MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU .1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI VỚI MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ KHÔNG KHÍ.6
1.1. Phát triển.6
1.2. Phát triển kinh tế - xã hội .6
1.3. Các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội .6
1.3.1. Khái niệm.6
1.3.2. Phân loại .7
1.4. Môi trường.9
1.4.1. Khái niệm.9
1.4.3. Ô nhiễm môi trường.10
1.4.3.1. Khái niệm.10
1.4.3.2. Phân loại.10
1.5. Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường.11
1.6. Môi trường nước mặt.12
1.6.1. Thành phần của môi trừơng nước.12
1.6.1.1. Thành phần sinh học .12
1.6.1.2. Thành phần hoá học chủ yếu .13
1.6.2.2. Nguyên nhân .15
1.7. Môi trường nước ngầm.18
1.7.1. Khái niệm.18
1.7.2. Phân loại .18
1.7.3. Quan hệ giữa nước mặt và nước ngầm:.18
1.7.4. Chế độ nước:.19
1.7.5. Các tác nhân gây ô nhiễm.20
1.7.6. Các nguyên nhân chính làm ô nhiễm.20
1.7.7. Các tác động ảnh hưởng đến nước ngầm.21
1.8. Môi trường không khí .23
1.8.1. Thành phần của khí quyển.23
142 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 687 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển kinh tế - Xã hội và ảnh hưởng đến môi trường quận 8 thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực hiện chương trình
giảm nghèo toàn diện và bền vững theo tiêu chí mới. Đến năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo
của quận giảm xuống còn 1%, giải quyết việc làm trung bình trên 8.000 lao
động/năm, năm 2008 không còn hộ chính sách thuộc diện nghèo.
Có được những thành tựu trên là nhờ Đảng bộ, chính quyền và nhân dân
quận 8 đã dự báo được, nền kinh tế các nước trong khu vực đang phục hồi và phát
triển; xu thế toàn cầu hóa tiếp tục diễn ra nhanh chóng, xu hướng bảo hộ mậu dịch
sẽ trở nên khó khăn hơn khi Việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO,
tiếp tục thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan theo AFTA. Bên cạnh đó, cũng mở ra
nhiều cơ hội về thị trường xuất khẩu, đầu tư và du lịch. Sự biến động giá cả nguyên
vật liệu thiết yếu của thị trường thế giới sẽ tiếp tục gây khó khăn cho sản xuất trong
nước. Yêu cầu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phải cao hơn để chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế.
55
Mục tiêu chung trong thời kỳ 2006-2010
Kế hoạch 5 năm (2006-2010) của Quận dựa trên các quan điểm cơ bản của
kế hoạch 5 năm của Thành phố, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố và của
Đảng bộ Quận lần thứ IX. Cụ thể:
- Tập trung thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thương
mại, dịch vụ – công nghiệp, chú trọng chất lượng tăng trưởng của từng ngành, nâng
cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với
tiến bộ xã hội, xóa đói giảm nghèo, cải thiện môi trường sống và phát triển đô thị.
- Huy động các yếu tố nguồn lực để phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ
thuật và hạ tầng xã hội, chăm lo cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của
người dân. Giữ vững ổn định chính trị, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận
an ninh nhân dân vững chắc
Quận 8 được biết đến như một trung tâm đầu mối tập trung hàng hoá, nông
sản từ miền Đông, miền Tây với các kho tàng, bến bãi, chợ đầu mối lớn... Từ vị thế
trung chuyển trọng yếu đó, quận 8 đã biết tận dụng triệt để tiềm năng để phát huy
ưu thế cửa ngõ của thành phố.
Quận 8 là một quận nội thành lớn của thành phố với diện tích tự nhiên
1.900ha, dân số gồm 400.000 nhân khẩu, 16 đơn vị hành chính. Nơi đây còn là cầu
nối giao thông đường thuỷ với 23 kênh rạch lớn nhỏ. Tại 5 kênh rạch lớn tàu thuyền
hoạt động quanh năm, quan trọng có kênh Đôi, kênh Tàu Hủ xuyên suốt từ Đông
sang Tây của thành phố, hình thành những cảng sông quan trọng như: cảng cá
Chánh Hưng, cảng Dương Bá Trạc, cảng Bình Đông, cảng Bình Lợi...
Ngoài ra, quận còn có trên 83 kho tàng lớn nhỏ của trung ương và địa
phương đóng trên địa bàn. Quận 8 không chỉ đơn thuần là điểm trung chuyển mà
còn là địa bàn dự trữ lương thực, bao bì, vật tư kỹ thuật, vật tư nông nghiệp, hàng
nhu yếu phẩm phục vụ đời sống sản xuất của thành phố và là nơi tập trung nhiều di
tích lịch sử, thắng cảnh như: cầu Chữ Y, cầu Nhị Thiên Đường (ghi dấu lịch sử
Nam bộ kháng chiến), Bình Đông hội quán, Hố Bần, Khu Đồng Diều...
Với vị trí và vai trò quan trọng trong tổng thể kinh tế của thành phố, đồng
thời thông qua chủ trương khuyến khích của Chính phủ, sự đầu tư 402 tỷ đồng của
56
Ngân hàng công thương chi nhánh 8, quận 8 đã xây dựng nhiều công trình cơ sở hạ
tầng, các cầu mới được xây dựng: cầu Chữ Y (II), cầu Nhị Thiên Đường (II), cầu
Nguyễn Tri Phương, đường Tạ Quang Bửu song hành với đường Phạm Thế Hiển.
Chưa dừng lại ở đó, việc quy hoạch, cải tạo lại 4 cụm dân cư mới - gồm cụm dân cư
và công nghiệp Bình Đăng (70ha), cụm dân cư và khu du lịch Đồng Diều (85ha),
cụm hành chính trung tâm và địa ốc Tân Bình Đông (30ha), cụm dân cư xen cài sản
xuất Ba Tơ - mở ra cho quận 8 một vị thế trở thành cầu nối gắn liền nội thành với
khu đô thị mới Nam Sài Gòn. Hứa hẹn trong tương lai quận 8 sẽ khai thác triệt để
những tiềm năng còn đang bỏ ngỏ.
Riêng việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và dự toán ngân sách
hàng năm, chúng ta đều thấy: Mục tiêu chung của kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội
và dự toán ngân sách năm phải bảo đảm tốc độ tăng trưởng về kinh tế, thu chi ngân
sách cao hơn so với năm trước, góp phần chăm lo phát triển các mặt đời sống xã
hội, từng bước nâng cao chất lượng sống của người dân, cụ thể:
- Tiếp tục thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ
trọng các ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của quận, tạo điều kiện thuận lợi cho
sản xuất kinh doanh của quận phát triển theo quy hoạch.
- Huy động tốt các nguồn vốn cho đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật
kinh tế-xã hội theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển ngành
của quận. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đáp ứng yêu cầu tăng
trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường.
- Tăng cường công tác quản lý trật tự đô thị, xây dựng nhà đất và bảo đảm trật
tự an toàn giao thông; Tạo lập quỹ nhà ở phục vụ công tác tái định cư nhà ở xã hội,
nhà ở cho người có thu nhập thấp qua việc theo dõi kiểm tra thực hiện các chương
trình phát triển nhà ở quận 8 giai đoạn 2007-2010. Đồng thời khuyến khích phát
triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh; phát triển các ngành công nghiệp sạch có
giá trị gia tăng cao như điện tử, tin học, hoá dược, công nghệ sinh học, chế biến
lương thực thực phẩm; thông qua hoạt động hội doanh nghiệp, hỗ trợ các doanh
nghiệp tìm hiểu, trang bị các kiến thức mới sau khi gia nhập WTO; hỗ trợ doanh
nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tích
57
cực hỗ trợ thông tin, tư vấn pháp lý, định hướng phát triển sản xuất phù hợp với tình
hình mới hiện nay. Ngoài ra, UBND quận 8 tạo mọi điều kiện tốt để phát triển các
ngành dịch vụ gắn với quy hoạch mạng lưới trung tâm thương mại, chợ, siêu thị
sao cho năm 2010 điều chỉnh quy hoạch và phê duyệt. Khuyến khích phát triển 6
nhóm ngành dịch vụ theo định hướng của thành phố; kêu gọi các nhà đầu tư phát
triển các chợ chuyên doanh để tận dụng ưu thế cửa ngõ thành phố; phấn đấu đưa
vào khai thác Trung tâm thương mại Bình Đăng; thu hút đầu tư ít nhất một siêu thị
mới theo quy hoạch và chỉ định thầu các chợ loại 3 theo quy định.
