chương I: Quá trình hình thành và phát triển của công ty SONA 1
I. sơ lược về quá trình hình thành của công ty SONA 1
1. Trước năm 1992 1
2. Năm 1992 1
3. Từ năm 1997 1
II. chức năng và nhiệm vụ của công ty 1
1. Một số chức năng cơ bản 1
2. Một số nhiệm vụ chính 2
III. cơ cấu bộ máy quản lý của công ty 3
1. Trước năm 1990 3
2. Từ năm 1990 đến nay 3
3. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 4
chương II: thực trạng hoạt động của công ty SONA 5
I. Đặc điểm chính về mặt hàng kinh doanh của công ty SONA 5
1. Cung ứng lao động 5
2. Xuất nhập khẩu hàng hoá 6
3. Đại lý bán vé máy bay 7
II. thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty SONA thời gian qua 7
1. Thực trạng cung ứng lao động 7
2. Thực trạng XNK hàng hoá 9
2.1 Xuất khẩu 10
2.2 Nhập khẩu 12
3. Hoạt động đại lý bán vé máy bay 13
III. đánh giá chung 14
chương III một số kiến nghị đối với hoạt động kinh doanh của công ty SONA 17
I. mục tiêu và phương hướng của công ty SONA trong thời gian tới 17
1. một số mục tiêu,phương hướng chung 17
2. mục tiêu và phương hướng của công ty SONA 17
II. các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty 17
18 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1224 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của công ty Sona, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa nền kinh tế Việt Nam vào những năm 1990 nhu cầu về xuất nhập khẩu để thực nhiêm vụ đổi mới đất nước là rất lớn. Nắm bắt được xu hướng đó, đồng thời nhận rõ được thế mạnh và tiềm năng có thể khai thác về nguồn lực trong công ty, công ty đã chủ động xin ý kiến chỉ đạo của Bộ, Cục sắp xếp lại nhân sự và tổ chức bộ máy hoạt động theo mục tiêu giữ ổn định để phát triển. Tiến hành thể chế hoá công tác tổ chức lao động của công ty bằng thể chế, nội quy phù hợp với quy định pháp luật của Nhà nước, của Bộ và của Cục. Công ty đã xây dựng bộ máy tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ và chức năng của mình. Cơ cấu này tạo ra sự quản lý chặt chẽ từ trên xuống dưới, từ Giám đốc đến các bộ phận, phòng ban, với bộ máy như vậy đã tạo nên một êkip làm việc hiệu quả. Kết quả của việc làm đó năm 1996 SONA đã mở thêm phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, nhằm thoả mãn hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ, từ năm 1997 phòng đã chính thức đi vào hoạt động và đem lại nguồn thu đáng kể cho công ty. Cùng với đó do yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng dịch vụ cung ứng lao động, tháng 3/2000 công ty đã thành lập thêm phòng đào tạo giá dục và hướng nghiệp lao động nhằm tổ chức đào tạo,giáo dục định hướng, bổ túc nghề cho người lao động trước khi đi lao động ở nước ngoài
Không ngừng phát triển hoạt động xuất khẩu lao động, thương mại, công ty cũng luôn tìm toài phát triển các hoạt động khác nhằm khai thác hết tiềm năng và tạo việc làm cho người lao động. Đó là nguyên nhân ra đời của Phòng đại lý bán vé máy bay của công ty SONA, được Bộ, Cục cho phép, được sự giúp đỡ của Tổng công ty Hàng không Việt Nam, sau một thời gian chuẩn bị, lắp đặt trang thiết bị, phòng đã chính thức đi vào hoạt động từ 24/8/2001
Bộ máy công ty SONA được tóm tắt ở sơ đồ sau
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Ban giám đốc: hiện nay đứng đầu là ông Lê Quang Đạt, giám đốc công ty do Bộ trưởng Bộ Lao Động thương binh xã hội bổ nhiệm. Giám đốc là người đại diện pháp nhân của công ty, quản lý và điều hành công ty, theo chế độ một thủ trưởng và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty trước pháp luật, trước Bộ lao động thương binh xã hội, cục quản lý với nước ngoài và trước toàn thể các cán bộ công nhân viên chức của công ty. Giám đốc trực tiếp theo dõi, chỉ đạo công tác thị trường, chế độ tài chính kế toán, các hoạt động tổ chúc hành chính, các kế hoạc và tổng hợp các báo cáo các hoạt động thanh tra, khiếu kiện, khen thưởng và kỷ luật có liên quan đến toàn bộ hoạt động của công ty SONA
Phó giám đốc cung ứng nhân lực: Phó giám đốc cung ứng nhân lực giúp giám đốc về thị trường xuất khẩu lao động, quản lý lao động ở nước ngoài, du học ở nước ngoài và các công tác khác công ty khi được phân công hoặc uỷ quyền. Phó giám đốc cung ứng nhân lực trực tiếp theo dõi chỉ đạo công tác tổ chức thực hiện hợp đồng về xuất khẩu lao động và hợp đồng về du học, tự túc ở nước ngoài đồng thời theo dõi và quản lý lực lượng lao động ở nước ngoài.
