Phong cách quản lý của lãnh đạo IBM

Sợ những người tuân theo hơn là những kẻ lập dị

Watson cho rằng: "Chúng tôi luôn tiến lên ở IBM, đó là vì mọi người

sẵn sàng nắm bắt cơ hội, vượt qua các chướng ngại, và thử những điều

mới mẻ".

Watson đã tin tưởng vào tương lai của ngành công nghiệp máy tính. Ông

đặt cược cả thời gian, công sức và hầu hết số tiền mình có vào linh cảm

rằng việc kinh doanh máy lưu giữ thông tin và tự động hóa rồi sẽ phát

triển. Ông nắm bắt cơ hội và cuối cùng đã được đền đáp xứng đáng.

pdf8 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1966 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phong cách quản lý của lãnh đạo IBM, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phong cách quản lý của lãnh đạo IBM Đề cập đến vai trò của việc quản lý, Thomas John Watson - người khai sinh và cựu Chủ tịch của tập đoàn IBM khẳng định, đây chính là xương sống của một công ty vững mạnh. Ông đề cao chữ "man" (con người) trong từ "manager" (nhà quản lý). Ông cho rằng: "Một người sẽ được biết đến bằng chính công ty mà người đó nắm giữ", đồng thời, "một công ty sẽ được biết đến bằng chính những con người mà nó có". Quản lý nghĩa là hỗ trợ Nhiều người cho rằng, di sản lớn nhất mà Watson để lại là chính phong cách quản lý độc đáo của ông. Ông tin tưởng: "Một nhà quản lý nên xem vị trí của mình như một cơ hội tuyệt vời để đáp lại những sự hỗ trợ khác". Ông thực sự tin tưởng vào các nguyên tắc của sự cân bằng và hợp tác, và tâm niệm: "Nhà quản lý làngười hỗ trợ cho toàn bộ nhân viên trong công ty".Có thể Watson đã leo lên đến đỉnh của nấc thang tổ chức, nhưng ông biết rằng nếu không có những người bên dưới ông, cái thang đó sẽ dễ dàng đổ xuống. "Một người, tôi không quan tâm đến người đó có khả năng thế nào, cũng không thể làm việc và tham gia vào tất cả các chi tiết của việc kinh doanh - có thể thực hiện bất kỳ điều gì mà không có sự hỗ trợ của toàn bộ tổ chức", Watson nói. "Công ty này không phải là mình tôi, hoặc bất kỳ nhà điều hành nào có thể làm một mình. Nó rất lớn. Công ty của chúng tôi phát triển hàng năm và luôn thành công bởi vì mọi người đều đóng góp vào thành công của nó". Watson tin rằng quản lý tốt nghĩa là sẽ tạo ra một tổ chức tốt và sự hợp tác là cách duy nhất mà công ty có thể giành được mục tiêu. "Hợp tác nghĩa là cho càng nhiều điều bạn nhận được càng tốt", ông nói. "Bổn phận đầu tiên của mọi nhà quản lý là giúp đỡ những người dưới sự hướng dẫn của mình. Lắng nghe cả cấp dưới cũng như cấp trên". Không chỉ thế, Watson cũng tin vào tầm quan trọng của việc chia sẻ một tầm nhìn chung. Để giành được thành công, nhà quản lý phải đảm bảo rằng mọi người trong công ty phải cùng hướng về một nơi. Trong một lần nói chuyện với nhân viên, Watson nói: "Chúng ta đã chứng minh được giá trị của máy móc với thế giới, và tôi cảm thấy bổn phận của chúng ta là phải lên kế hoạch để việc kinh doanh có thể tiến triển liên tục. Tôi muốn tất cả các bạn có cùng tầm nhìn và niềm tin ở IBM". Trong lúc nhấn mạnh vào tầm quan trọng của nhóm và sự hợp tác, Watson vẫn đề cao tầm quan trọng của cá nhân và trách nhiệm. "Hãy học cách tự giám sát", ông nói. Thế nên, cho dù Watson chưa bao giờ đòi hỏi nhân viên mặc đồng phục, thì comple đen - bộ trang phục mà Watson cho rằng sẽ thể hiện sự trang trọng - cũng vẫn nhanh chóng trở thành đồng phục của công ty. Sợ những người tuân theo hơn là những kẻ lập dị Watson cho rằng: "Chúng tôi luôn tiến lên ở IBM, đó là vì mọi người sẵn sàng nắm bắt cơ hội, vượt qua các chướng ngại, và thử những điều mới mẻ". Watson đã tin tưởng vào tương lai của ngành công nghiệp máy tính. Ông đặt cược cả thời gian, công sức và hầu hết số tiền mình có vào linh cảm rằng việc kinh doanh máy lưu giữ thông tin và tự động hóa rồi sẽ phát triển. Ông nắm bắt cơ hội và cuối cùng đã được đền đáp