LỜI NÓI ĐẦU 1
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY MỸ NGHỆ XUẤT KHẨU VÀ TRANG TRÍ NỘI THẤT. 3
II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY MỸ NGHỆ XUẤT KHẨU VÀ TRANG TRÍ NỘI THẤT. 4
2.1. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh. 4
2.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh: 6
III. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG 3 NĂM GẦN ĐÂY CỦA CÔNG TY. 8
IV. VÀI NÉT ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY, MỤC TIÊU KẾ HOẠCH NĂM 2001 VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN. 9
4.1. Vài nét đánh giá về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian gần đây. 9
4.2. Mục tiêu kế hoạch năm 2001 và biện pháp thực hiện: 10
13 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1344 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của công ty Mỹ nghệ xuất khẩu và trang trí nội thất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986) đã đánh dấu một bước ngoặt to lớn cho sự phát triển nền kinh tế nước ta. Đó là sự chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Với sự chuyển đổi này mà từ sau Đại hội VI đén nay tình hình kinh tế- xã hội nước ta đã có những bước nhảy vọt rất đáng tự hào: Từ một nước liên tục bị thiếu lương thực đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới, từ một nước có mức lạm phát đến ba con số trở thành một nước có mức tăng trưởng ổn định, bền vững, lạm phát luôn giữ ở mức dưới hai con số, kim ngạch xuất nhập khẩu không ngừng phát triển với tốc độ cao, thu hẹp dần sự thâm hụt cán cân thanh toán. Đặc biệt năm 2000 tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu là 25%, được xem như là một yếu tố quan trọng góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Trong nền kinh tế thị trường hoạt động xuất nhập khẩu được xem là một yếu tố không thể thiếu, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu không những tạo ra nguồn thu ngoại tệ để nhập khẩu các máy móc, thiết bị phục vụ quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước mà còn góp phần tạo nguồn thu ngân sách,cải thiện cán cân thanh toán, tạo công ăn việc làm cho người lao động...Hàng thủ công mỹ nghệ mặc dù không phải là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực nhưng có ý nghĩa lớn trong sự phát triển của đất nước. Bên cạnh việc làm tăng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, tạo công ăn việc làm đây là một mặt hàng phát huy và bảo tồn truyền thống của dân tộc. Sự ra đời của các công ty mỹ nghệ nói chung và công ty Mỹ nghệ xuất khẩu và trang trí nội thất nói riêng không nằm ngoài ý nghĩa đó.
Trong nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế tri thức ngày nay, cán bộ kinh tế phải là những người có năng lực thực sự để theo kịp được sự biến đổi kinh tế diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong nước và trên thế giới. Cán bộ kinh tế không những phải nắm vững lý thuyết, cơ sở lý luận mà quan trọng hơn nữa là phải am hiểu thực tế.Đặc biệt là các cán bộ kinh tế trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Sau gần 4 năm được học trong nhà trường, được học hỏi thầy cô, bạn bè, được đoc và nghiên cứu thêm hiều tài liệu, những sinh viên kinh tế đã được trang bị cho mình những kiến thức cần thiết nhất cho một nhà kinh tế. Tuy nhiên, giữa lý thuyết và thực hành luôn có những khoảng cách nhất định, trong lĩnh vực kinh tế nói chung và lĩnh vực xuất nhập khẩu nói riêng cũng vậy. Vì vậy thực tập là một hoạt động rất bổ ích và không thể thiếu đối với sinh viên. Trong quá trình thực tập, sinh viên sẽ được tiếp cận dần với thực tế, biết phương án giải quyết những vấn đề nảy sinh mà sau này đi làm họ sẽ gặp phải. Sau hai tuần thực tập ở công ty Mỹ nghệ xuất khẩu và trang trí nội thất, em đã tìm hiểu và nắm được các nội dung sau:
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Mỹ nghệ xuất khẩu và trang trí nội thất.
II. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý sản xuất kinh doanh của công ty.
