Công ty đã cố gắng thực hiện các biện pháp nhằm hoà nhập bước đi của mình cùng với nhịp điệu phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Đặc biệt trong cơ chế thị trường hiện nay sự nhạy bén, linh động trong công tác quản lý kinh tế, quản lý sản xuất thực sự trở thành đòn bảy tích cực cho sự phát triển của công ty.
Cùng với việc tận dụng sáng tạo các quy luật kinh tế thị trường, cải tổ bộ máy quản lý, đổi mới và đầu tư dây chuyền công nghệ,. Công ty Xây dựng số 1 đã đạt được nhiều thành tích đáng kể trong sản xuất kinh doanh, hoàn thành mọi nhiệm vụ cấp trên giao phó và không ngừng nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty.
Trong sự phát triển chung của công ty, bộ phận kế toán thực sự là một trong những bộ phận quan trọng trong hệ thống quản lý kinh tế của doanh nghiệp. Công ty Xây dựng số 1 là công ty trực thuộc Tổng công ty Xây dựng Hà Nội, các hoạt động đặc biệt là công tác kế toán của công ty được Tổng công ty giám sát rất chặt chẽ. Hệ thống máy vi tính phòng kế toán của công ty được nối mạng với hệ thống máy vi tính phòng kế toán của Tổng công ty; đồng thời các mẫu sổ sách kế toán các chương trình, công thức tính toán do một đội ngũ cán bộ chuyên trách trên Tổng công ty xuống đơn vị cài đặt vào máy, hướng dẫn cách làm. Có thể nói đó là một thuận lợi lớn cho công tác kế toán của công ty vì mẫu sổ sách, trình tự ghi sổ, các định khoản kế toán của công ty đã được Tổng công ty phê duyệt, kiểm tra và hoàn toàn phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. Bên cạnh đó đội ngũ kế toán viên của công ty là những người có năng lực, trình độ chuyên môn, có trách nhiệm trong công việc nên các hướng dẫn của Tổng công ty trong công tác kế toán được thực hiện rất tốt. Hình thức ghi sổ Nhật ký chung ở công ty rất phù hợp với đặc điểm công tác kế toán của đơn vị.
21 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1584 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quá trình hình thành và phát triển Công ty Xây dựng số 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i công tiên tiến,... Công ty ngày càng có uy tín trên thị trường và đã góp một phần không nhỏ vào ngân sách Nhà nước, tạo được nhiều công việc cho người lao động, chăm lo đến điều kiện sống và làm việc của công nhân viên chức toàn công ty.
Một số chỉ tiêu của công ty
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 1998
Năm 1999
Dự kiến năm 2000
Giá trị tổng sản lượng
1.000đ
160.273.000
108.896.252
109.000.000
Doanh thu tiêu thụ
1.000đ
50.153.445
66.913.276
70.000.000
Lợi nhuận để lại công ty
1.000đ
2.114.064
1.902.244
1.069.025
Tổng số lao động (biên chế)
người
700
722
730
Thu nhập bình quân
đồng
809.211
653.501
831.000
Nộp ngân sách
1.000đ
2.960.052
3.115.684
3.999.756
II-/ Đặc điểm về tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty Xây dựng số 1.
1-/ Đặc điểm về quy trình công nghệ.
Như chúng ta đã biết, sản phẩm xây dựng là những công trình nhà cửa được xây dựng và sử dụng tại chỗ, sản phẩm mang tính đơn chiếc, có kích thước và chi phí lớn, thời gian xây dựng lâu dài. Xuất phát từ đặc điểm đó nên quy trình sản xuất các loại sản phẩm chủ yếu của Công ty Xây dựng số 1 nói riêng và các công ty xây dựng nói chung có đặc thù là sản xuất liên tục, phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau (điểm dừng kỹ thuật hợp lý). Mỗi công trình đều có dự toán thiết kế riêng và phân bổ rải rác ở các địa điểm khác nhau. Tuy nhiên hầu hết các công trình đều tuân theo một qui trình công nghệ sản xuất sau:
- Nhận thầu thông qua đấu thầu hoặc giao thầu trực tiếp.
