Trong giai đoạn 2002 - 2004 vừa qua, Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức đã có một quá trình kinh doanh đạt hiệu quả cao. Mọi nguồn lực đều được tận dụng một cách có hiệu quả thông qua các chính sách về vốn, về công nghệ, về sản phẩm, về nhân sự. các chỉ tiêu đặt ra trong giai đoạn chiến lược 2002-2004 đều đã được Công ty hoàn thành và hoàn thành vượt mức.
Có được thành tích như vậy là do sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ, công nhân viên trong Công ty, cùng với sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Nhà nước và Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam, của các đối tác kinh doanh, các bạn hàng trong và ngoài nước.
Có thể nói giai đoạn 2002-2004 là một giai đoạn thành công rực rỡ của Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức. Đặc biệt, phải kể đến thành công của Công ty trong việc tiến hành, vận dụng Marketing-mix vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy vậy vẫn chưa khai thác hết tiềm năng. Việc mở rộng phát triển thị trường còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Để hướng tới mục tiêu cao hơn trong giai đoạn tiếp theo, Công ty không những cần phải có chuẩn bị về vốn, sản phẩm. mà còn cần phải đầu tư mạnh vào hoạt động Marketing. Với những kiến thức đã học ở trường và những đánh giá phân tích ở trên , em xin được theo hướng đề tài: “Phân tích tình hình hoạt động Marketing và một số giải pháp nhằm duy trì, mở rộng thị trường tại Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức”.
41 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1429 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh doanh của Công ty. Có thể nói kênh phân phối này đóng một vai trò vô cùng quan trọng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp .
5. Các hình thức xúc tiến bán hàng.
* Bán hàng trực tiếp.
Bán hàng trực tiếp là một hoạt động truyền thông được chú ý mạnh mẽ nhất của viwelco. Nhiệm vụ chủ yếu của hoạt động này là các nhân viên bán hàng đi đến gặp gỡ trực tiếp các khách hàng tiềm năng, giới thiệu sản phẩm, thương thảo giá cả, số lượng và các điều kiện khác, tiến tới ký kết hợp đồng. Công ty có một đội ngũ nhân viên bán hàng giàu kinh nghiệm, nhiệt tình trong công việc giúp tiêu thụ hàng nghìn tấn que hàn vật liệu hàn và thu về cho Công ty hàng chục tỉ đồng.
* Quảng cáo.
Hoạt động quảng cáo của Công ty được thực hiện khá thường xuyên hầu như năm nào cũng có và mỗi năm tiến hành một số lần (xem phụ lục 2). Phương tiện quảng cáo hầu như không thay đổi qua các năm đó là báo, tạp chí, truyền hình Hà Tây, lập trang web trên Internet giới thiệu sản phẩm, tham gia các hội chợ triểm lãm trong và ngoài nước như hội chợ ngành công nghiệp Việt Nam, hội chợ quốc tế hàng công nghiệp tại Myanmma... nhằm mở rộng thị trường, đưa tên tuổi của Công ty đến với đông đảo khách hàng và khẳng định uy tín của Công ty.
* Khuyến mại.
Công ty ít khi tổ chức các chương trình khuyến mại. Hàng năm, việc này chỉ diễn ra vào 3 ngày làm việc đầu tiên sau những ngày nghỉ tết cổ truyền nhằm tạo không khí sôi nổi ngay từ đầu năm. Công ty còn có những chương trình nhỏ dành cho 2 loại que hàn thông thường là J420-VD và J421-VD nhằm giữ khách hàng tại thị trường mới, hay các chương trình hỗ trợ mua hàng....
*Quan hệ công chúng.
Công ty thường xuyên tổ chức các hội nghị khách hàng nhằm thảo luận các vấn đề có liên quan đến chất lượng sản phẩm đồng thời tuyên truyền và quảng cáo chi tiết hơn về sản phẩm của mình đến khách hàng, góp phần to lớn thắt chặt mối quan hệ giữa Công ty với khách hàng. Công ty còn tham gia nhiều hoạt động như: tài trợ cho các hội thi thợ giỏi ngành đóng tàu hay hỗ trợ tuy không nhiều cho 1 số khách hàng trong việc tổ chức các hội nghị khách hàng của họ (sự hỗ trợ chủ yếu về mặt tài chính). Ngoài ra, Công ty còn thực hiện tốt các hoạt động xã hội và luôn giành được sự yêu mến, tin tưởng của nhân dân địa phương.
