Như vậy từ các phân tích bên trên Giá trị kinh tế của nớc phụ thuộc vào ngời dùng và
cách thức sử dụng nớc, bao gồm :
- Giá trị của việc sử dụng trực tiếp nguồn nớc của ngời sử dụng.
- Các lợi ích thu đợc từ lợng nớc tổn thất (nh lợng bốc thoát hơi nớc và nớc
hồi quy).
- Các lợi ích thu đợc từ sử dụng gián tiếp nguồn nớc.
- Các đóng góp của nớc cho với thành quả xã hội.
- Giá trị nội tại của nớc bao gồm những giá trị không đợc sử dụng của nớc nhgiá trị còn lại hoặc hiện hữu của nớc.
Cũng theo Peter Rogers (6), giá trị đầy đủ của việc cấp nớc, diễn đạt theo cách
khác, bao gồm giá trị kinh tế đầy đủ và các giá trị của nớc cho môi trờng nh duy trì hệ
sinh thái và sức khoẻ cộng đồng. Giá trị kinh tế đầy đủ của nớc bao gồm giá cung cấp
nớc tính đủ cho việc quản lý nguồn, chi phí vận hành và duy tu bảo dỡng, giá đầu t cơ
bản, chi phí cơ hội và các yếu tố kinh tế ngoại lai nảy sinh do sự thay đổi các hoạt động
kinh tế của những ngành bị ảnh hởng gián tiếp nh hình 2.
8 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 441 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp luận tính toán giá trị kinh tế nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
phương pháp luận Tính toán
giá trị kinh tế nước
TS. Phạm Hùng, Bộ môn Kinh tế thuỷ lợi
Tóm tắt
Ngày nay nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt quan trọng, góp phần chủ yếu vào sự ổn định chính
trị cũng như phát triển bền vững. Phát triển tài nguyên nước đang là mối quan tâm lớn của cộng đồng quốc tế và mỗi
quốc gia. Tuy nhiên hiện nay nguồn tài nguyên này đang bị suy thoái đe doạ sự sử dụng lâu bền của con người Do
vậy đòi hỏi phải có nhận thức mới về tài nguyên nước và coi nước là một tài nguyên có giá trị kinh tế. Nhận thức
điều đó tác giả đề xuất cơ sở khoa học cho việc xác định giá trị kinh tế của nước.
I. Đặt vấn đề
Nước ngày nay đã trở thành vấn đề không chỉ là mối quan tâm của quốc gia, khu vực
mà còn của toàn thế giới, là nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt quan trọng, góp phần
chủ yếu vào sự ổn định chính trị cũng như phát triển bền vững. Phát triển tài nguyên nước
đang là mối quan tâm lớn của cộng đồng quốc tế và mỗi quốc gia. Nguồn nước được sử
dụng chủ yếu cho tưới, phát điện và cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp. Các yêu cầu
sử dụng khác như nước cho thuỷ sản, giao thông, nghỉ ngơi giải trí còn ít. Ngay từ thuở
ban đầu con người đã nhận thức được tầm quan trọng và tính thiết yếu của tài nguyên
nước, tuy nhiên cho đến ngày nay khi mà nguồn tài nguyên này đang bị suy thoái đe doạ
sự sử dụng lâu bền của con người thì nhân loại mới nhận thức được một cách đầy đủ và
toàn diện được về nguồn tài nguyên rất đặc biệt này, trong đó có cả những nhận thức có
thể coi là mới so với những nhận thức trứơc đây. Những nhận thức mới về tài nguyên nước
đã được nêu lên và nhấn mạnh nước là một tài nguyên có giá trị kinh tế. Nhận thức điều
đó tác giả đề xuất cơ sở khoa học cho việc xác định giá trị kinh tế của nước.
ii. Cơ sở khoa học của việc xác định giá trị của nước
Stephen Merrett (7) đã đề xuất khái niệm về giá trị của nước như sau : giá trị của
nước có thể tính toán được cho bất kỳ khu vực trong nền kinh tế và nó chính bằng khối
lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ của khu vực đó chia cho lượng nước sử dụng trong
khoảng thời gian đó. Giá trị của nước có thể được biểu diễn bằng công thức sau :
)1(
i
i
i
Q
N
M
Trong đó : - Mi là giá trị của nước trong khu vực thứ i
2
-Ni là đầu ra của khu vực dịch vụ đó trong phạm vi giá trị tăng thêm
- Qi là lượng nước tiêu thụ trong khu vực dịch vụ tính theo m
3
Như vậy giá trị của nước là một chỉ số phản ánh giá trị kinh tế của nước trong các
hoạt động sản xuất. Nó cũng cho thấy chi phí cơ hội của nước nếu hoạt động sản xuất đó
không sử dụng thêm bất kỳ một lượng nước nào khác.
