Phương hướng và giải pháp phát triển ngành du lịch Việt Nam từ nay đến năm 2008

Phần một : Vai trò của ngành du lịch trong nền kinh tế quốc dân

I. Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế

II. Du lịch phát triển mang lại ý nghĩa tích cực về mặt văn hoá - xã hội

Phần hai : Thực trạng của ngành du lịch Việt Nam hiện nay

I. Tiềm năng du lịch Việt Nam

II. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngành du lịch Việt Nam

III. Đánh giá kết quả hoạt động của ngành

1. Những kết quả đạt được

2. Những mặt yếu kém, khó khăn và tồn tại

Phần ba : Phương hướng và giải pháp phát triển ngành du lịch Việt Nam từ nay đến năm 2008

I. Dự báo nhu cầu thị trường du lịch Việt Nam từ nay đến năm 2008

II. Phương hướng phát triển ngành du lịch Việt Nam đến năm 2008

1. Phương hướng chung

2. Mục tiêu cụ thể

3. Nhiệm vụ

III. Các giải pháp chủ yếu

 

doc49 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1595 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phương hướng và giải pháp phát triển ngành du lịch Việt Nam từ nay đến năm 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
An..v..v..cùng hàng trăm chùa, tháp ở các tỉnh. Di tích triều Nguyễn ở Huế và thắng cảnh Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản văn hoá nhân loại năm 1994. Ngoài ra còn 7.300 di tích phân bố ỏ khắp 53 tỉnh, thành trong cả nước. Các lễ hội của ta rất phong phú và đa dạng, có mặt khắp các địa phương và rải dần đến các tháng trong năm. Lễ hội ở Việt Nam là sản phẩm độc đáo thu hút khách du lịch. Các lễ hội điển hình như : Hội Chùa Hương, Lễ đâm trâu, múa xoè. Sắc thái dân tộc, nền văn hóa đặc thù của 54 dân tộc Việt Nam là một kho tàng văn hoá vô giá mà nếu biết khai thác tốt sẽ mang lại những nét riêng đầy sức hấp dẫn cho nền công nghiệp du lịch. Việt Nam có tiềm năng lâu đời về văn hoá nghệ thuật, nền kiến trúc có giá trị, có nhiều kiến trúc tôn giáo có giá trị lớn. Hơn nữa, Việt Nam còn có một nghệ thuật truyền thống dân gian phát triển như nghệ thuật sân khấu âm nhạc, múa... Đặc biệt nghệ thuật ẩm thực với các món ăn dân tộc độc đáo gắn liền với nghệt thuật nấu và chế biến cao. Việt Nam còn có hàng trăm làng nghề truyền thống với những sản phẩm đặc trưng mang tính nghệ thuật cao như : chạm khắc, dệt tơ lụa, gốm sành sứ, mỹ nghệ... II. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành Du lịch Việt Nam Những năm gần đây, hoà nhịp vào sự phát triển chung của cả nước, ngành du lịch đã có những bước tiến nhất định và ngày càng có tác động tích cực đến nhiều lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch ( cả nội địa và quốc tế ) trong giai đoạn 1994 - 1998 đạt khoảng 23%/ năm. Nếu như năm 1994 nước ta mới thu hút được 1.018.000 lượt khách du lịch thì đến năm 1998 đã thu hút được 1.520.000 lượt khách. Tuy khách vào Việt Nam không phải hoàn toàn là khách du lịch thuần túy, nhưng phần lớn lượng khách trên đã đến ăn, ngủ tại các khách sạn của ngành. Trong số khách du lịch đến Việt Nam khách vào bằng đường hàng không chiếm tỷ lệ là 58,4%, đường bộ 30,2%,đường biển 11,4%.Nguồn khách du lịch đến Việt Nam nhiều nhất là Trung Quốc ( 24,7% ), Mỹ ( 12,3% ), Đài Loan ( 9,1%), Nhật Bản ( 6,4% ), Pháp ( 5,6% ), Anh (2,1%).... Những địa bàn đón được nhiều khách quốc tế là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Huế. Nhìn chung, cả