Bảng 5: Ngân sách về hoạt động xúc tiến bán hàng cảu Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức từ năm 2001.
Đơn vị: triệu đồng
Năm
chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
Dự kiến năm 2005
Bán hàng trực tiếp
153,6
163,2
129,6
144
151,2
Quảng cáo
45,2
82,5
37,3
3,6
11,6
Quan hệ công chúng
50
70
70
30
35
Khuyến mại
30
30
30
30
30
Tổng cộng
278,8
345,7
266,9
207,6
227,8
Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh
Qua bảng trên ta thấy, chỉ có chi phí khuyến mại là khá ổn định qua các năm, chi phí cho lực lượng bán hàng đang có xu hướng tăng trở lại ngân sách dành cho quảng cáo và các hoạt động quan hệ công chúng hết sức không ổn định. Nhìn chung tổng ngân sách cho hoạt động này còn qua nhỏ bé so với doanh thu thuần từ 60 tỷ trở lên của Công ty.
Nhận xét: Hoạt động xúc tiến bán hàng của Công ty trong những năm vừa qua được thực hiện khá phong phú cả về nội dung và hình thức. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có một số mặt hạn chế như phương tiện quảng cáo hầu như không thay đổi, lặp đi lặp lại nhiều lần, hoạt động khuyến mại nhìn chung còn đơn giản.
6. Đối thủ cạnh tranh
6.1 các đối thủ cạnh tranh
Trên thị trường Việt Nam hiện nay tồn tại trên dưới 10 Công ty nội địa chuyên sản xuất và cung ứng vật liệu hàn cùng một số lượng chưa được thống kê các doanh nghiệp và các cá nhân cung cấp các loại vật liệu nhập khẩu từ Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc... Vậy xét trên phạm vi thị trường vật liệu hàn trong nước thì Công ty chủ yếu phải cạnh tranh với các Công ty sau:
+ Khu vực phía Nam: Công ty Nam Hà Việt, Kim Tín, Khánh Hội.
+ Khu vực phiá Bắc: Công ty Việt Trung, Hữu nghị, Bắc Hà Việt, Nam Triệu, Việt Đức Atlantic, Thái ý.
6.2 Phân tích các đối thủ cạnh tranh
* Về sản phẩm:
Que hàn được phân thành 2 loại là sản phẩm thông thường và sản phẩm cao cấp( như đã giới thiệu ở phần 1.1). Cách phân loại sản phẩm này cũng chính là cách phân khúc thị trường vật liệu hàn theo trình độ kỹ thuật chế tạo sản phẩm hiện nay.
Ngay sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu xem các Công ty hiện diện như thế nào trên mỗi phân đoạn thị trường để có thể đưa ra những kết luận cụ thể và khách quan về cơ cấu sản phẩm hiện tại của mỗi doanh nghiệp.
Bảng 6: Sản phẩm của các Công ty vật liệu hàn Việt Nam trong từng phân đoạn thị trường.
Tên Công ty
Sản phẩm thông thường
Sản phẩm cao cấp
Số lượng loại sản phẩm
Hà Việt
HV-J420; HVJ421;
HV-J422; HVJ426;
HV-N48.
Không sản xuất kinh doanh hàng nhập khẩu (của hãng chosun, Hàn Quốc).
5
Nam Triệu
E6013
E7016; E7018
Các loại dây hàn
4
Hữu Nghị
FS-E420; FS-E421;
FS-E422; FS-E46;
FS-E52; FS -160;
FS-D45; FS-C1
FS- H08A và HJ-431
9
Kim Tín
KT-N48; KT 421
KT-6013; KT-N46
KTGEMINI
5
Atlantic
J421, J420
Việt Đức
N38-VD; N42-VD
J420-VD; J421-VD
N45-VD; VD-6013
N46-VD
E7016-VD; E7018-VD
DMn350; DMn500
DMn-13B; HX5
DCr250; DCr 60
N-380R; HM-Cu
GG33-6B; N55-6B
Dây hàn, bột hàn
22
Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu than khảo
Từ số liệu thống kê trong bảng (5) ta thấy: Tất cả các Công ty đều có sản phẩm phục vụ thị trường thông thường, chỉ có 3 Công ty đang cung cấp và có khả năng sản xuất các mặt hàng cao cấp là Nam Triệu, Kim Tín, que hàn điện Việt Đức. Vậy trong giai đoạn hiện nay, Việt Đức đã tham gia cung ứng trên tất cả các đoạn thị trường với ưu thế tuyệt đối về chủng loại sản phẩm. Hầu như tất cả các sản phẩm do các đối thủ khác cung cấp thì Việt Đức đều sẵn có và còn sở hữu nhiều chủng loại sản phẩm khác lạ. Đây có thể coi là điểm vượt trội của viwelco so với các Công ty khác về mặt năng lực và công nghệ. Tuy nhiên Công ty cần phải thực hiện tốt các chính sách về sản phẩm và phát triển tối đa tiềm năng sẵn có nhằm mang lại nhiều hiệu quả trên thực tế.