phó giám đốc đào tạo: phó giám đốc giúp giám đốc về công tác đào tạo, kinh doanh dịch vụ và các công tác khác vủa công ty khi được phân công hoặc được uỷ quyền. Trưc tiếp theo dõi và chỉ đạo các công tác có liên quan đến đào tạo, hoạt động đại lý vé máy bay và các hoạt động dịch vụ của phòng kinh doanh dịch vụ.
Phó giám đốc kinh doanh: phó giám đốc kinh doanh giúp giám đốc về công tác thị trường kinh doanh thương mại và các công tác khác của công ty khi có sự phân công uỷ quyền. Trực tiếp chỉ đạo công tác kinh doanh thương mại.
Phòng xuất khẩu lao động I & II: trước đây là phòng thông tin và cung ứng lao động có chức năng tham mưu, giúp giám đốc trong lĩnh vực khai thác thị trường cung ứng nguồn nhân lực trong và ngoài nước tổng hợp và phân tích thị trường lao động, có khả năng cung ứng nhân lực của công ty, tổ chức thực hiện các hợp đồng cung ứng nhân lực do công ty kí kết với đối nước ngoài.
Phòng đào tạo, giáo dục hướng nghiệp lao động: Là một phòng ban mới được thành lập 3/2000 có chức năng tham mưu giúp giám đốc công ty trong lĩnh vực tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo phục vụ cho nhiệm vụ kinh doanh xuất nhập khẩu lao động của công ty gồm: đào tạo, giáo dục, định hướng bồi dưỡng nâng cao trình độ nghề nghiệp, trình độ ngoại ngữ, và hướng nghiệp cho người lao động.
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá: đây cũng có thể xem là phòng ban mới do được thành lập năm 1996. Nhiệm vụ của phòng là tham mưu, giúp giám đốc trong lĩnh vực tổ chức và thực hiện các hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ hàng hoá trong và ngoài nước.
Phòng tài chính kế toán: khi mới thành lập có tên là phòng kế toán tài vụ có chức năng tham mưu, cung cấp thông tin và kiểm tra kế toán, giúp giám đốc quản lý và thực hiện hoạt động kinh doanh của công ty trong lĩnh vực kế toán tài vụ.
Phòng tư vấn du học: chức năng và nhiêm vụ của phòng là tham mưu giúp giám đốc quản lý, tổ chức thực hiện các hợp đồng dịch vụ đưa học sinh, sinh viên và những đối tượng khác có nhu cầu đi du học tại nước ngoài.
