Phương hướng và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá trong thời kỳ đổi mới

LỜI NÓI ĐẦU 1

Nội dung của đề án bao gồm : 2

Chương III: Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá nước ta hiện nay 2

CHƯƠNG I: những lý luận cơ bản về xuất khẩu hàng hoá trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam 3

I Bản chất và vai trò của xuất khẩu hàng hoá 3

1- Thương mại quốc tế đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. 3

1. 1 Khái niệm thương mại quốc tế 3

1. 2 vai trò của thương mại quốc tế 3

2. vị trí và vai trò của xuất khẩu hàng hoá trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam. 4

2. 1 Vị trí của xuất khẩu hàng hoá. 4

2. 2 vai trò của xuất khẩu hàng hoá đối với nền kinh tế quốc dân trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam 5

2. 2. 1 Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 7

2. 2. 2 Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy sản xuất phát triển. 7

2. 2. 3 Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân. 9

2. 2. 4 Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của đất nước. 9

2. 2. 5 vai trò của xuất khẩu đối với một doanh nghiệp 9

II. Chính sách thúc đẩy xuất khẩu. 10

1. Vì sao phải có chính sách thúc đẩy xuất khẩu. 10

1. 1 Những khó khăn của hoạt động xuất khẩu. 10

1. 2 Những yêu cầu đặt ra cho hoạt động xuất khẩu. 12

1. 2. 1 Xuất khẩu phải ra sức khai thác có hiệu quả nguồn lực của đất nước. 12

1. 2. 2 Xuất khẩu phải mở rộng thị trường, nguồn hàng và đối tác kinh doanh xuất khẩu nhằm tạo thành cao trào xuất khẩu, coi xuất khẩu là mũi nhọn đột phá cho sự giàu có. 12

1. 2. 3 Nâng cao năng lực sản xuất hàng xuất khẩu để tăng nhanh khối lượng kim ngạch xuất khẩu. 12

1. 2. 4 Tạo ra những mặt hàng xuất khẩu chủ lực đáp ứng những đòi hỏi của thị trường thế giới và của khách hàng, với chất lượng cao khối lượng lớn và có khả năng cạnh tranh cao. 13

1.2.5 Những lý do khác. 13

2. Mục tiêu của chính sách thúc đẩy xuất khẩu. 13

CHƯƠNG II 16

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM 16

I-Kim ngạch và khối lượng hàng hoá xuất khẩu hàng hoá từ năm 1986 đến nay 16

II-Một số chính sách xuất khẩu và tác động của nó tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua. 19

1- Chính sách khuyến khích đầu tư. 20

2- Chính sách lựa chọn thị trường xuất khẩu. 22

2. 1. Một số thị trường chủ yếu của Việt Nam 23

2. 1. 1 Thị trường ASEAN 23

2. 1. 2 Thị trường Nhật Bản 23

2. 1. 3 Thị trường Mỹ. 24

 

