Áp lực tâm lý
Nhiều chuyên gia tuyển dụng thích đưa ra các câu hỏi liên quan đến bí mật kinh doanh
tại nơi làm cũ, hoặc nhận xét của họvềông chủcũ. Một cô gái nọhiện đang làm việc
cho một công ty thương mại lớn trong thành phốkểlại rằng, trong buổi phỏng vấn,
người ta đã đặt ra những câu hỏi thiếu tếnhị: chồng cô có nghiện rượu không, có bao
giờ đánh cô chưa, cô có tình nhân không và một loạt các câu hỏi khác vềcuộc sống
riêng tư.
Nhiều chuyên gia nhân sựkhác còn áp dụng những kiểu lộng ngôn mang tính khiêu
khích, thậm chí sỷnhục ứng viên. Một vịchuyên gia nhân sựnọ, thay vì thông báo cho
ứng viên rằng cuộc phỏng vấn đã kết thúc, đã buông một câu khó nghe khi nhìn thấy
ứng viên có vẻchờ đợi điều gì đó từnhà tuyển dụng: “Thếnào? Anh còn muốn gì nữa?
Một lời mời làm việc hấp dẫn chắc?”
6 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1585 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp khiêu khích và vấn đề nhân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phương pháp khiêu khích và vấn đề nhân sự
Nhật An
Đôi khi ta bắt gặp đâu đó cảnh “cơm
không lành, canh không ngọt” giữa chủ
doanh nghiệp và người lao động, thậm
chí mối quan hệ giữa hai bên còn căng
thẳng và mang tính khiêu khích. Tình
trạng như vậy được gọi là provocation
– kiểu khiêu khích, chọc tức. Nhiều
chuyên gia nhân sự đã sử dụng biện
pháp khiêu khích như một trong những
bí quyết trong phỏng vấn nhằm nhận
biết tính cách đích thực của ứng viên,
đặc biệt là đối với ứng viên vào các vị trí cao cấp. Những người chủ doanh nghiệp
cũng tỏ ra ưa thích lối chọc tức này khi ra quyết định sa thải một nhân viên vô dụng
hày đơn giản là để chứng minh quyền uy, sức mạnh của mình.
Trong quá trình phỏng vấn, vị thế của nhà tuyển dụng và ứng viên nhiều khi là tương
đương nhau. Ở đây, phương pháp khiêu khích không gây ra hậu quả nghiêm trọng:
trong trường hợp xấu nhất, có thể ứng viên không được tiếp nhận vào làm việc hoặc có
ấn tượng không tốt về cuộc yết kiến với nhà tuyển dụng. Còn trong cách hành xử giữa
ông chủ và người lao động, phương pháp này nhiều khi để lại những hậu quả khó
lường.
Phỏng vấn kiểu gây sốc
“Nếu trong lúc đang trả lời phỏng vấn, chiếc tủ hồ sơ cạnh bạn bỗng nhiên đổ sập, thì
bạn cũng đừng vội lo lắng. Đó có thể là một sự cố hữu ý của nhà tuyển dụng để thăm
dò phản ứng của bạn” – một chuyên gia tuyển dụng đã từng nói nửa đùa nửa thật như
vậy. Trên thực tế, có khá nhiều chuyên gia nhân sự dày dạn kinh nghiệm thích sử dụng
phương pháp này trong các cuộc phỏng vấn của mình nhằm nhận diện một cách tối đa
chân dung ứng viên. Những cuộc phỏng vấn kiểu này thường được gọi là phỏng vấn
gây sốc. Đối với các vị trí quan trọng, phương pháp này có thể được cụ thể hóa thành
những câu hỏi dò xét hay gài bẫy nhằm kiểm tra tính trung thực, sự nhanh nhạy của
ứng viên nếu như nhà tuyển dụng cảm thấy nghi ngờ, chưa tin tưởng. Khi đến dự
phỏng vấn, ứng viên thường đã chuẩn bị sẵn trong đầu các phương án trả lời câu hỏi.
Thông thường, họ đã chuẩn bị trước một số đáp án cho các câu hỏi thông thường như
nguyên nhân nghỉ việc, mức thu nhập cũng như nhiệm vụ chính tại nơi làm cũ… Trình
độ, kiến thức càng cao, ứng viên càng cảm thấy thoải mái, tự tin khi trả lời phỏng vấn.
Vậy làm thế nào để có thể tạo ra những tình huống gây sốc cho những ứng viên cao cấp
này nhằm khám phá con người thật của họ?
