Phát triển bền vững du lịch biển Nha Trang – Khánh Hòa

MỤC LỤC

1. Quan điểm về phát triển du lịch bền vững và du lịch không bền vững . 3

2. Phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Khánh Hòa . 6

3. Nhận diện một số thách thức với du lịch bền vững ở thành phố Nha Trang. 13

4. Một số giải pháp xây dựng nhãn bông sen xanh cho các khách sạn tại Nha Trang. 19

5. Những nguyên tắc phát triển du lịch bền vững. 23

pdf29 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển bền vững du lịch biển Nha Trang – Khánh Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phá hủy các hệ sinh thái, các hành động khai thác sinh vật biển mang tính hủy diệt. Nghiêm cấm việc sử dụng các loại sinh vật biển quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng để làm sản phẩm lưu niệm, hoặc thực phẩm phục vụ cho nhu cầu của du khách. 10 - Tăng cường hợp tác, thu hút đầu tư thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển kinh tế và du lịch địa phương, khuyến khích cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch và bảo tổn sinh thái biển, phát triển kinh tế sản xuất hàng hóa cung cấp cho du khách để giảm sự lệ thuộc của cộng đồng địa phương và tác động tiêu cực của họ lên các hệ sinh thái. - Ưu tiên miễn giảm hoặc không thu thuế trong thời gian nhất định với các hình thức đầu tư thuần túy cho hoạt động bảo vệ môi trường du lịch biển 3.2. Trách nhiệm với các đơn vị tổ chức đào tạo Nguồn nhân lực du lịch được đào tạo có chất lượng cao, được trang bị những kiến thức về nghiệp vụ, phẩm chất nói chung và những kiến thức về tài nguyên môi trường du lịch, văn hóa đầy đủ sẽ làm cho du khách nhận thức đúng và có những hành vi đúng đắn, có ý thức trách nhiệm đóng góp cho việc bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch và nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương. Để làm được điều này, Sở VHTT&DL tỉnh Khánh Hòa khi thiết lập và thực hiện các dự án quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch tỉnh cần hoạch định các chiến lược giải pháp đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và nhận thức của các đối tượng tham gia du lịch về tài nguyên môi trường du lịch. Riêng các trường, trung tâm đào tạo du lịch cần tăng cường đào tạo nhân lực, nâng cao nhận thức của các đối tượng tham gia du lịch về tài nguyên và môi trường tự nhiên, bao gồm: - Đưa nội dung phát triển du lịch bền vững, tài nguyên môi trường, văn hóa vào chương trình đào tạo cũng như trong các chương trình giáo dục du lịch cho cộng đồng địa phương. - Ưu tiên đào tạo, tuyển dụng nguồn nhân lực du lịch là người địa phương, đặc biệt chú ý đào tạo cán bộ lãnh đạo quản lý là người địa phương và nâng cao nhận thức của họ về tài nguyên và môi trường tự nhiên. - Tăng cường phối hợp, hợp tác đầu tư giữa các cơ sở đào tạo trong nước với các tổ chức và cơ sở đào tạo quốc tế, đào tạo nguồn nhân lực du lịch nói chung và đặc biệt là giáo dục nâng cao nhận thức của các đối tượng tham gia du lịch về tài nguyên và môi trường. - Lồng ghép giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về các vấn đề phát triển du lịch bền vững, tài nguyên và môi trường du lịch với các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội. - Dành một tỷ lệ thỏa đáng thu nhập từ du lịch cho việc đầu tư giáo dục nâng cao hiểu biết của các đối tượng tham gia du lịch về các vấn đề tài nguyên và môi trường du lịch. - Khuyến khích phát triển nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực môi trường biển; ưu tiên các dự án đầu tư du lịch có giải pháp hữu hiệu cho vấn đề môi trường, các loại hình du lịch thân thiện với môi trường. 