Phát triển hoạt động tư vấn cổ phần hoá tại công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN CỔ PHẦN HOÁ CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 2

1.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 2

1.1.1. Khái niện về công ty chứng khoán 2

1.1.2. Phân loại Công ty chứng khoán 5

1.1.2.1. Theo hình thức kinh doanh 5

1.1.2.2. Theo hình thức tổ chức hoạt động của công ty chứng khoán 5

1.1.3. Các hoạt động cơ bản của Công ty chứng khoán 7

1.1.3.1. Các hoạt động chính 7

1.1.3.2. Các hoạt động phụ trợ 14

1.1.4. Vai trò của hoạt động tư vấn cổ phần hoá của công ty chứng khoán. 15

1.2. HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN CỔ PHẦN HOÁ CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN. 16

1.2.1. Khái niệm hoạt động tư vấn cổ phần hoá 16

1.2.1.1. Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước 17

1.2.1.2. Tư vấn cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước của công ty chứng khoán 20

1.2.2. Tổ chức và quy trình tư vấn cổ phần hoá 20

1.2.3.Nội dung tư vấn cổ phần hoá 21

1.2.3.1. Tư vấn xây dựng lộ trình cổ phần hoá 21

1.2.3.2. Xác định giá trị doanh nghiệp 23

1.2.3.3. Xây dựng phương án cổ phần hoá. 24

1.2.3.4. Xây dựng phương án sắp xếp lao động 24

1.2.3.5. Tổ chức bán cổ phần lần đầu: 25

 

