Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức của trung tâm hợp tác nghiên cứu Việt Nam

Hiện nay những vấn đề đối ngoại của Việt Nam được nhiều tổ chức và nhiều đối tượng quan tâm song CVSC có chiến lược thực hiện toàn diện, lâu dài và hợp tác với nhiều tổ chức để thực hiện. Trong đó, CVSC có các đối tác trong nước như trung tâm nghiên cứu kinh tế quốc tế (CIES), câu lạc bộ nhà báo kinh tế, khoa sử đại học Sư Phạm Huế, trung tâm nghiên cứu miền trung thuộc đại học Duy Tân Đà Nẵng, Viện nghiên cứu hỗ trợ phát triển nông thôn. Trung tâm tư vấn và phát triển dự án (thuộc HIC group). Về nước ngoài, CVSC đã có hợp tác với Sở nghiên cứu Đông Nam Á, Quảng Tây Trung Quốc, thông qua dự án IID 3. Cuối tháng 10.1998, 2 thành viên hội đồng khoa học CVSC sang Quảng Tây trao đổi khoa học.

 

doc11 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1229 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức của trung tâm hợp tác nghiên cứu Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Được sự giới thiệu của khoa khoa học quản lý trường đại học Kinh Tế Quốc Dân. Cùng với sự hướng dẫn của thầy Trần Chu Toàn và TS Hoàng Hải từ ngày 5/2/2001 đến ngày 25/2/2001 em đã thực tập tại Trung Tâm Hợp Tác Nghiên Cứu Việt Nam (CVSC). Trong thời gian đó em đã làm một số công việc sau: * Tìm hiểu trung tâm (qua các tài liệu sách báo) với những nội dung sau: - Quá trình hình thành và phát triển Trung Tâm Hợp Tác Nghiên Cứu Việt Nam: - Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ chủ yếu: Bên cạnh đó tiếp xúc với một số cán bộ nghiên cứu của Trung Tâm Hợp Tác Nghiên Cứu Việt Nam để tìm hiểu thêm về tổ chức này, cũng như có được những ý kiến bổ ích nhất về đề tài thực tập sát thực với chuyên nghành học tạo điều kiện cho giai đoạn thực tập chuyên đề từ ngày 26/2/2001 đến ngày 12/5/2001. Trước khi kết thúc giai đoạn thực tập em đã xây dựng được bản báo cáo tổng hợp gồm ba nội dung chính sau: Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức của Trung Tâm Hợp Tác Nghiên Cứu Việt Nam . Một số hoạt động của Trung Tâm Hợp Tác Nghiên Cứu Việt Nam trong thời gian qua. Một số hoạt động của CVSC trong thời gian tới. Hà Nội, Ngày 25/02/2001 Sinh viên: Tạ Quang Thiện Quá trình hình thành, tổ chức và nhân sự của Trung Tâm Hợp Tác Nghiên Cứu Việt Nam: 1. Quá trình hình thành: Trung tâm hợp tác nghiên cứu Việt Nam (CVSC) thành lập ngày 29/07/1997 trên cơ sở phòng hợp tác nghiên cứu Việt Nam thuộc trung tâm nghiên cứu kinh tế quốc tế ((1)Xem giới thiệu về cies trong bìa 4 tạp chí nghiên cứu châu âu số 3&4 . 1996. Trong bìa 4 tạp chí nghiên cứu Đông Nam á số 27 . 