Tuy vậy, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận 8 vẫn gặp một số khó khăn
nhất định:
- Tốc độ phát triển kinh tế của quận tuy có tăng đều hàng năm nhưng chất
lượng tăng trưởng chưa thật bền vững, ngành nghề chiếm tỷ trọng lớn, có ưu thế
phát triển tại quận đa số tập trung các ngành nghề Thành phố hạn chế phát triển do
yếu tố ô nhiễm (nhôm, nhựa, giấy, hóa chất, chế biến, điện-điện tử, tái chế...) hoặc
giá trị gia tăng thấp (may mặc, da – giày), qui mô doanh nghiệp còn nhỏ bé, công
nghệ lạc hậu, yếu tố đổi mới công nghệ còn thấp so với yêu cầu, nhiều doanh
nghiệp chưa thật sự chủ động hội nhập, chưa xây dựng chiến lược phát triển sản
xuất kinh doanh, không chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật lao động, còn gian lận
thuế, gian lận thương mại, gây ô nhiễm môi trường chưa có biện pháp khắc phục
hữu hiệu.
Quản lý nhà nước còn nhiều mặt chưa đồng bộ, chưa khơi dậy tiềm năng, thế
mạnh của quận, chưa thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp lớn
đầu tư tại quận do yếu tố hạ tầng đô thị và điều kiện về đất đai không thuận lợi so
với các quận lân cận như quận 7, Bình Chánh, Tân Bình Kinh tế hợp tác và hợp
tác xã còn nhiều lúng túng trong chuyển đổi mô hình hoạt động, chưa thật sự mang
lại hiệu quả. Mạng lưới thương mại dịch vụ có phát triển nhưng quy mô còn nhỏ bé,
tỷ trọng ngành dịch vụ còn thấp, nhiều chợ đã trở nên quá tải, không đáp ứng được
nhu cầu mua bán cho nhân dân, dẫn đến hình thành các chợ tự phát làm mất trật tự,
mỹ quan đô thị.
58
- Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật tuy được quan tâm đầu tư nhưng chưa
đáp ứng nhu cầu phát triển, một số tuyến đường chính kết nối với các quận huyện
lân cận chưa được đầu tư kịp thời, tình trạng ngập nước ở một số khu vực chưa
được cải thiện, thiếu hụt nghiêm trọng về nền và nhà tái định cư đã làm ảnh hưởng
công tác hiệp thương bồi thường, giải phóng mặt bằng, làm chậm tiến độ thực hiện
dự án. Năng lực của một số đơn vị tư vấn, đơn vị thi công còn hạn chế, nhất là việc
hoàn tất thủ tục đầu tư theo quy định, đã làm chậm tiến độ thực hiện dự án, chất
lượng công trình chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Tình hình huy động các nguồn
vốn ngoài vốn ngân sách rất khó khăn, công tác xã hội hóa thiếu lộ trình và bước đi
cụ thể, đa số thực hiện các dự án theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng
làm” để mở rộng hẻm, xây dựng chỉnh trang chợ. Việc thu hút các thành phần kinh
tế tham gia đầu tư xây dựng phát triển đô thị chưa đạt hiệu quả, nhiều dự án đầu tư
xin sử dụng đất chậm được triển khai. Việc điều chỉnh quy hoạch và xóa qui hoạch
không còn phù hợp còn chậm, ô nhiễm môi trường và ùn tắc giao thông đã làm ảnh
hưởng đến đời sống nhân dân.
- Đời sống của một bộ phận dân cư và gia đình chính sách còn khó khăn,
công tác giải quyết việc làm chưa thật căn bản, trình độ tay nghề lao động còn thấp,
chưa theo kịp với tiến trình công nghiệp hóa, đô thị hóa. Công tác phổ cập giáo dục
bậc trung học chưa đạt yêu cầu, tỷ lệ bỏ học trung học cơ sở còn cao. Các loại hình
văn hóa văn nghệ, giải trí chưa đa dạng, chưa đáp ứng nhu cầu giải trí của các tầng
lớp nhân dân. Ý thức chấp hành pháp luật, giữ gìn vệ sinh đô thị, trật tự giao thông
của một bộ phận dân cư còn hạn chế.
