như sau: 1.1. Đối với người chưa thành niên phạm tội - Yêu cầu các quốc gia thành viên ban hành các đạo luật, thủ tục, thành lập các cơ quan đặc biệt được áp dụng riêng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật, trong đó khuyến nghị các quốc gia thiết lập các Tòa án người chưa thành niên có thẩm quyền xét xử sơ thẩm đối với người chưa thành niên phạm tội, những Tòa án này cần áp dụng thủ tục tố tụng đặc biệt được thiết kế tính đến các nhu cầu riêng biệt của trẻ em. - Phải bảo đảm cho người chưa thành niên bị buộc tội hoặc bị kết tội là đã vi phạm pháp luật hình sự có quyền được đối xử theo cách thức phù hợp với việc cổ vũ ý thức của trẻ em về phẩm cách và phẩm giá, tăng cường lòng tôn trọng của trẻ em đối với quyền con người và các quyền tự do cơ bản của người khác, cách thức đối xử cũng phải tính đến lứa tuổi của trẻ em và thúc đẩy sự tái hòa nhập của trẻ em trong xã hội. - Việc bắt, giam, giữ người chưa thành niên trong quá trình tố tụng chỉ sử dụng khi không còn biện pháp nào khác tốt hơn và trong thời gian ngắn nhất, việc bắt, giam, giữ người chưa thành niên phải thực hiện đúng với các quy định của pháp luật. - Việc giải quyết các vụ án liên quan đến người chưa thành niên cần được giải quyết nhanh chóng, nhất là các vụ có người chưa thành niên bị tạm giam trước khi xét xử thì tòa án phải dành sự ưu tiên tối đa để giải quyết một cách nhanh nhất, nhằm rút ngắn tối đa ở mức có thể về thời hạn tạm giam. - Trong giai đoạn xét xử cần phải bảo đảm cho người chưa thành niên phạm tội có những quyền cơ bản sau: quyền được thông báo về tội danh bị buộc tội; quyền được suy đoán vô tội cho tới khi được chứng minh là có tội, có quyền đòi hỏi vấn đề có phạm tội hay không, được cơ quan có thẩm quyền độc lập, vô tư xác định không chậm trễ tại một phiên tòa xử công bằng; quyền được nhận sự giúp đỡ về pháp lý hoặc sự giúp đỡ thích hợp khác để chuẩn bị và trình bày ý kiến bào chữa của mình, quyền có chuyên gia pháp lý của mình hiện diện tại tất cả các giai đoạn của quá trình tố tụng; quyền được có cha mẹ hiện diện trong suốt quá trình xét xử, trừ trường hợp điều đó không bảo đảm lợi ích tốt nhất cho trẻ em; quyền được trình bày ý kiến của mình, được nghe trình bày trong bất cứ trình tự nào ảnh hưởng đến mình (các ý kiến của người chưa thành niên phải được nhìn nhận một cách nghiêm túc và được xem xét thỏa đáng, có chú ý đến độ tuổi và mức độ trưởng thành của người chưa thành niên); quyền được thẩm vấn hoặc nhờ người thẩm vấn những người làm chứng chống lại mình, được tham gia và thẩm vấn người làm chứng có lợi cho mình trong những điều kiện bình đẳng; quyền được sự giúp đỡ không mất tiền của một phiên dịch nếu không hiểu hay không nói được ngôn ngữ được sử dụng; quyền về bảo vệ riêng tư được tôn trọng trong tất cả các giai đoạn tố tụng để tránh những tổn thương có thể gây ra cho các em do sự công khai hoặc bởi việc tống đạt lệnh của Tòa án. - Về trình tự tố tụng phải đạt những lợi ích tốt nhất của người chưa thành niên và phải được tiến hành trong bầu không khí hiểu biết, cho phép người chưa thành niên tham gia đầy đủ và tự do phát biểu ý kiến của mình. - Về thủ tục tố tụng tại tòa án cần phải ít tính hình thức và ít xét hỏi hơn so với thủ tục tố tụng của một tòa án hình sự chuẩn. Các biện pháp cần được áp dụng khi xét xử người chưa thành niên: tiến hành xét xử tại phòng làm việc của Thẩm phán hoặc tại phòng làm việc bình thường chứ không phải phòng xử án chính thức; bố trí các đồ đạc để các bên ngồi ngang bằng nhau xung quanh một cái bàn; tất cả các bên đều mặc quần áo bình thường; cấm sử dụng còng tay hoặc các phương tiện hạn chế khác ở phòng xử án; cho phép người chưa thành niên ngồi cạnh cha mẹ hoặc luật sư của mình; yêu cầu các bên ngồi chứ không đứng khi tiến hành thẩm vấn; cho phép người chưa thành niên ngồi khi các em nói; yêu cầu thẩm phán giải thích quy trình tố tụng cho người chưa thành niên ngay khi bắt đầu xét xử và giải