Tình trạng ngập úng ở Hà Nội không chỉ làm ảnh hưởng đến trật tự giao thông của thành phố mà nó còn kéo theo hàng loạt những vấn đề khác như: vệ sinh môi trường, cảnh quan thành phố,công việc cuả người dân, Nước không những ngập ở trên đường mà còn tràn cả vào nhà. Tôi đã có dịp đến thăm một số xóm trọ sinh viên vào những ngày mùa mưa. Và để đi đến được những nơi đó, tôi đã phải “bì bõm” lội gần 1km vì trong ngõ sâu xe không thể đi vào được. Đến nơi, tôi thấy một số phòng trọ bị ngập úng rất nặng, giữa nền nhà và mặt nước chỉ cách nhau vài cm. Mỗi khi co người đi qua đi lại là nước lại tràn cả vào trong nhà.
12 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1557 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phóng sự: Hà Nội hay…Hà Lội và Tranh thủ trên giảng đường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: đặc trưng ngôn ngữ báo chí
Phóng sự: - Hà Nội hay…Hà Lội.
- Tranh thủ trên giảng đường Mở Đầu
Như chúng ta đã biết, chức năng cơ bản, có vai trò quan trọng hàng đầu của báo chí là thông tin. Báo chí phản ánh hiện thực thông qua việc đề cập các sự kiện. Không có sự kiện thì không thể có tin tức báo chí. Do vậy, nét đặc trưng bao trùm lên báo chí là có tính sự kiện.
Phóng sự là một thể loại mang tính sự kiện nóng bỏng. Từ trước đến nay thể loại này được rất nhiều phóng viên ưa chuộng (đặc biệt là các phóng viên Nga). Vậy “phóng sự” là gi?. Khái niệm “phóng sự” xuất hiện vào nửa đầu thế kỷ XIX và có nguồn gốc từ tiếng Latinh: “reportare”, có nghĩa là “truyền đạt”, “thông báo”. Ban đầu, thể loại phóng sự là những bài báo thông tin cho bạn đọc về tiến trình của các cuộc xử án, các bản thảo của quốc hội, những cuộc họp khác nhau…Về sau những phóng sự dạng này được gọi là “bài tường trình”. Còn “phóng sự” trở thành tên gọi của những bài báo mang tính chất hơi khác, mà cụ thể là những bài về nội dung và hình thức giống các bài ký.
Các nhà báo phóng sự xuất sắc của phương Tây như: JonhRid, Egon Erwin Kis, Ernest Hemingway, Julius Fuchik…Theo như cách hiểu hiện nay của chúng ta sẽ là những người viết ký sự hơn là nhà báo phóng sự. Và hiện nay, khi một số phóng viên châu Âu nói điều gì đó về phóng sự thì ta có ý chỉ cái ở Nga được gọi là ký sự. Như vậy ký sự của phương Tây là “họ hàng” gần nhất và tiền thân của phóng sự ngày nay của Nga.
Phóng sự là một loại ký nhằm ghi chép một vấn đề, sự kiện nào đó có ý nghĩa thực sự so với tuỳ bút, ss có mục đích tự sự, trực tiếp, phạm vi và đặc điểm được quy địnhchặy chẽ, có thật. Đó là một thể văn gắn với khoa học hơn là nghệ thuật, giàu yếu tố thông tin hơn là yếu tố trữ tình (theo Nguyễn Xuân Nam).
Cấu trúc của một phóng sự gồm có ba phần:
Phần mở đầu
Phần thân bài
Phần kết luận.
Thể loại phóng sự trong báo chí ở Việt Nam hiện nay là một sự bùng nổ, đặc biệt từ những năm 1920-1950. Phóng sự là một thể loại xung kích hàng đầu, phóng sự xuất hiện ở những thời điểm có vấn đề, có sự chuyển biến mạnh mẽ, bức xúc, mâu thuẫn gay gắt. Năng lực phản ánh hiện thực dưới một dạng bức tranh sinh động vừa chi tiết, vừa khái quát, cụ thể, sống động với vai trò của ngôn ngữ cụ thể có tính trần thuật mang cá tính.
Dưới đây là hai bài phóng sự, cũng đang là những vấn đề khá là bức xúc, mà chúng ta cần quan tâm và có những giải pháp để khắc phục nhanh chóng tình trạng này.
Hà Nội hay hà ...…Hà Lội!!!