III. Kết quả sản xuất kinh doanh trong 3 năm gần đây của công ty.
IV. Một vài ý kiến đánh giá bước đầu và mục tiêu, kế hoạch sắp tới.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo: PGS_TS Hoàng Đức Thân cùng ban lãnh đạo, các cán bộ công nhân viên công ty Mỹ nghệ xuất khẩu và trang trí nội thất đã giúp em hoàn thành bản báo cáo tổng hợp này. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Thầy giáo, các Bác, cô chú, anh chị trong công ty để em hoàn thành được bài chuyên đề thực tập có kết quả tốt.
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Mỹ nghệ xuất khẩu và trang trí nội thất.
Công ty Mỹ nghệ xuất khẩu và trang trí nội thất trực thuộc tổng công ty thương mại và xây dựng- Bộ giao thông vận tải. Công ty Mỹ nghệ xuất khẩu và trang trí nội thất là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán kinh tế độc lập có tư cách pháp nhân đầy đủ. Hính thức sử dụng vốn: thuộc sở hữu nhà nước, gồm nguồn vốn cấp trên và nguồn vốn tự huy đọng của công nhân viên. Công ty có trụ sở và cơ sở sản xuất kinh doanh đặt tại 71 phố Bạch Đằng- Quận Hai Bà Trưng- Hà nội (có tên giao dịch bằng tiếng Anh: Fine art exports and interior decoration company).
Tiền thân của công ty này chỉ là một phân xưởng gốm sứ thuộc xí nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng xuất nhập khẩu, xí nghiệp này thuộc tổng công ty xuất nhập khẩu thiết bị vật tư giao thông vận tải I thuộc bộ giao thông vận tải. Phân xưởng này sản xuất với một quy mô nhỏ, chủ yếu tạo công ăn việc làm cho một số cán bộ, công nhân dư thừa của tổng công ty. Mặt hàng sản xuất chủ yếu lúc bấy giờ là hàng gốm sứ và những chi tiết trang trí bằng nguyên liệu thạch cao. Chỉ sau một thời gian ngắng số lượng công nhân tăng nhanh từ 10 lên 40 người. Đến tháng 5 năm 1996 nhận thấy được sự phát triển của phân xưởng Bộ giao thông vận tải đã ra quyết định 989/BGTVT (Ngày 9/5/1996) Về việc nâng cấp phân xưởng thành xí nghiệp gốm sứ Mỹ nghệ xuất khẩu và trang trí nội thất. Xí nghiêph hạch toán phụ thuộc vào tổng công ty Thương mại và xây dựng - Bộ giao thông vận tải. Thời điểm này xí nghiệp không còn sản xuất hàng gốm sứ nữa mà chuyển đổi công nghệ sản xuất mới đó là từ nhuững chất liệu nhựa tổng hợp với bột đá tự nhiên tạo ra những sản phẩm như các mặt hàng đồ chơi và quà lưu niệm. Ngoài ra, xí nghiêph còpn sản xuất thêm đồ mộc trang trí nội thất và đèn mỹ nghệ. Sản phẩm của xí nghiệp được tiêu thụ trong và ngoài nước (Xuất khẩu sang Đài Loan, Trung Quốc, Đức, Pháp...).
Kể từ năm 1996 xí nghiệp gốm sứ Mỹ nghệ xuất khẩu và trang trí nội thất đã tiếp nhận nhiều lao động và mở rộng sản xuất. Cho đến tháng 10/1999 nhìn thấy sự tiến triển và khả năng phát triển của xí nghiệp lãnh đạo tổng công ty Thương moại và xây dựng đã ra quyết định số 2967/1999/QĐ/BGTVT ngày 28/10/1999 về việc náang cấp xí nghiệp gốm sứ Mỹ nghệ xuất khẩu và trang trí nội thất thành công ty Mỹ nghệ xuất khẩu và trang trí nội thất thuộc tổng công ty Thương mại và xây dựng - Bộ giao thông vận tải. Công ty Mỹ nghệ xuất khẩu và trang trí nội thất là tổ chức sản xuất kinh doanh hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại ngân hàng (Kể cả ngân hàng Ngoại thương), được sử dụng con dấu riêng. Công ty thực hiện hạch toán quản lý sản xuất kinh doanh theo pháp luật nhà nước.
II. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty Mỹ nghệ xuất khẩu và trang trí nội thất.