thích đầy đủ về hành vi phạm tội bị cáo buộc bằng ngôn ngữ đơn giản; bảo đảm rằng, tại mọi thời điểm, người chưa thành niên được hỏi, giải thích, đối đáp bằng ngôn ngữ mà người đó hiểu; bảo đảm việc giải thích thường xuyên cho người chưa thành niên trong suốt quá trình xét xử; không cho phép công chúng tham dự khi xét xử. 1.2. Đối với người chưa thành niên là người bị hại và người làm chứng - Yêu cầu các quốc gia cần tiến hành các biện pháp để bảo đảm rằng người bị hại và người làm chứng trẻ em được tiếp cận công lý một cách thích hợp, được đối xử công bằng, được phục hồi, bồi thường và hỗ trợ xã hội. Tất cả những hoạt động có liên quan đến người bị hại và người làm chứng là trẻ em phải được tiến hành một cách thân thiện, nhạy cảm và trong môi trường phù hợp, tạo điều kiện đáp ứng những nhu cầu đặc biệt của các em, tùy theo khả năng, độ tuổi, nhận thức và khả năng phát triển của các em, việc can thiệp vào đời tư của trẻ em được hạn chế tối đa. - Việc giải quyết các vụ án liên quan đến người bị hại, người làm chứng là trẻ em cần được tiến hành càng nhanh càng tốt; trừ khi việc chậm trễ là vì lợi ích tốt nhất của trẻ em. - Phải bảo đảm cho người bị hại và người làm chứng chưa thành niên có những quyền cơ bản: quyền được bày tỏ quan điểm, ý kiến, niềm tin bằng ngôn ngữ riêng của mình; quyền được thông tin về thủ tục tố tụng, các quyền liên quan đến người bị hại, người làm chứng là trẻ em, các cơ chế hỗ trợ hiện có dành cho trẻ em khi tham gia vào quá trình xét xử, thời gian và địa điểm cụ thể mở phiên tòa, các cơ chế hiện có để xem xét lại quyết định có ảnh hưởng đến người bị hại, người làm chứng là trẻ em; quyền được hỗ trợ để thúc đẩy sự phục hồi về cả thể chất lẫn tinh thần và sự tái hòa nhập xã hội, bao gồm được tiếp cận và hỗ trợ từ các dịch vụ bảo vệ pháp lý, bảo vệ an toàn, tham vấn; quyền được bảo vệ an toàn, bao gồm bảo đảm an toàn cho người bị hại cũng như gia đình họ và người làm chứng khỏi bị đe dọa và trả thù; quyền được khắc phục thiệt hại và bồi thường tổn thất, bao gồm cả việc trả lại tài sản hoặc bồi thường thiệt hại hay tổn thất mà người bị hại đã phải gánh chịu, thanh toán chi phí phát sinh do việc bị xâm hại, và cung cấp các dịch vụ cũng như khôi phục quyền lợi; quyền được bảo vệ riêng tư, trong đó những thông tin liên quan đến sự tham gia của trẻ em vào quá trình tố tụng cần được bảo vệ để tránh việc bị đe dọa, trả thù và ảnh hưởng đến sự phục hồi, tái hòa nhập của các em. - Yêu cầu các nhà chuyên môn cần tiến hành mọi nỗ lực để cho phép trẻ em là người bị hại và người làm chứng bày tỏ quan điểm và quan ngại của mình liên quan đến việc tham gia vào quá trình tố tụng; bằng cách: bảo đảm rằng trẻ em là người bị hại và người làm chứng trong mọi trường hợp sẽ được tư vấn; bảo đảm cho trẻ em là người bị hại và người làm chứng có thể tự do bày tỏ quan điểm theo cách riêng của mình về việc tham gia vào quá trình tố tụng, những mối quan ngại của các em về sự an toàn liên quan đến bị can, cách thức khai báo mà các em muốn và cảm xúc của các em về kết quả của quá trình tố tụng; coi trọng đầy đủ các quan điểm và quan ngại của trẻ em, nếu không thể xem xét các quan điểm, quan ngại đó thì phải giải thích lý do cho trẻ; trẻ em là người bị hại, cha mẹ hoặc người giám hộ, người đại diện hợp pháp của trẻ em cần được thông báo nhanh, kịp thời trong chừng mực có thể và thích hợp về tiến trình và kết quả vụ án, các cơ hội để đòi bồi thường từ kẻ phạm tội hoặc từ Nhà nước thông qua các thủ tục tố tụng khác. - Bảo đảm môi trường tòa án sao cho sự tương tác giữa trẻ em và hệ thống tư pháp cần được tiến hành theo cách thức nhạy cảm với trẻ em, trong một môi trường phù hợp với nhu cầu đặc biệt của trẻ em, với khả năng độ tuổi, mức độ trưởng thành và năng lực tham gia của các em. Hiện nay, Tòa án ở nhiều quốc gia trên thế giới đã bố trí phòng xử án nơi trẻ em phải cung cấp lời khai theo những cách sau: bố trí khu chờ riêng biệt tại tòa