11 3.3 Trách nhiệm với các đơn vị tổ chức du lịch - Các nhà điều hành là những người có hiểu biết toàn diện về tổ chức kinh doanh, song phải luôn tôn trọng những nguyên tắc của du lịch sinh thái biển. - Đảm bảo tiếp thị du lịch sinh thái biển (du lịch xanh) phản ánh đúng chất lượng sản phẩm du lịch, các chính sách và những hoạt động có lợi cho môi trường du lịch, hướng dẫn cho du khách những điều họ cần làm, nên làm, những điều họ không nên làm và không được làm về phương diện tài nguyên môi trường, văn hóa và xã hội. - Cung cấp cho du khách những thông tin về việc cần tôn trọng những di sản văn hóa địa phương, tài nguyên môi trường và dân cư ở những nơi họ đến. Đồng thời khuyến khích du khách sử dụng những sản phẩm du lịch có lợi cho tài nguyên môi trường, kinh tế, và xã hội địa phương. - Hướng dẫn viên du lịch sinh thái phải có kiến thức, nắm được đầy đủ thông tin về đặc điểm môi trường tự nhiên và sinh thái biển, văn hoá cộng đồng địa phương; có trách nhiệm phổ biến nội quy của tour du lịch sinh thái với du khách nhằm hạn chế hành vi gây hại hệ sinh thái và môi trường của du khách, bằng cách nào đó giúp khơi dậy và kích thích sự hưng phấn của khách du lịch sinh thái muốn tìm hiểu về hệ sinh thái biển và có ý thức bảo vệ hệ sinh thái biển. 3.4. Trách nhiệm của khách du lịch Khách du lịch khi tham gia du lịch sinh thái biển cần thấu hiểu được ý nghĩa của loại hình du lịch, đồng thời tích cực hưởng ứng, cùng tự nguyện tham gia trải nghiệm khám phá thế giới của biển, tìm hiểu về biển, am hiểu về biển và tuân thủ các quy định được đề ra. Kết luận Sự tăng trưởng khách du lịch biển trong những năm gần đây hầu như phụ thuộc vào việc khai thác, tận dụng những lợi thế sẵn có của tự nhiên mà chưa có sự tái đầu tư lẫn bảo tồn tài nguyên du lịch biển. Ông Phạm Trung Lương cho rằng, sở dĩ tình trạng trên xảy ra và kéo dài là do chưa có một cơ quan chuyên trách quản lý nhà nước về môi trường trong ngành du lịch, chưa có hệ thống kiểm soát quản lý các vấn đề môi trường liên quan đến hoạt động du lịch, cũng như chưa có sự phối hợp liên ngành trong quản lý môi trường. Trong khi đó, để giảm thiểu phần nào những tác động tiêu cực hiện nay lại cần rất nhiều cơ chế, chính sách đồng bộ. Trong khi đó, theo Ths. Nguyễn Thị Lan Hương – Giảng viên du lịch Viện Đại học Mở thì “Trên thực tế, hầu hết các dự án khai thác, đầu tư vào du lịch biển đều đưa ra các giải pháp đảm bảo hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đến môi trường, song từ dự án đến thực thi lại không trùng khớp. Việc triển khai dự án đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của rất nhiều cơ quan mà chỉ cần lỏng lẻo ở một khâu nào đó có thể làm hỏng ý đồ của nhà khai 12 thác. Kết quả là các dự án luôn tác động xấu đến cảnh quan, môi trường biển mà lẽ ra người