- Ký hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư công trình (Bên A).
- Trên cơ sở hồ sơ thiết kế và hợp đồng xây dựng đã được ký kết, công ty tổ chức quá trình sản xuất thi công để tạo ra sản phẩm (công trình hoặc hạng mục công trình):
+ San nền giải quyết mặt bằng thi công, đào đất, làm móng.
+ Tổ chức lao động, bố trí máy móc, thiết bị thi công, tổ chức cung ứng vật tư.
+ Xây, trát, trang trí, hoàn thiện.
- Công trình được hoàn thành dưới sự giám sát của chủ đầu tư công trình về mặt kỹ thuật và tiến độ thi công.
- Bàn giao công trình hoàn thành và thanh quyết toán hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư.
2-/ Đặc điểm về tổ chức sản xuất kinh doanh.
Trong cùng một thời gian, Công ty Xây dựng số 1 thường phải triển khai thực hiện nhiều hợp đồng xây dựng khác nhau trên các địa điểm xây dựng khác nhau nhằm hoàn thành yêu cầu của các chủ đầu tư theo hợp đồng xây dựng đã ký kết. Với năng lực sản xuất nhất định hiện có, để có thể đồng thời thực hiện nhiều hợp đồng xây dựng khác nhau, Công ty Xây dựng số 1 đã tổ chức lực lượng lao động thành 8 xí nghiệp và các ban chủ nhiệm công trình, đội công trình. Điều này đã giúp công ty tăng cường được tính cơ động, linh hoạt và gọn nhẹ về mặt trang bị tài sản cố định sản xuất, tận dụng tối đa lực lượng lao động tại chỗ và góp phần giảm chi phí có liên quan đến vận chuyển.
Bên cạnh đó, đặc điểm của sản phẩm xây dựng cũng như đặc điểm quy trình công nghệ nêu trên có ảnh hưởng rất lớn đến tổ chức sản xuất và quản lý trong công ty làm cho công việc này có nhiều điểm khác với các ngành sản xuất khác. Điều này được thể hiện rõ nét qua cơ chế giao khoán ở đơn vị. Nội dung là các công trình hoặc hạng mục công trình mà công ty nhận thầu thi công kể cả công trình do xí nghiệp tự tìm kiếm đều thực hiện theo cơ chế khoán toàn bộ chi phí thông qua hợp đồng giao khoán giữa công ty và các xí nghiệp, đội trực thuộc. Cơ chế này được cụ thể hoá qua bản quy chế tạm thời với những điểm chính như sau:
- Mức giao khoán với tỷ lệ từ 86% đến 93% giá trị quyết toán được duyệt, số còn lại chi cho các khoản sau:
+ Nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp.
+ Tiền sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.
+ Phụ phí nộp cấp trên và chi phí quản lý công ty.
+ Tiền lãi vay ngân hàng.
+ Trích lập các quỹ của doanh nghiệp.
- Những khối lượng công việc và công trình đặc thù riêng sẽ có tỷ lệ giao khoán riêng thông qua từng hợp đồng giao khoán.
- Các đơn vị nhận khoán phải tổ chức thi công, chủ động cung ứng vật tư, nhân lực thi công, đảm bảo tiến độ, chất lượng kỹ thuật, an toàn lao động và phải tính đến các chi phí cần thiết cho việc bảo hành và luân chuyển chứng từ nhằm phản ánh đầy đủ, chính xác, khách quan, kịp thời mọi hoạt động kinh tế phát sinh. Cuối quý phải kiểm kê khối lượng sản phẩm dở dang. Đơn vị phải lập kế hoạch tháng, quý, năm về nhu cầu vật tư, nhân công, phương tiện thi công và báo cáo về công ty.
- Trong tỷ lệ khoán, nếu đơn vị có lãi sẽ được phân phối như sau:
+ Nộp cho công ty 25% để nộp thuế thu nhập.
