Quá trình hình thành phát triển của công ty thương mại xuất nhập khẩu Hà Nội

Các doanh nghiệp ở nước ta nhìn chung là đói thông tin về thị truờng xuất nhập khẩu, vì vậy nhà nước cần hổ trợ cho các doanh nghiệp trong việc xử lý thu thập thông tin về thị trường xuất nhập khẩu, giúp các doanh nghiệp đề ra phương án kinh doanh có hiệu quả cụ thể là:

*Nhà nước nên tổ chức cung cấp định kỳ hàng năm, hàng quý các ấn phẩm thị trường hàng hoá thế giới cho các doanh nghiệp về sức mua, nhu cầu tiêu thụ, các mặt hàng đang được khách hàng quốc tế ưa chuộng, giá cả.

*Nhà nước nên tạo lập kênh thông tin thương mại thông suốt từ thường vụ Việt Nam ở nước ngoài, Bộ thương mại đến các sở thương mại, các doanh nghiệp. Nhà nước có thể mở các văn phòng tư vấn cho doanh nghiệp

 

doc50 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1258 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quá trình hình thành phát triển của công ty thương mại xuất nhập khẩu Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rường xuất khẩu của công ty giai đoạn 1999-2002 ta thấy Công ty chủ yếu xuất khẩu sang một số thị trường sau: + Thị trường Nga và Đông Âu chiếm tỷ trọng trung bình cao nhất trong tổng kim nghạch xuất khẩu(23,86%), sau đó là TháI Lan(19,2%), Trung Quốc (14,96%), Nhật Bản (11,39%).Có thể nói thị trường Nga và Đông Au là một thị trường trọng điểm và truyền thống của công ty. Công ty xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu là hàng nông sản và may mặc +Thị trường Thái Lan: Năm 2002 kim nghạch xuất khẩu đạt 276460USD tăng 90, 59% so với năm 1999. Công ty thường xuất khẩu sang thị trường nàycác hàng nông sản và thuỷ sản +Thị trường Nhật Bản:Đây là một thị trường có tỷ trọng xuất khẩu tăng lên đáng kể. Năm 1999 thị trường này chiếm 8, 4% kim nghạch xuất khẩu, đến năm 2002lên tới 13, 36%. Công ty thường xuất khẩu sang thị trường này hàng thủ công mỹ nghệ là chủ yếu . Nhật bản là một thị trường tương đối “khó tính”, đòi hỏi phảI có chất lượng cao. Kết quả kinh doanh xuất khẩu vào thị trường Nhật bản của công ty đã chứng tỏ công ty dã không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm . Đặc biệt năm 1999 cong ty lần đàu tiên xuất khẩu rau sạch sang thị trường này +Thị trường Trung Quốc: Trung Quốc là một thị trường lớn lại giáp liền với nước ta nên có những điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu Kim nghạch xuất khẩu sang thị trường này năm 2002 đạt 228823USD tăng 83, 64%so với năm 1999.Đây là một dấu hiệu tốt cho công ty +Thị trường Liên Minh Châu Âu Đài Loan, Singapo đều có tỷ trọng xuất khẩu tăng qua các năm nhưng còn chiếm tỷ trọng ít. Đây cũng là thị trường mới của công ty,trong đó thị trường Pháp,Đức công ty xuất khẩu sang nhiều hàng may mặc và thủ công mỹ nghệ Bảng 5: Cơ cấu thị trường xuất khẩu Đơn vị:USD Thị trường 1999 2000 2001 2002 Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ Trọng Kim Ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Nga +Đông Âu 110068 22,84 163305 29,01 219987 23,38 281088 20,24 Nhật Bản 40782 8,46 56760 10,08 128904 13,69 185577 13,36 Trung Quốc 80674 16,74 85690 15,22 107514 11,43 228823 16,47 Liên minh Châu Âu 39149 8,12 60258 10,70 78723 8,36 95872 6,9 Thái Lan 95135 19,74 112215 19,93 170997 18,17 276460 19,90 Đài Loan 22096 4,58 28257 5,02 83240 8,85 121180 8,72 Singapo 42064 8,73 43912 7,8 78436 8,34 80376 5,78 Thị trường khác 52037 10,79 12594 2,24 73199 7,78 119624 8,67 Tổng kim nghạch 482000 100 563000 100 941000 100 1389000 100 Nguồn:Tổng hợp từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty những năm 1999-2002 2. Hoạt động nhập khẩu 2.1. