Phương pháp dạy dỗ ở trường mầm non

- Nhận biết một số đồ dùng, đồ chơi trong lớp.

- Biết ích lợi của từng đồ dùng khác nhau.

- Biết đếm trên các đồ dùng, đồ chơi, nói kết quả đếm. Nhận ra 1 và nhiều thứ đồ chơi.

- Biết tên một số khu vực trong lớp, trong trường.

- Biết tên trường, tên lớp, tên cô giáo và tên một số bạn thân.

- Nói lên những hiểu biết của mình về ngày tết trung thu. Biết được ngày tết trung thu về ý nghĩa của nó, hát được 1 số bài hát, trò chơi

- Nhận biết,phân biệt được đặc điểm của các hình: hình tròn, hình tam giác

 

doc6 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2849 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp dạy dỗ ở trường mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 1: TRƯỜNG MẦM NON Thời gian thực hiện: 2 tuần (Từ ngày 13/9 đến 24/9/2010) LĨNH VỰC PT MỤC TIÊU NỘI DUNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT - Trẻ thực hiện đúng đều các động tác. Thích thú thực hiện một số vận động theo nhu cầu bản thân: đi, chạy, nhảy, bò... - Phối hợp chân tay nhịp nhàng khi đi, bò và thực hiện đúng kỹ thuật. - Trẻ hứng thú tham gia các trò chơi và chơi đúng luật. - Phối hợp cử động của bàn tay, ngón tay, tay mắt trong việc thực hiện sử dụng một số đồ dùng trong ăn uống (xúc cơm, rót nước...), xếp tháp nhiều tầng, xâu vũng. - Biết ăn để chóng lớn,khỏe mạnh và ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. - Biết tên món ăn quen thuộc hằng ngày, chấp nhận ăn nhiều loại thức ăn khác nhau và làm quen với chế độ sinh hoạt hằng ngày ở trường. - Bước đầu biết giữ gìn vệ sinh (rửa tay, lau mặt, súc miệng) và có một số hành vi tốt trong ăn uống khi được nhắc nhở. - Nhận biết vật dụng, nơi nguy hiểm trong trường, lớp. a. Phát triển vận động: * Tập các động tác hô hấp ,tay, bụng, chân, bật trong bài tập thể dục *Thực hiện các vận động cơ bản: - Đi theo đường hẹp tới trường - Bò thấp TCVĐ: + Chuyền bóng, bắt chước tạo dáng TCDG: + Rồng rắn lên mây, lộn cầu vồng, dung dăng dung dẻ… -Thực hiện vận động gập mở các ngón tay,phối hợp được các vận động tay, mắt b. GDDD và SK: * Nhu cầu ăn uống của con người, không ăn uống kiêng khem. - An toàn khi ăn thực phẩm - Nhận biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng đối với sức khỏe (tên gọi, màu sắc, kích thước, mùi vị...) dạng chế biến... - Cách sử dụng một số đồ dùng trong ăn uống, trong sinh hoạt. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC - Nhận biết một số đồ dùng, đồ chơi trong lớp. - Biết ích lợi của từng đồ dùng khác nhau. - Biết đếm trên các đồ dùng, đồ chơi, nói kết quả đếm. Nhận ra 1 và nhiều thứ đồ chơi. - Biết tên một số khu vực trong lớp, trong trường. - Biết tên trường, tên lớp, tên cô giáo và tên một số bạn thân. - Nói lên những hiểu biết của mình về ngày tết trung thu. Biết được ngày tết trung thu về ý nghĩa của nó, hát được 1 số bài hát, trò chơi… - Nhận biết,phân biệt được đặc điểm của các hình: hình tròn, hình tam giác… a. Khám phá khoa học: * Khám phá các đồ dùng đồ chơi ở trường mầm non *Trò chuyện, thảo luận với trẻ về trường mầm non, lớp học của bé và ngày tết trung thu. - Nhận