Quá trình hình thành và chức năng, nhiệm vụ của cơ cấu tổ chức bộ máy của viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp

Cân đối nhu cầu tiêu thụ điện năng và khả năng khai thác các dạng năng lượng phục vụ phát triển ngành .

+Tổ chức mạng lưới cung cấp năng lượng trong từng giai đoạn phát triển ngành .

_Sơ đồ và tổ chức mạnh lưới bưu chính viễn thông : mạnh lưới điện thoại , phát thanh , truyền hình thông tin liên lạc .

_Quy hoạch trường học , bệnh viện , trạm xá , các công trình văn hoá phúc lợi : sơ đồ phân bố , quy mô của hệ thống các công trình .

_Sơ đồ phân bố các trung tâm nghiên cứu khoa học kỹ thuật , trung tâm chuyển giao kỹ thuật , đào tạo ngành nghề phát triển ngành .

_Quy hoạch dân số , nguồn nhân lực và cân đối lao động phục vụ phát triển ngành : quy mô dân số , tốc độ phát triển dân số , tốc độ phát triển dân trí , thành phần các dân tộc , số lượng lao động theo độ tuổi , chất lượng lao động , sức khoẻ , trình độ kỹ thuật của lao động , cân đối lao động cho các lĩnh vực .

 

doc23 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1440 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quá trình hình thành và chức năng, nhiệm vụ của cơ cấu tổ chức bộ máy của viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cứu về kinh tế , xã hội ( đánh giá lợi thế kinh tế xã hội và xác định cơ cấu sản xuất cây trồng , vật nuôi , biện pháp xoá đói giảm nghèo , giải pháp phát triển nền nông nghiệp sinh thái bền vững dưới tác động của quá trình công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước…); từ cơ sở phương pháp luận quy hoạch nông nghiệp và phát triển nông thôn tới những phương pháp chỉ tiêu tính toán cụ thể trong đo vẽ bản đồ địa hình , lập bản đồ đất , đánh giá hiệu quả kinh tế , tài chính , xã hội , tác động môi trường của dự án. III. Chức năng , nhiệm vụ của các phòng ban thuộc Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp 1. Cơ cấu tổ chức của viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp Bộ máy tổ chức của Viện quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp gồm có: Ban lãnh đạo Viện : _1 Viện trưởng _1 Viện phó phụ trách về môi trường _1 Viện phó phụ trách về kỹ thuật _1 Viện phó phụ trách phân viện miền Nam Bộ phận quản lý và phục vụ : _1 Phòng hợp tác Quốc tế và Quản lý dự án _1 Phòng khoa học và đào tạo _1 Phòng Kế hoạch vật tư _1 Phòng tài vụ _1 Phòng tổ chức _1 Phòng tổ chức _1 Phòng hành chính Bộ phận quản lý kỹ thuật và nghiên cứu : _1 Phòng đo dạc _1 Phòng thổ nhưỡng _1 Phòng phân vùng kinh tế _1 Phòng phân tích đất Các trung tâm nghiên cứu : _1Trung tâm tài nguyên môi trường _1 Trung tâm phát triển nông thôn _1 Trung tâm hằng trắc _1 Trung tâm viễn thám _1 Trung tâm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật _1 Đoàn quy hoạch số 1 _1 Đoàn quy hoạch số 2 _1 Đoàn quy hoạch Lào Các phân viện và xí nghiệp : _1 Phân viện 1 _1 Phân viện 2 _1 Xí nghiệp đo đạc 1 _1 Xí nghiệp đo đạc 2 Sơ đồ tổ chức viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Ban lãnh đạo Viện Bộ phận quản lý và phục vụ Phòng Tài vụ Phòng Tổ chức Phòng Hành chính Phòng Hợp tác Quốc tế và Quản lý dự án Phòng Kế hoạch vật tư Phòng Khoa học và Đào tạo Phòng Thổ nhưỡng Phòng Đo đạc Phòng Phân tích đất Phòng Phân vùng kinh tế Phân viện 1 Xí nghiệp đo đạc 2 Xí nghiệp đo đạc 1 Phân viện 2 Các phân viện và xí nghiệp Đoàn quy hoạch số 