Phòng thính giả/phòng trưng bày
Phòng thính giả/phòng trưng bày cần tách riêng khu vực lễ tân. Vì chức năng chính của
phòng này là khu vực trưng bày suốt ngày vì thế nó phải tạo điều kiẹn cho du khách có thể
tiếp cận dễ dàng trong khi đi lkại xung quanh khu vực lễ tân. Trong phòng sẽ trưng bày
nhiều loại tranh quảng cáo khác nhau nhiều màu sắc nmang tính diễn giải trên tường (mà
những thứ này cũng có bán ở cửa hàng của Vườn Quốc gia) và các tấm biển trưng bày
được thiết kế riêng cho phòng.
Một góc hơi thụt vào của phòng thính giả/phòng trưng bày sẽ được trưng bày một bức tranh
phong cảnh rừng rất lớn trên tường và trước bức tranh này sẽ là bộ sưu tập thú nhồi bông
của Vườn Quốc gia.
Du khách cũng có thể đến đây xem trưng bày vào bất cứ lúc nào trong ngày. Tuy nhiên,
chức năng chính của khu vực này sẽ được thực hiện vào buổi tối. Nhân viên của Vườn
Quốc gia sẽ nói chuyện và bật các băng video về động vật hoang dã.
Phòng thính giả/phòng trưng bày sẽ có đủ chỗ cho ít nhất là 15 người dùng ghế di động.
Những chiếc ghế này ban ngày sẽ cất đi, nhưng vào các buổi biểu diễn đặc biệt chúng cần
phải được sử dụng linh hoạt. Các chỗ ngồi phải được sắp xếp theo hình nửa vòng tròn tập
trung vào bức tường dọc, theo kiểu các phòng hội trường hiện đại, chứ không phải các bức
tường nhỏ như trng các lớp học phổ thông. Phòng cũng cần được thiết kế cho các buổi trình
diễn văn hoá lớn.
Cũng cần có một hệ thống thông gió trong trường hợp mất điện. Tuy nhiên Phòng thính
giả/phòng trưng bày không cần các cửa lấy sáng (ảnh mầu sẽ mờ khi có ánh sáng). Một bức
tường nên có cửa đôi để có thê rmở ra sân bên ngoài khi có các buổi biểu diễn và trình diễn
văn hoá vào buổi tối.
Diện tích sàn: Khoảng 60 m2 – có điều hoà không khí
112 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 413 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển du lịch sinh thái cho Ba Bể / Na Hang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơng trong kỹ thuật làm đường, phương pháp
gia cố tuyến đường này được sử dụng đều đặn ở trong các VQG của các nước khác. Có thể
một số nơi dùng kỹ thuật đơn giả để giữ sỏi bằng cách dùng đá thay thế.
Đề xuất đặt 5 ghế ngồi đơn giản bên đường ở những điểm có quang cảnh đẹp và dễ chịu
xung quanh hồ và dưới chân thác. Có thể nâng cấp chỗ trú chân dưới chân thác hiện nay
cho tốt hơn.
Nhà vệ sinh lấy phân bón có thể được xây dựng ở khu vực gần chân thác cùng lúc với thay
đổi đơn giản nâng cấp chỗ trú chân. (Nếu điều kiện đất cho phép, có thể làm nhà xí để giảm
công lau dọn).
- 44 -
Phát triển du lịch sinh thái cho Ba Bể / Na Hang: Báo cáo về chuyến công tác thứ hai và các phụ lục
3.2.4 Thông tin tuyên truyền
Thông tin chính trên tuyến đường có thể là một hệ thống biển đánh số đơn giản và những tài
liệu hay tờ thông tin cho giáo viên và hướng dẫn viên. Các chuyên gia GDMT thiết kế hệ
thống này trong chương trình bảo tồn cho Khu BTTN Na Hang. Chương trình đào tạo hướng
dẫn viên của dự án cũng giúp thiết kế các chủ đề chú giải mà du khách Việt Nam quan tâm.
Chủ đề chú giải nên phản ánh thông điệp “vẻ đẹp thiên nhiên, bảo tồn và DLST” theo kinh
nghiệm của Pắc Ban. Chủ đề chú giải nên nhấn mạnh và phát triển những thông điệp mà
Trung tâm Bảo tồn đưa ra. Đưa những thông tin về phương pháp canh tác, nước và lưu
vực, cây rừng, cây làm thuốc, côn trùng và bướm.
3.2.5 Hành động
Phối hợp với STM và Đơn vị Quản lý Du lịch Pắc Ban, chuyên gia GDMT chịu trách nhiệm
thực hiện hoạt động xây dựng biển chỉ dẫn cho tuyến đường hồ Pắc Ban. Nhóm thực hiện
Chương trình Đào tạo Hướng dẫn viên sẽ được thông báo để đưa tuyến đường vào chương
trình đào tạo.