+ Đơn vị được sử dụng 75% để lập quỹ lương và quỹ khen thưởng.
- Nếu đơn vị bị lỗ phải tự bù đắp. Thủ trưởng đơn vị và phụ trách kế toán phải chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty.
III-/ Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty Xây dựng số 1.
Để quá trình thi công xây lắp có thể tiến hành đúng tiến độ đặt ra và đạt được hiệu quả kinh tế mong muốn đòi hỏi các doanh nghiệp xây dựng phải có bộ máy quản lý đủ năng lực điều hành sản xuất.
Hiện nay ở Công ty Xây dựng số 1 bộ máy quản lý được tổ chức như sau:
* Ban giám đốc: Giám đốc là người có thẩm quyền cao nhất, có trách nhiệm quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Giúp việc cho giám đốc là 3 phó giám đốc: phó giám đốc kinh tế, phó giám đốc kỹ thuật thi công, phó giám đốc kế hoạch tiếp thị.
- Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật thi công: là người chịu trách nhiệm trước giám đốc về kỹ thuật thi công của các công trình, chỉ đạo các đội, các công trình, các bộ phận kỹ thuật, thiết kế biện pháp thi công theo biện pháp kỹ thuật an toàn cho các máy móc, thiết bị, bộ phận công trình, xét duyệt cho phép thi công theo các biện phép đó và yêu cầu thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp đã được phê duyệt.
- Phó giám đốc phụ trách kế hoạch đầu tư tiếp thị: là người được giám đốc công ty giao trách nhiệm về kế hoạch đã xây dựng của công ty và là người thay mặt giám đốc phụ trách công tác kỹ thuật và an toàn lao động.
- Phó giám đốc kinh tế: phụ trách các vấn đề kinh tế như việc sử dụng nguồn vốn có hiệu quả (nhất là về vấn đề tiền mặt) trên cơ sở các dự án đã có của công ty.
* Các bộ phận chức năng:
- Phòng tài chính - kế toán - thống kê: có nhiệm vụ tham mưu về tài chính cho giám đốc, triển khai thực hiện công tác tài chính kế toán, thống kê và hạch toán cho các công trình và toàn công ty,... kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính theo pháp luật nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh kịp thời có hiệu quả.
Chức năng của phòng là tổ chức công tác kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Hướng dẫn các đơn vị trong toàn công ty mở sổ sách, ghi chép số liệu ban đầu một cách chính xác, kịp thời đúng với chế độ kế toán hiện hành. Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Hiện nay thực hiện cơ chế khoán gọn cho các xí nghiệp sản xuất trên cơ sở ký hợp đồng với bên đầu tư (Bên A) của công ty, phòng kế hoạch lên kế hoạch cụ thể cho các công trình thi công chi tiết theo các khoản mục, điều kiện và khả năng cụ thể của nội bộ. Công ty giao khoán cho xí nghiệp xây dựng và thống nhất với các xí nghiệp về điều khoản cho việc thi công hoàn thành công trình thông qua các hợp đồng làm khoán. ở các xí nghiệp: giám đốc xí nghiệp, chủ nhiệm công trình căn cứ vào nhiệm vụ của đội trưởng và khả năng điều kiện thực tế của tổ, tiến hành phân công nhiệm vụ và khoán công việc cụ thể cho cán bộ tổ chức sản xuất. Cuối tháng hoặc khi hoàn thành hợp đồng làm khoán, xí nghiệp tiến hành tổng kết nghiệm thu đánh giá công việc về số lượng, chất lượng đã hoàn thành của các tổ làm cơ sở thanh toán lương cho từng tổ sản xuất theo đơn giá trong hợp đồng quy định.
Ngoài ra vì công ty còn chia lực lượng lao động thành các xí nghiệp trực thuộc, nên dưới các xí nghiệp lại phân ra thành các bộ phận chức năng: kỹ thuật, tài vụ, lao động tiền lương, an toàn các đội sản xuất. Trong các đội sản xuất phân thành các tổ sản xuất chuyên môn hoá như: tổ sắt, tổ mộc, tổ nề, tổ lao động. Đứng đầu các xí nghiệp là giám đốc điều hành chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về hoạt động sản xuất, kỷ luật của đơn vị mình.