Nhiều chuyên gia nhân sự đã thử đưa ra những câu hỏi tưởng chừng vô thưởng vô phạt,
không rõ ràng để dò xem cách trả lời của ứng viên. Một ứng viên thiếu phán xét sẽ bắt
đầu “trả bài” mà không cần xác định rõ mục tiêu câu hỏi, bởi anh ta muốn làm sao
nhanh chóng lấp đầy khoảng trống trong cuộc phỏng vấn. Đối với ứng viên kinh
nghiệm hơn, có thể anh ta sẽ yêu cầu nhà tuyển dụng giải thích câu hỏi rõ hơn. Dấu
hiệu này cho thấy, ứng viên là người biết cân nhắc trước khi trả lời. Một cách thức
khác khá hiệu quả trong phỏng vấn là cố ý tạo ra khoảng thời gian im lặng để dò xét
thái độ của ứng viên. Nhiều ứng viên tỏ ra không được thoải mái, thậm chí không giữ
được bình tĩnh khi rơi vào tình thế này. Không ít ứng viên đã vội vàng phản ứng “Tôi
đến đây để nghe ông/bà đưa ra câu hỏi. Và tôi đang nghe ông/bà hỏi đây”.
Đối với các ứng viên cao cấp hơn có thể sử dụng các kiểu “gây sốc” phức tạp hơn. Ví
dụ như khi phỏng vấn một ứng viên đang huênh hoang về thành tích của mình, nhà
tuyển dụng có thể giả vờ không nghe thấy những gì anh ta nói hoặc cố tình “sinh sự”
bằng cách nhắc đi nhắc lại nhiều lần câu nói: “Tôi chưa hiểu ý anh/chị định nói gì. Có
lẽ, anh/chị có vấn đề trong cách diễn đạt. Anh/chị thử nói lại vấn đề này, bằng một
ngôn ngữ đơn giản hơn, được không?”. Hoặc có thể thình lình đưa ra câu nhận xét,
kiểu như: “Nãy giờ anh/chị nói rất có lý, rất đúng. Nhưng lần này thì những gì anh/chị
nói lại thật là ngớ ngẩn”. Và thử diễn đạt câu trả lời “ngớ ngẩn” của ứng viên bằng
cách vờ suy diễn sang một nghĩa khác.
Mỗi chuyên gia nhân sự có một kiểu phỏng vấn để tìm hiểu bản chất thực sự của ứng
viên. Một chuyên gia tuyển dụng nọ lại thường đưa ra cho ứng viên danh sách một loạt
từ ngữ lạ (chẳng hạn như tên của các loài thực hay động vật quý hiếm) và đính kèm
theo đó là các câu giải nghĩa tự nghĩ ra rồi yêu cầu ứng viên lắp ráp từ và nghĩa sao cho
hợp lý. Và không ít ứng viên đã mắc bẫy nhà tuyển dụng khi cố gắng lắp ráp mà không
hiểu rằng, chuyên gia nhân sự đã cố tình giải nghĩa một cách ngây ngô, sai lệch chỉ để
kiểm tra anh ta. Chuyên gia tuyển dụng này còn tiết lộ một “độc chiêu” nữa trong các
cuộc phỏng vấn của mình: giả vờ nhặt chiếc bút cầm tay rồi đưa lên trán ra vẻ suy nghĩ,
thăm dò thái độ của đối phương rồi thình lình buông một câu hỏi khó và thả bút xuống
bàn. “Nếu ứng viên tỏ ra lo lắng, hồi hộp và lúng túng, câu hỏi của bạn đã thực sự có
tác dụng. Công việc duy nhất lúc này là bạn phải xoáy vào điều bạn nghi ngờ để làm rõ
vấn đề” – vị chuyên gia tiết lộ bí quyết.
Giám đốc nhân sự một công ty sản xuất thực phẩm nọ kể lại rằng, bà đã có lần chứng
kiến cuộc phỏng vấn giữa vị Tổng giám đốc của công ty này với một ứng viên cho vị
trí Giám đốc bán hàng. Ứng viên được mời đến phỏng vấn là một chuyên gia dày dạn
kinh nghiệm thuộc một lĩnh vực khác. Vị Tổng giám đốc bắt đầu cuộc trò chuyện của
mình bằng một loạt các câu hỏi về những loại bóng điện mà ứng viên chịu trách nhiệm
kinh doanh, cũng như địa điểm và phương pháp mà anh ta sẽ tiêu thụ sản phẩm bóng
đèn …Gần một tiếng đồng hồ trôi qua, vẫn những câu hỏi đều đều như vậy. Tiếp theo
đó là những câu hỏi về cuộc sống gia đình, về sở thích, thói quen. Anh chàng ứng viên
đã không chịu được kiểu phỏng vấn “cà kê dê ngỗng” này, vội đứng dậy và hỏi liệu
anh ta có đến nhầm địa chỉ hay không. Thật ra, đây chỉ là một thử nghiệm đơn giản của
nhà tuyển dụng: họ chỉ muốn biết một điều: anh ta có phải là người quan tâm thực sự
đến sản phẩm của mình hay không thôi.