2 Đoàn quy hoạch số 1 Đoàn quy hoạch Lào Trung tâm Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật Trung tâm phát triển nông thôn Trung tâm viễn thám Trung tâm Hằng trắc Trung tâm Tài nguyên môi trường Các trung tâm nghiên cứu Bộ phận quản lý kỹ thuật và nghiên cứu 2. Chức năng , nhiệm vụ của từng bộ phận 2.1. Ban lãnh đạo viện Viện trưởng có chức năng quản lý chung về mọi mặt hoạt động của Viện, chịu trách nhiệm trực tiếp trước Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về hoạt động của Viện mình. Các viện phó có chức năng và nhiệm vụ là giúp việc cho Viện trưởng phụ trách các vấn đề về môi trường , kỹ thuật của các dự án phát triển nông thôn. 2.2. Bộ phận quản lý và phục vụ Phòng hợp tác quốc tế và quản lý dự án _Tổ chức triển khai các nhiệm vụ hợp tác Quốc tế của Viện _Xúc tiến các dự án về phát triển nông thôn giữa Viện hợp tác với các tổ chức quốc tế _Tổ chức trao đổi thông tin giữa Viện với các tổ chức quốc tế ( thông qua hoạt động thư viện ) Phòng khoa học và đào tạo _Tổ chức triển khai nhiệm vụ đào tạo , nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật của các cán bộ trong Viện _Tổ chức khoá đào tạo ngắn hạn , đào tạo sau đại học của Viện Phòng kế hoạch vật tư Lập kế hoạch về vật tư cho từng dự án phát triển nông thôn trong tổng thể cả nước và chi tiết cho từng vùng , từng địa phương. Phòng tài vụ _Quản lý tài chính của Viện _Theo dõi giải quyết các vấn đề liên quan đến việc thu chi ngân sách , nguồn vốn của Viện và các dự án . Phòng tổ chức _Tổ chức bộ máy và cán bộ của Viện _Quản lý nhân sự Phòng hành chính _Công tác quản trị hành chính _Tổng hợp các báo cáo, văn thư lưu trữ 2.3. Bộ phận quản lý kỹ thật và nghiên cứu Phòng đo đạc : có chức năng , nhiệm vụ phân tích các số liệu giúp cho các xí nghiệp đo đạc các loại bản đồ . Phòng thổ nhưỡng : có chức năng điều tra các loại đất ở từng vùng , từng địa phương phân tích hiệu quả sử dụng đất , xây dựng các bản đồ đất. Phòng phân vùng kinh tế : nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế , xã hội của từng vùng để phân thành các vùng kinh tế Phòng phân tích đất : xác định các mẫu đất nhằm tìm hiểu các thành phần của đất , từ đó đưa ra các tính chất đất của từng vùng giúp ngành trồng trọt lựa chọn cây trồng sao cho phù hợp với từng loại đất . 2.4. các trung tâm nghiên cứu Trung tâm tài nguyên môi trường : nghiên cứu các đề tài về bảo vệ môi trường đất , nước phục vụ phát triển bền vững trong nông nghiệp . Viện đang có xu hướng tích cực chuyển sang lĩnh vực phát triển nông thôn , bảo vệ môi trường , một lĩnh vực hoạt động mang tính chiến lược lâu dài trong tương lai. Trung tâm phát triển nông thôn: tổ chức nghiên cứu về chiến lược phát triển của ngành nông nghiệp , nông thôn . Trung tâm hằng trắc : nghiên cứu nội dung phương pháp cho các điều tra phân loại , phân hạng , phân tích hiệu quả sử dụng đất , xây dựng các bản đồ đất . Trung tâm viễn thám : đo vẽ bản đồ địa hình , giải đoán ảnh máy bay , viễn thám , thành lập các bản đồ chuyên ngành nông nghiệp . Trung tâm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật : chuyển giao các tiến bộ kỹ thuạt vào sản xuất nông nghiệp ( theo quy hoạch ) bằng việc xây dựng các mô hình trên nhiều vùng sinh thái nông nghiệp. Đoàn quy hoạch số 1 : thực hiện các dự án quy hoạch ở vùng miền núi phía Tây Bắc Đoàn quy hoạch số 2 : thực hiện các dự án quy hoạch ở vùng