Lời mở đầu 1
CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH GIA NHẬP ASEAN CỦA VIỆT NAM 3
I. QUÁ TRÌNH GIA NHẬP ASEAN CỦA VIỆT NAM: 3
II. Ý NGHĨA CỦA VIỆC VIỆT NAM GIA NHẬP ASEAN: 11
Chương II 13
Thực trạng quan hệ kinh tế Việt Nam - ASEAN từ 1990 đến nay 13
I. QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - ASEAN TỪ 1990 ĐẾN NAY: 13
1.Ngoại thương Việt Nam với ASEAN: 13
1.1 Quan hệ thương mại giữa Việt Nam với từng nước ASEAN. 15
2. Việc Việt Nam tham gia AFTA (ASEAN Free Trade Area: khu vực buôn bán tự do ASEAN). 26
II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CỦA CÁC NƯỚC ASEAN VÀO VIỆT NAM: 30
1. Số lượng dự án và vốn đầu tư: 30
2. Cơ cấu lĩnh vực và hình thức đầu tư: 35
3. Hiệu quả thực hiện các dự án đầu tư: 36
III. MỘT SỐ HÌNH THỨC HỢP TÁC KINH TẾ KHÁC GIỮA VIỆT NAM VÀ ASEAN. 38
1. Hợp tác giao thông vận tải ASEAN: 38
2. Hợp tác về công nghiệp và năng lượng: 39
3. Hợp tác về nông nghiệp: 42
4. Hợp tác về tài chính ngân hàng: 44
CHƯƠNG III 46
NHỮNG ĐÁNH GIÁ VÀ TRIỂN VỌNG HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM - ASEAN. 46
I. NHỮNG ĐÁNH GIÁ VỀ QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM - ASEAN KỂ TỪ 1990 ĐẾN NAY: 46
1. Hiệu quan hệ kinh tế hai bên: 46
2. Những khó khăn thách thức đối với Việt Nam: 48
II. TRIỂN VỌNG QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM - ASEAN. 50
1. Các biện pháp khắc phục khó khăn: 50
2. Triển vọng quan hệ kinh tế Việt Nam - ASEAN: 52
KẾT LUẬN 54
59 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1902 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quá trình gia nhập Asean của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế giới. Ngoài ra, Thái Lan còn xuất khẩu hàng nông sản, hải sản. Hàng công nghiệp xuất khẩu chủ lực của Thái Lan hiện nay là dệt và quần áo, máy tính và cấu kiện máy vi tính, đồ điện, đồ trang sức, xe gắn máy, xe hơi,... Trong danh mục đó có rất nhiều loại hàng có khả năng cạnh trang cao hơn hàng xuất khẩu cùng loại của Việt Nam, do hàng Thái có trình độ công nghệ và chất lượng cao hơn. Do đó, có nhiều hàng Việt Nam xuất sang Thái Lan được họ tái chế để nâng cao chất lượng hoặc bổ xung vào khối lượng hàng xuất khẩu của họ. Năm 1999 hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Thái Lan đạt giá trị cao nhất là linh kiện vi tính, đạt tới 146.957 nghìn USD, tiếp theo là cà phê với 27.249 tấn (đạt khoảng hơn 30.050 nghìn USD).
Hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Thái Lan chủ yếu là xe gắn máy, hàng công nghiệp, hạt nhựa. Những mặt hàng nhập khẩu có khối lượng lớn từ Thái Lan năm 1999 là linh kiện xe máy: 131.952 bộ, xăng dầu các loại: 245.868 tấn, sắt thép các loại: 46.296 tấn, chất dẻo: 71,6 triệu USD, phân bón các loại: 198 tấn.
Thái Lan tuy là bạn hàng lớn thứ hai trong các nước ASEAN, nhưng ngược lại kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Thái Lan chỉ chiếm 0,7% tổng kim ngạch ngoại thương của Thái Lan năm1997. Từ năm 1993 đến nay, Việt Nam luôn là nước nhập siêu trong quan hệ thương mại với Thái Lan. Mức độ nhập siêu lên tới 352,7 triệu USD năm 1998, gấp 13 lần so với năm 1993. Tình hình nhập siêu của Việt Nam có thể gia tăng nếu Việt Nam không nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm và chuyển dịch cơ cấu sản xuất để tăng khả năng cạnh tranh khi chương trình CEPT được thực hiện.