ta hoàn toàn có thể hạn chế được”. Như vậy, quản lý phát triển du lịch sinh thái biển bền vững là hoạt động không ngừng phải đổi mới trên cơ sở khoa học kinh tế và xã hội. Theo ý kiến của Phó GSTS. Nguyễn Tác An – Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang thì không có bất cứ một mô hình quản lý phát triển nào có thể áp dụng có hiệu quả cho tất cả mọi vùng địa lý nên trong điều kiện cụ thể của Khánh Hòa, quản lý phát triển bền vững hoạt động du lịch biển là nhằm xây dựng cơ chế, chính sách và công cụ phù hợp, dựa trên cơ sở khoa học, kinh tế, xã hội, đặc thù của tỉnh, nhằm đạt được mục tiêu là xây dựng, phát triển ngành kinh tế du lịch Khánh Hòa có vị thế cạnh tranh cao trong hệ thống kinh tế của Việt Nam, của khu vực và quốc tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Du lịch sinh thái (2009), Lê Huy Bá, NXB Giáo dục 2. Môi trường và phát triển bền vững (2009), Nguyễn Đình Hòe, NXB Giáo dục 3. Tài nguyên du lịch (2009), Bùi Thị Hải Yến, NXB Giáo dục 4. Tư duy sáng tạo sản phẩm du lịch (2011), Nguyễn Thu Hạnh, NXB Xây dựng 5. Website: - www.dulichbenvung.vn - - c9bd804efcfa - diem-du-lich-ven-bien/ - www.wikipedia.org 13 NHẬN DIỆN MỘT SỐ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG Th.S Phan Thị Kim Liên Mục đích của du lịch bền vững ra là mang lợi ích cho cộng đồng địa phương nhưng vẫn bảo tồn nguồn lợi tự nhiên và giá trị văn hoá truyền thống của địa phương. Tuy nhiên, thực tế hiện nay du lịch Việt Nam nói chung, thành phố Nha Trang nói riêng đang phải đối mặt với một số thách thức trong quá trình gìn giữ và phát triển du lịch bền vững. Sự phát triển quá nóng của kinh tế du lịch mang lại hình ảnh lộn trộn của sự phát triển ồ ạt thiếu kiểm soát làm mất cảm tình đối với du khách khi lưu trú. Sự ô nhiễm văn hóa từ sự phát triển du lịch quá nhanh đã góp phần làm giảm các giá trị văn hóa địa phương. Ngoài ra, một thách thức đáng chú ý nhất là sự phát triển nóng du lịch biển đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái nơi đây. Dựa vào việc xem xét những thách thức trên đối với du lịch bền vững Nha Trang, bài viết đề xuất một số giải pháp trên bốn phương diện, nhà chức trách, các doanh nghiệp du lịch, cộng đồng địa phương và du khách, để giúp cho lịch bền vững ở thành phố Nha Trang được đảm bảo đúng nguyên tắc phát triển của nó. 1. Bối cảnh chung Du lịch được ví như ngành công nghiệp không khói đóng góp phần lớn vào thu nhập quốc gia, nó cũng là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất trên toàn cầu, có thị trường phát triển nhanh tập trung vào các môi trường còn hoang sơ như các vùng biển và các khu bảo tồn biển. Du lịch mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng địa phương thông qua việc tạo ra việc làm và nguồn thu nhập từ du khách. Tuy nhiên, du lịch cũng có thể đe doạ đến nguồn lợi của địa phương. Chính vì vậy du lịch bền vững ra đời và được lập kế hoạch một cách cẩn thận để mang những lợi ích đến cho cộng đồng địa phương nhưng vẫn bảo tồn nguồn lợi tự nhiên, và tôn trọng các giá trị văn hoá truyền thống của địa phương, đồng thời tuyên truyền và hướng dẫn du khách cũng như cư dân địa phương về tầm quan trọng của việc bảo tồn các giá trị này. Có thể đưa ra