Phương hướng và giải pháp đổi mới cơ chế, chính sách đối với phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

 

A- MỞ ĐẦU 1

B- CƠ SỞ LÝ LUẬN 3

I/ Vị trí, vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ 3

1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ 3

2. Vị trí, vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ: 3

II/ Tiềm năng và xu hướng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ: 7

1. Tiềm năng: 7

2. Xu thế phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ: 8

III/ Thưc trạng của doanh nghiệp vừa và nhỏ: 9

1. Xét về hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất kinh doanh 9

2. Về vốn và tín dụng: 10

3. Về đất đai, công nghệ và thiết bị của doanh nghiệp vừa và nhỏ. 10

4. Về thị trường: 11

5. Về nguồn nhân lực của doanh nghiệp vừa và nhỏ: 12

6. Một số hạn chế khác: 13

IV/ Tồn tại và những nguyên nhân của những tồn tại của cơ chế,

chính sách đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ: 13

2. Những nguyên nhân của những tồn tại: 15

V- Phương hướng và giải pháp đổi mới cơ chế, chính sách đối với

phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay: 17

1. Sự cần thiết khách quan của việc đổi mới: 17

2. Phương hướng đổi mới: 19

C- KẾT LUẬN 21

 

doc31 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1130 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phương hướng và giải pháp đổi mới cơ chế, chính sách đối với phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rõ ràng cộng với thông tin về tình hình thế giới, quốc tế không được cập nhật đã hạn chế hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ rất nhiều. 5. Về nguồn nhân lực của doanh nghiệp vừa và nhỏ: Nguồn nhân lực hoạt động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường thu hút một số lượng lớn lao động góp phần đáng kể trong việc tạo thêm việc làm. Song nguồn nhân lực của doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng còn nhiều hạn chế. Nhiều chủ doanh nghiệp chưa được đào tạo chuyên môn bài bản, đội ngũ công nhân lành nghề, kĩ sư bậc cao bị thiếu hụt đã cản trở sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trước hết trình độ và tay nghề của người lao động và đội ngũ quản lý trong doanh nghiệp vừa và nhỏ là một vấn đề bức xúc hiện nay. Lực lượng công nhân kỹ thuật và lao động lành nghề được đào tạo quá ít, trình độ thấp. Theo ước tính thì đa số các chủ doanh nghiệp và lực lực lao động và các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay có trình độ cấp I (40-45%), số lao động có trình độ tay nghề giản đơn, chưa được đào tạo chiếm khoảng 60-70%. Trong khi đó chỉ có một số lượng nhỏ các chủ doanh nghiệp có trình độ đại học. Trình độ chuyên môn của các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ còn nhiều hạn chế như vậy quan trọng hơn là trình độ quản lý của họ cũng chưa đáp ứng được những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường có nhiều biến động như hiện nay. Thực tế cho thấy phần lớn các chủ doanh nghiệp chưa đủ khả năng quản lý doanh nghiệp khi đăng ký nhiều ngành nghề. Kinh nghiệm quản lý kinh doanh theo phương thức hiện đại còn yếu kém cùng với phần đông lao động giản đơn thủ công, trình độ thấp đã gây khó khăn lớn cho việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra do nhiều hạn chế nên một bộ phận chủ doanh nghiệp chưa nhận thức được lợi ích của các công cụ chuyên môn hoá như kiểm toán, nghiên cứu triển khai trong nội bộ doanh nghiệp, thiết kế, điều tra thị trường, quảng cáo, xử lý số liệu... mà tự làm lấy nên làm tăng chi phí cố định và bỏ qua lợi ích của chuyên môn hoá. Chính vì thế việc áp dụng các phương thức kinh doanh hiện đại, công nghệ tiên tiến vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn, làm cho năng suất lao động thấp, thu nhập không ổn định. 6. Một số hạn chế khác: Một hiện tượng hiện nay là nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ bán hàng cho trả chậm rất nhiều nên thu hồi vốn khó. Theo một cuộc khảo sát tài chính 300 doanh nghiệp ngoài quốc doanh của Cục thuế TP HCM đã phát hiện nhiều con số ảo, có 250doanh nghiệp báo cáo tài chính là có vốn điều lệ âm, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tình trạng đó đã làm cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp . Hoạt động của các doanh nghiệp tách rời nhau. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường hoạt động tách rời các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ tư nhân tách rời doanh nghiệp nhà nước và bản thân các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng tách rời nhau, giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thành thị chưa có sự liên kết hỗ trợ cho nhau về kĩ thuật, công nghệ, thị trường. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp những khó khăn trong sản xuất kinh doanh một phần là do chúng ta chưa có nhiều các loại hình dịch vụ tư vấn sản xuất kinh doanh hoạt động độc lập, chuyên giúp các doanh nghiệp tháo dỡ những vướng mắc trong quá trình phát triển. IV/ Tồn tại và những nguyên nhân của những tồn tại của cơ chế, chính sách đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ: 1. Tồn tại: Quá trình hình thành và phát triển của cơ chế chính sách, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ đã bộc lộ những hạn chế cần được giải quyết, đó là: + Thiếu những văn bản pháp luật quan trọng, có tính chất định hướng những chính sách vĩ mô và vi mô còn hạn chế, thiếu hướng dẫn cụ thể. Việc thiếu vắng những văn bản có tính chất định hướng quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của các doanh nghiệp . nhà nước ta chưa có luật căn bản, cụ thể về doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các văn bản chính thức định hướng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ vào những ngành nghề nào là chủ yếu. Chính vì thế ngay khi mới ra đời các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã phải đương đầu cạnh tranh với mọi loại hình doanh nghiệp , kể cả các doanh nghiệp lớn. Do vậy tình trạng sớm bị phá sản là điều khó có thể tránh khỏi đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hệ thống các chính sách vẫn chưa đồng bộ, một số chính sách tuy đã ban hành nhưng vẫn chưa đi vào thực hiện vì có sự mâu thuẫn hoặc thiếu ddồng bộ giữa các khâu (như luật khuyến khích đầu tư trong nước, nước ngoài thực hiện gặp rất nhiều khó khăn), điều đó không những ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà còn ảnh hưởng đến sự giảm sút, kiểm soát của nhà nước. Một văn bản pháp luật, một chính sách ra đời đều phải xuất phát từ tình hình thực tiễn của đất nước, từ những vấn đề kinh tế vĩ mô để điều chính hoạt động sản xuất kinh doanh của vi mô, theo hướng tích cực, của các qui luật kinh tế thị trường mặt khác nó phải mang tính khả thi thì mới đi vào lòng dân và tồn tại được. Nhưng các chính sách vĩ mô và vi mô nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta còn hạn chế, nặng về hình thức, thiếu hướng dẫn cụ thể như chính sách đối với doanh nghiệp sử dụng người lao động và chính sách vay vốn tín dụng với lão suất ưu đãi nhằm giải quyết việc làm cho người lao động. Các hệ thống thông tin, các dịch vụ tư vấn về mặt hàng, khách hàng, thị trường công nghệ, thiết bị, luật pháp, thông lệ quốc tế về kinh doanh... Bên cạnh những chính sác cơ bản đã được thực hiện như chính sách thương mại, chính sách công nghiệp, chính sách TC-TT, chính sách công nghệ, đào tạo. Song một số những chính sách nhằm hỗ trợ lâu dài cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có như chính sách trợ giá xuất nhập khẩu, chưa có hệ thống tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa có chính sách riêng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ về đào tạo nâng cao năg lực quản lý... hầu như chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. + Cơ chế quản lý chưa tạo được môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp vượt qua các hạn chế về tài chinhs, kĩ thuật và thị trường. . Vốn, lao động, công nghệ, kĩ thuật và thị trường là những vấn đề quan trọng cho sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thế nhưng thực tế ở nước ta cho thấy thị trường tài chính chưa hoàn thiện, chưa phát triển đặc biệt là hoạt động của hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng, khả năng hạn hẹp về tích tụ vốn bên trong và huy động vốn bên ngoài doanh nghiệp . Nước ta chưa có những hình thức tín dụng chuyên cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ như ở một số nước như Hàn Quốc, Nhật Bản... Điều đó đã bộc lộ sự yếu kém trong cơ chế quản lý của nhà nước ta. . Một vấn đề nan giải chung cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ là thiếu chiến lược về thị trường. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn bị giới hạn bởi thị trường địa phương (tỉnh, quận) là chủ yếu, sự ươn ra nước ngoài còn quá ít. Mặt khác một số hàng hoá trong nước còn bị cạnh tranh bởi hàng nhập khẩu do cơ chế quản lý chưa chặt chẽ. Hiện nay, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ việc hội nhập nền kinh tế thế giới vừa là cơ hội, vừa là thách thức không nhỏ, nhưng nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa sẵn sàng do thiếu thông tin về thị trường và chưa có chế độ tài trợ thích hợp nhất là đối với các mặt hàng xuất khẩu. Điều này đòi hỏi các cơ quan quản lý cần giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ nắm được thông tin, nâng cao hiểu biết về luật thương mại quốc tế, giũp đỡ trong các thủ tục xuất khẩu để tiếp cận với thị trường ngoài nước. Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế về trình độ trang thiết bị kĩ thuật. Việc lựa chọn và áp dụng công nghệ thích hợp vào sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăndo trình độ hạn chế đã dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp, tính cạnh tranh kém. Nếu không có chương trình mục tiêu hỗ trợ, chuyển giao công nghệ thì doanh nghiệp vừa và nhỏ khó có thể phát triển thực sự. Do vậy cần sửa đổi các cơ chế để khuyến khích và tạo dễ dàng cho doanh nghiệp tiếp cận và áp dụng công nghệ mới, kể cả trong việc nhập khẩu thiết bị có công nghệ nguồn, chuyển giao công nghệ... Như vậy tạo lập được môi trường kinh doanh thuận lợi là điều kiện tiền đề để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế. + Vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay đã được quan tâm nhưng còn nhiều hạn chế. Điều này xuất phát từ chỗ còn thiếu một "sân chơi" bình đẳng giữa doanh nghiệp vừa và nhỏ và các doanh nghiệp quốc doanh, khung pháp lý cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa rõ ràng, sự ủng hộ của các cơ quan chức năng còn hạn chế. Bởi vậy nhiều chủ doanh nghiệp đã kiến nghị sớm được tạo điều kiện thuận lợi để được phát triển trong một sân chơi bình đẳng. Nhìn tổng thể về các hoạt động hỗ trợ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhiều chuyên gia đánh giá rằng doanh nghiệp vừa và nhỏ có tiềm lực to lớn đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhưng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ còn chưa rõ ràng hiệu quả còn mờ nhạt, mức độ và phạm vi tác động còn hạn chế. Do vậy các cơ quan chức năng cần tạo ra sự bình đẳng trong sự phát triển đối với tất cả các doanh nghiệp trong cả nước. + Hệ thống quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới chậm và chưa phù hợp thể hiện ở một số mặt sau: Việc phân cấp quản lý các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng theo ngành và địa phương không phù hợp với xu thế vận độgn của nền kinh tế thị trường, dẫn đến sự bất bình đẳng trong việc huy động vốn và lựa chọn lực lượng sản xuất kinh doanh . Hệ thống tổ chức quản lý, kiểm soát của nhà nước từ trung ương đến địa phương còn công kềnh phức tạp, hoạt động chưa có sự phối hợp chặt chẽ, phâncông trách nhiệm rõ ràng. Mặt khác việc quản lý các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh, quản lý một số lược sản xuất kinh doanh còn buông lỏng. Các cơ quan quản lý và cán bộ quản lý chưa thực sự đổi mới kịp với quá trình phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ . Vì vậy cần thiết phải có sự kiện toàn sắp xếp, đổi