- Phòng tổ chức hành chính: chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty và hướng dẫn nghiệp vụ cho phòng tổ chức lao động tiền lương và thanh tra bảo vệ quân sự của công ty.
+ Chức năng: tham mưu giúp cho giám đốc tổ chức và triển khai công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, hành chính.
+ Nhiệm vụ: theo dõi, tổ chức quản lý chặt chẽ cán bộ công nhân viên công tác tại công ty, thực hiện chế độ chính sách lao động và đời sống, các chế độ bảo hiểm xã hội. Phòng có quyền thanh tra, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ kế hoạch, chính sách pháp luật, lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị hành chính và văn phòng. Đồng thời có nhiệm vụ tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
- Phòng kế hoạch đầu tư, tiếp thị: tham mưu giúp việc cho giám đốc trong quản lý và điều hành công việc thuộc lĩnh vực đầu tư tiếp thị.
Nhiệm vụ của phòng là xây dựng kế hoạch định lượng cho sản xuất kinh doanh hàng quý, năm trình giám đốc xem xét quyết định. Chủ trì và triển khai kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản theo đúng trình tự và thủ tục quy định. Lập kế hoạch mua sắm thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh theo định hướng của công ty, tiếp cận thị trường, thu thập những thông tin về giá cả thị trường xây dựng để từ đó có định hướng chính xác trong việc lập kế hoạch giá cả cho một công trình cụ thể và đưa ra các phương án đấu thầu hợp lý.
- Phòng kỹ thuật: tham mưu giúp việc cho giám đốc, phó giám đốc về kỹ thuật thi công, an toàn lao động, điện máy và nhân sự cho thi công các công trình thuộc công ty quản lý.
Nhiệm vụ của phòng là chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp mọi hoạt động của phòng và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, phó giám đốc, thiết kế mặt bừng sản xuất thi công cho các công trình, xác định khối lượng công trình, lập các hồ sơ kỹ thuật cho công việc đấu thầu công trình và an toàn tổng thể cho các công trình.
Công tác tổ chức sản xuất kinh doanh và mô hình quản lý của công ty được khái quát theo sơ đồ sau:
Kế toán trưởng
P. Giám đốc kinh tế
P.Giám đốctiếp thị-kế hoạch
P. Giám đốc kinh tế
Phòngtài chính-kế toán
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kế hoạchđầu tư
Phòngkỹ thuật
XNXD101
XNXD102
XNXD103
XNXD105
XNXD106
XNXLmộc nội thất
XNXLđiện nước xây dựng
XN gia công cơ khí
Các ban chủ nhiệm công trình
Giám đốc
IV-/ Đặc điểm tổ chức kế toán của công ty xây dựng số 1.
1-/ Tổ chức bộ máy kế toán.
Kế toán tiền lương và các khoản phải thu
Kế toán tiền gửi ngân hàng theo dõi các khoản phải trả
Thủ quỹ kiêm kế toán tổng hợp vật tư
Kế toán tài sản cố định
Kế toán trưởng
Phụ trách thống kê, thu hồi vốn và theo dõi thanh toán với người bán
Kế toán chi tiền mặt
Kế toán tổng hợp
Kế toán tiền gửi ngân hàng theo dõi các khoản phải trả
* Kế toán trưởng: là người phụ trách chung công tác kế toán toàn công ty, là người chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo trực tiếp bộ máy kế toán toàn công ty, tổ chức hướng dẫn các nghiệp vụ cũng như việc nghiên cứu triển khai chế độ kế toán hiện hành của Tổng công ty Xây dựng Hà Nội. Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty và Nhà nước về tổ chức công tác kế toán tài chính, hướng dẫn, kiểm tra tình hình thực hiện các chế độ kế toán của Nhà nước, lập báo cáo tài chính, xét duyệt các báo cáo kế toán của công ty trước khi gửi tới cơ quan chức năng, tham gia góp ý kiến với lãnh đạo về hoạt động tài chính để có biện pháp quản lý, đầu tư kịp thời, có hiệu quả.