định nghĩa du lịch bền vững như sau: “Du lịch bền vững là du lịch mà giảm thiểu các chi phí và nâng cao tối đa các lợi ích của du lịch cho môi trường tự nhiên và cộng đồng địa phương và có thể được thực hiện lâu dài nhưng không ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi mà nó phụ thuộc vào”, hay “du lịch bền vững là việc di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm với môi trường để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên (và tất cả những đặc điểm văn hoá kèm theo, có thể là trong quá khứ và cả hiện tại) theo cách khuyến cáo về bảo tồn, có tác động 14 thấp từ du khách và mang lại những lợi ích cho sự tham gia chủ động về kinh tế - xã hội của cộng đồng địa phương (World Conservation Union,1996). Du lịch bền vững mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương, nhưng hiện tại vấn đề này ở Nha Trang đang đối mặt với một số thách thức cần được xem xét. Bài viết này sẽ đi vào xem xét những thách thức đáng chú ý mà Nha Trang đang phải đối mặt trong việc duy trì và phát triển du lịch bền vững, qua đó đưa ra một số giải pháp hỗ trợ việc duy trì du lịch bền vững ở Nha Trang. 2. Nhận diện một số thách thức đối với du lịch bền vững tại Nha Trang Du lịch bền vững cần đảm bảo 3 yếu tố: lợi ích kinh tế, môi trường và cộng đồng (International Ecotourism Society, 2004). Tuy nhiên, hiện tại du lịch Nha Trang đang đối mặt với thách thức là 3 các yếu tố trên chưa được đảm bảo hoạt động đúng nguyên tắc và hướng phát triển của nó. 2.1 Thách thức từ sự phát triển kinh tế Du lịch góp phần lớn cho sự phát triển kinh tế Nha Trang thông qua việc tạo việc làm và thu nhập cho cộng đồng địa phương từ hoạt động chi tiêu của du khách. Tuy nhiên, những năm gần đây ngành du lịch Nha Trang phát triển quá nhanh, dẫn đến sự xuất hiện ngày càng đông các doanh nghiệp du lịch như khách sạn, nhà hàng, các đơn vị lữ hành làm mất đi vẻ đẹp đặc trưng của thành phố. Ngoài ra sự nâng giá phòng thiếu kiểm soát của các nhà quản lý trong các thời điểm nóng và sự phân biệt giá đối với khách quốc tế và khách nội địa; cộng thêm sự lôi kéo khách một cách ồ ạt đã làm giảm sự lưu trú và việc quay trở lại của khách. 2.2 Thách thức từ yếu tố văn hóa - xã hội Một trong những thách thức lớn nhất đối với du lịch bền vững là sự ô nhiễm văn hóa (World Tourism Forum, 2012). Bản chất của du lịch bền vững là không gây hại đến các cấu trúc xã hội hoặc văn hoá của cộng đồng, mà ngược lại du lịch bền vững thể hiện sự tôn trọng văn hoá và truyền thống địa phương. Trên thực thế, có một xu hướng tiêu cực cho du lịch bền vững ở Nha Trang là văn hóa bị ô nhiễm bởi những hành vi tận hưởng thái quá của một bộ phận du khách quốc tế. Du khách quốc tế khi đi du lịch ngoài mục đích được hưởng thụ vẻ đẹp của điểm đến, một bộ phận khách còn có tâm lý muốn được làm những điều mình thích mà ở cuộc sống thường nhật cần phải kiểm soát như uống rượu thâu đêm, hút cần sa v.v điều này đã góp phần làm tăng các tệ nạn như ma túy và mại dâm. Do sự cám dỗ của việc kiếm tiền dễ dàng, một số ngư dân ngừng việc đánh bắt cá để chuyển hướng sang làm tour du lịch thuyền, điều này góp phần làm xóa dần các văn hóa làng nghề; một bộ 15 phận trẻ em khu vực nông thôn không