Quan hệ thương mại Việt Nam - Malaixia:
Quan hệ thương mại Việt Nam - Malaixia mới được đẩy mạnh từ năm1992 nhưng mức độ đạt được còn thấp. Năm 1990, kim ngạch buôn bán hai chiều mới đạt 0,6 triệu USD đến năm 1999 tăng lên 9,8 triệu USD. (Bảng 6)
Bảng 6: Xuất nhập khẩu Việt Nam - Malaixia.
Đơn vị: triệu USD và %
1990
1992
1994
1996
1998
1999
6/2000
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Tổng số
% trong ASEAN
5,0
0,8
5,8
0,6
68,4
35,9
104,3
6,9
64,8
66,1
103,9
5,1
77,7
200,3
278,0
5,8
115
239
354
5,7
257
309
566
9,8
164
164
328
Nguồn: Tổng cục Thống Kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 1999
Giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam với Malaixia tăng nhanh trong giai đoạn 1990 - 1999, từ 5,8 triệu USD lên 565 triệu USD, tăng 97,5 lần. Năm 1999, Malaixia đứng thứ 4 trong khối ASEAN về buôn bán giá trị với Việt Nam, chiếm 9,8% trong giá trị nhập khẩu của Việt Nam - ASEAN và 2,4% tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam. Xuất khẩu của Việt Nam sang Malaixia năm 1999 đạt 257 triệu USD, tăng 51,4 lần so với năm 1990. Riêng đến tháng 6/2000 xuất khẩu của Việt Nam sang Malaixia đã đạt tới 164 triệu USD. Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Malaixia chủ yếu là các loại nông lâm sản, quần áo, hàng thủ công mỹ nghệ. Trong đó, gạo, mỹ nghệ, quần áo là 3 mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Malaixia.
Giá trị hàng nhập khẩu từ Malaixia tăng nhanh hơn xuất khẩu, năm 1999 là 309 triệu USD so với 0,8 triệu USD năm 1990, tăng gấp 386 lần. Nhưng tính đến tháng 6/2000 thì giá trị hàng nhập khẩu từ Malaxia là 164 triệu USD. Như vậy, Việt Nam - Malaxia bắt đầu có xu hướng cân bằng trong cán cân thương mại. Hàng nhập khẩu từ Malaxia năm 1999 chủ yếu là xăng dầu các loại: 79.266 tấn, phân bón các loại: 20.087 tấn, hàng điện tử: 26 triệu tấn, chất dẻo, nguyên liệu: 13 triệu USD.
Nhìn chung kể từ năm 1994 đến nay, trong quan hệ thương mại với Malaxia, Việt Nam luôn là nước nhập siêu và chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của hai nước. Tỷ lệ hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Malaixia chỉ chiếm 0,3% tổng giá trị ngoại thương của Malaixia. Vì vậy, Việt Nam cần có những chính sách thích hợp như: nâng cao hiệu quả hợp tác hai bên cũng như nâng cao giá trị sản phẩm về chất lượng và số lượng để có khả năng đáp ứng và cạnh tranh với thị trường Malaixia đầy tiềm năng này.
Quan hệ thương mại Việt Nam - Inđônêxia:
Trong số các nước ASEAN, quan hệ thương mại Việt Nam - Inđônêxia được thực hiện từ rất sớm, từ những năm 60. Tuy nhiên, chỉ từ 1990 đến nay quan hệ thương mại hai bên mới được đẩy mạnh.
Bảng 7: Xuất nhập khẩu Việt Nam - Inđônêxia
Đơn vị: triệu USD và %
1990
1992
1994
1996
1998
1999
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Tổng số
% trong ASEAN
14,6
9,8
24,4
2,7
19,9
39,8
40,7
2,7
35,3
116,3
151,6
5,9
45,7
149,0
194,7
4,1
316
257
573
9,4
421
285
706
12,3
Nguồn: Tổng cục Thống Kê, sđd Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, 1999
Giá trị xuất nhập khẩu hai bên tăng nhanh từ 24,4 triệu USD năm 1990 tăng lên 706 triệu USD năm 1999. (Bảng 7). Trong hai năm cuối Việt Nam đã có thặng dư trong cán cân thương mại với Inđônêxia.
Inđônêxia là nước nông nghiệp trong khu vực, có cơ cấu cây trồng tương tự như Việt Nam. Nhưng mấy năm gần đây, Inđônêxia vẫn phải nhập lương thực. Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Inđônêxia tương tự như Thái Lan nhưng với khối lượng ít hơn trừ dầu thô và gạo. Đặc biệt năm 1998 - 1999 Inđônêxia là nước đứng đầu về nhập khẩu gạo của Việt Nam với 947.446 tấn năm 1998, và hơn 1,14 triệu tấn năm 1999. Kim ngạch xuất nhập khẩu sang Inđônêxia năm 1999 đã chiếm 3,6% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam - ASEAN và thị trường lớn thứ 2 trong khu vực sau Xingapo.