* Kế toán vật tư: chấp hành đầy đủ các nguyên tắc, thủ tục về chứng từ, sổ sách nhập - xuất vật liệu, tính toán và phản ánh kịp thời, chính xác những nghiệp vụ phát sinh. Tăng cường công tác quản lý vật liệu để đảm bảo vật liệu được an toàn, đầy đủ, không tham ô lãng phí. Giải quyết kịp thời những vấn đề ứ đọng vốn, giám sát việc chấp hành kế hoạch thu mua, cấp phát, dự trữ vật liệu, cung cấp những số liệu cần thiết làm báo cáo thống kê và phân tích kinh tế, kế toán vật tư kiêm kế toán công cụ, dụng cụ, thủ quỹ.
* Kế toán tiền lương: tổ chức hạch toán ban đầu về lao động tiền lương, tổ chức ghi chép ban đầu, ghi sổ kế toán, báo cáo phân tích các thông tin về lao động tiền lương về văn phòng giám đốc. Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong chi phí, từ đó tính lương phải trả cho các bộ phận, cho các đối tượng. Đánh giá kịp thời, đầy đủ, chính xác làm cơ sở hạch toán chi phí sản xuất và giá thành. Lựa chọn các hình thức thanh toán hợp lý với đặc điểm yêu cầu quản lý của doanh nghiệp đồng thời cung cấp tài liệu cho việc phân tích hoạt động kinh doanh, tình hình quản lý và sử dụng quỹ lương, kiêm kế toán các khoản phải thu.
* Kế toán tài sản cố định: có nhiệm vụ quản lý chặt chẽ và sử dụng hợp lý đầy đủ công suất của tài sản cố định, đặt ra công tác hạch toán tài sản cố định phản ánh đầy đủ, kịp thời và chính xác số lượng tài sản cố định phân bổ chính xác, hợp lý số tiền khấu hao tài sản cố định kiểm tra và sử dụng quỹ khấu hao cơ bản; tính đúng chi phí sửa chữa và giá trị các trang thiết bị thêm để cải tiến kỹ thuật, đổi mới tài sản cố định; tính đúng nguyên giá tài sản cố định.
* Kế toán ngân hàng: phản ánh chính xác, kịp thời đầy đủ số liệu và tình hình biến động, giám sát chặt chẽ thu - chi quản lý tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, ngoại tệ.
* Kế toán tổng hợp: tập hợp các loại chứng từ, tập hợp các chi phí để tính giá thành cho từng công trình, hạng mục công trình và kế toán nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Về bộ máy tổ chức của công ty còn phân ra thành các xí nghiệp và ban chủ nhiệm công trình lại có một bộ phận kế toán riêng. Mỗi bộ phận kế toán này có một nhiệm vụ riêng.
- Bộ phận kế toán ở các ban chủ nhiệm công trình: thu thập và xử lý chứng từ ban đầu, ghi chép, theo dõi một số sổ chi tiết như sổ chi tiết vật tư, sổ chi tiết tài khoản 131, 331,... Định kỳ nộp chứng từ về công ty để kiểm tra, định khoản, nạp vào máy tính.
- Bộ phận kế toán các xí nghiệp trực thuộc: tiến hành mọi công việc kế toán từ việc tập hợp, xử lý chứng từ ban đầu đến việc tập hợp các báo cáo kế toán gửi về công ty.
* Bộ phận kế toán công ty: trên cơ sở báo cáo do xí nghiệp gửi lên và chứng từ của ban chủ nhiệm công trình, phòng kế toán công ty tổng hợp số liệu, lập báo cáo chung toàn công ty.
2-/ Tổ chức hệ thống sổ kế toán.
Hình thức kế toán công ty đang áp dụng là hình thức Nhật ký chung.