thích đi học để đi làm trò giải trí cho du khách vì nghĩ rằng đây là cách kiếm tiền nhanh hơn, giáo dục vì thế bị ảnh hưởng tụt lùi. Đây là một mô hình đáng buồn có thể được nhìn thấy ở trên khắp thế giới nói chung và ở Nha Trang, Việt Nam nói riêng vì tính bền vững của du lịch bị vi phạm do tính chất phát triển kinh tế thiếu tầm nhìn của một số bộ phận người dân. Ngoài ra các giá trị văn hóa cũng đang bị hòa nhập một cách thiếu kiểm soát và tiêu cực, nhất là sự gia tăng du khách quốc tế đã du nhập một số văn hóa không phù hợp, thậm chí làm ảnh hưởng xấu đến văn hóa truyền thống địa phương. Sự phát triển quá tải các điểm du lịch tâm linh góp phần phá hủy các giá trị văn hóa tâm linh địa phương. Số lượng khách đến thăm gia tăng tại các đình, chùa như Chùa Long Sơn, Tháp Bà Po-na- ga v.v làm giảm đi sự tôn nghiêm của những địa điểm văn hóa tâm linh này, nhất là khi sự phát triển kinh tế “ăn theo” của những người bán hàng rong, ăn xin. 2.3 Thách thức từ sự ô nhiễm môi trường Bản chất của du lịch bền vững là gây tác động thấp đến nguồn lợi tự nhiên nói chung và các khu bảo tồn nói riêng. Nhưng trên thực tế hiện nay ở Nha Trang sự phát triển nóng của ngành du lịch đã làm cho việc tham quan ồ ạt thiếu sự hướng dẫn bảo vệ môi trường đã góp phần phá hỏng hệ sinh thái các khu bảo tồn địa phương. Du lịch biển được xem là một vấn đề rất quan trọng của du lịch bền vững. Sự biệt lập của các khu bảo tồn biển đảo giúp tạo nên sự đa dạng sinh học riêng biệt ở quần đảo đó, nhưng bằng cách mở cửa cho du lịch, một số đa dạng sinh học có nguy cơ bị phá hủy. Các hoạt động của du lịch biển như lặn, câu cá, và chèo thuyền đều được xem là một trong những tác nhân đáng kể của sự ô nhiễm và phá hoại các rạn san hô và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên biển. Một ví dụ điển hình là, Hòn Mun 15 năm trở về trước được xem là khu bảo tồn biển đa dạng sinh thái bậc nhất Đông Nam Á (WWF), nhưng thực tế hiện nay các rạn san hô quý hiếm ở hòn đảo này và những đảo lân cận đã bị phá hủy nghiêm trọng do sự thiếu ý thức bảo vệ của một bộ phận khách du lịch. Ngoài ra vấn đề ô nhiễm tiếng ồn cũng là một thách thức đáng chú ý khác của du lịch bền vững Nha Trang. Du khách phương tây thường thích nhiều hoạt động giải trí về đêm nên các quầy bar xuất hiện và hoạt động thâu đêm gây nên sự ô nhiễm tiếng ồn đến cộng đồng dân cư xung quanh, nổi bật là khu vực gọi là “khu phố Tây” trên cụm đường Biệt Thự, Nguyễn Thiện Thuật, Hùng Vương, và Trần Quang Khải. 16 Vấn đề rác thải từ khách du lịch cũng là một thách thức lớn đối với du lịch bền vững. Điều này chủ yếu do sự thiếu ý thức của một bộ phận khách du lịch và cộng đồng địa phương ở thành phố. Sự thiếu đầu tư trong việc làm sạch và gìn giữ môi trường xanh, sạch, đẹp của thành phố từ nhà quản lý sau các đợt lũ lụt, thiên tai. Vấn đề ô nhiễm không khí: Việc khách quốc tế có thể thuê và sử dụng xe gắn máy một cách dễ dàng đã làm tăng cao dịch vụ này góp phần gây tác động tiêu cực đến trật tự an toàn giao thông địa phương. Một thực tế rất rõ ràng rằng hàng ngày có rất nhiều du khách quốc tế tham gia giao thông phấn khích vì ở nước họ không được đi thoải mái như vậy, không tuân thủ luật lệ, đánh võng, la hét phấn