Chương 1.LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NGUỒN NHÂN LỰC Ở HÀ NỘI.
1.1. Các khái niệm cơ bản.
1.1.1. Khái niệm về nguồn nhân lực.
1.1.2. Những đặc trưng cơ bản về nguồn nhân lực đối với kinh tế và cơ cấu lao động theo nghĩa rộng.
1.2.3. ảnh hưởng chất lượng nguồn nhân lực đối với kinh tế và cơ cấu lao động.
1.2. ý nghĩa của việc sử dụng nguồn nhân lực hợp lý ở Hà Nội,ư
Chương II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở HÀ NỘI.
2.1. Các đặc điểm có liên quan đến sử dụng tổng số nguồn nhân lực ở Hà Nội.
2.1.1. Cơ cấu tuổi và giới tính.
2.1.2. Các đặc trưng về trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật
2.1.3. ảnh hưởng của chất lượng nguồn nhân lực đối với Hà Nội theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá.
2.2. Phân tích tình hình sử dụng nguồn nhân lực ở Hà Nội.
2.2.1. Việc làm thất nghiệp.
2.2.2. Thu nhập
Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2010.
3.1. Phương hướng sử dụng nguồn nhân lực ở Hà Nội.
3.1.1. Những quan điểm cơ bản để nâng cao chất lượng nguồn lao động ở Hà Nội.
3.1.2. Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả nguồn lao động ở Hà Nội đến năm 2010.
KẾT LUẬN CHUNG
53 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1147 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phương hướng biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực ở Hà Nội đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nguy hại, tạo môi trường làm việc trong lành.
Phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện các cấp học, phát triển giáo dục mầm non, duy trì phổ cập tiểu học và trung học cơ sở, phấn đấu hình thành phổ cập và trung học phổ thông và đương đầu vào năm 2010, bảo đảm chương trình giáo dục các lớp từ phổ thông áp sát theo hướng đào tạo nguồn nhân lực và mang tính thực tiễn cao. Cần xây dựng triển khai có hiệu quả chiến lược đào tạo nghề, từng bước cơ cấu lại lực lượng lao động Đại học - cao đẳng - trung học chuyên nghiệp - công nhân kỹ thuật, phát triển các loại hình đào tạo, đào tạo lại đội ngũ. Bộ khu vực công nghệ các nhà quản lý kinh doanh, kỹ thuật viên lành nghề. Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng hiệu quả các loại hình giáo dục thường xuyên. Đối với nội dung, phương pháp đào tạo đặc biệt đào tạo nghề, cần chú trọng nhiều hơn để có biện pháp chú trọng tăng cường mặt tâm lực của nguồn lao động tinh thần vươn lên nghị lực, vượt qua khó khăn gian khổ bản lĩnh vững vàng, thích ứng với các tình huống phức tạp. Tinh thần kỷ luật, tác phong công nghiệp, khả năng hợp tác với đồng nghiệp, ý chí phấn đấu, thực hiện tốt các nhiệm vụ của cá nhân, xã hội chủ nghĩa, vấn đề này liên quan đến trách nhiệm của các tổ chức chính trị xã hội, nhà trường, đoàn thể cũng như giáo dục gia đình và cộng đồng dân cư.
Chương 2
Phân tích tình hình sử dụng nguồn nhân lực ở Hà Nội
2.1. Các đặc điểm có liên quan đến sử dụng tổng số nguồn nhân lực ở Hà Nội
2.1.1. Cơ cấu tuổi và giới tính
Phân tích cơ cấu giới tính của lao động khoa học kỹ thuật nói chung, lao động có trình độ cao nói riêng cho thấy rằng: Đa số lao động được đào tạo của cả nước ta trong thời gian qua là nam giới (chiếm 72,5%) và phần lớn nằm ở độ tuổi 40-60 tuổi. Nguyên nhân của tình hình này là do kế hoạch đào tạo không cân đối giữa các thời kỳ. Hầu hết các cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân lành nghề được đào tạo ồ ạt nhất vào thời kỳ 1960-1975. Thời kỳ 1980 lại đây một mặt do khả năng đào tạo trong nước hạn chế và mặt khác việc hợp tác đào tạo ở nước ngoài giảm. Nên số tốt nghiệp ở các trường trung đại học trở nên hàng năm chưa đủ 1.000 người cho tất cả các loại. Vì vậy cán bộ có trình độ trung Đại học trẻ (ở nóm dưới 45 tuổi) chiếm tỷ lệ thấp.