3.3 Tuyến thuyền Ba Bể
3.3.1 Mô tả
Tuyến thuyền Ba Bể thường kéo dài 1 ngày, bắt đầu đi thuyền từ sông Nang ở trạm Bến
Choi. Đối với du khách đi dài ngày, tuyến bắt đầu ở bến thuyền Chợ Rã, điểm đầu tiên du
khách có thể lấy được thông tin về VQG là từ các nhà nghỉ ở Chợ Rã. Sau khi đi trên sông
Nang, khách thăm động Puông, Bản Cám và đi bộ tới thác Tà Kèn. Sau đó thuyền đi ngược
sông và vào hồ Ba Bể, thăm ao Tiên trước khi cập bến vào Vườn. Xe sẽ được du khách
bằng đường bộ tới những nơi họ muốn nghỉ trọ.
Tuyến thuyền Ba Bể có thể bao gồm việc đi thăm chợ Bản Tao, ăn trưa và/hay thăm Bản
Cầm, bơi hồ tại đảo Bà Góa và thăm Pắc Ngòi trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, mô tả ở
trên là những điểm chính trong tuyến thuyền Ba Bể.
3.3.2 Mục tiêu
Để nâng cao công tác quản lý du khách, cần tác động tới loại hình du khách bằng cách thiết
lập chuyến đi 1 ngày tới các điểm ưa thích là hoạt động chính của du khách khi tới VQG.
Tuyến thuyền Ba Bể đã thu hút được cả du khách trong nước và quốc tế, cùng với việc cải
tiến công tác quản lý và hướng dẫn có thể mang lại thành công cho Ba Bể. Cách sắp xếp
thuyền du khách một cách trật tự sẽ giúp kiểm soát tác động của du khách và làm tăng
trưởng đáng kể trong tương lai mà không làm giảm chất lượng du lịch. Tuyến thuyền Ba Bể
cũng tạo cơ hội phát triển DLST để mang lại lợi ích tối đa cho cộng đồng.
3.3.3 Phát triển cơ sở vật chất
Bến Chòi
¾ Bảng bản đồ.
¾ Nâng cấp các bậc đi ra sông.
Động Puông
¾ Tác động càng ít càng tốt vì trong động thường tối nên khó đọc được các bảng
hiệu. Không xây dựng hàng rào hay rào chắn vì rất mất mỹ quan.
¾ Chỉ dùng đèn pin để xem dơi nhưng hạn chế dùng đèn vào mùa dơi sinh sản.
- 45 -
Phát triển du lịch sinh thái cho Ba Bể / Na Hang: Báo cáo về chuyến công tác thứ hai và các phụ lục
Bờ sông Bản Cám
¾ Dân làng duy trì các nhà vệ sinh công cộng dành cho du khách.
¾ Quán hàng bằng tre nứa để bán đồ uống, hàng thủ công mỹ nghệ và chỗ nghỉ
chân ở bến canô.
¾ Nâng cấp bến đậu cùng với nhà vệ sinh và chỗ nghỉ chân.
Thác Tà Kèn
¾ Nâng cấp bến đậu ở gần nhà hàng của ông Hiền bằng các bậc xi măng và đặt 1
thùng rác.
¾ Đặt 5 biển chỉ hướng đi và khoảng cách để du khách có thể tự tìm đường. Cần
đặt biển ở các bến thuyền, điểm rẽ từ đường chính, ngã 3 đường đi tới 2 nơi
ngắm cảnh khác nhau, ở điểm ngắm cảnh trên thượng nguồn và nơi píc níc trên
vùng đá thấp.
¾ Nâng cấp, đặt ghế ngồi và tạo bậc xuống thác. Nên làm một đường khác tới thác
có thể dài hơn nhưng ít dốc hơn từ lối rẽ của đường chính. Đặt biển chỉ dẫn cho
cả hai đường.
¾ Làm nơi ngắm cảnh bằng thép hoặc gỗ ở vùng thượng nguồn để du khách có thể
ngắm thác rõ hơn, gần hơn và an toàn hơn. Nếu sử dụng sàn gỗ, nên phủ mắt
lưới để giảm trơn trượt. Công trình kiến trúc chất lượng cao sẽ đảm bảo độ vững
chắc và an toàn của nơi ngắm cảnh.
¾ Nâng cấp đường tới nơi píc níc trên vùng đá thấp (lấp lỗ hổng bằng những viên
đá có kích cỡ phù hợp) nhưng cần để du khách bò lên những tảng đá lớn gần
sông nhằm duy trì không khí mạo hiểm khi ngắm thác.
¾ Đặt thùng rác ở nơi ngắm cảnh trên cao và điểm píc níc trên vùng đá thấp.
¾ Xây dựng các nhà xí gần ngã 3 đường lên nơi ngắm cảnh và vùng cảnh quan
phía dưới.
Ao Tiên
¾ Không nâng cấp điểm đến (tận dụng cấu trúc đá tự nhiên rất cứng để làm cổng
vào).