miền núi phía nam Đoàn quy hoạch Lào : thực hiện các dự án quy hoạch giữa nước ta với nước bạn Lào 2.5. Các phân viện và xí nghiệp Phân viện 1 - phân viện quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp miền Nam- có chức năng , nhiệm vụ nghiên cứu và triển khai các dự án thiết kế -quy hoạch phát triển nông nghiệp miền Nam . Thiết kế cơ sở hạ tầng , xây dựng bản đồ cho các dự án quy hoạch . Phân viện 2 - phân viện quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp miền Trung - có chức năng , nhiệm vụ nghiên cứu và triển khai các dự án thiết kế -quy hoạch phát triển nông nghiệp miền Trung . Thiết kế cơ sở hạ tầng , xây dựng bản đồ cho các dự án quy hoạch . Xí nghiệp đo đạc 1 : đo đạc các loại bản đồ địa hình phục vụ cho lập dự án có trụ sở ở Hà Nội Xí nghiệp đo đạc 2 : đo đạc các loại bản đồ địa hình phục vụ cho lập dự án có trụ sở ở Nha Trang. 3. Cơ cấu và chức năng, nhiệm vụ của trung tâm phát triển nông thôn Trung tâm phát triển nông thôn là trung tâm có vai trò quan trọng trong Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp , có cơ cấu tổ chức như sau: _1 Giám đốc trung tâm quản lý về mọi mặt hoạt động của trung tâm : hành chính , kỹ thuật , chuyên môn. _1 Phó giám đốc phụ trách mảng khoa học và phát triển nông thôn _1 Phó giám đốc phụ trách mảng tái định cư _1 Phó giám đốc phụ trách mảng dự án quy hoạch Toàn bộ trung tâm có 44 cán bộ , trong đó có 100% số cán bộ có trình độ đại học gồm các kỹ sư , cử nhân , kiến trúc sư trong đócó 30% cán bộ có trình độ trên trên đại học ( tiến sỹ , thạc sỹ ) ở các ngành như kinh tế , quy hoạch sử dụng đất , khí hậu , môi trường , xây dựng cơ sở hạ tầng … Nhiều cán bộ có kinh nghiệm dày dạn trong lĩnh vực quy hoạch và xây dựng các dự án phát triển nông nghiệp , nông thôn . Chức năng , nhiệm vụ : _Điều tra cơ bản các vấn đề thuộc lĩnh vực nông nghiệp , nông thôn . _Lập các dự án về phát triển nông nghiệp , nông thôn . _Lập các dự án về tái định cư , các dự án về quy hoạch vùng trồng cây nông nghiệp , thực hiện các đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực nông nghiệp . Phần II Tình hình hoạt động của viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp I Đánh giá 1. Những thành tựu chủ yếu Trải qua hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành , bằng những phấn đấu liên tục của nhiều cán bộ , Viện đã có những đóng góp xứng đáng trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp Việt Nam . 1.1. Về phân vùng và quy hoạch Phối hợp vơí các địa phương và các tổ chức có liên quan xây dựng phương án quy hoạch nông nghiệp cho 430 huyện thị ( trong đó có 11 huyện điểm đã được chính phủ phê duyệt , còn lại đã được các tỉnh thông qua ), hàng trăm nông trường quốc doanh , hợp tác xã nông nghiệp . Các phương án quy hoạch đó tuy còn nhiều thiếu sót nhưng đã phát huy tác dụng chỉ đạo sản xuất trong một thời kỳ lịch sử nhất định . Phối hợp với bộ Lâm nghiệp và Uỷ ban kế hoạch Nhà nước (trước đây) xây dựng phương án phân vùng kinh tế nông lâm nghiệp . Phương án này đã được Nhà nước phê duyệt năm 1978 , và sách giáo khoa môn địa lý bậc phổ thông đã tiếp thu trình bày trong phần địa lý kinh tế Việt Nam . Tuy còn những vấn đề phải điều chỉnh nhưng nhìn chung đây là một thành tựu bước đầu nổi bật . Phối hợp với cơ quan chức năng trong Bộ xây dựng các tổng quan , chiến lược phát triển nông nghiệp ( với các ngành