Cũng có vị giám đốc, trong quá trình phỏng vấn một ứng viên cao cấp, đã cố tình mời
anh ta đến văn phòng vào buổi trưa hè nóng bức, vào một giờ giấc oái oăm, trong một
căn phòng không mấy tiện nghi, không máy lạnh, chỉ có chiếc quạt cũ kỹ chạy vù vù
phát ra âm thanh khó chịu như tiếng trực thăng rồi sai thư ký liên tục mang nước lạnh
đến. Vị giám đốc cố tình kéo dài thời gian phỏng vấn tới hai giờ đồng hồ để kiểm tra
ứng viên – người được đánh giá là tài năng và bản lĩnh. Sau hơn hai tiếng đồng hồ thử
thách, ứng viên không tỏ ra khó chịu, ngược lại vẫn thoải mái trả lời các câu hỏi của
nhà tuyển dụng. “Thật lạ là tôi không hề thấy anh ta xin ra ngoài với lý do “đi vệ sinh”
như các ứng viên khác. Điều này chứng tỏ là anh ta tập trung tối đa vào vấn đề và có
khả năng chịu đựng áp lực tốt, mặc dù đã uống rất nhiều nước”. Ngay sau đó, ứng viên
này đã được tuyển dụng vào vị trí Giám đốc tiếp thị của công ty và cho đến nay vẫn là
một trong những nhân vật chủ chốt, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của công ty.
Áp lực tâm lý
Nhiều chuyên gia tuyển dụng thích đưa ra các câu hỏi liên quan đến bí mật kinh doanh
tại nơi làm cũ, hoặc nhận xét của họ về ông chủ cũ. Một cô gái nọ hiện đang làm việc
cho một công ty thương mại lớn trong thành phố kể lại rằng, trong buổi phỏng vấn,
người ta đã đặt ra những câu hỏi thiếu tế nhị: chồng cô có nghiện rượu không, có bao
giờ đánh cô chưa, cô có tình nhân không… và một loạt các câu hỏi khác về cuộc sống
riêng tư.
Nhiều chuyên gia nhân sự khác còn áp dụng những kiểu lộng ngôn mang tính khiêu
khích, thậm chí sỷ nhục ứng viên. Một vị chuyên gia nhân sự nọ, thay vì thông báo cho
ứng viên rằng cuộc phỏng vấn đã kết thúc, đã buông một câu khó nghe khi nhìn thấy
ứng viên có vẻ chờ đợi điều gì đó từ nhà tuyển dụng: “Thế nào? Anh còn muốn gì nữa?
Một lời mời làm việc hấp dẫn chắc?”
Đưa ứng viên vào bẫy rồi ngồi nhìn họ tìm cách thoát ra là biện pháp để nhà tuyển
dụng nhận biết được ứng viên cũng như cách anh ta giải quyết vấn đề khi phải đối mặt
với những tình huống căng thẳng. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp phỏng vấn gây
sốc này có thực sự được công nhận hay không, vẫn còn là một vấn đề gây nhiều tranh
cãi. Thứ nhất, nó có thể khiến bạn để tuột khỏi tay nhiều ứng viên sáng giá. Thứ hai, nó
có thể là nguyên nhân gây ra những cuộc khẩu chiến vô nghĩa đối với cả hai bên. Theo
ý kiến của một chuyên gia tuyển dụng thì bạn chỉ nên sử dụng phương pháp này khi đã
thực sự xác định được mục đích của cuộc phỏng vấn, cũng như biết được những phẩm
chất cần thiết của ứng viên mà bạn cần làm rõ.
Theo ý kiến của một vị lãnh đạo ngân hàng lớn thì không nhất thiết phải cần đến những
kiểu phỏng vấn gây sốc. Nếu muốn kiểm tra bản lĩnh của ứng viên, nhà tuyển dụng có
thể lựa chọn nhiều cách nhẹ nhàng hơn, ví dụ như vào một ngày đẹp trời nào đó, họ có
thể tổ chức phỏng vấn ngoài trời, để cho ứng viên ngồi đối diện với mặt trời hoặc bố trí
cho anh ta ngồi vào một chiếc ghế bị long chân khiến anh ta dễ có cảm giác không
thoải mái. Theo vị lãnh đạo này thì tuyệt đối không được phép sỷ nhục ứng viên. Một
ông chủ lịch sự nên biết xin lỗi ứng viên vào cuối buổi phỏng vấn nếu đã đưa ra những
câu hỏi mang tính khiêu khích.
Cách hành xử giữa ông chủ và người lao động
Tại nhiều doanh nghiệp, hiện tượng mất cắp tài sản cá nhân hay tài sản chung đôi khi
vẫn xảy ra. Điều đáng nói là hiện tượng này luôn tạo ra cho các nhân viên cảm giác
nghi kỵ lẫn nhau bởi một mất, mười ngờ. Tìm ra kẻ trộm “cổ cồn trắng” đôi khi còn
phức tạp hơn việc tìm thủ phạm của những vụ trộm cắp vặt ngoài phố. Theo kinh
nghiệm của các chuyên gia nhân sự, trong những trường hợp này, phương pháp gây ra
sự khó chịu cho người khác để nhận diện những dấu hiệu bất ổn nơi họ là cách hiệu
quả nhất. Ăn cắp một vài cuộn giấy fax của công ty mang về nhà, thấy chiếc ví của
đồng nghiệp để hớ hênh và tiện tay cho vào túi mình…- đó là những thói tắt mắt cần
phải loại bỏ triệt để. Trong những trường hợp này, hành vi xấu đó cần lên án và nhân
viên phạm lỗi cần phải bị trừng trị thích đáng để làm gương cho kẻ khác.
Tại một hội thảo về nhân sự, vị giám đốc một phòng khám nha khoa tư nhân nọ đã từng
than phiền về đạo đức của người lao động. Số là vào một buổi chiều muộn, sau giờ làm
việc, khi phòng khám chỉ còn hai nữ nhân viên – một tiếp tân, một bác sĩ trực, có một
vị khách trung niên bước đến và yêu cầu nhổ răng. Vị bác sĩ trực, sau khi phục vụ
khách, đã bàn bạc với nữ nhân viên tiếp tân giữ lại số tiền thu được của khách và không
ghi vào sổ để sau đó chia đôi, mỗi người một nửa.
Hai ngày sau, vị giám đốc này đã đến văn phòng, triệu tập hai nữ nhân viên mà bà nghi
ngờ từ lâu để truy hỏi cho ra nhẽ. Hai nữ nhân viên ban đầu còn quanh co chối tội và
khăng khăng cho rằng họ bị nghi oan. Song, “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”. Bà nhờ
một người bạn quen đang bị đau răng vào vai vị khách bất đắc dĩ. Và rồi, mọi việc đã
diễn ra theo đúng như dự đoán của bà. Hai nữ nhân viên nọ đã phải nộp lại khoản tiền
mà họ đã biển thủ, đồng thời lần lượt viết đơn xin thôi việc vì xấu hổ về hành vi của
mình.
Kiểm tra hành vi của nhân viên khi có sự nghi ngờ là cách mà các chuyên gia quản lý
áp dụng nhằm bảo vệ tài sản của doanh nghiệp. Thực ra, việc kiểm tra, giám sát nhân
viên, xét từ một khía cạnh nào đó, chính là một kiểu hành xử gây khó chịu cho họ, tuy
đôi khi đó là biện pháp cần thiết. Nên lưu ý đến giải pháp cổ điển hơn– mystery
shopping (khách hàng bí ẩn) – phương pháp mà bà giám đốc phòng khám nha khoa nọ
từng áp dụng, nếu cảm thấy cần thiết. Mystery shopping là phương pháp kiểm soát
nhân viên tương đối hiệu quả, đặc biệt là trong môi trường thương mại, kinh doanh
(siêu thị, cửa hàng…) – nơi nhân viên của bạn thường tiếp xúc trực tiếp với tiền mặt
hay tài sản, vật chất. Trong môi trường khó kiểm soát tài chính như dịch vụ tuyển
dụng, môi giới bất động sản, các phòng khám tư…nếu không trung thực và có lòng tự
trọng, nhân viên của bạn sẽ dễ dàng “chơi khăm” bạn bằng cách kiếm thêm bằng “nghề
tay trái”! Và nếu không kiểm soát được tình hình, có thể bạn làm cho mầm mống tai
hại này lan rộng trong đội ngũ nhân viên của mình. Nhưng, nếu chỉ có nghi ngờ mà
không có tang chứng vật chứng, việc sa thải nhân viên của bạn có thể sẽ phạm luật. Để
làm rõ mọi việc, mystery shopping được coi là phương pháp khả thi nhất.
