DANH MỤC VIẾT TẮT
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA BAN KẾ HOẠCH - ĐẦU TƯ 3
I. Cục Hàng không Việt Nam 3
1. Quá trình hình thành và phát triển 3
2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn 6
2.1. Chức năng 6
2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn 6
3. Cơ cấu tổ chức 11
3.1. Khối cơ quan Cục 11
3.2. Khối doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích 12
3.3 Khối các đơn vị sự nghiệp 13
II. Ban Kế hoạch - Đầu tư 15
1.Chức năng và nhiệm vụ 15
1.1. Chức năng 15
1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn 15
2. Cơ cấu tổ chức 16
2.1. Bộ phận Kế hoạch - Đầu tư 16
2.2. Bộ phận Xây dựng cơ bản 17
3. Nguyên tắc hoạt động 17
4. Mối quan hệ với các Ban khác trong Cục 18
PHẦN II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI BAN KẾ HOẠCH - ĐẦU TƯ 19
I. Về nguồn vốn đầu tư 19
II. Về công tác lập dự án đầu tư 20
III. Công tác thẩm định dự án 22
1. Thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình 22
2. Thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình 24
IV. Tình hình hợp tác đầu tư với nước ngoài 25
V. Kế hoạch đầu tư 25
VI. Những kết quả, hiệu quả sản xuất và đầu tư đã đạt được đến năm 2005 26
1. Những kết quả đã đạt được 26
2. Những vấn đề còn tồn tại 30
PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ 31
I Một số đặc điểm tình hình hiện nay 31
II. Giải pháp 32
1. Hoàn thiện hành lang pháp lý 32
2. Cải cách hành chính, đổi mới doanh nghiệp trong toàn Cục 32
3. Công tác tài tính 33
4. Tăng cường hiệu quả đầu tư 33
5. Công tác thanh tra, kiểm tra 34
III. Kiến nghị 35
KẾT LUẬN 36
39 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1348 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quá trình hình thành, cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của ban kế hoạch - Đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
òng (gọi chung là các cơ quan chức năng) đóng vai trò là cơ quan tham mưu, giúp việc cho Cục trưởng thực hiện công tác quản lý Nhà nước chuyên ngành Hàng không, cơ cấu gồm có:
+ Ban Kế hoạch - Đầu tư;
+ Ban Khoa học – Công nghệ;
+ Ban Quản lý cảng hàng không, sân bay;
+ Ban Tiêu chuẩn an toàn bay;
+ Ban Vận tải hàng không;
+ Ban Quản lý hoạt động bay;
+ Ban An ninh hàng không;
+ Ban tổ chức cán bộ;
+ Ban Tài chính;
+ Thanh tra Hàng không;
+ Văn phòng.
Tính tới ngày 31/12/2004, Khối cơ quan Cục có 164 người, phân theo cơ cấu như sau:
Biểu 1:
Phân theo trình độ
Số lượng(người)
Tỉ trọng(%)
Trên và sau đại học
ĐH, CĐ
Trung cấp
Sơ cấp
28
100
12
24
17.1
61
7.3
14.6
Phân theo độ tuổi
Dưới 30 tuổi
Từ 30 – 40 tuổi
Từ 41 – 50 tuổi
Từ 51 -60 tuổi
32
39
65
28
19.5
23.8
39.6
17.1
3.2. Khối doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích
Hiện nay, trực thuộc Cục hàng không Việt Nam gồm có 4 doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích. Lực lượng lao động trong khối này tính đến ngày 31/12/2004 có 6.108 người.
- Trung tâm quản lý bay dân dụng Việt Nam
Trung tâm có nhiệm vụ đảm bảo một cách an toàn, hiệu quả, điều hoà cho tất cả các tầu bay dân dụng hoạt động tại các cảng hàng không sân bay toàn quốc và trên vùng trời thuộc chủ quyền quốc gia Việt Nam.