án để trẻ em và gia đình các em có thể ngồi đợi, cách ly với bị cáo và những người ở phía bị cáo; giảm thiểu thời gian trẻ em phải đợi chờ tại tòa án; tiến hành xét xử trong văn phòng của thẩm phán hoặc một phòng làm việc bình thường chứ không phải phòng xử án chính thức; bố trí các đồ đạc để các bên ngồi ngang bằng nhau xung quanh một cái bàn, trẻ em được ngồi cách xa bị cáo; tất cả các bên đều mặc quần áo bình thường; trước khi bắt đầu thủ tục, thẩm phán tự giới thiệu mình với trẻ và cho phép em được quan sát phòng xử án; cho phép người chưa thành niên ngồi cạnh cha mẹ hoặc luật sư của mình; yêu cầu các bên ngồi chứ không đứng khi tiến hành thẩm vấn; cho phép người chưa thành niên ngồi khi các em nói; không cho phép công chúng vào phòng xử án khi trẻ em đang cung cấp lời khai. Ngoài các yêu cầu trên, các văn kiện này còn yêu cầu các quốc gia phải đào tạo và chuyên môn hóa những người làm công tác xét xử, người được giao nhiệm vụ làm việc với người chưa thành niên trong quá trình tố tụng. 2. Pháp luật Việt Nam về thủ tục tố tụng xét xử đối với người chưa thành niên và việc đáp ứng các yêu cầu quốc tế Các thủ tục tố tụng xét xử đối với người chưa thành niên ở Việt Nam cơ bản được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) và một số văn bản pháp luật khác. Nghiên cứu các quy định của pháp luật tố tụng cho thấy: - Ở Việt Nam, thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên (trong đó có xét xử) về cơ bản được quy định chung trong BLTTHS. So với yêu cầu quốc tế thì chúng ta chưa có văn bản pháp luật riêng về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên, nhưng trong BLTTHS ngoài những quy định chung (áp dụng cho cả người chưa thành niên) thì đã có một chương (Chương XXXII từ Điều 301 đến Điều 310) quy định thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên. Tuy nhiên, thủ tục tố tụng tại chương này chỉ áp dụng đối với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên, chưa có quy định thủ tục tố tụng áp dụng với người bị hại, người làm chứng là người chưa thành niên. - Về thẩm quyền xét xử với người chưa thành niên: Theo quy định tại Điều 170 BLTTHS thì tất cả các Tòa án cấp huyện và Tòa án cấp tỉnh đều có thẩm quyền xét xử sơ thẩm với người chưa thành niên (kể cả người chưa thành niên là bị cáo, người bị hại và người làm chứng), chưa quy định có Tòa án chuyên biệt xét xử đối với người chưa thành niên. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 302 và Điều 307 BLTTHS thì thẩm phán xét xử đối với người chưa thành niên phạm tội phải là người có những hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục cũng như về hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm của người chưa thành niên và khi xét xử sơ thẩm bị cáo là người chưa thành niên, hội đồng xét xử phải có một hội thẩm là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Như vậy, so với yêu cầu, khuyến nghị quốc tế thì Việt Nam chưa có Tòa án chuyên biệt xét xử với người chưa thành niên phạm tội, nhưng thủ tục tố tụng đã bắt buộc phải có hội đồng xét xử “đặc biệt” (có thẩm phán và một hội thẩm (đối với xét xử sơ thẩm) là người có những hiểu biết cần thiết về tâm lý, giáo dục… người chưa thành niên) để xét xử đối với bị cáo là người chưa thành niên. - Về việc bắt, giam, giữ người chưa thành niên phạm tội: Theo quy định của BLTTHS thì ở giai đoạn xét xử người chưa thành niên phạm tội có thể bị Tòa án áp dụng biện pháp ngăn chặn là bắt, tạm giam (bắt để tạm giam hoặc tiếp tục tạm giam). Tuy nhiên, Điều 303 BLTTHS đã hạn chế việc bắt, tạm giam đối với đối tượng này (theo đó, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ có thể bị bắt, tạm giam trong những trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chỉ có thể bị bắt, tạm giam trong những trường hợp phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng). - Về thời hạn xét xử: Theo Điều 176 BLTTHS thì thời hạn xét xử phụ thuộc vào tính nghiêm