Quá trình hình thành, phát triển, chức năng và nhiệm vụ của công ty xuất nhập khẩu mây tre Việt Nam (Barotex)

Tổng Công ty xuất nhập khẩu BAROTEX - Việt Nam với nhiệm vụ chính là xuất khẩu các mặt hàng mây tre - thủ công mỹ nghệ, là một đơn vị quốc doanh hàng đầu ở Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu hàng mây tre thủ công mỹ nghệ. Ngay từ những ngày đầu thành lập cho đến nay công ty BAROTEX không ngừng được củng cố và phát triển để đáp ứng những yêu cầu mới của nền kinh tế thị trường. Trong những năm qua mặc dù gặp nhiều khó khăn do thị trường biến động song với sự nỗ lực sáng tạo của cán bộ công nhân viên trong công ty đã đưa công ty đạt những bước phát triển về mọi mặt, thực hiện tốt các nghĩa vụ của bộ và nhà nước giao cho.

Trên đây là báo cáo tổng hợp của em về một số hoạt động của Tổng Công ty xuất nhập khẩu BAROTEX - Việt Nam trong quá trình thực tập vừa qua. Do thời gian và kiến thức có hạn nên báo cáo của em không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các cán bộ của công ty để báo cáo của em được hoàn thiện hơn.

 

doc19 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1398 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quá trình hình thành, phát triển, chức năng và nhiệm vụ của công ty xuất nhập khẩu mây tre Việt Nam (Barotex), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệt Nam ( Tên giao dịch quốc tế là BAROTEX) được thành lập ( Tách ra từ công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ). Công ty BAROTEX ra đời cùng với bao biến đổi lớn lao của đất nước, trong suốt quá trình đó công ty BAROTEX không ngừng được củng cố và phát triển để đáp ứng yêu cầu của thị trường cơ chế mới. Ngay từ những ngày đầu được thành lập, một mặt công ty xuất nhập khẩu đã củng cố tổ chức, xây dựng cơ sở vật chất, mặt khác luôn hoàn thành mhiệm vụ xuất nhập khẩu hàng mây tre được nhà nước giao. Công ty lúc đó là đơn vị quốc doanh duy nhất được nhà nước giao nhiệm vụ là đầu mối thu mua hàng mây tre ở các tỉnh phía Bắc và xuất khẩu hàng hoá đó ra thị trường thế giới. Từ thủa ban đầu, hết sức khó khăn và thiếu thốn, cơ sở vật chất nghèo nàn, trình độ đội ngũ cán bộ còn non kém cả về nghiệp vụ và ngoại ngữ, cơ cấu hàng hoá, số lượng và chất lượng quá nhỏ bé, không ổn định, Công ty BAROTEX đã tìm mọi biện pháp để khai thác mọi tiềm năng về lao động và nguyên liệu để sản xuất ra hàng xuất khẩu đồng thời khai thác mọi tiềm năng và sức lực của cán bộ công nhân viên trong đơn vị để thực hiện nghĩa vụ do Bộ và nhà nước giao. Năm 1980, công ty xuất khẩu mây tre được đổi tên thành tổng công ty xuất nhập khẩu mây tre. Năm 1995, theo quyết định số 388/ HĐBT của hội đồng bộ trưởng về việc đăng ký lại doanh nghiệp nhà nước, Tổng công ty xuất nhập khẩu mây tre lại đổi tên thành Công ty xuất nhập khẩu mây tre Việt Nam. Tên và địa chỉ giao dịch: BAROTEX – Việt Nam (Công ty xuất nhập khẩu mây tre Việt Nam) E6 - Thái Thịnh - Đống Đa - Hà Nội - Việt Nam II. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Tổng công ty BAROTEX. Tổng công ty xuất nhập khẩu BAROTEX có chức năng xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và nước ngoài. + Các mặt hàng xuất khẩu của công ty bao gồm: đồ gốm sứ sơn mài, đồ gỗ mỹ nghệ, hàng cói, song mây, thêu ren, các loại nông sản, giầy thể thao. + Các mặt hàng nhập khẩu của công ty bao gồm: các loại vật tư nguyên liệu phục vụ cho xuất khẩu như ô tô tải, xi măng, sắt thép, chậu men, các loại hóa chất dùng cho việc sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Hoạt động của công ty chủ yếu là xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu hàng mây tre và đồ mỹ nghệ. Tổng công ty xuất nhập khẩu BAROTEX có nhiệm vụ điều hành hệ thống các chi nhánh khắp cả nước, bao gồm chi nhánh Sài Gòn, chi nhánh Đà Nẵng, chi nhánh Hải Phòng, Xí nghiệp giầy thể thao xuất khẩu. Tổng công ty xuất nhập khẩu BAROTEX phải có trách nhiệm thực hiện đúng pháp luật kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nước. Cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty xuất nhập khẩu Barotex Việt Nam là một đơn vị kinh tế trực thuộc Bộ Thương Mại, có 358 cán bộ kinh doanh và 1000 - 1200 công nhân sản xuất, gồm 16 phòng ban và 6 đơn vị trực thuộc. Các đơn vị trực thuộc là: Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh gồm có: Phó giám đốc điều hành chi nhánh 9 phòng ban trong đó: 2 phòng quản lý (tổ chức, tài chính kế toán) và 7 phòng kinh doanh xuất nhập khẩu có chức năng và nhiệm vụ tương đương trung tâm tại Hà Nội. Chi nhánh tại Đà Nẵng: Tương tự như chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh. Chi nhánh tại Hải Phòng: Chủ yếu làm nhiệm vụ sản xuất, nhập khẩu và giao nhận hàng hoá trong đó giao nhận là chính. Xí nghiệp sản xuất giày thể thao: Được phép xuất nhập khẩu ( Đang đi vào hoạt động) Trong đó: *) Khối dòng chuyên doanh: chủ yếu kinh doanh: Chuyên doanh 1: Xuất khẩu mây tre đan Chuyên doanh 2: Bàn ghế đồ gia dụng Chuyên doanh 3: Mành các loại Chuyên doanh 4: Mây đan *) Khối kinh doanh tổng hợp: Kinh doanh các mặt hàng tổng hợp như mây tre đan, thủ công mỹ nghệ, giầy thể thao, nông sản. * Phòng chức năng: Phòng tổ chức: Có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động của công ty, giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý nhân sự, thưởng, các chế độ chính sách… Phòng kế hoạch thị trường: Phòng kế hoạch thị trường là bộ phận nghiên cứu tìm hiểu thị trường trong nước và nước ngoài, thực hiện tiếp thị, các hoạt động đối ngoại tạo môi trường kinh doanh cho công ty. Phòng kế toán tài chính: Quản lý vốn của công ty, kiểm tra giám sát các hoạt động kinh doanh của các phòng kinh doanh, hạch toán chi phí kinh doanh, tính toán lỗ lãi, thực hiện thu chi cho các phòng ban theo kế hoạch và yêu cầu của kinh doanh. Phòng kiểm toán: Kiểm tra sổ sách kế toán Phòng hành chính quản trị làm các công việc về tổ chức bộ máy, quản lý lao động, tiền lương, quản trị đời sống. Quản lý nhà đất, quản lý và cho thuê nhà III. Thực trạng sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu của Tổng công ty xuất nhập khẩu BAROTEX. 1. Tình hình hoạt động sản xuất. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn 1999-2002 ngày càng ổn định và có xu hướng phát triển. Trong những năm qua công ty đã hợp tác liên kết đầu tư cho sản xuất tạo chân đứng và chủ động kinh doanh cho lâu dài. Tuy vậy doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động sản xuất vẫn chưa cao. Sản xuất giầy của công ty hiện có chiều hướng thuận lợi, ngoài việc tập trung phương thức gia công như hiện nay, công ty đang cố gắng tìm khách hàng xuất khẩu trực tiếp để tăng lợi nhuận. Về sản xuất mặt hàng mây tre - thủ công mỹ nghệ. Mặt hàng này chủ yếu do các tổ hợp sản xuất, các hợp tác xã, các hộ gia đình ở các làng ven đô, các thị trấn, các làng nghề truyền thống cung cấp. ở phía Bắc, hàng đan lát từ song, mây tre... có chủ yếu ở các làng nghề ở Hà Tây, Thanh Hóa, Ninh