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu Bảng 6: Cơ cấu nhập khẩu của công ty những năm 1999-2002 Mặt hàng 1999 2000 2001 2002 2000/ 1999 2001/ 2000 2002/ 2001 Kim ngạch % Kim ngạch % Kim ngạch % Kim ngạch % Điện tử gia dụng 20.858 45 25.756 45,49 22687 38,57 18950 26,55 23,5 -11,92 -16,475 Máy móc thiết bị 11471 25,75 14458 25,54 15453 26,26 20567 28,82 26,04 6,88 33,09 Hoá chất 2434 5,25 3674 6,49 6724 14,43 10698 15 50,94 83,02 59,1 Vật tư sản xuất 8254 17,81 10562 18,66 9565 16,26 12678 17,76 27,96 -9,43 32,55 Mặt hàng khác 3315 7,19 2159 3,82 4396 7,48 8465 11,87 34,87 92,56 92,56 Tổng kim ngạch 46332 100 56609 100 58825 100 71358 100 22,18 3,91 21,31 Nguồn: Tổng hợp tử báo cáo kết quả kinh doanh 1999 -2002 Xem bảng: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của công ty giai đoạn 1999-2002 Qua bảng số liệu ta thấy, mặt hàng nhập khẩu của công ty tương đối đa dạng và phong phú nhưng nhiều nhất vẫn là các mặt hàng sau: -Hàng điện tử gia dụng: Công ty thường nhập nồi cơm điện, chảo điện, phích nước điện, máy xay sinh tố, máy đánh trứng, bàn là… -Hoá chất : nhựa PPC, hạt nhựa, bột nhựa, dầu hoá dẻo- -Vật tư sản xuất:Sắt, thépống, thép inox, thép tây, thép thỏi… -Máy móc thiết bị: Máy ủi, máy xúc, cần cẩu, ô tô, xe lu.. Tổng kim nghạch nhập khẩu năm 2002 đạt 71 356 triệu đồng tăng 21,31% so với năm 2001,trong đó +Hàng điện tử gia dụng có xu hướng giảm dầntỷ trọng. Năm 1999 chiếm 45% đến năm 2002 còn 26,55% giảm 9,1% so vớ năm 1999.Nguyên nhân chủ yếu là do ban đầu công ty nhập khẩu những của các hãng có chất lượng caovà uy tín lứn(của Nhật Bản, Thái Lan …)nên việc tiêu thụ chúng rất tốt.Những năm tiếp theo, thị trường Việt Nam có sự cạnh tranh quyết liệt do hàng Trung Quốc và các hàng lắp rắp trong nước,các công ty khác cùng nhập hàng điện tử nhiều và giống nhau, dẫn đến tổng doanh thu và tỷ trọng giảm dần +Nhóm hàng máy móc thiết bị có xu hưóng tăng lên đáng kể. Năm 2002 tăng 23,095 so với năm2001 chiếm 28,82% tổng kim nghạch nhập khẩu.Nguyên nhân do công ty thường nhập máy móc từ các nước có nền công nghiệp phát triển như Nhật, Pháp.. và bán trực tiếp cho các công ty như tổng công ty than Việt Nam , công ty xây dựng số4 .Các công ty này từng là khách hàng lâu năm của công ty,và thường xuyên đặt hàng với số lượng lớn +Nhóm hàng hoá chất năm 2002 đạt 10 698 triệu đồng tăng 42,63% so với năm 2001. Tỷ lệ này tăng lên khá cao thể hiện công ty đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, uy tín và thị trường nhập khẩu thích hợp +Mặt hàng vật tư sản xuất có tỷ trọng chững lại,chiếm trung bình 17% tổng kim nghạch nhập khẩu .Công ty cần có biện pháp thích hợp để điều chỉnh kịp thời 2.2.Thị trường nhập khẩu Là một công ty được thành lập từ năm 1984 nên có thể nói công ty thương mại xuất nhập khẩu Hà Nội có một khối lương bạn hàng nhập khẩu nhiều xong tựu chung lại công ty hay nhập khẩu từ các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaxia,Đài Loan , Pháp, Đức.. Công ty nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tư sản xuất, hoá chất thường do khách hàng trong nước đặt hàng trước sau đó công ty mới nhập khẩu về và cung cấp luôn cho khách hàng của mình.Vì vậy chi phí cho lưu kho, thuê bãi rất ít, không đáng kể. Mặt hàng điện tử gia dụng công ty chủ yếu nhập về bán lẻ ở các cửa hàng, một số ít cũng bán buôn cho các nhà kinh doanh khác xong do công ty không muốn tạo thêm cho mình đối thủ cạnh tranh nên số lượng bán buôn ít Hầu hết các nguồn hàng của công ty đều được nhập khẩu về cảng HảI Phòng và Thành Phố Hồ Chí Minh.Hàng nhập về cảng Thành phố Hồ Chí Minh đều bán luôn cho các đối tác không chuyên chở về Hà Nội. Hàng nhập về cảng Hải Phòng thường bán buôn, bán lại cho các công ty khác và cung cấp cho các cửa hàng của công ty ở Hà Nội . Sau đây là sơ đồ vận động của hàng hoá nhập khẩu Hình 2: Sơ đồ vận động của hàng hoá nhập khẩu Nguồn NK từ Hàn Quốc Nguồn NK từ Trung Quốc Nguồn NK từ Nhật Bản Nguồn NK từ nước khác Nguồn NK từ EU Nguồn NK từ Malayxia Điện tử gia dụng -Hoá chất -Vật tư sản xuất -Máy móc thiết bị _Điện tử gia dụng -Hoá chất -Vật tư sản xuất Điện tử gia dụng -Hoá chất -Máy móc thiết bị -Vật tư sản xuất -Máy móc thiết bị -Vật tư sản xuất -Máy móc thiết bị -Vật tư sản xuất -Hoá chất -Điện tử gia dụng -Vật tư sản xuất Cảng Hải Phòng Hồ Chí Minh Bán buôn Hà Nội Bán buôn Cửa hàng Bán buôn 2.3. Hình thức nhập khẩu Công ty nhập khẩu theo hình thức nhập khẩu trực tiếp là chủ yếu, nhập khẩu theo hình thức nhập khẩu uỷ thác cũng có xong chiếm tỷ lệ không đáng kể 3. Hoạt động kinh doanh nội địa Sau khi nhâp khẩu các mặt hàng từ các đối tác nước ngoài, công ty thường đưa các hàng điện tử gia dụng là chủ yếu về 5 cửa hàng của công ty để bán lẻ cho các khách hàng.Các cửa hàng của công ty thương có địa diểm kinh doanh đẹp, gần chợ, ở các đường phố chính, nên thuận lợi cho việc giới thiệu sản phẩmvà tiêu thụ hàng hoá.Ngoài ra công ty còn kinh doanh các dịch vụ như chăm sóc sức khoẻ, đại lý bán vé máy bay, kinh doanh du lịch, cho thuê địa diểm ,trụ sở kinh doanh bán hàng 4. Tổ chức quá trình kinh doanh xuất nhập khẩu Để thực hiện tốt một hợp đồng xuất nhập khẩu công ty thường trảI qua các bước sau: 4.1. Lập phương án kinh doanh: Phòng kế hoạch thị trường sẽ có nhiệm vụ cung cấp kết quả của việc nghiên cứu thị trường cụ thể là các thông tin về khách hàng, giá cả, khối lượng, chất lượng, cách thức tổ chức thương vụ xuất nhập khẩu đó ... Sau đó phòng kinh doanh tổng hợp sẽ có nhiệm vụ lập phương án kinh doanh bao gồm các chỉ tiêu như tên hàng,số lượng, chất lượng, các loại chi phí, các loại thuế, lợi nhuận dự kiến, nguồn vốn cần thiết, người thực hiện... Và trình lên ban giám đốc công ty xem xét và ra quyết định.Sau khi phương án kinh doanh được phê duyệt , phòng kinh doanh xuất nhập khẩu công ty sẽ tiến hành các nghiệp vụ thương mại cần thiết để thực hiện thương vụ đó Ngoài ra, các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu có thể tự tìm đối tác, thị trường, mặt hàng và trình lên cấp trên phê duyệt 2. Đàm phán và thương lượng -Đàm phán trực tiếp:Là viẹc hai bên đối tác trực tiếp gặp gỡ,trao đổi, thương lượng các điều kiện giao dịch. Công ty thường sử dụng phương pháp này khi các đối tác kinh doanh ở trong nước, các văn phòng của các công ty nước ngoàI đặt trụ sở tại Việt Nam -Đàm phán gián tiếp: Công ty thường sử dụng khi đối tác ở nước ngoàI công ty không có điều kiện trực tiếp gặp gỡ, trao đổi hoặc không cần thiết phảI gặp , thì công ty thường sử dụng các hìng thức giao dịch như điện thoại, fax, thư tín, email -nhân sự của đoàn đàm phán tuỳ thuộc vào giá trị của hợp đòng giao dịch.Nếu hợp đồng có giá trị lớn quan trọng thì thường có giám đốc hoặc pgó giám đốclà trưởng đoàn.Với các hợp đồng có giá trị nhỏ thì trưởng phòng đóng vai trò là trưởng đoàn 4. Tổ chức thực hiện hợp đồng Qua trình thực hiện hợp đồng bao gồm những nội dung chính sau: 4.1. Xin giấy phép xuất nhập khẩu Đây là nhiệm vụ đầu tiên của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩucần phảI làm để thực hiện hợp đồng. Trước đây tất cả các hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu đều phải xin giấy phép xuất nhập khẩu nhưng kể từ năm 1992 trung ương đã ban hành một số chính sách khuyến khích hơn nữa hoạt động ngoại thương. Trước hết là Nghị định 114/HĐBT ngày 7/4/1992 và sau đó là nghị định 33/CP ngày 19/4/1994 tạo ra sự thông thoáng, mở rộng quyền trực tiếp xuất khẩu của các doanh nghiệp. Gần đây nhất Chính phủ đã ban hành Nghị định 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 quy định chi tiết thi hành luật thương mại , theo đó hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đều không phải xin giấy phép,trừ một số mặt hàng đặc biệt do nhà nước quy định . Đối với hoạt động nhập khẩu thì bắt buộc phải xin giấy phép nhập khẩu. Do vậy, khi tiến hành một thương vụ nhập khẩu công ty phảI khai báo các mặt hàng nhập khẩu, số lượng, chủng loại cho sở thương mại Hà Nội 4.2. Mở L/C Khi hợp đồng đã được kí kết, phòng kế toán có nhiệm vụ đến ngân hàng ngoại thương Việt Nam hoặc ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn để xin mở L/C.Thông thường công ty thường mở L/C không huỷ ngang có thể chuyển đổi và có xác nhận của một nhân hàng nước ngoài. Đơn xin mở L/C theo mẫu ngân hàng cấp 4.3. Thuê tàu và mua bảo hiểm Đa số các hợp đồng xuất nhập khẩu của công ty thì việc thuê tàu và mua bảo hiểm đều do phía nước ngoàI đảm nhiệm.Tuy nhiên gần đây công ty đã cố gắng đàm phán và thương lượng để giành quyền thuê tàu và mua bảo hiểm xong số lượng rất ít và khá khó khăn 4..4. Nhận hồ sơ chứng từ hàng hoá 4.5. Kiểm tra giám định hàng hoá Kiểm tra xem hàng hoá có phù hợp với điều khoản ghi trong hợp đồng không.Tuỳ thuộc vào loại hàng hoá mà công ty tự kiểm tra , giám định hoặc thuê chuyên gia, các tổ chức chuyên môn giám định 4.6. Thanh toán -Đối với hợp đồng nhập khẩu công ty thường tiến hành thủ tục thanh toán tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam -Đối với hoạt động xuất khẩu công ty thường giao dịch thanh toán qua ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - Tuỳ thuộc vào nội dung hợp đồng xuất nhập khẩu mà công ty áp dụng phương thức thanh toán khác nhau. Hiện nay công ty thường sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ,đay là phương thức đảm bảo giảm thiểu rủi ro cho cả hai bên. Theo đó ngay sau khi ký hợp đồng , công ty phải xin mở L/C theo mẫu ngân hàng cấp(thường là L/C không huỷ ngang và có xác nhận) phí xác nhận do công ty chịu chiếm từ 0,55%-1% tổng giá trị hợp đồng Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty thương mại xuất nhập khẩu Hà Nội Bảng 