Phát triển chăn nuôi gia cầm bền vững trong chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020

Phương thức chăn nuôi bán công nghi ệp và công nghiệp ước tính chiếm khoảng 22,2%

tổng đànvịtvớiquy mô đàntừ 1000-5.000 con/h ộ. Các giốngvịt nuôi chủyếu là giống công

nghi ệp caosản như Super M, CV Layer2000, Khakicampbell, ngan Pháp R51, R71 Theo

phương thức nuôi này ,v ịt chủyếu là nuôi nhốt trênnền hoặc trên sàn,sửdụng th ức ăn công

nghi ệp. Cách nuôi này tuy an toànd ịchbệnh nhưng đòihỏi đầutưlớn, giá thành cao nên chưa

phát triển.Thực tế cho thấy , ch ăn nuôivịttrang trại, hàng hoáquymô lớn, tập trung chiếmt ỷ

trọng còn thấp. Vi ệcphát triển chăn nuôi trangtrại, quy môlớn đanggặp nhiều khókhăn như

tập quán,truyền thống chăn nuôi, theo mùavụ, quỹ đất đai để quy hoạch các vùng chăn nuôi

tập trung, vốn đầutưchosản xuất

pdf22 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2224 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển chăn nuôi gia cầm bền vững trong chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c thú y Do phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, thả rông, buôn bán, giết mổ phân tán, không đảm bảo an toàn sinh học nên dịch bệnh vẫn thường xuyên xảy ra, gây tổn thất lớn về kinh tế. Các bệnh thường gặp là: Niucátxơn Gumbôrô, Tụ huyết trùng… Trong đó, tỷ lệ gà bị bệnh Niucátxơn từ 40-53%, bệnh Gumbôrô 27-32%, tụ huyết trùng 14-15%. Theo số liệu điều tra của viện Chăn nuôi quốc gia, tỷ lệ chết từ khi nở ra cho đến lúc trưởng thành của đàn gà nuôi thả rông là 47%; chi phí thuốc thú y trị bệnh lên đến 10-12% giá thành. Chăn nuôi gà nông hộ vẫn bấp bênh, ngành chăn nuôi gà phát triển không bền vững. Điều đáng quan tâm nhất là dịch cúm H5N1 lúc xuất hiện, lúc lắng xuống. Chỉ tính 4 đợt cúm A H5N1, số gia cầm bị chết và tiêu hủy lên tới 51 triệu con, thiệt hại khoảng 10.000 tỷ đồng. Trong bối cảnh dịch bệnh thường xuyên xảy ra, nhưng chính sách và hệ thống ngành thú y còn nhiều bất cập, nhất là cấp cơ sở. Mặc dù đã có pháp lệnh Thú y, song việc triển khai thực thi tại nhiều địa phương gặp nhiều khó khăn. Mạng lưới cán bộ thú y, trình độ chuyên môn của đội ngũ thú y còn yếu nhất là thú y cơ sở. Hoạt động thú y chưa được xã hội hoá. Thông tin, giám sát dịch bệnh vừa thiếu lại vừa yếu. Tất cả những tồn tại nêu trên là trở ngại lớn trong quá trình triển khai phòng, chống dịch bệnh cho gia cầm. 11. Thực trạng giết mổ và chế biến Trước dịch cúm H5N1 cả nước có khoảng 28 cơ sở lớn chế biến thịt, nhưng nguyên liệu chế biến chủ yếu là thịt lợn và trâu bò, sản lượng thịt gà, vịt không đáng kể. Vì vậy, hơn 95% sản phẩm thịt gà được tiêu thụ ở dạng tươi sống. 8 Việc buôn bán tràn lan, giết mổ thủ công, phân tán là nguyên nhân làm lây lan phát tán bệnh dịch, trong đó có bệnh cúm gia cầm. Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO) đã cảnh báo: các chợ buôn bán, giết mổ gà sống là kho lưu trữ và nguồn lây truyền bệnh cúm ở Việt Nam. Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm, do yêu cầu của thị trường sử dụng sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhiều địa phương, doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng các cơ sở, dây chuyền giết mổ, chế biến gà và thường giết mổ chung cả gà và vịt. Trong đó, Đồng bằng sông Cửu Long có 45 cơ sở, Đông Nam Bộ: 26, Đồng bằng sông Hồng: 26, Nam Trung Bộ: 11, Tây Nguyên: 11, Đông Bắc: 9, Bắc Trung Bộ: 7 và Tây Bắc có 1 cơ sở, với công suất giết mổ gần 90.000con/ngày. Phần lớn các dây chuyền giết mổ tại các địa phương hiện nay vẫn là thủ công, bán công nghiệp, mức đầu tư thấp. Cơ sở vật chất như nhà xưởng, kho tàng, thiết bị làm lạnh, xử lý môi trường… chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Nhiều cơ sở tận dụng nhà xưởng cũ, nhà giết mổ nằm sát chuồng gà, cơ sở giết mổ nằm ngay trong khu dân cư, nhiều sản phẩm chưa đảm bảo vệ sinh. Lao động kỹ thuật thiếu nghiêm trọng. Số cơ sở chế biến để nâng cao giá trị sản phẩm vẫn còn rất nhỏ bé. Tại nhiều tỉnh vẫn chưa xây dựng được cơ sở giết mổ, chế biến gà mặc dù có nguồn nguyên liệu và thị trường (Vĩnh Phúc, Nam Định, Khánh Hoà, Quảng Ninh…). Phần lớn các tỉnh chưa có quy hoạch và chính sách đầu tư cho ngành giết mổ, chế biến gà. 12. Hệ thống thị trường - Trên 95% sản phẩm bán là tươi sống và hoàn toàn tiêu thụ trong nước. Gà sống và sản phẩm được bán khắp nơi, trong các chợ nông thôn, chợ phiên, chợ nông sản và các chợ thành thị. Sản phẩm không chế biến, không bao gói, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm… Nguyên nhân chủ yếu do: - Tập quán, truyền thống chợ làng quê, thói quen sử dụng sản phẩm tươi sống của người tiêu dùng đã hình thành từ lâu, khó thay đổi ngay. - Nguồn thu nhập thấp, khó chấp nhận sản phẩm chế biến, giá thành cao. - Chăn nuôi tự cung, tự cấp, giết mổ tại nhà. - Thói quen tiêu thụ thịt gà là gà sống và một phần nhỏ gà đã giết mổ sẵn chủ yếu bằng phương tiện thủ công, bán công nghiệp và công nghiệp. Do thói quen của người tiêu dùng nước ta thích sử dụng thịt tươi sống, nên thị trường thịt gà bảo quản lạnh hoặc đã qua chế biến công nghiệp chưa phát triển. Đây là một trong những nguyên nhân gây khủng hoảng thừa và thiếu sản phẩm thịt gà vào các mùa vụ chăn nuôi trong năm. Trước tình hình đó một số tỉnh, thành phố đã tăng cường quản lý và có chính sách hỗ trợ, khuyến khích ổn định thị trường. Một số doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ, chế biến tập trung, cung cấp cho thị trường một lượng sản phẩm bảo đảm vệ sinh nhất định, bước đầu tạo niềm tin và thói quen sử dụng sản phẩm qua chế biến, giết mổ cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, sau khi dịch cúm gia cầm tạm lắng, việc quản lý buôn bán sản phẩm nhiều nơi bị buông lỏng, xu hướng vận chuyển, buôn bán, sử dụng gà sống, nhất là tại các vùng nông thôn đang có chiều hướng phát triển trở lại cũng là nguyên nhân làm các nhà đầu tư e ngại trong việc xây dựng các cơ sở giết mổ chế biến tập trung công nghiệp. Bệnh cúm gia cầm đã lây nhiễm sang lợn và có dấu hiệu lây truyền tình hình người sang người ở Indonêsia. Dịch cúm gia cầm đang là thách thức và nguy cơ đại dịch của cả thế giới. 13. Đánh giá tình hình nuôi gà trong thời gian qua. 9 13.1. Những tồn tại trong chăn nuôi gà Chăn nuôi gà chủ yếu vẫn là tự phát, phân tán, tận dụng, quy mô nhỏ, còn chăn nuôi hàng hoá quy mô lớn, tập trung chưa phát triển. Có tới 7,9 triệu hộ chăn nuôi gà và gần 70% hộ gia đình nông thôn chăn nuôi gà, trong đó có tới 65% số hộ nuôi theo phương thức nhỏ lẻ, thả rông. Bình quân, mỗi hộ chỉ nuôi 28-30 con. Người dân chăn nuôi chủ yếu theo kinh nghiệm, chưa được đào tạo. Hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình tuy là tập quán, truyền thống nhưng đang là nguy cơ lây lan phát tán mầm bệnh, (từ chăn nuôi nhỏ lẻ dẫn đến buôn bán, giết mổ nhỏ lẻ là phổ biến). Chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp là hình thức sản xuất hàng hoá, là xu thế phát triển nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian qua do đòi hỏi đầu tư lớn, kỹ thuật cao, có quỹ đất và thị trường ổn định. Ước tính sản phẩm chăn nuôi theo phương thức này chỉ đạt 30-35% về số lượng đầu con. Hầu hết các địa phương vẫn chưa quy hoạch và chưa có chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển vùng chăn nuôi tập trung, xa khu dân cư. Đầu tư nguồn lực của xã hội cho chăn nuôi còn nhỏ bé. Năng suất và hiệu quả chăn nuôi thấp, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế thấp. Các giống gà bản địa được sản xuất theo phương thức tự sản xuất, tự tiêu với năng suất rất thấp do đặc điểm chất lượng con giống và chưa được đầu tư chọn lọc, cải tạo. Còn lại 100% các giống công nghiệp năng suất cao vẫn hoàn toàn nhập khẩu từ nước ngoài, nhưng các chỉ tiêu năng suất chỉ đạt 85-90% so với xuất xứ. Do năng suất thấp, giá thành thịt, trứng sản xuất trong nước cao, nên sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế thấp. Cho đến thời điểm này, thịt và trứng gà vẫn chỉ tiêu thụ trong nước, chưa thể xuất khẩu. Công nghiệp giết mổ, chế biến gà còn lạc hậu, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đảm bảo. Hầu hết việc giết mổ gà vẫn là thủ công, phân tán. Gà trước khi giết mổ phần lớn chưa được kiểm dịch. Sản phẩn thịt được tiêu thụ chủ yếu ở dạng tươi sống, chưa có nhiều sản phẩm thịt, trứng được chế biến công nghiệp. Thực trạng sản phẩm gà tươi sống bày bán ở các chợ chưa được kiểm soát và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối lo ngại lớn của người tiêu dùng. Tác động từ dịch cúm gia cầm là nguy cơ đe dọa sự phát triển bền vững của chăn nuôi gà. Dịch bệnh chưa được kiểm soát và thường xuyên xảy ra. Công tác vệ sinh, phòng dịch, chăn nuôi an toàn sinh học vẫn chưa được người chăn nuôi chú trọng. Tỷ lệ đàn gà nuôi chăn thả tự do trong nông hộ được tiêm phòng còn thấp, chỉ mới đạt 40-50% so với tổng đàn. Như đã phân tích ở phần trên, qua gần 4 năm, dịch cúm gia cầm xảy ra và diễn biến hết sức phức tạp. Trước nguy cơ của dịch cúm, người chăn nuôi, các doanh nghiệp chưa yên tâm đầu tư, sản xuất chịu giá thành, chi phí cao và khó có thể khẳng định trong thời gian ngắn có thể nhanh chóng khôi phục sản xuất nếu không có những biện pháp quyết liệt đổi mới phương thức chăn nuôi và các chính sách đầu tư, hỗ trợ thích đáng để đổi mới ngành chăn nuôi gà. 13.2. Thành tựu Tốc độ tăng đàn trước khi xảy ra dịch cúm gia cầm có số lượng gà hàng năm tăng trưởng ở mức cao. Tổng đàn gà cả nước năm 2001 là 147 triệu con, năm 2003 là185 triệu con và đến năm 2006 chỉ còn 151,9 triệu con. Sản phẩm của chăn nuôi gà trước dịch cúm gia cầm tăng trưởng bình quân 8,4% đối với thịt và trứng là 8,9%. Thành công nổi bật trong chăn nuôi gà là nghiên cứu chọn tạo các dòng, giống gà hướng trứng, hướng thịt. Theo báo cáo một số kết quả nghiên cứu khoa học được áp dụng vào sản xuất ngành chăn nuôi của ông Nguyễn Đăng Vang, như gà