1997. Chuyên đề Thế giới và Việt Nam số 1.1999 (tr 46). ). Nhưng CVSC có lịch sử từ tháng 1.1990, bởi đã kế thừa kinh nghiệm hoạt động của chi hội những người yêu thích dân tộc học TW. Hiện CVSC là 1 trong 8 trung tâm thuộc Viện phát triển quốc tế học (IID) ( (2)Xem giới thiệu về IID trong bìa 4 tạp chí nghiên cứu châu âu số 5.1997; Chuyên đề thế giới&Việt Nam số 1.1999 (tr.54) và số 2.1999 (tr.59). (3) đã có giới thiệu chi tiết trong chuyên đề thế giới và Việt Nam số 2 .1999( tr.50) ) và đặt trụ sở chính tại số 14b phố Pháo Đài Láng quận Đống Đa- Hà Nội. Sau đây là một số vấn đề liên quan đến tổ chứcvà hoạt động của CVSC. 2.Tổ chức và nhân sự của trung tâm hợp tác nghiên cứu Việt Nam: 2.1 Về tổ chức, CVSC có các bộ phận như sau: * Hội đồng khoa học đã bước sang nhiệm kì 2 có 9 thành viên. Trong đó có các nhà nghiên cứu như: TS. Vương Cường (P.vụ trưởng vụ quản lý khoa học –Học viện chính trị quốc gia HCM),TS.Nguyễn Trịnh Kiểm (Trưởng khoa quản lý nhà nước về văn hoá - xã hội của Học Viện hành chính quốc gia ) ,PGS. Lê Trọng (nguyên giảng viên của trường ĐHKTQDHN ), PGS. Khổng Diễn (Viện trưởng Viện dân tộc học ), TS. Nguyễn Minh San...và nhà quản lý Hoàng Xuân Ba (Chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần Quốc tế Hải Hưng) *Phòng tổng hợp : thực hiện chức năng thường trực CVSC quản lý nhân sự và tài chính. Đây là bộ phận phục vụ nghiên cứu song rất quan trọng vì nó tạo điều kiện thuận lơi về vật chất và tinh thần cho các cán bộ nghiên cứu.Toàn phòng có 1 phó phòng phụ trách (đang làm cao học xã hội học). *Thư Viện Việt Nam học: làm chức năng lưu trữ tư liệu nghiên cứu và sách báo liên quan đến Việt Nam. Thư Viện cũng lưu trữ các dạng tư liệu khác như đĩa mềm, băng hình và ấn phẩm khác. Thư Viện có hệ thống thư mục phong phú về các tạp chí, sách, báo, do Việt Nam xuất bản và nhiều dạng ấn phẩm khác của nước ngoài nói về Việt Nam. Nhiều kỷ yếu đề tài các cấp, các bản luận văn, luận án cũng được thư viện lưu trữ. *Phòng nghiên cứu đối ngoại: Thực hiện chức năng nghiên cứu đối ngoại của Việt Nam (bao gồm các quan hệ ngoại giao, hợp tác thương mại, đầu tư Viện trợ, du lịch ..). Trong đó chú trọng nghiên cứu các mối quan hệ giữa Việt Nam với khối ASEAN, EU và với một số nước như; Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Mỹ.. * Phòng nghiên cứu văn hoá xã hội:Thực hiện chức năng nghiên cứu các vấn đề như văn hoá học, xã hội học, tôn giaó... * Chương trình nghiên cứu lịch sử ngành và địa phương: hoạt động như một trung tâm nhỏ nhưng gọn nhẹ hơn. Điều hành chỉ có một chủ nhiệm, một tổng thư ký, còn lại là các cộng tác viên. Chương trình chuyên tổ chức nghiên cứu về lịch sử các ngành, địa phương và hỗ trợ phát triển ngành địa phương học . * Chương trình nghiên cứu nhân vật lịch sử: Nghiên cứu về các nhân vật lịch sử như Lý Thường Kiệt, Phan Bội Châu, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Huệ..và các nhà chính trị -văn hoá đương đại. * Chương trình nghiên cứu doanh nghiệp: Do TS.Hoàng Hải làm chủ nhiệm (Sắp tới sẽ cử một thạc sỹ làm thư ký ). Trọng tâm của chương trình là hoạt động nghiên cứu khoa học, với nhiều đề tài nghiên cứu độc lập. Mỗi đề tài tuỳ theo điều kiện thực tế mà xác định thời gian và qui mô thực hiện. Ngoài ra chương trình còn làm chức năng tư vấn nên thu hút được rất nhiều sự cộng tác, giúp đỡ của hàng trăm doanh nghiệp dưới nhiều