Sơ đồ hạch toán theo hình thức Nhật ký chung
Chứng từ gốc
Nhật ký chung
Sổ cái
Bảng cân đối kế toán
Sổ kế toánchi tiết
Các sổ nhật kýđặc biệt
Bảng tổng hợpchi tiết
Báo cáo kế toán
Ghi hàng ngày Ghi định kỳ (5 ngày)
Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ như: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho vật liệu, phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có, hoá đơn bán hàng,... trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Đơn vị có mở sổ kế toán chi tiết nên đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ kế toán chi tiết liên quan.
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt có liên quan. Định kỳ 5 ngày tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên sổ cái.
Cuối quý, cộng số liệu trên sổ cái lập Bảng cân đối kế toán.
Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên Sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính,...
Công ty thực hiện đầy đủ các chế độ báo cáo do Bộ Tài chính quy định bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán lập hàng quý.
- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh lập hàng quý.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ lập 6 tháng 1 lần.
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính lập hàng năm.
3-/ Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán.
Hệ thống tài khoản của công ty được mở theo Quyết định 1141 TC/CĐKT ngày 1-11-1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Danh mục tài khoản
Số hiệu
Tài khoản
Loại 1 - Tài sản lưu động
111
Tiền mặt
112
Tiền gửi ngân hàng
113
Tiền đang chuyển
121
Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
128
Đầu tư ngắn hạn khác
129
Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
131
Phải thu của khách hàng
133
Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
136
Phải thu nội bộ
138
Phải thu khác
139
Dự phòng phải thu khó đòi
141
Tạm ứng
142
Chi phí trả trước
144
Thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn
151
Hàng mua đi đường
152
Nguyên liệu, vật liệu
153
Công cụ, dụng cụ
154
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
155
Thành phẩm
156
Hàng hoá
157
Hàng gửi bán
159
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
161
Chi sự nghiệp
Loại 2 - Tài sản cố định
211
Tài sản cố định hữu hình
212
Tài sản cố định thuê tài chính
213
Tài sản cố định vô hình
214
Hao mòn tài sản cố định
221
Đầu tư chứng khoán dài hạn
222
Góp vốn liên doanh
228
Đầu tư dài hạn khác
229
Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
241
Xây dựng cơ bản dở dang
244
Ký quỹ, ký cược dài hạn
Loại 3 - Nợ phải trả
311
Vay ngắn hạn
315
Nợ dài hạn đến hạn trả
331
Phải trả người bán
333
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
334
Phải trả công nhân viên
335
Chi phí phải trả
336
Phải trả nội bộ
338
Phải trả, phải nộp khác
341
Vay dài hạn
342
Nợ dài hạn
344
Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn
Loại 4 - Vốn chủ sở hữu
411
Nguồn vốn kinh doanh
412
Chênh lệch đánh giá lại tài sản
413
Chênh lệch tỷ giá
414
Quỹ đầu tư phát triển
415
Quỹ dự phòng tài chính
416
Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
421
Lợi nhuận chưa phân phối
431
Quỹ khen thưởng, phúc lợi
441
Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
451
Quỹ quản lý của cấp trên
466
Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định
Loại 5 - Doanh thu
511
Doanh thu
511.1
Doanh thu bán hàng hoá
511.2
Doanh thu bán các thành phẩm, sản phẩp xây lắp hoàn thành
51121
Doanh thu bán sản phẩm xây lắp
51122
Doanh thu bán sản phẩm khác
511.3
Doanh thu cung cấp dịch vụ
511.4
Doanh thu tự cấp, trợ giá
Loại 6 - Chi phí sản xuất kinh doanh
621
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
622
Chi phí nhân công trực tiếp
623
Chi phí sử dụng máy thi công
627
Chi phí sản xuất chung
631
Giá thành sản xuất
632
Giá vốn hàng bán
641
Chi phí bán hàng
642
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Loại 7 - Thu nhập hoạt động khác
711
Thu nhập hoạt động tài chính
721
Thu nhập bất thường
Loại 8 - Chi phí hoạt động khác
811
Chi phí hoạt động tài chính
821
Chi phí bất thường
Loại 9 - Xác định kết quả kinh doanh
911
Xác định kết quả kinh doanh
Loại 10 - Tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán
001
Tài sản thuê ngoài
002
Vật tư hàng hoá nhận giữ hộ, gia công
003
Hàng hoá nhận bán hộ, ký gửi
004
Nợ khó đòi đã xử lý
007
Nguyên tệ các loại
009
Nguồn vốn khấu hao cơ bản
Để phục vụ cho việc theo dõi chi tiết, phần lớn các tài khoản được mở thành các tài khoản cấp 2 và 3 chi tiết cho từng đối tượng.