Phòng tổ chức hành chính: chức năng nhiệm vụ là tham mưu giúp giám đốc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực tổ chức cán bộ, đào tạo lao động, tiền lương, hành chính quản trị
Như vậy với mô hình được hoàn thiện cho đến hiện nay thực sự tạo được sự năng động hiệu quả trong hoạt động của công ty.
chương II: thực trạng hoạt động của công ty SONA
Đặc điểm chính về mặt hàng kinh doanh của công ty SONA
Cung ứng lao động
Hoạt động cung ứng lao động thực sự không phải là mới nhưng tiếp cận vào thị trường Việt Nam thì SONA là một trong những người dẫn đầu, lại là một doanh nghiệp nhà nước có uy tín nên công ty có nhiều lợi thế trong hoạt động kinh doanh. Với chức năng cung ứng lao động của mình SONA tổ chức tìm kiếm các hợp đồng về nhu cầu lao động của các doanh nghiệp nước ngoài, sau đó về nước tuyển dụng với danh ngĩa của chính công ty. Người lao động sau khi được tuyển dụng sẽ được giáo dục hướng nghiệp, bổ túc nâng cao trình độ,rồi mới được chuyển sang đối tác. Như vậy bằng quá trình hết sức chuyên nghiệp của mình, lao động mà công ty cung ứng luôn đảm bảo yêu cầu của phía đối tác
Trước đây thị trường chính của công ty là các nước Trung Đông, cùng với sự phát triển thị trường đó đã mở rộng hơn vươn tới nhiều nước như: Hàn Quốc, Nhật, Đài loan, Libia, U.E.A...với thị trường Nhật Bản luôn được công ty coi trọng, và được xem là một trong những thị trường truyền thống, chính vì vây có thể tự hào nói rằng SONA là một trong số ít doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận và phát triển sớm việc cung ứng và tu nghiệp sinh cho thị trường này từ những năm 1993. Với thị trường Đài Loan công ty cũng có những chiến lược riêng, và giờ đây đã xây dựng được hệ thống đối tác đáng tin cậy. Một văn phòng đại diện của công ty đã xuất hiện tại Đài Loan bảo đảm tốt cho hoạt động giao dịch, làm ăn lâu dài. Với thị trường Libia, sẽ là thiếu sót nếu không được kể đến, công ty luôn xác định đây là một thị trường truyền thống và đầy tiềm năng. ở đây công ty đã xây dựng và giữ quan hệ tốt với một số đối tác như MAN- GHH, Mirsurata... tuy vậy với những thị trường đã dẫn trên vẫn còn hạn chế so với chính tiềm năng của mình và trong thời gian tới công ty SONA sẽ không ngừng đẩy mạnh một số biện pháp để mở rộng hơn nữa thị trường lao động
Nguồn cung ứng lao động của công ty được lấy từ các tỉnh như Hà Nội, Hà Tây, Hưng Yên, Bắc Ninh... tuỳ thuộc vào nhu cầu lao động, nghành nghề phù hợp với từng hợp đồng và đơn hàng của các đối tác. Như vậy với phạm vi nguồn cung ứng không thể đáp ứng tốt ưu cầu công việc, trong thời gian tới công ty sẽ mở rộng nguồn cung ứng sang các tỉnh xa hơn
luôn xác định là mảng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty, xuất khẩu lao động của công ty SONA ngay một phát triển sẽ góp một phần lớn vào công cuộc xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Xuất nhập khẩu hàng hoá
Không được coi trọng như mảng cung ứng lao động những ngày đầu thành lập, xuất nhập khẩu hàng hoá đã có những bước đi khó khăn, nhưng với những chiến lược đúng đắn, bước đi hợp xu thế xuất nhập khẩu hàng hóa của công ty SONA đang ngày một vững bước tạo được vị thế trên thị trường xuất nhập khẩu đầy sóng gió.
Về hoạt động xuất khẩu, SONA chủ yếu nhận uỷ thác xuất khẩu cho các công ty trong nước. Các mặt hàng được xuất khẩu chủ yếu là nông sản như cà phê, hạt điều, tiêu, cao su... đồ mỹ nghệ, và một số mặt hàng khác.
Về hoạt động nhập khẩu, SONA chủ yếu nhận uỷ thác nhập khẩu cho các công ty trong nước, do vậy mặt hàng nhập của công ty khá đa dạng có thể kể đến như:
Hàng tiêu dùng: các loại hoa quả, bột ngọt, và một số vật dụng gia dụng khác
Sắt, thép
Thiết bị vật tư: máy móc xây dựng, máy móc nông nghiệp, và các thiết bị khác...