Giá trị xuất nhập khẩu từ Inđônêxia năm 1999 là 285 triệu USD, chiếm 2,5% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và đứng thứ 4 trong khối ASEAN. Hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Inđônêxia chủ yếu là: phân bón, hoá chất, bột giấy, linh kiện và xe gắn máy, xăng dầu các loại...
Quan hệ thương mại Việt Nam - Philippin:
Philippin là đối tác không thể coi nhẹ của Việt Nam. Mặc dù nửa đầu những năm 1990 buôn bán giữa hai nước mới đạt ở mức rất thấp và biến động thất thường (Bảng 8).
Bảng 8: Xuất nhập khẩu Việt Nam - Philippin
Đơn vị: triệu USD và%
1990
1992
1994
1996
1998
1999
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Tổng số
% trong ASEAN
57,0
3,6
60,6
6,8
1,0
0,5
1,5
0,1
3,6
15,0
18,6
0,7
132,0
28,9
160,9
3,4
392,7
59,0
451,7
7,4
393
46
493
7,6
Nguồn: Tổng cục Thống kê, sđd
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 1999.
Buôn bán giữa Việt Nam và Philippin năm 1990 đạt 57 triệu USD nhưng năm 1992 - 1993 chỉ đạt 1,5 triệu USD. Từ năm 1996 đến năm 1999 kim ngạch buôn bán giữa hai nước tăng nhanh, đạt 439 triệu USD năm 1999, chiếm 7,6% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - ASEAN và gần 1,9% tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam. Đặc biệt, kể từ 1995 đến nay, cán cân thương mại Việt Nam - Philippin luôn thặng dư với mức ngày càng tăng, năm 1995 là: 16,8 triệu USD, 1996 là: 103,1 triệu USD và năm 1999 là: 350 triệu USD.
So với các nước ASEAN khác, Philippin là thị trường tiêu thụ lớn nhất của Việt Nam về linh kiện máy vi tính. Năm 1999, xuất khẩu linh kiện máy vi tính của Việt Nam sang Philippin đạt 232,982 triệu USD, tiếp theo là gạo: 507,393 tấn và các mặt hàng cà phê, dệt may, hạt tiêu, hạt điều, than đá, cát trắng, rau củ quả, hải sản,... Năm 1999, Philippin chiếm 3,4% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam và là bạn hàng lớn thứ 4 của Việt Nam so với các nước ASEAN khác.
Việt Nam nhập khẩu từ Philippin chủ yếu là phân bón, chiếm 70% đến 80% giá trị nhập khẩu hàng năm của nước này. Riêng năm 1999 nhập tới 112.700 tấn phân bón các loại, ngoài ra còn nhập các mặt hàng khác nhưng với khối lượng không lớn như: sắt thép các loại, máy móc phụ tùng, chất dẻo,...
Quan hệ thương mại Việt Nam - Lào:
Việt Nam - Lào có mối quan hệ đặc biệt thân thiết và dành cho nhau chế độ ưu đãi, đặc biệt là quan hệ ngoại thương, mức thuế xuất khẩu bằng 0%. Tuy nhiên, do kinh tế của hai nước còn khó khăn nên thương mại hai chiều còn đạt ở mức rất thấp. (Bảng 9).
Bảng 9: Xuất nhập khẩu Việt Nam - Lào:
Đơn vị: triệu USD.
1990
1992
1994
1996
1998
1999
Xuất khẩu
16,6
16,0
20,9
24,9
73,3
164
Nhập khẩu
3,9
7,7
102,9
68,1
104,0
195
Tổng số
20,5
23,7
123,8
93,0
177,3
359
Nguồn: Tổng cục Thống kê, sđd
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 1999
Từ năm 1997 trở về trước, kim ngạch buôn bán giữa hai nước tăng giảm thất thường. Năm 1994 đạt mức cao nhất là 123,8 triệu USD, năm 1995 - 1997 lại giảm xuống còn 104,6 triệu USD năm 1995, 93 triệu USD năm 1997. Hai năm gần đây, kim ngạch hai chiều tăng lên, đạt 177,3 triệu USD năm 1998 và 359 triệu USD năm 1999.