hàng trong nông nghiệp ) của toàn quốc và của các vùng kinh tế giai đoạn 1990 – 2000 và 2000 – 2010 (các công trình như nông nghiệp Việt Nam năm 2000 : tổng quan nông nghiệp Việt Nam ; đề xuất khai thác lợi thế của 7 vùng kinh tế nông nghiệp Việt Nam đến năm 2010 ; tổng quan lương thực , chăn nuôi , cao su , cà phê , chè , mía đường …) . Những đề án lớn này là những căn cứ quan trọng giúp Bộ và Nhà nước hoạch định các chiến lược phát triển kinh tế xã hội dài hạn . Rà soát bổ sung quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn đến năm 2010 của các tỉnh thành ( hiện dã làm xong 12 tỉnh thành ) . Đây là những tài tiệu cơ bản giúp các tỉnh thành xây dựng kế hoạch phát triển nông nghiệp trong dài hạn . Tập trung nghiên cứu xây dựng những dự án phát triển các ngành hàng trọng yếu ở các vùng trọng điểm có tiếm năng xuất khẩu lớn như lúa ở đồng bằng sông Cửu Long , đồng bằng sông Hồng , cao su ở Đông Nam Bộ , cà phê ở Tây Nguyên và vùng núi phía Bắc… số lượng công trình nghiên cứu dành cho cây, con trọng yếu : 87 công trình dành cho cây lương thực , 20 công trình dành cho cây cà phê , 17 cho cây cao su , 13 cho cây chè , 11 cho chăn nuôi gia súc… Những công trình trên đã được thực thi ở mức độ khác nhau và đã góp phần hình thành , phát triển các vùng nông nghiệp sản xuất hàng hoá nhất là cho xuất khẩu. 1.2. Về điều tra cơ bản Những nghiên cứu chủ yếu trong lĩnh vực này là các điều kiện sinh thái (đất , nước , khí hậu ) , hiện trạng kinh tế xã hội , động thái chuyển dịch cơ cấu kinh tế , cơ cấu sản xuất qua các thời kỳ. Thông thường , đó là các đề tài khoa học được giao ( cấp Nhà nước , cấp Ngành , cấp Viện ) , một số là đề tài hợp tác với cơ quan chức năng . Những công trình chính là : _Đánh giá hiện trạng và đề xuất sử dụng đất hợp lý trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững ở 7 vùng kinh tế nông nghiệp . _Điều tra đánh giá đất trống đồi núi trọc toàn quốc . _Xây dựng bản đồ Tây Nguyên tỷ lệ 1/250.000 _Xác định các nhân tố hạn chế và thuận lợi của một số loại đất ( phù sa ngọt , mặn, phèn ) ở đồng bằng sông Cửu Long đối với một số loại cây trồng. _Xây dựng Atlats nông nghiệp Việt Nam ( một phần Atlats Quốc gia ). _Xây dựng bản đồ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long . _Mô hình trang trại ở các vùng sinh thái . _Đo vẽ bản đồ tỷ lệ lớn ( 1/10.000 là chính ) , khảo sát lập bản đồ đất tỷ lệ lớn và trung bình ( 1/10.000 và 1/25.000 ) cho hàng trăm nông trường , hàng chục vùng chuyên canh , cho khoảng 2 triệu đất nồng lâm nghiệp ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Những kết quả nghiên cứu trên là tài liệu tham khảo bổ ích cho các nhà hoạch định chính sách . 1.3. Về chuyển giao tiến bộ kỹ thuật . Từ năm 1990 đến nay , với sự ra đời của trung tâm ứng dụng tiến bộ kỹ thuật , Viện đã thực hiện việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật : giống mới , chuyển đổi cơ cấu giống và cơ cấu mùa vụ , phân bón kỹ thuật canh tác tiến bộ …ở nhiều địa phương trong cả nước , đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa góp phần tăng thu nhập , xoá đói giảm nghèo cho hơn 3000 hộ gia đình các dân tộc thiểu số . Các mô hình trồng cây budok , cây cà rốt,…xuất khẩu đem lại hiệu quả kinh tế cao , có khả năng mở rộng ở nhiều địa phương . Những thành tựu trong chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đã giúp Viện gắn lý thuyết với thực tiễn sản xuất góp phần tăng tính khả thi của các dự án quy hoạch . 