¾ Rải sỏi đều trên toàn bộ đường đi và lấp đầy “ổ gà” mà hiện nay đang đầy bùn.
Sau khi sỏi đã lún vào bùn, cấu trúc rắn ở dưới sẽ làm cho đường vững chắc hơn
và lá rơi sẽ làm đường có vẻ đẹp tự nhiên. Cần giữ lại sỏi ở bề mặt nên sẽ phải
rải thêm nếu sỏi đã lún hết vào bùn.
¾ Sắp xếp khéo một số tảng đá cuội ở các điểm đường gặp ao Tiên để làm chỗ
ngồi nghỉ tự nhiên nhằm giữ không khí tự nhiên và huyền thoại của ao.
¾ Rỡ bỏ cột bê tông và đá xây dựng bên bở ao.
¾ Đặt 1 hoặc 2 thùng rác gần ao.
¾ Xây nhà xí bên đường mới, cách xa ao.
Bến thuyền vào Vườn
Trước đây gọi là “Bến thuyền phía Bắc” hay “Nhà hàng bà Thủy”.
¾ Nâng cấp bến cập thuyền.
¾ Trung tâm thông tin kiểu nhà sàn có chỗ ngồi, thông tin về giờ thuyền (có lẽ cả về
vé thuyền?), trưng bày, bản đồ và thùng rác.
¾ Sửa sang nhà vệ sinh do nhà hàng quản lý (bà Thủy).
- 46 -
Phát triển du lịch sinh thái cho Ba Bể / Na Hang: Báo cáo về chuyến công tác thứ hai và các phụ lục
Hồ Ba Bể
¾ Giảm những tác động tiêu cực của du khách ở những nơi như cửa động và dọc
theo các tuyến đường.
¾ Loại bỏ bèo.
3.3.4 Thông tin tuyên truyền
Giới thiệu tóm tắt trước chuyến đi
¾ Nhấn mạnh đây là chuyến đi thuyền một ngày đẹp nhất ở hồ Ba Bể và mang lại
nhiều ấn tượng nhất cho du khách.
¾ Cho biết về thời gian biểu.
¾ Kể về núi đá vôi, rừng và các làng. Nhấn mạnh vai trò của hồ Ba Bể là hiện thân
của vẻ đẹp trong tâm trí người Việt Nam cùng với nhiều câu chuyện và truyền
thuyết liên quan đến khu vực này.
¾ Không nên gây kỳ vọng về cơ hội gặp người dân tộc với các bộ trang phục truyền
thống hay xem động vật hoang dã.
¾ Nhắc du khách mang mũ nón, kem chống nắng, thuốc chống côn trùng, đồ bơi.
Bến Chòi
¾ Tóm tắt về các điểm thăm quan và mốc thời gian trong ngày. Nhấn mạnh việc
tuyến du lịch sẽ đi qua núi đá vôi và rừng, đi dọc theo sông Nang thông qua một
con kênh độc đáo dẫn tới hồ Ba Bể.
¾ Có thể xem chim nhưng không xem được nhiều động vật hoang dã.
¾ Giải thích các hoạt động trong thuyền (túi/thùng rác, tờ thông tin, xẻng hót rác...)
và làm mẫu về nội quy an toàn trên thuyền, thông báo các hướng dẫn viên của
thuyền và của Vườn đã được đào tạo về sơ cứu. Yêu cầu du khách không viết vẽ
lên đá, cây hay lấy bất cứ thứ gì ra khỏi VQG.
¾ Cho biết điểm dừng chân đầu tiên là động Puông.
Trên sông đi tới động Puông
¾ Giải thích về đầu nguồn sông Nang, thượng lưu sông chảy đổ về sông Gấm rồi
sau đó đổ vào sông Hồng.
¾ Kể về địa chất và sự hình thành núi đá vôi, sử dụng chủ đề nước nhỏ giọt qua
các khe kẽ và tạo ra phong cảnh.
¾ Cây cối thích nghi với rễ dài và tạo ra tiểu môi trường trên bề mặt vách đá.
¾ Chỉ ra các thạch nhũ và măng đá khi đi vào động.
Trong động Puông
¾ Dừng thuyền để lên bờ và diễn giải để mắt điều chỉnh quen với bóng tối. Chỉ
những chỗ không nên đi vào trong động để tránh ảnh hưởng đến dơi.
¾ Kể truyền thuyết về động - người khổng lồ đã ngăn chặn lũ lụt như thế nào.
¾ Hang động và cách hình thành núi đá vôi.
¾ Sinh thái loài dơi - VQG có 12 loài trong tổng số 30 loài dơi trên thế giới.
¾ Thái độ của người dân địa phương đối với dơi - ăn thịt và lấy phân làm phân bón.
Rắn cũng ăn dơi nhưng không lấy tổ yến.
¾ Động là một di tích lịch sử như thế nào trong chiến tranh ở thế kỷ 19.