doc63 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1150 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phương hướng và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá trong thời kỳ đổi mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hập WTO. kim ngạch xuất nhập khẩu của ta với Hoa Kỳ tăng rất nhanh, năm sau cao hơn nhiều so với năm trước. Riêng xuất khẩu năm 1996 là 300 triệu, năm 1997 là 400 triệu USD. Quan hệ thương mại Việt - Mỹ Đơn vị: 1000USD 1994 1995 1996 1997 1998 Xuất khẩu từ Việt nam vào Mỹ 50. 450 198. 966 319. 037 388. 189 553. 408 Nhập khẩu từ Mỹ vào Việt nam 172. 223 252. 860 616. 047 277. 787 274. 217 2. 1. 4 Thị trường EU EU là thị trường lớn. Trong quá khứ chúng ta ít buôn bán với thị trường này bởi chính sách phong toả kinh tế đối với các nước XHCN của các nước đế quốc. Nhưng từ khi Liên Xô và các nước Đông Âu tan rã quan hệ thương mại, đầu tư Việt nam vào EU được cải thiện. Đặc biệt sau những chuyến viếng thăm của các vị lãnh đạo cao cấp của nhà nước ta. Quan hệ kinh tế giữa EU và Việt nam được tăng cường. Việt nam tiếp tục thúc đẩy chính sách xuất khẩu sang EU, các mặt hàng xuất khẩu của Việt nam sang EU bao gồm nông sản, thuỷ sản, hàng dệt may. . . Khối lượng buôn bán của Việt nam với EU từ năm 1991 đến nay đã tăng 71% - đây là một bước tiến mới. Tuy nhiên quy mô còn nhỏ, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt nam vào EU mới đạt khoảng 2 tỷ USD. Xuất khẩu của Việt nam với một số nước EU Đơn vị tính: triệu USD Nước 1991 1995 1996 1997 1998 Đức 7 218 228 396 588 Anh 2 75 125 256 333 Hà lan 16 80 17 251 307 Pháp 83 169 15 227 307 Bỉ 0. 1 35 61 11 212 Italia 57 50 111 144 Nguồn: Vụ thương mại dịch vụ - Bộ Kế hoạch và đầu tư 2. 1. 5 Thị trường Trung Quốc. Số liệu thống kê cho thấy nếu gộp cả hai bộ phận Trung Quốc lục địa và Hồng Kông thì năm 1998, khu vực thị trường này chiếm vị trí thứ tư về kim ngạch XNK và thứ sáu về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam. Việt nam xuất khẩu sang khu vực này trên 1300 tấn cà phê, gần 900 ngàn tấn dầu thô, trên 110 triệu USD hàng hải sản, 26 triệu USD sản phẩm giầy dép. . 2. 1. 6 Thị trường Trung Đông Khu vực Trung Đông nằm giữa ba Châu: Châu á, Châu âu, Châu phi, không những có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng đối với các nước lớn mà còn là một thị trường hàng năm nhập một khối lượng lớn hàng nông, lâm, hải sản, gia vị, hàng mỹ nghệ và các mặt hàng tiêu dùng khác. Khu vực này với dân số khoảng 250 triệu người. Trung Đông chiếm khoảng 60% trữ lượng dầu mỏ của thế giới. Hầu hết các nước trong khu vực này đã có quan hệ ngoại giao với Việt nam 2. 1. 7 Thị trường Nga và các nước SNG Thị trường Nga và các nước SNG đã từng là thị trường quan trọng nhất đối với Việt nam trong quá khứ. Nhờ có thị trường Liên Xô mà trong nhiều năm chúng ta nhập khẩu được những nguyên liệu thiết yếu như sắt thép, xăng dầu, phân bón, hoá chất. . phục vụ cho công cuộc bảo vệ đất nước và phát triển nước nhà. Đồng thời ta cũng xuất khẩu được nhiều sản phẩm sang thị trường SNG. Ngoài các thị trường chính nói trên, các thị trường úc, ấn độ, Châu phi, Mỹ la tinh, Hàn Quốc, Đài Loan. . . Là những thị trường có khả năng tiêu thụ hàng xuất khẩu của ta. Do vậy, chúng ta cần tiếp tục hợp tác, tìm kiếm thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường này 2. 2 Tác động của chính sách thị trường đối với hoạt động xuất khẩu của Việt nam. Cùng với sự tăng trưởng nhanh kim ngạch xuất khẩu, sự chuyển biến tích cực cơ cấu hàng xuất khẩu, thị trường xuất khẩu của Việt nam thời kỳ 1991-1995 đã có sự phát triển mở rộng, cơ cấu các khu vực thị trường và nước “bạn hàng” đã có những thay đổi lớn, thị trường xuất khẩu của Việt Nam ngày càng mở rộng. hiện nay, chúng ta đang có quan hệ buôn bán với hơn 170 nước và vùng lãnh thổ vào năm 2001. 