nước có tới 12 tỉnh, thành phố đã đón được lượng khách quốc tế vào địa phương nhiều hơn năm 1997. Một số đơn vị khai thác được nhiều khách du lịch quốc tế như Công ty du lịch thành phố Hồ Chí Minh, công ty du lịch Bến Thành, công ty du lịch Hoà Bình ( thuộc Trung ương Hội phụ nữ ). Ngoài ra còn có hơn 20 công ty, doanh nghiệp khác đã đạt được lượng khách quốc tế cao hơn năm trước. Bảng 1 : Lượng khách du lich quốc tế vào Việt Nam ( 1994 - 1998 ) Năm Só lượng khách Tốc độ tăng ( % ) 1994 1.018.000 - 1995 1.350.000 20% 1996 1.460.000 8% 1997 1.620.000 10% 1998 1.520.000 - 6,5% Nguồn : Báo cáo tổng kết 5 năm đổi mới phát triển du lịch - Tổng cục Du lịch Về lượng khách du lịch nội địa có tốc độ tăng trưởng rất cao. Năm 1994 mới có 3.500.000 lượt khách thì đến năm 1998 con số này đã là 9.600.000 lượt khách. Bảng 2 : Lượng khách du lịch nội địa Năm Số lượng khách ( lượt người ) Tốc độ tăng % 1994 3.500.000 - 1995 5.500.000 57% 1996 7.100.000 29% 1997 8.500.000 20% 1998 9.600.000 10% Nguồn : Báo cáo tổng kết năm năm đổi mới phát triển du lịch - Tổng cục du lịch Lượng khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài cũng tăng đáng kể tuy số lượng còn rất nhỏ, năm 1994 trên 20.000 lượt người ; năm 1995 là 26.000 lượt người; năm 1996 là 31.500 lượt người đến năm1997 giảm xuống còn khoảng 17.000 người. ở đầu thập kỷ 90, nhiều nhà nghiên cứu khả năng du lịch của cộng đồng người Việt ở nước ngoài về thăm quê hương là nguồnn khách chủ yếu. Nhưng trên thực tế số lượng khách Việt Kiều chỉ chiếm có 16,6% tổng số khách du lịch quốc tế vào Việt Nam. Theo số liệu điều tra của Viện nghiên cứu và Phát triển du lịch thì một lượt khách quốc tế chi tiêu bình quân khoảng 75 USD/ngày ( thời điểm 1994) trong đó có 65% cho lưu trú và ăn uống, 10% cho vận chuyển, đi lại 15% cho mua sắm hàng hoá và 10% cho các dịch vụ khác. Thời gian lưu lại trung bình của khách quốc tế là 6,4 ngày/ lượt khách. Nếu tính cả khách du lịch nội địa chi tiêu khoảng 300.000 VNĐ thì tổng doanh thu xã hội từ hoạt động du lịch năm 1994 đạt 6.40 tỷ VND. Trong đó doanh thu của ngành đạt 4.000 tỷ VND. Đến năm 1998, doanh thu xã hội từ du lịch là 14.000tỷ VND. doanh thu toàn ngành là 6.400 tỷ VND. Tốc độ tăng doanh thu xã hội từ du lịch đạt khoảng 35%/ năm. Tốc độ tăng doanh thu toàn ngành đạt khoảng 25%/ năm. Do doanh thu đạt được con số cao nên ngành du lịch đã tăng được mức độ đóng góp của mình cho vốn ngân sách Nhà nước. Năm 1994 mới nộp được 600 tỷ VND thì đến năm 1997 là 840 tỷ VND, năm 1998 do khủng hoảng kinh tế nên chỉ nộp được có 580 tỷ VND. Đây là một nguồn thu quan trọng, đặc biệt là nguồn thu ngoại tệ từ khách du lịch quốc tế, góp phần tăng thêm thu nhập quốc dân. Bảng 3 : Doanh thu của ngành Du lịch giai đoạn 1994 - 1998 ( Bao gồm cả doanh thu xã hội và doanh thu ngành ) Năm Doanh thu ngành Doanh thu xã hội ngành 1994 4.000 ( tỷ - VND ) 6.400 ( tỷ VND ) 1995 9.000 19.500 1996 7.600 16.800 1997 7.000 16.000 1998 6.400 14.000 Nguồn : Báo cáo tổng kết năm năm đổi mới phát triển du lịch - Tổng cục du lịch Bảng 4 : Mức nộp ngân sách của ngành ( tỷ đồng ) Năm 1994 1995 1996 1997 1998 Mức nộp ( tỷ VND ) 600 670 747 840 580 Nguồn : Báo cáo tổng kết năm năm đổi mới phát triển du lịch - Tổng cục du lịch III. Đánh giá kết quả hoạt động của ngành Những kết quả đạt được a. Cơ chế chính sách về du lịch được bổ sung, bộ máy quản lý nhà nước, hệ thống kinh doanh du lịch được hiệu toàn và sắp xếp lại. Trong 5 năm qua, ngành du lịch đã tiến hành cải cách thủ tục hành chính, rà soát, sửa đổi và ban hành mới nhiều văn bản quản lý du lịch của địa phương, giảm bớt phiền hà, phù hợp dần yêu cầu quản lý trong nước và thông lệ quốc tế. Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam và các nghị định hướng dẫn là những tháo gỡ bước đầu quan trọng để thu hút khách hàng du lịch và các nhà đầu tư. Bộ máy quản lý nhà nước và du lịch từ Trung Ương đến địa phương được kiện toàn và dần được củng cố, phát huy chức năng tham mưu, quản lý nhà nước, xây dựng và triển khai quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch. Hệ thống kinh doanh du lịch nhiều thành phần được sắp xếp lại một bước. Đến năm 1998 cả nước có 856 doanh nghiệp du lịch, 468 công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân và 114 doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài... Ngoài ra còn hàng nghìn hộ tư nhân và nhiều doanh nghiệp thuộc các bộ, ngành đoàn thể xã hội kết hợp kinh doanh du lịch, khách sạn vận chuyển và vui chơi giải trí. Nhìn chung các doanh nghiêp tư nhân và hộ tư nhân đã cố gắng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lao động phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo ra nhiều sản phẩm mới để thu hút khách hàng. Đồng thời cũng khai thác, giữ vững và mở rộng thị trường, chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ, thích nghi với cơ chế mới làm ăn có hiệu quả. b. Giữ được nhịp độ tăng trưởng khá đối với các chỉ tiêu cơ bản về khách du lịch, doanh thu, nộp ngân sách, về cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động. Thông qua kết quả hoạt động kinh doanh của ngành, ta thấy ngành có tốc độ tăng trưởng khá cao so với các nước khác trong khu vực và thế giới. Đặc biệt năm 1994 ngành du lịch đã đón người khách thứ 1 triệu về trước kế hoạch 1 năm và vựơt dự báo của tổ chức du lịch thế giới 6 năm. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch trong 5 năm qua phát triển nhanh, hàng loạt khách sạn ( cả khách sạn lớn và khách sạn mini ) nhà nghỉ, căn hộ cho thuê... khởi công từ trước đã đi vào sử dụng làm thay đổi nhanh số lượng của hệ thống khách sạn Việt Nam. Năm 1994 cả nước mới có trên 34.000 buồng khách sạn ( có 17.800 buồng phụcvụ được khách sạn quốc tế ) thì đến năm 1998 có trên 3000 khách sạn với trên 50.000 buồng phục vụ khách quốc tế . Khách sạn nhà nước chiếm 51% tổng số khách sạn với 62,3% tổng số buồng, khách sạn liên doanh chiếm 3,9 tổng số khách sạn với 10% tổng số buồng. Đến nay đã xếp hàng từ 1 - 5 sao cho 313 khách sạn. Trong những năm 1994 - 1995 mỗi năm tăng khoảng 7000 buồng. Nhiều khách sạn sang trọng, cao cấp 4 - 5 sao quy mô từ 200 - 600 buồng liên doanh với các khách sạn hàng đầu thế giới được đưa vào sử dụng, khai thác đã làm thay đổi căn bản diện mạo ngành khách sạn của nước ta, hội nhập được hệ thống khách sạn quốc tế. Trong tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, lượng khách quốc tế giảm, nhiều khách sạn đã tích cực chủ động tìm mọi biện pháp khắc phục như tiếp thị, quảng cáo, khuyến mại ẩm thực, cung cấp một số dịch vụ miến phí, nâng cao chất lượng phục vụ, giảm chi phí sản xuất .v..v.. đến nay đã xuất hiện một nhân tố tích cực trong hoạt động