- 47 -
Phát triển du lịch sinh thái cho Ba Bể / Na Hang: Báo cáo về chuyến công tác thứ hai và các phụ lục
Đi thuyền qua ngã ba sông Bản Tấu
¾ Kể về chợ Bản Tấu và các chợ khác ở Ba Bể, cho biết ảnh hưởng của chợ đối
với cuộc sống của người dân địa phương, với lịch âm, phiên...
¾ Những ngày họp chợ, một số nhóm có thể thích đi thăm chợ, sau đó ăn trưa ở
Bản Cám, kết hợp với thăm làng.
¾ Một số nhóm có thể thích đi bộ qua Bản Cám, sau đó thuyền đón họ ở bến sau,
kể về cuộc sống của dân làng và cách trồng lúa.
Bờ sông Bản Cám
¾ Dừng ở bến bên bờ sông Bản Cám nơi dân địa phương bán chè, cà phê và đồ
thủ công mỹ nghệ và duy tu nhà vệ sinh. Giải thích đây là một hoạt động DLST,
sự phối hợp giữa làng và Vườn.
¾ Điểm nghỉ ở Bản Cám là một nơi làm bằng tre nứa có mái che tạo cảm giác thư
giãn “mang làng ra bờ sông”. Phụ nữ địa phương có thể mặc quần áo dân tộc và
thể hiện các hoạt động sinh hoạt của làng.
¾ Kể về văn hóa, phong tục tập quán và cuộc sống bản làng của người Thái.
¾ Mời đi ca nô ra xa để chụp ảnh. Nhấn mạnh tới khía cạnh an toàn vì ca nô sẽ
tròng trành.
Trên thuyền
¾ Tạo hứng thú và kỳ vọng bằng cách chỉ ra con kênh dẫn tới hồ Ba Bể khi đi
ngang qua.
Thác Tà Kèn
¾ Trên bờ sông, cho biết về độ dài và sự khó khăn của chuyến đi bộ, nhấn mạnh tới
yếu tố an toàn khi đến thác.
¾ Cho biết sẽ ăn trưa ở nhà hàng ông Hiền để có kinh nghiệm về cuộc sống của
dân làng, đặt trước khi đi qua. Đừng ép khách uống rượu nếu họ không muốn.
Khuyến khích ông Hiền tôn trọng thiên nhiên hoang dã của VQG và không nuôi
chim trong lồng...
¾ Khi đi tới thác, chỉ cho khách thấy những con ngựa và kể về chợ làng.
¾ Thác tự nhiên hoang sơ, du khách có thể thưởng thức từ chỗ ngắm trên cao và
từ vùng đá thấp. Kể về truyền thuyết và các câu chuyện liên quan đến thác.
Đi lên sông và vào hồ
¾ Hồ Ba Bể được coi là một trong những hồ đẹp nhất trên thế giới và ở Việt Nam.
Hồ là biểu trưng cho ý tưởng về vẻ đẹp trong con mắt người Việt Nam.
¾ Chỉ cho khách thấy động Tiên, liên tưởng tới ao Tiên và tạo ra cảm giác kỳ vọng.
Bến ao Tiên
¾ Ở bến, cho biết du khách sẽ đi bộ bao xa.
¾ Yêu cầu mọi người giữ trật tự để thưởng thức âm thanh của rừng.
¾ Nhấn mạnh ao Tiên là một thắng cảnh hoang sơ, tự nhiên và tạo không khí huyền
thoại và kể chuyện tình liên quan đến ao.
¾ Chỉ cho khách các "dấu chân tiên" trên đá.
¾ Khi tới ao, kể về truyền thuyết và chuyện tình của ao.
¾ Chỉ nơi có bàn cờ trên núi.
- 48 -
Phát triển du lịch sinh thái cho Ba Bể / Na Hang: Báo cáo về chuyến công tác thứ hai và các phụ lục
¾ Cho khách biết ao Tiên cao hơn hồ Ba Bể 5 m.
Đi xuôi xuống hồ
¾ Kể câu chuyện về 3 hồ.
¾ Dừng lại sau khi qua ao Tiên nơi hồ hẹp, tắt máy và lắng nghe sự mĩnh mịch của
hồ Ba Bể. Xem chim, bướm, côn trùng - nhấn mạnh về những điều đang diễn ra
trong rừng mà ta bỏ lỡ. Chỉ những cây và thực vật độc đáo.
¾ Dừng lại một lần nữa giữa hồ thứ 2 và 3 để chụp ảnh, chỉ cho khác tuyến đường
DLST, núi mặt người, hang động chiến tranh thời Pháp, Bó Lù và lễ hội hàng
năm, đảo Chùa và đảo Bà Góa.
¾ Một số người muốn bơi trên hồ hoặc ở gần đảo Goá Phụ.
