Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Hải Châu

 

Nội dung 1

I.Giới thiệu tổng quát về Công ty bánh kẹo Hải Châu 1

1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 1

2.1. Chức năng và nhiệm vụ của công ty: 3

2.2. Sơ đồ tổ chức của công ty 4

II. Đặc điểm hoạt động của công ty 6

1. Đặc điểm lĩnh vực kinh doanh 6

2. Đặc điểm về sản phẩm 7

3. Đặc điểm về thị trường và khách hàng, kênh tiêu thụ của công ty 8

4. Đặc điểm nội tại của công ty 9

4.1. Đặc điểm về vốn 10

4.2. Đặc điểm về lao động 11

4.3. Đặc điểm về máy móc, công nghệ 13

4.4. Tình hình đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu chính 14

III. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 15

1. Kết quả chung 15

2. Kết quả hoạt động sản xuất 17

3. Kết quả tiêu thụ 18

 

 

doc21 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2433 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Hải Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quyền ở phía Bắc như bánh quy kem xốp, sữa đầu nành… Số cán bộ công nhân viên: bình quân 1250 người/năm. Thời kỳ 1986-1991: Trong thời kỳ này, do tác động của khủng hoảng kinh tế, sự suy giảm chung của ngành bánh kẹo nên công ty gặp rất nhiều khó khăn. Công ty đã có nhiều nỗ lực duy trì hoạt động, tìm hướng đi mới để vượt qua những khó khăn. Năm 1989-1990: Tận dụng nhà xưởng của Phân xưởng Sấy phun, Công ty lắp đặt dây chuyền sản xuất Bia với công suất 2000 lít/ngày. Năm 1990-1991: Công ty lắp đặt thêm một dây chuyền sản xuất Bánh qui Đài Loan nướng bằng lò điện tại khu nhà xưởng cũ. Số cán bộ công nhân viên: bình quân 950 người/năm. Thời kỳ 1992 đến 2002: Công ty đẩy mạnh đi sâu vào sản xuất các mặt hàng truyền thống (bánh kẹo) mua sắm thêm thiết bị mới, thay đổi mẫu mã mặt hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. ã Năm 1993 mua thêm một dây chuyền sản xuất bánh kem xốp của CHLB Đức công suất 1 tấn/ca. Đây là dây chuyền sản xuất bánh hiện đại nhất ở Việt Nam. ã Năm 1994 mua thêm một dây chuyền phủ Socola của CHLB Đức công suất 500kg/ca. Dây chuyền có thể phủ Socola cho các sản phẩm bánh. ã Năm 1996 Công ty mua thêm và lắp đặt thêm 2 dây chuyền sản xuất kẹo của CHLB Đức. ã Năm 1998 đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất bánh Hải Châu. Công suất thiết kế 4 tấn/ca. ã Năm 2001 đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất bánh kem xốp. Công suất thiết kế 1,6 tấn/ca. ã Cuối năm 2001 Công ty đầu tư một dây chuyền sản xuất Socola công suất 200kg/giờ. Hiện nay, số cán bộ công nhân viên bình quân: 900 người. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của công ty: 2.1. Chức năng và nhiệm vụ của công ty: Theo quyết định thành lập công ty số 1335 NNTCCB ngày 29/10/1994 Công ty bánh kẹo Hải Châu có chức năng và nhiệm vụ chính là sản xuất và kinh doanh các loại sản phẩm bánh kẹo, đóng góp một phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống nhân dân. Công ty được phép kinh doanh trong các lĩnh vực sau: ã Sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm bánh kẹo ã Sản xuất kinh doanh các loại bột gia vị ã Xuất nhập khẩu trực tiếp với nước ngoài những mặt hàng mà công ty kinh doanh ã Kinh doanh vật tư bao bì ngành công nghiệp thực phẩm. 2.2. Sơ đồ tổ chức của công