doc77 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1304 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển hoạt động tư vấn cổ phần hoá tại công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệp vụ tư vấn của mình thì DN mà được CTCK tư vấn sẽ nhanh chóng được lên sàn. - Thứ tư, Khi lên sàn các cổ phiếu của DN cổ phần hoá có tốt không, có thu hút được các nhà đầu tư hay không: đây là chỉ tiêu đánh giá hoạt động tư vấn hậu cổ phần hoá 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN CỔ PHẦN HOÁ CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN. 1.3.1. Nhân tố chủ quan 1.3.1.1. Số lượng, chất lượng, chính sách cán bộ Giống như các hoạt động tư vấn nói chung, chất lượng dịch vụ tư vấn cổ phần hoá nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ nhân viên. Công việc của tư vấn viên là hướng dẫn cho DN các thủ tục cần phải làm khi cổ phần hoá để DN tránh được những khó khăn vướng mắc trong quá trình cổ phần hoá đồng thời rút ngắn được thời gian thực hiện. Vì thế, đội ngũ nhân viên phải phù hợp về số lượng, phải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm tư vấn và trước hết phải nắm vững kiến thức về pháp luật, về nội dung quy trình cổ phần hoá cũng như các lĩnh vực có liên quan chẳng hạn như thẩm định tài chính doanh nghiệp, định giá tài sản… Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố được quan tâm hàng đầu vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ tư vấn. Hơn nữa, chính sách cán bộ cũng ảnh hưởng không kém đến hoạt động tư vấn CPH. Cụ thể nếu CTCK có một chính sách cơ cấu tổ chức phù hợp sẽ giúp cho hoạt động tư vấn CPH diễn ra một cách thuận lợi và có hiệu quả hơn. Thường thì trong một phòng tư vấn mỗi nhân viên sẽ chuyên làm về một lĩnh vực nhất định, đó là lĩnh vực mà nhân viên đó có khả năng nhất. Chẳng hạn như tiến hành CPH một DNNN thì sẽ có người chuyên về định giá tài sản, có người chuyên về định giá công nợ… Bằng việc chuyên môn hoá như vậy thì hiệu quả của công việc tăng lên rất nhiều. Vấn đề là tỷ lệ nhân viên đảm đương các công việc khác nhau đó không hợp lý thì sẽ làm cho công việc tư vấn bị chậm lại mà hiệu quả thì giảm đi nhiều. Ngoài ra sự ảnh hưởng của nhân tố này tới hoạt động tư vấn cổ phần hoá còn thể hiện ở chỗ các nhân viên có khả năng làm việc theo nhóm hay không. Khả năng phối hợp giữa các thành viên tốt sẽ làm cho công việc được hoàn thành có hiệu quả hơn. Ngoài ra, chính sách cán bộ còn được thể hiện ở chỗ CTCK có trả lương, khen thưởng xứng đáng với công sức của nhân viên bỏ ra hay không. Nếu CTCK có một chính sách đãi ngộ không thích hợp sẽ khiến cho nhân viên bỏ việc tìm đến nơi tốt hơn do vậy sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tư vấn CPH của Công ty. 1.3.1.2. Các hoạt động khác của Công ty Các hoạt động khác của Công ty Chứng khoán như môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán... ảnh hưởng cũng không kém đến hoạt động tư vấn CPH của CTCK. Nếu như các hoạt động khác hoạt động có hiệu quả sẽ tạo động lực cho hoạt động tư vấn CPH phát triển theo. Không có lý gì khi mà các hoạt động khác của Công ty đều phát triển mà lại để cho có một hoạt động của mình hoạt động kém hiệu quả. Chính vì vậy, sự phát triển của các hoạt động khác cũng là nguyên nhân tạo động lực cho hoạt động tư vấn CPH phát triển và ngược lại. 1.3.1.3. Quan hệ của Công ty với các đối tác Nhân tố này ảnh hưởng cũng không kém tới sự phát triển của hoạt động tư vấn CPH. Nó được biểu hiện cụ thể như sau: Nếu một CTCK có mối quan hệ tốt với các đối tác thì có thể sẽ có nhiều Doanh nghiệp đến mời tư vấn CPH cho mình. Và nếu làm việc trong môi trường có quan hệ tốt bao giờ cũng thoải mái hơn và đem lại hiệu quả cao hơn. Tư vấn là việc hướng dẫn, đưa ra các lời