Ri vàng rơm tuổi thành thục 134 ngày tuổi, sản lượng trứng tăng từ 109 quả lên 126,8 quả, tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng là 2,61kg. Các giống gà nhập nội sau quá trình nuôi thích nghi đã cho kết quả tốt như gà Lương Thượng LV1, LV2 và LV3, gà Sasso, gà Kabir, gà Ai Cập có sản lượng trứng 68 tuần tuổi đạt 145,49-202 quả/mái, tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng từ 2,374-3,51 kg thức ăn/10 quả. Gà thương phẩm nuôi đến 10 tuần đạt 1738-2075g, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng, 2,6-2,8kg. Các 10 dòng gà lai như gà X44-ISA, gà K-ISA, gà L-ISA, gà lai XKV44… có năng suất trứng đạt 173,8-175,7qu ả/mái, giống gà thích hợp cho thả vườn được phát triển mạnh. Các giống gà Lương Phương, Kabir, Ai Cập, gà địa phương như gà ri, gà Mía được nuôi thành trang trại có quy mô 200-4.000con/hộ gia đình. Mỗi năm các trung tâm thuộc Viện chăn nuôi sản xuất và cung cấp cho nhân dân 900.000-1.500.000 gà b ố mẹ để các trang trại tiếp tục nhân giống cho hầu hết các tỉnh trong cả nước. Từng bước thay thế gà giống nhập khẩu. Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm. Trong 5 năm vừa quan, chăn nuôi trang trại gia cầm đứng vị trí thứ 3 về số lượng với tổng số 2.837 trang trại, chiếm 16.0% so với tổng số trang trại toàn quốc, trong đó trang trại chăn nuôi gà là 1.950 trang trại. Do lợi thế về hệ số vòng quay nhanh, nên theo đánh giá của các chuyên gia, trang trại gia cầm lẽ ra phải chiếm vị trí thứ 2 trong tổng số trang trại. Tuy vậy, do từ cuối 2003 đến nay dịch cúm gia cầm liên tục xẩy ra ở nước ta, khiến số lượng trang trại gia cầm nói chung và trang trại gà nói riêng trên thực tế phát triển chậm so với tiềm năng. Quy mô chăn nuôi trang trại gà thịt: phổ biến là từ 2.000-5.000 con/trang trại với số lượng 1.342 trang trại, chiếm 68,8%; từ 5.000-8.000con/TT là 401TT, chiếm 20,6%, từ 8.000- 11.000con/TT là 82TT, chiếm 4,2%, từ 11.000-15.000con/TT là 67TT chiếm 3,4% và trên 15.000con/TT là 61 TT chiếm 3,4%. Vùng có quy mô chăn nuôi gà thịt lớn nhất là ĐNB có 33TT với quy mô từ 11.000-15.000con/TT và 47 TT quy mô trên 15.000con/TT. Tiếp đến là ĐBSH có 9 TT có quy mô từ 11.000-15.000con/TT và 7 TT có quy mô trên 15.000con/TT. Quy mô chăn nuôi trong các TT gia cầm vẫn chủ yếu là quy mô nhỏ từ 2.000-5.000con/TT, là hình thức TT hộ gia đình và chăn nuôi gia công cho các công ty nước ngoài (quy mô 4.000- 5.000con/TT gia công). Quy mô 5.000-10.000con/TT còn rất ít. ĐBSH và ĐNB không những là vùng có số lượng trang trại lớn mà quy mô chăn nuôi gà trên một trại cũng lớn nhất cả nước. Mô hình chăn nuôi gà công nghiệp và gà lông màu thả vườn với quy mô từ 8.000 đến 15.000 con xuất hiện ngày càng nhiều. Điển hình trong số đó là trang trại của hộ Lưu Thị Tám ở tỉnh Hải Dương đã đầu tư trên 10 tỷ đồng, nuôi 100.000 gà siêu trứng/lứa, doanh thu 15,18 tỷ đồng/năm, lợi nhuận 712 triệu đồng/năm, từ nhiều năm nay luôn đảm bảo an toàn dịch bệnh. Trang trại ông Khuất Quang Thụy ở Hà Tây (cũ) đầu tư trên 300 triệu đồng nuôi gia công cho Công ty CP mỗi lứa 10.000 gà thịt. Các chủ TT khác như Nguyễn Văn Thương, Đoàn Trọng Định, Đỗ Văn Chè cũng ở Hà Tây (cũ) nuôi từ 10.000-15.000 gà th ịt/lứa đạt hiệu quả kinh tế cao. Tại các huyện An Lão, Hải Dương, Kiến Thuỵ, Kiến An (Hải