ty Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty bánh kẹo Hải Châu Giám đốc Phó GĐ kinh doanh Phó GĐ kỹ thuật Phòng tổ chức Phòng KHVT Phòng tài vụ Ban bảo vệ tự vệ Ban XDCB Phòng HCQT Phòng HCQT VP đại diện TP. Đà Nẵng VP đại diện TP.HCM CH TTSP PX kẹo PX Bột canh PX bánh 1 PX bánh 2 PX bánh 3 Các PX khác PX phục vụ Chú thích: nét liền thể hiện quan hệ trực tuyến, nét đứt thể hiện quan hệ chức năng. Quan sát sơ đồ, chúng ta thấy bộ máy công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Theo đó: Ban giám đốc: gồm giám đốc công ty, phó giám đốc kinh doanh và phó giám đốc kỹ thuật. ã Giám đốc công ty: là người đại diện cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của công ty, quản lý công ty theo chế độ một thủ trưởng. Giám đốc phụ trách chung, có quyền quyết định việc điều hành của công ty, theo đúng kế hoạch, chính sách, pháp luật. Giám đốc là người chịu trách nhiệm toàn bộ trước nhà nước và lãnh đạo cấp trên. ã Phó giám đốc kỹ thuật: Có nhiệm vụ điều hành sản xuất, chuyên theo dõi thiết bị, công nghệ, áp dụng những thành tựu khoa học mới của nước ngoài vào quy trình sản xuất của công ty khuyến khích cán bộ công nhân viên phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất. ã Phó giám đốc kinh doanh: có nhiệm vụ quản lý, tổ chức và chỉ đạo công tác kinh doanh của công ty, là người giúp đỡ giám đốc về: giao dịch, ký kết các hợp đồng với khách hàng. Các đơn vị chức năng gồm: Phòng tổ chức: ã Chức năng: tham mưu cho giám đốc về mặt công tác: tổ chức sản xuất và cán bộ công tác nhân sự, đào tạo nâng bậc, công tác lao động tiền lương. ã Nhiệm vụ: Thực hiện công tác tổ chức sản xuất và cán bộ, công tác nhân sự và chế độ, công tác quản lý và sử dụng lao động. Ban bảo vệ tự vệ thi đua: ã Chức năng: tham mưu cho giám đốc về các mặt: tổ chức các phong trào thi đua, khen thưởng, kỷ luật, công tác bảo vệ, tự vệ… ã Nhiệm vụ: tổ chức các đợt thi đua sản xuất, thi đua, lao động và các phong trào thi đua khác… Phòng kỹ thuật: ã Chức năng: tham mưu cho giám đốc trong công tác quản lý kỹ thuật, quy trình công nghệ sản xuất, nghiên cứu sản phẩm mới và kiểm tra chất lượng sản phẩm, nguyên vật liệu (NVL)… ã Nhiệm vụ: quản lý kỹ thuật, xây dựng kế hoạch tiến bộ kỹ thuật và các biện pháp thực hiện, quản lý quy trình công nghệ, nghiên cứu sản phẩm mới, xây dựng nội quy, quy trình quy phạm, giải quyết các sự cố trong sản xuất, quản lý và kiểm tra chất lượng sản phẩm… Phòng kế hoạch - vật tư: ã Chức năng tham mưu cho giám đốc trong công tác kế hoạch sản xuất và điều độ sản xuất. ã Nhiệm vụ: 1. Xây dựng kế hoạch tổng hợp về XDCB ngắn và dài hạn. 2. Kế hoạch sản xuất, kế hoạch giá thành 3. Kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch XDCB. 4. Phân bổ kế hoạch và lập kế hoạch tác nghiệp hàng tháng, quý, năm. 5. Lập và triển khai thực hiện cung ứng vật tư, gia công thiết bị, phương tiện, dụng cụ sản xuất. 6. Tổ chức các nghiệp vụ về tiêu thụ sản phẩm: bao gồm phương thức tiêu thụ, giá cả, thị trường, khách hàng và quảng cáo, giới thiệu sản phẩm. 7. Soạn thảo các nội dung ký hợp đồng kinh tế trong lĩnh vực cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm và theo dõi việc thực hiện, thanh lý hợp đồng. 8. Xây dựng kế hoạch giá thành và giám sát việc thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật. 