Việt Nam xuất khẩu sang Lào hàng công nghệ phẩm như: đồ nhựa, hàng dân dụng, may mặc, chất tẩy rửa, hàng điện tử, hải sản, gạo,...
Việt Nam cũng nhập khẩu từ Lào: phụ liệu dệt da, nguyên liệu chất dẻo, thạch cao,...
Quan hệ thương mại Việt Nam - Campuchia:
Bảng 10: Xuất nhập khẩu Việt Nam - Campuchia
Đơn vị: triệu USD và %
1990
1992
1994
1996
1998
1999
Xuất khẩu
9,1
6,4
77,3
99,0
75
91
Nhập khẩu
7,7
6,7
17,7
17,7
36
13
Tổng số
16,8
13,1
95,0
116,9
111
104
Nguồn: Tổng cục Thống kê, sđd
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 1999
Quan hệ thương mại Việt Nam - Campuchia cũng mới được đẩy mạnh trong những năm gần đây. Giá trị xuất nhập khẩu giữa hai nước tăng từ 16,8 triệu USD năm 1990 lên 104 triệu USD năm 1999, tăng gấp 6,2 lần.
Việt Nam luôn là nước thặng dư trong cán cân thương mại với Campuchia. Năm 1999 giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia chiếm gần 17% tổng giá trị nhập khẩu của nước bạn. (Bảng 10).
Việt Nam nhập khẩu từ Campuchia các loại nguyên phụ liệu da dệt may mặc, chất dẻo nguyên liệu...
Việt Nam xuất khẩu sang Campuchia nhiều hàng hoá đa dạng như: cà phê, cao su, linh kiện vi tính, dệt may, thủ công mỹ nghệ,...
Quan hệ thương mại Việt Nam - Brunây:
Đối với Việt Nam thị trường Brunây còn khá mới mẻ. Hàng nhập khẩu của Brunây chủ yếu là máy móc, ô tô và lương thực cao cấp. Năm 1999, Việt Nam mới xuất khẩu sang Brunây được 260 nghìn USD hàng dệt may và 24 nghìn USD rau quả các loại. Muốn xuất khẩu sang Brunây, Việt Nam phải nâng cao chất lượng hàng hoá và cạnh tranh với các nước trong khu vực, nhất là hàng nông sản của Thái Lan.
Quan hệ thương mại Việt Nam - Mianma:
Myanma là thị trường nhỏ bé và mới mẻ đối với Việt Nam, tuy vậy chúng ta vẫn phải tăng cường buôn bán với nước này.
Năm 1999, kim ngạch buôn bán hai chiều Việt Nam - Mianma đạt 2 triệu USD. Dù đây là một con số rất khiêm tốn nhưng Myanma là thị trường đầy tiềm năng, tạo điều kiện cho quan hệ thương mại sắp tới.
2. Việc Việt Nam tham gia AFTA (ASEAN Free Trade Area: khu vực buôn bán tự do ASEAN).
Nhằm tăng cường hơn nữa quá trình hội nhập kinh tế khu vực, đặc biệt là mở rộng quá trình tự do hoá thương mại nội bộ, việc Việt Nam tham gia AFTA không chỉ là xu hướng tất yếu mà còn là điều kiện để nâng cao hiệu quả thương mại giữa Việt Nam với ASEAN và giữa Việt Nam với từng nước thành viên, chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tham gia vào các tổ chức kinh tế thương mại khác như: NAFTA, EU, WTO... Do đó, ngày 7/10/1994 Bộ trưởng Ngoại Giao nước ta Nguyễn Mạnh Cầm đã cam kết “Việt Nam sẽ bắt đầu thực hiện hiệp định về lịch trình CEPT cho AFTA vào ngày 1/1/1996, tuân thủ đầy đủ các cam kết CEPT - AFTA và mục tiêu hiện thực hoá AFTA vào 2006 ”(1. GS.TS. Nguyễn Duy Quý, Giám đốc Trung tâm KHXH & NVQG, Nghiên cứu ĐNÁ, 2/2000.
). Theo lịch trình này, chương trình cắt giảm thuế nhập khẩu của Việt Nam được chính thức bắt đầu vào ngày 1/1/2006. Tới thời điểm đó, thuế nhập khẩu đánh vào hàng hoá của các nước thành viên ASEAN nhập vào nước ta sẽ có mức tối đa là 5% và mức tối thiểu là 0%. Như vậy, việc tham gia AFTA của Việt Nam sẽ là cơ hội, đồng thời cũng là thách thức đối với thương mại Việt Nam - ASEAN. Trước hết, AFTA sẽ đem lại cơ hội cho hàng xuất khẩu của Việt Nam tăng lên, kích thích FDI nước ngoài, chuẩn bị cho Việt Nam những tiền đề cần thiết để tham gia vào các khu vực thương mại rộng hơn. Mặt khác, AFTA cũng buộc Việt Nam phải có cơ cấu thích ứng, nâng cao khả năng cạnh tranh và tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế.