Bảng 2. Cơ cấu giới tính và độ tuổi của cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân lành nghề
Đơn vị: %
Giới tính
Nhóm tuổi
Nam
Nữ
<30 tuổi
31-45 tuổi
46-60 tuổi
1
Trên Đại học
81,00
19,00
6,10
38,00
55,90
2
Đại học và tương đương
75,00
27,00
15,60
41,00
43,40
3
Trung học chuyên nghiệp
69,00
31,00
19,00
29,40
51,60
4
Công nhân lành nghề
58,00
42,00
21,30
25,60
46,90
Nguồn: Theo số liệu điều tra của chương trình KX 07.
Độ tuổi của những người có trình độ đại học tăng khá cao, lực lượng trẻ có rất ít, nhất là số trình độ sau đại học. Theo số liệu của vụ trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Bộ Giáo dục - Đào tạo hiện nay có 20% cán bộ có trình độ đại học, 32% phó tiến sĩ, 63% tiến sĩ trên 50 tuổi.
Tình trạng cụ thể đội ngũ giao sư, phó giáo sư như sau
- Độ tuổi giáo sư
46-50 tuổi chiếm 9% tổng số giáo sư
51-55 tuổi chiếm 30% tổng số giáo sư 56-60 tuổi chiếm 18% tổng số giáo sư
61-65 tuổi chiếm 6% tổng số giáo sư
Trên 65 tuổi chiếm 6% tổng số giáo sư
- Độ tuổi phó giáo sư
31-45 tuổi chiếm 7,8% tổng số phó giáo sư
46-50 tuổi chiếm 20% tổng số phó giáo sư
51-55 tuổi chiếm 27% tổng số phó giáo sư
56-60 tuổi chiếm 28% tổng số phó giáo sư 61-65 tuổi chiếm 11% tổng số phó giáo sư
Trên 65 tuổi chiếm 4,3% tổng số phó giáo sư
Nếu không trẻ hoá đội ngũ chất xám cao cấp này thì sẽ hẫng hụt lớn (trên 10% đã qua 65 tuổi, trên 25% đã qua 60 tuổi, trên 65% đã qua 50 tuổi).
Trong số công nhân lành nghề, nhiều người đã lớn tuổi, sức khoẻ yếu, tuy đã được xếp vào bậc cao, nhưng thực tế trình độ không còn đạt tương xứng với bậc đã xếp cả về năng suất, chất lượng và cả về lý thuyết tay nghề.
2.1.2. Các đặc trưng về trình độ văn hoá và chuyên môn kỹ thuật.
+ Về trình độ văn hoá: Số lao động ở Hà Nội có trình độ văn hoá khá cao (xem bảng 2)
Xét về trình độ văn hoá, Hà Nội đứng đầu trong cả nước về tỷ lệ số lao động tốt nghiệp cấp III. Bình quân tỷ lệ chung cả nước là 13,47% (năm 1996) và 14,70% (năm 1997) trong khi tương ứng của Hà Nội là 36,71% và 41,17%.
+ Về trình độ chuyên môn kỹ thuật: Theo số liệu điều tra của Tổng liên đoàn Việt Nam, ở một số tỉnh, thành phố tỷ lệ công nhân bậc 1-2 của Hà Nội là 19,45%, bậc 3-4 là 59,15%, bậc 6-7 là 10,22% và số công nhân chưa được xếp bậc thợ do chưa qua đào tạo nghề chiếm 9,56%.