Phòng) có hơn 20 chủ trang trại nuôi từ 6.000 đến 25.000 con/lứa luôn bảo đảm an toàn dịch bệnh, doanh thu mỗi cơ sở từ 600 đến 700 triệu đồng/năm. Chăn nuôi trang trại, tập trung đã mang lại hiệu quả kinh tế không chỉ cho chủ trang trại mà còn có sự đóng góp to lớn vào sự phát triển chăn nuôi và kinh tế nông nghiệp, tăng GDP , xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm từng vùng nông thôn, đáp ứng nhu cầu thực phẩm ngày một tăng của thị trường. Chăn nuôi trang trại, tập trung còn có điều kiện thực hiện an toàn sinh học, khống chế dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn. Hệ thống chế biến, giết mổ và tiêu thụ sản phẩm từ năm 2005 đến nay đã có một số tỉnh quan tâm đến hệ thống giết mổ gà tập trung tự động và bán tự động nhưng phần lớn vẫn giết mổ bằng thủ công theo phương pháp bán tự động. 13.3. Thách thức của quá trình hội nhập Hiện nay, chăn nuôi gà và chăn nuôi gia cầm nói chung chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Sản lượng thịt, trứng/người/năm so với các nước trong khu vực và trên thế giới còn thấp rất nhiều. Sản lượng thịt mới đạt 4,5-5,4kg, sản lượng trứng đạt 35 quả/ng/năm. Tiêu thụ của Trung Quốc năm 2004 đạt 8,4 kg thịt và 10,4kg trứng/ng/năm; Hoa Kỳ: 28 kg thịt gia cầm/ng/năm 2003. 11 Thức ăn chăn nuôi giá thành còn cao do một phần nguyên liệu phải nhập từ nước ngoài (ngô, đậu tương, bột cá, premix, khô dầu)…. Các cơ sở giống gốc còn quá nhỏ, các giống công nghiệp cao sản vẫn phụ thuộc nước ngoài. Trước xu thế hội nhập khi gia nhập WTO vào những năm tới, ngành chăn nuôi gà phải đối mặt với sự cạnh tranh rất lớn của các công ty, tập đoàn nước ngoài với tiềm lực tài chính lớn, trình độ công nghệ, kỹ thuật cao, ưu thế chủ động về con giống, nguồn nguyên liệu giá rẻ…Đó thực sự là thách thức lớn của ngành chăn nuôi gà trong tiến trình hội nhập sắp tới ở nước ta. II. ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GÀ ĐẾN NĂM 2020 A. Định hướng 1. Đổi mới phương thức chăn nuôi gà chuyển đổi mạnh từ chăn nuôi truyền thống, phân tán, quy mô nhỏ sang sản xuất hàng hoá, tập trung, công nghiệp và bán công nghiệp trên cơ sở quy hoạch các khu, vùng chăn nuôi tại từng địa phương để tăng nhanh sản phẩm hàng hoá và dễ dàng kiểm soát dịch bệnh. 2. Lấy khâu giống làm bước đột phá, chọn lọc, nhân thuần các giống gia cầm nội, nhập nội những dòng giống gà thuần chủng và ông bà chất lượng cao nuôi thích nghi, chọn lọc lai tạo được các dòng gà phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam tiến tới chủ động về con giống, khôi phục và tăng cường công tác quản lý chất lượng con giống, coi trọng công tác phòng chống dịch bệnh, ứng dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn, thú y, chuồng trại, quy trình nuôi dưỡng, các công nghệ tiên tiến trong khu vực vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. 