2.1. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh.
Công ty Mỹ nghệ xuất khẩu và trang trí nội thất tổ chức bộ máy theo kiểu phân cấp đứng đầu là giám đốc công ty, giúp việc giám đốc là kế toán trưởng và các phòng ban chức năng.
Giám đốc công ty là người đứng đầu bộ máy lãnh đạo của công ty, đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm trước người bổ nhiệm và pháp luật nhà nước, là người điều hành mọi hoạt động của công ty.
Các phòng ban gồm có:
Phòng tài chính kế toán: Làm tham mưu cho giám đốc công ty xây dựng định hướng và lập kế hoạch công tác tài chính của công ty trước mắt cũng như lâu dài, quản lý tài sản, phân tích nguyên nhân lãi lỗ. Theo dõi, quản lý tài sản chặt chẽ bằng các nghiệp vụ đồng thời quan hệ trực tiếp với ngân hàng.
Phòng tổ chức lao động: Có nhiệm vụ quản lý công tác cán bộ, lao động tiền lương, quản lý toàn bộ hồ sơ của cán bộ công nhân viên, quản lý công tác tuyển dụng, đào tạo công nhân. Đồng thời thực hiện chức năng quản trị hành chính: Quản lý hệ thống điện nước sinh hoạt, tu sửa cảnh quan môi trường, công tác vệ sinh, công tác đời sống văn hoá cho cán bộ công nhân viên công ty.
Phòng kế hoạch sản xuất- kinh doanh: Phòng có nhiệm vụ tham mưu giúp giám đốc công ty lập kế hoạch, điều hành và quản lý toàn bộ các công tác: kế hoạch hoá sản xuất, kỹ thuật, cung ứng vật tư, trang thiết bị của công ty.Trực tiếp điều hành, tổ chức các công việc về triển lãm, hội thảo trong nước.
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Làm tham mưu cho giám đốc công ty thực hiện công tác về xuất nhập khẩu.Phòng nghiên cứu, vận dụng luật và các văn bản khác của nhà nước về xuất nhập khẩu để áp dụng cụ thể đối với các ngành nghề của công ty. Phòng tham gia tìm kiếm đối tác nước ngoài, kết hợp với phòng sản xuất kinh doanh để theo dõi đôn đốc việc sản xuất ở các phân xưởng, đảm bảo uy tín cho khách hàng. Phòng thực hiện các công tác qoảng cáo, hội chợ triễn lãm, hội thảo ở nước ngoài.
Phòng thiết kế mẫu: phòng chịu trách nhiệm về các hoạt động mỹ thuật của công ty, thiết kế mẫu để chào hàng, nghiên cứu thị trường, tìm hiểu thị hiếu của khách hàng. Xây dựng các định mức kinh tế, xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy trình công nghệ sản xuất.
Công ty có hai phân xưởng chính (ngoài ra còn có ổ sản xuất chao đèn và đồ mộc nội thất), mọi phân xưởng đều chịu sự quản lý của quản đốc phân xưởng. Quản đốc phân xưởng thuộc quân số của phòng kế hoạch sản xuất- kinh doanh chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty và phòng kế hoạch sản xuất kinh doanh. Quản lý các hoạt động sản xuất của phân xưởng, quản lý ngày giờ công.Truyền đạt đến công nhân ý kiến của giám đốc và báo cáo kịp thời các vi phạm trong sản xuất của công nhân lên các phòng ban chức năng. Quản đốc phân xưởng có quyền bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm các phó quản đốc.
Như vậy, mỗi phòng ban có nhiệm vụ và chức năng khác nhau song lại có mối liên hệ mật thiết với nhau nhằm tạo nên sự hoạt động liên tục có hiệu quả của công ty.