khuyên, nếu có quan hệ tốt với các đối tác thì những lời khuyên đưa ra sẽ dễ dàng được chấp nhận hơn. 1.3.2. Nhân tố khách quan 1.3.2.1. Môi trường pháp lý. Đây là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của hoạt động tư vấn CPH của CTCK. Sự ảnh hưởng của nó tới sự phát triển của hoạt động tư vấn CPH được thể hiện ở một số điều sau: -Nhờ có chủ trương cổ phần hoá của Chính phủ mới đặt ra nhu cầu về tư vấn CPH cho các DN cổ phần hoá. - Hoạt động cổ phần hoá chịu ảnh hưởng trực tiếp của các văn bản pháp luật có liên quan đến quá trình CPH. Một cơ sở pháp lý về CPH mà được hoàn thiện và cụ thể sẽ là điều kiện vững chắc tạo điều kiện vững chắc cho tổ chức cung cấp trong việc xây dựng quy trình cũng như trong quá trình thực hiên. Ngoài ra môi trường pháp lý còn ảnh hưởng gián tiếp tới hoạt động tư vấn CPH thông qua nhu cầu của các DN về dịch vụ tư vấn CPH. 1.3.2.2. Cạnh tranh của các đối thủ trên thị trường Nghề tư vấn cổ phần hoá là một trong những nghề cần ít vốn, nhiều chất xám, vì vậy kể cả những CTCK nhỏ cũng có thể tham gia vào hoạt động này, chính vì vậy mà cạnh tranh giữa các CTCK là khá cao, điều này đòi hỏi các CTCK muốn tham gia thị trường tư vấn cổ phần hoá thì đòi hỏi họ phải liên tục đổi mới phong cách phục vụ cho tốt, giảm chi phí tư vấn… 1.3.2.3. Sự phức tạp của quá trình cổ phần hoá Quá trình tư vấn CPH đòi hỏi phải thực hiện nhiều thủ tục để đáp ứng các điều kiện của các cấp quản lý. Chỉ xét riêng về các bước mang tính thủ tục này đã có thể gây ra không ít khó khăn cho DN CPH. Thêm nữa, trong quá trình thực hiện CPH còn đòi hỏi nhiều công việc mang tính chất chuyên môn như xác định giá trị DN, lập phương án cổ phần hoá, lập phương án lao động…Thông thường các DN không có kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn này nên khi tiến hành CPH gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Đây là lý do khiến các DN khi tiến hành CPH thì thường phải tìm đến các CTCK nhờ tư vấn trong việc CPH của DN mình. Quá trình CPH càng phức tạp thì nhu cầu về tư vấn càng lớn, từ đó thúc đẩy hoạt động tư vấn phát triển. 1.3.2.4. Sự phát triển của Thị trường chứng khoán Các DN rất sợ sau khi CPH thì giá cổ phiếu bị giảm, gây ảnh hưởng tới uy tín của DN. Trong thời gian vừa qua có lúc TTCK đóng băng giá trị cổ phiếu liên tục giảm gây ra tâm lý hoang mang chon nhà đầu tư.Còn hiện nay TTCK đang trên đà phát triển và dần đi vào quỹ đạo ôn định và Chính phủ đang yêu cầu tăng cung cho TTCK tức là ngày càng có nhiều các DN tiến hành cổ phần hoá. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN CỔ PHẦN HOÁ CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG 2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG. 2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương Công ty chứng khoán Ngân hàng Công Thương được thành lập theo Quyết định số 126/QĐ – HĐQT – NHCT1 ngày 01/09/2000 của Ngân hàng Công Thương Việt Nam theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Chủ sở hữu là Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Công ty chính thức khai trương và bắt đầu hoạt động từ ngày 16/11/2000. Tên đầy đủ là Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam và tên giao dịch quốc tế là Incombank Securities Co.,Ltd ( viết tắt là IBS ). Là một trong các tổ chức tài chính trung gian được thành lập ngay từ những ngày đầu thị trường chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt động, CTCK Ngân hàng Công thương đã không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật để trở thành địa chỉ tin cậy của các nhà đầu tư trong cả nước. Với phương châm “sự thành đạt của khách hàng là sự thành đạt của công ty”,CTCK Ngân hàng Công thương lấy “nhiệt tình, trung thực, chuyên nghiệp và hiệu quả” là tôn chỉ phục