biết phân biệt hình tròn với hình vuông, hình tam giác với hình chữ nhật. - Những chiếc giày tìm đôi * Chơi các trò chơi học tập PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ - Trẻ biết lắng nghe, hiểu lời nói trong giao tiếp hằng ngày. - Thích xem các loại tranh ảnh, sách báo về trường, lớp mầm non. - Yêu thích và biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi của lớp. - Biết làm theo các yêu cầu của cô và biết được một số quy định của trường, lớp mầm non. - Nói được tên trường, tên lớp, tên cô giáo, tên một số bạn trong lớp. - Có thể kể về một số hoạt động trong lớp bằng các câu đơn dựa theo câu hỏi. - Biết nói lễ phép: cảm ơn, vâng ạ... - Biết đọc thơ, kể lại truyện có nội dung về trường, lớp mầm non và hiểu nội dung 1 số bài thơ câu chuyện. - Trẻ phát âm rõ các tiếng trong Tiếng Việt. - Biết đặt câu hỏi và trả lời các câu hỏi. Biết bày tỏ nhu cầu mong muốn tình cảm và hiểu biết của mình bằng ngôn ngữ. - Đọc thuộc 1 số bài thơ, ca dao, đồng dao… - Biết chọn sách để xem. - Biết cầm sách đúng chiều và giở từng trang để xem. Đọc sách theo tranh minh họa. a. Nghe: - Nghe, hiểu các từ chỉ tên bạn, tên cô giáo, cách giao tiếp với bạn, với cô ... - Nghe đọc thơ, ca dao, đồng dao, câu đố, kể chuyện về trường mầm non. - Kể chuyện theo tranh về các hoạt động của cô cháu trong trường. -Trò chuyện về ngày hội đến trường và mùa thu. - Kể chuyện: Đôi bạn tốt - Đọc thơ: “Bạn mới”, “Cô giáo của em”. - LQ một số ký hiệu thông thường trong cuộc sống( nhà VS, biển báo... b. Nói: - Dạy trẻ nói các câu đơn giản - Dạy trẻ đọc thuộc các bài thơ, các bài các dao, đồng dao… - Kể chuyện cùng cô. c. Làm quen đọc, viết: - Xem và nghe đọc sách, làm quen cách đọc. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM - XÃ HỘI - Trẻ nhận biết được mối quan hệ giữa người với người, giữa người với đồ vật, đặc biệt là mối quan hệ giữa trẻ với cô giáo và các thành viên trong lớp. - Phát triển kỹ năng hợp tác, chia sẻ, quan tâm tới người khác. - Có thói quen giao tiếp lịch sự lễ phép, biết lắng nghe người khác nói. - Biết yêu quý và giữ gìn đồ dùng đồ chơi của lớp khi chơi xong biết cất đúng nơi quy định. - Giáo dục trẻ mối quan hệ giữa người với người, giữa người với đồ vật. - Rèn luyện kỹ năng hợp tác chia sẻ PHÁT TRIỂN THẨM MĨ - Cảm nhận được quang cảnh không khí rộn ràng của ngày lể khai giảng, ngày tết trung thu. - Biết thể hiện cảm xúc của mình về trường, lớp, cô giáo, bạn bè các ngày hội mùa thu qua hoạt động tạo hình, hát múa, kể chuyện, đọc thơ… - Trẻ biết kết hợp các kỹ năng vẽ phối hợp các đường nét khác nhau để tạo ra các bức tranh về trường lớp mầm non, đèn ông sao… - Trẻ biết chơi với đất nặn, phối hợp các thao tác lăn dọc, uốn cong xoay tròn, ấn dẹt để tạo thành các sản phẩm đơn giản. - Nghe các bài hát bản nhạc về thiếu nhi,dân ca. - Nhận biết được các nguyên vật liệu tạo hình như : Bút chì, sáp màu, bút dạ, màu nước, bột màu… - Các nguyên vật liệu trong tự nhiên và cách sử dụng chúng để tạo ra sản phẩm. - Trẻ vẽ, nặn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChủ đề 1- Phương pháp dạy dỗ ở trường mầm non.doc