Tuy nhiên, việc triển khai AFTA ở nước ta không đơn giản, Việt Nam gặp phải khó khăn như:
- Năng lực cạnh tranh, năng suất lao động, hiệu quả các sản phẩm của nền kinh tế của Việt Nam còn thấp so với ASEAN6. Do trình độ doanh nghiệp yếu kém của Việt Nam (53.000 doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế thu hút khoảng 3 triệu lao động).Tuy nhiên nếu so sánh với các nước ASEAN thì phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ, chiếm 90% các doanh nghiệp Việt Nam. Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay tụt hậu khoảng 25 đến 30 năm so với Thái Lan, 40 đến 45 năm so với Xingapo. Điều này dẫn đến chi phí đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam cao hơn 30 đến 50% so với các đối tác của các nước ASEAN khác. Mặt khác, tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước còn chậm.
- Về cân đối và sử dụng vốn để đầu tư và tái đầu tư sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam còn có những vấn đề bất ổn. Theo các số liệu hiện nay thì các doanh nghiệp Việt Nam cần phải huy động 20 nghìn tỷ Việt Nam đồng cho vốn lưu thông chưa kể đến các nguồn vốn đầu tư cho tài sản cố định. Như vậy, vốn lưu thông hiện có của các doanh nghiệp Việt Nam chỉ đáp ứng được 60% tổng số vốn lưu thông cần sử dụng.
Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung chưa có sự chuẩn bị đầy đủ cho quá trình hội nhập quốc tế khu vực, chưa đưa ra được các chiến lược chính sách thích ứng để tham gia AFTA. Trước hết là do mức độ phổ cập thông tin liên quan đến AFTA còn thiếu và chưa đồng bộ. Lịch trình cắt giảm thuế của các doanh nghiệp triển khai còn chậm và lúng túng. Nhìn chung, các doanh nghiệp Việt Nam chưa định ra được chiến lược chính sách cạnh tranh sản phẩm cho thời điểm năm 2006. Phần lớn cơ cấu sản phẩm của kinh tế Việt Nam chủ yếu là các sản phẩm sơ chế sử dụng nhiều lao động. Do đó, giá trị gia tăng thấp, khả năng cạnh tranh yếu so với các đối tác ASEAN khác. Vì vậy, cán cân thương mại Việt Nam - ASEAN còn chênh lệch lớn. Hàng xuất khẩu của ASEAN hiện nay chiếm khoảng 25% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Trong khi đó hàng xuất khẩu của Việt Nam chiếm khoảng 1% tổng giá trị xuất khẩu của ASEAN.
Khả năng tiêu thụ của thị trường nội địa chậm, hạn chế đến việc kích thích nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải cách cơ cấu mặt hàng kích thích năng lực cạnh tranh. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam mà còn giảm tốc độ đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.
Với những khó khăn như vậy, nên Việt Nam phải nâng cao chất lượng hàng hoá bởi chắc chắn hàng hoá của Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với các hàng hoá của các nước trong khu vực. Từ năm 1996 đến năm 2000 về cơ bản chúng ta đã lập được xong 4 danh mục thuế của CEPT. Mục tiêu tiêu của năm 2000 đặt ra là đưa các danh mục giảm thuế lên mức 4230 dòng thuế (mỗi dòng tương ứng với 1 sản phẩm) đạt chỉ tiêu 60% trong danh mục cắt giảm thuế. Định chỉ tiêu giảm thuế cho 4230 dòng trong đó 1680 dòng thuế đạt mức thuế suất bằng 0%, chiếm 39% tổng số dòng thuế. Khoảng 2900 dòng thuế có mức thuế suất từ 0 đến 5%, chiếm 70% tổng số dòng thuế, 800 dòng thuế có mức thuế suất trên 5%, 450 dòng thuế có mức thuế từ 5 đến 10%. Từ nay đến 2006 Việt Nam đề ra 4 mục tiêu là:
Tối đa hoá các dòng thuế đạt mức thuế suất từ 0 đến 5% vào năm 2003.