vụ khách hàng. Trụ sở chính của CTCK Ngân hàng Công thương là 306 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng Hà Nội, chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh là 153 Hàm Nghi – Q1 – TP Hồ Chí Minh và các đại lý nhận lệnh ở Hải Phòng, Bà Rịa Vũng Tàu, Đà Nẵng, Cần Thơ, Khu CN Biên Hòa… Các hoạt động cơ bản của công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương: Hoạt động môi giới chứng khoán IBS là trung gian mua bán chứng khoán cho khách hàng, cung cấp các thông tin về tài khoản và thị trường Chứng khoán cho khách hàng, công ty quản lý các đầu mối nhận lệnh và phát triển dịch vụ Môi giới của Công ty, đưa ra các sản phẩm mới liên quan đến hoạt động môi giới. IBS còn cung cấp các thông tin giao dịch chứng khoán và thông tin về các tổ chức niêm yết, các bài bình luận phiên giao dịch, tổng hợp các diễn biến giao dịch hàng tuần. Hoạt động tự doanh chứng khoán Công ty tự kinh doanh bằng nguồn vốn của công ty, với nguyên tắc ưa tiên phục vụ khách hàng trước. IBS tham gia với mục đích góp phần bình ổn thị trường, tạo sự sôi động cho các giao dịch trên thị trường. Ngoài ra công ty còn góp vốn đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước đang cổ phần hoá, các công ty cổ phần, các tổ chức phát hành và cả các doanh nghiệp có tiềm năng, không chỉ trợ giúp họ về mặt tài chính mà còn hỗ trợ họ trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh.Bên cạnh đó công ty còn cung cấp dịch vụ “giao dịch kỳ hạn trái phiếu”, giúp khách hàng đầu tư trái phiếu với các kỳ hạn linh hoạt, mức sinh lời hấp dẫn và tuyệt đối an toàn. Hoạt động phát hành và bảo lãnh phát hành chứng khoán IBS xây dựng phương án bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành đối với khách hàng; thiết lập và duy trì quan hệ với các đơn vị có tiềm năng phát hành chứng khoán; phân tích thẩm định và đề xuất thực hiện các phương án bảo lãnh phát hành chứng khoán đảm bảo an toàn hiệu quả; tổ chức thực hiện đại lý, bảo lãnh phát hành theo phương án đã được phê duyệt Ngoài ra, IBS còn xây dựng, nghiên cứu, đề xuất, cải tiến các quy chế, quy trình nghiệp vụ liên quan; thực hiện công tác phân tích và báo cáo hoạt động nghiệp vụ phát hành và bảo lãnh phát hành… Hoạt động lưu ký chứng khoán IBS nhận lưu giữ các chứng chỉ chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu, những giấy tờ có giá trị với những dịch vụ lưu ký chuyên nghiệp. Ngoài ra, IBS còn thực hiện các quyền như việc lĩnh cổ tức, trái tức và các quyền lợi khác giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí. Là một thành viên của trung tâm lưu ký chứng khoán, khi chứng khoán của khách hàng được lưu ký tại IBS, khách hàng có thể thực hiện giao dịch đối với các chứng khoán đó nhanh chóng và thuận tiện hơn. Hoạt động tư vấn cổ phần hoá Các doanh nghiệp chuẩn bị cổ phần hoá, chuyển đổi hình thức sở hữu thì IBS giúp các doanh nghiệp này trong việc chuẩn bị hồ sơ, xác định giá trị doanh nghiệp, chuẩn bị bán đấu giá cổ phần… IBS có các trợ giúp cho các doanh nghiệp chuẩn bị cổ phần hoá như: tư vấn xây dựng lộ trình cổ phần hoá; xác định giá trị doanh nghiệp; tư vấn xây dựng phương án cổ phần hoá; tư vấn đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng; tư vấn hậu cổ phần hoá. Hoạ động tư vấn niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán Khi niêm yết trên thị trường chứng khoán sẽ giúp cho doanh nghiệp đó có một cơ hội tuyệt vời để tiếp cận với các nhà đầu tư, sản phẩm của doanh nghiệp đó sẽ trở lên thân thiết, gần gũi với mọi khách hàng. Thêm vào đó uy tín của các doanh nghiệp sẽ tăng lên và việc huy động vốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ thuận tiện hơn rất nhiều. IBS sẽ giúp cho các doanh nghiệp này trong việc chuẩn bị hồ sơ, các