Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 3

MỤC LỤC BẢNG BIỂU 4

LỜI NÓI ĐẦU 6

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA NHTM 8

1.1.Khái quát về thanh toán không dùng tiền mặt qua NHTM 8

1.1.1. Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt 8

1.1.2. Sự cần thiết của thanh toán không dùng tiền mặt 8

1.1.3. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt 10

1.2. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt 12

1.2.1. Thanh toán bằng Séc (Cheque) 12

1.2.2. Thanh toán bằng ủy nhiệm chi (UNC) 19

1.2.3. Thanh toán bằng nhờ thu (UNT) 22

1.2.4. Thanh toán bằng thư tín dụng ( L/C ) 25

1.2.5. Thanh toán bằng thẻ ngân hàng 26

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua NHTM 31

1.3.1 Môi trưòng kinh tế- xã hội 31

1.3.2. Khoa học công nghệ, mạng lưới dịch vụ 32

1.3.3. Trình độ dân trí 33

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA CHI NHÁNH NHNO & PTNT HÀ NỘI 35

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 35

2.1.2. Cơ cấu tổ chức 37

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm gần đây 38

2.2. Cơ sở pháp lý đảm bảo cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt 43

2.2.1. Những quy định chung 43

2.2.2. Những quy định cụ thể 44

2.3. Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh No&PTNT Hà Nội 45

2.3.1. Tình hình chung 45

2.3.2. Tình hình áp dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt 48

2.3. Đánh giá hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội 58

2.3.1. Kết quả đạt được trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt 58

2.3.2. Hạn chế trong hoạt độngTTKDTM 60

2.3.3. Nguyên nhân 61

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT HÀ NỘI 65

3.1. Định hướng hoạt động của Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội thời gian tới 65

3.2. Giải pháp pháp triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội 67

3.2.1. Đa dạng hoá, phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt 67

3.2.2. Phát ttriển mạnh Marketing ngân hàng 73

3.2.3. Hiện đại hoá cơ sở hạ tầng và công nghệ xử lý thanh toán 76

3.3. Một số kiến nghị với các ban, ngành có liên quan 79

3.3.1. Kiến nghị đối với NHNN và Chính phủ 79

3.3.2. Kiến nghị đối với ngân hàng No&PTNT Việt Nam và Chi nhánh Hà Nội 82

KẾT LUẬN 83

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

 

 