Trung tâm quản lý bay dân dụng Việt Nam bao gồm:
+ Khối cơ quan
+ Trung tâm quản lý bay miền Bắc
+ Trung tâm quản lý bay miền Trung
+ Trung tâm quản lý bay miền Nam
+ Trung tâm dịch vụ kỹ thuật quản lý bay
+ Trung tâm hiệp đồng chỉ huy điều hành bay.
- Các cụm cảng hàng không
Các cụm CHK có nhiệm vụ quản lý và khai thác các cảng hàng không trong khu vực, cung cấp các dịch vụ hàng không và các dịch vụ công cộng khác để phục vụ cho hoạt động bay của các Hãng hàng không được an toàn và hiệu quả.
Có 3 cụm CHK, bao gồm cụm cảng hàng không miền Bắc, cụm cảng hàng không miền Trung và cụm cảng hàng không miền Nam.
Các cụm cảng hàng không được tổ chức theo một cơ cấu chung như sau:
+ Khối cơ quan
+ Cảng hàng không quốc tế và các cảng hàng không địa phương.
+ Một số đơn vị kinh doanh hạch toán phụ thuộc.
3.3 Khối các đơn vị sự nghiệp
Hiện nay Cục hàng không dân dụng Việt Nam đang quản lý trực tiếp 3 đơn vị sự nghiệp. Tính đến 31/12/2004, đội ngũ cán bộ công nhân viên của các đơn vị sự nghiệp bao gồm 171 người.
- Trường Hàng không:
Trường Hàng không là đơn vị sự nghiệp giáo dục có nhiệm vụ chính là:Thứ nhất, tổ chức quản lý về chuyên môn nghiệp vụ đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ trong ngành Hàng không dân dụng.Thứ hai, tổ chức thực hiện công tác tuyển sinh, đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng các chuyên ngành nghiệp vụ về Hàng không dân dụng ở cấp trung học chuyên nghiệp theo hệ thống giáo dục quốc dân.
- Trung tâm Y tế Hàng không:
Trung tâm Y tế Hàng không thực hiện chức năng là đơn vị sự nghiệp y tế, với các nhiệm vụ chính là:
Thứ nhất, tổ chức, quản lý về chuyên môn nghiệp vụ, hệ thống khám chữa bệnh và thường trực cấp cứu ở các cơ quan, đơn vị trực thuộc Cục hàng không dân dụng Việt Nam, các trung tâm y tế cơ sở.
Thứ hai, tổ chức, chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu, thực hiện công tác khám chữa bệnh, khám tuyển, giám định sức khoẻ, điều dưỡng, phục hồi chức năng cho cán bộ, công nhân viên trong ngành Hàng không Việt Nam tại các cơ sở y tế, các nhà nghỉ điều dưỡng của ngành.
Thứ ba, tổ chức phối hợp với các bộ ngành có liên quan và các đơn vị trong ngành thực hiện công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh nguy hiểm.
Thứ tư, phối hợp thực hiện công tác tìm kiếm, cứu nạn hàng không trong ngành Hàng không dân dụng và cung cấp các dịch vụ y tế theo quy định của Bộ y tế và pháp luật hiện hành.
- Tạp chí Hàng không:
Tạp chí Hàng không là đơn vị sự nghiệp có thu, có chức năng, nhiệm vụ chính là:
Thứ nhất, tuyên truyền đuờng lối chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xây dựng và phát triển ngành Hàng không dân dụng theo tôn chỉ, mục đích được quy định tại giấy phép hoạt động. Tuyên truyền, cổ vũ, giáo dục cán bộ, nhân viên ngành Hàng không dân dụng đáp ứng sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và của ngành Hàng không dân dụng.
Thứ hai, phổ biến kiến thức và kinh nghiệm tổ chức khai thác, quản lý, kiến thức khoa học kỹ thuật về Hàng không dân dụng trong nước và thế giới.
II. Ban Kế hoạch - Đầu tư
Theo quyết định số 1671/QĐ-CHK ngày 23/07/2004 của Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Kế hoạch- Đầu tư như sau:
1.Chức năng và nhiệm vụ
1.1. Chức năng
Ban Kế hoạch - Đầu tư là cơ quan tham mưu giúp Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kế hoạch và đầu tư theo quy định của pháp luật.