3. Ưu tiên phát triển chăn nuôi gà theo phương thức công nghiệp và bán công nghiệp tại các tỉnh trung du miền núi và các tỉnh khác có quỹ đất lớn bảo đảm điều kiện an toàn sinh học. Hạn chế tiến tới chấm dứt chăn nuôi gà nhỏ lẻ trong nông hộ tại các tỉnh đất chật người đông (ĐBSH, xung quanh các đô thị…) 4. Gắn sản xuất với giết mổ, chế biến, thị trường trên cơ sở hỗ trợ từng bước xây dựng các cơ sở giết mổ, chế biến gà tập trung, công nghiệp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tạo được thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu. B. Mục tiêu 1. Mục tiêu chung a) Chuyển đổi mạnh mẽ sang chăn nuôi gà tập trung, công nghiệp, sản xuất hàng hoá, phát triển chủ yếu tại các vùng trung du, các vùng còn nhiều quỹ đất, chưa ô nhiễm môi trường. Giảm dần tỷ trọng chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ, nhất là tại các vùng đồng bằng đông dân cư. b) Chủ động kiểm soát và khống chế được dịch cúm gia cầm trong năm 2008-2010, thanh toán bệnh cúm gia cầm trong năm 2015; giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra: đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm gà. c) Xây dựng ngành công nghiệp chế biến, giết mổ gà nhằm tăng giá trị sản phẩm, cung cấp các sản phẩm vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, phát triển thị trường bền vững. 2. Mục tiêu cụ thể Lộ trình và mục tiêu cụ thể đổi mới chăn nuôi, giết mổ và chế biến gà được chia ra 3 giai đoạn như sau: 12 a) Giai đoạn 2007-2010 - Về đầu con: tăng tỷ trọng chăn nuôi bán công nghiệp, công nghiệp từ 58,8% hiện nay lên 73,1% năm 2010. - Về sản phẩm thịt: tăng bình quân mỗi năm khoảng 15,25%/năm. Trong đó cơ cấu sản lượng thịt sản xuất theo phương thức bán công nghiệp, công nghiệp tăng từ 76,2% hiện nay lên 85,8% năm 2010. - Về sản lượng trứng: tăng bình quân mỗi năm khoảng 24,8%/năm. Trong đó, cơ cấu sản lượng trứng gà sản xuất theo phương thức bán công nghiệp, công nghiệp từ 67% hiện nay tăng lên 90% năm 2010. - Về chế biến, giết mổ: xây dựng được một số cơ sở chế biến, giết mổ công nghiệp tại các thành phố lớn. b) Giai đoạn 2011-2015 - Về đầu con: tăng tỷ trọng chăn nuôi bán công nghiệp, công nghiệp từ 77,3% năm 2011 lên 87,7% năm 2015. - Về sản phẩm thịt: tăng bình quân mỗi năm khoảng 9,7%/năm. Trong đó cơ cấu sản lượng thịt sản xuất theo phương thức bán công nghiệp, công nghiệp tăng từ 88,6% năm 2011 lên 94,8% năm 2015. - Về sản lượng trứng: tăng bình quân mỗi năm khoảng 9,9%/năm. Trong đó, cơ cấu sản lượng trứng gà sản xuất theo phương thức bán công nghiệp, công nghiệp từ 96% năm 2011 tăng lên 98% năm 2015. - Xây dựng được ít nhất 40-50 nhà máy giết mổ công suất lớn và một số cơ sở chế biến, giết mổ bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tại các thành phố, thị xã lớn, các vùng đồng bằng đông dân cư. c) Giai đoạn 2016-2020 - Về đầu con: tăng tỷ trọng chăn nuôi bán công nghiệp, công nghiệp từ 88,9% năm 2016 lên 91,4% năm 2020. - Về sản phẩm thịt: tăng bình quân mỗi năm khoảng 6,65%/năm. Trong đó cơ cấu sản lượng thịt sản xuất theo phương thức bán công nghiệp, công nghiệp tăng từ 95,5% năm 2016 lên 96,9% năm 2020. - Về sản lượng trứng: tăng bình quân mỗi năm khoảng 5,3%/năm. Trong đó, cơ cấu sản lượng trứng gà sản xuất theo phương thức bán công nghiệp, công nghiệp từ 98% năm 2016 tăng lên 99% năm 2020. - Củng cố và xây dựng thêm 50-70 nhà máy giết mổ và chế biến, với tổng công suất 500-600 triệu con/năm. Phần thứ hai HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI THUỶ CẦM Ở VIỆT NAM Chăn nuôi thuỷ cầm chiếm vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi gia cầm và là nghề sản xuất truyền thống, mang lại nguồn thu nhập quan trọng cho người chăn nuôi, đặc biệt đối với người nông