khách sạn. Những khách sạn có chất lượng phục vụ tốt, uy tín, nằm ở vị trí thuận lợi, có chính sách tiếp thị, quảng cáo phù hợp vẫn đạt kết quả kinh doanh tốt như khách sạn Rex, Cửu Long ( thành phố HCM ) khách sạn Hương Giang ( Huế ), khách sạn Kim Liên ( Hà Nội )..v..v.. thu từ kinh doanh phục vụ khách du lịch nội địa tăng. Trong dịp tết Nguyên Đán nhiềukhách sạn có khách quốc tế vào đây, công suất sử dụng buồng đặt trên 80%. Năng lực vận chuyển khách du lịch tăng, chất lượng được nâng cao, phương tiện vận chuyển chuyên ngành khoảng 6.000 xe, bàn, thuyền các loại. Nhìn tuyến du lịch đường biển và đường sông như Hải Phòng - Quảng Ninh - Thành phố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu, đồng bằng sông Cửu Long đã sử dụng tần số cao tốc với trang thiết bị hiện đại. ở các trung tâm du lịch lớn như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội , Hải Phòng.. có các đội xe tắc xi đáp ứng kịp thời nhu cầu đi lại của khách du lịch. Đường sắt Việt Nam đổi mới phương tiện, công nghệ và phong cách phục vụ, hàng không Việt Nam mở nhiều đường bay quốc tế và trong nước tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, trên 20 hãng hàng không nước ngoài bay đến Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu của khách.Một số nhu cầu khách du lịch, khu vui chơi giải trí ở thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nội, Nha Trang... mặc dù chưa đạt được tầm cỡ như các khu du lịch của nước ngoài nhưng đã thu hút hàng triệu lượt khách/ năm, đáp ứng một phần nhu cầu tham quan giải trí của khách du lịch trong nước. Đã bắt đầu hình thành và có đối tác đầu tư cho một số khu du lịch quan trọng có ý nghĩa quốc gia và quốc tế như khu du lịch Đầm Sen - Suối vàng ( Đà Lạt ); Ferilanh ( Vũng Tàu ) khu du lịch Cát Bà - Hải Phòng .v..v với số vốn đầu tư hàng trăm triệu USD. Một số khách du lịch, khu vui chơi giải trí sân GOLF, thể thao đã được đưa vào hoạt động. Các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao quy mô nhỏ cũng phát triển phần nào đã đáp ứng nhu cầu trước mắt cho khách du lịch và nhân dân địa phương. Cùng với sự tăng nhanh của khach và hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, lực lượng lao động trong ngành cũng phát triển cả số lượng và chất lượng. Năm 1994 cả nước có trên 52 ngàn lao động trực tiếp trong du lịch đến năm 1998 đã tăng lên 160 nghìn , tăng trungbình hàng năm 30%. Nhìn chung đội ngũ lao động có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với công việc, có ý thức bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Một số cán bộ đã được đào tạo chính quy hoặc tự đào tạo, bồi dưỡng kiến thức để hoàn thành công việc. Lực lượng lao động ở một số doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn được đào tạo qua các trường hợp, lớp bồi dưỡng tại chỗ, gửi đi đào tạo ở nước ngoài có chất lượng tốt. c. Sản phẩm du lịch đa dạng hơn, phong phú hơn và từng bước nâng cao được chất lượng Đa dạng hoá các sản phẩm theo hướng phát triển du lịch văn hoá và du lịch sinh thái là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam trước mắt cũng như lâu dài. Vì vậy trong 5 năm qua ngành đã chú trọng chỉ đạo xây dựng phát triển nhiều loại hình du lịch, các chuyến du lịch mới cả đường sông, đường bộ, đường biển, cả ở miền núi, cao nguyên, đồng bằn vùng ven biển và Hải đảo. Ngoài các