Nhìn chung số cán bộ có trình độ chuyên môn tập trung phần nhiều ở thành thị và tăng nhanh. Thực tế lực lượng lao động của nước ta trước đây được đào tạo theo một quy trình "cứng" tức là nặng về lý thuyết. Nhưng nhẹ về thực hành, theo công nghệ cũ, lạc hậu, không theo kịp với trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ. Vì thế khi nhà nước thực hiện mở cửa nền kinh tế, cho phép người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thì lực lượng lao động của cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng chưa đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của công nghệ mới. Vì thế phải tiến hành đào tạo lại ở nhiều khâu phải do lao động khoa học nước ngoài đảm nhiệm trong khi nguồn lao động của thành phố còn rất dồi dào. Quá trình đổi mới cũng cho thấy chúng ta đang thiếu một đội ngũ lao động có trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh giỏi, thiếu một đội ngũ khoa học bậc cao trong các ngành và các lĩnh vực kinh doanh hay kinh tế, cũng như ý thức tổ chức kỷ luật lao động còn kém: tác phong công nghiệp còn chậm do còn mang nặng tác phong của nền sản xuất nhỏ, manh mún.
Trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp đã dẫn tới tình trạng trong nhiều ngành nghề lao động không có chuyên môn kỹ thuật, phải đảm nhiệm những công việc đơn giản, nặng nhọc, lao động chân tay chấp nhận thu nhập thấp. Trong các cơ quan doanh nghiệp nhà nước khi sắp xếp lại tổ chức, thay đổi quy trình lao động công nghệ, số người phải nghỉ việc phần đông lại rơi vào những người không có tay nghề hoặc trình độ chuyên môn không đáp ứng kịp với sự thay đổi của công nghệ và kỹ thuật. Số lao động phải nghỉ việc, tay nghề kém ra ngoài thị trường lao động thì càng khó kiếm việc làm hơn.
Xem xét chất lượng lao động của Hà Nội ta thấy một điều đáng suy nghĩ là trình độ học vấn nói chung ở mức cao nhất so với toàn quốc nhưng về trình độ chuyên môn kỹ thuật thì còn thiếu, nhiều vấn đề bất cập cho tỷ lệ lao động không qua đào tạo nghề, tập trung trong các ngành nông lâm ngư nghiệp và một số khâu công việc của các ngành nghề khác như: làm nương, khuân vác, dọn vệ sinh công cộng, bao bì... Tình trạng lao động giản đơn đã tạo ra một nhận thức chuyên môn, chỉ cần tăng cường độ lao động là chủ yếu. Với kinh nghiệm cổ truyền có sức khoẻ... là làm được việc. Vì vậy tình trạng lao động thủ công vẫn còn phổ biến, công việc buồn nản, không sáng tạo, năng suất thấp và chỉ bằng con đường đầu tư sức lao động để tăng thêm thu nhập. Do đó rất khó có điều kiện ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để đạt năng suất lao động và hiệu quả kinh tế cao.
Đa số lao động không qua đào tạo, không có đầu óc quản lý, hoặc nếu có thì kém hơn lao động qua đào tạo, vì lực lượng thông tin mà họ thu thập được sử dụng mở rộng quan hệ giao tiếp, sự tìm hiểu nhu cầu thị trường, bạn hàng... đều kém hơn lao động qua đào tạo.
Từ sự phân tích trên đây cho thấy: Nguồn lao động ở Thủ đô xét cả về mặt số lượng là nguồn lao động dồi dào đó là một lợi thế cho sự phát triển xã hội. Tuy nhiên, lợi thế này còn ở dạng "tiềm năng, tiềm ẩn", và còn nhiều điểm hạn chế, ảnh hưởng tới năng suất lao động và hiệu quả lao động của họ.
Xét về cơ cấu lao động trên phạm vi cả nước, lao động nông nghiệp năm 1998 so với năm 1996 giảm 6,32% bình quân hàng năm giảm 3,13%, trong đó lao động nông nghiệp của Hà Nội 1997 giảm 23,5% so với năm 1996 (số tuyệt đối giảm tới 101.979 người) lao động trong lĩnh vực dịch vụ tăng nhanh chiếm từ 37,99% năm 1996 lên 51,02% năm 1997. Cơ cấu lao động ở khu vực chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động trong ngành dịch vụ từ 65,75% năm 1996 lên 75,11% năm 1997. Ngược lại lao động nông nghiệp chỉ còn 1 tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số lao động của thành thị (3,38% năm 1996 và 1,88% năm 1997).