Ví dụ: TK 112 - Tiền gửi ngân hàng được mở thành các tài khoản như:
TK 11211 : Tiền gửi ngân hàng đầu tư (VNĐ).
TK 11212 : Tiền ngoại tệ gửi ngân hàng đầu tư.
4-/ Vài nét về kế toán trên máy vi tính ở Công ty Xây dựng số 1.
Phòng kế toán - tài chính - thống kê của công ty với đội ngũ nhân viên có trình độ cao, tận dụng những thuận lợi của hình thức kế toán sổ Nhật ký chung là ghi chép vào sổ đơn giản không trùng lắp, thuận tiện cho việc sử dụng máy vi tính. Công ty đã sớm đưa máy vi tính vào công tác kế toán nhằm phát huy hơn nữa vai trò của công tác kế toán trong tình hình mới, đảm bảo cung cấp thông tin nhanh, kịp thời, chính xác, trung thực. Từ tháng 4-1994 đến tháng 7-1997 công ty đã áp dụng phần mềm chương trình kế toán trên máy vi tính do Trung tâm Tin học Xây dựng - Bộ Xây dựng cài đặt. Sau đó, Tổng công ty Xây dựng Hà Nội đã hợp tác với một nhà cung cấp phần mềm xây dựng một chương trình kế toán mới (gọi tắt là NEWACC) áp dụng cho tất cả các đơn vị thành viên của Tổng công ty, đảm bảo công tác quản lý kế toán trên phạm vi rộng, truyền tien, báo cáo kế toán, báo cáo tài chính ngay trên mạng máy vi tính.
V-/ Đặc điểm một số phần hành kế toán chủ yếu của Công ty Xây dựng số 1.
Đối với phần hành kế toán hàng tồn kho, công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên; trị giá vốn vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất kho được tính theo giá thực tế đích danh; nộp thuế VAT theo phương pháp khấu trừ, kỳ kế toán của công ty là quý.
1-/ Hạch toán tài sản cố định.
* Tài khoản hạch toán:
- TK 211 : Tài sản cố định hữu hình.
- TK 213 : Tài sản cố định vô hình.
- TK 214, 111, 112, 133, 333, 331, 214,...
Sơ đồ hạch toán tổng quát tăng TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình do mua sắm, do xây dựng cơ bản bàn giao,...
TK 111,112,341...
TK 211,213
SD ***
Nguyên giá tài sản cố định tăng trong kỳ
TK 1332
TK 331
TK 411
TK 414,431,441...
TK 111,112,341...
Ghi chú:
- Thanh toán ngay
- Thuế VAT được khấu trừ
- Phải trả người bán
- Trả tiền cho người bán
- Nhận cấp phát, tặng thưởng liên doanh
- Đầu tư bằng vốn chủ sở hữu
- Các trường hợp tăng khác
Sơ đồ hạch toán giảm TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình do nhượng bán, thanh lý
TK 211,213
TK 214
TK 111,112,331...
SD ***
Nguyên giá tài sản cố định giảm do nhượng bán, thanh lý
TK 821
TK 721
TK 111,112,152,131...
TK 33311
Các khoản phải thu liên quan đến nhượng bán, thanh lý
Ghi chú:
- Giá trị hao mòn
- Giá trị còn lại
- Các chi phí liên quan đến nhượng bán, thanh lý
- Thuế VAT phải nộp
Sơ đồ hạch toán giảm TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình do góp vốn liên doanh, do thiếu, mất,...