1.4. Hợp tác với các nhà xuất bản , các tạp chí khoa học của các cơ quan bạn biên soạn , xuất bản hơn 10 đầu sách về kỷ yếu , kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong ngành nông nghiệp … Có được những kết quả đó là do Viện đã luôn chấp hành nghiêm túc những chỉ thị của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ , ra sức xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và đào tạo cán bộ , tận dụng mọi cơ hội để tăng cường hợp tác quốc tế , giữ vững đoàn kết nội bộ, tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng có liên quan . Những thành tựu đó rất đáng tự hào . Nhà nước ta đã thưởng huân chương Lao động Hạng Ba ( 1981) , Huân chương Lao động Hạng Hai cho Viện ( 1985) , Hạng Nhất (1994) cho Viện và huân chương Lao động Hạng Hai cho phân Viện miền nam, ngoài ra Tổng Liên đoàn Lao động , Thủ tướng Chính phủ , Bộ trưởng Bộ nông nghiệp đã tặng thưởng rất nhiều bằng khen cho tập thể và cá nhân xuất sắc . 2. Khó khăn _ Đội ngũ cán bộ tuy đã được nâng cao rõ rệt về trình độ chuyên môn và ngoại ngữ , song vẫn chưa đồng bộ , chưa thật mạnh . Viện còn thiếu nhiều cán bộ chuyên môn về môi trường , thuỷ lợi , giao thông và xây dựng . Cán bộ có năng lực chủ trì công trình , đề tài nghiên cứu còn có ít . Số cán bộ trẻ có quyết tâm với nghề cần cù tích luỹ kiến thức , kinh nghiệm chưa nhiều . Đây là vấn đề cần lưu tâm nhất , vì thế kỷ tới được coi là thế kỷ của trí tuệ , nếu thiếu trí tuệ thì luôn luôn thua thiệt và tụt hậu . _Từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu , bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường , có nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế , xã hội chưa được giải quyết . Điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới những căn cứ , những cơ sở lý luận và thực tiễn để lập dự án quy hoạch . Vì vậy , tính khả thi của các dự án do Viện xây dựng thường không cao . Viện cần có những cán bộ nghiên cứu giỏi về kinh tế thị trường , cần chú trọng nhiều hơn trong sưu tầm , cập nhật thông tin kinh tế , kỹ thuật trong và ngoài nước . _Trang bị kỹ thuật đến nay đã cũ , hư hỏng nhiều và không đồng bộ . Chỉ có khoảng 20 % số thiết bị còn tốt . Cần mạnh dạn thanh lý cái cũ , tranh thủ mọi nguồn lực để trang bị kỹ thuật mới . II. Định hướng trong tương lai Trong 10 năm tới , chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là : “Xây dựng một nền nông nghiệp mạnh , phát triển bền vững , được áp dụng công nghệ cao , công nghệ mới từng bước được hiện đại hoá , vươn lên trở thành một nền nồng nghiệp với những ngành sản xuất hàng hoá lớn , có sức cạnh tranh ngày càng cao trong quá trình họi nhập quốc tế , có năng suất và thu nhập cao trên một đơn vị diện tích , đáp ứng nhu cầu lương thực , thực phẩm cho nhân dân, nguyên liệu cho công nghiệp tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu và bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần nâng cao đời sống nhân dân , ổn định kinh tế và xã hội đất nước”. Định hướng sản xuát cho các ngành sản xuất hàng hóa quan trọng theo nghị quyết 09/2000/NQ-CP là : _Ôn định sản lượng lúa 33 triệu tấn / năm . Giữ ổn định khoảng 4 triệu ha đất tưới tiêu chủ động làm lúa . _Cây lấy sợi : Bông , dâu tằm có vị thế lâu dài trong cơ cấu nông nghiệp. Phát triển bông ở vùng có điều kiện