Xem xét mở rộng số dòng thuế, số mức thuế là 0% vào năm 2006.
Đưa toàn bộ các mặt hàng trong danh mục các sản phẩm cắt giảm thuế ngay xuống mức thuế suất 0% vào năm 2015.
Một số mặt hàng nhạy cảm sẽ được nới rộng biên độ cắt giảm thuế đến năm 2018.
Xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá đang trở thành xu hướng mạnh mẽ, hội nhập kinh tế tạo ra nhiều cơ hội cho phát triển kinh tế nước ta. Trong những năm qua, trao đổi nước ta với các nước trong khu vực khá lớn (chiếm 1/3 tổng nhập khẩu và 1/4 tổng xuất khẩu của nước ta) và sẽ còn tăng trong những năm tới. Tham gia AFTA sẽ có tác động tích cực đến thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, bởi thị trường Việt Nam khá lớn điều này sẽ hấp dẫn các nhà sản xuất đầu tư sản xuất tại Việt Nam để cung cấp hàng hoá cho thị trường Việt Nam. Đồng thời sẽ tạo cho một thị trường mở cửa cho hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu của Việt Nam tăng lên, các hàng rào thuế quan và phi thuế quan bị xoá bỏ, các tranh chấp được giải quyết công bằng. Tham gia AFTA, Việt Nam có khả năng đi tắt và phát triển nhanh. Việt Nam có thể lợi dụng được những lợi thế mạnh của các nước ASEAN về kinh nghiệm, vốn đầu tư, quản lý, nâng cao được khả năng cạnh tranh thông qua những ưu đãi của AFTA mang lại. Bên cạnh đó, tham gia AFTA Việt Nam nhanh chóng hội nhập vào kinh tế thế giới. Có thể nói, coi AFTA là nơi thực nghiệm để Việt Nam có đủ kinh nghiệm và bản lĩnh để tham gia vào các tổ chức liên kết trên thế giới như: WTO, APEC,...
Nhìn lại quá trình triển khai AFTA nói chung và CEPT nói riêng ở nước ta trong hơn 2 năm qua, chúng ta có thể khẳng định rằng Việt Nam đã làm tất cả những gì có thể làm để triển khai AFTA và CEPT đúng tiến độ. Điều đó cho thấy nước ta đã nghiêm chỉnh tôn trọng cam kết của mình đối với ASEAN nói chung và AFTA nói riêng. Một tương lai hấp dẫn đang mở ra cho Việt Nam nhưng cũng đầy thách thức buộc Việt Nam phải vượt qua.
II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CỦA CÁC NƯỚC ASEAN VÀO VIỆT NAM:
Số lượng dự án và vốn đầu tư:
* Thời kỳ từ năm 1990 đến tháng 5/1995:
Vào những năm 80 quan hệ giữa Việt Nam và các nước ASEAN mới được thiết lập trở lại chủ yếu là quan hệ thương mại. Việc Việt Nam chuyển từ nền kinh tế tập chung sang nền kinh tế theo định hướng thị trường thích ứng với các nền kinh tế ASEAN. Việt Nam thông qua luật đầu tư nước ngoài tháng 12/1987. Trong những năm đầu tiên khi ban hành luật đầu tư, nhìn chung các nhà đầu tư ASEAN tham gia đầu tư trực tiếp vào Việt Nam còn dè dặt, với những dự án nhỏ, mang tính chất thăm dò, tìm hiểu thị trường Việt Nam. Để khuyến khích và tạo thêm điều kiện thuận lợi cho đầu tư nước ngoài. Luật đầu tư nước ngoài (sửa đổi bổ sung) 1990 và 1992 nêu lên vấn đề tư nhân tham gia tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài một cách rõ ràng hơn, cụ thể hơn và có tính khả thi hơn.
Với việc ban hành và sửa đổi luật đầu tư nước ngoài, Việt Nam nhanh chóng trở thành một nước có nhịp độ đầu tư nước ngoài nhanh nhất.