xứng đáng. "Hãy đi theo con đường của một người suy nghĩ mạo hiểm và độc lập", Watson nói. "Mang các ý tưởng của bạn đến các cuộc tranh luận. Nói những suy nghĩ của bạn và sợ những người chỉ thích tuân theo hơn là những người có suy nghĩ lập dị". Với tinh thần sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm và tìm tòi những điều chưa biết, Watson quyết định không chấp nhận làm những công việc truyền thống. Ông từ chối những công việc an toàn và chấp nhận thử thách chính mình. "Phát triển sáng kiến của bạn", Watson nói. "Hãy làm điều mà không ai khác đã làm". Kể từ khi bắt đầu sự nghiệp và đặt cược vào các máy điện tử và kỹ thuật số, Watson đã bước đến một vùng đất mới. Ở đó không có điều gì đảm bảo rằng các chiến lược sẽ thành công, nhưng ông sẵn sàng chấp nhận những mạo hiểm đó. "Phải không bao giờ ngừng việc mở đường", Watson nói. "Ngày hôm qua, chúng ta mở đường cho hôm nay, và hôm nay, chúng ta mở đường cho ngày mai". Không e ngại những mạo hiểm, chẳng những thế, Watson còn thách thức chúng, phát triển hơn từ thành công và học từ thất bại. Thái độ đó của ông đã gây ấn tượng tốt với mọi người, từ người quản lý tới những nhân viên trong công ty. Ông nhận thấy có "quá nhiều người đợi người khác đưa cho họ một điều để thúc đẩy, còn ở IBM, chúng tôi cố gắng phát triển những người tự thúc đẩy". Nhân tố quan trọng nhất để Watson luôn chấp nhận mạo hiểm là thành thực với chính mình, đi theo bản năng và tin tưởng vào khả năng hành động. "Thành công sẽ được xác định bằng thái độ mà bạn sử dụng các công cụ được giao để làm việc", Watson nói. "Khi thực hành nghệ thuật bán hàng, phải sử dụng tất cả tài năng của bạn. Đặt tất cả những điều bạn có vào nỗ lực của mình, trên hết là đặt nhân cách của bạn vào đó. Đừng sao chép của ai. Hãy là chính mình". Tin vào sức mạnh của suy nghĩ "Tất cả các vấn đề của thế giới có thể được giải quyết dễ dàng nếu con người sẵn sàng suy nghĩ", Watson tin tưởng như vậy. "Nhưng vấn đề là người ta thường viện đến tất cả các loại thiết bị để không phải suy nghĩ, bởi suy nghĩ là một công việc vất vả". Theo Watson, với một doanh nghiệp thành công, không có gì quan trọng hơn chính là chất lượng của những "bộ óc" bên trong nó. Không có sự kết hợp quan trọng giữa sự giáo dục và hiểu biết thì chẳng có số vốn nào, hay thậm chí sự may mắn nào, có thể đưa một công ty lên vị trí hàng đầu. "Điều mà mọi doanh nghiệp cần là có nhiều người chịu khó suy nghĩ hơn", Watson nói. Watson cũng là người tin tưởng vào sức mạnh của cá nhân có thể hình thành nên tương lai. Với sự rõ ràng trong tư duy, với sự quyết đoán và kiến thức, sức mạnh của suy nghĩ có thể lớn hơn nhiều so với tưởng tượng của mọi người. "Hãy suy nghĩ", Watson nói. "Suy nghĩ về sự hiện diện của bạn, sự kết hợp, hành động, tham vọng, cách làm việc". "Sự giáo dục là nền tảng của sự tiến bộ", Watson nói. "Nghiên cứu là sự đảm bảo trước cho sự tiến bộ của chúng ta". Watson tin rằng: "Người sẵn sàng học hỏi, đòi hỏi sự giáo dục cần thiết", sẽ là những người thành công, không chỉ ở IBM mà ở toàn bộ quá trình kinh doanh. "Điều mang lại thành công chính là sức mạnh con người và sức mạnh não bộ", ông nói. Để thực hiện điều này, Watson đã đầu Watson tin rằng sự giáo dục có thể là đốm lửa bên trong công ty của mình. "Kiến thức tạo ra sự nhiệt tình" - ông tin tưởng có lòng nhiệt tình thì mọi điều đều có thể. Ông biết rằng IBM sẽ thành công nếu ông truyền cảm hứng cho đội quân của mình, bằng việc dạy cho họ, và bằng việc tập hợp họ xung quanh một tầm nhìn chung. Ông khẳng định: "Kế hoạch tốt thì việc kinh doanh sẽ tốt. Kế hoạch phải phản ánh thực tế và óc thẩm mỹ trong kinh doanh, nhưng trên tất cả, kế hoạch phải chủ yếu là để phục vụ con người". Theo Lãnh đạo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphong_cach_quan_ly_cua_lanh_dao_ibm_513.pdf