hình thức khác nhau. * Các dự án hợp tác nghiên cứu triển khai: nhằm phát huy mọi nguồn lực và sức mạnh của các bên. CVSC đã liên kết với một số tổ chức trong việc thực hiện một số dự án nghiên cứu triển khai. Trong đó dự án đầu tiên là: dự án hợp tác phát triển vùng đồng bằng Sông Hồng.Dự án này CVSC đã phối hợp với công ty TNHH Văn Lang tổ chức hội nghị triển khai từ tháng 12/1997. Nhưng từ cuối tháng 3/1998 công ty TNHH Văn Lang xin rút khỏi dự án này,và CVSC đã liên kết với một số tổ chức khác, với sự hỗ trợ của Hải Hưng group( ), dự án này gồm các hoạt động như sau: -Hoạt động nghiên cứu, được thực hiện thông qua “chương trình nghiên cứu vùng đồng bằng Sông Hồng, với nội dung chính gồm: +Nghiên cứu địa lý kinh tế - chính trị, môi trường sinh thái vùng đồng bằng Sông Hồng (với sự cộng tác của trung tâm địa lý nhân văn thuộc trung tâm KHXH& nhân văn quốc gia). + Nghiên cứu lich sử, những vấn đề văn hoá xã hội vùng đồng bằng Sông Hồng (với sự cộng tác của Viện Sử học, Viện Sân khấu...và sự giúp đỡ của Sở văn hoá - thông tin tỉnh Hải Dương, Sở lao động - xã hội một số tỉnh đồng bằng Sông Hồng ). +Nghiên cứu ngành nghề truyền thống, tiềm năng phát triển kinh tế du lịch vùng đồng bằng Sông Hồng (với sự cộng tác của Viện hỗ trợ và phát triển nông thôn, trung tâm phát triển kinh tế học ...và sự giúp đỡ của một số Sở công nghiệp, Sở kế hoạch - đầu tư của các tỉnh đồng bằng Sông Hồng ). Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, chương trình dự định tiến hành một số cuộc hội thảo tại thành phố Hải Dương, TP.Việt Trì, TX.Bắc Ninh....(từng cuộc hội thảo đều có kế hoạch chi tiết riêng ). Trước hoặc sau các cuộc hội thảo sẽ xuất bản các kỷ yếu. Bên cạnh đó sẽ ra một số tập sách chuyên đề. -Triển lãm, hội chợ giới thiệu văn hoá truyền thống là một hoạt động phụ của dự án nhưng rất có ý nghĩa , hoạt động này gồm. +Tổ chức triển lãm một số hoạt động văn hoá như tranh ảnh, sách báo của các tác giả địa phương hoặc những chủ đề nói về vùng đồng bằng Sông Hồng. Tổ chức một số buổi nói chuyện về lịch sử địa phương và những vấn đề về phát triển vùng đồng bằng Sông Hồng. Đan xen có một số buổi biểu diễn nghệ thuật như hát quan họ, hát chèo, trình diễn các vở tuồng, vở kịch nói về đồng bằng Sông Hồng. +Tổ chức hội chợ về những thành tựu kinh tế địa phương như giới thiệu sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ địa phương... Ngoài ra dự án còn tiến hành các hoạt động hỗ trợ và vận động đầu tư phát triển một số làng nghề, một số dự án kinh tế, du lịch-văn hoá và bảo tồn di tích lịch sử. Những hoạt động này cũng được xây dựng thành những dự án quy mô vừa và nhỏ riêng. Để thực hiện dự án “hợp tác phát triển vùng đồng bằng Sông Hồng” cần có một nguồn tài chính lớn. CVSC chủ chương khai thác mọi nguồn vốn và đến nay riêng chương trình nghiên cứu đã có tài trợ ban đầu của HIC group .Từ tháng 3.2001, Hải Hưng group đã hứa sẽ tài trợ chính cho hoạt động nghiên cứu này.CVSC đã dự định giai đoạn 1 của dự án, thực hiện từ tháng 3 năm 1998 đến tháng 3 năm 2002 và sau đó sẽ rút kinh nghiệm để chuyển sang giai đoạn 2. Để điều hành chương trình có: PGS. Chương Thâu (Phó giám đốc thường trực CVSC), TS. Phạm Quý Hiệp (Viện trưởng Viện hỗ trợ phát triển nông thôn).... Chương trình còn có rất nhiều các chuyên gia cố vấn, trong đó có Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng (Chủ tịch liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam). Ngoài ra tham gia chương trình có nhiều nhà nghiên cứu như: TS. Vũ Đình Ngọc (Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn), TS.Hồ Mỹ Duệ (Văn phòng Chính phủ), TS.Nguyễn Xuân Trình (Bộ Kế Hoạch và Đầu tư)... *Để hiểu rõ về CVSC, xin xem thêm mô hình sau. Mô hình này đã được giới thiệu trong: -Tạp chí nghiên cứu Châu Âu số 1 năm 1998 (tr.59). -Tạp chí tiếng anh European Studies Review số 1.1998 (tr.15). -Tạp chí nghiên cứu Đông Nam á số 31.1998 (tr.132). -Chuyên đề Bến Tre và khả năng hợp tác Châu á (tr.82). -Chuyên đề Thế giới và Việt Nam năm 1997 (tr.22): Mô hình tổ chức trung tâm hợp tác nghên cứu Việt Nam (thuộc IID) Organization of center for Viet Nam studies cooperation Ban lãnh đạo Director of CVSC Hội đồng khoa hoc Scientific board Phòng nghiên cứu đối ngoại Department of foreign affairres studies Phòng nghiên cứu văn hoá xã hội Department of Social Cultural Studies Chương trình nghiên cứu Lịch sử ngành và địa phương Programme of Industy’s and Local history studies. Chương trình nghiên cứu nhân vật lịch sử Programme of historical person studies Thư Viện Việt NamHọc Viet Nam Library Phòng tổng hợp General Department Chương trình nghiên cứu doanh nghiệp. Programme of business studies Các dự án hợp tác nghiên cứu triển khai. The projects of resarch realization cooperation IID 2.2 Về nhân sự: Khi CVSC còn là Chi hội những người yêu thích dân tộc Trung ương (tháng 1/1990) thì chưa có cán bộ, mà hoạt động theo cơ chế hội viên. Khi trở thành phòng hợp tác nghiên cứu Việt Nam thì chỉ có 3 cán bộ kiêm nghiệm. Từ khi trở thành một trung tâm, CVSC đã từng bước gia tăng cán bộ theo hình thức chính nhiệm, kiêm nghiệm, hợp đồng ngắn hạn, cộng tác viên và cho đến nay, nếu tính tổng cộng các loại hình hợp tác thì CVSC có 33 cán bộ. Trong đó có cán bộ nghiên cứu, nhân viên nghiệp vụ (kế toán, văn thư, thủ quỹ, nhân viên đánh máy, nhân viên thư Viện...). Cơ cấu nhân sự và một số cán bộ thay đổi hàng năm song chưa có biến động lớn. Khi thành lập, Giám đốc đầu tiên là nhà nghiên cứu và quản lý Hoàng Xuân Ba, hiện nay TS. Đặng Kim Ngọc(Giám đốc bảo tàng Hà Nội) làm quyền giám đốc. Đứng đầu CVSC là TS Hoàng Hải (Chủ tịch hội đồng khoa học). Một số hoạt động của trung tâm hợp tác nghiên cứu Việt Nam: 1. Hoạt động khoa học: Do đã có một số hoạt động từ trước khi thành lập CVSC nên tổ chức này sớm đạt được những kết quả khoa học ban đầu. Trong đó CVSC thông qua các phòng nghiên cứu triển khai đề tài . -Quan hệ Việt -Trung trong những năm 80-90 (phối hợp với trung tâm hợp tác nghiên cứu Châu á thực