trọng của tội phạm. Đối với tội ít nghiêm trọng thì thời hạn xét xử là không quá 45 ngày, tội nghiêm trọng thì không quá 60 ngày, tội rất nghiêm trọng thì không quá 2 tháng 15 ngày, tội đặc biệt nghiêm trọng thì không quá 3 tháng 15 ngày (thời hạn trên có thể được gia hạn), không có quy định “đặc biệt” nào về thời hạn xét xử đối với vụ án có bị cáo là người chưa thành niên. - Về quyền của bị cáo chưa thành niên: Theo quy định tại Điều 50 BLTTHS thì bị cáo (không phân biệt là người thành niên hay người chưa thành niên) có những quyền sau: a) Được nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án; các quyết định tố tụng khác; b) Tham gia phiên tòa; c) Được giải thích quyền và nghĩa vụ; d) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch; đ) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; e) Tự bào chữa hoặc nhờ người bào chữa; g) Trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa; h) Nói lời sau cùng trước khi nghị án; i) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án; k) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tố tụng. Ngoài ra, theo Điều 305 BLTTHS thì đại diện hợp pháp của bị cáo chưa thành niên có thể lựa chọn người bào chữa hoặc tự mình bào chữa cho bị cáo. Trong trường hợp bị cáo là người chưa thành niên hoặc người đại diện hợp pháp của họ không lựa chọn được người bào chữa thì Tòa án phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của mặt trận cử người bào chữa cho thành viên tổ chức mình. Theo Điều 306 BLTTHS thì đại diện gia đình bị cáo là người chưa thành niên, thầy giáo, cô giáo, đại diện của nhà trường, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, tổ chức khác nơi bị cáo học tập, lao động và sinh sống có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng theo quyết định của Tòa án; tại phiên tòa xét xử bị cáo là người chưa thành niên phải có mặt của đại diện gia đình bị cáo, trừ trường hợp đại diện gia đình cố ý vắng mặt…; đại diện của gia đình bị cáo, đại diện của nhà trường, tổ chức tham gia phiên tòa có quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu và đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, tham gia tranh luận, khiếu nại các hành vi tố tụng của những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và quyết định của Tòa án. Như vậy, việc quy định các quyền của bị cáo là người chưa thành niên và trách nhiệm của gia đình, tổ chức… với bị cáo là người chưa thành niên trong BLTTHS là tương đối đầy đủ so với những chuẩn mực, yêu cầu của quốc tế. Tuy nhiên, theo Điều 301 BLTTHS và hướng dẫn tại Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02/10/2004 của Tòa án nhân dân tối cao thì nhưng quy định trên chỉ áp dụng đối với bị cáo là người chưa thành niên (ở thời điểm xét xử), còn trường hợp người chưa thành niên phạm tội nhưng khi xét xử đã đủ 18 tuổi thì họ không thuộc trường hợp được áp dụng các quy định này. - Về thủ tục phiên tòa xét xử với người chưa thành niên (bị cáo, người bị hại và người làm chứng) hiện nay về cơ bản như xét xử với người thành niên, chưa có quy định về thủ tục phiên tòa cũng như phòng xét xử riêng đối với người chưa thành niên. Khi hội đồng xét xử vào phòng xử án, thì mọi người phải đứng dậy, những người được tòa án triệu tập để xét hỏi được trình bày ý kiến nhưng muốn trình bày phải được chủ tọa phiên tòa cho phép, người trình bày ý kiến phải đứng khi được hỏi (trừ trường hợp vì lý do sức khỏe được chủ tọa phiên tòa cho phép ngồi để trình bày). Tại phiên tòa, bị cáo, người bị hại, người làm chứng được giải thích quyền và nghĩa vụ của mình; chỉ có thẩm phán, hội thẩm, kiểm sát viên và người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi cho đương sự có quyền hỏi, những người tham gia phiên tòa chỉ có quyền đề nghị với chủ tọa phiên tòa hỏi thêm những tình tiết cần làm sáng tỏ[7]. - Về quyền của người bị hại chưa thành niên: Theo quy định tại Điều 51 BLTTHS thì người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền: đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch; tham gia phiên tòa, trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình (trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại thì người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ được trình bày lời buộc tội); đề nghị mức bồi thường và các biện pháp đảm bảo bồi thường; khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tố tụng, kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về phần bồi thường cũng như về hình phạt đối với bị cáo. BLTTHS chưa có quy định riêng nào về quyền cho người bị hại là người chưa thành niên. - Về quyền của người làm chứng chưa thành niên: Theo quy định tại Điều 55 BLTTHS thì người làm chứng (không phân biệt là người thành niên hay người chưa thành niên) có quyền: yêu cầu bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng; khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tố tụng; được thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác. Đối với người làm chứng là người chưa thành niên thì chủ tọa phiên tòa có thể yêu cầu cha, mẹ, người đỡ đầu hoặc thầy giáo, cô giáo giúp đỡ để hỏi. - Về yêu cầu bảo vệ riêng tư đối với bị cáo, người bị hại, người làm chứng là người chưa thành niên: Theo Điều 18 BLTTHS thì việc xét xử của Tòa án được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự. Tòa án chỉ xử kín trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ, nhưng vẫn phải tuyên án công khai. Điều 307 BLTTHS về xét xử với bị cáo chưa thành niên quy định: trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể quyết định xét xử kín. Như vậy, việc xét xử của Tòa án cơ bản là công khai, người chưa thành niên chỉ có thể được xét xử kín khi được Tòa án chấp thuận, nhưng hiện nay cũng chưa có hướng dẫn cụ thể nào về xét xử kín theo yêu cầu giữ bí mật của đương sự hoặc “trường hợp cần thiết” để xét xử kín đối với bị cáo chưa thành niên, nên quy định này ít khả thi. Theo Luật Báo chí và Nghị định số 51/NĐ-CP ngày 26/4/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí thì báo chí không được đăng, phát ảnh của cá nhân mà có chú thích không rõ ràng hoặc làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân đó, ngoại trừ ảnh và thông tin các cuộc xét xử công khai của tòa án. Như vậy, theo quy định này thì danh tính của người chưa thành niên trong các phiên tòa xét xử công khai có thể bị đăng lên báo chí. Theo quyết định số 01/2004/QĐ-TTg ngày 5/1/2004 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 30/2004/QĐ-BCA (A11) ngày 8/1/2004 của Bộ trưởng Bộ Công an thì hồ sơ vụ án nói chung (trừ những vụ án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia) không nằm trong danh mục các tài liệu mật hoặc tối mật. Như vậy, hồ sơ vụ án liên quan đến người chưa thành niên (trừ những vụ án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia) không được bảo vệ như tài liệu mật và có thể bị tiết lộ ra ngoài. So với yêu cầu quốc tế thì những quy định của pháp luật liên quan đến việc bảo vệ riêng tư đối với bị cáo, người bị hại, người làm chứng là người chưa thành niên hiện nay chưa được đảm bảo đầy đủ. - Về đào tạo và chuyên môn hóa: Theo quy định tại khoản 1 Điều 302 BLTTHS thì thẩm phán xét xử đối với người chưa thành niên phạm tội phải có những hiểu biết cần thiết về tâm lý, khoa học giáo dục cũng như hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm của người chưa thành niên, nhưng hiện nay chưa có quy định cụ thể về tiêu chuẩn, yêu cầu đào tạo đối với thẩm phán được giao nhiệm vụ xét xử bị cáo chưa thành niên. 3. Một số kiến nghị Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong việc hoàn thiện pháp luật tố tụng tư pháp với người chưa thành niên, trong đó có thủ tục tố tụng xét xử với người chưa thành niên. Tuy nhiên, để tạo môi trường xét xử thân thiện, đáp ứng những yêu cầu bảo vệ và thúc đẩy các quyền của trẻ em và người chưa thành niên theo chuẩn mực quốc tế