Trong khi đó Peter Rogers (6) lại đưa ra khai niệm về giá trị của nước. Giá trị của
nước xem một cách khái quát cơ cấu của nó gồm hai bộ phận hợp thành : Giá thành và lợi
nhuận của ngành Thuỷ lợi cụ thể là ngành tưới. Như vậy giá trị của nước thể hiện mối
quan hệ kinh tế sòng phẳng giữa hai chủ thể sản xuất kinh doanh làm dịch vụ và hưởng
dịch vụ trên cơ sở hợp đồng kinh tế và hai chủ thể đó về nguyên tắc có thể thuộc bất cứ
thành phần kinh tế nào. Chính vì vậy giá của nước cần phải tính toán một cách đầy đủ bao
gồm giá trị kinh tế và giá trị nội tại như hình 1.
Hình 1. Các nguyên tắc cho việc xác định giá trị của nước (6)
Tuy nhiên theo công thức (1) biến số phản ánh giá trị của nước là không hợp lý và
thiếu chính xác khi xem xét việc hạ thấp nguồn nước của lưu vực. Với lý do là khi sử dụng
công thức này thì giá trị của nước chỉ phản ánh lưu lượng dòng chảy của một lưu vực sử
Giá trị nội tại
Giá trị
kinh tế
Giá trị
đầy đủ
Đóng góp cho các mục tiêu xã hội
Lợi ích từ sử dụng gián tiếp nguồn nước
Lợi ích từ các tổn thất như sử dụng
nước hồi quy, lượng bốc thoát hơi
nước
Các giá trị sử dụng trực tiếp nước của
người dùng
3
dụng cho quá trình sản xuất, mà không chú trọng đến việc sử dụng nước hồi quy và bốc
thoát hơi.
Ngoài ra theo nghiên cứu của một số chuyên gia kinh tế thì coi dịch vụ nước với tư
cách là hàng hoá, khác với nước tự nhiên nó được kết tinh bởi lao động sống và lao động
vật hoá. Về mặt giá trị nếu xem xét một cách khái quát nó cũng bao gồm ba bộ phận hợp
thành : Một là giá trị tư liệu sản xuất đã hao phí, giá trị tài sản cố định đã hao phí được
tính dưới hình thức khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn và giá trị nguyên nhiên vật
liệu sử dụng trong quá trình sản xuất. Hai là giá trị quỹ lương dùng để trả cho người lao
động trực tiếp hoặc gián tiếp ở các xí nghiệp quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi. Ba là
giá trị của sản phẩm thặng dư được tính vào giá trị của sản phẩm thuỷ lợi được thể hiện
dưới các hình thức: Phần trả lãi vay ngân hàng và tiền vay khác, phần nộp thuế nếu có,
phần để lại cho xí nghiệp quản ý khai thác công trình thuỷ lợi để hình thành các quỹ phát
triển sản xuất, khen thưởng và phúc lợi.
Như vậy từ các phân tích bên trên Giá trị kinh tế của nước phụ thuộc vào người dùng và
cách thức sử dụng nước, bao gồm :
- Giá trị của việc sử dụng trực tiếp nguồn nước của người sử dụng.
- Các lợi ích thu được từ lượng nước tổn thất (như lượng bốc thoát hơi nước và nước
hồi quy).
- Các lợi ích thu được từ sử dụng gián tiếp nguồn nước.
- Các đóng góp của nước cho với thành quả xã hội.
- Giá trị nội tại của nước bao gồm những giá trị không được sử dụng của nước như
giá trị còn lại hoặc hiện hữu của nước.
Cũng theo Peter Rogers (6), giá trị đầy đủ của việc cấp nước, diễn đạt theo cách
khác, bao gồm giá trị kinh tế đầy đủ và các giá trị của nước cho môi trường như duy trì hệ
sinh thái và sức khoẻ cộng đồng. Giá trị kinh tế đầy đủ của nước bao gồm giá cung cấp
nước tính đủ cho việc quản lý nguồn, chi phí vận hành và duy tu bảo dưỡng, giá đầu tư cơ
bản, chi phí cơ hội và các yếu tố kinh tế ngoại lai nảy sinh do sự thay đổi các hoạt động
kinh tế của những ngành bị ảnh hưởng gián tiếp như hình 2.