Hệ thống tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh tại công ty Mỹ nghệ xuất khẩu và trang trí nội thất được khái quát qua sơ đồ sau:
Phòng tổ chức lao động
Phòng tài chính kế toán
Phòng kế hoạch sản xuất - kinh doanh
Phòng xuất nhập khẩu
Phòng thiết kế mẫu
Giám đốc công ty
Phân xưởng đồ chơi
Phân xưởng gia công
2.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh:
Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, ngoài nhu cầu tối thiểu cho ngôi nhà người ta còn cần đến các đồ mỹ nghệ và trang trí nội thất đẹp phù hợp với từng hoàn cảnh, từng điều kiện. Vì thế việc nghiên cứu và tạo ra những sản phẩm mới, mẫu mã đẹp phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng là vấn đề mà công ty Mỹ nghệ xuất khẩu và trang trí nội thất đang và sẽ quan tâm. Hiện nay ngành nghề kinh doanh của công ty là sản xuất các sản phẩm thủ công Mỹ nghệ như gốm sứ, quà lưu niệm, đồ gỗ sơn mài, búp bê và các sản phẩm trang trí nội thất khác, gia công hàng xuất khẩu và xuất nhập khẩu kinh doanh các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nguyên vật liệu sản xuất, máy móc thiết bị nông lâm thuỷ hỉa sản, hàng tiêu dùng.
Công ty Mỹ nghệ xuất khẩu và trang trí nội thất có hai phân xưởng chính đặt cùng địa điểm với trụ sở công ty. Nhìn chung, hoạt động sản xuất chính của công tythực hiện tại các phân xưởng này. Nhiệm vụ của các phân xưởng:
- Phân xưởng đồ chơi: chuyên sản xuất các loại đồ chơi, quà lưu niệm bằng nguyên liệu thật cao, sản xuất búp bê.
- Phân xưởng gia công: chuyên gia công các mặt hàng mỹ nghệ, đồ chơi, quà lưu niệm cho khách hàng nước ngoài.
Quy trình gia công sản phẩm tại phân xưởng gia công:
Sau khi nhận được nguyên vật liệu từ cảng do khách nước ngoài đưa sang. Từ các chất liệu( thường là các loại chất dẻo như bột mỳ, PVC) công ty sẽ gia công theo khách hàng nước ngoài.
Từ bột mỳ các công nhân sẽ nhào nặn thành các sản phẩm, sau đó để cho sản phẩm khô tự nhiên, các sản phẩm khô sẽ được đóng gói cẩn thận trước khi giao cho khách hàng.
Từ PVC sau khi nặn và định hình sản phẩm, sản phẩm được cho vào luộc với nhiệt cao từ 1200 đến 1500C sau đó vớt, để nguội và đóng gói bao bì.
Quy trình sản xuất sản phẩm tại phân xưởng đồ chơi:
Từ các nguyên liệu (nguyên liệu chính: bột đá, nhựa và các chất xúc tác khác) được trộn thành hợp chất, sau đó đổ ra khuôn. Qua một thời gian nhất định sản phẩm khô lại, sản phẩm khô đó được đem sửa và trang trí để trở thành sản phẩm hoàn chỉnh cuối cùng là đóng gói sản phẩm.
III. Kết quả sản xuất kinh doanh trong 3 năm gần đây của công ty.
Đơn vị: 1.000đ
STT
Chỉ tiêu
Thực hiện năm 98
Thực hiện năm 99
Thực hiện năm 2000
So sánh 99/98
So sánh 2000/1999
Chênh lệch
Tỷ lệ %
Chênh lệch
Tỷ lệ %
1
Tổng giá trị sản lượng
1.980.250
2.156.000
2.350.460
175.750
8,9
194.460
9
2
Tổng doanh thu
2.108.569
2.326.950
2.585.000
218.381
10,4
258.050
11,2
3
Tổng chi phí
1.892.700
2.100.800
2.395.780
208.100
11
294.980
14
4
Tổng lợi nhuận
66.400
78.960
96.500
12.560
18,9
17.540
22,2
5
Nộp ngân sách Nhà nước
98.600
124.800
160.000
26.200
26,6
35.200
28,2
6
Tổng vốn kinh doanh
1.896.720
2.096.272
2.350.680
199.552
10,5
254.408
12,1
7
Tổng số lao động
110
130
160
20
18,2
30
23
8
Thu nhập bình quân/người
500
560
680
60
12
120
21,4
IV. Vài nét đánh giá về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian gần đây, mục tiêu kế hoạch năm 2001 và biện pháp thực hiện.