Chất lượng dịch vụ y tế công còn hạn chế, tuyến y tế phường xã chưa thu hút
người dân khám chữa bệnh ban đầu, một số chương trình y tế chưa đạt yêu cầu cần
tiếp tục quan tâm trong thời gian tới: chương trình phòng chống lao, HIV/AIDS,
chương trình vận động hộ dân sử dụng muối iot, vệ sinh lao động, vệ sinh an toàn
thực phẩm, y tế học đườngVấn đề ô nhiễm môi trường, ý thức bảo vệ sức khỏe,
phòng chống dịch bệnh của người dân còn hạn chế do mức sống còn thấp, nguồn
ngân sách địa phương có hạn trong khi nhu cầu đầu tư phát triển cơ sở vật chất đạt
59
chuẩn quốc gia, trang thiết bị kỹ thuật cao cho ngành y tế đang là những thách thức
lớn của quận.
Với ý thức tiến công, không ngại khó khăn, Đảng bộ, chính quyền và nhân
dân quận 8 đã thực hiện một số công trình phục vụ nhân dân quận.
Quận 8 vốn là một quận ven, có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên khá thuận lợi
về khả năng tiếp nhận, cung cấp hàng hóa từ khu vực đồng bằng sông Cửu Long và các
tỉnh miền Tây. Tuy nhiên, là một quận tiếp giáp với vùng ven ngoại thành đang trong
quá trình đô thị hóa, hệ thống giao thông chậm phát triển; với hơn 45km kênh rạch lớn,
nhỏ chia cắt thành từng khu vực cù lao; đô thị quận 8 là đô thị mang tính tự phát,
không theo quy hoạch. Tuy gần trung tâm thành phố, nhưng quận bị cách ly bởi 2
con kênh lớn là kênh Tàu Hủ và kênh Đôi, nên hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ.
Trên địa bàn quận hiện có hơn 26.600 căn nhà cần giải tỏa, chỉnh trang, trong đó
gồm 10.615 căn nhà ven hoặc trên kênh rạch và gần 16.000 căn nhà tại 26 khu nhà
lụp xụp.
Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên như đã nêu trên, Quận 8 bước vào triển khai
thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 trong tình hình phải trực tiếp đối
mặt với nhiều khó khăn, thách thức mới nảy sinh; tình hình thiên tai, dịch bệnh diễn biến
phức tạp; hạn hán dẫn đến thiếu điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt; nhất là trong những
tháng cuối năm 2010 thị trường giá cả biến động tiêu cực; song công tác chỉ đạo, điều
hành của Ủy ban nhân dân quận đã có nhiều nỗ lực, khắc phục khó khăn, tập trung triển
khai nhiều biện pháp cụ thể và quyết liệt, cùng với sự chỉ đạo và hỗ trợ tích cực của
Thành ủy - Ủy ban nhân dân thành phố - Quận ủy và các sở - ngành thành phố, nên tình
hình kinh tế – xã hội quận trong năm 2010 có nhiều chuyển biến tích cực, sản xuất – kinh
doanh – xuất khẩu đã có dấu hiệu hồi phục; tranh thủ được sự hỗ trợ của thành phố về
nguồn vốn đầu tư phát triển và đầu tư xây dựng cơ bản; thu ngân sách vượt chỉ tiêu phấn
đấu do quận đề ra; an sinh xã hội được chú trọng, đời sống của đại bộ phận nhân dân ổn
định; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội không có diễn biến phức tạp; quận đã tổ
chức thành công Đại hội Đảng cơ sở và Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ X (nhiệm
kỳ 2010 – 2015).
60
Về kinh tế, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 19,30% so với cùng kỳ 2009;
doanh thu thương mại - dịch vụ tăng 25,80%; kim ngạch xuất khẩu tăng 18,08%; kim
ngạch nhập khẩu tăng 75,79% so với cùng kỳ 2009.
Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2010 đạt 134,04% dự toán pháp lệnh và bằng
118,81% chỉ tiêu phấn đấu, tăng 40,63% so cùng kỳ năm 2009.