Các bạn hàng trong nước mà SONA có quan hệ, nhận uỷ thác xuất khẩu cũng như nhập khẩu có thể kể đến như: công ty TNHH Phú Thái, công ty TNHH Tự Cường, công ty TNHH Đại Minh. Ngoài ra còn một số công ty khác như: Tân Sao Việt, công ty Nam Tuấn, Xây lắp 7... tất cả đều có là những khách hàng truyền thống, có thể quan hệ làm ăn lâu dài.
thị trường nước ngoài của SONA là các nước ASEAN, Đài Loan, Nhật, Hoa Kì, Italia, Australia...
Đại lý bán vé máy bay
Bắt nhịp ngay nhu cầu tạo sự thuận tiện cho người lao động trong thủ tục xuất cảnh, được sự đồng ý của Bộ LĐTBXH, Cục, và Tổng công ty hàng không Việt Nam, đại lý bán vé máy bay của công ty đã ra đời. Giờ đây đại lý không chỉ bán cho lao động được công ty tuyển dụng mà còn là điểm hẹn tin cậy của tất cả khách hàng có nhu cầu đi nước ngoài bằng đường không. Hàng năm đại lý đã đóng góp không nhỏ vào doanh thu của công ty
thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty SONA thời gian qua
Thực trạng cung ứng lao động
Đất nước đang trên đà đổi mới, hợp tác quốc tế không ngừng được mở rộng, tận dụng lợi thế của mình SONA không ngừng mở rộng quan hệ với các bạn hàng trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động cung ứng lao động nói riêng. Vì vậy nhìn lại hoạt động cung ứng lao động những năm gần đây của công ty thực sự là những tín hiệu mừng. Cụ thể ta có thể thấy rõ qua bảng tổng kết 1
Bảng 1: cơ cấu lao động xuất khẩu đơn vị: người
TT
Năm
Nước
1999
2000
2001
2002
2003
SL
SL
TĐ(%)
SL
TĐ(%)
SL
TĐ(%)
SL
TĐ(%)
1
Đài loan
70
241
244,3
135
-44
730
440,7
864
18.4
2
Nhật bản
19
48
152,6
6
- 87,5
9
50
0
0
3
Libia
211
135
-36
82
- 39,3
230
180,5
96
-58.3
4
Malayxia
500
1508
201,6
2034
34.9
5
Tổng cộng
300
424
44,2
723
70,5
2477
242,6
2994
20.9
Nguồn: phòng tổ chức hành chính công ty SONA
Ghi chú: SL: số lượng lao động xuất khẩu
TĐ: tốc độ tăng trưởng năm
n: năm
TĐ= {[SL(n)- SL(n-1)]/SL(n-1)}*100
Tổng số lượng xuất khẩu lao động ra nước ngoài hàng năm tăng nhanh.Năm 2000 tăng 44,2% so với năm 1999, năm 2001 tăng 70,5% so với năm 2000, năm 2002 tăng 242,6% so với năm 2001 và đến năm 2003 tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài đã đạt con số 3231 người, tăng 30,4%. Như vậy từ năm 1998 đến 2000 số lao động không ngừng tăng khá nhanh, tuy nhiên vẫn thấy được quy luật tăng dần đều. Đó là do công ty không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, đảm bảo uy tín không chỉ phía đối tác ở nước ngoài mà cả ở chính những người đi xuất khẩu. Tuy nhiên đến năm 2002 số lao động đi làm được thống kê tăng đột biến là 242,6% so với năm 2001. Tìm hiểu nguyên nhân ta thấy có hai điều đáng nói, thứ nhất là do công ty đã mở thêm thị trường Malayxia. Và lý do thứ 2 là do lao động xuất khẩu của năm 2001 còn tồn phải chờ sang năm 2002 mới làm thủ tục xuất khẩu được, và cùng xem xét vấn đề này chúng ta đồng thời phát hiện một tình trạng báo động đó là việc phá