7: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Chỉ tiêu Mã số 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng doanh thu 01 75704 100406 85445 106664 217000 Các khoản giảm trừ 03 2137 10167 2939 10738 12463 Doanh thu thuần 10 73567 90294 82506 92926 204537 Giá vốn hàng bán 11 69137 85225 77909 89658 198856 Lãi gộp 20 4430 5069 4579 6268 5681 Chi phí bán hàng 21 1297 1563 1681 3158 2512 Chi phí QLDN 22 2358 2474 2454 2058 1987 Doanh thu thuần 30 975 1034 462 1906 1182 Tổng lợi nhuận trước thuế 60 775 732 608 956 1082 Thuế thu nhập DOANH NGHIệP 70 248 234 194 305 346 Lợi nhuận sau thuế 80 527 498 414 651 736 Bảng 8: So sánh giữa các năm Chỉ tiêu Mã số 99/98 00/99 01/00 02/01 Trung bình/năm Tổng doanh thu 01 1,33 0,85 1,25 2,03 1,365 Các khoản giảm trừ 03 4,76 0,28 3,65 1,16 2,465 Doanh thu thuần 10 1,22 0,91 1,13 2,20 1,365 Giá vốn hàng bán 11 1,23 0,92 1,15 2,21 1,3775 Lãi gộp 20 1,14 0,90 1,36 0,91 1,0775 Chi phí bán hàng 21 1,21 1,07 1,88 0,79 1,2375 Chi phí quản lý doanh nghiệp 22 1,05 0,99 0,84 0,96 0,96 Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh 30 1,06 0,45 4,13 0,62 1,565 Tổng lợi nhuận trước thuế 60 0,94 0,83 1,57 1,13 1,1175 Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 70 0,94 0,83 1,57 1,13 1,1175 Lợi nhuận sau thuế 80 0,94 0,83 1,57 1,13 1,1175 Nguồn: Tổng hợp tư báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Dựa vào bảng số liệu ta thấy: +Doanh thu thuần của công ty qua các năm đều tăng , trung bình tăng 36,67%. Điều đó thể hiện hoạt động kinh doanh cua công ty luôn có xu hướng đi lên, dang có chiều hướng tích cực +Lợi nhuận sau thuế cua công ty qua các năm có sự tăng giảm không ổn định. Năm 1999 lợi nhuận giảm 5,5% so với năm 1998. Năm 2000 lợi nhuận giảm 16,8% so với năm 1999 Sau đây là mục tiêu và kết quả thực hiện của công ty qua các năm Năm 1998 -Mục tiêu phấn đấu +Doanh số đạt từ 75 đến 76 tỷ đồng +Nộp ngân sách: 4tỷ đồng +Lợi nhuận từ 350 triệu trở lên Kết quả thực hiện Năm 1998 công ty đạt doanh số 75704 triệu đồng bằng 100,9% so với kế hoạch. Lợi nhuận đạt 527 triệu đồng bằng 150% so với kế hoạch. Sở dĩ công ty đạt kết quả cao hơn mục tiêu đề ra là do: Chính phủ ban hành Nghị định 57/1997/NĐ-Cổ PHầN ngày 31/7/1998 cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu không cần xin giấy phép xuất khẩu (trừ một vài mặt hàng đặc biệt do nhà nước qui định) Trong tình trạng ngoại tệ chưa dồi dào, Nhà nước khuyến khích nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu... để hiện đại hoá ở các nghành công nghiệp chủ lực Năm 1999 -Mục tiêu đề ra: Công ty chủ trương phát huy những kết quả đạt được của năm trước , tạo đà cho công ty phát triển vững mạnh. Công ty dự kiến năm 1999 doanh số đạt khoảng 80 tỷ đồng , nộp ngân sách 5 tỷ đồng, lợi nhuận đạt khoảng 550 đến 600 triệu đồng. -Kết quả thực hiện: Năm 1999 doanh số công ty thu về đạt 100461 triệu đồng vượt kế hoạch 25%, xong lợi nhuận chỉ đạt 498 triệu không đat được mục tiêu đề ra(chỉ bằng 99,6% so với kế hoạch, giảm 5,5% so với năm 1998) Nguyên nhân là do: Các khoản giảm trừ bao gồm: Giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại. Thuế tiêu thụ đặc biệt, Thuế xuất nhập khẩu tăng 3,76% so với năm 1998. Chi phí bán hàng tăng 21%, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 5% so với năm 1998 dẫn đến mặc