4
Hình 2. Nguyên tắc chung để tính giá trị của nước (6)
Như vậy từ phân tích các khái niệm, cơ sở tính toán bên trên đã trình bày và dựa vào
các học thuyết kinh tế tác giả dề xuất một cơ sở khoa học cho việc tính toán giá trị kinh tế
nước. Cụ thể giá trị của nước là ích lợi gộp của người sử dụng thu được từ việc sử dụng
nước trừ đi chi phí cấp nước và cộng với các tác động khác. Như vậy giá trị của người sử
dụng thì tương ứng với thặng dư tiêu dùng. Khi đánh giá về việc sử dụng nước, điều quan
trọng là phải xem xét các giá trị tư nhân và giá trị xã hội. Trên cơ sở đó tác giả bước đầu
ứng dụng cơ sở khoa học này vào tính toán giá trị kinh tế nước cho hệ thống Thuỷ nông
Núi Cốc.
III. ứng dụng vào bước đầu tính toán giá trị kinh té nước tại hệ
thống thuỷ nông núi cốc
Hồ Núi Cốc thuộc lưu vực Sông Công, là vùng có nhiều rừng dốc núi cao bao bọc.
Hữu Ngạn là dãy núi Hồng Tam Đảo chạy dọc theo lưu vực từ Tây Bắc sang Đông Nam,
Tả Ngạn có dãy núi là Tam Dênh, núi Fao chạy từ nguồn đến tuyến Núi Cốc. Đường phân
lưu giáp với lưu vực Sông Cầu cao từ 150m200 m
Toàn bộ khu tưới có 32 xã trong đó : 6 xã thuộc huyện Phú Bình, 13 xã thuộc huyện
Phổ Yên, 6 xã thuộc thị xã Sông Công, 7 xã thuộc thành phố Thái Nguyên.
Yếu tố môi trường ngoại lai
Yếu tố kinh tế ngoại lai
Chi phí cơ hội
Giá đầu tư
cơ bản
Chi phí quản lý
vận hành
Giá cung cấp
nước tính đầy
đủ
Giá trị
kinh tế
Giá trị
đầy đủ
5
Theo quyết định 324TTg ngày 16/11/1971 của thủ tướng chính phủ phê duyệt hồ
chứa nước Núi Cốc có nhiệm vụ sau: (i) Cung cấp nước tưới cho 12000 ha gồm 3 huyện
Đồng Hỷ, Phổ Yên, Phú Bình. (ii) Cung cấp nước cho công nghiệp Bắc Thái. Trong đó:
Gang Thép Thái Nguyên Q1= 6 m
3/s, Cán Thép Gia Sàng Q2= 0,7 m
3/s, Cơ Khí Gò Đầm
Q3= 0,4 m
3/s. (iii) Cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Thái Nguyên. (iv) Bổ sung
lượng nước cho hệ thống Thác Huống 3 tháng mùa kiệt với Q= (6 8 ) m3/s. (v) Hỗ trợ
giảm lũ cho sông Công và sông Thái Bình. (vi) Kết hợp nuôi cá trong hồ và du lịch.
Trên toàn tuyến cung cấp nước hệ tự chảy, tại đầu nguồn cao nhất thấp dần về hạ du.
Toàn hệ thống công trình có địa hình không quá cao rất thuận lợi cho việc cung cấp và
tiêu thoát nước. Trên toàn tuyến kênh Chính, kênh Đông, kênh Tây đã được cứng hoá,
kênh giữa đang có dự án cứng hoá. Theo quy hoạch chung của tỉnh đến năm 2010 trên
toàn hệ thống kênh và kênh cấp 1 phải được cứng hoá hoàn toàn. Hiện tại các cống đều
được đóng mở bằng tay kể cả cống đầu mối song chưa có quy trình hay chế độ phân chia
nước đầu cống. Chế độ tưới luân phiên phân chia theo ngày. Toàn hệ thống chỉ có cống
đầu mối là thực hiện phân chia nước.
Khu vực nông nghiệp được hưởng lợi từ hệ thống thuỷ nông Núi Cốc do 4 kênh
phụ trách : kênh chính, kênh đông, kênh tây, kênh giữa. Tương ứng với 4 kênh này là:
Khu tưới kênh chính, khu tưới kênh đông, khu tưới kênh giữa và khu tưới kênh tây.