2. 2. 1 Về cơ cấu khu vực thị trường xuất khẩu Nếu năm 1991 thị trường Châu á chiếm tới 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt nam thì năm 1994 giảm xuống còn 75,8 % và năm 1998 chỉ còn chiếm 61,3% (trong đó khu vực ASEAN chiếm 24,3%),. Riêng thị trường Đông Bắc á, năm 1995 chiếm tới 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt nam nhưng đến năm 1997 chỉ còn chiếm 44%. Thị trường xuất khẩu Việt nam phát triển theo hướng mở rộng sang Châu âu, đặc biệt là Tây Bắc Âu, thị trường Liên Bang Nga và các nước Đông Âu có dấu hiệu phục hồi. Nếu nămNếu năm 1991 thị trường Châu Âu mới chỉ chiếm tỷ trọng 9,79% trong tổng kim nghạch xuất khẩu của Việt nam thì đến năm 1994 đã tăng lên gấp 2 đạt 17,16 % và năm 1997 tiếp tục tăng lên 21,5%. Năm 1998 là 27,7% ( trong đó EU là 22,5% ). Châu Mỹ và đặc biệt là Hoa Kỳ là một hướng mới trong phát triển mở rộng thị trường xuất khẩu của Việt nam. Nếu năm 1991 Châu Mỹ mới chỉ chiếm tỷ trọng 0,16% trong tổng kim ngạch của Việt nam thì năm 1994 đã tăng lên 2,76% và năm 1997 chiếm tới 4,48%, năm 1998 chiếm 5%. Thị trướng xuất khẩu của Việt nam cũng đang được mở rộng đáng kể sang Châu úc hay Châu Đại Dương, đặc biệt là Ôxtrâylia. Năm 1991 thị trường này mới chiếm tỷ trọng 0,96% trong tổng kim ngạch của Việt nam, nhưng đến năm 1997 đã tăng lên 2,78%, đến năm 1998 đạt 5,3%. cơ cấu khu vực thị trường xuất khẩu của Việt nam thời kỳ 1991 - 1998 (Tính bằng % của tổng số) Các khu vực thị trường 1991 1994 1995 1996 1997 1998 - Châu á + Đông Bắc á + Đông Nam á + Nam á và Trung Đông 79. 94 75. 80 72. 40 50. 0 21. 0 1. 40 69. 6 49. 0 19. 0 1. 60 67. 7 44. 0 22. 0 1. 70 61. 3 - Châu Âu + Tây Bắc Âu + SGN và Đông Âu + Liên Bang Nga 9. 79 8. 67 17. 17 17. 80 15. 0 2. 80 1. 48 16. 80 13. 0 3. 80 2. 36 21. 50 19. 0 2. 5 1. 37 27. 7 - Châu úc 0. 96 1. 07 1. 04 0. 82 2. 78 5. 3 - Châu Phi 0. 68 0. 56 0. 70 0. 70 0. 80 0. 7 - Châu Mỹ + Bắc Mỹ + Mỹ Latinh + Hoa kỳ Tổng cộng 0. 16 0. 16 100 2. 76 2. 59 0. 17 100 4. 33 3. 40 0. 93 3. 10 100 4. 22 3. 70 0. 52 3. 43 100 4. 48 3. 80 0. 68 3. 21 100 5. 0 100 Nguồn: Vụ Thương mại - dịch vụ, Bộ kế hoạch và đầu tư Đặc điểm và xu hướng chuyển dịch cơ cấu khu vực thị trường xuất khẩu của Việt nam từ năm 1991 đến nay cho thấy: một mặt quan hệ buôn bán và phạm vi không gian thị trường xuất khẩu không ngừng mở rộng đồng thời Việt nam không chỉ phát triển thị trường gần mà đã vươn nhanh đến các thị trường xa ( Tây Bắc Mỹ, Bắc Mỹ, Châu Đại Dương ). Việt nam đã chuyển dần cơ cấu từ các nước Châu á - Thái Bình Dương là chủ yếu sang các khu vực thị trường khác phù hợp với chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá kinh tế đối ngoại. Trong đó đáng chú ý là đã củng cố và mở rộng thị trường Liên minh Châu Âu (EU) bắt đầu đi vào thi trường Bắc Mỹ, Trung Cận Đông và Châu Phi. Năm 1995, thị trường các nước G7 chiếm tỷ trọng 39,7% kim gạch xuất khẩu của Việt nam, riêng Nhật bản chiếm tỷ trọng 26,8%, Các nước còn lại chiếm 13%. Đến năm 1997, Nhật Bản chỉ còn chiếm tỷ trọng 19,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt nam,hiện nay châu Phi đạt gần 70 triệu USD và châu Đại Duơngđạt tên 1,1 tỷ USD. Sự thay đổi cơ cấu thị trường xuất khẩu đã góp phần đưa nền kinh tế nước ta vượt qua giai đoạn khó khăn khi thế giới diễn ra những biến động lớn. 2. 2. 2 Về cơ cấu nước bạn hàng xuất khẩu của Việt nam Cùng với sự mở rộng phạm vi khu vực thị trường, số nước bạn hàng xuất khẩu của Việt nam tăng nhanh từ năm 1990 đến nay. Năm 1986, Việt nam mới xuất khẩu tới 34 nước. Năm 1990 là 51 nước. Đến nay đã tăng lên 110 nước - trong đó có 10 nước bạn hàng lớn nhất chiếm tỷ trọng trên dưới 75% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Việt nam là Nhật Bản, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, Hông Kông, Hàn Quốc, Đức, Thụy Sĩ, Mỹ, Malaysia. . . 