tự túc phần quan trọng nhu cầu sợi bông _ Cà phê : giữ 400 nghìn ha cà phê với tập trung phát triển cà phê ở những nơi có điều kiện . Sản lượng cà phê khoảng 600 nghìn tấn / năm . _Phát triển mạnh cây điều , chủ yếu ở miền Trung , đưa diện tích điều lên 500 nghìn ha , sản lượng 100 nghìn tấn / năm . _ Chăn nuôi : tập trung quy hoạch chăn nuôi theo vùng . Để thực hiện những định hướng trên , nhiệm vụ của Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp rất lớn và phức tạp . Ngoài nhiệm vụ quy hoạch và phát triển nông nghiệp nông thôn nói chung , Viện còn có nhiệm vụ lập dự án quy hoạch các ngành hàng phát triển quan trọng phục vụ xuất khẩu , nghiên cứu bố trí sử dụng đất đai theo quan điểm phát triển bền vững , khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên nước , khí hậu , sinh vật nghiên cứu định hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá , công nghiệp hoá , hiện đại hoá , mở rộng hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật… Phần III Quy trình quy hoạch ngành hàng nông nghiệp I. Công tác chuẩn bị 1. Thu thập tài liệu có liên quan đến quy hoạch ngành hàng nông nghiệp. Điều tra sơ bộ để xây dựng đề cương chi tiết , kinh phí thực hiện và kế hoạch tiến độ thời gian thực hiện xây dựng dự án quy hoạch ngành hàng nông nghiệp . Đề cương phải được cơ quan chủ quản phê duyệt . 2. Chuẩn bị vật tư , kinh phí phương tiện để thục hiện đúng theo đề cương chi tiết đã được phê duyệt . 3. Băng từ , ảnh viễn thám , ảnh hàng không , bản đồ địa hình để thực hiện quy hoạch , quy điịnh cụ thể như sau : _ Băng từ, ảnh vệ tinh , ảnh hàng không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật . _ Quy hoạch ngành hàng trên phạm vi toàn quốc tỷ lệ bản đồ 1/1000.000. II. Công tác điều tra cơ bản 1. Công tác điều tra cơ bản gồm hai khâu : thu thập tổng hợp đánh giá tài liệu và điều tra thực địa 2. Những tư liệu phải tổng hợp đánh giá : 2.1 Tài liệu về điều kiện tự nhiên , tài nguyên thiên nhiên _ Địa hình , địa mạo : các dạng địa hình chính . Đặc điểm chủ yếu của các dạng địa hình , địa mạo : sự ảnh hưởng của các dạng địa hình đến phát triển ngành hàng _ Khí hậu thời tiết : thu thập số liệu ở các trạm khí tượng quốc gia trong lãnh thổ nghiên cứu hoặc trạm ở gần vùng nghiên cứu nhất . Số liệu là kết quả theo dõi trong nhiều năm . Những yếu tố thời tiết khí hậu chủ yếu cần phải thu thập tổng hợp là : chế độ nhiệt , chế độ ẩm bốc hơi , gió và bão , chế độ mưa. Những yếu tố khí hậu thời tiết đặc biệt là những yếu tố có ảnh hưởng tác động mạnh đến sự phát triển của ngành hàng như : lũ lụt , lũ quét , hạn hán , …phân tích tìm xu hướng diễn biến của điều kiện khí hậu thời tiết có ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành hàng . _ Tài liệu về thổ nhưỡng : đánh giá chất lượng số lượng các loại đất , hiện trạng sử dụng . Tiến hành phân tích đánh giá đất theo mục đích sử dụng, xây dựng bản đồ , tài liệu đề xuất quy hoạch sử dụng dất trên cơ sở mang lại hiệu quả kinh tế cao đảm bảo phát triển bền vững môi trường sinh thái . _Tài nguyên nước : đánh giá số lượng , chất lượng nguồn nước mặt và nước ngầm có ảnh hưởng đến phát triển ngành , khả năng khai thác tài nguyên nước . _ Tài nguyên rừng và tài nguyên sinh vật : diện tích , sản lượng , chất lượng của các loại rừng tự nhiên , rừng trồng . Xu thế diễn biến tài nguyên rừng . đánh giá tài nguyên thực vật động vật tự