1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
- Chủ trì xây dựng trình Cục trưởng:
+ Quy hoạch phát triển tổng thể, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm của Cục và Ngành Hàng không Việt Nam;
+ Quy trình, tiêu chuẩn, định mức kinh tế, kỹ thuật chuyên ngành, văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
- Chủ trì thẩm định trình Cục trưởng:
+ Phê duyệt, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư và tổ chức thực hiện việc giao kế hoạch đầu tư cho các đơn vị sau khi đã được phê duyệt;
+ Phê duyệt các bước đầu tư các dự án xây dựng, nâng cấp, sửa chữa, cải tạo các công trình cơ sở hạ tầng, đổi mới thiết bị công nghệ trong ngành Hàng không thuộc thẩm quyền của Cục;
+ Các dự án liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư với nước ngoài trong Ngành.
- Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trong Ngành xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển, các quy trình, tiêu chuẩn, định mức kinh tế – kỹ thuật, các quyết định, văn bản quy phạm pháp luật về kế hoạch, đầu tư – xây dựng đã được phê duyệt, ban hành.
- Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành, triển khai và thực hiện các dự án đầu tư – xây dựng theo phân công của Cục trưởng.
- Tổ chức giám sát, đánh giá đầu tư các công trình xây dựng theo quy định và phân cấp; Phối hợp với các cơ quan liên quan thanh tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch, quy trình, quy phạm và tiêu chuẩn kinh tế – kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng công trình và kiến nghị các biện pháp xử lý, giải quyết.
- Tổng hợp, lập báo cáo thông kê thường xuyên, báo cáo chuyên đề theo quy định của Nhà nước; tham gia công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan theo sự phân công của Cục trưởng.
- Tham gia thanh quyết toán các công trình đầu tư; tham gia quyết toán thu chi ngân sách hàng năm của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Cục.
- Tham gia công tác thanh tra, kiểm tra theo sự phân công của Cục trưởng.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng giao.
2. Cơ cấu tổ chức
Ban Kế hoạch - Đầu tư dưới sự chỉ đạo của Trưởng ban, Phó ban gồm có 2 bộ phận: Bộ phận kế hoạch đầu tư và Bộ phận Xây dựng cơ bản.
2.1. Bộ phận Kế hoạch - Đầu tư
Đây là bộ phận thuộc Ban Kế hoạch - Đầu tư, có nhiệm vụ tham mưu cho Lãnh đạo Ban kế hoạch đầu tư trong việc:
+ Công tác xây dựng, tổng hợp các chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm và hàng năm của ngành HKVN;
+ Công tác lập, giao và triển khai theo dõi thực hiện kế hoạch vốn đầu tư – xây dựng hàng năm của Cục HKVN và của các đơn vị.
+ Công tác chuẩn bị đâu tư (cho phép chuẩn bị đầu tư, đề cương – dự toán chuẩn bị đầu tư, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi).
+ Các dự án liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư với nước ngoài trong ngành HKVN.
+ Công tác, tổng hợp, thống kê, báo cáo.
+ Các công tác khác theo phân công của lãnh đạo Ban.
2.2. Bộ phận Xây dựng cơ bản
Bộ phận này có nhiệm vụ tham mưu, theo dõi trong việc:
+ Công tác chuẩn bị xây dựng và thực hiện đầu tư. Quản lý chất lượng công trình.
+ Công tác hướng dẫn, kiểm tra, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện đầu tư.
+ Công tác xây dựng và thực hiện các tiêu chuẩn, định mức kinh tế – kỹ thuật chuyên ngành.
+ Công tác giám sát, đánh giá đầu tư.
+ Tham gia thẩm định báo cáo quyết toán các công trình.
+ Các công tác khác theo phân công của lãnh đạo Ban.
3. Nguyên tắc hoạt động
- Ban kế hoạch - Đầu tư có Trưởng ban, Phó Trưởng ban do Cục trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm có thời hạn.