Năm 1990 các nước ASEAN mới chỉ đầu tư vào Việt Nam 16 dự án với số vốn 35 triệu USD thì năm 1991 đã nâng lên 28 dự án với tổng số vốn đầu tư 168 triệu USD. Như vậy, năm 1991 so với năm 1990 gấp 1,75 lần về số dự án, gấp 4,8 lần về số vốn đầu tư và gấp 2,74 lần về quy mô bình quân dự án. Tính đến tháng tháng 5/1995 trước khi Việt Nam gia nhập ASEAN, các nước ASEAN đã đầu tư vào Việt Nam một số vốn là 2,262 tỷ USD với 200 dự án, chiếm 15% tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Trong số đó Xingapo đứng đầu các nước ASEAN đầu tư vào Việt Nam với 29 dự án công nghiệp, 1 dự án thăm dò, khai thác dầu khí, 11 dự án nông - lâm - ngư, 14 dự án xây dựng khách sạn, 8 dự án giao thông bưu điện. Tiếp theo là Malaixia đứng thứ 2 trong khối ASEAN đầu tư vào Việt Nam. Đầu năm 1995, đầu tư của Malaxia vào Việt Nam với 43 dự án, vốn đăng ký là 607,23 triệu USD. Thái Lan cũng có 64 dự án, vốn đăng ký lên xấp xỉ 300 triệu USD, bình quân mỗi dự án là 4 triệu USD. Đến tháng 5/1995, Inđônêxia đã đầu tư 5 dự án vào lĩnh vực công nghiệp, 2 dự án chế biến gỗ và trồng hoa, còn lại là 4 dự án xây dựng khách sạn, dịch vụ, giao thông vận tải và ngân hàng. Philippin là nước cuối cùng trong số các nước ASEAN đầu tư vào Việt Nam với 13 dự án với vốn đầu tư là 74 triệu USD được cấp giấy phép.
Như vậy, trước ngày 28/7/1995 hầu hết các nước ASEAN đã đầu tư vào Việt Nam. Song hầu hết các dự án đầu tư còn nhỏ và khiêm tốn.
*Sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN:
Cho tới thời điểm Mỹ bỏ cấm vận Việt Nam 02/1993 và ngày 28/7/1995 Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN thì đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam mới tăng vọt. Tính đến năm 1996, tổng số vốn đầu tư (đã đăng ký) của các nước ASEAN vào Việt Nam là gần 4,7 tỷ USD, với 292 dự án, chiếm khoảng 20% toàn bộ vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Đến cuối năm 1997, sau 10 năm thực hiện luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, đầu tư trực tiếp của các nước ASEAN vào Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng từ 292 dự án với số vốn 4666 triệu USD năm 1996 lên tới 362 dự án với số vốn đầu tư 8.643,6 triệu USD, chiếm 15,6% tổng dự án và 27,6% tổng số vốn đầu tư trực tiếp của các nước là 31,232 tỷ USD.
Xingapo là nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam từ trước tới nay. Tính đến năm 1997, Xingapo đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn 5.685,8 triệu USD. Với 100% vốn nước ngoài là 30 dự án có tổng số vốn đầu tư 354,4 triệu USD, vốn thực hiện đạt 85,15%. Trong số 30 dự án có tới 50% số dự án được cấp giấy phép, 4 dự án đã đưa vào hoạt động. Với dự án liên doanh có 112 dự án trong số đó có 56 dự án đưa vào hoạt động và có doanh thu. Riêng về dự án hợp doanh có 11 dự án được đưa vào hoạt động. Hết năm 1997, Xingapo đầu tư 187 dự án. Trong 140 xí nghiệp đang hoạt động đã đưa vào thực hiện 1068 triệu USD vốn đầu tư, sản xuất 440 triệu USD giá trị sản phẩm, thu hút 7.600 lao động. Nhìn chung, các dự án của Xingapo đều có quy mô tương đối lớn và tập trung vào một số lĩnh vực như: công nghiệp, dịch vụ, khách sạn,...
Ngoài Xingapo, Inđônêxia cũng có số lượng dự án vào Việt Nam tương đối lớn. Đầu năm 1997 đã có 14 dự án với tổng số vốn 284 triệu USD đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Trong số đó có 4 dự án vốn 100% của nước ngoài. Trong 8 dự án liên doanh có 2 dự án có số vốn trên 50 triệu USD, đó là liên doanh khách sạn Horison và dự án xí nghiệp liên hợp thực phẩm Vũng Tàu. Các nhà đầu tư Inđônêxia thường đầu tư vào sản xuất bột ngọt, sợi nhân tạo, sản xuất gỗ, thuốc lá.