9. Quản lý vật tư, kho tàng, phương tiện vận tải và xuất khẩu. 10. Xây dựng kế hoạch đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị, và sửa chữa lớn, vừa, nhỏ cùng xây dựng cơ bản. 11. Cấp phát vật tư, trang bị, dụng cụ sản xuất, thu hồi phế liệu, thanh lý tài sản, thiết bị sản xuất. II. Đặc điểm hoạt động của công ty 1. Đặc điểm lĩnh vực kinh doanh Những lĩnh vực kinh doanh của Công ty bánh kẹo Hải Châu được cho phép trong giấy phép kinh doanh bao gồm sản xuất bánh kẹo, đồ uống, kinh doanh vật tư, nguyên liệu ngành bánh kẹo. Trong quá trình hoạt động từ khi có quyết định thành lập mới (năm 1994), công ty đã thử nghiệm kinh doanh, sản xuất nhiều mặt hàng. Tuy nhiên, do không thành công nên công ty đã thu hẹp một số lĩnh vực. Cho đến nay, Công ty bánh kẹo Hải Châu hoạt động tập trung trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo và bột canh. Đây là những mặt hàng đem lại mức doanh thu và lợi nhuận cao nhất cho công ty. Mảng sản xuất chủ đạo của công ty là sản xuất bánh. Công ty bánh kẹo Hải Châu rất nổi tiếng với sản phẩm bánh Hương thảo, bánh kem xốp có mùi vị thơm, ngon riêng biệt. Hàng năm, công ty tiêu thụ được hàng ngàn tấn bánh. Công ty cũng rất thành công với sản phẩm bột canh. Bột canh Hải Châu luôn là sự lựa chọn ưu tiên trong các sản phẩm cùng loại. 2. Đặc điểm về sản phẩm Công ty bánh kẹo Hải Châu sản xuất đa dạng các mặt hàng bánh kẹo, bột canh. Hiện nay, công ty có bán khoảng 100 mặt hàng thuộc khoảng 30 chủng loại. Các mặt hàng truyền thống của công ty là các loại bánh kem xốp, bánh quy, bột canh… Bánh của Công ty có chất lượng tốt, ngon có mùi vị đặc trưng nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Bột canh có chất lượng tốt, đã xây dựng được niềm tin với người tiêu dùng. Hàng của công ty luôn được lựa chọn là "hàng Việt Nam chất lượng cao" trong những năm gần đây. Với phương châm "Hải Châu chỉ có chất lượng vàng", công ty đã nỗ lực không ngừng để nâng cao chất lượng sản phẩm. Bảng: Một số chủng loại sản phẩm chính của Công ty bánh kẹo Hải Châu Bột canh Kẹo Bánh Thường Iốt Kẹo cứng Kẹo mềm Bánh quy Lương khô Đóng gói Đóng gói 1. Kẹo cứng sữa 1. Kẹo mềm Socola 1. Hướng dương 1. Kem xốp hoa quả 1. Lương khô tổng hợp 200g 200g 2. Kẹo cứng trái cây 2. Kẹo mềm trái cây 2. Quy cam 2. Kem xốp 2. Lương khô cacao 150g 3. Kẹo cứng socola 3. Kẹo mềm tangô 3. Quy dừa 3. Kem xốp thường 3. lương khô dinh dưỡng 4. Kẹo cứng nhân socola 3. Kẹo Socola túi bạc 4. Quy hương thảo 4. Kem xốp thanh cao cấp 5. Kẹo cứng nhân sữa 4. Kẹo mềm sữa dừa 5. Quy bơ 5. Kem xốp tổng hợp 6. Kẹo cứng gói hoa quả 5. Kẹo sữa mềm 6. Quy Chocobis 6. Kem xốp thỏi 7. Kẹo dâu mềm dứa mềm 8. Bánh 8. Kẹo gôm (kẹo dẻo) 9. Bánh Hải tường 10. Bánh Fomát 11. Bánh violet 12. Bánh Hải hậu (Nguồn: Phòng Kế hoạch - Vật tư cung cấp) Tuy nhiên trong kinh doanh bánh kẹo có điểm cần chú ý là chất lượng sản phẩm chưa phải là yếu tố quyết định, sự lựa chọn của người tiêu dùng còn phụ thuộc rất nhiều vào mẫu mã sản phẩm, bao bì. Theo đánh giá khách quan mẫu mã sản phẩm của công ty còn hạn chế. Những mặt hàng của công ty có thể thoả mãn nhu cầu của khách hàng có thu nhập thấp, nhưng thoả mãn hạn chế các nhu cầu phức tạp hơn. Do đó, sản phẩm của công ty đứng ở thế bất lợi gặp phải