10 nước và lãnh thổ đứng đầu về xuất khẩu (Tr. USD) ( Tính đến ngày 19/10/1998 ) nguồn vụ TMDV, BộKH&ĐT Nước, vùng lãnh thổ Kim ngạch xuất khẩu Xếp thứ Hàn Quốc 923 1 Nhật Bản 601 2 Đài Loan 545 3 Thái Lan 500 4 Hồng Kông 376 5 Malaysia 169 6 Singapore 139 7 Pháp 95 8 Mỹ 88 9 Liên Bang Nga 48 10 Qua biểu danh mục 10 nước bạn hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt nam cho thấy. Sự biến đổi cơ cấu nước bạn hàng xuất khẩu của Việt nam mấy năm qua là minh chứng về sự chi phối của quy luật lợi thế so sánh trong buôn bán quốc tế, nó phá vỡ mọi sự ngăn cách về trình độ phát triển và không gian địa lý. Vai trò của thị trường gần đã giảm xuống tương đối. Còn các thị trường xa, đặc biệt là các nước phát triển Tây Âu, Bắc Mỹ đã tăng lên mở ra cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu của Việt nam trong thời gian tới, đồng thời tạo tiền đề để Việt nam nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại từ khu vực có nền “ công nghệ nguồn’’. Cơ cấu thị trường và bạn hàng đã có những thay đổi tích cực trong thời kỳ 1991 -1995, sang thời kỳ 1996 - 1998 thị trường xuất khẩu sang EU và Mỹ lại mở ra những triển vọng mới. Nhưng cho đến nay Việt nam vẫn buôn bán chủ yếu với các nước trong khu vực. . 4-chính sách cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Từ năm 1990 đến nay có thể xem văn kiện Đại hội Đảng VII năm 1991 là một bước quan trọng trong việc đổi mới chính sách quản lý kinh tế vĩ mô. Trong đó sự đổi mới quan trọng nhất là việc chuyển từ chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp nặng sang chính sách chú trọng tới 3 chương trình kinh tế ưu tiên “Chương trình sản xuất lương thực và thực phẩm, chương trình phát triển sản xuất hàng tiêu dùng và chương trình phát triển hàng xuất khẩu. . ” Trong chính sách đổi mới này nổi bật nhất là sự điều chỉnh trong cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu. Có thể nói đây là một bước chuyển biến quan trọng từ trước tới nay và góp phần tăng nhanh kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta trong thời gian gần đây. 4. 1 Nội dung của chính sách cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Chính sách mặt hàng xuất khẩu của Việt nam được thể hiện ở 3 mặt sau: Một là, chuyển hoàn toàn, chuyển nhanh, chuyển mạnh sang hàng chế biến sâu, giảm tới mức tối đa xuất khẩu hàng nguyên liệu và giảm tới mức thấp các mặt hàng sơ chế. Bởi vì, tài nguyên thiên nhiên của ta đang cạn kiệt dần và nhóm hàng chủ lực hiện nay như gạo, cà phê, cao su, hạt điều, lạc, lâm sản, thuỷ sản, dầu thô. . sẽ không còn giữ vai trò chủ lực trong tương lai. Hai là, phải mở ra các mặt hàng hoàn toàn mới. Chuyển từ xuất khẩu thô sang chế biến đối với các sản phẩm đã có như chuyển dầu thô và khí sang xăng, phân bón; chuyển từ nông sản thô sang nông sản chế biến; chuyển từ lắp ráp điện tử sang chế tạo và xuất khẩu linh kiện. . . Cần chú trọng tới các sản phẩm mà khi sản xuất có thể khai thác được các nguồn lực dồi dào sẵn có ở Việt nam. Ba là, chuyển sang chế biến và mở ra các mặt hàng mới dạng chế biến sâu nhưng không thể thực hiện bằng “tự lực cánh sinh” do điều kiện kỹ thuật lạc hậu, thị trường tiêu thụ không lớn. Điều này có thể thực hiện được thông qua biện pháp cơ bản là hợp tác, liên doanh với nước ngoài. Chính sách mặt hàng xuất khẩu các năm của Chính phủ được thể hiện trong các danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu như + Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu + Danh mục hàng hoá quản lý bằng hạn ngạch + Danh mục hàng hoá xuất khẩu theo các quy chế quản lý chuyên ngành. - Chính sách quản lý mặt hàng xuất khẩu năm 1998 + Danh mục mặt hàng cấm xuất khẩu 1. Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, trang thiết bị kỹ thuật quân sự 2. Đồ cổ 3. Các loại ma tuý 4. Hoá chất độc 5. Gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ bóc, củi, than hầm từ gỗ hoặc củi, các sản phẩm gỗ lâm sản sản xuất từ nhóm IA và ván tinh chế từ nhóm IIA trong danh mục kèm theo nghị định 18/HĐBT ngày 17/1/1992; các loại sản phẩm gỗ sơ chế, song mây nguyên liệu. 6. Các loại động vật hoang và động vật, thực vật quý hiếm + Danh mục hàng quản lý bằng hạn ngạch 1. Gạo 2. Hàng dệt, may xuất khẩu vào EU, Canada, Nauy, Thổ nhĩ kỳ + Danh mục hàng hoá xuất khẩu theo quản lý chuyên ngành 1. Danh mục khoáng sản hàng hoá xuất khẩu theo quy chế hướng dẫn của Bộ Công nghiệp. 2. Danh mục thực vật, động vật rừng xuất khẩu theo quy chế hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. 3. Danh mục thuỷ sản quý hiếm, thuỷ sản sống dùng làm giống, thức ăn, thuốc chữa bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu theo hướng dẫn của Bộ Thuỷ sản. 4. Các ấn phẩm văn hoá, tác phẩm mỹ thuật Nhà nước quản lý, tác phẩm điện ảnh, băng hình có ghi chương trình xuất khẩu theo hướng dẫn của Bộ Văn hoá thông tin. 5. Thiết bị máy móc chuyên ngành ngân hàng xuất khẩu theo quy chế của ngân hàng nhà nước Việt nam. - Chính sách quản lý mặt hàng xuất khẩu năm 1999. + Danh mục hàng cấm xuất khẩu : 1. Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, trang thiết bị kỹ thuật quân sự 2. Đồ cổ 3. Các loại ma tuý 4. Hoá chất độc 5. Gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ bóc từ gỗ rừng tự nhiên trong nước, củi, than từ gỗ hoặc củi; các sản phẩm, bán sản phẩm làm từ gỗ rừng tự nhiên trong nước quy định cấm xuất khẩu tại Quyết định số 65/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. 6. Các loại động vật hoang và động vật quý hiếm tự nhiên + Danh mục hàng quản lý bằng hạn ngạch: 1. Gạo 2. Hàng hoá theo hạn ngạch do các tổ chức kinh tế và nước ngoài ấn định đối với Việt nam (như dệt, may vào EU, Canada, Thổ nhĩ kỳ, Nauy. . . ) + Danh mục hàng hoá xuất khẩu theo quản lý chuyên ngành: Theo hướng dẫn của Thủ tướng Chính phủ. 4. 2 Tác động của chính sách cơ cấu mặt hàng tới hoạt động xuất khẩu của Việt nam trong thời gian qua. Trong những năm gần đây, cơ cấu cơ cấu mặt hàng xuất khẩu đã có những bước hay đổi tích cực. Nhóm hàng xuất khẩu nguyên liệu thô đã giảm từ 91% trong tổng số kim ngạch xuất khẩu vào năm 1991 xuống còn 72% vào năm 1995. Rõ nét nhất là nhóm hàng chủ lực như: dầu thô, than, cao su, thuỷ sản, gạo cà phê, hạt điều, chè đạt tốc độ tăng bình quân 18%/năm, các mặt hàng khác có mức chế biến cao đạt mức tăng bình quân 41%/năm, nhờ đó tạo ra mức tăng trưởng bình quân các mặt hàng là 26%. Tăng trội hơn cả trong các mặt hàng chế biến là các mặt hàng giày dép và may mặc tăng tới 100%/năm và 50% trong năm 1995. Tỷ trọng các mặt hàng chế biến sâu (trong đó có hàng chế tạo) năm 1991 chỉ chiếm 8,5 % năm 1994 đã lên đến 25%. Năm 1996 đã tăng lên thành 30%. Năm 1998, cơ cấu xuất khẩu tăng tuy chậm nhưng vẫn tiếp tục chyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng hàng đã qua chế biến, nhất là chế biến sâu. Tỷ trọng của 4 nhóm hàng dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ tinh chế và điện tử trong kim ngạch xuất khẩu đã tăng từ 27,8% lên 31,5%, mặc dù các nhóm này đều gặp khó khăn gay gắt trong năm 1998. Nhóm nguyên liệu thô và mặt hàng sơ chế chủ lực (bao gồm dầu thô, gạo, hải sản, cà phê, cao su, điều nhân) chỉ còn chiếm 45% kim ngạch xuất khẩu ( Năm 1997 chiếm 50% ). Nếu phân theo ngành kinh tế thì nhóm nông sản, thuỷ sản chỉ còn chiếm 37% kim ngạch