hiện và hoàn thành vào năm 2002. -Quan hệ Việt -Nhật trong thế kỷ 20 (Phối hợp với trung tâm hợp tác nghiên cứu Châu á thực hiện và dự kiến hoàn thành vào năm 2002). -Quan hệ giữa Việt Nam với các nước vùng Châu á -Thái Bình Dương những năm cuối thế kỷ 20 (phối hợp với trung tâm nghiên cứu kinh tế quốc tế và trung tâm nghiên cứu Nam Thái Bình Dương thực hiện và dự kiến hoàn thành vào năm 2002). -Triển vọng quan hệ Việt Nam –Châu Phi (phối hợp với trung tâm nghiên cứu hợp tác nghiên cứu Châu Phi thực hiện và hoàn thành năm 2002) -Việt Nam với vấn đề giao lưu văn hoá quốc tế (Phối hợp với trung tâm nghiên cứu những vấn đề quốc tế thực hiện và dự kiến hoàn thành vào năm 2002). -Lịch sử phát triển quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam với nước ngoài (Phối hợp với trung tâm nghiên cứu những vấn đề quốc tế thực hiện với sự cộng tác của liên hiệp các tổ chức hữu nghị Hà Nội và dự kiến hoàn thành vào năm 2002). -Các loại hình tôn giáo ở Việt Nam và lịch sử phát triển. -Các nhân vật lịch sử Việt Nam với việc chống ngoại xâm. Ngoài ra còn hàng chục đề tài khác đã đang và tiếp tục triển khai. Trong tất cả các đề tài đã triển khai thì đề tài lịch sử lương thực Việt Nam đã hoàn thành về cơ bản và dự kiến xuất bản vào năm 1999. Song vì có một số khó khăn nên việc xuất bản lại lùi lại vào cuối năm 2002 Qua thực tế cho thấy, các chương trình tổ chức hoạt động khoa học năng động hơn. Trong đó, chương trình nghiên cứu doanh nghiệp triển khai đề tài đầu tiên vào cuối năm 1997 là: Một số vấn đề về phát triển doanh nghiệp Việt Nam (đề tài gồm 3 phần chính: Phần 1-Hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, Phần 2-Hoạt động của doanh nghiệp tư nhân, Phần 3- Hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Bên cạnh một số nhà nghiên cứu thuộc IID còn có một số nhà quản lý một số doanh nghiệp và một số đối tác của IID tham gia thực hiện. Chương trình sẽ tiến hành một số cuộc hội thảo, xuất bản sách trình bày về những mô hình phát triển doanh nghiệp và công bố kết quả nghiên cứu thông qua một số loại hình báo chí. Theo hướng này, chương trình đã cộng tác với câu lạc bộ nhà báo kinh tế (EJC)...Cho đến nay đã có nhiều bài viết đáng chú ý như: -Thực trạng và hướng phát triển của một số doanh nghiệp địa phương Miền Nam (Huỳnh Lãnh). -Giới thiệu trong chuyên đề thế giới và Việt Nam 97(tr.46) -Khả năng phát triển của một số doanh nghiệp lớn (Anh Hải-Nguyễn Văn Tuyên)-Trong chuyên đề Thế Giới & Việt Nam 97 (tr.52). -Nhu cầu hợp tác và phát triển của một số doanh nghiệp ở Bến Tre (Phước Dũng-Hữu Trí) in trong chuyên đề Bến Tre và khả năng hợp tác với Châu á (tr.70). -Về vai trò của nguồn nhân lực trong việc hình thành doanh nghiệp ngoài quốc doanh (TS. Hoàng Hải). Bài viết cho dự án nghiên cứu “Thủ tục thành lập và đăng ký của các doanh nghiệp Việt Nam” Do trường ĐH-KTQDHN tổ chức hội thảo lần thứ nhất ngày 26 tháng 3 năm 1999. -Hoạt động gần đây của một số loại hình doanh nghệp Việt Nam (Huỳnh Lãnh)-Giới thiệu