dù doanh thu tăng nhưng lợi nhuận giảm so với năm trước Năm 2000 -Mục tiêu đề ra: +Doanh số đạt khoảng 83 đến 85 tỷ đồng +Nộp ngân sách 5 đến 5,5 tỷ đồng +Lợi nhuận đạt 500 triệu đồng Kết quả thực hiện: Doanh số năm 2000 đạt 85445 triệu đồng vượt kế hoạch 0,5% nhưng chỉ tiêu lợi nhuận lại giảm 16,9% so với năm 1999 và không đạt được chỉ tiêu đề ra. Nguyên nhân là do doanh thu giảm chỉ bằng 85% so với năm 1999 và kéo theo lợi nhuận giảm chỉ bằng 83% so với năm 1999. Chi phí bán hàng vẫn tăng 7% so với năm 1999. Có thể nói năm 2000 công ty hoạt động kém hiệu quả hơn so với các năm từ 1998 đến năm 2002 2. Năm 2001 Rút kinh nghiệm của những bài học thành công và chưa thành công từ những hoạt động thực tiễn vừa qua, năm 2001 ban giám đốc công ty đã động viên toàn thể cán bộ công nhân viên phát huy năng lực của mình, vượt khó khăn tìm hướng mới, phấn đấu đạt được mục tiêu sau: + Tiếp tục khẳng định công ty là một doanh nghiệp thuộc Sở Thương mại, hoạt động theo luật doanh nghiệp Nhà nước trong cơ chế thị trường bằng việc tiếp tục phát triển doanh nghiệp một cách toàn diện, vững chắc, đạt hiệu quả kinh tế cao. + Lấy hoạt động thương mại là hoạt động kinh doanh chủ yếu bảo đảm cho sự phát triển trước mắt và lâu dài của công ty, phát triển đa dạng hàng hoá kinh doanh, xây dựng thêm mạng lưới bán hàng + Tích cực chuẩn bị để mở rông sang lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác, đầu trung tư chiều sâu xây dựng dự án sản xuất hàng xuất khẩu + Tìm mọi biện pháp xây dựng xong trung tâm thương mại 142 phố Huế để sớm đi vào hoạt động + Phấn đấu đảm bảo doanh số hoạt động tăng từ 1,2 đến 1,5 lần so với năm 2000, thu nhập của cán bộ công nhân viên tăng tối thiểu 10% so với năm 2000. Phân công thực hiện: Doanh số: 100 – 110 tỷ đồng Nộp Ngân sách Nhà nước: 5 tỷ Lợi nhuận đạt được từ 600 đến 700 triệu đồng -Kết quả là năm 2001 kết quả kinh doanh của công ty có sự tăng trưởng cao hơn năm trước và đã hoàn thành kế hoạch đề ra về doanh số và lợi nhuận. Doanh số đạt 106.664 triệu đồng, đạt 106% so với kế hoạch. Lợi nhuận đạt 651 triệu đồng bằng 108,5% so với kế hoạch. Qua đó ta thấy các chỉ tiêu như chi phí bán hàng , chi phí quản lý doanh nghiệp đã được công ty quản lý tốt nên đã giảm đáng kể. Chi phí bán hàng giảm 21%. Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 4% so với năm 2000. Nhờ sự giảm chi phí này dẫn đến kết quả là doanh thu tăng 25%, lợi nhuận tăng hẳn 57% so với năm 2000. Đây là một dấu hiệu tốt chứng tỏ công ty đã tìm ra được những khuyết điểm sai lầm trong quá trình hoạt động kinh doanh và đã khắc phục kịp thời 3. Năm 2002 - Năm 2002 ngoài những mục tiêu cơ bản lâu dài, công ty đặt ra những mục tiêu cụ thể sau: + Phấn đấu tăng 15 – 20% doanh số so với năm 2001, đảm bảo nhiệm vụ nộp Ngân sách Nhà nước, nộp cấp trên, bổ sung thêm vốn và tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên + Doanh số thực hiện 215 tỷ đồng + Nộp Ngân sách 10 – 12 tỷ đồng + Lợi nhuận đạt 700 – 750 triệu đồng Kết quả đạt được: + Doanh thu: 217 tỷ, đạt 145,6% so với kế hoạch + Thu nhập bình quân đạt 1.300.000 đồng/tháng Các chỉ tiêu kế hoạch đều hoàn thành và vượt mức. Riêng chỉ tiêu nộp Ngân sách do nước ta đang trong lộ trình hội nhập quốc tế và xuất khẩu được khuyến khích về thuế nên doanh thu tăng, thu nhập tăng nhưng nộp