doc85 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1670 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngân hàng cuối năm 2008 là 2,7% tổng dư nợ. Ngân hàng đặt chỉ tiêu tăng trưởng lợi nhuận 10% trong năm nay. Trong thành công đó, chắc chắn ngân hàng No&PTNT Chi nhánh Hà Nội cũng đã đóng góp một phần không nhỏ. 2.1.3.1. Công tác nguồn vốn NHTM kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác. Huy động vốn là hoạt động tạo nguồn vốn cho NHTM, vì thế nó đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng. Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng No&PTNT trong 3 năm 2006, 2007, 2008 Đơn vị: tỷ đồng TT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 1 Nguồn vốn: -VNĐ -USD (quy đổi) 12,432 10,354 753 13,821 12,947 847 15,321 14,233 1,088 2 Dư nợ: -VNĐ - USD (quy đổi) 2322 1703 626 2,737 2,008 730 3,438 2,600 832 3 Trung,dài hạn: -VNĐ USD (quy đổi) 5275 4871 402 7775 6544 531 3896 3171 725 4 Nợ quá hạn 0.58% 0,76% 0,7% (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006, 2007, 2008) Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội đã thực hiện tốt các chỉ tiêu về nguồn vốn đề ra, và để đạt được kết quả trên, toàn Chi nhánh đã phải có sự chuyển biến tích cực trong cả nhận thức và hành động về chủ động tăng trưởng nguồn vốn huy động, bám sát chiến lược huy động vốn của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam nói chung và ngân hàng No&PTNT Chi nhánh Hà Nội nói riêng để xác định rõ mục tiêu phấn đấu và đề ra giải pháp thực hiện có hiệu quả chiến lược. Cũng phải kể đến việc mở rộng thị trường, thị phần đã được coi trọng, đặc biệt là phát triển màng lưới để huy động vốn trực tiếp từ dân cư. 2.1.3.2. Hoạt động tín dụng Mục tiêu chính của các NHTM nói chung là an toàn và sinh lợi. Để việc sử dụng vốn đạt được hiệu quả cao nhưng phải an toàn, chi nhánh đã chú trọng việc tiếp cận các đơn vị sản xuất kinh doanh. Mở rộng cho vay ngắn hạn đã, đang được chú trọng và đang được tiến hành với mọi đối tượng nhất là cho vay tiêu dùng đối với đối tượng là cán bộ nhân viên trong các doanh nghiệp Nhà nước có thu nhập ổn định. Để phát triển và nâng cao chất lượng tín dụng, Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội đã triển khai, quán triệt và hướng dẫn kịp thời các văn bản mới như các Nghị định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước, các Văn bản của NHNo & PTNT Việt Nam. Chi nhánh đã chú trọng mở rộng mạng lưới kinh doanh, nâng cấp một số chi nhánh cấp II . Từ đó đã đem lại cho Chi nhánh một số kết quả nhất định. Bảng 2.2: Thực trạng tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội Đơn vị: Tỷ đồng. Chỉ tiêu (Đơn vị: Triệu VND) 2006 2007 2008 1.Tín dụng đối với các TCTD 2.Tín dụng đối với các TCKT, cá nhân - Cho vay thường bằng VND trong hạn - Cho vay thường bằng ngoai tệ trong hạn - Dư nợ quá hạn - Cho vay bằng vốn tài trợ UTĐT (VND) - Chiết khấu cầm cố thương phiếu - Bảo lãnh - Cho thuê tài chính - Cầm đồ - Tín dụng khác 0 1079.721 1062.343 0 16.616 0.761 0 0 0 0.01314 0 0 1564.503 1563.742 0 0.08595 0.751 0 0 0 0.1314 0 0 2449.797 2443.736 0 0.197529 0.751 0 0 0 0.01314 0 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2006, 2007, 2008) 2.1.3.3. Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh năm 2007 tăng trưởng cả về số lượng, chất lượng. Với sự ưu việt, đổi mới và hiện đại trong giao dịch, doanh số thanh toán đã tăng vượt mức kế hoạch năm 2007 đề ra. * Thanh toán quốc tế Bảng 2.3: Thực trạng thanh toán quốc tế tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội Đơn vị: USD Doanh số Năm 2006 Năm 2007 Tỷ lệ % đạt so với năm trớc Số tiền Số tiền Hàng XK 5472861 6172876 112.7906592 Hàng NK 401162052 4955614861 1235.314965 Dự án 67480000 71640000 106.1647896 Trả kiều hối 700332 789834 112.7799387 Điều chuyển vốn 37045871 43578100 117.6328126 Tổng số 511861116 5077795671 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2006, 2007) Ghi chú: Bảng số liệu bao gồm cả các ngoại tệ khác đã được quy đổi ra USD theo tỷ giá ngày thực tế giao dịch do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam công bố. + Tổng thu về phí dịch vụ TTQT: 7.235.161.237VNĐ Trong đó: - Thu từ dịch vụ TTQT: 4.672.710.007VNĐ - Thu lãi tiền gửi ký quỹ: 2.562.451.230VNĐ * Kinh doanh ngoại tệ Bảng 2.4: Thực trạng kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội Đơn vị: USD Doanh số Năm 2006 Năm 2007 Tỷ lệ % Mua vào 216.258.925 454.786.541 210 Bán ra 215.873.335 454.213.723 211 Lãi 2.139.701.445 2.405.981.686 112 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2006, 2007) Ghi chú: Bảng số liệu trên bao gồm cả các ngoại tệ khác đã được quy đổi ra USD theo tỷ giá ngày lập báo cáo. Ngay từ đầu, ngân hàng No&PTNT Việt Nam nói chung và Chi nhánh nói riêng đã không có thế mạnh về TTQT so với nhiều ngân hàng. Vì thế Chi nhánh vẫn còn một số tồn tại đã làm ảnh hưởng đến nghiệp vụ thanh toán và kinh doanh ngoại tệ là điều dễ hiểu như: dịch vụ Western Union tuy triển khai đã lâu nhưng vẫn chưa thật sự được chú trọng và chỉ thu được hiệu quả thấp do chính sách quảng cáo cũng như việc bố trí quầy và bàn giao dịch, các phương tiện khác. Giá bán ngoại tệ của Chi nhánh Hà Nội nói chung còn cao so với giá bán của các NHTM khác trên cùng địa bàn vì chưa có cơ chế khuyến khích kinh doanh các ngoại tệ khác ngoài đồng USD để bù đắp giá. Chi nhánh cũng vẫn chưa có một giải pháp thống nhất về tăng cường tận dụng lợi thế của cơ chế chi hoa hồng ngoại tệ theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam để thu hút nhiều nguồn ngoại tệ hơn từ khách hàng xuất khẩu. 2.2. Cơ sở pháp lý đảm bảo cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt 2.2.1. Những quy định chung NHTM là một trong những ngành kinh tế chịu sự giám sát chặt chẽ của luật pháp và các cơ quan chức năng của Chính phủ (NHNN). Chính vì thế, cơ sở pháp lý cho hệ thống hoạt động của NHTM nói chung và hệ thống thanh toán cho NHTM nói riêng là nền tảng đảm bảo cho các chủ thể sử dụng dịch vụ của ngân hàng yên tâm và tham gia tích cực vào quá trình hoạt động và thanh toán vì quyền lợi của họ được pháp luật bảo vệ. Việc hoàn thiện và bổ sung hệ thống văn bản pháp lý về TTKDTM ngày càng cần sự phù hợp với thực tế hoạt động kinh doanh ngân hàng trong điều kiện kinh tế thị trường để bảo đảm hơn về quyền lợi của khách hàng và nghĩa vụ của NHTM. Những quy định về thủ tục thanh toán cần được đơn giản hơn, dễ hiểu, dễ sử dụng, theo thông lệ quốc tế sẽ đẩy nhanh tốc độ thanh toán và thu hút được nhiều khách hàng tham gia. Hệ thống các văn bản pháp lý về TTKDTM quy định về quyền hạn và trách nhiệm của các bên tham gia vào quá trình thanh toán; giám sát và xử lý rủi ro, tranh chấp trong thanh toán; các văn bản về quản lý cung cấp các thông tin thanh toán cũng như các vấn đề có liên quan làm cho khách hàng có tham gia vào quá trình thanh toán yên tâm và gắn bó hơn với ngân hàng. Từ năm 1996 - 1997, Chính phủ đã có Quyết định 196 để ngành ngân hàng đi đầu trong việc ứng dụng CNTT. Chúng ta cũng đã ban hành Luật Giao dịch điện tử. Tuy nhiên, CNTT trên thế giới phát triển rất nhanh. Hệ thống chính sách, pháp luật của Việt Nam chưa theo kịp sự phát triển, do đó, cần hoàn thiện dần. Chẳng hạn, về thanh toán thẻ, trước kia dùng thẻ từ, nay các nhà cung cấp dịch vụ đã tiếp thu công nghệ mới, cần phải có sự sửa đổi quy định cho phù hợp. Việc thay đổi liên tục sẽ giúp các quy định luật pháp