Hà Nội trong những năm gần đây với phương thức mềm dẻo, đa dạng hoá các loại hình đào tạo và từng bước đổi mới đào tạo nên số lượng học sinh thu hút vào các trường lớp đã tăng đáng kể, dạy nghề chính quy tăng từ 3078 học sinh (năm 1991) lên 6959 học sinh (năm 1996-1996). Dạy nghề ngắn hạn. Tăng từ 12.000 học sinh năm 1992 lên 24.000 học sinh năm 1996.
Hiện nay các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trung ương có trên 20.000 học sinh trong đó học sinh Hà Nội chiếm gần 30% (trên 6000 học sinh). Trong các trung tâm dịch vụ việc làm hàng năm dạy nghề phổ thông ở trung tâm dạy nghề quận, huyện, trung tâm kỹ thuật, hướng nghiệp hàng năm dạy nghề phổ thông cho hơn 9.000 học sinh phổ thông trung học. Thời gian vừa qua do quy mô của các trường đại học, cao đẳng được mở rộng nên số học sinh trung học phổ thông vào các trường trung học chuyên nghiệp có giảm đi. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã chỉ đạo các trường dạy nghề chuyển hướng tuyển sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (hết lớp 9) vì vậy quy mô đào tạo đã được ổn định và phát triển. Tuy nhiên, so với nhu cầu học nghề của thanh niên và của hàng vạn người lao động, đặc biệt phục vụ cho nhu cầu công nghiệp hoá Thủ đô, chuyển đổi cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Theo hướng của các nghị quyết trung ương và chương trình của thành uỷ Hà Nội từ quy mô đào tạo hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu (xem bảng 3).
Lực lượng lao động qua đào tạo ở các thành thị tăng từ 31,56% (năm 1996) lên 32% (năm 1997), 33,70% (năm 1998). Số liệu điều tra ở bảng 3 cho thấy, trên địa bàn Hà Nội tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật ở thành thị tăng từ 35,9% năm 1993 lên 54,17% năm 1996, năm 1997 là 59,31%. Trong khi đó lao động ở nông thôn lại giảm từ 20,5% năm 1993 xuống còn 18,25% vào năm 1997.
Đến cuối năm 1998 tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật ở Hà Nội tay nghề bậc 1-2 chiếm 9,3% tay nghề bậc 5 có 22,6%, tay nghề bậc 6-8 có 8,5%. Trong đó số công nhân có tay nghề cao đã ít ngà càng có xu hướng giảm vì đến tuổi nghỉ hưu, hàng năm có khoảng từ 7-15% công nhân bậc 6-7 xin nghỉ việc sang làm liên doanh hoặc nghỉ hưu.
2.1.3. ảnh hưởng của chất lượng nguồn nhân lực đối với Hà Nội theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH - HĐH).
Cùng với cả nước Thủ đô Hà Nội đón chào thiên niên kỷ mới với những cơ hội và thách thức mới sự nghiệp CNH - HĐH Thủ đô đang được đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế và khu vực đang được mở rộng, nền kinh tế tri thức với yêu cầu cao về tiềm lực kinh tế trí tuệ và khoa học công nghệ đang đặt ra những đòi hỏi lớn đối với nguồn nhân lực phát triển trong đó nguồn nhân lực chiếm vị trí hàng đầu.
Nguồn nhân lực ngày nay được xem là yếu tố cơ bản, yếu tố năng động nhất có vai trò quyết định nhất cho sự phát triển nhanh và bền vững cho nên trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước nói chung của thành phố Hà Nội nói riêng con người được đặt vào vị trí trung tâm con người vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội.
Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội khoá XII. Hà Nội bước vào công nghiệp hoá - hiện đại hoá nền kinh tế. Một trong những mục tiêu quan trọng của Thủ đô là phải đào tạo được một đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, có khả năng tiếp thu và ứng dụng các thiết bị hiện đại, góp phần quyết định thắng lợi phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô đồng thời nâng cao chất lượng lao động toàn quốc nói chung (đạt từ 22-25% vào năm 2000) và chất lượng lao động của Thủ đô nói riêng đạt từ 30-35% năm 2000 và 50-60% năm 2010.
* Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực trong thời kỳ CNH - HĐH.