Về đầu tư xây dựng cơ bản, một số công trình trọng điểm đã và đang triển khai
trên địa bàn quận như dự án Chỉnh trang đô thị rạch Ụ Cây, cầu Tạ Quang Bửu, Khu
chung cư tái định cư Trương Đình Hội II, Khu B - C Bông Sao, Khu dân cư B - C
Bùi Minh Trực; xây dựng Trường Trung học cơ sở phường 7, các dự án xây dựng
trụ sở và Trạm Y tế Ủy ban nhân dân một số phường Trong số các dự án đã và
đang triển khai trên địa bàn, đáng chú ý là dự án Chỉnh trang đô thị rạch Ụ Cây
phường 9, 10, 11 (giai đoạn 1), được thành phố chọn là dự án đặc biệt của chương
trình phát triển nhà ở thành phố; với thời gian triển khai thực hiện chỉ trên 04 tháng,
bằng sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, quận đã hiệp thương, bồi thường
giải tỏa, di dời, tái định cư cho trên 900 căn hộ, được nhân dân đồng tình hưởng
ứng, được thành phố đánh giá cao và được xem là mô hình mẫu trong việc huy động
lực lượng tổng hợp vào triển khai các dự án trọng điểm.
Về văn hóa - xã hội, đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tiếp tục thực hiện có hiệu
quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” và kế hoạch “Năm
thực hiện nếp sống văn minh, mỹ quan đô thị” bằng nhiều hình thức phong phú, đã tác
động tích cực đến người dân trong việc giữ gìn vệ sinh, mỹ quan đô thị, được thành
phố công nhận phường 2, phường 3 là Phường Văn hóa.
Quy mô, mạng lưới giáo dục tiếp tục được phát triển, quan tâm đầu tư trang
thiết bị dạy học, thay đổi môi trường cảnh quan, vệ sinh học đường, xây dựng mô
hình “Trường tiên tiến hiện đại”, đã có thêm 03 Trường Mầm non được công nhận
chuẩn quốc gia mức độ 1. Chương trình phát triển vùng đô thị quận 8 đã mang lại
một số kết quả nhất định, góp phần tăng cường cơ sở vật chất, chăm lo cho giáo
viên và học sinh tốt hơn. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên linh hoạt trong việc thực
hiện chương trình mới, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng công nghệ
thông tin trong giảng dạy, xử lý tốt các tình huống sư phạm, quan tâm phát hiện bồi
61
dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh yếu, tăng cường giáo dục truyền
thống lịch sử, phối hợp các đoàn thể vận động đưa trẻ bỏ học trở lại trường học.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được tăng cường, đã giúp nâng cao chất lượng
khám chữa bệnh cho người dân. Bệnh viện quận 8 đã triển khai đưa vào hoạt động các
khoa mới như Khoa nhi – nhiễm, phòng bột chấn thương chỉnh hình, phẫu thuật mắt
bằng phương pháp Phaco, áp dụng kỹ thuật cao trong điều trị như chạy thận nhân tạo,
phẫu thuật trĩ bằng phương pháp Longo.
Công tác giảm nghèo tập trung thực hiện các biện pháp giảm nghèo bền vững,
vận động học nghề và giới thiệu việc làm, hỗ trợ chăm lo ổn định cuộc sống, cho vay
1.510 hộ với tổng số vốn 12,115 tỷ đồng, cho vay 7 dự án với số tiền 900 triệu đồng;
thẩm định chuyển thành phố 40 hồ sơ vay Quỹ 156 với số tiền 578 triệu đồng; sửa chữa
07 căn nhà diện chính sách (tổng số kinh phí là 1.686.000.000đ)xây dựng 107 nhà tình
thương (tổng số kinh phí là 96.705đ), sửa chữa chống dột 89 căn (tổng số kinh phí là
583.514.000đ). Để chăm lo tốt hơn cho các gia đình chính sách, các hộ dân nghèo trên
địa bàn, quận đã tổ chức thành công Chương trình truyền hình trực tiếp đêm văn nghệ
“Nghĩa tình quận 8” lần thứ 2, với số tiền vận động được trên 27 tỷ đồng.