Ngân sách giảm. Kết quả của hoạt động kinh doanh nội địa: + Phòng XNK I: Đạt 565.680.000 đ, đạt 86% kế hoạch + Phòng giao nhận vận chuyển: 272.137.000 đ (90,71%) + Phòng kinh doanh tổng hợp: 336.000 đ (80%) + Phòng XNK III: 84.362.000 đ ( 35,15%) + Phòng XNK II: 61 triệu đồng ( 101,67%) + Phòng kinh doanh IV: 113 triệu đồng ( 64%) + Cửa hàng Trần Cao Vân: 360 triệu đồng ( 535%) + Cửa hàng chợ Mơ: 36 triệu đồng ( 100%) + Cửa hàng chợ Trương Định: 12,8 triệu đồng ( 100%) + Cửa hàng chợ Hôm: 150 triệu đồng ( 167%) + Cửa hàng chợ Bạch Mai: 75 triệu đồng ( 95%) Doanh số XNK: + Phòng Kinh doanh I: 185.351 USD + Phòng Kinh doanh II: 42.880 USD + Phòng Kinh doanh III: 35.360 USD + Phòng Kinh doanh IV: 85.322 USD + Phòng Kinh doanh V: 107.514 USD III. Đánh giá chung hoạt động kinh doanh của công ty Thương mại xuất nhập khẩu Hà Nội trong thời gian qua 1. Những mặt đạt được Như vậy, công ty Thương mại xuất nhập khẩu Hà Nội được thành lập từ những năm 1980 trong điều kiện nền kinh tế đất nước có nhiều biến đổi, các cơ chế, chính sách mới tạo điều kiện thuận lợi, hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh nhưng cũng đem lại nhiều rắc rối, bất trắc và khó khăn trong cạnh tranh đối với công ty. Tuy nhiên, với sự cố gắng không ngừng của Ban giám đốc, sự quan tâm của Sở thương mại Hà nội và tinh thần đoàn kết, gắn bó, nhiệt tình, tâm huyết với nghề của tập thể cán bộ công nhân viên, Công ty đã vượt qua khó khăn và đạt được những thành tựu to lớn Tổng doanh thu và doanh thu thuần hầu như tăng nhanh qua các năm. Năm 2002 doanh số đạt 217 tỷ, tăng 254% so với năm 1999. Điều đó cho thấy uy tín của công ty không ngừng phát triển trên thị trường, đó là cơ sở để công ty hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao, tích luỹ vốn và cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên cũng như các công tác công tác nhân đạo xã hội khác. - Tổng kim nghạch xuất nhập khẩu tăng lên qua các năm . Năm 2002 kim nghạch xuất khẩu đạt 1389000 USD tăng 288% so với năm 1999, kim nghạch nhập khẩu đạt 71358 triệu đồng tăng 154% so với năm 1999 thể hiện hoạt động kinh doanh của công ty đang phát triển - Trong hoạt động xuất nhập khẩu , cơ chế quản lý, giao dịch, phương thức kí kết , thanh quyết toán hợp đồng của công ty được thực hiện nề nếp. Do đó các hợp đồng kinh doanh được thực hiện oan toàn hiệu quả, không xảy ra tranh trấp, khiếu kiện gây ảnh hưởng nghiêm trọng dến uy tín cũng như kết quả kinh doanh của công ty . - Thu nhập bình quân tháng của cán bộ công nhân viên qua các năm đều tăng. Năm 2002 thu nhập bình quân tháng là 1.300.000 đồng, tăng 186% so với năm 1999, tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên đảm bảo đời sống, phấn khởi, tin tưởng vào khả năng kinh doanh của mình và công ty - Ngoài ra Công ty thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình đối với Nhà nước, thực hiện tốt phong trào thi đua lao động sản xuất, chăm lo đời sống cho người lao động và hoạt động xã hội. Năm 2002 Công ty đã trích từ lợi nhuận ủng hộ đồng bào bão lụt, xây nhà tình nghĩa với tổng giá trị là 24.850.000 đồng. 2. Một số tồn tại của công ty Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng của công ty thương mại xuất nhập khẩu Hà nội cũng còn nhiều vấn đề tồn tại cần sớm khắc phục - Những tồn tại trong hoạt động xuất