¾ Trước khi đến bến của VQG, tạm biệt du khách và để lại thông điệp bảo tồn nhấn
mạnh Ba Bể là nơi tiên phong trong DLST của Việt Nam. Đối với du khách Việt
Nam nên nói “Hãy cùng nhau bảo vệ cảnh đẹp và làm cho chúng mãi đẹp” và với
du khách quốc tế (Ở Việt Nam, đó không phải là một điều dễ nhưng chúng tôi cố
gắng hết sức để bảo tồn”.
Bến thuyền VQG
¾ Thăm Trung tâm Thông tin (đang đề xuất) khi vửa lên bờ.
¾ Đưa du khách lên ô tô và chào tạm biệt hoặc đi cùng họ tới nhà khách.
3.3.5 Hành động
Ban Du lịch của VQG phải tuyên truyền tích cực về tuyến thuyền Ba Bể tới tất cả các thị
trường. Sửa đổi lại tờ thông tin các tuyến du lịch của VQG để phân phát rộng rãi cho các
hãng và khách du lịch. Tuyến thuyền này cũng được đưa vào nội dung tờ rơi thông tin mới
cho du khách.
Sử dụng thuyền của làng (để thuyền của VQG còn đi tuần tra) từ Bến Choi để mang lại lợi
ích DLST cho cộng đồng địa phương. Có thể đặt thuyền qua điện thoại từ Bến thuyền VQG
vào buổi tối ngày hôm trước để có thể xuất phát vào sáng sớm ở Bến Choi.
Chuẩn bị và phân phát các biển thông tin không thấm nước gắn trên thuyền giúp du khách
không có hướng dẫn viên cho các nhà thuyền càng sớm càng tốt.
3.4 Tuyến du lịch sinh thái
3.4.1 Mô tả
Tuyến này gồm đi thuyền và đi bộ để nối cả 3 sông chảy vào hồ Ba Bể và là một tuyến chủ
đạo mới. Tuyến bắt đầu đi thuyền từ bến VQG tới Cốc Tộc, đi bộ qua các vườn cây ăn quả,
cánh đồng và hồ thả cá của làng Cốc Tộc tới Bó Lù, sau đó đi bộ qua rừng và VQG từ Bó Lù
tới Pắc Ngòi. Du khách hoặc có thể ăn trưa ở Pắc Ngòi và dành cả buổi chiều thăm quan
làng, đi xe đạp xuôi theo dòng sông, đi ca nô hoặc đi bơi trước khi lên thuyền về bến VQG.
Một lựa chọn khác của tuyến DLST là đi thăm làng Pắc Ngòi vào buổi chiều và nghỉ đêm tại
các nhà trọ của làng. Cũng có thể đi bộ hướng ngược lại với việc sắp đặt thuyền đợi trước ở
Cốc Tộc. Có nhiều phương án cho du khách lựa chọn, họ có thể đi bộ một phần tuyến
đường, ở lại nhà trọ hay bắt đầu đi tờ Bó Lù.
3.4.2 Mục tiêu
Kéo dài thời gian ở lại của du khách bằng cách tạo ra những tuyến mới cả ngày hay nửa
ngày cho thị trường phương Tây “dễ tính” và các thị trường quốc tế khác muốn có kinh
- 49 -
Phát triển du lịch sinh thái cho Ba Bể / Na Hang: Báo cáo về chuyến công tác thứ hai và các phụ lục
nghiệm về làng địa phương và VQG với đầy đủ thông tin. Hiện nay, ngoài tuyến đi thuyền
một ngày ‘truyền thống’, VQG còn có các tuyến đi bộ và leo núi. Để các tuyến đi bộ có thể
hấp dẫn cần tiếp thị tới những người muốn tìm hiểu cách sống của dân làng và tìm hiểu về
rừng.
Xây dựng tuyến DLST tạo cơ hội cho 3 làng tham gia vào các hoạt động du lịch của Vườn,
do vậy mang lại lợi ích đáng kể cho địa phương. Khuyến khích thăm các điểm chính ở Pắc
Ngòi và có tiềm năng thu hút du khách tới các làng Cốc Tộc và Bó Lù.
Là một tuyến chính thu hút du khách quốc tế, tuyến DLST cần có hướng dẫn viên giỏi và tạo
cơ hội đào tạo cho hướng dẫn viên của VQG và các làng.
3.4.3 Phát triển cơ sở vật chất
Đã có tuyến đường ở hầu hết tuyến đường này. Chỉ cần phát triển cơ sở hạ tầng ở mức tối
thiểu.
Xây dựng chỗ nghỉ chân bằng tre nứa ở Cốc Tộc bên cạnh hồ, có thể minh họa hoạt động
câu cá và quăng chài, ngoài ra tới nhà bà Bích để xem làm hàng thủ công mỹ nghệ. Tại nhà
bà Bích có thể tổ chức bán hàng thủ công mỹ nghệ của địa phương hoặc sắp xếp ở khu vực
gần hồ.
Từ Cốc Tộc tới Bó Lù, có tuyến đường vẫn còn tốt mà hiện nay dân làng đang sử dụng.