Theo số liệu thu thập được thì diện tích gieo trồng của các khu tưới được thể hiện như
sau:
Bảng 1. Diện tích gieo trồng các khu tưới
Khu tưới Vụ mùa (ha) Vụ chiêm (ha)
Kênh chính
Kênh Tây
Kênh Giữa
Kênh Đông
1180
1800
2100
1650
845.4
1237
1406.6
1049
6730 4538
Qua quá trình tính toán trên cơ sở khoa học của việc xác định gía trị kinh tế của nước, giá
trị kinh tế của nước đối với hệ thống thuỷ nông Núi Cốc được xác định theo bảng sau :
6
Bảng 2. ước tính giá trị kinh tế nước của hệ thống thuỷ nông Núi cốc
(Vụ mùa)
Kênh Lượng
nước cấp
(106m3)
Năng
suất
(tấn/ha)
Giá bán
bình quân
(USD/tấn)
Chi phí
nông
nghiệp
(USD/ha)
Chi phí
dịch vụ
thuỷ lợi
(USD/m3)
Giá trị kinh tế
thực nước tưới
(USD/m3)
Kênh
chính 7,662
4,05 120 368,14 0,0025 0,016
Kênh
Tây 11,685
4,86 120 369,72 0,0038 0,029
Kênh
Giữa 13,633
4,86 120 374,30 0,0044 0,030
Kênh
Đông 10,713
4,59 120 375,88 0,0035 0,032
Bảng 3. ước tính giá trị kinh tế nước của hệ thống thuỷ nông Núi cốc
(Vụ chiêm)
Kênh Lượng
nước cấp
(106m3)
Năng
suất
(tấn/ha)
Giá bán
bình quân
(USD/tấn)
Chi phí
nông
nghiệp
(USD/ha)
Chi phí
dịch vụ
thuỷ lợi
(USD/m3)
Giá trị kinh tế
thực nước tưới
(USD/m3)
Kênh
chính 6,631 3,24 139 389.552 0.0020 0.013
Kênh
Tây 9,704 3,78 139 391.135 0.0030 0.019
Kênh
Giữa 10,974 4,32 139 395.710 0.0034 0.022
Kênh
Đông 8,228 4,05 139 392.718 0.0025 0.024
Từ kết quả tính toán này ta thấy giá trị kinh tế nước ở vụ và các kênh sử tưới khác
nhau. Giá trị kinh tế nước ở vụ chiêm là nhỏ. Theo cơ sở khoa học về việc ác định giá trị
kinh tế nước nếu lượng nước cung cấp cho nông nghiệp thì ngành sản xuất nông nghiệp
được hưởng lợi nhiều. Cho nên tuỳ từng trường hợp cụ thể mà giá trị của nước được xác
định theo từng trường hợp khác nhau.
7
IV. Kết luận
Hiện nay chưa có cơ sở khoa học cho việc tính toán giá trị kinh tế của nước biết
rằng đây là vấn đề khó mang nhiều ý nghĩa trìu tượng nhưng tác giả vẫn cố gắng tìm kiếm
và bước đầu áp dụng tính toán cho hệ thống thủy nông Núi Cốc. Việc tính toán giá trị đầy
đủ của nước sẽ làm cơ sở cho giải pháp kinh tế tài chính để giải quyết các mâu thuẫn nảy
sinh trong sử dụng nước.
8
Tài liệu tham khảo
1. Heathcote, Isobel W. Integrated Watershed Management : Principles and practice, United States of America.
2. Guna Nidhi Puadyal. Mike Basin - Basic concepts, Training course on modelling techniques in Water Resources
Management, Thailand August 2001.
3. Trịnh Thị Thanh Bình. Quản lý tổng hợp tài nguyên nước bằng cơ chế và chính sách - Luận Văn thạc sĩ kỹ thuật,
Hà Nội-2002.
4. Vũ Trọng Hồng- Chính sách tài chính và một số vấn đề về tổ chức quản lý tài nguyên nước trong thập kỷ tới.
5. Ngô Đình Tuấn. Nghiên cứu cân bằng nước phục vụ phát triển dân sinh kinh tế vùng ven biển miền Trung. Há nội
1994.
6.Peter Rogers, Ramesh Bhatia, Annette Huber. Water as a Social and Economic good : How to Phut the Principle
into Practice. Stockholm, Sweden.
7. Stephen Merrett, Introduction to the Economics of Water Resources, London Univéity, 1997
Abstract
At present water resources is very important natural resources, which contribute mainly for political stability
and sustainable development. Water resources development is interested in International community and each
country. However water resources is degraded to threaten for human use. Therefore it requires a new awareness of
water resources, which has economical value. From that point of view the author presents scientific foundation for
estimation of economical value of water resources.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phuong_phap_luan_tinh_toan_gia_tri_kinh_te_nuoc.pdf