sự cạnh tranh từ sản phẩm cùng loại của các công ty khác. Công ty là một trong những đơn vị đi đầu trong cả nước sản xuất những mặt hàng mới. Đầu những năm 90, công ty đã sớm đưa ra thị trường sản phẩm bánh kem xốp sản xuất trên dây chuyền tự động hiện đại. Vừa qua, công ty cũng đã mạnh dạn nhập dây chuyền sản xuất socola của Đức và đã sản xuất thành công một số chủng loại socola, đứng vào hàng ngũ một số ít công ty ở Việt Nam có thể sản xuất loại hàng này. Hiện nay, công ty cũng đang tiến hành sản xuất thử nghiệm các loại bánh mềm cao cấp 3. Đặc điểm về thị trường và khách hàng, kênh tiêu thụ của công ty Công ty bánh kẹo Hải Châu chủ yếu tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa. Cũng như của sản phẩm phần lớn các công ty khác, sản phẩm bánh kẹo của công ty không có khả năng xuất khẩu, thậm chí sang các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonexia… Trong thị trường nội địa, công ty cũng chỉ có thế mạnh ở miền Bắc. Khoảng 80% sản phẩm của công ty được tiêu thụ ở các tỉnh phía Bắc. Chủ yếu khách hàng của công ty là những người tiêu dùng có mức thu nhập trung bình và thấp trên thị trường. Khả năng chi tiêu cho các mặt hàng kẹo là những hàng hoá không thiết yếu không cao. Vì thế, họ không đòi hỏi hàng hoá đắt tiền, có mẫu mã, hình thức cầu kì, chất lượng quá cao. Tuy nhiên nhóm khách hàng có đặc trưng này cũng không thuần nhất. Người tiêu dùng ở thành phố và ở nông thôn có những điểm khác biệt nhau. Trên cơ sở này, công ty đã đa dạng hoá mặt hàng để đáp ứng đồng đều các loại khách hàng. Hiện nay, công ty cũng đang cố gắng nhắm tới những khách hàng cao cấp, khả năng chi tiêu cao bằng các sản phẩm cao cấp như socola, bánh mềm… Công ty bánh kẹo Hải Châu sử dụng đồng bộ các loại kênh phân phối. Tuy nhiên, kênh III, IV là hai kênh phân phối chủ đạo của công ty. Sơ đồ : Hệ thống kênh tiêu thụ của Công ty bánh kẹo Hải Châu Các cửa hàng của Công ty I Người tiêu dùng cuối cùng Công ty bánh kẹo Hải Châu Người bán lẻ II III Bán buôn Bán lẻ Môi giới V VI Đại lý Bán buôn Bán lẻ Kênh I: Là kênh phân phối từ công ty thông qua cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Công ty có một số các cửa hàng bán hàng trực tiếp của công ty tại các siêu thị lớn ở Hà Nội. Kênh II: Là kênh công ty trực tiếp phânphối hàng cho những ngời bán là kênh không có hiệu quả cao. Do giới hạn về phạm vi địa lý công ty. Kênh III, IV: Là hai kênh tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của công ty, hàng năm hai kênh này tiêu thụ khoảng 75% tổng sản phẩm tiêu thụ. Hiện tại, công ty có khoảng 183 địa lý phủ khắp cả nước. Kênh V: Thông qua môi giới để xuất khẩu sản phẩm sang nước ngoài. Việc áp dụng 5 loại kênh phân phối trên công ty Hải Châu có được thị trường tiêu thụ rộng khắp toàn quốc. 4. Đặc điểm nội tại của công ty Để phân tích tình hình sản xuất của công ty, sau đây chúng ta sẽ lần lượt phân tích những mặt sau: - Vốn - Nhân lực - Máy móc, công nghệ - Tình hình đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu chính. 