ngày càng hoàn thiện. Thống đốc NHNN đã ban hành hai thông tư  và một Quyết định về séc: 1/ Thông tư 07/TT-NHNN, ngày 27-12-1996 hướng dẫn thi hành Nghị định 30/CP của Chính phủ về phát hành và sử dụng séc; 2/ Thông tư 05/2004/TT-NHNN ngày 15-9-2004, hướng dẫn thi hành Nghị định 159/2004/NĐ-CP ngày 10-12-2003 của Chính phủ về cung ứng và sử dụng séc; 3/ Quyết định 30/2006/QĐ-NHNN ngày 11-7-2006 về Quy chế cung ứng và sử dụng séc, thay Thông tư 05/2004/TT-NHNN ngày 15- 9-2004 của Thống đốc NHNN hướng dẫn thi hành Nghị định 159/ NĐ-CP ngày 10-12- 2003 cúa Chính phủ về cung ứng và sử dụng séc. 2.2.2. Những quy định cụ thể Ngân hàng No&PTNT Việt Nam luôn nghiêm chỉnh chấp hành các quy định mà NHNN và Chính phủ. Tuy nhiên, mỗi một ngân hàng lại có đặc thù khách hàng và đối tượng khách hàng ưu tiên khác nhau cho nên việc áp dụng những quy định đó vào từng ngân hàng cũng khác nhau. Vì ngân hàng No&PTNT Chi nhánh Hà Nội có nhiệm vụ quản lý các chi nhánh trên toàn Thành phố Hà Nội, với đặc thù quản lý tại Thủ đô, nội thành kinh tế phát triển, ngoại thành lại có kinh tế kém phát triển hơn rất nhiều, nên Chi nhánh đã đưa ra những quy định phù hợp với cả 2 đặc điểm trên. Hội sở chính và Chi nhánh đã có những quy định về Chi nhánh sẽ cung cấp những sản phẩm dịch vụ TTKDTM nào, và quy trình nghiệp vụ của các nghiệp vụ đó 2.3. Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh No&PTNT Hà Nội 2.3.1. Tình hình chung Theo NHNN, sự phát triển nhanh chóng của các dịch vụ TTKDTM thời gian qua đã góp phần đáng kể trong việc giảm tỉ lệ thanh toán bằng tiền mặt trên cả nước. Theo thống kê của NHNN, đến nay, toàn hệ thống ngân hàng có khoảng 15 triệu tài khoản cá nhân, tăng 36% so với cuối năm 2007. Số lượng thẻ đang trong lưu thông đạt khoảng 13,4 triệu thẻ, tăng 46% so với cuối năm 2007 với 142 thương hiệu thẻ thuộc 39 tổ chức phát hành thẻ. Hiện nay, hệ thống máy ATM có hơn 7.000 máy, tăng hơn 2.200 máy so với cuối năm 2007; mạng lưới chấp nhận các phương tiện thanh toán đạt 24.760 thiết bị. Để phát huy hiệu quả của hệ thống thanh toán thẻ, ngành Ngân hàng đang khẩn trương triển khai Đề án xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất; thực hiện kế hoạch tái cấu trúc công ty cổ phần chuyển mạch thẻ quốc gia (Banknetvn) theo hướng Nhà nước góp vốn vào Banknetvn, cử đại diện tham gia quản lý và định hướng hoạt động của Banknetvn. Đến nay, 2 liên minh thẻ lớn nhất là Banknetvn và Smartlink với 65% số máy ATM của toàn quốc đã được kết nối liên thông. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã có sự tham gia của 443 đơn vị thuộc 83 ngân hàng thành viên; lượng giao dịch trung bình từ 35.000 đến 45.000 món/ngày với khối lượng vốn luân chuyển khoảng 35.000 tỷ đồng/ngày và đang tiếp tục gia tăng. NHNN cho biết các dịch vụ hỗ trợ thanh toán của các công ty làm dịch vụ kết nối trung gian giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán với người sử dụng cũng bắt đầu xuất hiện và đang mở rộng về nội dung, phạm vi hoạt động. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy dịch vụ thanh toán điện tử phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.(Nguồn: TTX, 26/12) Xuất phát từ đặc điểm ngân hàng là đơn vị kinh doanh tài chính - tiền tệ, đặc trưng chủ yếu là đi vay để cho vay, phục vụ nền kinh tế làm cho vốn tiền tệ sinh sôi. Một trong số các nguồn vốn có khả năng sinh lời nhiều nhất cho hoạt động của ngân hàng là nguồn vốn thanh toán. Để huy động nguồn vốn này, bên cạnh việc mở rộng quy mô hoạt động, ngân hàng còn cần chú trọng đến việc vận động khách hàng mở tài khoản và thanh toán qua ngân hàng với thủ tục rất đơn giản, thuận tiện, áp dụng nhiều hình thức thanh toán mới phù hợp hơn với cơ chế thị trường như chuyển tiền điện tử, thanh toán bằng thẻ tín dụng… Hiện nay, các ngân hàng thường có mạng lưới thanh toán hiện đại và rộng khắp toàn quốc, tạo cho khách hàng thanh toán nhanh chóng, chính xác, an toàn. Uy tín của các ngân hàng được nâng cao, đồng thời cũng thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, do đó ngân hàng có thể mở rộng đầu tư làm cho hoạt động tín dụng không ngừng được tăng lên. Doanh số thanh toán qua Ngân hàng lớn hay nhỏ, một phần nói lên trình độ thanh toán hiện tại của Ngân hàng, thương hiệu Ngân hàng…mặt khác cho thấy tình hình các ngân hàng thực hiện công tác thanh toán nói chung và công tác TTKDTM qua Ngân hàng nói riêng. Ta có thể phân tích tình hình thanh toán của Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội Bảng 2.5: Tình hình thanh toán tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội qua 3 năm 2006-2008 Đơn Vị: Tỷ VNĐ Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chỉ tiêu Doanh số Tỷ lệ (%) Doanh số Tỷ lệ (%) Doanh số Tỷ lệ (%) TTDTM 1175.18742 6.23 1099.395946 6 1006.1297 4.58 TTKDTM 17678.90558 93.77 18192.07925 94 20940.498 95.42 TT chung 18854.093 100 19291.4752 100 21946.6277 100 (Nguồn: Bản cân đối kế toán năm 2006, 2007, 2008) Biểu đồ 2.1: Tình hình thanh toán tại Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội (Nguồn: Số liệu từ Bảng 2.5) Qua bảng trên ta thấy, TTKDTM ngày càng chiếm tỷ trọng cao qua các năm: năm 2006 là 93.77%, năm 2007 là 94% và đặc biệt năm 2008 tỷ trọng TTKDTM đạt 95.42%. Điều đó chứng tỏ tính hữu dụng của công cụ TTKDTM trong ngiệp vụ thanh toán tại Chi nhánh Hà Nội. Sự tăng trưởng trong doanh số TTKDTM qua các năm xuất phát từ nhu cầu thanh toán càng ngày càng tăng trong nền kinh tế, việc mở tài khoản cá nhân đã trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Dần dần người dân đã thấy được tính hữu dụng, thuận tiện và an toàn trong việc sử dụng tài khoản cá nhân cũng như việc sử dụng thẻ trong thanh toán. Bên cạnh đó, phải nói đến việc thanh toán giữa Chi nhánh với các ngân hàng và các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hiện đã đáp ứng được hầu hết nhu cầu của khách hàng là nhanh chóng, thuận tiện và chính xác hơn dựa trên việc ứng dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại. 2.3.2. Tình hình áp dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt Bảng 2.6: Doanh số thanh toán các hình thức TTKDTM tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội Đơn vị: Tỷ VNĐ Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng (%) (%) (%) 1. Séc 680.059 3.85 690.56192 3.8 699.7382 3.34 2. Uỷ nhiệm chi 16125.948 91.23 18088.494 99.16 20268.713 96.79 3. Uỷ nhiệm thu 171.2595 0.97 199.7893 1.1 207.1376 0.99 4. Thư tín dụng 453.125 2.56 400.956 2.2 407.837 1.95 5. Thẻ 317.240 1.79 318.629 1.16 331.064 1.45 6. Thanh toán khác 220.530 1.25 543.1731 2.99 980.868 4.73 Tổng 17678.906 100 18192.079 100 20940.498 100 (Nguồn: Bảng cân đối của Chi nhánh) Như vậy, trong 6 hình thức TTKDTM tại Chi nhánh, thì doanh số hình thức UNC luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, và luôn ổn định ở mức cao với doanh số qua các năm: 16.126 tỷ (năm 2006), 18.088 tỷ (năm 2007), 20.268 tỷ (năm 2008), mặc dù năm 2008 tỷ trọng của hình thức này có giảm một chút. Hình thức thanh toán có tỷ trọng nhỏ nhất là UNT, chỉ giao động dưới mức 1% (nguyên nhân cụ thể trong chuyên đề sẽ được đề cập đến). Ngoài ra, các hình thức còn lại đều có sự ổn định nhất định, tỷ trọng thay đổi không đáng kể qua các năm. Để hiểu rõ và hiểu kỹ hơn về thực trạng của từng hình thức TTKDTM tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội ta sẽ đi sâu vào phân tích tình hình từng hình thức