Khúc sông cạn (chỉ ngập vào mùa hè) và cầu tre làm tăng sự thú vị cho người đi bộ.
Tại Bó Lù, cần xây dựng nhà vệ sinh và các điểm uống nước để kết hợp với cơ sở nghỉ trọ
hiện có ở làng.
Từ Bó Lù, có một con đường do chính quyền tỉnh xây dựng đi qua rừng nhưng người dân
địa phương ít khi sử dụng, ngoại trừ gia đình ông Bạch sống ven hồ. Tuy nhiên, trong lần
dọn đường gần đây, người ta đã bỏ lại nhiều cành cây và thực vật, bao gồm cả cây to bên
đường. Cây gỗ đã bị cắt bỏ cần phải dọn đi để thực vật có thể mọc lại. Dự án có thể can
thiệp và làm tăng cảm giác hoang sơ cho tuyến đường. Xây dựng ghế gỗ nhỏ ở góc trên
đỉnh đồi để du khách có thể ngồi ngắm cảnh hồ từ Pắc Ngòi. Xây dựng một hoặc hai chỗ
nghỉ khác và chỗ để chụp ảnh phù hợp.
Phần 1 km cuối cùng của tuyến đường đi xuyên qua rừng trước khi tới làng Pắc Ngòi cần
được xây dựng lại để dử dụng trong tháng du lịch cao điểm là tháng 7 và 8 khi đường đi qua
cánh đồng lúa thấp bị ngập. Đây là hoạt động xây dựng chính được đề xuất cho tuyến
đường này.
3.4.4 Thông tin tuyên truyền
Cách tốt nhất cho mọi người biết về tuyến đường DLST là qua thông tin tuyên truyền.
Hướng dẫn viên của VQG sẽ phổ biến thông tin này cho du khách cùng với sự hỗ trợ của
các hướng dẫn viên làng Cốc Tộc và Pắc Ngòi. Du khách đi tự do hoặc đi theo đoàn có
hướng dẫn viên từ Hà Nội cũng sẽ được thông báo về tuyến đường này từ các hướng dẫn
viên của làng.
Hướng dẫn viên VQG cần nhớ chủ đề tuyên truyền. Chúng tôi đề xuất các thông tin tuyên
truyền và điểm dừng sau:
Tóm tắt thông tin trước chuyến đi
Khi thảo luận và tuyên truyền về tuyến đi cho du khách tiềm năng và khi tóm tắt cho các
nhóm du khách đã đặt chỗ trước khi rời trụ sở VQG, cần nhấn mạnh tới các điểm sau:
¾ Tuyến DLST sẽ đi thăm 3 con sông đổ vào hồ Ba Bể.
¾ Đây là tuyến thăm làng và rừng, đi bộ khoảng 2 tiếng và còn đi thuyền từ bến của
VQG (tổng thời gian của toàn chuyến đi là 3 tiếng).
- 50 -
Phát triển du lịch sinh thái cho Ba Bể / Na Hang: Báo cáo về chuyến công tác thứ hai và các phụ lục
¾ Gọi là tuyến DLST vì có sự tham gia của người dân địa phương và những lợi ích
họ nhận được từ hoạt động này sẽ làm giảm áp lực đối với rừng và đóng góp cho
bảo tồn.
¾ Mang mũ nón, kính râm, nước và quần áo mưa nếu cần.
Đi ngang qua hồ
Trong khi đi ngang qua hồ từ bến VQG sang Cốc Tộc, tắt máy và thảo luận những điểm sau:
¾ Lắng nghe âm thanh của rừng.
¾ Kể về VQG Ba Bể, rừng và hệ sinh thái đá vôi.
¾ Chỉ cho khách thấy đảo Quả Phụ và truyền thuyết về người quả phụ (và có thể về
vị vua viết lên trên bàn đá ở trên đảo).
¾ Thảo luận về nguồn nước của hồ và ba dòng sông đã đổ vào hồ như thế nào và
sự kỳ bí về việc nước không chảy ra khỏi hồ.
Cập bến Cốc Tộc
¾ Giải thích lí do về chủ đề DLST, người dân địa phương tham gia như thế nào và
họ được lợi gì.
¾ Cho du khách biết họ sẽ thấy gì trong vòng vài giờ tới để họ cảm thấy thoải mái.
¾ Kể chuyện về bàn tay người khổng lồ, liên hệ với lỗ tay cái ở động Puông với các
ngón tay ở các ao làng Cốc Tộc.
Trước khi vào làng Cốc Tộc
Tìm chỗ có bóng râm để cả đoàn dừng lại.
¾ Chỉ con đường dẫn tới làng người Dao và kể về các vùng sâu xa của VQG.
¾ Mô tả cách sống của người Thái, tập quán và hướng dẫn cách cư xử cho du
khách, ví dụ như bỏ giày dép trước khi vào nhà, v.v.