4.1. Đặc điểm về vốn Trong những năm qua, vốn của Công ty bánh kẹo Hải Châu tăng lên khá nhanh. Theo quyết định thành lập và cấp giấy phép kinh doanh của công ty ngày 29/09/1994 và 09/11/1994 thì vốn điều lệ của công ty là 4,938 tỷ đồng. Sang đến năm 2000, tổng số vốn đã tăng lên 57,095 tỷ đồng. Chúng ta có thể thấu hiện trạng vốn của công ty qua bảng sau: Bảng: Hiện trạng vốn của Công ty bánh kẹo Hải Châu (1999-2001) Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Giá trị (triệu đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đ) Tỷ trọng (%) Tài sản TSLĐ 21.057 41,78 26.780 46,90 40.632 54,07 41.743 53,20 TSCĐ 29.318 58,22 30.315 53,10 35.150 45,93 36.720 46,80 Tổng tài sản 50.375 100 57.095 100 75.781 100 78.463 100 Nguồn vốn Nợ phải trả 23.828 47,3 24.531 42,96 42.561 56,16 41.120 52,40 Vốn chủ sở hữu 26.547 52,7 32.564 57,04 33.220 43,84 37.343 47,60 Tổng nguồn vốn 50.375 100 57.095 100 75.781 100 78.463 100 Vốn tự chủ 0,527 0,57 0,44 0,53 Số nợ 0,473 0,43 0,56 0,47 (Nguồn: Phòng kế toán tài vụ của Công ty cung cấp) Qua bảng trên ta thấy, tài sản của Công ty bánh kẹo Hải Châu năm 2000 tăng 13,3% so với năm 1999 tương ứng với số tiền là 6.720,3 triệu đồng. Trong đó tài sản lưu động tăng 5.723,5 triệu đồng chiếm 7,18% so với năm 2000, tức 32,72% trong đó tài sản lưu động tăng 13.850,8 triệu, tài sản cố định tăng 4.834,9 triệu đồng. Năm 2002 tăng 2.682 triệu so với năm 2001, tài sản cố định tăng 1.570 triệu, tài sản lưu động tăng 1.112 triệu. Biểu đồ: Giá trị tài sản các năm Về nguồn vốn, nhìn chung công ty công ty có khả năng tự chủ về tài chính, năm 1999 vốn chủ sở hữu là 26.547,6 triệu đồng, đến năm 2000 là 32.564 triệu đồng tăng 6.016,4 triệu đồng so vớinăm 1999, đến năm 2001 là 33.220 triệu đồng tức chỉ tăng 674 triệu đồng so với năm 2000. Trong đó số nợ phải trả năm 2000 tăng 703,9 triệu đồng, năm 2001 tăng 18.029,7 triệu đồng. Như vậy, hệ số nợ của công ty năm 1999 là 0,473, năm 2000 là 0,4296 giảm 0,0433 so với năm 1999 còn năm 2001 thì hệ số nợ là 0,5716, tăng 0,1319 so với năm 2000. Vậy năm 2001 số nợ phải trả lớn hơn số vốn chủ sở hữu là 9.341 triệu đồng, điều này cho thấy công ty đã lợi dụng, chiếm vốn được. Tuy nhiên đây cũng là một vấn đề kinh doanh của công ty nếu công ty làm ăn không tốt. Sang đến năm 2002, công ty đã có cố gắng khắc phục tình trạng này. Công ty đã trả một phần nợ và tăng cường vốn chủ sở hữu nên hệ số tự chủ tài chính tăng lên 0,53 và hệ số nợ giảm xuống còn 0,47. 4.2. Đặc điểm về lao động Do những yêu cầu đặc thù của sản xuất, kinh doanh bánh kẹo nên vấn đề lao động của công ty có đặc điểm nổi bật là số lao động lớn, xấp xỉ khoảng 1000 người. Do đó, vấn đề quản lý lao động hiệu quả là rất quan trọng của công ty. Tỷ lệ nam/nữ khoảng 1/2. Các lao động nam chỉ đảm bảo những công việc nặng nhọc như vận chuyển, vận hành máy. Các lao động nữ được bố trí vào những công việc thủ công như đóng túi, đóng hộp, đòi hỏi khả năng chịu đựng, bền bỉ cao. Bảng 5: Tình hình số lao động Đơn vị tính: người Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Tổng số cán bộ công nhân viên 850 940 952 - Số cán bộ nam 248 295 304 - Số cán bộ nữ 602 645 648 Công nhân sản xuất 657 646 645 - Lao động hợp đồng 108 194 197 Nhân viên quản lý 85 100 110 (Nguồn: Phòng Kế hoạch - Vật tư cung cấp) Trong cơ cấu lao động, Công ty bánh kẹo Hải Châu cũng đã xây dựng được tỷ lệ hợp lý giữa bộ phận trực tiếp sản xuất và bộ phận quản lý, kinh doanh. Bộ phận quản lý, kinh doanh chỉ chiếm 1/10 trong cơ cấu lao động. Bộ phận này được