dân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trước khi xảy ra dịch cúm gia cầm ở nước ta, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm về thuỷ cầm từ 10-11% và tỷ trọng đàn thủy cầm chiếm từ 27-28% tổng đàn gia cầm. Do lợi thế về tự nhiên, tập quán chăn nuôi, nên chăn nuôi thủy cầm phát triển chủ yếu tại hai vùng đồng bằng 13 sông Cửu Long và đồng bằng Sông Hồng. Đây là hai vùng có nhiều kênh rạch, sông ngòi, ao hồ, đồng trũng phù hợp với đặc tính sinh học của thủy cầm. Tổng đàn thủy cầm của hai vùng này chiếm gần 70% tổng đàn thủy cầm của cả nước. I. CÁC PHƯƠNG THỨC CHĂN NUÔI THỦY CẦM a) Chăn nuôi nhỏ lẻ Đặc điểm của phương thức chăn nuôi này là thả rông trong sân vườn, ao hồ, tận dụng thức ăn thừa, phụ phẩm trong nông nghiệp làm nguồn thức ăn với con giống chủ yếu là vịt cỏ, vịt bầu, vịt lai ngan, ngan, ngỗng. Quy mô chăn nuôi phổ biến từ 10-20 con/hộ và vịt gà, ngan thường được nuôi lẫn lộn. Đây là hình thức kinh tế tự cung tự cấp. Phương thức này ước tính chiếm tỷ lệ khoảng 15,9 tổng đàn vịt. Cách nuôi này tuy giá thành thấp nhưng rủi ro cao, dễ mắc bệnh, hiệu quả kinh tế bấp bênh. Trong tương lai phương thức chăn nuôi này sẽ giảm dần. b) Chăn nuôi vịt chạy đồng và vịt thời vụ Chăn nuôi vịt chạy đồng là hình thức chăn nuôi vịt chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và chăn nuôi theo thời vụ ở Đồng bằng sông Hồng. Giống vịt nuôi chủ yếu là vịt cỏ, vịt tàu, vịt lai. Phần lớn người nông dân ĐBSCL sống chủ yếu chăn nuôi vịt theo hình thức này. Đây là phương thức chăn nuôi có giá thành rẻ nhất vì vịt tận dụng được nguồn thóc rơi vãi khi thu hoạch lúa nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro do dịch bệnh. Có hai loại hình chăn nuôi vịt chạy đồng: - Chăn nuôi vịt chạy đồng gần: Thông thường vịt được nuôi trên các cánh đồng lân cận trong ấp, xã hoặc huyện. Cách nuôi này chủ yếu ở các hộ nghèo phía Nam, hoặc hộ chăn nuôi vịt thời vụ (sau thu hoạch lúa) ở các tỉnh phía Bắc. Quy mô nuôi phổ biến dưới 500 con/hộ. - Chăn nuôi vịt chạy đồng xa: Hình thức chăn nuôi này thường do các chủ hộ chăn nuôi vịt lâu năm với nhiều đời nuôi vịt và họ có vốn đầu tư tương đối lớn (40-50 triệu đồng/1.000 con vịt đẻ). Quy mô chăn nuôi phổ biến từ 3.000-10.000con/hộ. Với cách nuôi này, vịt được vận chuyển trên ghe, tàu từ tỉnh này qua tỉnh khác. Chủ hộ chăn nuôi thuê vận chuyển, công nuôi giữ vịt, thuê đồng (từ 10.000-20.000đ/công ruộng). Kết quả điều tra khảo sát các chủ hộ này cho thấy họ đều bày tỏ nguyện vọng được nuôi vịt hợp pháp và cam kết chấp hành các quy định mới về quản lý đàn vịt chạy đồng, thậm chí một số chủ hộ nói rằng sẵn sàng chi trả tiền công tiêm phòng, vacxin nếu như về lâu dài Nhà nước không hỗ trợ. c) Chăn nuôi vịt trong ao hồ có kiểm soát Bên cạnh hình thức nuôi vịt chạy đồng là chủ yéu, thời gian qua tại một số địa phương đã xuất hiện hình thức nuôi vịt tập trung trong ao hồ có kiểm soát do người dân tự đầu tư hoặc do hỗ trợ của một số doanh nghiệp. Mô hình này bảo đảm kiểm soát được dịch bệnh, hạn chế rủi ro, không lệ thuộc vào mùa vụ. Tuy nhiên, cần phải có đất đào ao và vốn đầu tư thức ăn, chuồng trại tương đối lớn. d) Chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp Phương thức chăn nuôi bán công nghiệp và công nghiệp ước tính chiếm khoảng 22,2% tổng