loại hình du lịch truyền thống các doanh nghiệp đã hình thành nhiều loại hình du lịch mới đặc thù như đi bộ, leo núi,lăn biển, hang động... Du lịch đường bộ xuyên việt xuyên Đông Dương bằng xe đạp, ôtô, môtô chú trọng khai thác giá trị nhân văn ngoài bản sắc văn hoá dân tộc để tạo sản phẩm du lịch hấp dẫn được du khách ưa chuộng. Nhiều sản phẩm du lịch mới đựoc nghiên cứu và đưa vào khai thác như du lịch đồng quê, du lịch trở về cội nguồn, du lịch sinh thái, du lịch hang động, du lịch sông nước, lặn biển, du lịch giải trí thể thao...đã bước đầu khắc phục được tính đơn điệu, trùng lặp của các sản phẩm du lịch trước đây. Đồng thời với việc đa dạng hoá sản phẩm, việc nâng cao chất lượng các dịch vụ đưa đón, phục vụ khách hàng trong các cơ sở du lịch, điểm tham quan, việc đảm bảo an ninh an toàn cho các khách hàng cũng đã được quan tâm. Các doanh nghiệp đều có biện pháp tích cực, có cam kết phòng chống sự thâm nhập của các tệ nạn xã hội vào hoạt động kinh doanh kiên quyết loại trừ những hình thức dịch vụ chạy theo lợi nhuận đơn thuần làm băng hoại đạo đức và nét đẹp văn hoá Việt Nam. Để nâng cao chất lượng sản phẩm ăn uống, phát huy đựoc nghệ thuật ẩm thực độc đáo của dân tộc, ngành du lịch đã phát động hội thi toàn quốc nấu các món ăn dân tộcVIệt Nam. Hội thi diễn ra vào tháng 01 năm 1997 đã thu hút hàng vạn khách du lịch, khách tham quan trong nước và quốc tế. d. Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học công nghệ được trú trọng gắn với yêu cầu phát triển. Do phát triển nhanh các doanh nghiệp du lịch, các khách sạn nhà hàng nên đòi hỏi một số lượng lao động có trình độ. Việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ đã đạt được một số kết quả khả quan. Mọt số doanh nghiệp đã tranh thủ tài trợ, kinh nghiệm của nước ngoài và các tổ chức du lịch quốc tế, khu vực để đào tạo bồi dương,mời chuyên gia nước ngoài giảng dạy gửi đi đào tạo ở nước ngoài, thông qua các liên doanh để đào tạo. Mạng lưới các cơ sở đào tạo du lịch dần được thực hiện theo các vùng lãnh thổ, trong đó đã hình thành các cơ sở đào tạo nghề du lịch chất lưọng cao, có sự giúp đỡ về cơ sở vật chất kỹ thuật của nước ngoài. Ngoài ra ngành cũng tập trung và triển khai vào các vấn đề của ngành như: quản lý nhà nước, tiêu chuẩn hoá nghiên cứu thị trường...Kết quả nổi bật nhất tỏng thời gian qua là việc ứng dụng những thành tựu phát triển của công nghệ điện tử, vô tuyến viễn thông và những công nghệ mới trong lĩnh vực in ấn đã tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng các dịch vụ và phát hành các ấn phẩm tuyên truyền quảng cáo, sản xuất băng hình và đĩa CD - Rom, hoà mạng Internet...Nhờ những cố gắng trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, du lịch Việt Nam đã dần hội nhập với du lịch khu vực và trên thế giới. e. Công tác quy hoạch đầu tư phát triển ngành được triển khai khẩn trương và có nhiều tiến bộ. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 - 2010 đã đựoc Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt là cơ sở cho việc quy hoặch phát triển du lịch của các Tỉnh thành phố trong cả nước. Những nội dung và kết quả nghiên cứu quy hoặch ngành đã đóng góp tích cực vào việc nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, các vùng lãnh thổ và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Do chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là chính sách đổi mới về kinh tế và kinh tế đối ngoại, do điều tiết của nền knh tế thị trường, do lợi nhuận của kinh doanh du lịch cao, nhiều thành phần kinh tế đã tham gia đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Đầu tư trong nước hướng vào xây mới cải tạo hoặc nâng cấp các công trình nhỏ và vừa, thời gian xây dựng ngắn, nhanh đưa vào sử dụng. Khách sạn tư nhân nhà hàng và phương tiện vận chuyển tăng đáng kể. Nhiều nơi đầu tư, tôn tạo, bảo tồn gìn giữ di tích, danh lam thắng cảnh. Đầu tư nước ngoài mở rộng địa bàn từ đô thị ra ven biển, miền núi, đã có những dự án lớn đầu tư xây dựng khu du lịch tổng hợp, cơ sở vui chơi giải trí. Đến hết năm 1998 cả nước thu hút 22 nứơc và lãnh thổ đầu tư 180 dự án vào lĩnh vực du lịch - khách sạn với tổng số vốn đăng ký gần 5,5 tỷ USD. Hiện có 156 dự án đang triển khai ( trong đó 102 khách sạn, 12 sân GOLF, 10 câu lạc bộ văn hoá, thể thao, giải trí ) vơí tổng số vốn đăng ký trên 4,82 tỷ USD phân bổ 23 Tỉnh và thành phố. f. Công tác hợp tác quốc tế, xúc tiến du lịch được tăng cường, tranh thủ khai thác nguồn lực bên ngoài, góp phần nâng cao vị thế của Du lịch Việt Nam, tăng cường hội nhập quốc tế và khu vực. Hoạt động hợp tác quốc tế về du lịch được mở rộng và triển khai tích cực theo đường lối mở cửa, đa dạng hoá, đa phương hoá theo định hướng phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước. Đã thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác du lịch với Trung Quốc, Lào, Campuchia, phát triển quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực ASEAN, Châu âu...Đồng thời cũng mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức du lịch quốc tế và khu vực như WTO ( 4/97 đựơc bầu làm Phó chủ tịch uỷ ban Đông á của WTO ); PATA ( thành viên Ban Giám đốc nhiệm kỳ 1994-1996 ); ASEAN TA...Việt Nam cũng tham gia vào trương trình hợp tác phát triển du lịch trên vùng Sông MêKông mở rộng, hợp tác du lịch 3 nước Việt Nam - Lào - Thái Lan. Việt nam đã ký 13 Hiệp định hợp tác du lịch với các nước là thị trường du lich trọng điểm và đầu mối giao lưu Quốc tế, có quan hệ bạn hàng với 800 hãng của hơn 50 nước và vùng lãnh thổ. g. Công tác tuyên truyền quản bá và xúc tiến du lịch Ngày càng được quan tâm, các doanh nghiệp Việt Nam tích cực tham gia vào các Hội chợ du lịch Quốc Tế. Toàn ngành đã phối hợp với các cơ quan đại diện ngoại giao nứoc ta và ở nước ngoài, đai diện ngoại giao nước ngoài ở nước ta, cơ quan thông tin đại chúng trong và ngoài nước, du lịch nước ngoài đưa khách đến Việt Nam để tuyên truyền quản bá du lịch Việt Nam ra nước ngoài và sâu rộng trong nhân dân. Có 13 doanh nghiệp lữ hành Quốc tế Việt Nam đã đặt văn phòng đại diện ở 12 nước trên thế giới, có nhiều ấn phẩm quảng bá, tăng cường, tiếp thị giới thiệu sản phẩm, chào bán các trương trình du lịch của mình. Trong thời gian qua nước ta đã đạt được những kết quả trên là do: Thứ nhất : Có đường lối sáng suốt của Đảng, đảm bảo cho đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách, giữ vững ổn định về chính trị,kinh tế tiếp tục tăng trưởng, ngoại giao mở rộng...là điều kiện cho du lịch phát triển. Nhà nước đã có những chủ trương, quyết định đúng đắn về du lịch đồng thời quan tâm chủ đạo sát sao, kịp thời tháo gỡ cơ chế, chính sách, tạo thuận lợi cho du lịch phát triển. Thứ hai : Sự giúp đỡ có hiệu quả của các Bộ, ban ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, Thành phố đã góp phần giải quyết được nhiều khó khăn, ách tắc, hỗ trợ du lịch phát triển. Thứ ba sự cố gắng nỗ lực vượt bậc của toàn ngành các doanh nghiệp du lịch đã đoàn kết gắn bó, phát huy trách nhiệm, chủ động quyết tâm vượt qua khó khăn thử thách, tạo ra kết quả kinh doanh tốt, hoàn thành được các nhiệm vụ. 2. Những mặt yếu kém, khó khăn và tồn tại. Những kết quả đã đạt được trong hoạt động du lịch năm năm qua mới ở bước đầu, chưa vững chắc, còn nhỏ bé so với tiềm năng thế mạnh và vị trí của du lịch nước ta. Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, bên cạnh những kết quả đạt được đáng khích lệ, hoạt động du lịch thòi gian qua cũng cũng bộc lộ những khuyết điểm còn tồn tại, những khó khăn vướng mắc cần sớm được khắc phục: a. Công tác quản lý Nhà nước về du lịch còn nhiều bất cập, nhiều vấn đề về cơ chế, chính sách và thủ tục Đảng và Nhà nước rất quan tâm nhiều và có những Chỉ thị, Nghị quyết về phát triển du lịch, nhưng chưa được quán triệt sâu sắc và chậm triển khai. Điều đó được thể hiện trong việc xây dựng kế hoặch bố trí cơ cấu đầu tư, xây dựng cơ chế chính sách, nhất là cơ chế về tài chính...Chúng ta cũng chưa có đủ văn bản liên ngành để hướng dẫn, tháo gỡ về cơ chế cho du lịch phát triển. Quan hệ giữa du lịch với hàng không, văn hoá, giao thông tài chính, công an, ngoại giao, kế hoạch đầu tư thống kê đều còn nhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu cụ thể hoá. Có thể nói tồn tại chung nhất trong công tác quản lý nhà nước về du lịch là hệ thống Luật pháp, cơ chế chính sách chưa đồng bộ và nhất quán, nhiều vấn đề đã đựoc thống nhất và quan điểm, chủ trương triển khai thực hiện còn vướng mắc về cơ chế, thủ tục hành chính. b. Công tác quảng bá, tiếp thị còn nhiều hạn chế. Quảng bá, tiếp thị là một việc quan trọng hàng đầu nhằm tăng cường thu hút khách du lịch, nhưng do đến nay ngành du lịch vẫn chưa xây dựng được chiến lược và kế hoạch thực thi cho công tác tiếp thị của toàn ngành. Việc nghiên cứu thị trường vẫn còn tản mạn, manh mún, mang tính tự phát, chưa mang tầm quốc gia. Vì thế du lịch Việt Nam chưa nắm bắt đựoc xu thế vận động của từng loại thị trường để từ đó sách lược đầu tư, khai thác đối với từng thị trường cụ thể. Việc đầu tư cho công tác tuyên truyền, tiếp thị quảng bá còn rất nhỏ bé cho nên không có điều kiện để thực hiện. ở Thái Lan để thu hút mỗi năm 7 triệu lượt khách quốc tế, đã bỏ ra 60 triệu USD cho công tác tuyên truyền quảng cáo, Singapo bỏ ra 80 triệu USD, trong khi đó ở Việt Nam kinh phí giành cho quảng bá, tiếp thị hàng năm chỉ khoảng trên 100.000 ngìn USD. Đến nay toàn ngành có 90 công ty lữ hành Quốc tế nhưng số công ty có văn phòng đại diện,chi nhánh ở nứoc ngoài còn qúa ít ( 13 công ty với 23 văn phòng đại diện ở 12 nước ). Công tác hợp tác quốc tế của ngành mới chỉ là bước đầu và đang trong qúa trình chuẩn bị cho hội nhập nên chưa thật chủ động và hiệu quả chưa cao. c. Chất lượng sản phẩm du lịch còn thấp, loại hình sản phẩm còn chưa phong phú, độc đáo, khả năng cạnh tranh yếu và giá cả còn cao, chưa tương xứng với chất lượng. Việt Nam có nhiều tiềm năng về sản phẩm du lịch nhưng do nền kinh tế mới phát triển, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông đi lại khó khăn. Các khu du lịch, tuyến