khích gây ảnh hưởng đến việc tham gia giao thông của người dân địa phương. Ngoài ra điều này cũng góp phần ô nhiễm môi trường do khí thải từ các loại xe cho thuê, đa số là xe Trung Quốc chất lượng kém khi hoạt động thải ra rất nhiều khí độc. 3. Một số đề xuất hướng giải quyết cho các thách thức trên đối với du lịch bền vững tại Nha Trang Hoạch định trong dài hạn cho các bên liên quan: Quy hoạch dài hạn cho các bên liên quan phải xem xét sự cân bằng giữa cung và cầu của ngành du lịch, cả về số lượng và chất lượng. Một khi các kế hoạch đã được đưa ra, các phương pháp để đo lường và giám sát tác động của du lịch là rất cần thiết. Điều này đòi hỏi sự phân công của cơ quan nhà nước với nhiệm vụ theo dõi liên tục các tác động của nó. Một ví dụ ở Hawaii, một quá trình kéo dài gần hai năm đã mang các bên liên quan lại với nhau chỉ để xác định tầm nhìn, mục tiêu và các chỉ tiêu du lịch bền vững (Sheldon, Knox và Lowry, năm 2005). 3.1 Nhà quản lý Quản lý du khách: Kiểm soát số lượng khách du lịch đến thành phố thông qua các biện pháp điều chỉnh giao thông vận tải đối với khách nội địa, và chính sách cấp visa du lịch đối với khách quốc tế. Một trong những phương pháp quản lý khách du lịch là quy hoạch điểm đến cho các mục đích khác nhau (Conlin 2002). Ngoài ra, một khi khách du lịch đã đến thành phố, cần cung cấp thông tin và hướng dẫn về các điểm tham quan, du lịch và các sự kiện, và các yêu cầu đối với khách cho việc giữ gìn và phát triển du lịch bền vững địa phương. Ngoài ra, cần có các biển báo rõ ràng, thông tin có sự diễn giải giúp khách du lịch trong việc tìm kiếm và hiểu những điểm tham quan hấp dẫn. Quản lý doanh nghiệp du lịch: Kiểm soát các nhà khai thác tour du lịch bằng cách yêu cầu họ tuân thủ hành trình cố định. Quy định các tiêu chuẩn cho nhân viên trong ngành, nhất là nhân viên 17 hướng dẫn du lịch, để đảm bảo chất lượng tour, cung cấp đúng thông tin và góp phần xây dựng ý thức bảo vệ du lịch bền vững. Quản lý môi trường bao gồm phục hồi từ thảm họa tự nhiên (Meheux và Parker, 2004). Nha Trang hàng năm vẫn phải đối mặt với các thiên tai, lũ lụt gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và mỹ quan thành phố, việc rác thải trôi về từ các sông do lũ lụt hàng năm đã làm ô nhiễm nguồn nước biển và mang rác thải đầy trên các bãi biển thành phố. Do đó nhà nước cần cấp một khoản kinh phí cho việc bảo tồn và quản lý thiên tai là cần thiết. Giải pháp kiến nghị cho vấn đề này là dùng một khoản kinh phí trả công cho người lang thang đi lượm rác, vừa giải quyết vấn đề môi trường vừa tạo ý thức tốt, tạo công ăn việc làm. 3.2 Cộng đồng địa phương Hòa nhập cộng đồng là chìa khóa để thành công và phát triển du lịch bền vững (Mitchell và Reid, 2001). Cộng đồng địa phương liên quan các điểm du lịch cần được tham gia vào quá trình lập kế hoạch cho du lịch bền vững. Đào tạo trong du lịch là một phần quan trọng của du lịch bền vững. Cần phải nâng cao việc giáo dục người dân địa phương về du lịch bền vững thông qua các chương trình đào tạo kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cho người trong ngành. 