Bình... Vai trò thu gom đóng gói bao bì trước đây do các hợp tác xã chuyên doanh mây tre nay được thay dàan bằng một số tư nhân sản xuất. Cơ sở sản xuất của họ chưa được đầu tư nhiều máy móc, thiết bị cho sản xuất. Cơ sở sản xuất chủ yếu là sân phơi, nhà kho, nhà sấy thủ công, nơi đóng gói bao bì... ở phía Nam và miền Trung, các hàng đan làm từ buông, mây tre, lồ ô, cói chủ yếu phân phối tại Tây Ninh, sông Bé, vùng Củ Chi ven thành phố Hồ Chí Minh, sản xuất do các hộ gia đình là chủ yếu. Vì thiếu các cơ sở được đầu tư máy móc để sản xuất các sản phẩm song mây cao cấp cho xuất khẩu nên trong nhiều năm qua đã phải xuất khẩu song mây nguyên liệu hoặc sơ chế cho Đài Loan, Philippin... Tổ chức sản xuất còn phân tán đầu tư máy móc thiết bị còn thiếu đã hạn chế khả năng thực hiện các đơn đặt hàng lớn như đơn hàng làm giỏ của BODYHOP, đơn làm rổ rá của Nhật với số lượng từ 0,5 - 1tr chiếc trong vòng từ 1-2 tháng. Tuy nhiên do ngày càng có thêm nhiều mẫu mã mới mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam nên các mặt hàng mây tre của công ty được các bạn hàng rất ưa thích, khách hàng của công ty đang được mở rộng sang châu Âu và Hoa Kỳ. 2. Tình hình hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Tổng công ty xuất nhập khẩu BAROTEX. 2.1. Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu. * Cơ cấu hàng xuất khẩu: Mặt hàng xuất khẩu của công ty bao gồm các sản phẩm mây tre - thủ công mỹ nghệ, nông sản, giầy thể thao. Trong đó mặt hàng xuất khẩu chủ lực là thủ công mỹ nghệ như các sản phẩm song mây, gốm sứ Bát Tràng, đồ gỗ mỹ nghệ, khảm trai, các sản phẩm chủ lực nàycó kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong các mặt hàng xuất khẩu của công ty, chiếm 50% tổng kim ngạch xuất khẩu. Từ những năm 1990 trở về trước, mây tre là một mặt hàng kinh doanh độc quyền của Công ty xuất nhập khẩu BAROTEX, công ty là đầu mối duy nhất để xuất khẩu hàng mây tre ra thị trường thế giới, công ty cũng chỉ được xuất khẩu hàng mây tre mà không được kinh doanh các các mặt hàng khác. Chính vì vậy mà kim ngạch xuất khẩu mây tre trong những năm 1990 trở về trước rất cao. Sau khi bước sang nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp thực sự được mở rộng mặt hàng xuất khẩu, lúc này kim ngạch xuất khẩu và cơ cấu mặt hàng có nhiều thay đổi. Công ty đã kinh doanh thêm các mặt hàng khác như hàng thủ công mỹ nghệ nói chung, hàng nông sản, giầy dép. Bảng thống kê kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của công ty Đơn vị tính: 1000USD Nhóm hàng (đv 1000 USD) 1999 2000 2001 2002 Mây tre - thủ công mỹ nghệ 6.349 8.560 7.200 6.300 Giầy thể thao 3.206 3.136 4.301 4.600 Nông sản, hàng khác 6.569 3.494 1.100 1.100 Tổng 16.124 15.190 12.364 12.000 Nguồn: Công ty xuất nhập khẩu BAROTEX. Theo bảng số liệu trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre - thủ công mỹ nghệ lớn nhất trong các mặt hàng xuất khẩu, mặt hàng này có kim ngạch tăng từ năm 1999 đến năm 2001. Năm 2002 do cạnh tranh mạnh, thị trường biến động, giá bán giảm, giá mua tăng, một số thị trường chủ lực của công ty như Nhật, Tây Ban Nha giảm mạnh nên kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đã giảm 900.000USD, tức 12,5% so với năm 2001. Mặt hàng giầy thể thao đang có xu hướng phát triển, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này tăng dần qua các năm, năm 2001 tăng 26% so với năm 2000, năm 2002 so với năm 2001 tăng 7%. Kim ngạch của giầy thể thao xuất khẩu chiếm