điểm du lịch chưa được quan tâm đầu tư khách hàng do kinh phí hạn hẹp, quản lý chưa tốt nên chất lượng còn thấp và chưa có sức cạnh tranh. Đến nay ngành du lịch chưa có trương trình xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc nên chưa tạo được sự hấp dẫn du lịch. Hiện nay các khu, điểm du lịch đang đựoc khai thác chủ yếu ở dạng tự nhiên, chưa có kế hoặch đồng bộ trong việc vừa triển khai, vừa đầu tư tôn tạo nâng cấp. Tình hình quản lý các khu, tuyến điểm du lịch còn nhiều yếu kém dẫn đến tình trạng lộn xộn, mất vệ sinh trật tự, cảnh quan môi trường bị xâm phạm nghiêm trọng...đã làm giảm chất lượng sản phẩm và kém khả năng thu hút khách hàng. Các cơ sở vui chơi giải trí còn ít, các khu du lịch chưa được đầu tư. Các sản phẩm lưu niệm, thủ công mỹ nghệ truyền thống, độc đáo chưa được tuyên truyền giới thiệu và có kế hoặch sản xuất hợp lý đáp ứng yêu cầu của khách. Giá vé máy bay cao, giá khách sạn còn cao so với mặt bằng giá trong khu vực. Chất lượng dịch vụ, vệ sinh chưa đảm bảo... dẫn đến các Tour du lịch vào Việt nam đắt, chất lượng dịch vụ còng chưa tương xứng. Việc mở các loại hình du lịch mới tuy đã được khai thác song còn khó khăn, hạn chế. Việt nam rất có tiềm năng về du lịch biển, du lịch sinh thái...nhưng do chưa chú ý đầu tư, công tác tuyên truyền quảng bá còn hạn chế nên chưa phát huy được thế mạnh cuỉa các loại hình du lịch này. d. Sự phối hợp giữa ngành du lịch và các Bộ, Ban, Ngành địa phương Chưa được tốt chưa được thường xuyên chặt chẽ nên việc giải quyết các cơ chế, chính sách và thủ tục liên quan đến khách du lịch còn hạn chế, khó khăn. đặc biệt là trật tự an toàn xã hội ỏ toàn tuyến, khu điểm du lịch như; trộm cắp, ăn xin quấy nhiễu khách, mất vệ sinh chậm được khắc phục. e. Việc đổi mới kiện toàn, xắp xếp lại hế thống doanh nghiệp, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trong du lịch Triển khai với tiến độ chậm, có nhiều khó khăn về vốn, về giải quyết lao động dôi dư và thiếu cán bộ quản lý có năng lực. Những yếu kém tồn tại của ngành du lịch Việt Nam là do. Thứ nhất: Ngành du lịch nước ta chịu tác động trực tiếp của khủng hoảng kinh tế - tài chính và của các nước trong khu vực. Trong những năm 1997 - 1998 số lượng khách du lịch quốc tế từ các nước bị khủng hoảng kinh tế như Hàn Quốc, Nhật, Thái Lan, Indonexia đã giảm đi đáng kể. Các khu du lịch, khách sạn...đón tiếp được ít khách nên doanh thu giảm, một só doanh nghiệp, khách sạn đã bị lỗ. Đồng thời nền kinh tế nước ta cũng gặp phải nhiều khó khăn, đời sống nhân dân nhìn chung chưa được cao nên số lượng khách du lịch nội địa so với dân số và tiềm năng du lịch còn thấp, chi phí cho các chuyến du lịch đi nội địa còn thấp, chi phí của khách du lịch nội địa cho các chuyến đi du lịch còn thấp nên doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp còn thấp. Thứ hai : Kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch Việt Nam tuy đã có những bước phát triển nhất định song nhìn chung còn ở tình trạng thấp kém, lạc hậu. Hệ thống gio thông vận tải, bưu điện, y tế của nước ta chưa đáp ứng được nhu cầu du lịch, chưa thể so sánh được với các nước trong khu vực và trên thế giới. Mặt khác vốn đầu tư cho ngành du lịch còn qúa ít ỏi nên chưa thể khai thác hầu hết tiềm năng và t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36795.doc
Tài liệu liên quan