* Về doanh thu và sản lượng tiêu thụ:
Bảng 7: Doanh thu, sản lượng tiêu thụ que hàn của các Công ty trong năm 2005
Tên Công ty
Sản lượng tiêu thụ (tấn)
% theo sản lượng tiêu thụ
Doanh thu (tỉ đồng )
% theo doanh thu
Hà Việt
Nam Triệu
Hữu Nghị
Khánh Hội
Kim Tín
Việt Đức
Atlantic
Tổng
8.500
5.800
2.421
1.500
10.000
7.860
2.100
38.181
22,3
15,2
6,3
3,9
26,2
20,5
5,5
86.000
60.000
24.000
14.870
101.176
81.000
20.818
387.864
22,2
15,5
6,2
3,8
26,1
20,9
5,4
Nguồn: Tổng hợp từ nguồn tài liệu tham khảo
Trong năm 2004 vừa qua, Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức đã tiêu thụ được 7860 tấn vật liệu hàn các loại tương ứng với 81 tỉ đồng. So với các Công ty khác trong ngành thể hiện ở bảng trên thì ta thấy con số này tương đối lớn ( chiếm khoảng 21%thị phần nội địa), chỉ đứng thứ 3 sau Hà Việt và Kim Tín. Tuy nhiên chiến lược của Công ty là mỗi ngày thị phần một tăng thêm để đạt được vị thế đi đầu trong một số năm tới. Do đó, Công ty cần phải tập trung mọi nỗ lực để giành 27% thị phần tương ứng với 10.800 tấn vật liệu hàn vào năm 2005.
7. Nhận xét về tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác Marketing tại Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức:
Trong những năm gần đây, nhờ thế mạnh về chất lượng và chủng loại sản phẩm mà thị trường của Công ty ngày càng mở rộng ở khắp nơi trong nước và ngoài nước, đặc biệt luôn tạo được uy tín cao đối với khách hàng. Công ty còn có một hệ thống phân phối, chính sách giá hợp lý, hiệu quả giúp tiêu thụ hàng tấn sản phẩm và doanh thu không ngừng tăng lên qua các năm, góp phần làm uy tín trong sản xuất kinh doanh được nâng cao, tạo thế mạnh cho Công ty ngày càng phát triển. Điều này chứng tỏ hoạt động marketing của Công ty đã được chú trọng thực hiện và đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn một số điểm hạn chế cần phải khắc phục như: hoạt động nghiên cứu thị trường chưa thật tốt; chính sách sản phẩm chưa thích ứng với thị trường; các hoạt động xúc tiến bán chưa phát huy hết khả năng. Công ty cần phải đề ra những chiến lược hợp lý để giải quyết các nhược điểm trên nhằm đem lại hiệu quả tốt hơn.
II. phân tích tình hình lao động tiền lương của Công ty
1. Cơ cấu lao động của Công ty
Cơ cấu lao động của Công ty cho đến nay có xu hướng tương đối ổn định với đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề, trình độ nghiệp vụ cao như: kỹ sư tốt nghiệp Đại học, công nhân được đào tạo tại các trường Cao đẳng, Trung cấp kỹ thuật cho đến những người không được đào tạo qua trường lớp như vận chuyển, lao công... Đặc biệt là những cán bộ chủ chốt, hầu hết có năng lực và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Bảng 8: Cơ cấu lao động
Đơn vị: người
Chỉ tiêu lao động
Năm 2003
Năm 2004
Tổng số lao động
288
238
Tổng số công nhân sản xuất
138
108
Tổng số lãnh đạo
20
20
Tổng số công nhân Kỹ thuật- nghiệp vụ - quản lý
138
110
Trong đó: Đại học/Cao đẳng
83
76
Trung cấp
55
34
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
Công ty có số lao động phần lớn là nam giới. Tỷ lệ này chiếm 65% đến 70% lực lượng lao động. Đây là một tỷ lệ phù hợp phản ánh đúng đặc trưng của nghành kỹ thuật hóa chất. Tổng số lao động qua các năm có xu hướng giảm, biến động nhiều nhất ở khối lượng công nhân sản xuất trực tiếp. Điều này không có gì khó hiểu vì lực lượng này thường thay đổi theo từng kỳ sản xuất của Công ty. Hiện tại, đội ngũ cán bộ Quản lý - Kỹ thuật có trình độ Đại học, Cao đẳng Trung cấp của Công ty tương đối cao chiếm khoảng 17%, tỷ lệ này tương đối hợp lý vì nó không những góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh mà còn là vấn đề an toàn trong sản xuất nhất là đối với các mặt hàng công nghiệp kỹ thuật cao. Khối công nhân trực tiếp sản xuất với độ tuổi trung bình >35 tuổi chiếm tỷ lệ 70% trong tổng lao động, bậc thợ bình quân là 4.