đàn vịt với quy mô đàn từ 1000-5.000 con/hộ. Các giống vịt nuôi chủ yếu là giống công nghiệp cao sản như Super M, CV Layer2000, Khakicampbell, ngan Pháp R51, R71…Theo phương thức nuôi này, vịt chủ yếu là nuôi nhốt trên nền hoặc trên sàn, sử dụng thức ăn công nghiệp. Cách nuôi này tuy an toàn dịch bệnh nhưng đòi hỏi đầu tư lớn, giá thành cao nên chưa phát triển. Thực tế cho thấy, chăn nuôi vịt trang trại, hàng hoá quy mô lớn, tập trung chiếm tỷ trọng còn thấp. Việc phát triển chăn nuôi trang trại, quy mô lớn đang gặp nhiều khó khăn như tập quán, truyền thống chăn nuôi, theo mùa vụ, quỹ đất đai để quy hoạch các vùng chăn nuôi tập trung, vốn đầu tư cho sản xuất… 2. Sự tăng trưởng đầu con 14 Trước khi xảy ra dịch cúm gia cầm (năm 2003), tỷ trọng đầu con thủy cầm hàng năm chiếm bình quân 27-28% so với tổng đàn gia cầm. Tuy nhiên, tỷ lệ này đã có sự thay đổi sau khi xảy ra dịch cúm gia cầm. Giai đoạn 2001-2006 tỷ lệ tăng trưởng đàn thủy cầm 0,9%/năm. Trong đó, giai đoạn 2001-2003 sự tăng trưởng đầu con bình quân 10,8%/năm; giai đoạn 2003-2004 do d ịch cúm gia cầm nên đàn vịt giảm 16,3%; giai đoạn 2004-2006 tỷ lệ tăng trưởng đàn thuỷ cầm tăng 3,23%/năm. 3. Năng suất và chất lượng Đối với các giống vịt nội, nhiều năm qua một số chỉ tiêu năng suất hầu như không tăng. Sản lượng trứng của vịt cỏ 140-210 quả/mái/năm, vịt bầu là 110-190 quả/mái/năm, khối lượng xuất chuồng vịt cỏ khoảng 1,3-1,4kg, vịt bầu là 1,5-1,8kg. Chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng tương ứng đối với hai giống vịt trên là 3,33 ; 3,0kg. Đối với các giống vịt nhập nội năng suất đạt 90-95% so với xuất xứ. Sản lượng trứng của vịt Khakicampbell 260-280 quả/mái/năm, của vịt CV 2000 layer là 250-280 quả, vịt CV Super M là 170-220 qu ả và giống vịt Triết Giang (giống chuyên trứng) nhập theo con đường tiểu gạch không rõ nguồn gốc hiện đang phát triển tốt phù hợp với phương thức chăn thả tự kiếm mồi được người dân ưa chuộng. 4. Hệ thống sản xuất giống thuỷ cầm Hiện nay ở nước ta có 3 nhóm giống đó là: giống chuyên trứng, chuyên thịt và giống kiêm dụng. Giống chuyên trứng chủ yếu là giống nhập nội: giống Khakicambell được nhập từ Thái Lan năm 1990; Vịt CV .2000 layer nhập từ Vương quốc Anh năm 1990; giống vịt Triết Giang (nhập qua con đường tiểu gạch từ Trung Quốc không rõ nguồn gốc), giống vịt cỏ của Việt Nam và còn có một số giống địa phương phát triển ở miền Nam như vịt Tàu, vịt lai. Giống chuyên thịt được nhập nội: giống vịt CV super M. M1, M2, M3; các giống này chủ yếu được nhập từ Vương Quốc Anh; giống ngan pháp R51, R71 và dòng R71 siêu nặng và giống vịt M14 được nhập từ Cộng hoà Pháp. Giống kiêm dụng chủ yếu là giống địa phương như: Vịt bầu quỳ; và một số giống địa phương lai tạo và giống vịt bầu cánh trắng (giống này do người dân tự nhập khẩu qua con đường tiểu gạch của Trung Quốc không rõ nguồn gốc). Với các giống công nghiệp, hiện cả nước ta chỉ có 3 Trung tâm giữ giống gốc của Bộ NN-PTNT là: Trung tâm NCGC Thụy Phương, Cẩm Bình hiện tại có 2500 con vịt sinh sản cấp giống ông bà và 2500 con ngan sinh sản cấp giống ông bà; TT nghiên cứu vịt Đại Xuyên có 3300 con vịt sinh sản cấp giống ông bà và 1500 con ngan sinh sản cấp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfChan nuoi gia cam ben vung.pdf
Tài liệu liên quan