mới hệ thống và phương pháp quản lý, kiểm soát trên tinh thần hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển. 2. Những nguyên nhân của những tồn tại: Sự hạn chế của cơ chế quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ là do nhiều nguyên nhân, nguyên nhân khách quan là phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội, có nguyên nhân chủ quan là về các cơ quan quản lý nhà nước và quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng chủ yếu vẫn thuộc về các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan hoạch định chính sách và cơ quan tổ chức thực hiện. - Những nguyên nhân liên quan tập trung ở các mặt nhận thức, tổ chức thực hiện. + Chưa nhận thức đúng và đầy đủ về kinh tế thị trường ảnh hưởng tới việc thiết lập pháp luật, chính sách đối với phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bất cứ nền kinh tế nào cũng có ưu điểm và nhược điểm của nó, sự ưu việt của nó chỉ được phát huy khi có những điều kiện kinh tế-xã hội làm tiền đề phù hợp, ngược lại nhược điểm của nó càng bộc lộ rõ khi điều kiện kinh tế-xã hội làm tiền đề không phù hợp. Kinh tế kế hoạch hoá đã tạo nên sức mạnh cho chúng ta chiến thắng trong cuộc chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước vào năm 1975. Khi đất nước không còn chiến tranh, trình độ kinh tế đã phát triển..., kinh tế thị trường sẽ thay thế kinh tế kế hoạch hoá đó là một tất yếu khách quan. Nhưng các nhà kinh tế học đã chỉ ra rằng, kinh tế thị trường cũng có những khuyết tật mà tự bản thân nó không thể khắc phục được, đòi hỏi phải có bàn tay của chính phủ, sự kết hợp đó được gọi là nền "kinh tế hỗn hợp". Nhưng mức độ hỗn hợp đến đâu là tuỳ thuộc vào mỗi nước, không có khuôn mẫu sẵn cho tất cả các nước. Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng, đều có quyền sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất bao nhiêu... Điều đó được xem là "tự do", là "dân chủ", nhưng doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng dễ bị các đối thủ cạnh tranh đè bẹp. Đứng trước luật của kẻ mạnh thì đâu còn là tự do, dân chủ, quyền tự chủ. Vì vậy, đòi hỏi phải có pháp luật và cách bảo vệ, hỗ trợ khuyến khích loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đã có một thời Nhà nước quản lý quá chặt, thì nay lại có xu hướng buông lỏng, thả nổi doanh nghiệp vừa và nhỏ trong sự vận động của kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị trường có điều tiết, cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, chứ không phải là cơ chế thị trường tự do. Vì vậy, cần thiết phải có chính sách chung, đồng thời phải có chính sách riêng đối với từng loại hình quy mô doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực hỗ trợ huy động vốn, tiếp cận thị trường, chính sách thuế, chuyển giao công nghệ và kỹ thuật. Sự thực hiện đồng nhất các chính sách sẽ là những bất lợi đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sự nhận thức đầy đủ về kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước là cơ sở thuận lợi cho việc thiết lập chủ trương, chính sách theo quan điểm bảo vệ và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. + Nhận thức "thiên kiến" về doanh nghiệp vừa và nhỏ ảnh hưởng tới việc xây dựng các chương trình hỗ trợ phát triển. Trong một thời gian dài nước ta cũng như các nước đang phát triển đều say sưa với mô hình quy mô lớn, hiện đại, sự say mê và hành động đó đã phải trả giá bằng hiệu quả kinh tế thấp kém kéo dài. Lịch sử phát triển kinh tế của một số nước và lãnh thổ như Nhật Bản, Đài Loan... đã chỉ ra rằng muốn phát triển với quy mô lớn, hiện đại phải bắt đầu tư quy mô nhỏ và vừa để có quá trình tích tụ vốn, tích luỹ kinh nghiệm để đi lên. Sự nógn vội, chủ quan sẽ khó đi đến thành đạt phát triển kinh tế. Doanh nghiệp nhỏ luôn được gắn với cách làm ăn nhỏ lẻ, phân tán, hiệu quả thấp, vai trò không lớn đối với nền kinh tế quốc dân. Sự "thiên kiến" đó đã dẫn đến tình trạng trong khoảng thời gian khá dài chính phủ thiếu những chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vị trí doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh, trong điều kiện kinh tế thị trường đã được xác định, nó có quyền bình đảng trong mọi hoạt động kinh tế, từ sản xuất kinh doanh, huy động vốn, đến xuất, nhập khẩu. Đây không phải là vấn đề sách lược tình thế mà là chiến lược cơ bản lâu dài của đất nước, điều này đòi hỏi phải có văn bản pháp luật và các chương trình hỗ trợ phát triển mang tính ổn định, lâu dài để tạo lòng tin cho các chủ doanh nghiệp. + Tổ chức thực hiện vừa "cứng" vừa "lỏng ở các địa phương. Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, chính sách của Nhà nước đối với các doanh nghiệp tuỳ thuộc vào mỗi địa phương, từ việc phân cấp cấp giấy phép thành lập, đăng ký kinh doanh đến việc quản lý quá trình hoạt động thu thuế, giải quyết chuyển nhượng đất đai, tài sản... Xu hướng chung là quản lý doanh nghiệp bằng pháp luật. Trong lúc chưa có hệ thống pháp luật, chính sách đồng bộ thì sự vận dụng khác nhau là không tránh khỏi. Hiện tượng quản lý "cứng" diễn ra ở vùng đô thị, biểu hiện điển hình ở việc đăng ký lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh với thủ tục tài chính quá phức tạp, thời gian chờ đợi xét duyệt dài, bộ máy thực hiện thiếu năng lực và còn quan liêu, dẫn đến hiện tượng hoạt động ngoài pháp luật Quản lý "lỏng" thể hiện ở việc giám sát hoạt động theo đăng ký kinh doanh, chất lượng sản phẩm và thu thuế. Hiện tượng hàng giả, hàng kém chất lượng, buôn bán vòng vo trốn thuế, buôn lậu tràn lan, nhưng Nhà nước chưa thật sự kiểm soát được. Việc thất thu thuế từ 30-40%, trước hết hãy loại bỏ nguyên nhân thuế suất cao, thuế chồng thuế ở nhiều khâu, thì việc tổ chức thu thuế cũng là vấn đề phức tạp, từ việc tổ chức cho đến thu thuế nộp ngân sách. Xoay quanh vấn đề này, không ít tiêu cực đã xảy ra giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ với những người thực thi công việc định thuế và thu thuế. V- Phương hướng và giải pháp đổi mới cơ chế, chính sách đối với phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay: 1. Sự cần thiết khách quan của việc đổi mới: Đổi mới cơ chế, chính sách là đòi hỏi khách quan của nền kinh tế vì bản thân bất cứ một nền kinh tế nào cũng có xu hướng vận động ngày một cao hơn. Vì vậy việc đổi mới cơ chế quản lý và chính sách đối với nền kinh tế nói chung và đối với doanh nghiệp nói riêng là việc làm cần thiết và thướng xuyên. + Để thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, XH công bằng văn minh thì phải phát triển sản xuất. Nước ta là một nước đang phát triển, vốn ít, nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ, công nghệ còn lạc hậu... việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là phụ hợp nhất, đáp ứng mục tiêu tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, đáp ứng nhu cầu cần thiết của đất nước. Về lâu dài sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ đóng góp một tỉ trọng lớn trong thu nhập quốc dân. Bên cạnh các doanh nghiệp lớn thuộc sở hữu nhà nước giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế chúg ta có một hệ thống các doanh nghiệp vừa và nhỏ rộng khắp. Vớilợi thế vốn có, doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ giải quyết được nhiều vấn đề mà các doanh nghiệp lớn khó có thể làm được. Và trong tương lai, doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ phát triển rộng khắp như một yếu tố phụ trợ cho các khu công nghiệp tập trung. Doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ là cầu nối giữa công nghiệp với nông thôn, nông nghiệp, sản xuất với tiêu dùng theo xu hướng xã hội hoá. Nền kinh tế cùng một lúc sẽ phát triển theo 2 hướng vi hoá và tập đoàn hoá. Hai xu hướng đó không biệt lập mà xâu chuỗi, hợp tcs thành một hệ thống mà doanh nghiệp vừa và nhỏ là hạ tầng cơ sở trong cấu trúc nền sản xuất xã hội. Như vậy tiềm năng và lợi thế của doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất lớn, nó là động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nhất là trong những nắm sắp tới. + Mặt khác nền kinh tế của mỗi quốc gia là do tổng thể các