trong chuyên đề thế giới và Việt Nam số 1 năm 1999 (tr.47) -Kinh nghiệm phát triển của một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh vùng đồng bằng Sông Hồng (Hải Yến)- Giới thiệu trong chuyên đề thế giới và Việt Nam số 2- năm 1999 (tr.34). Thử tìm hiểu sự phát triển một số doanh nghiệp nhà nước ở Phú Thọ (Đặng Kim Thành –Lê Minh Sáng) -Giới thiệu trong chuyên đề thế giới và Việt Nam số 2 năm 1999 (tr.44). Bí quyết thành công của CNN và trặng đường phát triển từ CDNC đến Hải Hưng group (Trường Xuân) -Giới thiệu trong chuyên đề thế giới và Việt Nam số 2 năm 1999 (tr.49). -Ford- Một thế kỷ phát triển –giới thiệu trong chuyên đề thế giới và VN số 2 năm 1999 (tr.53). -Về một số loại hình kinh doanh ở Miền Bắc VN.(Trường Xuân)-Chuyên đề Thế Giới &VN số 3 năm 1999 (tr.49). Mấy loại hình kinh doanh, dịch vụ ở miền Bắc Việt Nam với chính sách phát triển trong đầu thế kỷ 21 (Xuân Hoàng)- chuyên đề Thế giới và Việt Nam số 2 năm 2000 (tr.35). Vài nét về những doanh nghiệp Phú Thọ đang phát triển (Nguyễn Minh Hoàng) Chuyên đề thế giới và Việt Nam số 1.2001, (tr 35). Công nghiệp Hà Nội một thoáng nhìn (Triệu Ba). Chuyên đề Thế Giới và Việt Nam số 1.2001 (tr 41). Mục tiêu của chương trình là gắn nghiên cứu lý luận với các hoạt động thực tiễn. Trên cơ sở nghiên cứu chương trình sẽ giúp đỡ một số doanh nghiệp về định hướng phát triển, xây dựng dự án đầu tư trong và ngoài nước. Quá trình hoạt động, chương trình đã được sự giúp đỡ của trung tâm phát triển thông tin (IDC) và Hải Hưng group. Một hoạt động cũng rất đáng chú ý là chương trình nghiên cứu vùng đồng bằng Sông Hồng đã triển khai từ tháng 3/1998. Chương trình gồm nhiều dự án nghiên cứu qui mô vừa và nhỏ. Trong đó có dự án: “Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống vùng đồng bằng Sông Hồng”. Dự án này là dạng nghiên cứu triển khai vì thế tính chất của dự án khá phong phú. Trong quá trình nghiên cứu các tác giả đã so sanh với làng nghề của một số nước Châu á. Gần đây, cũng trong khuôn khổ chương trình này, CVSC có kế hoạch tổ chức một hội thảo đào tạo nghề cho thanh niên ngoài trường học ở nông thôn vùng đồng bằng Sông Hồng (dự án này đã xin tài trợ năm 2000 của ngân hàng thế giới nhưng không được chấp thuận. Nay đã xin tài trợ của một số tổ chức khác) Tham gia chương trình trên ngoài CVSC là đơn vị chủ trì còn có một số tổ chức phối hợp như: Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh, Viện nghiên cứu hỗ trợ phát triển nông thôn, các tỉnh vùng đồng bằng Sông Hồng (các sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, các sở văn hoá thông tin, các sở kế hoạch và đầu tư, các sở giáo dục và đào tạo, các sở lao động xã hội ....). Chương trình sẽ thu hút nhiều học giả, nhiều nhà nghiên cứu tham gia. Trong đó có cố vấn dự án là TS. Nguyễn Tiến Quân – Phó chủ tịch hội đồng liên minh các hợp tác xã VN. 2. Hoạt động đào tạo, quan hệ hợp tác và tư vấn: * Hiện nay những vấn đề đối ngoại của Việt Nam được nhiều tổ chức và nhiều đối tượng quan