Tại một công ty quảng cáo nọ, một số nhân viên quản lý dự án nhận được điện thoại
của đối tác chuyên về in ấn đề nghị mức hoa hồng hấp dẫn, nếu như các nhân viên này
thuyết phục được cấp trên ký hợp đồng với họ. Và nếu như ai đó trong số các nhân viên
này gật đầu, có thể sự nghiệp của họ đã kết thúc tại đây. Để kiểm tra độ trung thành của
những nhân viên chủ chốt, nhiều vị lãnh đạo còn cho người quen đóng vai các chuyên
gia săn đầu người giả vờ gọi điện đến để lôi kéo với lời đề nghị hấp dẫn. Chỉ cần một
vài lần tiếp xúc, lãnh đạo đã có thể nhận biết được ai trong số các nhân viên của mình
đang có ý định “đứng núi này trông núi nọ”. Mystery Shopping là phương pháp thật sự
hiệu quả trong những tình huống như thế này, giúp chủ doanh nghiệp dễ dàng phân biệt
vàng thau.
Tại nhiều doanh nghiệp, các chuyên gia quản lý nhân sự vẫn thường ưa sử dụng hình
thức khiêu khích như là cách để cắt giảm chi phí. Sa thải một nhân viên yếu kém bằng
cách tạo ra cho họ những tình huống khó chịu để buộc họ phải tự viết đơn thôi việc
nhằm tránh đền bù là cách mà các chuyên viên nhân sự thường áp dụng. “Tôi đã làm
việc ở đó ba năm nay với cương vị phó phòng nghiên cứu sản phẩm- một nữ nhân viên
kể lại với giọng bức xúc - Thế rồi, công ty có thay đổi về cơ cấu nhân sự. Phòng của
chúng tôi trước có bảy người thì bây giờ chỉ còn ba. Và nhiệm vụ của tôi lại rất nặng
nề. Khối lượng công việc của tôi giờ đây bằng ba người khác cộng lại. Đương nhiên,
tôi phản đối, bởi đó là sự vô lý khi trách nhiệm tăng, khối lượng công việc tăng, nhưng
lương thì không. Vậy là, trong cuộc họp điều hành, tôi lên tiếng chỉ trích lãnh đạo. Ba
ngày sau, ông giám đốc nhân sự cho người đến thay máy tính của tôi bằng một máy
386 cũ. Chưa hết, hôm sau nữa, họ còn cắt luôn cả điện thoại, khiến tôi rất khó khăn
khi liên hệ với khách hàng. Hỏi, thì họ bảo là cắt giảm chi phí quản lý. Tôi cảm thấy vô
cùng bực bội vì cách hành xử thiếu văn hóa của ban lãnh đạo nơi đây. Nhưng, tự viết
đơn xin thôi việc thì không, vì tôi không hề có lỗi gì cả. Cái lỗi lớn nhất của tôi, có thể
là sự bướng bỉnh, khó bảo. Và có thể, tôi là cái gai trong mắt họ. Không, tôi không thể
viết đơn, để xem họ làm gì được tôi nào?”.
Không lẽ mình chịu thua họ?
“Thế rồi, một ngày nọ, tôi được yêu cầu chuyển chỗ làm việc sang một phòng khác,
chật chội hơn, tiện nghi tồi tàn. Đó là phòng nghỉ của lái xe cơ quan khi chờ công việc.
Thật quá quắt! Tay giám đốc nhân sự bảo với tôi là hết chỗ ngồi nên tạm thời ngồi đó
vậy! Đến nước này thì tôi không thể chịu nổi! Vậy là tôi chìa ngay lá đơn ra trước mặt
ông ta, nghỉ ngay trong ngày mà chẳng cần phải hỏi xem các chế độ thanh toán ra sao”.
Hành vi ứng xử của ban giám đốc công ty – nơi cô gái làm việc, chính là những hành vi
mang tính khiêu khích, đẩy cô gái vào bẫy theo đúng kịch bản của họ. Tuy nhiên, đây
cũng là một trò chơi nguy hiểm, bởi có thể, ngoài việc uy tín, thanh danh bị sứt mẻ,
doanh nghiệp có nguy cơ bị người lao động kiện ra tòa, nếu quy trình sa thải diễn ra
không đúng luật.
Sử dụng phương pháp khiêu khích trong phỏng vấn hoặc quản lý nhân sự đôi khi cũng
thực sự cần thiết, song nếu không cẩn thận, có thể chính công ty sẽ phải lãnh chịu hậu
quả. Bởi vậy, các ông chủ doanh nghiệp hãy cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói khi tiếp
xúc với ứng viên cũng như nhân viên của mình!
B wportal.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phuong_phap_khieu_khich_va_van_de_nhan_su_459.pdf