doanh nghiệp lớn bé tạo thành. Phần đông các doanh nghiệp lớn trưởng thành phát triển từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ và thông qua liên kết với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do vậy muốn phát triển kinh tế đất nước trước hết phải dựa vào doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ doanh nghiệp vừa và nhỏ mà đi lêndn lớn. Hơn nữa qui luật đi từ nhỏ đến lớn là con đường tất yếu về sự phát triển bền vững mang tính phổ biến của đại đa soó các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường và trong quá trình CNH, HĐH. Xuất phát từ vai trò quan trọng của doanh nghiệp vừa và nhỏ, thực trạng của doanh nghiệp vừa và nhỏ và đặc điểm của nước ta khi bước vào nền kinh tế thị trường với xuất phát điểm thấp so với các nước trong khu vực và thế giới, đòi hỏi cần có cơ chế quản lý mới phù hợp tạo ra được hành lang pháp lý và môi trường kinh tế xã hội thuận lợi để thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển. Nền kinh tế thị trường với những qui luật kinh tế khách quan vốn có của nó, chính những qui luật ấy điều chỉnh nền kinh tế phát triển. Song không phải không có những hạn chế, trái ngược với mục tiêu phát triển xã hội, đó là sự độc quyền, cá lớn nuốt cá bé, sự phân hoá giàu nghèo... Trong điều kiện nước ta hiện nay, với xu hướng của nền kinh tế mở, bên cạnh sự tồn tại của hàng trăm ngàn doanh nghiệp vừa và nhỏ là hàng ngàn doanh nghiệp lớn của mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là doanh nghiệp lớn tư nhân, kể cả tư nhân trong nước và nước ngoài. Mà các doanh nghiệp đều có quyền tự chủ và sản xuất kinh doanh, sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai là do doanh nghiệp tự định đoạt. Điều này dẫn đến bất lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi cùng sản xuất một loại sản phẩm với sản xuất lớn, các doanh nghiệp lớn với nguồn vốn lớn, công nghệ kĩ thuật hiện đại sẽ tạo ra sản phẩm với chi phí thấp. Ngược lại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn với nguồn vốn hạn hẹp, công nghệ kĩ thuật lạc hậu, lao động thủ công là chủ yếu sẽ tạo ra cùng loại sản phẩm với chi phí sản xuất cao hơn rất nhiều. Trong xu hướng cạnh tranh quyết liệt như hiện nay, nếu không có cơ chế, chính sách đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì việc khó khăn bù đắp được chi phí sản xuất và nguy cơ phá sản đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất dễ xảy ra. Trong thực tế, từ 1986 đến nay doanh nghiệp vừa và nhỏ từ khi thành lập và đi vào sản xuất kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn, khó khăn lớn nhất là vốn, công nghệ kỹ thuật và thị trường, kể cả thủ tục hành chính để thành lập doanh nghiệp . Dẫn đến nhiều doanh nghiệp phải chững lại, thu hẹp sản xuất hoặc phá sản. Từ 1990-1993 củng số doanh nghiệp nhà nước phải giải thể chiếm 16%, hoàn toàn là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó đối với khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ vấn đề ban hành các thể chế pháp lý càng có yêu cầu bức bách hơn, từ việc đổi mới pháp luật, đổi mới về quản lý và giám sát hoạt động của doanh nghiệp đến việc tạo ra các giải pháp hữu hiệu nhằm giảm bớt những khó khăn của doanh nghiệp ngay từ khi mới thành lập cũng như trong quá trình hoạt động để hỗ trợ khuyến khích doanh nghiệp phát triển đúng định hướng xã hội chủ nghĩa tạo được cơ cấu ngành nghề hợp lý góp phần tăng trưởng kinh tế. + Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đặc biệt coi trọng phát huy khả năng của doanh nghiệp vừa và nhỏ chính là nhằm giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy nội lực đẩy mạnh sự nghiện CNH, HĐH đất nước. Vì vậy phải tạo mọi thuận lợi, banhành hệ thống các chính sách pháp luật nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vài năm trước đây hệ thống pháp luật, chính sách của nhà nước banhành đã có tác dụng tích cực đến sự phát triển của các doanh nghiệp nói chung. Song bản thân nó cũng chứa đựng nhiều bất hợp lý thậm chí có sự mâu thuẫn. Đối với loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có văn bản pháp luật riêng, nhiều mặt quản lý còn buông lỏng, chưa khuyến khích nó phát triển, đồng thời cũng chưa quản lý được nó thực sự. Đó là một yếu kém mà chúng ta phải khắc phục. Và ngày nay trong xu thế hội nhập, việc đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ là đòi hỏi tất yếu khách quan của nền kinh tế nước ta. Do vậy cần thiết phải có sự nghiên cứu một cách toàn diện những qui luật kinh tế và quá trình vận động của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, đồng thời phải rút ra từ những bài học kinh nghiệm của thế giới và khu vực, để có thể thiết lập được hệ thống pháp luật, chính sách và giải pháp phù hợp, hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển. Chính phru sẽ không làm thay nhưng tạo điều kiện và môi trường để phát huy sức mạnh nội sinh của doanh nghiệp . Sự kết hợp nỗ lực từ 3 phía: Chính phủ, cộng đồng và doanh nghiệp sẽ làm bật dậy nhiều tiềm năng mới để phát triển kinh tế xã hội. Sự lựa chọn phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là một con đường đúng đắn của nước ta để phát triển kinh tế xã hội, đồng thời tạo bước tiến nhanh cho quá trình CNH, HĐH đất nước. 2. Phương hướng đổi mới: a. Đổi mới về nhận thức tư tưởng và những quan điểm cơ bản trong đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ. + Trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta phải quán triệt sâu sắc những vấn đề thuộc nhận thức và tư tưởng sau: - Xuất phát từ học thuyết của Mác về quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Kiến trúc thượng tầng phải phù hợp với cơ sở hạ tầng. Vì vậy cơ chế quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ phải được xây dựng phù hợp với mô hình kinh tế đã lựa chọn, đó là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Trong đó việc sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai là do thị trường quyết định. Tuy nhiên nền kinh tế thị trường cũng nảy sinh một số khuyết tật như độc quyền, các lớn nuốt cá bé, ô nhiễm môi trường... Do đó cần phải có sự quản lý của nhà nước thông qua hệ thống pháp luật, chính sách và các đòn bẩy kinh tế là chính. - Cơ chế quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ phải phù hợp với chủ trương xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Kinh tế nhiều thành phần là một tất yếu khách quan, tính tất yếu khách quan này đã khẳng định tính chất phù hợp qui luật và tính ổn định lâu dài của quá tình phát triển kinh tế. - Hơn nữa cũng phải nhận thức được rằng phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, là nền tảng cho mọi quan điểm, hệ thống pháp luật, chính sách về quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thiếu nó hoặc vận dụng nó không đúng, thì cơ chế quản lý doanh nghiệp nói chung, cơ chế quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng sẽ làm hãm sự phát triển của doanh nghiệp . Mặckhác cơ chế quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ phải dựa trên nền tảng lý luận về quản lý doanh nghiệp nói chung, phải biết kế thừa tinh hoa của nhân loại. Điều đó đòi hỏi phải có một hệ thống quan điểm đồng bộ nhất quán, có tính ổn định lâu dài. + Bên cạnh việc đổi mới nhận thức, tư tưởng chúng ta cũng phải nhất quán những quan điểm cơ bản là đổi mới cơ chế, chính sách quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Quan điểm hiệu quả KT-XH Trong cơ chế thị trường, tiêu thức quan trọng để đánh giá doanh nghiệp là hiệu quả KTXH, mặc dù doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu kiếm lợi nhuận, tức là hiệu quả kinh tế là chủ yếu. Nhưng trên góc độ quản lý không chỉ coi nhẹ vấn đề xã hội. Vì vậy phải gắn hiệu quả kinh tế với xã hội làm một. Kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới chỉ ra rằng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ đáp ứng tốt một yêu cầu của quan điểm này. Do đó cơ chế mới cần đảm bảo yêu cầu: - Thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ tă

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0253.doc
Tài liệu liên quan