xuất khẩu, nhóm sản phẩm công nghiệp ( kể cả của công nghiệp khai khoáng) đã chiếm tới 63%. Đây là một bước chuyển tích cực trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt nam, thể hiện: + Việt nam đã bắt đầu chuyển từ một nước xuất khẩu nguyên vật liệu sang chế biến các sản phẩm đạt giá trị cao hơn để xuất khẩu. + Năng lực sản xuất chế biến của Việt nam đã tăng lên và hàng hóa Việt nam đã dần dần tìm được chỗ đứng trên thị trường thế giới và khu vực. Cơ cấu hàng xuát khẩu thời kỳ 1991-2000(%) Mặt hàng 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 CN nặng&KS 33,4 37 34 28,8 25,3 28,7 28 23,8 25 23,6 CNnhẹ&TTCN 14,4 13,5 17,6 23,1 28,4 29 36,7 35,8 36,8 40,0 Nônglâm,thủysản 52,2 49,5 48,4 48,1 46,3 42,3 35,5 40,4 38,2 36,4 Nguồn: bộ kh &đt Đi kèm với việc giảm tỷ lệ các mặt hàng xuất khẩu là nguyên liệu thô, xuất khẩu Việt nam đã hình thành một số mặt hàng chủ lực có triển vọng như: dầu mỏ, gạo, dệt may, thuỷ sản, cao su, cà phê. đây là những mặt hàng có kin ngạch xuất khẩu lớn có khả năng tác động nhất định trên thị trường thế giới và khu vực, nó đảm bảo cung cấp một bộ phận thu nhập ngoại tệ ổn định, giúp cho việc lập kế hoạch và cân đối lớn nền kinh tế. 10 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu Mặt hàng 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Dệt may ( Tr. USD) 496 850 1150 1394 1351 1747,3 18515 1950 Dầu thô ( 1000 tấn) 6940 7650 8705 9574 12145 14882 15500 16000 Gạo (1000 tấn) 1983 1988 3000 3553 3749 4508 3500 3500 Giầy dép (Tr. USD) 122 296 530 965 1000 1391,6 1402 1650 Thuỷ sản (Tr. USD) 551 621 697 781 918 971,1 1475 110 Cà phê ( 1000 tấn) 176 248 284 389 382 482 694 500 Máy vi tính,điện tử 474 550 790 700 Cao su (1000 tấn) 136 138 111 194 191 265 280 280 Hạt điều (1000 tấn) 17 33 26 18,4 26,4 23 Than đá (1000 tấn) 2070 2820 3650 3449 3162 3260 3035 3500 Trong giai đoạn 1991-1994, chúng ta đã đầu tư để hình thành dần các ngành sản xuất hàng hoá, các vùng sản xuất nông sản tập trung, các khu công nghiệp và mở rộng thị trường tiêu thụ nên đã tạo ra thêm ba mặt hàng chủ lực mới có khối lượng và giá trị xuất khẩu trên 100 triệu USD như dệt may, cao su, cà phê. Hai năm cuối của kế hoạch 1994 - 1995, Việt nam chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất chế biến hàng xuất khẩu, tích cực tiến hành CNH - HĐH đất nước nên đã hình thành thêm ba mặt hàng chủ lực là giầy dép, hạt điều và lạc nhân. Như vậy đến cuối năm 1995, Việt nam đã hình thành 9 mặt hàng xuất khẩu chủ lực mà giá trị xuất khẩu của mỗi mặt hàng là trên 100 triệu USD: dầu thô, gạo, thuỷ sản, lâm sản, hành dệt may, cà phê, cao su, giầy dép, hạt điều, lạc nhân. Những mặt hàng này có tốc độ tăng trưởng nhanh, có sức cạnh tranh và có chỗ đứng nhất định trên thị trường thế giới. Đến nay, tuy mới xuất hiện nhưng mặt hàng điện tử và linh kiện lắp giáp máy tính ( chủ yếu là mạch điện tử ) đã nhanh chóng trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Năm 1998 đã đạt 50 triệu USD, đứng hàng thứ 7 trong số 10 mặt hàng xuất khẩu chính. Năm 2000 tăng 35% so với năm 1999 đạt 790 triệu USD Ngoài mặt hàng chính nói trên còn có một số mặt hàng khác, đáng chú ý là hạt tiêu đạt 64,5 triệu USD (tăng 2,7 % ), rau quả đạt 53,4 triệu USD ( giảm 22%), chè đạt 50,5 triệu USD ( tăng 5,4 % ) và lạc nhân đạt 42 triệu USD ( giảm gần 6 % ). Năm 2000 là năm đực biệt khó khăn vói gạo, cà phê, ngay từ những tháng đầu năm, thị trường gạo đã rất buồn tẻ, gạo nước ta chưa đạt phẩm chất cao giá cả khônh ổn định. Tình trạng đó kéo dài suốt trong năm. Do đó cả năm xuất khẩu gạo ước tính chỉ đạt khoảng 3,5 triệu tấn và chỉ bằng 77,6 % về lượng và 65,2% về giá trị so vơí năm 1999. Về cà phê, d o giá xuống thấp liên tục qua các tháng. các mặt hàng