thủ tục niêm yết, tư vấn cho các doanh nghiệp xử lý các tình huống phát sinh khi đã niêm yết. Hoạt động tư vấn tái cơ cấu, mua và sáp nhập, bán và giải thể công ty IBS có đội ngũ các chuyên gia giàu kinh nghiệm và chuyên nghiệp sẽ phối hợp các tổ chức hoàn thiện việc mua và sáp nhập một cách có hiệu quả, thành công và nhanh chóng. Giúp doanh nghiệp thực hiện các bước trong quá trình bán nhằm tạo ra giá trị tối đa và hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp mà không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hàng ngày nhưng vẫn đáp ứng được các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức, nhân sự của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương Đội ngũ cán bộ của IBS là những cán bộ năng động, nhạy bén được đào tạo chuyên sâu, có đạo đức nghề nghiệp cao với kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vự tài chính doanh nghiệp, tín dụng, pháp luật, đầu tư, kinh doanh tiền tệ được lựa chọn từ Ngân hàng Công thương Việt Nam. Coi yếu tố con người là điều kiện tiên quyết dẫn tới thành công và sự phát triển của Công ty, IBS luôn chú trọng hoạt động đào tạo con người nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và làm hài lòng mọi đối tượng khách hàng. Các cán bộ quản lý và kinh doanh của IBS đều được trải qua các khóa đào tạo về chứng khoán cả trong và ngoài nước. Các chuyến đi khảo sát thực tế thị trường chứng khoán các nước Châu Âu, Châu Á được thực hiện hàng năm nhằm giúp cán bộ của IBS có thêm nhiều kinh nghiệm thực tế từ các nước có thị trường chứng khoán đã rất phát triển. Cho đến nay, phần lớn đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh của IBS đều có Giấy phép hành nghề kinh doanh chứng khoán do UBCK Nhà nước cấp. Các cán bộ quản lý và kinh doanh đều có bằng cử nhân chuyên ngành tài chính ngân hàng, chứng khoán, đầu tư trở lên. Tổng số cán bộ quản lý và kinh doanh làm việc tại IBS hiện nay là 100 người. BAN LÃNH ĐẠO IBS 1. Ông Nguyễn Thạc Hoát Chức vụ: Chủ tịch công ty, Uỷ viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Công thương Việt Nam Học vấn: Tiến sỹ kinh tế Lĩnh vực chuyên môn: Tài chính – Ngân hàng Kinh nghiệm công tác: 24 năm trong ngành Ngân hàng, Tài chính, chứng khoán 2. Bà Phạm Thị Tuyết Mai Chức vụ: Giám đốc Công ty Học vấn: Tiến sỹ kinh tế Lĩnh vực chuyên môn: Tài chính – Ngân hàng Kinh nghiệm công tác: 23 năm trong ngành Ngân hàng, Tài chính, Chứng khoán, Bảo hiểm 3. Ông Phạm Ngọc Phú Chức vụ: Phó giám đốc công ty Học vấn: Tiến sỹ kinh tế Lĩnh vực chuyên môn: Tài chính – Ngân hàng Kinh nghiệm công tác: 19 năm trong ngành Ngân hàng, Tài chính,Chứng khoán. 4. Ông Hà Khánh Thuỷ Chức vụ: Phó giám đốc công ty Học vấn: Cử nhân kinh tế Lĩnh vực chuyên môn: Tài chính – Ngân hàng Kinh nghiệm công tác: 22 năm trong ngành Ngân hàng, Tài chính, Chứng khoán Sơ đồ 1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC Chủ Tịch Công ty Ban Điều Hành Văn phòng Phòng Môi Giới Môi giới Phòng kiểm soát Phòng kế toán lưa ký Phòng tư vấn Phòng tự doanh Chi nhánh TP Hồ Chí Minh Văn phòng Phòng kế toán lưa ký Phòng kinh doanh Phòng môi giới Đại lý Khánh Hoà Đại lý Phả Lại Đại lý KCN Biên hoà Đại lý Cần Thơ Đại lý Đà Nẵng Đại lý Bà Rịa Vũng Tàu Đại lý Hải Phòng Ta thấy rằng với cơ cấu tổ chức như trên của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thươn-g là đồng bộ và hợp lý. Tuy nhiên theo em, theo xu hướng của thị trường hiện nay khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương Mại quốc tế WTO, nền kinh tế Việt Nam đang dần hoàn thiện và phát triển, Thị trường chứng khoán Việt Nam đang nóng dần lên, nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán ngày càng nhiều vì vậy việc quá tải của các công ty chứng khoán sẽ xảy ra vì vậy theo em công