nhiên ; khả năng khai thác tài nguyên sinh vật để phát triển ngành . _Tài nguyên khoáng sản : chỉ đánh giá đến các tài nguyên có ảnh hưởng đến phát triển ngành . Thực trạng môi trường : thực trạng môi trường đất , môi trường nước , môi trường không khí , môi trường các khu công nhiệp khai khoáng có ảnh hưởng đến phát triển ngành 2.2. Tài liệu điều kiện kinh tế xã hội _ Dân số lao động : số lượng dân số ,lao động : tốc độ phát triển dân số , phân theo lứa tuổi , phân theo dân tộc , trình độ lao động , chất lượng lao động , tập quán sản xuất , những kỹ thuật truyền thông của các tầng lớp dân cư . _ Thực trạng cơ sở hạ tầng : giao thông , thuỷ lợi , bưu chính viễn thông… có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển ngành hàng . _Thực trạng nghiên cơ sở y tế , giáo dục ,văn hoá . thực trung các trung tâm nghiên cứu khoa học kỹ thuật , trường trạm , cơ sở đào tạo nguồn nhân lực có ảnh hưởng đến phát triển ngành . _ Thực trạng hệ thống tổ chức quản lý sản xuất của ngành . 2.3. Tài liệu điều tra đánh giá thực trạnh sản xuất chế biến tiêu thụ sản phẩm của ngành hàng _ Thực trạng quy mô diện tích , xu thế diễn biến của các chỉ tiêu trong thời gian 5-10 năm tới . phân tích để rút ra nguyên nhân của các thành tựu và tồn tại trong quá trình phát triển ngành hàng . _ Thực trạng chế biến sản phẩm của ngành hàng , số lượng quy mô các cơ sở chế biến , công suất chế biến , tình trạng trang bị kỹ thuật , công nghệ của các cơ sở chế biến , chủng loại số lượng các mặt hàng chế biến _Thị trường tiêu thụ sản phẩm : số lượng , đơn giá ở tại ruộng, trong vùng ,trong nước ,số lượng ,dôn giá sản phẩm xuất khẩu , mức độ ổn định của thị trường xuất khẩu _Điều tra đánh giá một số mô hình phát triển điển hình ccủa ngành hàng: quy mô, đặc điểm , phương thức tổ chức quản lý , sản xuất và hiệu quả tổng hợp của hệ thống sản xuất các mô hình _ Thực trạng đầu tư của ngành hàng ( thời gian 5 năm gần nhất ) : quy mô đầu tư, các nguồn vốn đầu tư : ngân sách , vay ưu đãi , vay thương mại , đầu tư theo các chương trình hợp tác , qua các tổ chức trong và ngoài nước _ Hiệu quả kinh tế xã hội , môi trường của ngành hàng Hiệu quả kinh tế : giá thành sản phẩm , tổng giá trị thu nhập , lãi trước thuế , lãi sau thuế , tiền nộp ngân sách nhà nước , thu nhập người lao động Hiệu quả xã hội : giải quyết việc làm cho bao nhiêu lao động , đã đóng góp cho sự phát triển văn hoá - xã hội , giáo dục , y tế của địa phương , vùng toàn quốc như thế nào ? Hiệu quả môi trường : sự ảnh hưởng của ngành hàng đến môi trường sống , sức khoẻ của cộng đồng , môi trường đất , môi trường không khí , môi trường nước . 3. Phân vùng sinh thái cây trồng vật nuôi 3.1. Xây dựng các chỉ tiêu phân vùng sinh thái cây trồng vật nuôi _Nhóm chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên : địa hình , khí hậu , đất , nước _Nhóm chỉ tiêu về đièu kiến sinh trưởng phát triển : năng suất , phẩm chất, tốc độ tăng trưởng , khả năng tăng trưởng , ổn định , bền vững hợp lý của cây trồng vật nuôi _ Nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường 3.2. Xây dựng tài liệu và bản đồ phân vùng sinh thái cây trồng vật nuôi, tài liệu phải xác định được quy mô phát triển của cây trồng vật nuôi theo điều kiện sinh thái trên từng vùng lãnh thổ của đất nước theo các mức : rất thích hợp , ít thích hợp , không thích hợp . 