nông sản chủ yếu khác vẫn ở mức bình thường. Riêng hải sản, với trị giá xuất khẩu cả năm 1475 triệu USD đã đóng góp gần 18,2% vào mức tăng chung của xuất khẩu, hàng thủ công mỹ nghệ ước tính cũng xuất khoảng 235 triệu USDtăng xấp xỉ 40% so với năm 1999. Xét về cơ cấu xuất khẩu theo ngành hàng thì tổng kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 1991 - 1995 đạt 17,013 tỷ USD và được chia theo cơ cấu các nhóm hàng như sau + Hàng nông lâm thuỷ sản: 8382 triệu USD chiếm 49,3% + Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp: 3400 triệu USD chiếm 20% + Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản: 5321 triệu USD chiếm 30,7% 5-chính sách tự do hoá Thương Mại Tự do hoá thương mại là một điều kiện cần thiết mà các nước muốn tham gia hội nhập kinh tế đều phải thực hiện. Tự do hoá thương mại giúp cho hệ thống trao đổi ngoại thương của toàn cầu được thông suốt. Đối với Việt nam tự do hoá thương mại có hai ý nghĩa. Thứ nhất, Việt nam thực hiện tự do hoá thương mại để hoà nhập kinh tế khu vực và thế giới. Thứ hai, tự do hoá thương mại là một phần quan trọng của chương trình “chuyển đổi tín dụng cơ cấu mở rộng (ESAF) của IMF ” và chương trình “chuyển đổi cơ cấu (SAC) của WB ” để có thể vay tiền của các tổ chức này. Trong hoạt động xuất khẩu, chính sách tự do hoá thương mại được thể hiện ở các mặt sau: 1. Cải cách thủ tục kinh doanh xuất nhập khẩu. Trước đây một doanh nghiệp muốn có quyền kinh doanh xuất nhập khẩu cần phải có 3 loại giấy phép: giấy phép thành lập doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh và giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu do Bộ Thương mại cấp. thủ tục làm các loại giấy phép này rất rườm rà mất nhiều thời gian. Cụ thể điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh XNK như sau: + Đối với doanh nghiệp chuyên kinh doanh XNK phải được thành lập theo đúng luật pháp và cam kết tuân thủ các quy định của luật pháp hiện hành. doanh nghiệp phải có mức vốn lưu động tối thiểu tính bằng tiền Việt nam tương đương 200000 USD tại thời điểm đăng ký kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu. Riêng đối với các doanh nghiệp thuộc các tỉnh miền núi và các tỉnh có khó khăn về kinh tế, các doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng cần khuyến khích xuất khẩu mà không đòi hỏi nhiều vốn, mức vốn lưu động nêu trên được quy định tương đương 100000USD. Các doanh nghiệp này phải hoạt động theo đúng ngành hàng đã đăng ký kinh doanh. + Đối với doanh nghiệp sản xuất được thành lập theo đúng luật pháp, có cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu ổn định và có thị trường tiêu thụ ổn định ở nước ngoài, có đội ngũ cán bộ đủ trình độ kinh doanh, ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương đều có quyền trực tiếp xuất khẩu hàng hoá do mình sản xuất. Trường hợp khách hàng nước ngoài thanh toán bằng hàng thì phải được Bộ Thương mại xem xét giải quyết hợp lý cho từng trường hợp cụ thể. + Các doanh nghiệp chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu nếu có khả năng kinh doanh những mặt hàng đã được quy định trong giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu có quyền đề nghị Bộ Thương mại bổ sung thêm ngành hàng vào giấy phép thành lập doanh nghiệp và đăng ký tại trọng tài kinh tế. Năm 1994-1995 số giấy phép cần thiết đã giảm xuống còn 2 loại đó là giấy phép kinh doanh và giấy phép thành lập doanh nghiệp. 