Dự báo phát triển kinh tế giai đoạn đến năm 2010
Bảng 5. Dự báo GDP (giai đoạn 1995-2010)
Chỉ tiêu
1995
2000
2010
Tốc độ tăng bình quân (%)
1996-2000
2001- 2010
A. Tổng GDP (tỷ đồng)
14,449
27,012
97,995
13,13
12,53
1. Công nghiệp
3,489
7,698
35,278
17,15
16,44
% so với tổng số
24,15
28,50
36
2. Xây dựng
1,298
2,917
13,817
17,58
16,83
% so với tổng số
8,98
10,80
14,1
3. Nông nghiệp
0,782
0,959
1,420
4,16
4,01
% so với tổng số
5,41
3,55
1,45
4. Dịch vụ
8,800
15,437
47,479
11,69
11,89
% so với tổng số
61,46
57,15
48,45
B. GDP/người (1000đ)
6,186
10,251
30,623
10,63
11,57
Nguồn: Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội từ 1995 đến 2010
Qua bảng 5 cho ta thấy tốc độ tăng bình quân GDP giai đoạn 1996-2000 là 13,13%. Giai đoạn 2001-2010 tốc độ bình quân tuy giảm (12,53%) nhưng về thời kỳ 2001-2010 tăng nhanh hơn giai đoạn 1995-2000 (11,57% so với 10,63%) giá trị tuyệt đối tăng gấp 3 lần.
* Dự báo số lao động giai đoạn đến 2010.
Dân số Hà Nội năm 2000 có khoảng 2,6 triệu dân lao động là 1,4 triệu người.
Năm 2005 có khoảng 2,9 triệu dân, lao động là 1,6 triệu người.
Năm 2000 có khoảng 3,1 triệu dân, lao động là 1,8 triệu người.
Dự báo lao động cần đào tạo từ nay đến 2010 cần đào tạo mới 1 triệu lao động có kỹ thuật, có trình độ chuyên môn ngoại ngữ cho các ngành nghề, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động Thủ đô và các vùng khác trong cả nước.
Đào tạo lại và nâng cao trình độ cho số lao động đang làm việc hoặc số lao động dồi dư khoảng 100.000 người.
Với đặc thù là một thành phố lớn đi đầu trong công cuộc CNH - HĐH việc quy hoạch đào tạo nghề trên địa bàn Hà Nội đang đứng trước những đòi hỏi đa dạng, phức tạp hơn các tỉnh, thành phố khác rất nhiều đó là:
Tốc độ đô thị hoá cao, những làng nghề truyền thống ven đô thị bị thu hẹp dần đất đai, mất đi tư liệu sản xuất là việc khó tránh khỏi. Việc đào tạo nghề mới để chuẩn bị cho lực lượng dư thừa ấy trở nên cấp bách. Đã có vụ tranh chấp đất đai gây chấn động dư luận cả nước, như Thọ Đa (ở Đông Anh), Dịch vọng (Từ Liêm) Tây Hồ, v.v... Nguyên nhân của những vụ tranh chấp chính là ở chỗ người dân không còn ruộng đất, các xí nghiệp chấp nhận họ vào làm việc được chỉ vì không có nghề nghiệp.
Trước tình trạng dân di cư từ nông thôn ồ ạt ra thành phố. Hiện nay (khoảng 3 vạn lao động) lực lượng lao động Thủ đô sẽ phải đối mặt một sự cạnh tranh và sức ép rất lớn cả về việc làm, tệ nạn xã hội, an ninh trật tự công cộng và nhiều vấn đề khác.
Với vị thế là một trung tâm kinh tế của cả nước. Hà Nội cần phải có công nghệ cao, với trình độ giảng dạy, học tập, đạt chất lượng tầm khu vực và quốc tế, cung cấp lao động cho các khu công nghiệp, các ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế đất nước và xuất khẩu sang các nước.
Tình hình trên đang đặt ra yêu cầu cấp thiết phải quy hoạch được một hệ thống cơ sở đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực từng ngành, từng địa phương và vùng kinh tế. Dựa trên những yếu tố đội ngũ giáo viên, nội dung chương trình, cơ sở vật chất và công tác tổ chức và quản lý quá trình đào tạo trong đó yếu tố cuối cùng, có ý nghĩa quyết định là để đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô và mong mỏi của người lao động.