¾ Mô tả kỹ thuật câu và cách nuôi để có thể thu hoạch cá hai mùa trong một năm.
¾ Chỉ cho du khách cây Voi để làm trà thư giãn.
¾ Yêu cầu mọi người mua hàng thủ công mỹ nghệ ở khu trung tâm, không thưởng
tiền, đưa tờ thông tin hay cho dân làng tiền. Có quỹ để xây dựng trường học hay
các quỹ tương tự của làng do già làng quản lý trong trường hợp du khách muốn
hiến tặng.
Trong khi đi qua làng Cốc Tộc
¾ Hướng dẫn viên làng sẽ đi cùng khi du khách vào làng và sẽ đóng vai trò chủ
nhà. Khuyến khích hướng dẫn viên làng nói về các chủ đề sau (Hướng dẫn viên
VQG hay từ Hà Nội đóng vai trò là phiên dịch). Cho khách thấy các đồ vật thú vị
sau khi đi qua làng:
¾ Cây ăng quả, gia súc (lợn, trâu), phương pháp canh tác và mùa vụ (lúa, ngô,
khoai lang), hàng rào cây (cây soan), tầm quan trọng của tre, nhà địa phương,
gỗ gia dụng (và để làm quan tài), cách sống của người Thái (sinh con, cướI, đám
tang, v.v.), cây dược liệu, phân xanh, bướm, canh tác nông nghiệp trên đất dốc
Dừng lại bên hồ dưới nhà bà Bích
¾ Ngồi nghỉ ngắm hoạt động quăng trài, kể về việc thả cá và nuôi trồng thủy sản (trong
chậu, lồng, lưới).Cơ hội để giao lưu với nông dân địa phương để họ chỉ cho các
đan rổ rá. Thăm nhà bà Bích và xem cách dệt vải truyền thống, quay sợi và kỹ thuật
- 51 -
Phát triển du lịch sinh thái cho Ba Bể / Na Hang: Báo cáo về chuyến công tác thứ hai và các phụ lục
nhuộm. Uống trà và mua bán các hàng thủ công mỹ nghệ của làng ở nhà bà Bích
hoặc ở khu vực khác.
Chú ý: Cần tập trung việc bán hàng thủ công mỹ nghệ của làng vào một chỗ và dân làng
không bán hàng ngoài địa điểm tập trung đó. Điều này mang lại công bằng cho làng và tránh
phiền nhiễu du khách (như việc chèo kéo du khách ở Sa Pa).
Làng Bó Lù
¾ Tạm biệt hướng dẫn viên ở Cốc Tộc
¾ Đi qua các cầu tre.
¾ Khi đến, chỉ cho khách thấy động và sông ngầm, giải thích về khoảng thời gian
chiến tranh Việt-Pháp.
¾ Chỉ cho khách nhà vệ sinh, nơi để có thể mua đồ uồng và nhà trọ.
¾ Có thể bơi ở hồ?
Vào khu rừng đằng sau trường học
¾ Dừng và nhắc việc đi vào rừng/VQG.
¾ Tóm tắt du khách về những cái họ có thể gặp trong 1 giờ tới, khuyên nên đi cùng
nhau, phun thuốc chống vắt, côn trùng v.v.
Khi đang đi trong rừng
¾ Nhấn mạnh về VQG, kể về công tác tuần tra, thừa hành pháp luật, các vấn đề
bảo tồn, lí do tại sao lại không còn thú lớn ở đây v.v.
¾ Chỉ cho khách những con côn trùng, nhựa cây, lá cây, cây thuốc, cây cọ đuôi cáo
và những loại cây thú vị khác.
¾ Thăm cây “2000 tuổi”, nhưng nói về ước đoán về tuổi của cây vì du khách thích
sự chính xác và tính khoa học của thông tin.
¾ Dừng lại để chụp ảnh khi đã nhìn thấy Pắc Ngòi, có lẽ dừng lại và ngồi nghỉ trên
ghế gỗ nơi có gió thổi mát để tận hưởng hương vị và âm thanh của núi rừng.
Dừng lại uống trà ở nhà ông Bạch
Nếu có thời gian, dừng lại ở nhà ông Bạch và kể về ngôi nhà sàn của người Thái.
Trước khi tới Pắc Ngòi
¾ Tóm tắt về những điểm thăm trong làng, sắp xếp và giá cả ăn trưa/ở trọ.
¾ Kể về cách trồng lúa và ngô khi đi đến làng.
¾ Cho du khách biết phương án dành cho buổi chiều. Phương án gồm: hướng dẫn
viên làng cho xem các hoạt động của làng, nghỉ ngơi trong nhà, bơi ở sông, đi ca nô
trên hồ, đi xe đạp xuôi dòng sông tới làng Lung Quang hay Lao Keo đi về phía Cho
Lang, biểu diễn văn hóa buổi tối, mua bán hàng thủ công mỹ nghệ
3.4.5 Ngân sách và giá cả
Cần quản lý các làng trong tuyến DLST. Loại bỏ các hành vi như ăn xin, chèo kéo du khách
mua đồ thủ công mỹ nghệ. Du khách không nên có cảm giác phải cho tiền liên tục.