cụ thể: 2.3.2.1. Séc Séc đã ra đời từ rất sớm, là hình thức thanh toán đơn giản, thuận tiện nên đã dần trở thành hình thức thanh toán phổ biến chủ yếu của nhiều nước. Tuy vậy, ta thấy doanh số thanh toán của séc còn chiếm tỷ trọng nhỏ so với các hình thức TTKDTM khác qua số liệu trên (Bảng 06). Thực trạng của các hình thức thanh toán séc như sau: Bảng 2.7: Tình hình thanh toán séc Đơn vị: Tỷ VNĐ Năm Séc 2006 2007 2008 Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) 1.Séc CK 412.53835 61 418.52158 61 415.20018 59 2.Séc BC 267.52065 39 272.04034 39 284.53802 41 Tổng 680.059 100 690.56192 100 699.7382 100 (Nguồn: Bảng cân đối của Chi nhánh) Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng thanh toán séc chuyển khoản và séc bảo chi (Nguồn: Số liệu từ Bảng 2.7) Ở đây ta chỉ đề cập đến hai loại séc chính được sử dụng phổ biến tại Chi nhánh (có rất nhiều loại Séc khác nhau) *Séc chuyển khoản Qua bảng 07 ta thấy, séc CK được sử dụng nhiều hơn séc BC: sự vượt trội này thể hiện tại doanh số thanh toán bằng séc chuyển khoản năm 2006 là 412.538 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 61%, năm 2007 là 418.521 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 61%, năm 2008 là 415.200 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 61% trên tổng doanh số thanh toán bằng séc. Séc CK chỉ áp dụng ở hai phạm vi thanh toán (trong phạm vi địa bàn một tỉnh, thành phố). Tuy vậy séc CK lại có thủ tục đơn giản, không phải ký quỹ một khoản tiền, điều đó đã tạo điều kiện cho người dùng linh động hơn trong việc sử dụng đồng tiền của mình. Có lẽ đó chính là nguyên nhân làm cho hình thức này hiện nay đang được ưa chuộng nhiều hơn so với séc BC tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội. *Séc bảo chi Mặc dù có phạm vi thanh toán lớn hơn séc CK nhưng doanh số thanh toán qua séc BC luôn nhỏ hơn doanh số thanh toán qua séc CK qua bảng 07, cụ thể năm 2006 là 267,520 tỷ đồng, năm 2007 là 272,040 tỷ đồng, năm 2008 là 284,538 tỷ đồng. Như vậy, khác với séc CK, năm 2008 lại là năm mà doanh số thanh toán bị giảm sút, thì với séc BC tình hình đã khả quan hơn. Như vậy, ta thấy tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội, hình thức thanh toán séc BC được dùng ít hơn so với thanh toán bằng séc CK, cũng có thể lý do chỉ là do đặc điểm quan hệ khách hàng của Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội. Để khắc phục sự mất cân đối này, hiện tại, tại Chi nhánh khoản tiền lưu ký vào tài khoản tiền gửi thanh toán Séc BC được trả lãi, để giảm thiệt thòi cho khách hàng khi có một khoản tiền bị lưu ký không sinh lời. Nhưng bù lại nó khá ổn định thời gian gần đây. *Vấn đề sử dụng thanh toán séc của chủ tài khoản là cá nhân: Phát triển dịch vụ ngân hàng trong khu vực dân cư là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển của NHTM Việt Nam,nó nhằm khai thác vốn đầu tư, cải thiện tình hình lưu thông tiền tệ… Thanh toán bằng séc cá nhân là một lĩnh vực hoạt động mới liên quan đến nhiều người. Nhưng những tiền đề về kỹ thuật, luật pháp và kinh nghiệm chưa có nhiều nên chúng ta phải thực hiện dần dần từng bước vừa rút kinh nghiệm, bổ sung, vừa tiếp tục tạo lập các tiền đề và các điều kiện cần thiết. Còn về tính ưu việt thì séc cá nhân có rất nhiều ưu điểm: an toàn, tiện lợi… Nhưng đến nay, nó vẫn chưa phát huy được hết hiệu quả bởi vì còn hàng vạn hộ sử dụng điện, nước, thuê nhà… một trong những đối tượng thực hiện thanh toán qua tài khoản ngân hàng nhưng lại chưa tham gia. Thực tế, tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội, hình thức thanh toán bằng séc cá nhân rất ít được sử dụng. Tuy vậy, mục tiêu trước mắt của Chi nhánh là tăng số lượng tài khoản cá nhân tại Chi