Đứng thứ 2 trong khối ASEAN đầu tư vào Việt Nam là Malaixia, với 63 dự án và tổng số vốn đầu tư là 1343,17 triệu USD tính đến tháng 12/1997. Hầu hết các dự án của Mailaixia thực hiện dưới hình thức 100% vốn nước ngoài. Về dự án hợp doanh, có 4 dự án trong đó có 2 dự án đầu tư vào lĩnh vực dầu khí như: Dung Quất: 1,2 tỷ USD, 2 ngân hàng 75 triệu USD. Tính chung cho tới nay, Malaixia đang có 84 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký là 1,007 tỷ USD. Hiện trừ 14 dự án đã bị giải thể. Malaixia còn 70 dự án có hiệu lực với tổng số vốn đầu tư 941 triệu USD. Có thể thấy, các dự án đầu tư của Malaixia còn hiệu lực chủ yếu hoạt động theo hình thức liên doanh (38 dự án) còn lại là 100% vốn Malaixia (28 dự án) và một phần là dự án hợp doanh (4 dự án). Tuy quy mô vốn cho một dự án đầu tư của Malaixia nhỏ (trung bình chỉ 13,44 triệu USD/dự án) nhưng điều đáng nói là tỷ lệ giải ngân tương đối cao (77%), lớn hơn rất nhiều so với tỷ lệ trung bình của các dự án đầu tư nước ngoài khác vào Việt Nam.
Năm 1997, Thái Lan đã đầu tư 78 dự án 100% vốn nước ngoài, 14 dự án có số vốn từ 5 triệu USD trở lên. Ngoài ra, còn có 45 dự án liên doanh, 19 dự án có vốn đầu tư là 5 triệu USD trở lên. Thái Lan còn có hình thức đầu tư hợp doanh vào Việt Nam với số vốn 2,17 triệu USD.
Philippin tính đến cuối năm 1997 cũng có 18 dự án với tổng số vốn là 252,98 triệu USD. Đến tháng 4/2000 Philippin có 18 dự án với 254,25 triệu USD. Trong đó 8 dự án đầu tư 100% vốn nước ngoài, 8 dự án liên doanh trong đó có 3 dự án có số vốn trên 5 triệu USD, đó là dự án sản xuất ô tô Hoà Bình với số vốn 71,8 triệu USD, dự án chế biến đường Ninh Bình với số vốn 60 triệu USD, còn lại 40% tập chung vào du lịch, khách sạn và chế biến thực phẩm.
Brunây cũng giữ vị trí đầu tư khiêm tốn vào Việt Nam, đó là 1 dự án với số vốn 10 triệu USD.
Tuy nhiên, bước sang năm 1998, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, đầu tư vào Việt Nam giảm mạnh. Trong 9 tháng đầu năm 1998 chỉ có 15 dự án của các nước ASEAN được cấp giấy phép với 803 triệu USD, trong đó 700 triệu USD của Xingapo, mặc dù đã được phê duyệt nhưng vẫn chưa muốn nhận giấy phép đầu tư.
Như vậy, sau 10 năm thực hiện luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, đến hết tháng 9/1998 có 377 dự án với tổng số vốn 9.437 triệu USD, chiếm 18,4% tổng số dự án và 27,8% tổng số vốn đầu tư của cả nước. Trong đó hơn một nửa là của Xingapo, 205 dự án với 6471 triệu USD, chiếm 54,4% tổng dự án và 68,6% tổng số vốn đầu tư trực tiếp của ASEAN vào Việt Nam. Số còn lại là của Malaixia: 62 dự án với 1342 triệu USD, Thái Lan: 78 dự án với 1106 triệu USD, Inđônêxia: 13 dự án với 281,9 triệu USD và Philippin có 19 dự án với 258,6 triệu USD.
Bảng 11: Đầu tư ASEAN vào Việt Nam (tính đến tháng 4/2000).
Nước
Số dự án
Vốn đăng ký (triệu USD)
Xingapo
235
6.765,8
Thái Lan
85
984,06
Malaixia
70
941,82
Philippin
18
254,25
Inđônêxia
9
243,55
Nguồn: Viet Nam Investment Review. Số 448/15- 21 tháng 5/2000.
Nhìn vào bảng 11 ta thấy, tính đến hết tháng 4/2000 các nước ASEAN đã có tới 417 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký lên tới xấp xỉ 9,2 tỷ USD, chiếm 17% về số dự án và 25,7% về vốn của 58 quốc gia lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Quy mô đầu tư bình quân các dự án của ASEAN là 22 triệu USD/dự án,lớn hơn quy mô bình quân chung của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam là 15 triệu USD/dự án. Điều này cho thấy, hoạt động hợp tác trong lĩnh vực đầu tư vào Việt Nam được ASEAN đặc biệt quan tâm. Chắc chắn trong tươnglai, đầu tư từ các nước ASEAN vào Việt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- R0019.doc