hợp đồng, bỏ trốn ra ngoài làm gia tăng tại các thị trường Nhật Bản, Libia. Điều này được thấy rõ qua số lao động sang Nhật giảm 87,5% năm 2001 so với năm 2000 và Libia giảm 39,3%. Nguyên nhân của vấn đề này là do khả năng, chất lượng lao động của ta tại những thị trường này còn yếu không có khả năng cạnh tranh với thị trường quốc tế. Hơn nữa khi đã được nhận vào làm người lao động cảm thấy dường như không thể lâu dài được thêm vào đó là cái lợi trước mắt của việc bỏ ra ngoài làm, vô hình dung những điều này đã đem lại những tác động xấu. Trước vấn đề bức xúc đó ban lãnh đạo của công ty SONA đã chủ động tích cực tiến hành nhiều biện pháp giải quyết tháo gỡ, tăng cường các biện pháp quản lý giáo dục, cử đoàn sang Nhật Bản và Libia cũng như mời đối tác sang Việt Nam để cùng bàn bạc, xử lý những trường hợp bỏ trốn, ốm đau...Và kết quả là đã nhận được sự đánh giá cao về thiện chí từ phía các đối tác. Sang năm 2001 số lao động lại tăng lên ở mỗi nước. Nhưng đến năm 2003 thì số lao động lại giảm trông thấy, đến đây thì vấn đề cốt lõi đã bộc lộ đó là chất lượng lao động,lao động Việt Nam chưa đáp ứng được cho những thị trường yêu cầu cao. Đây chính vấn đề đặt ra cho công ty trong thời gian tới, từ vấn đề tìm nguồn phù hợp cho đến công tác tuyển chọn với thị trường Đài Loan, hàng năm thường chiếm khoảng 20-50% số lượng lao động lại luôn là một thị trường ổn định, chắc chắn công ty cần có biện pháp giữ vững mối quan hệ này. Đặc thù cơ bản của thị trường này đó là lao động được tuyển thường làm việc trong những nghành nghề mang tính chất tay nghề thấp, và vì vậy nó phù hợp với đa số thực trạng lao động Việt Nam
Nhu cầu công việc khá cao, cũng với tình hình tương tự đó là thị trường Malayxia. Tuy mới đặt quan hệ làm ăn nhưng thực sự đây là một thị trường hứa hẹn đầy tiềm năng
Hàng năm có một số lượng ngoại tệ không nhỏ của những người lao động nước ngoài đem về nước, góp phần đưa người lao động thoát khỏi cảnh nghèo đói, phát triển đất nước và những nỗ lực hiện tại của SONA đang góp phần không nhỏ vào điều đó.
Bảng 2: kết quả cung ứng lao động
Năm
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
2003
Doanh thu
2,746,080
402,960
5,902,480
20,738,160
60,238,225
Chi phí
2,501,800
3,659,800
5,388,850
18,923,150
49,638,225
Lãi
244,280
361,160
513,630
1,815,010
10,600,000
Nguồn: báo cáo công tác 2003 công ty SONA
Qua bảng tổng kết ta dễ dàng thấy được lợi nhuận của công ty thu về từ hoạt động cung ứng lao động, và những khoản lợi nhuận đó không ngừng tăng dần qua các năm với tốc độ khá cao. Có thể nói mặc dù luôn có sự xáo trộn trong thị trường cung ứng lao động, nhưng với nỗ lực của mình SONA không ngừng tìm kiếm những thị trường mới thay thế những thị trường đã mất, điển hình có thể đến thị trường Malayxia, từ đó làm cho doanh thu của công ty không ngừng tăng trưởng cao. Đây có thể nói là nỗ lực đáng khen ngợi của công ty SONA.