Bài phản ánh
Mùa mưa năm 2007 đã đi qua với 6 trận ngập úng nặng, và mùa mưa năm 2008 lại đang đến, tính đến thời điểm này, mặc dù chưa đến mùa mưa năm nay Hà Nội đã phải ngập nước trong 3 trận lụt. Trong đó có những trận mưa chỉ kéo dài khoảng 2 đến 3 tiếng đồng hồ nhưng cũng làm hầu hết các tuyến đường trong nội thành bị ngập úng.
Thực trạng
Hà Nội bị ngập úng, khổ sở nhất là những người đi làm và đi học. Trong những ngày mưa lụt như thế này, người dân Hà Nội đi làm và đi học muộn là việc thường xuyên diễn ra. Nhưng đến được nơi làm việc trong những ngày mưa như thế cũng là điều may mắn lắm rồi, dù là muộn. Đã có không ít người dân đến nơi làm việc rồi nhưng lại phải “lếch thếch” trở về nhà với bộ dạng “ướt như chuột lột” không phải vì nước từ trên trời rơi xuống mà vì nước từ mặt đường bắn lên. Đường đi ngập trong nước, xe đi đến đâu, nước bắn tung toé tới đó. Hậu quả thì những người đi hai bên đường
phải chịu. Lợi dụng hoàn cảnh này nhiều thanh niên không có ý thức còn cố tình kéo ga cho xe đi thật nhanh để nước trên đường bắn càng mạnh “càng đẹp” càng tốt, rồi sau đó cười khoái chí khi ai đó bị ướt sũng. Nhưng nếu đường ngập mà các phương tiện giao thông còn đi lại được thì tức là tình hình chưa đến mức tệ hại. Hiện tượng nhiều xe bị chết máy, không thể tiếp tục đi được là điều tất yếu khi bị ngập nước quá sâu. Xe trước không đi được thì xe sau cũng phải chịu chung số phận. Thế là Hà Nội vốn nổi tiếng với nạn tắc đường, trong những ngày mùa mưa này lại càng khổ sở hơn.
Bất chấp luật giao thông
Cứ đến mùa mưa là trong thành phố Hà Nội lại có nhiều tuyến đường bị ách tắc giao thông như vậy. Những người tham gia giao thông phải chật vật tìm đường để tránh nước nhưng hầu như không thể tìm thấy lối thoát. Nhiều tuyến đường ngập tớicả nửa mét. Thậm chí đến cả những tuyến đường được coi là cao là trục xương sống như phố Huế thì trong những ngày mưa to và kéo dài cũng phải chịu cảnh “nằm sâu trong lòng…nước”.
Trong những ngày này nếu ra đường thì chắc chắn sẽ bắt gặp tình trạng lộn xộn trên các tuyến đường.
Do úng ngập nhiều người tham gia giao thông đã phải bất chấp luật giao thông để đi ngược chiều hoặc là đi không đúng phần đường của mình để tránh nước: người đi xe máy thì đi phần đường giành riêng cho xe Buýt, xe Buýt vì thế mà phải lấn sang đường dàh cho xe máy và ôtô, xe đạp thì “trèo” lên cả vỉa hè để đi…Hình như vào những ngày mưa như thế, cảnh sát giao thông cũng có phần “thông cảm” hơn với người đi đường. Miễn làm sao đường thông càng nhanh càng tốt.
Hậu quả kéo theo
Tình trạng ngập úng ở Hà Nội không chỉ làm ảnh hưởng đến trật tự giao thông của thành phố mà nó còn kéo theo hàng loạt những vấn đề khác như: vệ sinh môi trường, cảnh quan thành phố,công việc cuả người dân,…Nước không những ngập ở trên đường mà còn tràn cả vào nhà. Tôi đã có dịp đến thăm một số xóm trọ sinh viên vào những ngày mùa mưa. Và để đi đến được những nơi đó, tôi đã phải “bì bõm” lội gần 1km vì trong ngõ sâu xe không thể đi vào được. Đến nơi, tôi thấy một số phòng trọ bị ngập úng rất nặng, giữa nền nhà và mặt nước chỉ cách nhau vài cm. Mỗi khi co người đi qua đi lại là nước lại tràn cả vào trong nhà.
Nói như vậy có nghĩa là tình trạng ngập úng là một vấn đề rất quan trọng, chứ không đơn giản là việc “sau cơn mưa trời lại tạnh”, đường lại hết ngập.