khẩu của công ty trong giai đoạn vừa qua + Về thị trường xuất khẩu: Thị trường xuất khẩu của công ty chưa có gì đặc biệt, vẫn là những thị trường truyền thống và chủ đạo của hầu hết các công ty tham gia xuất khẩu ở Việt nam. Công ty chưa thâm nhập và chiếm lĩnh được thị trường mới nhiều tiềm năng như Tây Âu, Mỹ, Châu Phi... mà mới chỉ bó hẹp trong một số nước nhất định + Về mặt hàng xuất khẩu: Những mặt hàng xuất khẩu của công ty đều là những mặt hàng có lợi thế sẵn có ở Việt nam. Những mặt hàng này còn dàn trải, chưa có mặt hàng chủ đạo. Xuất khẩu hàng nông sản chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu mà mặt hàng này chịu sự chi phối rất lớn của yếu tố thiên nhiên gây ra sự không ổn định trong xuất khẩu. Bên cạnh đó, cơ cấu mặt hàng này cũng là những mặt hàng của rất nhiều công ty xuất khẩu khác dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt, bị khách hàng nước ngoài ép giá dẫn đến hậu quả không nhỏ trong quá trình kinh doanh. - Những tồn tại trong hoạt động nhập khẩu của công ty Tuy trong hoạt động nhập khẩu công ty có giao dịch với trên 30 nước nhưng đôi khi do chủ quan cho rằng những đối tác này là quen thuộc và tin tưởng lẫn nhau, khi bước vào bàn đàm phán lại không chuẩn bị tốt các thông tin nên nhiều khi bị đối tác đưa vào thế bí. Mặt khác, do vị thế của công ty còn nhỏ bé, lại mua với số lượng nhỏ nên thường chịu những thiệt thòi như ép cấp, ép giá, không mua bảo hiểm. Điều này làm giảm kết quả kinh doanh nhập khẩu nói riêng và hoạt động kinh doanh của công ty nói chung. + Về mạng lưới tiêu thụ sản phẩm: còn nhỏ hẹp, mới chỉ trong phạm vi thành phố Hà nội. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các phòng kinh doanh với các cửa hàng còn thụ động, chưa được bố trí khoa học, gay ra hiện tượng thụ động trong kinh doanh,thậm chí còn xảy ra hiện tượng các cửa hàng bán sản phẩm của đối thủ cạnh tranh + Ngoài ra tổ chức bộ máy quản lý chưa phù hợp, còn có sự trùng lặp, chồng chéo trong hoạt động nên chưa phát huy hết khả năng của bộ máy. 3. Nguyên nhân của các tồn tại - Nguyên nhân chủ quan + Thiếu vốn: Vốn kinh doanh của công ty chủ yếu là vốn vay ngân hàng chiếm tỷ trọng 80% tổng kim ngạch nhập khẩu. Vì vậy đồng lãi do công ty làm ra đã rơi phần lớn vào lãi suất tiền vay, do đó hạn chế việc công ty đầu tư vào xây dựng cơ sở vật chất, mở rộng phạm vi kinh doanh. + Thiếu thông tin: Tuy phòng kế hoạch thị trường có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường nhưng do mới thành lập nên việc thu thập xử lý cũng như chất lượng thông tin còn yếu kém, chậm so với đối tác dẫn đến làm mất cơ hội kinh doanh. + Trình độ cán bộ công nhân viên chưa đáp ứng được yêu cầu. Tính năng động, chủ động chưa theo kịp được với tình hình kinh doanh hiện nay. Cán bộ nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu còn bị trái ngành, trái nghề, khâu quyết toán thanh lý hợp đồng còn yếu kém. Đôi khi nhân viên còn mang tính ỷ lại, phong cách làm việc còn nặng dấu ấn hành chính bao cấp. + Các công cụ hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu của công ty chưa được đầu tư thoả đáng. Hiện nay công ty mới chỉ đầu tư máy fax và máy điện thoại để phục vụ cho việc khai thác và trao đổi thông tin phục vụ hoạt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC299.doc
Tài liệu liên quan