2. Phương pháp xây dựng mức thời gian lao động.
Cũng như nhiều doanh nghiệp sản xuất khác của Nhà nước, Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức đã sử dụng phương pháp phân tích để xây dựng mức thời gian lao dộng (mức sản lượng) cho các quá trình sản xuất qua việc điều tra phân tích dựa trên điều kiện, phương tiện tổ chức kỹ thuật, điều kiện sản xuất và quy trình công nghệ. Từ đó dùng công cụ bấm giờ (phương pháp theo dõi trực tiếp )và dựa vào năng suất của thiết bị để đưa ra mức thời gian lao động hay mức sản lượng đối với các công nhân đứng các loại máy móc khác nhau trên dây chuyền sản xuất.
Ví dụ: Đối với một công nhân đứng máy ép que dựa vào điều kiện máy móc thiết bị, điều kiện phục vụ ép, mỗi công nhân đứng 2 máy và mỗi máy phải đạt sản lượng 80kg/máy. Vậy sản lượng cá nhân đạt 160 kg que hàn/ca.
Ngoài ra, Công ty còn sử dụng phương pháp kinh nghiệm nghĩa là dựa vào kinh nghiệm của cán bộ định mức thông qua số liệu đã thống kê trước đó để đề ra định mức lao động phù hợp cho công nhân. Trên cơ sở đó, bộ phận này sẽ xem xét mức lao động và có những điều chỉnh kịp thời sao cho phù hợp với điều kiện làm việc và năng lực thực tế của công nhân.
Công ty thường kết hợp các phương pháp trên để tính toán và ban hành mức lao động. Phương pháp thống kê, kinh nghiệm thường áp dụng cho định mức các mặt hàng sản phẩm truyền thống sản xuất thường xuyên, liên tục. Phương pháp phân tích bấm giờ thường áp dụng ban hành định mức sản phẩm phức tạp về công nghệ. Việc kết hợp áp dụng các phương pháp trên đều phù hợp với các loại hàng hóa hiện nay của Công ty .
* Mức thời gian của một sản phẩm que hàn bao gồm:
- Thời gian sản xuất chính, thời gian sản xuất phụ và thời gian của bộ phận quản lý.
* Kết cấu định mức lao động tổng hợp cho một sản phẩm que hàn được tính bằng công thhức sau:
Tsp = Tcn + Tpv + Tql
Trong đó : Tcn: mức hao phí lao động cuả công nhân chính
Tpv : mức hao phí lao động cuả công nhân phụ trợ và phục vụ
Tql : mức hao phí lao động quản lý
Ví dụ : xác định thời gian định mức cho 1 tấn que hàn f 4N46 biết
Tcn = 15,26 công/tấn; Tpv = 2,86 công/tấn; Tql = 1,98 công/tấn
Vậy: T que hàn f 4N46 = 15,26 + 2,86 + 1,98 = 20,1 công/tấn.