vị trí thứ 2 trong các mặt hàng xuất khẩu của công ty. Mặt hàng nông sản có kim ngạch giảm, năm 2001 giảm 49% so với năm 2000, năm 2002 giảm 36%. Như vậy mặt hàng chủ lực của công ty trong giai đoạn này vẫn là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ với kim ngạch xuất khẩu năm 2000 đạt 6% tổng kim ngạch xuất khẩu, năm 2001 đạt 58%, năm 2002 đạt 53% tổng kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh đó, mặt hàng giầy xuất khẩu đang có chiều hướng gia tăng, năm 2000 kim ngạch xuất khẩu giầy đạt 20,6% tổng kim ngạch xuất khẩu, năm 2001 đạt 34,8%, năm 2002 đạt 38%. Mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu giảm song kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ vẫn giữ vị trí chủ lực trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu. Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu giầy vẫn tăng lên, đây là tín hiệu đáng mừng cho việc tăng kim ngạch xuất khẩu của công ty trong những năm tới. * Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu. Các mặt hàng nhập khẩu của công ty bao gồm các loại vật tư nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất như ô tô tải, xi măng, sắt thép, chậu men, các loại hóa chất dùng cho chế biến hàng mây tre. Nhu cầu nhập khẩu các nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất trong giai đoạn này bị giảm: Năm 1999 kim ngạch nhập khẩu là 5,4tr $ chiếm 25% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Năm 2000 kim ngạch nhập khẩu là 4,6tr $ chiếm 24% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Năm 2001 và 2002 tiếp tục giảm xuống 3,8 triệu USD và 3,5 triệu USD. 2.2. Cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu. Trước khi bước sang nền kinh tế thị trường, công ty chỉ có quan hệ xuất khẩu với 23 nước trên thế giới. Đến nay công ty đã có quan hệ với 53 nước trên thế giới với trên 200 khách hàng, công ty đã mở rộng thêm được 37 thị trường. Trong đó khách hàng mới chiếm 20%. Đó là một sự nỗ lực lớn của toàn thể cán bộ nhân viên toàn công ty trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước ngày càng quyết liệt. Thị trường của công ty thể hiện qua cơ cấu sau: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty Đơn vị: 1000 USD Thị trường 1999 2000 2001 2002 Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Châu á 7888 49 6900 45,4 7604 61,5 7500 62,5 Châu Âu 7656 47,5 8000 52,6 4439 35,9 3900 32,5 Châu Mỹ 574 3,5 300 2,0 321 2,6 600 5 Tổng 16118 100 15200 100 12364 100 12000 100 Nguồn: Tổng Công ty xuất nhập khẩu Barotex Với phương châm giữ uy tín với khách hàng công ty đã có những bước tiến đáng kể trong việc tìm kiếm thị trường. Vấn đề thị trường là mối quan tâm hàng đầu của BAROTEX. Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng BAROTEX đã vươn lên phát triển. Từ chỗ chủ yếu xuất khẩu sang Đông Âu thì nay BAROTEX đã mở rộng thị trường các nước tư bản, chuyển đồng tiền thanh toán trước kia từ Rúp sang đồng USD. Trong giai đoạn 1999-2002 công ty vẫn giữ vững và chiếm lĩnh thị trường hàng thủ công mỹ nghệ. Mặc dù năm 1999 nhu cầu tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ ở khu vực châu Âu giảm nhưng do nắm bắt được thị hiếu khách hàng, tích cực sáng tạo đề tài mẫu mã, nhạy bén trong cạnh tranh, tăng cường cử các đoàn đi công tác nước ngoài nghiên cứu thị trường nên đã mang lại một số kết quả cho hoạt động xuất khẩu. Qua bảng số liệu trên ta thấy thị trường châu á có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, chiếm 49% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 1999, tăng lên 61,5% năm 2001 và tiếp tục ổn định 62,5% năm 2002. Thị trường Châu á bao gồm các nước Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Iran, A rập, Ixaren, ấn Độ, trong đó hai thị trường Nhật Bản và Đài Loan chiếm tỷ trọng chủ yếu, các thị trường còn lại có tỷ trọng rất nhỏ bé. Hàng hoá xuất khẩu sang thị trường này bao gồm mây tre đan, gốm sứ sơn mài, nông sản, giầy thể thao. Thị trường Châu Âu có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai chỉ sau thị trường Châu á đạt 47,5% năm 1999 tăng lên 52,6% năm 2000, hai năm 2001 và 2002 kim ngạch xuất khẩu sang Châu Âu bị giảm do thị trường Nga giảm sút chỉ đạt mức 32,5% năm 2002. Thị trường Châu Âu có trên 20 nước song chủ yếu xuất khẩu sang Tây Ban Nha, ý, Pháp, Anh Quốc. Công ty xuất khẩu thị trường này các mặt hàng mây tre đan, hàng cói đay, gốm sứ sơn mài, khăn các loại, cà phê. Thị trường châu Mỹ chỉ đang trong giai đoạn đầu thâm nhập của công ty với kim ngạch xuất khẩu còn thấp chỉ chiếm 4% tổng kim ngạch xuất khẩu. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu sang thị trường này là hàng thủ công mỹ nghệ. Trong những năm tiếp theo công ty sẽ mở rộng xuất khẩu sang Mỹ và đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa sang thị trường châu Âu. Các thị trường chính của Công ty Đơn vị: 1000 USD Thị trường 1999 2000 2001 2002 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Nhật Bản 2000 12,4 3300 21,7 2986 24,2 2222 18,5 Đài Loan 2020 12,5 600 3,9 3989 32,3 4615 38,5 Hàn Quốc 3305 20,5 2800 18,4 24 0,2 1,08 0,05 Tây Ban Nha 1356 8,4 1100 7,2 1340 10,8 1000 8,4 ý 1000 6,2 870 5,7 885 7,2 708 6 Pháp 440 2,7 230 1,5 426 3,5 406 3,4 Anh Quốc 640 4 520 3,4 530 4,3 396 3,3 LB Nga 2641 16,4 2550 16,8 362 3 153 1,3 Chi Lê 123 0,8 140 0,9 150 1,2 211 1,8 Mỹ 20 0,12 53 0,4 60 0,5 158 1,3 Canada 32,5 0,2 40 0,3 42 0,35 71 0,6 Nguồn: Công ty xuất nhập khẩu Barotex IV. Đánh giá tình hình xuất nhập khẩu của Tổng công ty BAROTEX (2000-2002). 1. Kết quả hoạt động xuất nhập khẩu. Mặc dù kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty trong giai đoạn từ năm 1999 đến nay bị giảm song với sự đoàn kết và nỗ lực của cán bộ công nhân viên của Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn đạt hiệu quả thể hiện qua lợi nhuận kinh doanh và nộp ngân sách nhà nước vẫn ổn định và có nhiều triển vọng gia tăng trong những năm tới. Nhiệm vụ đạt ra đối với công ty trong những năm tới không chỉ dừng lại ở đó. Cùng với việc phát triển đầu tư xây dựng thêm và cải tạo các cơ sở sản xuất, đầu tư thiết bị máy móc phục vụ cho việc sản xuất, công ty tiếp tục mở rộng xuất khẩu sang khu vực châu Âu và đặc biệt là thị trường Bắc Mỹ. Để thực hiẹn được điều đó công ty cần phải huy động một lượng vốn đầu tư lớn, mở rộng hợp tác liên doanh với nước ngoài. Mặt khác cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu đang ngày càng gay gắt, đây thật sự là một thách thức lớn đối với công ty. 2. Công tác tổ chức và quản lý hoạt động xuất nhập khẩu. Công tác tổ chức và quản lý hoạt động xuất nhập khẩu của công ty cơ bản là hợp lý. Chức năng, trách nhiệm, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cấp lãnh đạo, các phòng ban, đại diện, chi nhánh đã được xác định rõ ràng, nhờ vậy đã tạo ra sự phối hợp chặt chẽ, làm việc nhịp nhàng, đồng bộ giữa các bộ phận tổ chức và thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu. Các