- Trưởng ban chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về những công việc của Ban. Phụ trách công tác kế hoạch bao gồm việc xây dựng, trình duyệt và chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy hoạch, phát triển, kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm và hàng năm của ngành HKVN; Chủ trì thẩm định để trình Cục trưởng phê duyệt, phê duyệt điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư và tổ chức thực hiện giao kế hoạch đầu tư cho các đơn vị sau khi đã được phê duyệt. Phụ trách công tác xây dựng, tham gia xây dựng, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kế hoạch - đầu tư và các lĩnh vực liên quan khác. Phụ trách các dự án liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư với nước ngoài trong ngành HKVN. Phụ trách tham gia xây dựng, thẩm định các nội dung liên quan đến quy hoạch hệ thống sân bay, quy hoạch tổng thể các cảng hàng không.
- Phó trưởng Ban giúp việc Trưởng ban và trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ do Trưởng ban phân công, chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về công việc được giao. Chủ trì thẩm định, trình Cục trưởng phê duyệt các nội dung liên quan đến công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư các dự án thuộc thẩm quyền của Cục HKVN. Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai và thực hiện các dự án đầu tư. Chủ trì công tác giám sát, đánh giá đầu tư trong ngành HKVN. Phụ trách tham gia các quyết toán các công trình đầu tư – xây dựng cơ bản.
- Công chức trong Ban chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của Trưởng ban và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về phần việc được giao.
4. Mối quan hệ với các Ban khác trong Cục
Với chức năng nhiệm vụ đã được quy định, Ban Kế hoạch - Đầu tư có mối quan hệ chặt chẽ với tất cả các đơn vị:
- Đối với các Ban, Văn phòng, Phòng trong Khối cơ quan Cục: là quan hệ phối hợp nội bộ nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được phân công: +Các văn bản về công tác kế hoạch, đầu tư, xây dựng do Ban Kế hoạch - Đầu tư lập ra sẽ được trình lên Lãnh đạo Cục và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Sau đó, các Ban, Văn phòng, Phòng có trách nhiệm phối hợp với Ban Kế hoạch - Đầu tư thực hiện các văn bản này theo phân công nhiệm vụ quy định.
+ Các Ban, Văn phòng, Phòng có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Ban Kế hoạch - Đầu tư hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
- Đối với các đơn vị hoạt động công ích và các đơn vị sự nghiệp: Ban Kế hoạch- Đầu tư là cơ quan giúp Cục trưởng trực tiếp thực hiện việc quản lý, chỉ đạo công tác kế hoạch, xây dựng cơ bản cho các đơn vị này.
Phần II: Thực trạng quản lý hoạt động đầu tư tại Ban Kế hoạch - Đầu tư
I. Về nguồn vốn đầu tư
Nguồn vốn đầu tư của toàn Cục Hàng không được huy động từ các nguồn chính sau:
+ Vốn ngân sách Nhà nước,
+ Quỹ đầu tư phát triển của các doanh nghiệp,
+ Vốn ODA,
+ Các nguồn vốn khác.
Trong giai đoạn 2001 – 2004, tổng vốn đầu tư của các dự án trọng điểm vào các CHK từ năm 2001 dến năm 2004 là 2510 tỷ đồng, trong đó:
Vốn ngân sách là 848 tỷ đồng (33,8%),
Quỹ đầu tư phát triển của các doanh nghiệp là 1.361 tỷ đồng (54,2%),
Vốn ODA là 223 tỷ đồng (8,9%),
Vốn khác 78 tỷ đồng (3,1%).
Tổng vốn đầu tư này rất thấp so với nhu cầu và theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ (27.000 tỷ đồng cho giai đoạn 2001 – 2005).