3. Định mức năng suất lao động (NSLĐ) của Công ty
Bảng 9: Chỉ tiêu lao động
STT
Chỉ tiêu
Kế hoạch
Thực hiện
Chênh lệch
±
%
1
Số CNSX bình quân năm(người)
180
190
10
5,6
2
Số ngày làm việc của 1 CNSX
270
265
- 5
- 1,85
3
Số (h) làm việc bình quân ngày
8
7,5
- 0,5
- 6,25
4
NSLĐ bình quân giờ
14,32
15,94
1,62
11,3
5
NSLĐ bình quân ngày
114,6
119,56
1,04
0,91
6
NSLĐ bình quân năm
30938
31684
746
2,41
Nguồn: Phòng tổ chức
Nhận xét: Qua bảng phân tích ta thấy: Tốc độ tăng NSLĐ bình quân năm tăng hơn so với tốc độ NSLĐ bình quân ngày chứng tỏ tình hình sử dụng ngày công trong năm của công nhân tương đối tốt. Tốc độ tăng NSLĐ bình quân ngày chậm hơn tốc độ tăng NSLĐ bình quân giờ, cho thấy tình hình sử dụng giờ công trong ngày của công nhân là chưa triệt để. Công ty chưa tập dụng hết số ngày công và giờ công của công nhân sản xuất, vì vậy cần phải xem xét lại để tránh lãng phí thời gian gây ảnh hưởng đến kết quả sản xuất.
4. Tình hình sử dụng thời gian lao động
Trước mỗi kỳ sản xuất kinh doanh, Công ty thường lập kế hoạch sử dụng thời gian lao động cho các đơn vị sản xuất trong Công ty dựa vào số lao động kế hoạch và thời gian làm việc theo chế độ. Cuối mỗi kỳ tổng kết lại và đưa ra bảng báo cáo sử dụng thời gian lao động.
Lao động của Công ty được chia làm 2 khối.
* Khối quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ: làm việc theo giờ hành chính 4 h/tuần, nghỉ chủ nhật
- Sáng làm việc từ 7 h15' dến 11h30'.
- Chiều làm việc từ 1h đến 16 h30'.
* Khối công nghệ sản xuất: Do Công ty bao gồm nhiều loại sản phẩm khác nhau nên mỗi phân xưởng của nhà máy sẽ có quỹ thời gian lao động khác nhau. Các phân xưởng chuyên sản xuất ba ca, thời gian lao động của công nhân thực hiện đúng theo quy định Nhà nước ngày làm việc 8h. Thời gian các ca được chia như sau:
- Ca sáng từ 6h đến 14h,
- Ca chiều từ 14h đến 22h,
- Ca đêm từ 22h đến 6h sáng hôm sau, một ngày nghỉ đổi ca sau đó lại làm tiếp tục.
Công nhân sản xuất thường tận dụng hết thời gian làm việc nhưng bình thường chỉ làm 2 ca/ngày. Trường hợp cần thiết do kế hoạch đơn đặt hàng gấp thì phải làm thêm để kịp giao hàng.
5. Tuyển dụng và đào tạo lao động
* Tuyển dụng : Tuyển dụng nhân viên giữ một vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp vì nó quyết định số lượng, chất lượng của cán bộ công nhân viên trong Công ty có hợp lý hay không. Nhận thức được vấn đề đó nên Công ty thực hiện việc tuyển dụng nhân viên xuất phát từ nhu cầu lao động.
Công ty thường tuyển dụng trực tiếp và chỉ tuyển để bổ sung vào chỗ thiếu. Công ty chỉ nhận những người có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu công việc. Tất cả các nhân viên mới kể cả kỹ sư đều phải là những người có kinh nghiệm, có tay nghề và phải qua thực tế sản xuất.
Để đánh giá năng lực của người dự tuyển, Công ty đều tiến hành các cuộc kiểm tra viết và các cuộc thi sát hạch vấn đáp, thực hành. Nếu lao động đáp ứng được nhu cầu thì mới chính thức ký hợp đồng với Công ty.
* Đào tạo và bồi dưỡng lao động:
Công tác đào tạo và bồi dưỡng lao động được thực hiện qua các bước sau:
- Đối với các lao động vừa tuyển dụng, nếu trình độ chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc thì Công ty bố trí cho họ học các lớp đào tạo ngắn ngày về nghiệp vụ. Đào tạo cả lý thuyết lẫn thực hành do các cán bộ kỹ thuật, quản lý được phân công giảng dạy.
Hình thức học: Học tập chung tại các lớp ngoài giờ sản xuất.
+ Những ngành nghề có ≥ 5 học viên: Mở lớp học tại chức.
+ Những ngành nghề có ≤ 5 học việc: Cung cấp tài liệu, đề cương tự học.
Thời gian học khoảng 2 tháng, khi ra nghề phải thi sát hạch.