* Dự báo nhu cầu đào tạo nghề trên địa bàn ở Hà Nội đến năm 2010.
Trước hết mở rộng các cơ sở đào tạo nghề trong các thành phần kinh tế đáp ứng nhu cầu học nghề cho mọi đối tượng lao động trên địa bàn thành phố nhằm góp phần đào tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động có cơ hội tìm được việc làm.
* Đầu tư năm 2001-2010
Đầu tư xây dựng nâng cấp hai trường dạy nghề, "Đào tạo công nhân kỹ thuật bậc cao" mang tính chất vùng đảm bảo đủ điều kiện đào tạo công nghệ kỹ thuật có tay nghề kỹ thuật cao, cung ứng nhu cầu lao động cho các khu công nghiệp, khu chế xuất và doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, đảm bảo đội ngũ lao động lòng cốt trong lực lượng lao động nói chung nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá của Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.
1. Trường trung học chuyên nghiệp Hà Nội (Đống Đa)
2. Trường đào tạo công nhân kỹ thuật cơ khí I (Đông Anh).
Đầu tư xây dựng 4 trung tâm dạy nghề ở 4 quận huyện chưa có trung tâm dạy nghề nhằm đảm bảo mỗi quận, huyện có một trung tâm thực hiện đào tạo nghề cho lao động nhất là số lao động xã hội trên từng địa bàn.
1. Trung tâm dạy nghề quận Thanh Xuân.
2. Trung tâm dạy nghề quận Tây Hồ 3. Trung tâm dạy nghề huyện Từ Liêm
4. Trung tâm dạy nghề huyện Đông Anh.
Công tác đào tạo công nghệ kỹ thuật của Hà Nội đang đứng trước những khó khăn rất lớn như quy mô đào tạo nhỏ bé, chất lượng đào tạo thấp không đáp ứng kịp sự phát triển của công nghệ khoa học kỹ thuật, cơ cấu đào tạo nghề chưa phù hợp với các yêu cầu lao động kỹ thuật của các ngành kinh tế, các khu vực và địa phương. Thị trường lao động đang mất cân đối lớn giữa cung và cầu, lao động đặc biệt là lao động kỹ thuật. Trong nhiều năm qua công tác quản lý, sắp xếp quy hoạch mạng lưới đào tạo nghề chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức...
Thực hiện yêu cầu CNH - HĐH từ nay đến 2010 Hà Nội cần đào tạo mỗi năm có 67.000 lao động và đào tạo lại cho 100.000 lao động.
Để thực hiện mục tiêu trên Thủ đô đang cùng cả nước phải có những thay đổi lớn về công tác đào tạo từ nhận thức, quan điểm đến mục tiêu nhiệm vụ và các giải pháp biện pháp cụ thể. Vấn đề quan trọng nhất là đổi mới tổ chức quản lý đào tạo lại, tập trung các nguồn lực để nâng cao các nguồn lực sẵn có, mở rộng và thành lập các trường đào tạo nghề có chất lượng cao, đổi mới và hoàn thiện chương trình, nội dung phương pháp đào tạo, tăng nhanh số lượng và nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên dạy nghề.
Xã hội hoá đào tạo nghề là hướng chủ yếu để thực hiện mục tiêu đào tạo 1 triệu lao động đến 2010. Nguồn lực đã được xác định nhưng cần phải sử dụng tối đa và có hiệu quả, xu hướng chung là phải tập trung vào nhưng không thể xem nhẹ các nguồn ngoại lực. Kinh nghiệm của nhiều nước trong khu vực cho thấy không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà cả trong lĩnh vực đào tạo dạy nghề nếu chúng ta biết tiếp thu nhanh và có hiệu quả kinh nghiệm của các nước tiên tiến (thông qua các hình thức học tập và liên kết đào tạo) thì mục tiêu trên càng nhanh thành hiện thực.