2. Hạn ngạch xuất khẩu Trong xu thế tự do hoá thương mại ngày nay, Chính phủ các nước ít sử dụng công cụ hạn ngạch. Tuy nhiên ở Việt nam vẫn có một số mặt hàng không khuyến khích xuất khẩu hoặc cần có sự quản lý của nhà nước. Do vậy, hàng năm Chính phủ duyệt các mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch. Bộ thương mại có trách nhiệm công bố danh mục các mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch và phân bổ cho các Bộ, Tỉnh, thành phố theo sự chỉ đạo của thủ tướng Chính phủ. Trước đây, số mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch lên tới 16-17 mặt hàng nhưng từ năm 1996 chỉ còn lại hai mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch đó là gạo và hàng dệt may( vào EU, Canada, Thổ nhĩ kỳ, Nauy. . ) - Đối với hàng dệt may chính phủ quản lý bằng hạn ngạch vì đây là mặt hàng xuất khẩu theo hiệp định ký kết với EU, Canada, Thổ nhĩ kỳ, Nauy. . - Đối với mặt hàng gạo + Năm 1997 chỉ tiêu xuất khẩu gạo là 2,5 triệu tấn, được giao làm 2 đợt. Từ đầu năm đến tháng 9/1997 khoảng 2 triệu tấn. Số còn lại tuỳ tình hình mùa vụ Bộ Thương mại bàn với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn để phân bổ tiếp. + Năm 1998 hạn ngạch xuất khẩu là 4 triệu + Năm 1999 hạn ngạch xuất khẩu gạo ở mức 3,9 triệu tấn Trong những năm gần đây, chính sách quản lý xuất khẩu của nước ta có xu hướng: Giảm tối đa các mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch; từng bước đơn giản hoá chế độ quản lý xuất khẩu bằng hạn ngạch. 3. Chính sách thuế Thuế xuất khẩu, nhập khẩu của Việt nam quy định: - Hàng hoá xuất nhập khẩu chịu thuế - Hàng hoá xuất nhập khẩu không thuộc diện chịu thuế sau khi đã làm đầy đủ thủ tục hải quan - Hàng được xét miễn thuế - Căn cứ tính thuế Theo luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu của Việt nam những mặt hàng được miễn giảm hoàn lại thuế là: + Hàng xuất khẩu được miễn thuế + Hàng xuất khẩu trả nợ nước ngoài của Chính phủ + Hàng là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để gia công cho nước ngoài và xuất khẩu theo các hợp đồng gia công cho nước ngoài. + Hàng xuất khẩu của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và của các bên nước ngoài hợp tác kinh doanh. + Hàng được xét hoàn thuế. + Hàng đã được kê khai và nộp thuế nhưng thực tế không xuất khẩu hoặc xuất khẩu với số lượng ít hơn. + Hàng là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu + Hàng tạm nhập, tái xuất, tái nhập Để khuyến khích mạnh mẽ hoạt động xuất khẩu hơn nữa, tháng 2/1998 Chính phủ đã ra quyết định về việc đổi thuế doanh thu, thuế lợi tức đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu như sau: + Hoàn thuế doanh thu cho doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu và bán thành phẩm bán cho đơn vị khác để sản xuất hàng xuất khẩu. + Không thu thuế lợi tức bổ sung đối với các cơ sở sản xuất nếu xuất khẩu 50% sản phẩm sản xuất ra hoặc có doanh thu từ xuất khẩu chiếm trên 50% tổng doanh thu. + áp dụng thuế xuất nhập khẩu trong khung thuế suất đối với một số mặt hàng cần khuyến khích xuất khẩu như gạo, thuỷ sản, cao su, than đá. . + Cho phép kéo dài thời hạn nộp thuế nhập khẩu đến 1 năm đối với vật tư, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu. Với những cố gắng trong việc thực hiện chính sách tự do hoá thương mại của Chính phủ Việt nam, các doanh nghiệp đã có một hành lang pháp lý rộng rãi hơn để thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu, góp phần nâng cao hiệu quả xuất nhập khẩu. 6-các chính sách tài chính tín dụng. Đi kèm với các biện pháp thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu Chính phủ cũng khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động sản xuất và kinh doanh xuất khẩu bằng các biện pháp tài chính và tín dụng. Thuế: Hàng hoá xuất khẩu là hàng hoá thuộc diện ưu đãi về thuế (luật thuế xuất khẩu). Các hàng hoá là vật tư nguyên liệu gia công cho nước ngoài rồi xuất khẩu theo hợp đồng thì không phải chịu thuế nhập khẩu hoặc phả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0712.doc
Tài liệu liên quan