- Đối với các lao động do nâng cấp máy móc thiết bị mà không đáp ứng được yêu cầu mới thì Công ty bố trí cho họ đi học các lớp chuyển giao công nghệ hay liên hệ với các cơ sở đào tạo để kết hợp đào tạo cho công nhân viên.
- Đối với các công nhân viên khác thì Công ty luôn yêu cầu họ tinh thần tự học hỏi, tự nâng cấp kiến thức cho bản thân bằng cách khuyến khích và tạo điều kiện cho họ tham gia các khóa học nâng cao nghiệp vụ.
6. Tổng quỹ tiền lương của Công ty
Tổng quỹ tiền lương theo kế hoạch của Công ty gồm các thành phần được xác định theo công thức sau:
∑VKH = ∑VTL + ∑VCV + ∑VTG + ∑VBĐ + ∑VBS
Trong đó:
∑VKH: Tổng quỹ tiền lương theo kế hoạch.
∑VTL: Quỹ lương theo cấp bậc công việc và hệ số phân phối thu nhập.
∑VCV: Tổng phụ cấp chức vụ.
∑VTG: Tổng phụ cấp làm thêm giờ.
∑VBĐ: Tổng quỹ biến độngsản xuất (nghỉ phép...).
∑VBS : Tổng quỹ phụ cấp bổ sung (lễ phép, họp...).
6.1. Các hình thức trả lương của Công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức.
Công ty áp dụng việc trả lương khoán đối với khối công nhân sản xuất và trả lương theo thời gian cho đa số người lao động là các cán bộ quản lý, cán bộ công nhân viên tham mưu nghiệp vụ, phục vụ khối văn phòng, cán bộ kỹ thuật các phân xưởng, các tổ phụ trợ...
*
Tỷ lệ khuyến khích chất lượng
*
Doanh thu thực hiện theo sản lượng nhập kho
Tỷ lệ tiền lương theo doanh thu
=
Quỹ tiền lương hưởng trong tháng đơn vị
Hình thức trả lương khoán theo chất lượng, khối lượng công việc:
Trong đó:
Tỷ lệ tiền lương =
Quỹ lương kế hoạch
* 100
Doanh thu kế hoạch
Tỷ lệ khuyến khích chất lượng:
Hàng nhập kho đạt chất lượng cấp 1 quỹ thu nhập hưởng 100% đơn giá.
Hàng nhập kho đạt chất lượng cấp 2 quỹ thu nhập hưởng 70% đơn giá .
Hàng nhập kho đạt chất lượng cấp 3 quỹ thu nhập không được hưởng lương.
Nếu khách hàng khiếu nại phạt chất lượng thì đơn vị đó bị trừ tiếp vào đầu năm.
Ví dụ: trong tháng 11/04 anh Nguyễn Văn A sản xuất được 1 tấn que hàn tương ứng với 10 triệu đồng, hàng nhập kho đạt chất lượng cấp 1 và tỷ lệ tiền lương theo doanh thu đối với que hàn là 8%.
Vậy: tiền lương của anh A = 8% * 10000000 *10% = 800000 đồng
Ngoài ra, Công ty còn trả lương theo thời gian cho các công nhân sản xuất vào những ngày làm việc không áp dụng lương khoán như: những ngày nghỉ phép, lễ tết, nghỉ việc theo bộ luật lao động hoặc những ngày ngừng sản xuất do mất điện, hết việc...
Hình thức trả lương theo thời gian:
*Phân phối trả lương thời gian:
Lương tháng
Lương CBCV theo chức danh
Ngày công thực tế
Mức chi thu nhập lương đơn vị
Hệ số phân phối thu nhập
Phân hạng thành tích
Thu nhập khác
*
*
=
*
* *
+
Mức chi lương =
Nguồn thu nhập đơn vị-chi khác (nếu có)
Lao động
thực tế
*
CBCV bình
quân
*
Hệ số thu nhập
bq thực tế
*
Ngày công
thực tế
Ghi chú: - CBCV: Cấp bậc công việc
Quỹ tiền lương hưởng trong tháng đơn vị
Tổng sản phẩm sản xuất trong tháng
Lương giá kế hoạch
Hạng thành tích đơn vị
*
*
=
* Phân phối trả lương theo sản phẩm được áp dụng trực tiếp:
Lương tháng
Lương CBCV theo chức danh
Ngày công thực tế
Mức chi thu nhập lương đơn vị
Hệ số phân phối thu nhập
Phân hạng thành tích
Thu nhập khác
*
=
*
*
*
+
Trong đó:
- Đơn giá của một sản phẩm chuẩn được tính:
Lương cấp bậc công việc
26*Định mức năng suất chuẩn
- Sản lượng thực tế quy chuẩn = Sản lượng thực tế * hệ số phức tạp
- Phân hạng thành tích:
Loại A: hưởng 100% thu nhập lương
Loại B: hưởng 80% thu nhập lương
Loại C: hưởng 50% thu nhập lương
Ví dụ: Trong tháng 10/04 anh Nguyễn Văn B công nhân tổ cắt lõi que hàn làm thực tế 25 ngày công, nghỉ một công phép. Lương CBCV: 2,68. Hệ số phân phối thu nhập 1,5. Lương CBBT: 1,78. Mức chi lương là 1,0. Trong tháng anh được phân loại A
Vậy:
Lương tháng = đồng
Nhận xét: Công ty thực hiện phân phối tiền lương theo đúng chế độ, chính sách quy định của Nhà nước, người làm nhiều hưởng nhiều, người làm ít hưởng ít, người không làm không hưởng.