Vì vậy, Vườn Quốc gia nên hướng dẫn các chuyến du lịch trên tuyến DLST, đưa ra mô hình,
thực hiện tổng thể, thu phí du khách một lần và làm rõ là giá đó đã bao gồm tiền hướng dẫn
viên làng, tiền ăn, biểu diễn v.v. Sau đó sẽ thanh toán với làng hàng tuần hoặc hàng tháng
nhưng không giao tiền trong chuyến đi.
- 52 -
Phát triển du lịch sinh thái cho Ba Bể / Na Hang: Báo cáo về chuyến công tác thứ hai và các phụ lục
Do đó, cần xây dựng cơ cấu giá cho chuyến đi DLST một ngày dựa vào chi phí cho hướng
dẫn viên của VQG và tiền tàu như sau:
• Hướng dẫn viên VQG 1 ngày: 100.000 đồng
• Bến thuyền VQG/Cốc Tộc và Pắc Ngòi/Bến thuyền VQG: 40.000 đồng
• Hướng dẫn viên 4 làng: 20.000 đồng/người: 80.000 đồng
• Ăn trưa tại làng Pắc Ngòi: 20.000 đồng
• Đi canô/thuê xe đạp ở Pắc Ngòi: 30.000 đồng
• Dự phòng: 10.000 đồng
Giá trọn gói cho 1 nhóm tuyến DLST 1 ngày là: 20 USD hay 280.000 đồng.
3.4.6 Hành động
Ban Du lịch VQG phải tích cực tuyên truyền tuyến DLST tới tất cả các thị trường là một
chuyến đi ngày thứ 2 hay một chuyến đi nửa ngày lý tưởng. Tờ thông tin về các tuyến du
lịch của VQG mô tả đầy đủ tuyến du lịch này và phân phát rộng rãi tới các công ty du lịch và
du khách. Chuyến đi bằng thuyền là một yếu tố mới trong tờ rơi Thông tin Du khách.
Tuyển và đào tạo hướng dẫn viên làng. Cùng lúc đó, Ban Du lịch VQG bắt đầu mời dân làng
tham gia để tạo động cơ thúc đẩy tuyến DLST.
3.5 Tuyến Hin Đăm
3.5.1 Mô tả
Tuyến Hin Dam đi dốc phía trên nhà khách của VQG, đi xuyên qua rừng nhiệt đới tươi đẹp
có độ cao nhìn ra hồ Ba Bể. Đi bộ khá vất vả, sau đó trèo qua đỉnh núi có vách đá nhìn qua
trụ sở VQG để thấy một làng người Dao ở Hin Dam và nhìn toàn cảnh xã Khang Ninh. Quay
về leo xuống đường dốc và trở về trụ sở VQG gần cổng vào sau khoảng 6 giờ.
Có thể kết hợp đi bộ ngắn trong rừng nhiệt đới xung quanh trụ sở VQG (khoảng nửa giờ) khi
bắt đầu tuyến Hin Dam sẽ làm cho tuyến du lịch này hấp dẫn hơn. Nên chuyển điểm khởi
đầu của tuyến hiện nay vì nó đi ngang qua bãi rác và nhà vệ sinh.
3.5.2 Mục tiêu
Tạo ra hình ảnh đẹp và ấn tượng tốt về đi bộ trong rừng với việc đi tới các làng sâu xa hơn
cho các du khách ưa mạo hiểm. Số lượng du khách sử dụng đường này ít nhưng sẽ thu hút
được các nhà thực vật và những người tìm kiếm thách thức như du khách phương Tây và
một bộ phận khách châu Á ưu hoạt động.
Đi đoạn rừng ngắn xung quanh trụ sở VQG sẽ giúp đạt được mục tiêu thứ hai là con đường
đẹp và dễ tuyên truyền hay du khách có thể tự đi tạo sức hấp dẫn thị trường rộng lớn hơn
và có thể sử dụng cho mục đích GDMT.
3.5.3 Phát triển cơ sở vật chất
Đường dốc và trơn khi trời mưa do có lớp đất sét dày. Cần giữ vẻ tự nhiên để tạo ra tính
mạo hiểm. Khi xây dựng trạm kiểm lâm ở đỉnh cao nhất thì tuyến đường hiện nay sẽ có
nhiều du khách hơn và có thể được nâng cấp một chút.
Cần làm một điểm xuất phát mới tới tuyến Hin Dam để tránh đoạn xấu hiện nay. Điểm mới
có thể đi từ đường ven hồ và từ đằng sau nhà ăn để tạo tuyến đường rừng hấp dẫn đối với
- 53 -
Phát triển du lịch s
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_du_lich_sinh_thai_cho_ba_be_na_hang.pdf