4. Xây dựng báo cáo khởi đầu, nội dung báo cáo khởi đầu gồm các phần chính : _ Đánh giá điều kiện tự nhiên , tài nguyên thiên nhiên môi trường , điều kiện kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành hàng . _ Xây dựng quan điểm , mục tiêu phát triển ngành hàng . _ Xây dựng kế hoạch tiến hành hoàn chỉnh quy hoạch ngành hàng III. Xây dựng quy mô phát triển ngành hàng 1. Dự báo thị trường tiêu thụ sản phẩm của ngành hàng _ Quy mô sản lượng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong nước và thế giới . Những vùng sản xuất , những thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu trong nước và thế giới . _Giá cả tiêu thụ trong nước và xuất khẩu các sản phẩm của ngành hàng : dự báo xu thế diễn biến giá cả ở các thị trường tiêu thụ chủ yếu trong nước và các thị trường buôn bán trao đổi chính của khu vực và thế giới . _Khả năng cạnh tranh của sản phẩm ngành hàng đối với thị trường trong nước, trong khu vực và thế giới . Đánh giá tính ổn định của thị trường tiêu thụ và xuất khẩu trong thời gian 5 - 10 - 20 năm . 2. Dự báo tiến bộ khoa học công nghệ có thể áp dụng trong thời kỳ triển khai thực hiện dự án . _Tiến bộ về giống cây trồng , tiến bộ trong sử dụng nguồn nước , xây dựng đồng ruộng , cải tạo đất . _Những tiến bộ về phân bón , bảo vệ thực vật ,… _Những tiến bộ về kỹ thuật canh tác , chăn nuôi _Những tiến bộ về khả năng mở rộng thị trường 3. Dự báo khả năng phát triển dân số lao động _ Quy mô dân số , tốc độ phát triển dân số , thành phần dân tộc , kết cấu dân số , trình dộ dân trí của các tầng lớp nhân dân . _Quy mô lao động , tốc độ phát triển lao động theo độ tuổi . Chất lượng lao động về thể lực và trình độ kỹ thuật 4. Xây dựng quan điểm phát triển thể hiện chủ trương , dường lối chính sách phát triển ngành . 5. Xây dựng mục đích phát triển : mục tiêu định tính , mục tiêu định lượng . 6. Xây dựng các phương án phát triển : thể hiện các chỉ tiêu chủ yếu theo các thời kỳ . Các chỉ tiêu chủ yếu phát triển thể hiện quy mô sản xuất phát triển ngành hàng , quy mô khối lượng , giá trị sản phẩm hàng hoá , sản phẩm giá trị xuất khẩu , quy mô đầu tư , hiệu quả kinh tế xã hội , môi trường… 7. Xây dựng quy hoạch các lĩnh vực . _Bố trí sử dụng đất theo lãnh thổ : bố trí đất trên cơ sở luật đất đai liên quan đến sự phát triển cây con khác trên mặt bằng lãnh thổ , quy hoạch sử dụng đất của toàn quốc , vùng , tỉnh , huyện đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt , tài liệu đánh giá đất theo mục đích sử dụng và bản đồ , tài liệu đề xuất quy hoạch sử dụng đất đai. +Bố trí đất cho sản xuất ngành , trong đó bố trí đất trong ngành hàng cần quy hoạch +Bố trí đất cho dân trong vùng . + Bố trí đất chuyên dùng trong vùng bao gồm : xây dựng cơ sở hạ tầng : giao thông , thuỷ lợi , điện , bưu chính viễn thông , trường học , trạm xá , các công trình phúc lợi . Bố trí đất cho các khu chế xuất , công trình công nghiệp, khu du lịch nghỉ dưỡng , bảo tàng bảo tồn quốc gia . _Quy hoạch sử dụng tài nguyên -quy hoạch sử dụng các công trình sử dụng nước mặt , nước ngầm phục vụ cho sản xuất , sinh hoạt . _Quy hoạch công nghiệp chế biến của ngành +Vị trí quy mô , công suất mạng lưới phân bố các khu công nghiệp chế biến của ngành tổng thể và của từng giai đoạn . +Kỹ thuật , công nghệ , áp dụng trong công nghiệp chế biến của ngành từng giai

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC756.doc
Tài liệu liên quan