TK 211,213
TK 214
SD ***
Nguyên giá tài sản cố định giảm do các nguyên nhân khác
TK 1381
TK 222,128
TK 412
TK 411
Ghi chú:
- Giá trị hao mòn của TSCĐ giảm do các nguyên nhân
- Giá trị thiệt hại do thiếu mất (theo giá trị còn lại)
- Giá trị vốn góp được liên doanh xác nhận
- Khoản chênh lệch giữa giá trị còn lại lớn hơn giá trị vốn góp
- Trả lại vốn góp liên doanh, vốn cổ phần, vốn cấp phát
2-/ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp.
* Tài khoản hạch toán:
TK 621 - Chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp
TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công
TK 627 - Chi phí sản xuất chung
TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
TK 632 - Giá vốn hàng bán.
Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xâp lắp
TK 627
TK 152,331
TK 632
TK 154
TK 621
TK 334
TK 622
Tiền lương phải trả
TK 214,338,111,112
Tập hợp chi phí SX chung
TK 627
TK 152,153,214,331,334
Ghi chú:
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
- Tiền lương chính trả cho công nhân trực tiếp
- Tiền lương trả cho nhân viên, các khoản trích theo lương của toàn bộ công nhân viên chức.
- Chi phí sản xuất chung khác
- Chi phí sử dụng máy thi công
- Kết chuyển chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp
- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
- Kết chuyển chi phí sản xuất chung
- Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công
- Kết chuyển giá thành công trình hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư.
3-/ Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
* Tài khoản hạch toán:
- TK 334 : Phải trả công nhân viên.
- TK 338 : Phải trả và phải nộp khác.
- TK 111,112,138,141...
Sơ đồ hạch toán các khoản thanh toán với công nhân viên chức
TK 141,138,333...
TK 622
TK 3383,3384
TK 111,112...
Tiền lương, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác phải trả công nhân viên chức
TK 334
TK 627
TK 641,642
TK 4311
TK 3383
Ghi chú
- Các khoản khấu trừ vào thu nhập của CNVC
- Phần đóng góp cho quỹ BHYT, BHXH
- Thanh toán lương, thưởng, BHXH và các khoản khác cho CNVC
- Công nhân trực tiếp sản xuất
- Nhân viên đội sản xuất
- Nhân viên bán hàng, quản lý doanh nghiệp
- Tiền thưởng
- Bảo hiểm xã hội phải trả trực tiếp
Sơ đồ hạch toán thanh toán BHXH, BHYT, KPCĐ
TK 334
TK 622,627,641,642
TK 111,112...
TK 338
TK 334
TK 111,112...
Ghi chú:
- Số BHXH phải trả trực tiếp cho CNVC
- Nộp KPCĐ, BHXH, BHYT
- Chi tiêu KPCĐ, BHXH, BHYT
- Trích KPCĐ, BHXH, BHYT theo tỷ lệ quy định tính vào chi phí kinh doanh (19%)
- Trích BHXH, BHYT theo tỷ lệ qui định trừ vào thu
- Số BHXH, KPCĐ chi vượt được cấp bù
VI-/ Nhận xét đánh giá chung về Công ty Xây dựng số 1.
Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp nói chung và Công ty Xây dựng số 1 nói riêng là hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong môi trường cạnh tranh còn nhiều mới mẻ này, để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao là một vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tự đề ra cho mình hàng loạt các biện pháp quản lý phù hợp, kết hợp với sự cố gắng, nỗ lực, ý thức trách nhiệm chung của toàn thể cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.
Qua quá trình thực tập tổng hợp tại Công ty Xây dựng số 1, tôi nhận thấy:
- Trải qua 42 năm xây dựng và phát triển, Công ty Xây dựng số 1 đã khẳng định vị thế của mình trong Tổng công ty Xây dựng Hà Nội nói riêng và n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC317.doc