6.2 Tình hình thu nhập tiền lương qua các năm
Bảng 10: Báo cáo thu nhập lương qua các năm
Stt
chỉ tiêu
đơn vị
Năm 2003
Năm 2004
1
Tổng quỹ lương
đồng
7.285.028.580
6.488.272.135
2
Thu nhập bình quân
đồng/ng/tháng
2.108.000
2.272.000
3
Lao động bình quân
đồng
288
238
Nguồn: Phòng tổ chức
Qua bảng trên ta thấy tổng quỹ lương năm 2004 giảm hơn so với năm 2003 là 796.756.445 đồng, thu nhập bình quân năm 2004 tăng hơn so với năm 2003 là 164.000 đồng. Nguyên nhân là do số lương lao động của năm 2004 giảm hơn so với năm 2003 Nhận xét:
Việc quản lý lao động ở Công ty rất chặt chẽ, có hiệu quả, thu nhập của người lao động không ngừng tăng lên qua các năm, đảm bảo việc làm và đời sống của cán bộ công nhân viên.
III. Phân tích tình hình quản lý vật tư, tài sản cố định
1. Tình hình quản lý vật tư nguyên vật liệu
1.1 Các loại nguyên vật liệu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Nguyên vật liệu chủ yếu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty bao gồm:
- Nguyên vật liệu chính: Que H08A f 6,5; Fromangan; Rutil; Inminhit; Trường thạch; Bột tal; Cao lanh.
- Nguyên vật liệu phụ: Hộp que hàn loại 5 kg; loại 20 kg; mangco; bao giấy; dầu keo ướt; đồng sunfat..
- Nhiên liệu: Than cám; dầu HD40.
1.2. Cách xây dựng định mức nguyên vật liệu.
Doanh nghiệp xác định mức vật tư để kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu, cấp phát vật tư đúng thời hạn phục vụ cho sản xuất. Vì vậy xây dựng định mức nguyên vật liệu là một công việc quan trọng, là cơ sở để tính toán, là thước đo đánh giá trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật. Điều này phụ thuộc vào thực tế tiêu hao của các nguyên vật liệu qua từng công đoạn sản xuất mà Công ty có các phương pháp sau:
- Phương pháp kinh nghiệm: Mức sử dụng nguyên vật liệu xây dựng chủ yếu đưa vào kinh nghiệm đã tích lũy của các cán bộ kỹ thuật hay những công nhân lành nghề trong quá trình chế tạo các sản phẩm cùng loại hoặc các công việc tương tự.
- Phương pháp thống kê: áp dụng cho từng loại sản phẩm từ số liệu thống kê về mức độ sử dụng nguyên vật liệu của kỳ trước để ta có được định mức rồi tổng hợp cho từng đợt sản xuất. Các số liệu thống kê này thường được lấy từ báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất, tình hình hoàn thành mức lao động.