4.1. Vài nét đánh giá về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian gần đây.
Tiền thân của công ty là một xí nghiệp nhỏ của tổng công ty thương mại và xây dựng (VIETRACIMEX) chuyên sản xuất và kinh doanh hàng xuất nhập khẩu, chủ yếu tạo công ăn việc làm cho một số cán bộ công nhân dư thừa của công ty. Với mặt hàng sản xuất chủ yếu là hàng gốm sứ và những chi tiết trang trí bằng nguyên liêụ thạch cao. Sau gần sáu năm hoạt động, đặc biệt là từ năm 99 đến nay công ty đã tiếp nhận thêm nhiều lao động và mở rộng sản xuất thêm nhiều mặt hàng. Ngoài đồ chơi bằng gốm sứ còn có búp bê, hàng chân đèn, đồ trang trí nội thất, nhận gia công hàng xuất khẩu, cho thuê mặt bằng, kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị giao thông vận tải. Với những hoạt động đó doanh thu của công ty không ngừng tăng thêm. Công ty bước đầu đã tạo được niềm tin cho khách hàng trong và ngoài nước, bằng chứng là số đơn đặt hàng ngày nhiều với nhiều mẫu mã mới, đẹp. Năm 2000 công ty đã tham gia nhiều hội chợ: Hội chợ xuân, hội chợ nôen, hội chợ bờ hồ...đặc biệt là các hội chợ mang tầm quốc tế như: hội chợ EXPO, hội chợ Trung Quốc, hội chợ Nhật Bản, hội chợ MELIA...
Hoạt động chủ yếu của công ty là sản xuất hàng hoá tiêu dùng bán cho khách hàng trong và ngoài nước vì vậy việc quản lý các khâu vật tư, sản xuất, mẫu mã, đóng hàng, giao hàng được công ty đặt lên hàng đầu vì đây là các khâu tạo ra chất lượng sản phẩm, uy tín đối với khách hàng. Việc quản lý vật tư, hàng hoá, sản phẩm dở dang, đơn giá khoán tiền lương luôn đi vào nề nếp, ổn định:
- Vật tư, nguyên vật liệu được cấp phát theo định mức và có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ.
- Hàng hoá sau khi vẽ xong được nhập kho để tính lương. Hàng hoá khi xuát ra khỏi xưởng đều có phiếu xuất và có sự giám sát của phòng kế toán.
- Sản phẩm dỡ dang cuối tháng, cuối kỳ đều được kiểm kê do phân xưởng và phòng kế toán kết hợp.
Để kích thích sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, công ty thực hiệh chính sách đơn giá khoán tiền lương: công nhân của phân xưởng được chia theo nhóm, tổ khác nhau, moĩi nhóm, tổ đều có đơn giá khoán tiền riêng, phù hợp với công sức mà người công nhân bỏ ra. Ngoài ra công ty còn tổ chức thi kiểm tra tay nghề vào các đợt cho từng phân xưởng. Sau khi kiểm tra tay nghề các phân xưởng lên danh sách các công nhân có tay nghề cao để xin lãnh đạo công ty cho ký hợp đồng dài hạn. Tuy nhiên, ngoài những thành tựu đã đạt được trên công ty còn tồn tại những điểm cần khắc phục sau:
- ở khâu sản xuất: khâu sản xuất hàng trắng chưa triển khai được công tác thống kê tại bộ phận. Vì vậy chưa quản lý chặt chẽ định mức tiêu hao nguyên vật liệu của khâu hàng trắng. Việc trả lwong khoán của khâu này cũng chưa thật hợp lý.Hệ thống nhà xưởng, điều kiện làm việc của công nhân còn thiếu và chưa thật sự đảm bảo: chưa có hệ thống trần nhà chống nóng cho công nhân, chưa xử lý dứt điểm bụi do máy mài gây ra, chưa có nhà thay quần áo cho công nhân...
- Khâu đóng hàng: trong khi đóng hàng, bộ phận đóng hàng chưa thật khoa học cho nên đôi khi một số lô hàng xuất khẩu sang các nước bị gãy,vỡ gây ra những tổn thất không đáng có và làm ảnh hưởng uy tín của công ty đối với khách hàng.