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững, đảm
bảo an toàn tuyệt đối Đại hội Đảng các cấp, các sự kiện chính trị quan trọng trên địa
bàn. Đấu tranh có hiệu quả với các đối tượng phản động, chống đối, cơ hội chính trị.
Công tác nắm tình hình được tăng cường, thường xuyên tuần tra khép kín địa bàn, tập
trung các địa bàn trọng điểm đã được xác định cũng như địa bàn có nguy cơ phức tạp.
Triển khai các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh quyết liệt với tội phạm hình sự và tệ
nạn xã hội, phối hợp tốt công tác lập hồ sơ đưa đối tượng vào trường giáo dưỡng, cơ sở
giáo dục, tổ chức truy bắt đối tượng bị truy nã, bị xử lý theo quy định.
Về công tác cải cách hành chính, quận đã được Đoàn đánh giá của Văn phòng
Chứng nhận chất lượng (Liên hiệp các tổ chức Khoa học và kỹ thuật Việt Nam) đánh
giá và cấp GCN việc thực hiện Hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2008; đã tổ chức Hội nghị sơ kết việc thực hiện thí điểm mô hình một cửa liên
thông giữa các cơ quan chuyên môn quận và Ủy ban nhân dân 04 phường; triển khai
62
kế hoạch tiếp tục thực hiện mô hình một cửa liên thông giữa các cơ quan chuyên môn
của quận và 09 phường (mở rộng thêm 05 phường).
Qua triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu, nhiệm vụ hàng năm, quận
8 rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
- Trong tình hình điểm xuất phát của quận còn thấp và trong điều kiện của
một quận nội thị còn nhiều khó khăn, để tổ chức thực hiện có kết quả nhiệm vụ
chính trị, đòi hỏi tập thể Ủy ban nhân dân quận phải có sự đoàn kết nhất trí cao,
chung sức vì mục tiêu chung; trong chỉ đạo, điều hành, vừa phải tuân thủ nguyên tắc
tập trung dân chủ, vừa phát huy cao nhất tính năng động, sáng tạo, dám nghĩ, biết
làm, dám chịu trách nhiệm, tạo được lòng tin của cơ sở, tạo sự đồng thuận của nhân
dân, trên cơ sở đó huy động được sức mạnh tổng hợp, khắc phục khó khăn, hoàn
thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.
- Trong việc triển khai tổ chức thực hiện, cần đề ra các biện pháp phù hợp và có
sự tập trung cao cho từng công việc cấp thiết, vào những thời điểm cấp bách, chủ
động không trông chờ, ỷ lại hoặc đổ lỗi cho khó khăn rồi buông xuôi.
- Tăng cường đi cơ sở, lắng nghe ý kiến của cơ sở, các kiến nghị của nhân
dân, qua đó nắm chắc tình hình, nắm chắc địa bàn, đề ra các giải pháp mang tính đột
phá, khả thi, đi vào lòng người, tạo được sự đồng thuận của xã hội, huy động toàn
hệ thống chính trị cùng thực hiện.
Đánh giá
Quận 8, bên cạnh những thuận lợi cơ bản như được sự quan tâm đầu tư của
thành phố trong phát triển kinh tế xã hội, sự phân cấp ngày càng nhiều hơn sẽ tạo sự
chủ động cho quận phát triển, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, đô
thị hóa, tuy nhiên cũng đối mặt với những khó khăn thử thách trước vấn đề hội nhập
và phát triển, giải quyết đời sống việc làm, giảm áp lực gia tăng dân số, ổn định tình
hình an ninh trật tự, khắc phục ô nhiễm môi trườngđã ảnh hưởng trực tiếp đến
việc thực hiện những mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội của quận nhà.