nhánh. Đó chính là nền tảng để Chi nhánh triển khai các dịch vụ hiện đại(Thẻ,UNT,UNC…), vấn đề này sẽ được trình bày rõ hơn trong phần sau. 2.3.2.2. Uỷ nhiệm chi Hình thức thanh toán bằng UNC luôn là hình thức thanh toán phổ biến nhất, do có thủ tục đơn giản, thuận tiện nên đã và đang được khách hàng sử dụng nhiều. Hiện nay, hình thức này chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh số TTKDTM tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội. Bảng 2.8: Tình hình thanh toán Uỷ nhiệm chi Đơn vị: Tỷ VNĐ Năm 2006 2007 2008 So sánh tăng giảm 2007/2006 2008/2007 Tuyệt đối % Tuyệt đối % UNC 16125.948 18088.494 20268.713 1962.546 12.18 2180.219 12 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp) Biểu đồ 2.3: Doanh số thanh toán uỷ nhiệm chi (Nguồn: Số liệu từ bảng 2.8) Dựa trên bảng 08 ta thấy: hình thức thanh toán UNC đang tăng liên tục về doanh số, với tốc độ tăng nhanh này đã giúp góp phần làm tăng nhanh doanh số TTKDTM của Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội. Cụ thể năm 2006 là 16125.948 tỷ đồng, năm 2007 là 18088.494 tỷ đồng, năm 2008 là 20268,713 tỷ đồng. Tuy vậy, nếu so sánh sự tăng giảm một cách tương đối của UNC thì giai đoạn 2007 - 2008 tăng ít hơn so với giai đoạn 2006 - 2007. UNC đã và đang được áp dụng để trả lương, trả công, trả tiền lãi… còn người dân dùng nó để thanh toán tiền hàng, tiền dịch vụ, nộp thuế, nộp phí bảo hiểm, các loại hội phí, Đảng phí, chơi xổ số thường xuyên, mua bán chứng khoán, ngoại tệ… Đối với các khoản thanh toán nêu trên, UNC tiện lợi hơn séc, vì ở nhiều nước không có người đi đến từng nhà để trao séc, người trả tiền đến ngân hàng giữ tài khoản của mình viết UNC. Khác với séc, UNC không thể dùng để rút tiền mặt, mà nó chỉ được dùng trong thanh toán chuyển khoản. Khác với thư tín dụng, UNC không giao thư cho khách hàng, mà chi nhánh hay ngân hàng giao dịch sẽ được thông báo thẳng, do đó không có rủi ro giả mạo. Khách hàng chỉ cần đi đến nơi chỉ thị của ngân hàng ký xuất UNC cùng mẫu chữ ký của người thụ hưởng. Các doanh nghiệp hàng tháng nếu cần trả lương cho nhân viên có thể sử dụng UNC. Tại Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội, hình thức thanh toán này ngày càng phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Sự tăng lên đều đặn đã chứng tỏ tính ưu việt của nó và khẳng định vị trí số một quan trọng nhất trong các hình thức TTKDTM. 2.3.2.3. Uỷ nhiệm thu Đây là hình thức được sử dụng ít trong nhất trong các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh, được thể hiện qua bảng số liệu: Bảng 2.9: Tình hình thanh toán hình thức Uỷ nhiệm thu Đơn vị: Triệu VNĐ Năm 2006 2007 2008 So sánh tăng giảm 2007/2006 2008/2007 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Uỷ nhiệm thu 171259.5 199789.3 207137.6 28529.8 16.6 7348.3 0.04 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp) Biểu đồ 2.4: Doanh số thanh toán uỷ nhiệm thu (Nguồn: Số liệu bảng 2.9) Nhìn chung UNT phát triển chậm và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số TTKDTM, chỉ chiếm khoảng 0,9% trong tổng các hình thức TTKDTM. Cụ thể, năm 2006 là 171,260 tỷ đồng, năm 2007 là 199,789 tỷ đồng, năm 2008 là 207,138 tỷ đồng. Cũng giống như hình thức UNC, nếu xét sự tăng giảm tương đối thì giai đoạn 2007 - 2008 UNT tăng ít hơn so với ở giai đoạn 2006 - 2007. *Ta có thể đưa ra bảng so sánh về doanh thu giữa hình thức UNC và UNT: Biểu đồ 2.5: So sánh doanh thu giữa hình thức UNC và UNT (Nguồn: Số liệu từ bảng 2.6) Qua biểu đồ, ta nhận thấy doanh số UNT và UNC đều tăng trưởng khá ổn định. Nhưng rõ ràng là có sự mất cân đối khá lớn giữa hai hình thức này. Sở dĩ như vậy vì UNT chỉ được dùng trong các dịch vụ thu hộ giữa đối tượng cung cấp hàng hoá và dịch vụ đối với đối tượng tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ đó (được phản ánh trên hợp đồng đã thoả thuận trước giữa người cung cấp và người tiêu dùng). Hình thức này hết sức phức tạp và rườm rà, nó không phù hợp với hoạt động của Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, mà nó chỉ phù hợp với kho bạc Nhà nước hay là thủ tục áp dụng trong việc mua bán với nước ngoài. 