- Về khâu phát triển thị trường: Công ty chủ yếu xuất khẩu qua hình thức trung gian, qua người quen ở nứoc ngoài, theo đơn đặt hàng của các nhà xuất khẩu trong nước, còn hình thức xuất khẩu trực tiếp với người nước ngoài còn hạn chế nên lợi nhuận chưa được tối đa. Mặt hàng của công ty còn bị cạnh tranh bởi rất nhiều đối thủ mạnh trong và ngoài nước, đặc biệt là các đối thủ Trung Quốc.
4.2. Mục tiêu kế hoạch năm 2001 và biện pháp thực hiện:
- Tiếp tục mở rộng sản xuất nhiều mặt hàng với nhiều mẫu mã đẹp hơn, kiểu dáng phong phú hơn. Đặc biệt là xưởng sản xuất búp bê bởi vì đây là mặt hàng mới, đẹp, giá cả hợp lý lại hợp với thị hiếu trong và ngoài nước. Không ngừng nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm để tạo được sự cạnh tranh có hiệu quả. Để làm đựoc việc này, công ty phải thực hiện tốt hơn nữa các khâu cung cấp vật tư, nguyên vật liệu, kiểm tra chặt chẽ các khâu sản xuất, có chính sách khuyến khích công nhân làm việc đạt hiệu quả cao nhất. Cụ thể là thực hiện ngay thống kê tại xưởng:
+ Thống kê về mặt nhân lực, thu nhập, ngày công. Từ đó làm cơ sở cho việc bình bầu, xét duyệt, khiển trách, khen thưởng...
+ Mở sổ theo dõi vật tư, công cụ, dụng cụ tại xưởng.
+ Bộ phận gia công theo đơn đặt hàng của Đài Loan phải được quản lý theo định mức.
+ Tiếp tục tổ chức thi tay nghề với bộ phận còn lại để kiẻm tra tay nghề của công nhân và xếp lương khoán cho từng bộ phận.
+ Tổ chức thi thợ giỏi.
Đối với tổ sơn tĩnh điện thì yêu cầu các công nhân phải nắm bắt kịp thời các quy trình sản xuất, các khâu kỹ thuật để hiệu quả công việc cao hơn.Đối với khâu đóng hàng phải đóng khoa học hơn với các công cụ chèn lót hợp lý hơn để tránh gãy, vỡ...
Ngoài ra công ty phải nâng cấp cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhà xưởng để công nhân thuận tiện làm việc như:
+ Làm hệ thống trần nhà chống nóng cho công nhân.
+ Xử lý dứt điểm bụi do máy mày gây ra.
+ Làm nhà thay quần áo cho công nhân.
+ Đảm bảo đủ ánh sáng, thoáng sạch cho công nhân làm việc.
- Mở rộng thị trường xuất khẩu với các biện pháp: tiếp tục duy trì và phát triển quan hệ với các khách hàng nước ngoài các năm trước. Để làm được việc này bên cạnh việc giao hàng đúng yêu cầu về chất lượng, mẫu mã, màu sắc, kiểu dáng, đúng thời hạn, giá cả hợp lý...công ty phải có các chính sách ưu tiên như: hạ giá, cho thanh toán chậm...Để có thêm nhiều khách hàng mới công ty phải đẩy mạnh hơn nữa khâu tiếp thị hàng hoá, tham dự thêm nhiều hội chợ, triển lãm, đặc biệt là các hội chợ quốc tế.
- Mở rộng sản xuất, kinh doanh trên nhiều lĩnh vực: đầu tư kinh doanh kho bãi, kinh doanh xuất nhạp khẩu thiết bị và dịch vụ vận tải, nhận đặt gia công các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác như: gốm sứ Bát Tràng, mây tre đan...
Với các chính sách cụ thể trên công ty dự tính số công nhân viên năm 2001 là 200 người với thu nhập bình quân là 800 nghìn đồng/tháng. Tổng doanh thu dự tính là 5 tỷ, nộp ngân sách Nhà nước 200 triệu, lợi nhuận sau thuế là 300 triệu, số hội chợ tham gia: 15.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC098.doc