Giải pháp
Thực ra, từ nhiều năm nay Hà Nội đã có nhiều biện pháp để khắc phục và hạn chế tình trạng này. Thành phố đã cho triển khai dự án thoát nước (2005-2010). Dự án này bao gồm hai giai đoạn với tổng số tiền đầu tư lên tới 5000 tỷ đồng. Giai đoạn 1 của dự án đã kết thúc, nhưng tình hình ngập lụt thì “đâu vẫn vào đấy”. Hà Nội vẫn ngập lụt thê thảm vào những ngày mưa. Một cơn mưa lớn trong thời gian ngắn cũng làm cho giao thông trong thành phố trì trệ, nhiều tuyến đường, tuyến phố chìm trong nước suốt nhiều giờ. Lý giải cho tình trạng này, các cơ quan chức năng cho biết: nguyên nhân chínhn là do hệ thống thoát nước chưa được đồng bộ với nhiều hồ,
mương thoát nước chưa được cải tạo nên nước thoát không nhanh, dẫn đến úng ngập. Người dân Hà Nội vẫn hy vọng với dự án thoát nước giai đoạn 2, Hà Nội sẽ đỡ “lụt” hơn.
Trong khi chờ đợi và hy vọng, người dân Hà Nội vẫn cứ nói “đùa” rằng: cứ đến mùa mưa là thành phố này lại ngập trong nước nên mới có tên là Hà…lội! Cách giả thích như này đã bổ sung thêm cho sự lí giải trước kia về cái tên Hà Nội
TRANH THỦ TRÊN....
GIẢNG ĐƯỜNG.
Bao giờ thầy điểm danh gọi tao dậy nhé! Hôm qua, chơi game đến tận 3h mới ngủ, bây giờ buồn ngủ chết được, tao phải ngủ giấc đây. Nói xong, Nam (một sinh viên lớp k48-khoa quản lí đô thị, trường Đại Học Kiến Trúc Hà Nội) nằm gục xuống bàn.
Một cảnh tượng thật đáng buồn nếu ai đó tận mắt nhìn thấy không khí học tập của lớp k46-khoa quản lí đô thị, trường ĐH Kiến Trúc Hà Nội, vào tiết 4 (10h30’) thì cũng sẽ có tâm trạng thất vọng như tôi. Thầy cứ giảng bài ở trên, còn sinh viên thì cứ việc ngủ ngon lành ở dưới. Tôi đã có cơ hội được tận mắt chứng kiến cảnh tượng này, khi đến ngồi trà trộn vào lớp học. Lớp rất đông con trai, chỉ có lác đác vài bạn nữ. Tôi đóng vai một người bạn trong lớp ngồi vừa lắng nghe thầy giảng bài vừa quan sát lớp học.
Ngã đâu là giường:
Đầu giờ học cả lớp ngồi khá ngay ngắn, trật tự, nghe thầy giảng bài có vẻ rất vào. Sau đó, đến gần hết giờ bàn1, bàn2, bàn3, bàn4 vẫn ngồi học tử tế, từ bàn5 trở xuống một số sinh viên ngáp ngắn thở dài nằm bò trên bàn ngủ. Mỗi người một tư thế, nhìn thật đáng buồn, nhưng điều đáng buồn hơn là ở cuối lớp hầu hết đã gục xuống bàn và ngủ từ bao giờ không biết, đang trong tình trạng “say nồng” rồi.
Đã vậy, một cậu sinh viên ngồi ngay bàn đầu tưởng là chăm chỉ học hành, một tay vẫn cầm bút “tốc ký” như thật.Ai ngờ, cậu ta cũng đang say sưa với cuốn tiểu thuyết (Thằng gù nhà thờ đức bà Pari - Vichtohuygo) để dưới ngăn bàn thỉnh thoảng lật sang trang đều đặn.
Những “việc riêng” sinh viên làm trong giờ học là điều không thể chấp nhận được. Không chỉ ở trường Kiến Trúc mà hầu hết ở tất cả các trường đại học. Đây là tình trạng chung của tất cả các trường, nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy và học, chính vì vậy mà các trường cần phaỉ nhanh chóng có những biện pháp khắc phục. Đặc biệt các giáo viên phải thật nghiêm khắc đối với những hiện tượng này. Góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục.
Liệu có phải Đại Học là “tự học” như các bạn sinh viên vẫn hay nói, hay vì một số sinh viên bận bịu học nhiều trường cùng một lúc, hay nhiều lý do khác nữa…mà các bạn lại có hiện tượng ngủ ngay trên giảng đường như vậy. Tuy nhiên, dù sao đi chăng nữa đây cũng đánh giá một phần chưa có ý thức của sinh viên hiện nay. Không tôn trọng giáo viên, chưa ý thức cao trong học tập, từ đó dẫn đến những hậu quả là: thi lại , học lại tràn lan. Chất lượng đào tạo không cao. Đó cũng là một trong những nguyên nhân sinh viên hiện nay ra trường thất nghiệp nhiều
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BCA (20).doc