nội dung và thủ tục thực hiện các bước công việc trong việc thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu đã thể hiện được sự tuân thủ pháp luật, các chế độ chính sách của nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu, tạo ra cơ chế làm việc năng động cho các phòng ban và toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty. 3. Các hoạt động hỗ trợ xuất nhập khẩu. Hoạt động hỗ trợ xuất nhập khẩu có vai trò rất quan trọng trong việc hoàn thành tốt các hoạt động xuất nhập khẩu. Với sự hỗ trợ của chính sách khuyến khích xuất khẩu của nhà nước, công ty đã tiến hành khai thác kịp thời các nguồn vốn từ bên ngoài, chủ động vay vốn từ các tổ chức ngân hàng trong và ngoài nước. Quan hệ giữa công ty và ngân hàng dựa trên cơ sở tín nhiệm. Hoạt động nghiên cứu thị trường ở công ty đã được coi trọng đúng mức (tuy nhiên công ty chưa thành lập được bộ phận nghiên cứu thị trường hoạt động với tư cách là một phòng hay bộ phận chức năng của công ty). Song kinh phí cho việc nghiên cứu thị trường còn ít nên chưa thể phát huy khả năng kinh doanh thực tế của công ty. 4. Về thị trường xuất khẩu. Trong giai đoạn 1999-2002 công ty vẫn giữ vững và chiếm lĩnh thị trường hàng thủ công mỹ nghệ. Mặc dù năm 1999 nhu cầu tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ ở khu vực châu Âu giảm nhưng do nắm bắt được thị trường, tích cực sáng tạo đề tài mẫu mã nhạy bén trong cạnh tranh, tăng cường cử các đoàn đi công tác nước ngoài để nắm bắt thị trường, ký hợp đồng, do đó đã mang lại kết quả cho các năm sau, đảm bảo việc làm, thực hiện đủ doanh thu, lợi nhuận của công ty. Năm 2001 công ty vẫn duy trì giữ vững các thị trường khách hàng thuộc khu vực Đông Bắc á, châu Âu và các khách hàng cũ khác. Công ty đã có biện pháp giảm chi phí tới mức thấp nhất, rà soát lại giá cả, mẫu mã, điều kiện giao hàng, linh hoạt trong kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Năm 2002 công ty đã ký hợp đồng được với 37 thị trường trong đó khách hàng mới chiếm 20%, sản phẩm chủ yếu xuất sang các thị trường: châu á, châu Âu, trong đó thị trường châu á có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là thủ công mỹ nghệ, giầy thể thao. Hiện nay công ty đang vận dụng triệt để các chính sách khuyến khích của nhà nước về xuất khẩu: chính sách đầu tư kinh phí, tiếp thị mở rộng thị trường, sử dụng chính sách môi giới hoa hồng để tìm thị trường mới. Công ty đang nghiên cứu, mở rộng các văn phòng đại diện, các đại lý bán hàng tại nước ngoài, tại một số thị trường xuất khẩu thủ công mỹ nghệ. 5. Đánh giá các nguồn lực. Trước các thách thức mới về cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu rõ ràng công ty đang gặp phải khó khăn bởi sự hạn chế của các nguồn lực. Trước hết đó là yếu tố tài chính: công ty còn thiếu vốn cho việc đầu tư máy móc thiết bị, xây dựng cơ sở sản xuất, mở rộng thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên nhờ có uy tín lâu năm trên thương trường, do vậy công ty được các bạn hàng, các cơ sở sản xuất tin cậy. Tuy nhiên việc vay mượn vốn có thể sẽ làm cho công ty bị động trong việc tổ chức kinh doanh. Về nguồn nhân lực: Công ty chưa có đội ngũ cán bộ kinh nghiệm về công tác nghiên cứu thị trường, tiếp thị. Trong điều kiện kinh doanh hiện nay bộ phận nghiên cứu thị trường tiếp thị được coi là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong việc chỉ đường cho mọi hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên nhờ việc tuyển chọn