bố trí hợp lý một mặt giúp công ty khai thác tốt khả năng lao động, mặt khác cũng giúp công ty không phải chịu gánh nặng trả lương. Bên cạnh việc xây dựng cơ cấu lao động hợp lý, công ty không ngừng có những biện pháp nâng cao trình độ của người lao động. Người lao động thường xuyên được đào tạo nâng cao tay nghề, kỹ năng quản lý. Bảng 6: Tình hình thực hiện công tác đào tạo lao động Công ty bánh kẹo Hải Châu Đơn vị tính: người Năm Đào tạo nghiệp vụ Bổ túc nâng bậc tay nghề Đào tạo lại nghề Nâng cao trình độ CBQL Tổng cộng 1998 45 129 29 71 274 1999 58 94 35 108 295 2000 40 107 42 38 227 (Nguồn: Phòng Kế hoạch - Vật tư cung cấp) 4.3. Đặc điểm về máy móc, công nghệ Hiện nay, Công ty bánh kẹo Hải Châu chia làm sáu phân xưởng, trong đó năm phân xưởng sản xuất sản phẩm là: - Phân xưởng bánh 1: có 2 dây chuyền sản xuất bánh Hương Thảo, bánh Hải Châu. - Phân xưởng bột canh: có 2 dây chuyền sản xuất bột canh thường, bột canh iốt. - Phân xưởng bánh II: có 2 dây chuyền sản xuất bánh kem xốp, bánh kem xốp phủ socola . - Phân xưởng kẹo: Có 2 dây chuyền nhập từ Đức tương đối hiện đại, có công suất cao. - Phân xưởng bánh mềm: có 2 dây chuyền sản xuất các loại bánh mềm cao cấp đang trong giai đoạn sản xuất thử. Như vậy, Công ty bánh kẹo Hải Châu hiện tại ứng dụng nhiều loại và nhiều thế hệ máy vào sản xuất bánh kẹo. Thiết bị có nhiều nguồn gốc. Bên cạnh những thiết bị thủ công lạc hậu, công ty có những thiết bị khá hiện đại. Đánh giá tổng quát, trình độ công nghệ của công ty ở mức hiện đại trung bình. Bảng 7: Tóm tắt tình hình thiết bị của Công ty bánh kẹo Hải Châu STT Tên dây truyền Số lượng (chiếc) Nước sản xuất Năm chế tạo Năm sử dụng Trình độ 1 Dây chuyền bánh Hương Thảo 1 Trung Quốc 1960 1965 Bán cơ khí, nướng bằng lò 2 Dây chuyền bánh Hải Châu 1 Đài Loan 1991 1991 Tự động, bao gói thủ công 3 Dây chuyền bột canh 1 Việt Nam 1978 1978 Thủ công 4 Máy trộn iốt 1 úc 1995 1995 - 5 Dây chuyền bánh kem xốp 1 CHLB Đức 1993 1994 Tự động, bao gói thủ công 6 Dây chuyền phủ socola 1 CHLB Đức 1996 1997 Tự động 7 Dây chuyền sản xuất kẹo cứng 1 CHLB Đức 1996 1997 Tự động, bao gói thủ công (Nguồn: Phòng Kế hoạch - Vật tư cung cấp) 4.4. Tình hình đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu chính Nguyên vật liệu sử dụng cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Nguyên vật liệu có tốt, cung cấp đúng, đủ, kịp thời về số lượng và chất lượng, chủng loại thì sản phẩm sản xuất ra mới đạt tiêu chuẩn về chất lượng. Thấy rõ được vấn đề đó công ty luôn coi trọng vấn đề mua, cung cấp và bảo quản nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất. Các loại nguyên vật liệu dùng cho quá trình sản xuất của công ty gồm rất nhiều loại như: bột mỳ, đường kính, mỳ chính, cụ thể về một số loại nguyên vật liệu chính như sau: * Bột mỳ: là loại nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng rất lớn trong sản phẩm của công ty (chủ yếu là bánh các loại). Nguyên liệu này chủ yếu được nhập từ các nước Pháp, Nga, ấn Độ, Trung Quốc. Việc nhập được thực hiện thông qua công ty thương mại Bảo Phước, công ty nông sản An Giang, công ty lương thực Thăng Long. Do phải nhập ngoại nên chịu sự biến động của thị trường thế giới. Để duy trì sản xuất ổn định, công ty cần chủ động nhập trực tiếp của nước ngoài