Khó khăn về vốn đầu tư của nhà nước là một trong những thách thức lớn nhất hiện nay của ngành hàng không, điều này dẫn đến một số dự án bị chậm tiến độ và các cảng HKQT hiện nay cơ sở hạ tầng còn chưa đạt được mức độ của các nước trong khu vực (Singapore, Thailand, Malaysia, Indonesia). Tuy nhiên ở một số lĩnh vực do giải quyết tốt về cơ chế và nguồn vốn thì việc đầu tư đã đạt hiệu quả rất cao, trình độ tương đương, thậm chí vượt trội hơn nhiều nước trong khu vực (ví dụ lĩnh vực quản lý điều hành bay). Dự kiến, tổng vốn đầu tư từ nay đến năm đến năm 2020 khoảng 4,5 tỷ $, trong đó kinh phí đầu tư cho cảng hàng không Long Thành là 2,5 tỷ $, Nội Bài là 700 triệu $, các cảng hàng không còn lại là 1,2 tỷ $.
Về nợ đọng: đến nay trong ngành số dự án đã hoàn thành mà vẫn nợ đọng với các nhà thầu do không có vốn thanh toán là 4 dự án với tổng nguồn nợ đọng rất thấp là 3,9 tỷ đồng. Vốn nợ đọng cho dến năm 2004 của Cục hàng không Việt Nam chủ yếu là việc hoàn ứng vốn ngân sách theo kế hoạch ứng hoặc cơ chế đã được Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan Nhà nước cho phép. Tất cả số nợ đọng nêu trên đều đã được Bộ GTVT, Bộ KHĐT đưa vào danh mục thanh toán dứt điểm trong năm 2004. Như vậy vấn dề nợ đọng kéo dài cũng không xảy ra đối với các Dự án trong ngành Hàng không.
II. Về công tác lập dự án đầu tư
Các đơn vị trực thuộc Cục khi cần lập dự án phải làm công văn gửi Cục mà cụ thể là Ban Kế hoạch - Đầu tư để xin phép chủ trương đầu tư. Sau khi phân tích một số vấn đề như: Nguồn vốn, hiệu quả đầu tư, mức độ cần thiết đầu tư, Cục cho công văn trả lời. Nếu được đồng ý, đơn vị tiến hành lập dự án theo hướng dẫn của Ban Kế hoạch - Đầu tư, của Bộ Tài Chính, Bộ GTVT, Bộ Kế hoạch - Đầu Tư.
Trong quá trình lập dự án, các đơn vị trực thuộc Cục Hàng không thường thuê tư vấn khi lập dự án. Các công ty tư vấn được thuê ở đây là công ty tư vấn thiết kế công trình thuộc quân chủng phòng không – không quân (AACC) và công ty tư vấn thiết kế hàng không thuộc Tổng công ty hàng không (ACE).
Các dự án quan trọng quốc gia phải lập Báo cáo tiền khả thi để trình Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư; các dự án có tổng mức vốn đầu tư trên 600 tỷ đồng không phân biệt nguồn vốn phải lập Báo cáo tiền khả thi để trình Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư.
Nội dung Báo cáo tiền khả thi bao gồm:
+ Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng công trình, các điều kiện thuận lợi và khó khăn; chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia nếu có;
+ Dự kiến quy mô đầu tư: công suất, diện tích xây dựng; các hạng mục công trình bao gồm công trình chính, công trình phụ và các công trình khác; dự kiến về địa điểm xây dựng công trình và nhu cầu sử dụng đất;
+ Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật; các điều kiện cung cấp vật tư thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật; phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư nếu có; các ảnh hưởng của dự án đối với môi trường, sinh thái, phòng chống cháy nổ, an ninh, quốc phòng;
+ Hình thức đầu tư, xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, thời hạn thực hiện dự án, phương án huy động vốn theo tiến độ và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án và phân kỳ đầu tư nếu có.
Để xin phép đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư có trách nhiệm gửi Báo cáo tiền khả thi tới Bộ GTVT. Bộ GTVT là cơ quan đầu mối giúp Thủ tướng Chính phủ lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương liên quan, tổng hợp và đề xuất ý kiến trình Thủ tướng Chính phủ.
Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Báo cáo tiền khả thi, Bộ GTVT phải gửi văn bản lấy ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương có liên quan.
Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị, cơ quan được hỏi ý kiến phải có văn bản trả lời về những nội dung thuộc phạm vi quản lý của mình. Trong vòng 7 ngày sau khi nhận được văn bản trả lời theo thời hạn trên, Bộ GTVT phải lập báo cáo để trình Thủ tướng Chính phủ. Báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ bao gồm: Tóm tắt nội dung Báo cáo tiền khả thi, tóm tắt ý kiến các Bộ, ngành và đề xuất ý kiến về việc cho phép đầu tư xây dựng công trình kèm theo bản gốc văn bản ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương có liên quan.
Khi đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư phải tổ chức lập dự án để làm rõ về sự cần thiết phải đầu tư và hiệu quả đầu tư xây dựng công trình, trừ những trường hợp: Công trình chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình khi công trình cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới trụ sở cơ quan có tổng mức đầu tư dưới 3 tỷ đồng và các dự án hạ tầng xã hội có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng sử dụng vốn ngân sách không nhằm mục đích kinh doanh, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng và đã có chủ trương đầu tư hoặc đã được bố trí trong kế hoạch đầu tư hàng năm.
Dự án thuộc nguồn vốn nào thì kinh phí cho việc lập dự án được tính trong nguồn vốn đó và được xây dựng trong vốn đầu tư của dự án.
III. Công tác thẩm định dự án
Ban Kế hoạch - Đầu tư tiến hành các dự án thuộc thẩm quyền của mình nhằm hợp pháp hoá dự án và điều chỉnh tiến trình triển khai thực hiện đầu tư của các dự án ở các đơn vị hàng không. Quy trình thẩm định dự án được thực hiện theo quy định chung của Nhà nước. Phương pháp thẩm định chủ yếu được sử dụng ở Cục hàng không là phương pháp thẩm định theo trình tự.
1. Thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình
Để được cấp phép đầu tư, các đơn vị trực thuộc Cục phải lập hồ sơ dự án và gửi lên trình Ban Kế hoạch đầu tư phê duyệt.
Hồ sơ dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm:
+ Tờ trình phê duyệt dự án theo mẫu.
+ Dự án bao gồm phần thuyết minh và thiết kế cơ sở; văn bản thẩm định của các Bộ, ngành liên quan (nếu có);
+ Văn bản cho phép đầu tư của cấp có thẩm quyền đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án trên 600 tỷ đồng.
Thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm thẩm định phần thuyết minh và thẩm định thiết kế cơ sở của dự án.
Bộ Giao thông vận tải tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đối với những dự án có tổng mức đầu tư trên 600 tỷ đồng.
Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình liên quan tới nhiều chuyên ngành thì Bộ chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở là Bộ GTVT có yếu tố quyết định về tính chất mục tiêu của dự án, chịu trách nhiệm lấy ý kiến của các Bộ, ngành có liên quan.
Đối với các dự án có tổng vốn đầu tư dưới 600 tỷ đồng được thực hiện theo quy định sau đây:
Sở GTVT tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình
Trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình liên quan tới nhiều chuyên ngành thì Sở chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở là Sở GTVT có yếu tố quyết định tính chất, mục tiêu của dự án, chịu trách nhiệm lấy ý kiến của các Sở liên quan.
Việc thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công trình có yêu cầu bí mật an ninh, quốc phòng thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Thời gian thẩm định thiết kế cơ sở không quá 30 ngày làm việc đối với các dự án có tổng mức vốn đầu tư trên 600 tỷ đồng, 15 ngày làm việc đối với các dự án có tổng mức vốn đầu tư từ 30 đến 600 tỷ đồng và 10 ngày làm việc với các dự án có tổng mức vốn đầu tư dưới 30 tỷ đồng, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Thời gian thẩm định dự án, kể cả thời gian thẩm định thiết kế cơ sở, không quá: 60 ngày làm việc đối với các dự án có tổng mức vốn đầu tư trên 600 tỷ đồng; 30 ngày làm việc với các dự án có tổng mức vốn đầu tư từ 30 đến 600 tỷ đồng, 20 ngày làm việc với các dự tổng mức vốn đầu tư dưới 30 tỷ đồng án , kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp đặc biệt, thời gian thẩm định dự án có thể dài hơn nhưng phải được người quyết định đầu tư cho phép.
Lệ phí thẩm định dự án, thiết kế cơ sở do Bộ Tài chính quy định sau khi thống nhất với Bộ Xây dựng.
Thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng công trình
Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư các dự án đã được Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư.
Đối với các dự án khác sử dụng vốn ngân sách nhà nước Bộ trưởng Bộ GTVT, hoặc Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam quyết định đầu tư.
Các dự án sử dụng vốn khác, vốn hỗn hợp chủ đầu tư tự quyết định đầu tư và chịu trách nhiệm.
2. Thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình
Trong quá trình thực hiện đầu tư, Ban tổ chức thẩm định thiết kế dự toán, tổng dự toán phê duyệt công trình.
Thiết kế bản vẽ thi công và dự toán của hạng mục, công trình trước khi đưa ra thi công phải được thẩm định, phê duyệt.
- Nội dung thẩm định thiết kế:
Sự phù hợp với các bước thiết kế trước đã được phê duyệt;
Sự tuân thủ các tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;
Đánh giá mức độ an toàn công trình;
Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ, nếu có;
Bảo vệ môi trường; phòng, chống cháy, nổ;
- Nội dung thẩm định dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình gồm:
Sự phù hợp giữa khối lượng thiết kế và khối lượng dự toán;
Tính đúng đắn của việc áp dụng các định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí, đơn giá; việc vận dụng định mức, đơn giá, các chế độ, chính sách có liên quan và các khoản mục chi phí trong dự toán theo quy định;
Xác định giá trị dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình.
Trường hợp chủ đầu tư không đủ điều kiện năng lực thẩm định thì được phép thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra thiết kế, dự toán công trình làm cơ sở cho việc phê duyệt.
Chi phí thẩm định, thẩm tra thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình do Bộ Xây dựng hướng dẫn và được tính vào tổng mức đầu tư, tổng dự toán xây dựng công trình.
IV. Tình hình hợp tác đầu tư với nước ngoài
Trong năm qua, Cục Hàng không đã tổ chức, đàm phán, sửa đổi Hiệp định Hàng không với Đài Loan, Trung Quốc,Nhật Bản và Liên minh châu Âu. Đồng thời, Cục đã tiếp và làm việc với 60 đoàn khách quốc tế về các vấn đề hợp tác trong lĩnh vực HK.
Hà Lan đã đầu tư cho Việt Nam về lĩnh vực giáo dục đào tạo trong ngành hành không, nhưng hoạt động này đã chấm dứt từ khoảng những năm 2002.
Đan Mạch đầu tư cho Việt Nam hệ thống đèn đường cất cánh, hạ cánh ở Cát Bi, Phú Bài.
Pháp cũng là một nước đầu tư nhiều cho ngành HKVN, hầu hết là khoản viện trợ không hoàn lại. Đó là đầu tư vào trường Hàng không, đào tạo phi công, tư vấn(hỗ trợ chi phí của dự án)
Mỹ cũng hỗ trợ cho ta những khoản không hoàn lại như đầu tư vào an ninh hàng không, tư vấn.
Nhật Bản là một nước đầu tư lớn nhất cho ngành HKVN với một số dự án ODA như đầu tư vào CHK quốc tế Tân Sơn Nhất với 200tr$.
V. Kế hoạch đầu tư
Ban Kế hoạch - Đầu tư lập kế hoạch đầu tư với các nội dung theo đúng quy định của pháp luật, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
Kế hoạch vốn cho công tác điều tra, khảo sát, lập quy hoạch ngành.
Chi phí chuẩn bị đầu tư bao gồm: vốn đầu tư thực hiện điều tra, khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi của dự án, thẩm định dự án và quyết định đầu tư. Kế hoạch chuẩn bị đầu tư bao gồm: danh mục dự án và vốn cho chuẩn bị đầu tư của dự án.