ty nên mở rộng thêm về quy mô hoạt động, phát triển thêm đội ngũ nhân sự. 2.1.3. Kết quả kinh doanh chủ yếu của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương Bảng 2.1: Doanh thu các hoạt động của CTCK Ngân hàng Công thương qua các năm Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Môi giới 1,110 2,317 9,993 Tự doanh 5,673 9,991 26,990 Quản lý danh mục đầu tư 0,670 0,343 0,984 Bảo lãnh, đại lý phát hành 0,986 3,498 1,147 Tư vấn đầu tư chứng khoán 0 0 0 Lưu ký chứng khoán 0,548 0,200 0,250 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm của IBS. Biểu đồ 2.1: Doanh thu các hoạt động của CTCK Ngân hàng Công thương qua các năm Dựa trên báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty qua các năm trình bày qua các bảng, ta nhận thấy doanh thu của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương ổn định và tăng qua các năm. Trong đó, chủ yếu là doanh thu từ hoạt động kinh doanh chứng khoán. Các khoản thu này bao gồm doanh thu từ hoạt động môi giới chứng khoán cho nhà đầu tư, hoạt động tự doanh chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán… * Hoạt động môi giới chứng khoán Trong những năm qua, dịch vụ môi giới luôn đem lại nguồn thu lớn cho công ty. Hiện nay IBS quản lý hơn 8300 tài khoản trong đó có 32 tài khoản là tổ chức và 6 tài khoản là nhà đầu tư nước ngoài, giá trị giao dịch cổ phiếu trong năm 2006 của Trụ sở chính đạt 2.384,3 tỷ đồng. So với giá trị giao dịch của toàn thị trường vào khoảng 33 ngàn tỷ đồng thì giá trị giao dịch của Trụ sở chính Công ty chiếm 7,2% thị phần. Qua 6 năm hoạt động, doanh thu từ hoạt động môi giới luôn tăng ổn định qua các năm. Mặc dù thị trường có lúc thăng trầm song thị phần môi giới của IBS luôn là một trong những công ty luôn dẫn đầu thị trường. Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh của hoạt động môi giới năm 2006 Chỉ tiêu Trụ sở chính Chi nhánh Công ty TH 2006 Năm 2005 +/- (%) TH 2006 Năm 2005 +/- (%) TH 2006 Năm 2005 +/- (%) Phí giao dịch 12,00 8,00 50 7,00 5,134 36,35 19,00 13,134 44,67 Phí dịch vụ hỗ trợ 1,5 0,661 127 0,5 0,37 35,14 2,00 1,031 93,99 Phí lưu ký 0,5 0,441 13,38 0 0 0 0,5 0,441 13,38 * Hoạt động tự doanh chứng khoán Tự doanh chứng khoán là hoạt động IBS mua và bán chứng khoán bằng nguồn vốn của chính mình. Tự doanh là hoạt động được IBS triển khai ngay từ những ngày đầu tham gia thị trường chứng khoán Việt nam. Dựa trên đội ngũ nhân viên hiểu biết thị trường, trong những năm qua hoạt động tự doanh luôn là hoạt động quan tâm hàng đầu của công ty, nguồn vốn của công ty dành phần lớn cho hoạt động tự doanh chứng khoán. Doanh thu tự doanh chứng khoán luôn tăng đều qua các năm và đóng góp tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của công ty. Song hoạt động tự doanh mới chỉ dừng lại ở việc mua bán chứng khoán đem lại lợi nhuận cho công ty, còn việc tạo lập thị trường cho chứng khoán thì hầu như chưa thực hiện. Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của hoạt động tự doanh cổ phiếu 2006 TT Chỉ tiêu Năm 2005 TH 2006 KH 2006 % KH 01 D/số mua vào (trđ) 2.134 46.789 - - 02 D/số bán ra (trđ) 971 35.674 - - 03 Lợi nhuận (trđ) 458 12.942 10.900 118,7% Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006 của IBS Danh mục cổ phiếu hiện công ty đang nắm giữ đến ngày 31/12/2006 có số lãi dự kiến đạt trên 70 tỷ đồng. Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh của hoạt động tự doanh trái phiếu năm 2006 TT Chỉ tiêu Năm 2005 TH 2006 KH 2006 % KH 01 D/số mua vào (trđ) 453.121 6.473.362 - - 02 D/số bán ra (trđ) 467.228 5.915.476 - - 03 Lợi nhuận (trđ) 7.775 14.048 13.700 102,5% Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006 của IBS. * Hoạt động bảo lãnh và đại lý phát hành Là hoạt động trong đó CTCK thực hiện chức năng bảo lãnh phát hành, giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức việc phân phối chứng khoán và giúp bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đầu sau khi phát hành. Hoạt động bảo lãnh phát hành đòi hỏi vốn pháp định lớn (165 tỷ đồng) nên không phải CTCK nào cũng thực hiện được. Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh của hoạt động bảo lãnh và đại lý phát hành TT Chỉ tiêu Năm 2005 TH 2006 KH 2006 % KH 01 Số đợt 04 02 - - 02 Doanh số (trđ) 330.000 1.550.000 - - 03 Thu nhập(trđ) 419 1.147 700 133,6% Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006 của IBS. * Hoạt động quản lý danh mục đầu tư: Đây cũng là nghiệp vụ mới, đã được IBS thực hiện nhưng từ năm 2007 hoạt động này được tách ra khỏi các hoạt động của công ty. Trong năm 2006, tổng số hợp đồng uỷ thác đã được ký là 44 hợp đồng trong đó có 42 hợp đồng là uỷ thác đầu tư còn 2 hợp đồng là uỷ thác đấu giá. Tổng số tiền uỷ thác trong năm 2006 là 160.780 triệu đồng trong đó 4.692 triệu đồng là uỷ thác đầu tư còn 156.088 triệu đồng là uỷ thác đấu giá. Và phí thu được năm 2006 là 984 triệu đồng. * Hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ Đã tiến hành kiểm tra nghiệp vụ kế toán tài chính trụ sở chính, kiểm tra toàn diện các mặt hoạt động tại chi nhánh TPHCM. Qua kiểm tra, chưa phát hiện vi phạm hoặc vụ việc phức tạp nào. UBCKNN đã kiểm tra các mặt hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty và kết luận: công ty đảm bảo hoạt động công khai, công bằng, minh bạch, thực hiện đúng các quy định định của pháp luật. Qua các bảng số liệu trên chứng minh rằng bên cạnh hiệu quả kinh tế, IBS đã xây dựng được thị trường riêng với khách hàng truyền thống và khách hàng tiềm năng. Điều đó, được thể hiện qua số lượng khách hàng mở tài khoản giao dịch tăng liên tục; số lượng mà các công ty mà IBS tư vấn cổ phần, tư vấn bán đấu giá… ngày một tăng. Bảng 2.6: Kết quả kinh doanh toàn công ty qua các năm Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Vốn điều lệ 55.000 55.000 55.000 105.000 105.000 105.000 Vốn chủ sở hữu 56.496 56.789 61.813 122.070 130.407 130.407 Tổng tài sản 60.126 61.774 544.756 409.834 599.024 1.050.000 Doanh thu 3.640 6.690 15.774 37.113 52.103 103.146 Lợi nhuận trước thuế 1.466 2.416 5.747 11.275 14.140 31.496 Nguồn: Báo cáo tài chính 2001 – 2006 của IBS. Vốn điều lệ ổn định trong 3 năm 2001 – 2033 và tới năm 2004 tăng mạnh, gấp gần 2 lần so với trước. Tổng tài sản liên tục qua các năm; tới năm 2006 đã là 1.050.000 triệu đồng gấp hơn 17 lần so với năm 2001 và tăng gấp gần 2 lần so với năm 2005. Doanh thu của công ty cũng tăng qua các năm với tốc độ cũng khá nhanh, doanh thu năm 2006 tăng gần gấp đôi năm 2005 và gấp hơn 28 lần so với năm 2001. Trước năm 2003 công ty không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng từ năm 2004 thì công ty phải nộp 14% thuế thu nhập doanh nghiệp (đã được miễn giảm). Vào năm 2006 thì lợi nhuận trước thuế đã tăng hơn 21 lần năm 2001 và gấp hơn 2 lần năm 2005. Biểu đồ 2.2: Biến động lợi nhuận qua các năm Tóm lại, công ty IBS là đơn vị thành viên của Ngân hàng Công thương Việt nam hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực chứng khoán,có tiềm lực tài chính hàng đầu trên thị trường, có thể nói tình hình hoạt động của công ty trong những năm qua là khá tốt. Đặc biệt là hoạt động môi giới, tự doanh và tư vấn. Những năm vừa qua, công ty có những thay đổi trong định hướng kinh doanh, chú trọng phát triển những sản phẩm dịch vụ tài chính chất lượng cao, tạo nên uy tín của công ty trong lĩnh vực này. Đặc biệt trong lĩnh vực tư vấn cổ phần hoá. 2.2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN CỔ PHẦN HOÁ CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG. 