63
2.3. Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội ở quận 8
2.3.1. Dân số và lao động:
2.3.1.1. Quy mô dân số trung bình
- Theo số liệu Cục thống kê TP, dân số trung bình năm 2006 của Quận 8 là
373.086 người (Phòng thống kê quận 8, dân số của Quận vào thời điểm
31.12.2006 là 376.924 người)
- Biển động dân số của Quận 8 trong giai đoạn 1999 – 2006 có xu hướng tăng,
năm 2000 – 2001 tăng , trong đó tăng cơ học 1% nhưng đến năm 2002 và 2003
dân số tăng chủ yếu là tự nhiên, cơ học giảm (0,17% - 0,58%), từ năm 2004 đến
nay tỷ lệ tăng khoảng 2%. Nhìn chung cả gaii đoạn 1999 – 2006 tốc độ tăng dân
số bỉnh quân năm là 1,64%, tỷ lệ tăng tự nhiên có xu hướng giảm từ 1,27% năm
1999 giảm xuống còn 0,9% năm 2006, bình quân mỗi năm giảm 0,05%, do tỷ lệ
sinh giảm
Bảng 2.6: Biến động dân số từ 1998 – 2006
Chỉ tiêu ĐVT 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Quy mô dân số Người 330.418 338.335 345.670 348.245 351.868 359.194 366.251 373.086
Số dân tăng
(giảm)
Người 7.917 7.335 2.575 3.023 7.326 7.057 6.835
Tỷ lệ tăng (giảm)
chung của dân số
% 2,40 2,17 0,74 1,04 2,08 1,96 1,87
Tỷ lệ tăng (giảm)
tự nhiên
% 1,27 1,38 1,34 1,33 1,21 0,84 0,93 0,9
Tỷ lệ tăng
(gim3) cơ học
% 1,02 0,83 -0,58
-0,17 1,24 1,03 0,97
Mật độ dân số Người/ha 172 176 180 182 184 187 191 195
(Nguồn: Niên giám Thống kê của Cục thống kê TP HCM năm 1999 – 2006)
2.3.1.2. Phân bố dân cư:
- Mật độ dân số trung bình năm 2006 trên địa bàn quận là 195 người/ha, vẫn
còn ở mức thấp so với mật độ dân số bình quân khu vực nội thành cũ (265
người/ha)
- Phân bố dân cư tại 16 phường không đều và có sự chênh lệch khá lớn giữa
nơi có mật độ cao và nơi có mật độ thấp khoảng 22 lần. Tại các phường
1,2,3,8,9,10,12,13,14 là phường đô thị có tóc đọ tăng dần số cao, bình quân mỗi
64
năm tăng 1 – 2%. Mật độ dân số bình quân cao 356 – 893 người/ha, do quy mô diện
tích nhò khoảng 25 – 35 ha/phường. phường có mạt độ dân số cao nhất là phường
10 (893 người/ha)
- Phường 4,5,6,7,15,16 là phường còn đất nông nghiệp , mật độ dân số bình
quân thấp 40 – 261 người/ha, do diện tích đất tích tự nhiên lớn 145 – 567
ha/phường, tốc độ tăng dân số cao, bình quân tăng từ 20 – 30%, riêng phường 16
tăng rất cao từ 6.500 người năm 2001 lên 24.560 người năm 2006 tăng gần 4 lần.
hiện phường 7 là phường có mật độ thấp nhất 40 người/ha
- Mật độ cư trú thực bình quân (cư trú trên phần đất xây dựng nhà ở) của quận 8 năm
2006 là 470 người/ha, thấp hơn tiêu chuẩn quy phạm (độ thị loại 1 chỉ tiêu đất ở là
19 – 21 m2/người, mật dộ cư trú 476 – 526 người/ha). Phường 10 có mật độ cư trú
cao nhất 1.474 người/ha và phường 7 có mật độ cư trú thấp nhất 99 người/ha
Bảng 2.7:Phân bố dân cư theo địa bàn
TT HẠNG
MỤC
DIỆN TÍCH TỰ
NHIÊN
SỐ DÂN MẬT ĐỘ DÂN SỐ
(người/ha)
(ha) (%) (người) (%)
1 Phường 1 48,65 2,54 24.962 6,69 513
2 Phường 2 50,16 2,62 23.854 6,39 476
3 Phường 3 51,00 2,66 26.030 6,98 510
4 Phường 4 144,75 7,55 37.766 10,12 261
5 Phường 5 162,05 8,45 38.696 10,37 239
6 Phường 6 146,85 7,66 29.595 7,93 202