3.3 Doanh nghiệp du lịch Đào tạo chuyên nghiệp cho nhân viên, đề cao tầm quan trọng của du lịch bền vững. Kêu gọi các doanh nghiệp du lịch sử dụng các nguồn năng lượng thay thế như các thiết bị năng lượng mặt trời để tiết kiệm, bảo vệ môi trường và tạo ấn tượng ý thức cho khách, họ sẽ ấn tượng tốt rằng người dân ở đây có ý thức bảo vệ môi trường cao. 3.4 Du khách Tuyên truyền và hướng dẫn du khách lịch cũng quan trọng, họ cần phải tìm hiểu về các tính năng độc đáo của địa phương cũng như các hành vi phù hợp văn hóa và môi trường. Để giảm sự ô nhiễm không khí do chất thải của xe gắn máy chất lượng thấp ở các dịch vụ du lịch, du khách muốn tận hưởng cảm giác tham giao thông với xe gắn máy (xe 2 bánh) nếu không có bằng lái thì nên tham gia các dịch vụ “easy rider”, việc này giúp tạo việc làm cho người dân địa phương, đồng thời đảm bảo an toàn giao thông hơn, và có sự hướng dẫn của người dân địa phương khách càng hiểu thêm về văn hóa và thông tin về thành phố. Và quan trọng là sự tôn nghiêm về mặt pháp luật được đảm bảo hơn. 18 4. Kết luận: Bản chất của du lịch bền vững là mang lại các lợi ích ngắn hạn và dài hạn cho môi trường và cộng đồng địa phương từ du lịch mà không gây tác hại cho các nguồn lại khác. Tuy nhiên, du lịch bền vững cũng đang đối mặt mới một số thách thức, bài viết này đã xác định một số thách thức đối đối với du lịch bền vững ở thành phố Nha Trang, Khánh Hòa. Qua đó đưa ra một số đề xuất chính sách và phương pháp để hỗ trợ trong lĩnh vực này. Danh mục tài liệu tham khảo Conlin, M. “Tasmania: Balancing Commercial and Ecological interests in tourism development”, in eds.di Castri and Balaji Tourism, Biodiversity and Information, Backhyus Publishers, Leiden 2002, pp.197-212. Meheux, K,and E. Parker, “Tourist sector perceptions of natural hazards in Vanuatu and the implications for a small island developing state”, Tourism Management, 2004 Sheldon, P, J. Knox and K. Lowry, “Sustainable Tourism in Mass Destiantions: The Case of Hawaii”, 2005, Tourism Review International. World Tourism Forum, 19 MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NHÃN BÔNG SEN XANH CHO CÁC KHÁCH SẠN TẠI NHA TRANG – KHÁNH HÒA Đoàn Nguyễn Khánh Trân Ngày nay, du lịch đã và đang trở thành một ngành kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia. Song một vấn đề quan trọng không kém là làm sao phát triển du lịch một cách bền vững hơn. Nhìn nhận được vấn đề đó Bộ VHTT&DL đã ban hành Bộ tiêu chí Nhãn du lịch bền vững Bông sen xanh áp dụng đối với các cơ sở lưu trú du lịch tại Việt Nam để đánh giá hoạt động bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả các tài nguyên, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương và phát triển du lịch bền vững. Bài viết này sẽ giúp người đọc có cái nhìn tổng quát về các tiêu chí đánh giá và đưa ra các giải pháp, chính sách phù hợp để các cơ sở lưu trú phát triển mình một cách hiệu quả và bền vững hơn. 1. Khái niệm Nhãn du lịch bền vững Bông sen xanh Nhãn du lịch bền vững Bông sen xanh (sau đây gọi là Nhãn Bông sen xanh) là nhãn hiệu cấp cho các cơ sở lưu trú du lịch (viết tắt là CSLTDL) đạt tiêu chuẩn về bảo vệ một trường và phát triển bền vững. CSLTDL được cấp Nhãn Bông sen xanh là đơn vị đã có những nỗ lực trong việc bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên, năng lượng, góp