2.2.1. Các bước tổ chức công tác tư vấn cổ phần hoá của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương Quy trình tư vấn cổ phần hoá của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương được xây dựng trên cơ sở những quy định về cổ phần hoá DNNN theo Nghị định 187/2004/NĐ – CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về việc chuyển DNNN thành công ty cổ phần và hướng dẫn thực hiện tại Thông tư 126/2004/TT – BTC. Công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương tham gia ngay từ giai đoạn đầu doanh nghiệp xây dựng chiến lược cổ phần hoá, chiến lược tài chính của công ty và tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp Nhà nước trong quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp trước và sau cổ phần hoá, thương thuyết tiến hành cổ phần hoá và tổ chức đấu giá ra công chúng. Các bước tổ chức công tác tư vấn cổ phần hoá của công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương như sau: 2.2.1.1. Tư vấn xây dựng lộ trình cổ phần hoá IBS tiến hành thẩm định và rà soát các tình hình tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh của DN, xây dựng một lộ trình cổ phần hoá cụ thể cho DN, bao gồm cả việc đả thông tư tưởng và tổ chức đại hội công nhân viên chức. Đây là nội dung quan trọng đảm bảo quá trình cổ phần hoá diễn ra thông suốt. Việc xây dựng lộ trình cổ phần hoá giúp DN cổ phần hoá cũng như tổ chức tư vấn xác định được các bước cụ thể trong từng giai đoạn từ đó đề ra kế hoạch hoạt động không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. 2.2.1.2. Tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp Trên cơ sở các số liệu kế toán đã được kiểm toán và các tài liệu có liên quan, đội ngũ chuyên viên của IBS sẽ giúp doanh nghiệp xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp bằng các phương pháp khoa học nhằm đưa ra giá trị doanh nghiệp chính xác để cổ phần hoá. Ngoài ra, nhóm tư vấn và phân tích tài chính doanh nghiệp còn hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng phương án tài chính phù hợp ngay từ khi bắt đầu quá trình cổ phần hoá. Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được thực hiện theo Nghị định 187/2004/NĐ – CP và hướng dẫn thi hành tại thông tư 126/2004/TT – BTC. 2.2.1.3. Tư vấn xây dựng phương án cổ phần hoá Trên cơ sở các yêu cầu của DN, IBS sẽ tư vấn cho DN xây dựng phương án cổ phần hoá bao gồm phương án sản xuất kinh doanh 3 – 5 năm đầu sau cổ phần hoá, dự thảo điều lệ hoạt động của công ty cổ phần, phương án tài chính, phương án giải quyết lao động dôi dư. Đồng thời, IBS sẽ tư vấn cho doanh nghiệp xây dựng cơ cấu vốn điều lệ nhằm tối ưu hoá cơ cấu sở hữu sau khi chuyển thành công ty cổ phần. 2.2.1.4. Tư vấn đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng Với trình độ chuyên môn và tính chuyên nghiệp cùng với những kinh nghiệm trong việc phát hành chứng khoán ra công chúng, trên cơ sở thoả thuận với doanh nghiệp, IBS sẽ xây dựng lịch trình bán đấu giá cổ phần, phương án bán đấu giá cổ phần trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp bán bớt phần vốn Nhà nước tại DN), xây dựng bản công bố thông tin, quy chế bán đấu giá cổ phần, tổ chức các chương trình giới thiệu, quảng bá về doanh nghiệp nhằm thu hút các nhà đầu tư mua cổ phần và tổ chức bán đấu giá cổ phần theo quy định của pháp luật. 2.2.1.5. Tư vấn hậu cổ phần hoá IBS cung cấp dịch vụ tư vấn hậu cổ phần hoá cho doanh nghiệp thông qua dịch vụ tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp, tư vấn chia tách, sáp nhập, hợp nhất, mua bán doanh nghiệp, tư vấn thẩm định đánh giá chiến lược phát triển, phân tích tính cạnh tranh và khả năng tồn tại, duy trì phát triển c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36710.doc
Tài liệu liên quan