tâm song CVSC có chiến lược thực hiện toàn diện, lâu dài và hợp tác với nhiều tổ chức để thực hiện. Trong đó, CVSC có các đối tác trong nước như trung tâm nghiên cứu kinh tế quốc tế (CIES), câu lạc bộ nhà báo kinh tế, khoa sử đại học Sư Phạm Huế, trung tâm nghiên cứu miền trung thuộc đại học Duy Tân Đà Nẵng, Viện nghiên cứu hỗ trợ phát triển nông thôn. Trung tâm tư vấn và phát triển dự án (thuộc HIC group). Về nước ngoài, CVSC đã có hợp tác với Sở nghiên cứu Đông Nam á, Quảng Tây Trung Quốc, thông qua dự án IID 3. Cuối tháng 10.1998, 2 thành viên hội đồng khoa học CVSC sang Quảng Tây trao đổi khoa học. * CVSC đã triển khai 3 dự án là: - CVSCI – chương trình nghịên cứu về kinh nghiệm về phát triển đã tổ chức được 3 khoá học trong nước (khoá I tổ chức vào tháng 3 năm 1999; khoá hai tổ chức vào tháng 11 năm 1999, khóa 3 tháng 10 năm 2000). - CVSCII- chương trình ứng dụng phát triển kinh tế cộng đồngTư vấn thành công một dự án hỗ trợ dạy nghề ở một xã ở Bắc Ninh với sự tài trợ của PAO. -CVSCIII- chương trình phát triển Việt Nam học đã tiếp nhận thực tập sinh nước ngoài đến Việt Nam nghiên cứu ( một người Hàn Quốc 3 tháng, một người Nga 3 tháng, một người Italia 3 tháng...). Chương trình được giao làm thường trực chuyên mục Việt Nam học của chuyên đề “Thế giới và Việt Nam”. 3. Hoạt động xuất bản: CVSC cho rằng hoạt động xuất bản rất có ý nghĩa vì nó thể hiện được những kết quả nghiên cứu mà được xã hội hoá. Qua đó có tác dụng trong việc nghiên cứu, tư vấn... cho đến nay, CVSC đã hợp tác xuất bản một số đầu sách trong đó có cuốn “ Nhà đất ở Việt Nam” xuất bản tháng 12 năm 1997. CVSC cũng đã tư vấn cho xuất bản các chuyên đề “Thế giới và Việt Nam 1997”, “Thế giới và Việt Nam 1998”, “Bến Tre và khả năng hợp tác với Châu á”...((4) phần II,III tham khảo từ các bài: * Vài nét về trung tâm hợp tác nghiên cứu Việt Nam (PTS. Đặng Kim Ngọc)- Tạp chí tiếng Anh EUROPEAN Studies Review số 1 năm 1998(tr.14). *Trung tâm hợp tác nghiên cứu Việt Nam với việc phát triển quan hệ Việt Nam- Châu Âu (Trường Xuân)- in trong tạp chí nghiên cứu Châu Âu số 2 .1998 (tr.67). * Báo cáo công tác các năm 1998, 1999, 2000 của trung tâm hợp tác nghiên cứu Việt Nam. ). III. Một số hoạt động của cVsc trong thời gian tới: Đẩy mạnh hoạt động của các dự án CVSCI,II,III và các chương trình khác. Hàng năm tổ chức một số hội thảo, xuất bản một số đàu sách và tổ chức một số khoá học. Hỗ trợ đào tạo, với các hoạt động như: nhận sinh viên thực tập, tài trợ học bổng và tham gia một số dự án lập trường dân lập. Nếu điều kiện thuận lợi, trong tương láĩe chuyển trung tâm hợp tác nghiên cứu Việt Nam thành viện phát triển Việt Nam học. Kết Luận Quá trình tìm hiểu về tổ chức và những hoạt động của CVSC có thể tin rằng với chiến lược phát triển hợp lý, linh hoạt. CVSC sẽ xác lập được sự hợp tác đa dạng và trở thành được một tổ chức khoa học có vị trí nhất định trong nền kinh tế thị trường

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC745.doc
Tài liệu liên quan