hợp lý, được đào tạo và rèn luyện trong quá trình phục vụ tại công ty cho nên đội ngũ cán bộ công nhân viên phần lớn có năng lực chuyên môn cao, thông thạo nghiệp vụ ngoại thương, dày dạn kinh nghiệm. Đây là điểm mạnh của công ty. 6. Đánh giá về môi trường của công ty. + Thuận lợi: thị trường quốc tế được mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho công ty mở rộng bạn hàng, mở rộng thị trường, mở rộng các mặt hàng xuất khẩu. Mặt khác công ty đã tạo được uy tín lớn với nhiều bạn hàng trong các năm qua như Nhật, ý, Tây Ban Nha... điều này giúp cho công ty có thế mạnh để thâm nhập vào các thị trường mới như Hoa Kỳ, Canada... + Khó khăn: cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, với nhiều đối thủ cạnh tranh ngay trong khu vực châu á như Thái Lan, Indonexia, Philippin, Trung Quốc... cũng gây cho công ty khó khăn. Điều này đòi hỏi công ty phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình thông qua việc đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, tiếp thị, quảng cáo sản phẩm, tham gia các hội chợ triển lãm ở nước ngoài, liên doanh với nước ngoài, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng đầu tư cho việc thiết kế mẫu mã sản phẩm, đầu tư vốn và thiết bị máy móc cho các làng nghề truyền thống, mở rộng mặt hàng kinh doanh. Mặt khác ngày càng có nhiều đơn vị trong nước xuất khẩu cùng loại mặt hàng này cũng làm tăng thêm cạnh tranh cho xuất khẩu của công ty về nguồn hàng trong nước, về chất lượng, giá cả, thị trường xuất khẩu. Để hạn chế khó khăn này cần có sự liên hiệp chặt chẽ giữa các công ty xuất khẩu cùng một mặt hàng, việc này giúp cho mặt hàng xuất khẩu của ta tăng thế mạnh để tăng cạnh tranh trên thị trường. 7. Đánh giá ưu điểm và những tồn tại trong hoạt động xuất nhập khẩu Của Tổng Công ty XNK BAROTEX. 7.1. Về ưu điểm. Mặc dù cạnh tranh trên thị trường rất gay gắt song với sự năng động của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty đã đạt được thành công trong xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và mặt hàng giày dép và nông sản cũng rất có triển vọng xuất khẩu. Công ty không ngừng mở rộng công tác xúc tiến thương mại để mở rộng bạn hàng, hiện nay công ty đã có quan hệ làm ăn với 37 thị trường, trong đó khách hàng mới chiếm 20%. Cùng với việc tìm kiếm thêm nhiều bạn hàng, công ty đã đầu tư thêm nhiều mẫu mã mới làm phong phú thêm mặt hàng xuất khẩu của công ty, tăng sức cạnh tranh cho các sản phẩm xuất khẩu của công ty. Công ty luôn giữ được uy tín với các bạn hàng nước ngoài trong nhiều năm qua như Nhật Bản, Tây Ban Nha, Liên BangNga, một số nước Châu á. Các mặt hàng gốm sứ, song mây, khảm trai của công ty được các bạn hàng quốc tế rất ưa thích do sự độc đáo về phong cách á Đông. 7.2. Một số tồn tại. Công ty đang thiếu vốn để đầu tư cho sản xuất và mở rộng mặt hàng xuất khẩu. Công tác xúc tiến thị trường có tiến bộ song vì kinh phí hạn chế nên vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng của công ty. Công tác nhập khẩu năm 2002 giảm do thủ tục nhập khẩu năm 2001 chưa được giải quyết. V. Những nguyên nhân tác động đến hiệu quả hoạt động xuất khẩu. 1. Nguyên nhân thuận lợi. a. Về khách quan. - Nhà nước đã ban hành các chính sách bảo hiểm xuất khẩu, hỗ trợ cho xuất khẩu hư chính sách thưởng kim ngạch xuất khẩu, giảm thuế xuất, thuế nhập một số mặt hàng, hỗ trợ thêm kinh phí cho công ty có điều kiện xúc tiến mở rộng thị trường xuất khẩu. - Nguồn nguyên liệu để sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ trong nước rất dồi dào và phong phú, các làng nghề truyền thống với những sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam được thể hiện rất tinh tế, mẫu mã phong phú được các bạn hàng châu á rất ưa chuộng. Ngoài ra công ty có mối quan hệ chặt chẽ với các làng nghề thủ công, tạo được chữ tín nên nguồn hàng xuất khẩu luôn ổn định và hiệu quả. Năng lực sản xuất trong nước rất dồi dào, các cơ sở sản xuất trung thành, tin tưởng vào công ty. b. Về chủ quan. - Lãnh đạo công ty rất năng động trong việc nắm bắt nhu cầu của thị trường để lựa chọn mặt hàng xuất khẩu. Công ty không chỉ xuất khẩu mặt hàng chủ đạo là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mà còn xuất khẩu giày dép, nông sản phục vụ cho nhu cầu trên thị trường, nhờ đó mà tăng kim ngạch xuất khẩu. - Các chi nhánh kinh doanh đều tập trung vào kinh doanh mặt hàng truyền thống, chủ lực của công ty là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, mang lại hiệu quả cao tránh được nhiều rủi ro, giữ được chữ tín với khách hàng nước ngoài. - Công ty không ngừng mở rộng công tác xúc tiến thương mại bằng nhiều hình thức, đầu tư thêm nhiều mẫu mã mới lạ, khôi phục lại được một số khách hàng thuộc khu vực Đông Âu và mở rộng xuất khẩu sang châu Mỹ đặc biệt là thị trường Mỹ đã có dấu hiệu khởi đầu tốt đẹp. + Chi nhánh Sài Gòn vẫn giữ vững kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ mặc dù gặp nhiều khó khăn do cạnh tranh trên thị trường. + Chi nhánh Hải Phòng: đã mở rộng được hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu trực tiếp. + Xí nghiệp giày thể thao xuất khẩu có rất nhiều tiến triển đã cải tiến đầu tư thêm dây chuyền sản xuất kinh doanh có lãi trong khi ngành giày dép đang gặp nhiều khó khăn. + Chi nhánh Đà Nẵng: + Văn phòng công ty: năm 2002 phát sinh nhiều vấn đề cần phải giải quyết song kinh doanh vẫn hiệu quả. 2. Những nguyên nhân dẫn đến khó khăn. Tuy năm 2002 vẫn đạt kế hoạch song so với năm 2001 kim ngạch có giảm nhẹ do: Biến động của thị trường mặt hàng thủ công mỹ nghệ trên thế giới dẫn đến sức mua giảm. - Việc thiết kế một số mẫu mã sản phẩm chưa thật phù hợp với thị hiếu của một số thị trường do sự khác biệt về văn hóa. - Việc huy động nguồn hàng nằm rải rác ở các địa phương trong cả nước dẫn đến chi phí lớn. Việc đầu tư trang thiết bị ở một số cơ sở sản xuất còn hạn chế. Công tác xúc tiến thị trường có tiến bộ song vẫn chưa phát huy được hết tiềm lực do kinh phí còn ít. VI. Phương hướng và biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu. 1. Phương hướng. Từ năm 2003 công ty sẽ chú trọng phát triển thị trường đang có dung lượng lớn như thị trường Nhật và một số khu vực thị trường thuộc khu vực Châu Âu. Mặt khác công ty sẽ khôi phục lại thị trường Đông Âu, mở rộng thị trường khu vực Châu Mỹ, Trung Cận Đông. 2. Biện pháp. + Tập trung khai thác xuất khẩu các mặt hàng chủ lực như song mây, gốm sứ, thêu ren, khảm trai... có biện pháp đầu tư hỗ trợ xuất khẩu để giữ vững thị trường cũ, đồng thời mở rộng thị trường mới. + Đầu tư, nghiên cứu mặt hàng mới, mẫu mã mới để thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu của công ty. Ngoài các mặt hàng đang kinh doanh cần nghiên cứu các mặt hàng khác như hàng tiểu công nghiệp, hàng thủ công mỹ nghệ khác. Đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu giầy thể thao và hàng nông sản. + Hợp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC467.doc
Tài liệu liên quan