phần bảo vệ các di sản, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương và phát triển du lịch bền vững. 2. Tổng quát Bộ tiêu chí Nhãn du lịch bền vững Bông sen xanh Bộ tiêu chí Nhãn Bông sen xanh gồm 81 tiêu chí với tổng số 154 điểm và 25 điểm thưởng, chia làm 3 cấp: cấp cơ sở (30 tiêu chí), cấp khuyến khích (29 tiêu chí), cấp cao (22 tiêu chí) Tiêu chí cấp cơ sở là những tiêu chí cần thiết, dễ thực hiện, chủ yếu mang tính quản lý nội bộ. Tiêu chí cấp khuyến khích và cấp cao là các tiêu chí yêu cầu cao hơn, khó hơn, đòi hỏi phải đầu tư nhiều hơn nhằm khuyến khích các cơ sở lưu trú du lịch liên tục đổi mới, cố gắng để đạt được ở mức cao hơn. Tiêu chí thưởng với tổng số điểm thưởng 25 điểm, áp dụng cho các CSLTDL đã đạt chứng chỉ Công trình Xanh - LOTUS (15 điểm) hay được cấp chứng chỉ ISO 14001 chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường (10 điểm). Nguyên tắc cho điểm: Mỗi tiêu chí cấp cơ sở: 1 điểm. - Mỗi tiêu chí cấp khuyến khích: 2 điểm. 20 - Mỗi tiêu chí cấp cao: từ 3 điểm trở lên. Xếp hạng Nhãn Cấp 1 bông sen Cấp 2 bông sen Cấp 3 bông sen Cấp 4 bông sen Cấp 5 bông sen Khoảng Điểm 62-80 81-100 101-122 123-143 144-154 Tiêu chí Cơ sở 30 30 30 30 30 Tiêu chí Khuyến khích Trên 9 Trên 14 Trên 18 Trên 23 Trên 26 Tiêu chí cấp cao Trên 3 Trên 6 Trên 10 Trên 14 Trên 19 3. Thực trạng xây dựng Nhãn du lịch bền vững Bông sen xanh tại các khách sạn ở Nha Trang 3.1 Đối với khách sạn 4 – 5 sao Hiện nay, trên địa bàn thành phố Nha Trang có rất nhiều khách sạn từ 5 – 4 sao như Vinpearl, Sunrise, Ana Madanra, Novotel, YasakaTuy nhiên, theo kết quả khảo sát chỉ mới có khách sạn Sunrise được chứng nhận đạt tiêu chí nhãn du lịch bền vững Bông sen xanh cấp độ 4. Còn các khách sạn khác thì chỉ có nghe nói nhưng chưa phổ biến để thực hiện việc cấp chứng chỉ. 3.2 Đối với các khách sạn dưới 3 sao Thông qua điều tra hơn 20 khách sạn 3 sao thì đa số câu trả lời nhận được là hoàn toàn không biết gì về bộ tiêu chí nhãn du lịch bền vững Bông sen xanh. Như vậy, có thể thấy mặc dù bộ tiêu chí nhãn du lịch bền vững Bông sen xanh đã ban hành được hơn 8 tháng. Song, mức độ nhận biết của các nhà quản lý tại các cơ sở lưu trú là rất ít và chỉ tập trung vào các cơ sở lưu trú lớn. Điều này cho thấy sự quan tâm đến phát triển du lịch bền vững của người kinh doanh du lịch là rất ít. 4. Một số giải pháp xây dựng Nhãn Bông sen xanh cho các khách sạn tại Nha Trang 4.1 Quản lý bền vững Nâng cao nhận thức cho nhân viên trong doanh nghiệp về bảo vệ môi trường, các vấn đề văn hóa, xã hội thông qua các thông báo, các buổi tập huấn, các tiêu chí đánh giá Thông tin cho khách về các vấn đề bảo vệ môi trường, các hoạt động bảo vệ môi trường của doanh nghiệp và địa phương thông qua các pano, tờ gấp Hỗ trợ và thu thập ý kiến khách hàng về vấn đề môi trường, văn hóa xã hội để có những hành động thiết thực và hiệu quả hơn cho doanh nghiệp 21 4.2 Tối đa hóa lợi ích kinh tế và xã hội cho công đồng địa phương Tham gia, hỗ trợ (tài chính, nhân lực, vật chất) trong các hoạt động phát triển cộng đồng của địa phương Lập kế hoạch, chính sách

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_ben_vung_du_lich_bien_nha_trang_khanh_hoa.pdf
Tài liệu liên quan