7 Phường 7 567,58 29,60 22.747 6,1 40
8 Phường 8 30,34 1,58 10.491 2,81 346
9 Phường 9 44,65 2,33 21.636 5.8 485
10 Phường 10 25,24 1,32 22.251 5,96 882
11 Phường 11 26,94 1,40 10.012 2,68 373
12 Phường 12 30,18 1,57 18.682 5,01 619
13 Phường 13 25,58 1,33 9.739 2,61 381
14 Phường 14 55,48 2,89 21.3000 5,71 384
15 Phường 15 153,31 8,00 30.765 8,25 201
16 Phường 16 354,71 18,50 24.560 6,58 69
Toàn quận 1.917,47 100,00 373.086 100 195
(Nguồn: Niên giám Thống kê của Cục thống kê TP HCM năm 1999 – 2006)
65
- Dân số tại các thời điểm điều tra:
Tỷ lệ dân số quận 8 trong tổng số dân của toàn thành phố và trong tổng số
dân của khu vực nội thành cũ qua 4 đợt điều tra: Theo tổng điều tra dân số năm
1979, dân số quận 8 là 213.470 người, chiếm 8,7% dân số khu vực nội thành cũ và
6,2% dân số toàn thành phố. Đến đợt điều tra năm 2004, dân số quận 8 là 359.954
người, bằng 10% dân số khu vực nội thành cũ và 5,9% dân số toàn thành phố. Dân
số quận 8 trong tổng thể khu vực nội thành tăng đều qua các đợt điều tra, nhận thấy
rằng trong các giai đoạn vừa qua quận 8 là một trong những quận có dân số biến
động theo xu hướng tăng.
Bảng 2.8 :Các chỉ tiêu về dân số quận 8 qua 4 đợt tổng điều tra
TT THỜI ĐIỂM ĐVT 1.10.1979 1.4.1989 1.4.1999 1.10.2004
1 Số dân Người 213.470 258.839 328.686 359.954
2 Tỷ lệ so với khu
vực nội thành cũ
% 8,7 9,7 9,7 10,0
3 Tỷ lệ so với toàn
Thành phố
% 6,2 6,5 6,5 5,9
Giai đoạn 1979 - 1989 1989 - 1999 1999 - 2004
4 Tốc độ tăng dân
số
%/năm 2,05 2,42 1,67
(Nguồn: Niên giámThống kê của Cục thống kê TP HCM năm 1979-2004)
2.3.1.3. Đặc điểm dân cư:
• Dân số trong các hộ gia đình:
- Theo số liệu điều tra dân số 1.10.2004 tổng số nhân khẩu thực tế thường
trú tại quận 8 là 359.954 người, với 71.576 hộ, trong đó:
o Hộ có từ 1 – 3 người là 23.153 người, chiếm 32,35%
o Hộ có từ 4 – 6 người là 32.819 người, chiếm 485,85%
o Hộ có từ 7 – 9 người là 10.205 người, chiếm 4,26%
o Hộ có trên 10 người là 5.399 người, chiếm 7,54%
- Hiện hộ có từ 4 trở lên chiếm 67,65%
- Theo điều tra 1.4.1999 binh2 quân một hộ có 5,14 người, nhưng hiện nay
đã giảm còn 5,03 người/hộ
66
• Dân số phân theo độ tuổi và giới tính:
- Về giới tính: nhìn hcung tỷ lệ nam luôn luôn thấp hơn nữ, nam chiếm
47,5%, nữ chiếm 52,5%. Chỉ trừ dưới độ tuổi lao động tỷ lệ nam cao hơn nữ,
còn trong và trên độ tuổi lao động, nữ cao hơn nam. Điều này cho thấy nữ giới
từ thanh niên trở niên trở lên, đông hơn nam giới. đây cũng là quy luật chung về
phát triển dân số
- Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi: quan sát tháp tuổi quận 8, nhận thấy dân
số quặn thuôc dân số tương đối trẻ, tháp tuổi phình khá to ở 20 – 34 tuổi, và tóp
lại ở phía trên, song nhận thấy tỷ lệ dân ở nhóm 0 – 4 tuổi, 5 – 9 tuổi, 10 – 14
tuổi và 15 -19 tuổi chiếm 6,81 – 8,94%/nhóm là nhờ thực hiện kế hoạch hóa gia
đình, tỷ lệ nhóm từ 20 – 24 tuổi và 30 – 34 tuổi chiếm cao, là nguồn lao động
dồi dào của quận
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_01_21_5023405067_2451_1869285.pdf