đã đưa ra thì những quy định về thủ tục tố tụng xét xử với người chưa thành niên hiện nay nhìn chung còn thiếu rõ ràng và chưa đầy đủ như đã phân tích ở trên. Để khắc phục những hạn chế trên, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị sau: - Trước mắt, cần xây dựng một thông tư liên tịch hướng dẫn về thủ tục tố tụng hình sự liên quan đến người chưa thành niên (bao gồm cả bị cáo, người bị hại và người làm chứng), trong đó thủ tục tố tụng xét xử cần theo hướng: bổ nhiệm hội đồng xét xử chuyên biệt để xét xử những vụ án có bị cáo là người chưa thành niên (những người tham gia xét xử phải có kiến thức về tâm lý, giáo dục… người chưa thành niên), cần quy định tiêu chuẩn cụ thể; yêu cầu thẩm phán được giao nhiệm vụ xét xử áp dụng rộng rãi Điều 18 BLTTHS để xét xử kín đối với những vụ án có bị cáo, người bị hại là người chưa thành niên (tuyệt đối không xét xử lưu động đối với những vụ án có bị cáo, người bị hại là người chưa thành niên). Khi xét xử người chưa thành niên phạm tội cần tiến hành tách biệt với việc xét xử bị cáo đã thành niên (kể cả trường hợp những vụ án có người chưa thành niên phạm tội đồng phạm với người đã thành niên); yêu cầu thẩm phán được giao nhiệm vụ xét xử, ưu tiên giải quyết nhanh chóng các vụ án có bị cáo, người bị hại là người chưa thành niên (nhất là những vụ án có bị cáo là người chưa thành niên đang bị tạm giam); xây dựng môi trường xét xử thân thiện với vụ án có bị cáo, người bị hại, người làm chứng chưa thành niên như: không xét xử ở những phòng xử quá lớn; khi hỏi bị cáo, người bị hại, người làm chứng là người chưa thành niên cần đặt câu hỏi đơn giản, dễ hiểu, đi thẳng vào vấn đề, cần giải thích thường xuyên cho người chưa thành niên và gia đình các em; không sử dụng còng tay đối với bị cáo là người chưa thành niên khi xét xử; cho phép luật sư, đại diện gia đình người chưa thành niên ngồi cạnh khi các em khai báo; hạn chế việc người bị hại, người làm chứng chưa thành niên phải đối diện với bị cáo khi xét xử; Tòa án cần tạo điều kiện cho người chưa thành niên có cơ hội giải thích hành động và bày tỏ quan điểm của mình về vụ án (không chỉ đơn thuần là trả lời câu hỏi), quan điểm của người chưa thành niên cần được quan tâm đúng mức trong quá trình ra phán quyết. - Tiến tới, cần sửa đổi và bổ sung BLTTHS theo hướng: + Quy định hội đồng xét xử chuyên biệt để xét xử những vụ án có bị cáo là người chưa thành niên (những người tham gia xét xử phải có kiến thức về tâm lý, giáo dục… người chưa thành niên). + Bổ sung một chương mới về thủ tục đặc biệt áp dụng cho người bị hại, người làm chứng chưa thành niên tham gia quá trình tố tụng (điều tra, truy tố, xét xử), trong đó cần quy định: khi trẻ em phải tham gia vào quá trình tố tụng với tư cách là người bị hại, người làm chứng thì lợi ích tối cao của các em phải được quan tâm xem xét trước nhất trong quá trình ra quyết định; giảm bớt thời gian đối với tất cả các bước trong quá trình tố tụng khi vụ án có người bị hại chưa thành niên; quy định thủ tục tố tụng theo hướng thân thiện với trẻ em, bao gồm danh sách các “biện pháp đặc biệt” được áp dụng để hỗ trợ sự tham gia của trẻ em vào quá trình tố tụng; cho phép các nhân viên hoạt động xã hội, đại diện cơ quan bảo vệ trẻ em hoặc tổ chức quần chúng tham gia vào quá trình tố tụng những vụ án có người làm chứng, người bị hại chưa thành niên; quy định vai trò trách nhiệm của cá nhân, gia đình và các cơ quan hỗ trợ người bị hại, người làm chứng chưa thành niên trong công tác tư vấn, phục hồi và tái hòa nhập. + Quy định việc xét xử kín đối với những vụ án có bị cáo, người bị hại, người làm chứng là người chưa thành niên; quy định quy trình tố tụng phải đảm bảo bí mật cá nhân và ngăn chặn làm lộ thông tin các vụ án có bị cáo, ngườ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPháp luật Việt Nam với việc đáp ứng các yêu cầu quốc tế về thủ tục tố tụng xét xử đối với người chưa thành niên.doc
Tài liệu liên quan