2.2. Phân tích tình hình sử dụng nguồn nhân lực ở Hà Nội
2.2.1. Việc làm và thất nghiệp.
Trước đòi hỏi bức xúc của công cuộc đổi mới năm 1992, Đảng và Nhà nước đã quyết định chương trình quốc gia xúc tiến việc làm và chương trình này được khẳng định trong bộ Luật Lao động được Quốc hội chuẩn y và có hiệu lực từ 1/1/1995. Từ thực tế đó: Đại hội Đảng lần thứ VIII đã đưa vào hệ thống chỉ tiêu kinh tế - xã hội, các chỉ tiêu về giải quyết việc làm, phải phấn đấu đến năm 2001 cụ thể.
Trong 5 năm (1997-2001 phải tạo thêm việc làm cho 6,5-7 triệu lao động.
Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống còn 5%.
Tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn lên 75%.
Đẩy mạnh xuất khẩu lao động tiếp đó, năm 1998 Chính phủ đã quyết định đưa chương trình việc làm nói trên thành chương trình mục tiêu quốc gia về giải quyết việc làm đồng thời ban hành các chế độ, chính sách và quản lý để thực hiện chương trình này, các chính sách trọng tâm hướng vào.
- Phát triển kinh tế tạo mở việc làm.
- Bảo đảm việc làm trong cơ sở sản xuất kinh doanh chống sa thải hàng loạt, hỗ trợ đối với các đối tượng khó tự mình, tự tạo việc làm hoặc tự kiếm việc làm.
Mấy năm qua, Hà Nội tuy đã tạo được nhiều việc làm ở thành thị và nông thôn, song do áp lực việc làm tăng lên từ nhiều phía, do công tác thống kê việc làm - thất nghiệp... nên tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị vẫn còn cao và nơi có tỷ lệ cao nhất trong nước. ởnông thôn chỉ sử dụng hết 3/4 quỹ thời gian làm việc do không có việc làm, hoặc không tiêu thụ được sản phẩm nên ngừng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng, không giám mở rộng sản xuất.
Muốn tạo thêm nhiều việc làm cần phải có nhiều biện pháp đồng bộ như: + Tạo nhiều mặt hàng, sau sản phẩm mới, có chất lượng, mang sắc thái Thủ đô có giá thành phù hợp trong công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng và dịch vụ... Nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu của chuyển đổi cơ cấu lao động...
+ Mở rộng thị trường tiêu thụ ở trong và ngoài nước thông qua hệ thống Marketing, cung cấp thông tin cho doanh nghiệp và người sản xuất.
+ Chính sách và thủ tục phù hợp về vay vốn, thuế về thuê mướn lao động, dưới 10 lao động cho các hộ nông dân và các trang trại trong nông thôn... + Đầu tư thoả đáng cho cơ sở hạ tầng ở nông thôn trước mắt là điện, đường giao thông...
Thực hiện các chủ trương và chính sách, nhiệm vụ giải quyết việc làm đã đạt được kết quả cụ thể. Hàng năm đã tạo thêm việc làm cho 1,2-1,3 triệu lao động hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị từ 9-10% (năm 1991-1992) xuống khoảng 5,7-5,8% (năm 1997-1998). Từng bước tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn. Từ cuối năm 1998 đến nay, do tác động xấu của khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn có chiều hướng tăng lên (năm 1999).
Bảng 6.
1997
1998
1999
- Số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế (triệu người)
35,79
36,99
38,75
- Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị (%)
5,76
5,82
6,68
- Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn
72,11
72,90
70,88
- Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị
74%
- Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn
71%
Những kết quả giải quyết việc làm nêu trên là yếu tố do phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trên phạm vi cả nước. Tới nay ta có 5.790 doanh nghiệp nhà nước với tổng số lao động là 1,78 triệu người với 2.575 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư 35,84 tỷ USD, 1900 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập trong đó có 1500 doanh nghiệp đi vào hoạt động thu hút 27,5 vạn lao động trực tiếp và hàng chục vạn lao động khác có công ăn việc làm 21.572 doanh nghiệp tư nhân, 8.937 công ty trách nhiệm hữu hạn, 202 công ty cổ phần, 18284 hợp tác xã các loại đã thu hút hàng triệu lao động làm việc, ngoài ra các hoạt động phi kết cấu tạo ra việc làm cho hàng chục vạn lao động.