2.3.2.4. Thư tín dụng L/C: Hiện nay, hình thức thanh toán L/C tại Chi nhánh ít được sử dụng để thanh toán trong nước và do phòng Thanh toán Quốc tế quản lý, mặt khác tại Chi nhánh hiện nay, tỷ trọng giao dịch bằng L/C rất nhỏ (chưa đầy 1%). Sở dĩ như vậy là vì thủ tục mở và thanh toán hết sức phức tạp. Hơn nữa, mức tối thiểu để mở thư tín dụng là 10 triệu đồng và do khách hàng lưu ký vào một tài khoản riêng và không được hưởng lãi. Mặt khác, mỗi L/C chi trả dùng để chi trả cho một người thụ hưởng và như vậy nếu muốn thanh toán với nhiều bạn hàng phải mở nhiều thư tín dụng khác nhau. Như vậy người mua bị mất quá nhiều thời gian cho thủ tục, do đó khi thanh toán trong nước khách hàng không ưa thích dùng thức thanh toán này. 2.3.2.5. Thẻ Bảng 2.10: Tình hình thanh toán thẻ Đơn vị: Tỷ VNĐ Năm 2006 2007 2008 So sánh tăng giảm 2007/2006 2008/2007 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Thẻ 317.240 328.629 331.064 11.389 3.6 2435 0.07 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp) Biểu đồ 2.5: Doanh số thanh toán bằng thẻ (Nguồn: Số liệu bảng 2.6) Ta có thể thấy được rằng hình thức thẻ có xu hướng phát triển mạnh và nhanh cả về doanh số lẫn tốc độ phát triển. Điều đó chứng minh rằng hình thức hiện đại này đã càng ngày càng được các tầng lớp dân cư quan tâm và tin dùng. Cụ thể năm 2006 là 317,240 tỷ đồng, năm 2007 là 328,629 tỷ đồng, năm 2008 là 331,064 tỷ đồng. Ta nhận thấy, năm 2008 doanh số thanh toán thẻ vẫn tăng nếu xét tăng giảm tương đối: 3.6% giai đoạn 2006 - 2007 lên đến 0.074% giai đoạn 2007 - 2008. Tuy vậy, vấn đề hiện nay là: để tăng doanh số và phát triển loại hình thẻ thì công tác mở tài khoản cá nhân phải được Chi nhánh quan tâm chú trọng. Đó cũng là nội dung của Công văn 3691/NHNo – TCKT ngày 07/11/2003 của Tổng giám đốc. Để thu hút các cá nhân mở tài khoản và thanh toán qua Ngân hàng, Chi nhánh Hà Nội đã liên hệ với nhiều công ty, doanh nghiệp, liên doanh… đề nghị chuyển trả lương cho cán bộ vào tài khoản tại Ngân hàng và miễn phí mở tài khoản. Cùng với sự đổi mới về hoạt động thanh toán của NHNo & PTNT Việt Nam, Chi nhánh Hà Nội đã không ngừng đổi mới và hiện đại hoá hệ thống thanh toán, đáp ứng nhu cầu chuyển tiền nhanh của các cá nhân, khách hàng, phát triển các dịch vụ thanh toán nhiều tính năng như thanh toán thẻ, từ đó tạo lập thói quen thanh toán qua Ngân hàng đối với các cá nhân. Vì vậy, việc mở tài khoản của cá nhân qua ngân hàng đã tăng lên rõ rệt. Tuy số lượng khách hàng mở tài khoản và doanh số thanh toán của các cá nhân tăng lên không ngừng qua các năm, nhưng so sánh với thực tế thì số lượng khách hàng tiềm năng vẫn còn rất lớn, nhiều người vẫn chưa biết đến hoạt động thanh toán qua Ngân hàng. Thực tế là do những nguyên nhân như: Trình độ dân trí chưa đồng đều, mức thu nhập bình quân chưa cao, thói quen thanh toán bằng tiền mặt ở nước ta quá phổ biến, một phần là do người dân sợ bị đánh thuế thu nhập khi mở tài khoản tại các Ngân hàng. Về phía Ngân hàng, chủ yếu là do công nghệ chưa thực sự đáp ứng được nhiều nhu cầu thanh toán của dân cư (gửi một nơi rút nhiều nơi, các điểm giao dịch thuận tiện…). Việc mở các tài khoản cá nhân sẽ được phát triển nhanh hơn nữa khi á

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3233.doc.doc
Tài liệu liên quan