hoặc qua phòng xuất nhập khẩu của Tổng công ty mía đường I. * Đường kính: đứng sau bột mì, nó chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất bánh kẹo, nguồn cung cấp chủ yếu là trong nước, nên giá cả tương đối ổn định, sản lượng dồi dào. Nhà cung cấp chính là nhà máy đường Lam Sơn, Quảng Ngãi. * Dầu ăn: được sử dụng ít nhưng cũng đóng vai trò đáng kể và rất cần thiết, thường là Margarin, Shoterning, dầu Shoterning thường được sử dụng khi sản xuất các sản phẩm cao cấp. Dầu ăn chủ yếu được nhập từ các cơ sở dầu Tân Bình (tp. HCM), dầu ăn Margarin nhập từ Malaisia thông qua Vinamex. * Muối và bột ngọt: là nguyên liệu chính dùng trong sản xuất bột canh. Nguồn nguyên liệu này tại công ty TNHH Thành Công (Tp. HCM) và của một số công ty khác như công ty muối Nam Định. * Bao bì: mặc dù bao gói đã có nhiều cải tiến nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường, đây là một khó khăn đối với công ty, hiện nay công ty vẫn phải nhập bao bì Nhật, Xingapo, công ty giấy Lam Sơn, mua túi PP, PE của công ty bao bì xuất khẩu Phú Thương, xí nghiệp in 27-7, in ở nhà máy in Tiến Bộ. * Hương liệu: là nguyên liệu quan trọng vì nó quyết định chất lượng của sản phẩm. Loại nguyên liệu này chủ yếu là nhập vì nguồn cung ứng trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu. III. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 1. Kết quả chung Với sự nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty và với đà phát triển chung của nền kinh tế, Công ty bánh kẹo Hải Châu có những thành tựu quan trọng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hiệu quả tổng hợp của Công ty bánh kẹo Hải Châu được phản ánh qua các chỉ tiêu ở bảng dưới đây. Bảng 8: Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của công ty bánh kẹo Hải Châu (2000-2002): Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2000 Giá trị Năm 2001 Năm 2002 Giá trị Mức tăng (%) Giá trị Mức tăng (%) Doanh thu có thuế Triệu đ 150.108 163.580 115,2 184.010 108,56 Tổng chi phí Triệu đ 121.353 139.480 114,94 152.563 109,38 Lợi nhuận ròng Triệu đ 3.036 3.416 135 5.140 150 Vốn sản xuất bình quân Triệu đ 57.095 75.781 132,7 78.463 103,5 Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu 0,0202 0,0208 100,29 0,028 134,6 Tỷ suất lợi nhuận/vốn sản xuất bình quân 0,053 0,045 85 0,065 144 Số lần chu chuyển của tổng tài sản Lần 2,63 2,16 81.3 2,35 108,8 (Nguồn: Phòng Kế hoạch - Vật tư cung cấp) Quan sát bảng trên, ta thấy các chỉ tiêu quan trọng đều có mức tăng trưởng rất lớn. Cụ thể là: * Doanh thu trong 3 năm tăng lên 33.902 triệu, tức tăng 22,6%. Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân 12%/1 năm. * Lợi nhuận ròng 3 năm tăng lên 2.106 triệu, tức tăng 69,36%. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận bình quân 18%/1 năm. Tuy nhiên ta cũng thấy rằng tuy doanh thu tăng cao qua các năm nhưng lợi nhuận tăng chạm hơn do chi phí cũng tăng nhanh. Chi phí trong 3 năm tăng lên 31.210 triệu, tức tăng 25,7%. Vì vậy, công ty cần có những biện pháp hạ thấp chi phí trong thời gian tới. Biểu đồ 2: Kết quả sản xuất chung của công ty trong 3 năm (2000-2002) Ngoài các chỉ tiêu trên ta thấy các chỉ tiêu khác cũng chứng minh sự thành công trong hoạt động của công ty: - Thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng 100.000 đ/năm. - Thị phần của công ty ngày càng tăng, chiếm khoảng 6% thị trường hiện nay, đứng thứ 3 trong cả nước, chỉ sau công ty Hải Hà ở miền Bắc. 2. Kết quả hoạt động sản xuất Theo đánh giá chung, kết quả hoạt động sản xuất của công ty trong thời gian qua rất khả quan. Điều này thể hiện qua các chỉ tiêu sau: - Sản lượng các mặt hàng tăng trung bình 11,5%/năm + Sản lượng bánh tăng trưởng trung bình 12,1% + Sản lượng kẹo tăng trưởng trung bình 4%. + Sản lượng bột canh tăng trưởng trung bình 13,4% Bảng 9: Sản lượng sản phẩm chủ yếu qua các năm 1998-2002 Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 - Bánh các loại 4.465 4.731 4.688 6.512 7.102 - Kẹo các loại 1.212 1.227 1.410 1.490 1.870 - Bột canh các loại 5.539 6.471 7.168 8.272 8.485 (Nguồn: Phòng Kế hoạch - Vật tư cung cấp) Qua bảng trên, ta cũng thấy sản lượng bánh chiếm khoảng 41% sản lượng toàn công ty, sản lượng kẹo chiếm 11% và bột canh chiếm 48%. Điều đáng chú ý là tỷ lệ này được giữ ổn định qua các năm. Biểu đồ 3: Cơ cấu sản lượng của công ty năm 2002 * Danh mục sản phẩm của công ty được mở rộng. Công ty đã liên tục đưa ra thị trường các sản phẩm mới như bánh opera, kem xốp, phomát, kẹo cứng trái cây, kẹo mềm trái cây, các loại socola, bánh mềm cao cấp. * Máy móc được sử dụng gần 100% công suất. 3. Kết quả tiêu thụ Trước khi phân tích kết quả tiêu thụ của công ty, chúng ta sẽ điểm qua các mảng thị trường của công ty để có hình dung rõ hơn về kết quả tiêu thụ ở sau. Để phân tích rõ thị trường của Công ty bánh kẹo Hải Châu, cần phân loại thị trường theo tiêu thức khác nhau. Phân tích thị trường theo tiêu thức địa lý: Công ty bánh kẹo Hải Châu kinh doanh chủ yếu trong thị trường nội địa trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Thị trường miền Bắc là thị trường trọng điểm của công ty, sự tham gia ở 2 miền Trung và Nam hạn chế. Điều này thể hiện rõ qua ở bảng sau: Bảng 10: Khối lượng bánh kẹo tiêu thụ theo miền công ty Hải Châu. Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Miền Bắc Tỷ trọng % 4.363 78,68 4.500 76.06 5.334 75,52 6.030 76,11 6.710 75,04 Miền Trung Tỷ trọng % 300 5,40 315 5.22 580 8,21 610 7,70 645 7,21 Miền Nam Tỷ trọng % 883 15,92 1.101 18,62 1.150 16,28 1.282 16,19 1.587 17,75 Cả nước Tỷ trọng % 5.545 100 5.916 100 7.063 100 7.922 100 8.942 100 (Nguồn: Phòng Kế hoạch - Vật tư cung cấp) Miền Bắc luôn tiêu thụ khoảng 75% - 80% khối lượng hàng của công ty, trong khi miền Trung và miền Nam chỉ dừng lại ở mức 20%. Trên cơ sở tập tủng vào thị trường miền Bắc, gồm có 144 tổng đại lý và đại lý, riêng ở Hà Nội là 73 tổng đại lý và đại lý, chỉ có 11 đại lý ở miền Trung, 28 tổng đại lý và đại lý ở miền Nam. Phân tích thị trường theo tiêu thức sản phẩm: Mảng thị trường tập trung của công ty là mảng thị trường về các loại bánh và bột canh. Công ty tuy có sản xuất các loại kẹo nhưng đây không phải là thị trường chính. Tỷ lệ sản lượng bánh/kẹo của công ty lại tập trung vào các sản phẩm bánh quy, bánh kem xốp. Các sản phẩm này đã tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Bánh kem xốp Hải Châu luôn là mặt hàng được người tiêu dùng lựa chọn qua nhiều năm. Bên cạnh các sản phẩm bánh, công ty đã rất thành công

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC472.doc