Kế hoạch thực hiện đầu tư bao gồm vốn đầu tư để thực hiện công tác khảo sát thiết kế kỹ thuật, các công việc chuẩn bị thực hiện xây dựng và các chi phí khác có liên quan đến công tác chuẩn bị thực hiện dự án đầu tư.
Kế hoạch thực hiện đầu tư bao gồm vốn đầu tư để thực hiện việc mua sắm thiết bị đầu tư, xây dựng và các chi phí có liên quan đến đấu thầu và đưa dự án vào khai thác, sử dụng.
VI. Những kết quả, hiệu quả sản xuất và đầu tư đã đạt được đến năm 2005
1. Những kết quả đã đạt được
Trong giai đoạn 1995 – 2005, tốc độ tăng trưởng về sản lượng, các cụm CHK đạt mức tăng trưởng bình quân ở chỉ tiêu phục vụ hành khách là 10,8%; phục vụ hàng hoá, bưu kiện đạt 13,5% và phục vụ máy bay cất hạ cánh là 6,8%. Trung tâm Quản lý bay dân dụng đạt tăng trưởng bình quân 6,9% về điều hành bay và 16,4% về km điều hành bay.
Về tài chính, các doanh nghiệp công ích của Cục Hàng không có doanh thu tăng trưởng bình quân giai đoạn 1995 – 2005 đạt 14,4%; cụ thể năm 2005 như sau:
Biểu 2:
Chỉ tiêu
Số lượng(triệu)
Tăng trưởng hàng năm(%)
I.Tổng doanh thu
Các cụm CHK
Trung tâm quản lý bay
II.Nộp ngân sách
Các cụm CHK
Trung tâm quản lý bay
3.193.720
1.795.360
1.398.360
984.465
271.860
712.659
7,6
11,8
2,7
2,8
5,6
1,8
Trong những năm qua, Cục đã phê duyệt cho phép đầu tư nhiều dự án trọng điểm, quan trọng đối với sự phát triển của ngành HK trên các lĩnh vực: khai thác CHK, điều hành bay, huấn luyện-đào tạo. việc đầu tư phát triển của cảng hàng không trong thời gian qua đều tập trung nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả khai thác của các cảng HK theo qui hoạch phát triển hệ thống sân bay toàn quốc cũng như các quyết định chỉ đạo của Chính phủ. Hầu hết các dự án được triển khai tuân thủ nghiêm túc các quy định hiện hành của nhà nước về công tác đầu tư xây dựng.
Trong giai đoạn 2001 – 2004 các công trình được đầu tư phát huy hiệu quả rất tốt trong khai thác và sử dụng. Cụ thể:
Cảng HKQT Nội Bài sau khi hoàn thành dự án nhà ga T1 đã được đầu tư xây mới đường hạ cất cánh 1B, đảm bảo tiếp nhận các loại máy bay lớn nhất hiện nay với công suất nhà ga là 4 triệu HK/năm. Cục HKVN đã có kế hoạch nâng công suất nhà ga HK lên 6 triệu HK/năm trong năm 2005, hoàn thành nhà ga HH công suất 250.000 tấn/năm vào năm 2006. Kế hoạch nghiên cứu báo cáo tiền khả thi nhà ga HK T2 với công suất 15 triệu HK/năm cũng sẽ được thực hiện trong năm 2005. việc nghiên cứu phát triển cảng HKQT Nội Bài về phía Nam theo quy hoạch tổng thể cảng HKQT Nội Bài đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cũng đang được Cục KHVN triển khai.
Cảng HKQT Đà Nẵng cũng sẽ được đầu tư tổng thể trong năm tới. Dự án nhà ga HK công suất 4 triệu HK/năm cũng đã được Chính phủ phê duyệt, dự kiến khởi công trong quý II/2005 và hoàn thành trong năm 2007. Dự án cải tạo, mở
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC177.doc