Trong nông nghiệp - nông thôn hiện có 13.176 hợp tác xã nông nghiệp, 334 hợp tác xã thuỷ sản, 11,3 vạ trang trại, các loại ra đời (với 270.000 ha, khoảng 2.700 tỷ đồng vốn tự có, tạo việc làm cho 52 vạn lao động ở nông thôn). Nhân tố này vừa bổ sung vừa tạo môi trường cho kinh tế hộ, hợp tác xã phát triển sản xuất hàng hoá và giải quyết việc làm cho người lao động. Tự bảo toàn và phát triển nguồn quỹ giải quyết việc làm thuộc chương trình 126: từ năm 1993-1999, doanh số cho vay tới 2.600 tỷ đồng cho 70.000 dự án nhỏ, giải quyết việc làm cho 2 triệu lao động (bình quân mỗi năm tạo việc làm mới cho 25-27 vạn lao động). Từ sự phát triển các trung tâm dịch vụ và từ vấn đề việc trong cả nước. Các trung tâm đã tư vấn cho 1,4 triệu lao động, dạy nghề cho 68 vạn người, giới thiệu và cung ứng cho 76 vạn lao động, hướng dẫn cách làm ăn cho 9 vạn người. Các chương trình quốc tế về việc làm đều được triển khai có kết quả.
Tuy nhiên, thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn là vấn đề nan giải vì đang có xu hướng tiếp tục gia tăng. Ngoài các nguyên nhân khách quan. Về mặt chủ quan là do các cấp, các ngành không đưa chỉ tiêu giải quyết việc làm vào trong các chương trình dự án, kế hoạch phát triển kinh tế. Các tổ chức chỉ đạo giải quyết việc làm gặp những khó khăn do thiếu hệ thống thông tin về thị trường lao động về cung và cầu lao động trên địa bàn.
Thực tiễn đổi mới của Hà Nội là phát triển kinh tế - xã hội của nhiều nước cho thấy rõ 3 phạm trù:
Phát triển nguồn nhân lực; thị trường làm việc; thị trường sức lao động có mối quan hệ tác động qua lại hữu cơ, cụ thể.
Trong thị trường việc làm và thị trường sức lao động có các yếu tố cơ bản là cung, cầu và giá cả (tiền công).
Sự phát triển của kinh tế tạo ra cầu của việc làm, cầu về sức lao động, sự phát triển nguồn nhân lực xét theo giác độ phù hợp. Tạo ra cung cho 2 bộ phận thị trường nói trên. Sự phát triển kinh tế tạo ra các chỗ việc làm mới trong nền kinh tế quốc dân, còn sự phát triển nguồn nhân lực tạo ra số lượng, cơ cấu và chất lượng lao động. ởtrạng thái khả năng về sức lao động khi mặt cung và cầu về sức lao động gặp nhau, thông qua giá trị cả tiền công lao động phù hợp (thông thường là trên cơ sở thoả thuận trong quan hệ lao động) thì nhiệm vụ giải quyết việc làm được hình thành.
Như vậy xét từ góc độ cung của phát triển nguồn nhân lực, nó tạo ra điều kiện cho người lao động có thể thích ứng với chỗ làm việc đã được thị trường việc làm tạo ra, xét về căn nguyên sâu xa hơn đó là do phát triển kinh tế tạo ra. Xong quá trình không dừng lại ở chỗ cung về sức lao động đã gặp cầu về sức lao động, trong quá trình lao động, quá trình làm việc, trình độ của người lao động được nâng cao không ngừng. Đó cũng là nội dung phát triển nguồn nhân lực về mặt đào tạo và tái đào tạo và giáo dục suốt đời. Trong thực tế, đó là khâu sử dụng nhân lực, sử dụng nhân tài. Như vậy mối quan hệ giữa phát triển nguồn nhân lực với giải quyết việc làm, còn bao hàm cả khâu tiếp sau của sự hội tụ giữa cung và cầu sức lao động. Thực tiễn trong giải quyết việc làm cho thấy, nước ta vừa thừa lại vừa thiếu lao động. So với yêu cầu của công nghiệp hoá - hiện đại hoá thì mọi nơi, mọi ngành, mọi địa phương đều vừa thừa tương đối không
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3584.doc