Bảng 11: Định mức một số nguyên liệu chính để sản xuất một tấn que hàn. Đơn vị tính: kg
stt
Tên que hàn
đơn phụ liệu
kích thước
Tên nguyên liệu
định mức
Thực hiện
1
Que hàn N38
N38
Trung bình chung cho các loại kích thước
Lõi que đã cắt
697,00
699,05
Thuốc bọc đã trộn khô
315,00
310,00
Silicat (K/N: 1/4, 39-410Be)
80,20
81,25
2
Que hàn J420
N-4
F4
Lõi đã cắt
690,07
690,00
Thuốc bọc đã trộn khô
288,50
286,08
Silicat (K/N: 1/4, 39-410Be)
79,00
80,00
Nguồn: Phòng Kỹ thuật - Chất lượng
Ghi chú: - K/N: Kali /Natri
Nhận xét: Hầu như các loại que hàn đều có một công thức chung về thành phần chế tạo và chúng chỉ khác nhau về tỷ lệ phối hợp nguyên liệu mà từ đó ta có thể phân biệt được từng loại que hàn khác nhau. Chính vì vậy nguyên liệu dùng trong thực tế thường không chênh lệch nhiều so với định mức đặt ra.
1.3 Tình hình sử dụng nguyên vật liệu.
* Cách xác định nhu cầu vật tư: Căn cứ vào định mức vật tư của từng loại sản phẩm, của đơn đặt hàng và dự báo thị trường. Phòng Kỹ thuật - Chất lượng phải chịu trách nhiệm lập kế hoạch nhu cầu cho từng loại vật tư ứng với mỗi đợt sản xuất cụ thể theo hàng tháng hoặc từng quý. Sau đó chuyển lên phòng kế hoạch, phòng này có trách nhiệm mua hàng cung ứng tiến hành sản xuất.
* Nhập nguyên vật liệu.
Khi hàng về đến vị trí tập kết, thủ kho phải xem xét nội dung hóa đơn bán hàng hoặc thông báo với chủ hàng và báo cáo cho phòng Kỹ thuật - Chất lượng để kiểm tra. Khi đạt yêu cầu thì đưa hàng nhập kho và phải treo biển với quy ước mà Công ty quy định như sau:+ Trường hợp 1: Hàng đã phân tích kiểm tra chất lượng đạt, treo biển màu xanh.
+ Trường hợp 2: Hàng chờ kết qủa phân tích, kiểm tra chất lượng, treo biển màu vàng.
+ Trường hợp 3: Hàng kiểm tra chất lượng phân tích không đạt, treo biển màu đỏ.
Dựa vào những biển qui ước này đã làm cho Công ty dễ dàng trong việc quản lý vật tư và biết được chất lượng của hàng rõ hơn.
*Xuất nguyên vật liệu.
Khi có nhu cầu dùng vật liệu, các bộ phận cần sử dụng phải làm phiếu lĩnh vật tư gửi lên phòng kế hoạch. Tùy vào nhu cầu có hợp lý hay không và số lượng vật tư tồn kho, phòng cung tiêu sẽ làm thủ tục xuất nguyên vật liệu, trình tự xuất gồm hai bước:
Bước 1: Các phân xưởng có nhu cầu vật tư xin phiếu lĩnh từ kho.
Bước 2: Phòng kế hoạch vật tư căn cứ vào nhu cầu và số lượng có trong kho để ký duyệt, sau đó trả lại phiếu cho các phân xưởng để lên kho lĩnh.
(Phiếu lĩnh phải có đầy đủ tên, quy cách, đơn vị tính, số lượng).
1.4 Tình hình dự trữ, bảo quản và cấp phát nguyên vật liệu.
* Dự trữ, bảo quản:
Cùng với yêu cầu về tính an toàn, Công ty đã xây dựng một hệ thống kho dự trữ, bảo quản nguyên vật liệu tương đối khoa học, thuận tiện, hợp lý, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của nhà máy bao gồm:
+ Kho nguyên vật liệu chính: Lõi que, Silicat, Rutil...
+ Kho bao bì: Chứa hộp bao bì, lô nhựa, mangco...
+ Kho phụ tùng: Chứa tất cả các loại công cụ, dụng cụ.
+ Kho trung gian: Làm nhiệm vụ thuyên chuyển nguyên vật liệu từ phân xưởng này sang phân xưởng kia.
Dự trữ: Dự trữ các khoáng trong kho bảo quản, thường dự trữ không nhiều, chỉ khoảng nửa tháng.
* Cấp phát: Vì việc cung ứng vật tư rất phức tạp nên Công ty chủ yếu cung ứng và quản lý vật tư theo kho. Nhu cầu nguyên vật liệu theo kế hoạch đến đâu thì cấp phát đến đó. Nhu cầu về phụ tùng chỉ được cấp phát khi có chất lượng không đạt hoặc yêu cầu củ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC086.doc