Điểm qua tình hình xuất khẩu của công ty SONA trong thời gian qua chúng ta có thể đưa ra một số nhận xét sau:
Công tác tuyển chọn của công ty SONA thể hiện được tính chuyên nghiệp cao
Công ty có quan hệ rộng, đáng tin cậy với các nhà tuyển dụng nước ngoài. Từ đó tạo được uy tín cao với người lao động
Bên cạnh những ưu điểm thì vẫn còn một số vấn đề cần hoàn thiện hơn nữa ở công ty
Công ty cần mở rộng hơn nữa thị trường ở nước ngoài để tránh sự phụ thuộc nhiều vào nhà tuyển dụng
Thực hiện tiêu chuẩn hoá những ưu cầu trong tuyển dụng, tránh tình trạng kéo dài với người lao động
Nâng cao hiệu quả hơn nữa trong công tác giáo dục hướng nghiệp, bổ túc nâng cao trình độ, thoả mãn tốt công việc
Thực trạng XNK hàng hoá
Như đã nói, công ty cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại (SONA) định hướng hoạt động trên hai mảng chính là Xuất khẩu lao động và XNK hàng hoá trong đó lấy xuất khẩu lao động làm chủ đạo. Với đặc trưng đó kinh doanh hàng hoá những năm trước đây hoạt động cầm chừng, hạn chế và dẫn đến đem lại hiệu quả không cao, đó cũng là điều dễ hiểu vì thời điểm đó thực sự thương mại Việt Nam nói chung cũng chưa thật sôi nổi. Tuy nhiên với tầm nhìn chiến lược, tin tưởng vào con đường đã chọn, SONA vẫn không ngừng phát triển hoạt động thương mại. và đến những năm gân đây nhận thấy thời cơ đã đến, công ty đã có những chuyển biến trong hoạt động kinh doanh thương mại. từ kiện toàn bộ máy tổ chức, nâng cao trình độ đội ngũ các bộ nhân viên nghiệp vụ, cho đến vấn đề vật chất và các điều kiện khác, làm cho thương mại và xuất khẩu lao động cùng song song phát triển, tạo thế vững chắc trong hoạt động kinh doanh của công ty trước mắt và lâu dài
2.1 Xuất khẩu
Trong hoạt động xuất khẩu của mình Công ty SONA chủ yếu nhận uỷ thác xuất khẩu, với các mặt hàng nông sản như: cao su, cà phê, tiêu...
Xuất phát là một nước nông nghiệp, nên từ lâu đã có thế mạnh xuất khẩu một số mặt hàng nông sản như cao su, cà phê...tuy nhiên trong những năm đầu thực hiện chức năng xuất nhập khẩu của mình thì nhiều công ty không có khả năng xuất nhập khẩu, do đó hoạt động uỷ thác của công ty tỏ ra rất phù hợp. Phát huy lợi thế của một doanh nghiệp nhà nước về uy tín, khả năng về vốn, công ty đã có quan hệ với nhiều bạn hàng thực hiện được nhiều hợp đồng, hoạt động xuất khẩu với tư cách uỷ thác của công ty không ngừng phát triển
Từ năm 2001 nhà nước ban hành những chính sách, tạo sự thông thoáng trong hoạt động xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu với tư cách uỷ thác của công ty, một số bạn hàng đã chủ động thực hiện xuất khẩu, các đơn hàng đã giảm đi trông thấy, tuy nhiên sau một thời gian thực hiên hoạt động xuất khẩu mặc dù với tư cách uỷ thác xong công ty đã rút ra không ít kinh nghiệm, tạo dựng được những mối quan hệ với các bạn hàng ở nước ngoài, do đó công ty đã kịp thời thích bắt đầu thực hiện xuất khẩu trực tiếp. Về tình hình xuất khẩu uỷ thác và trực tiếp ta có thể xem xét qua bảng sau:
Bảng 3: tình hình xuất nhập khẩu uỷ thác và trực tiếp của công ty SONA
TT
Năm
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
2003
GT
TT
GT
TT
GT
TT
GT
TT
GT
TT
1
Uỷ thác
1003
80
657
83
509
12
448
7
740
5
2
Trực tiếp
251
20
136
17
3121
88
5954
93
13927
95
3
Tổng KN
1254
793
4430
6402
14667
Nguồn: phòng xuất nhập khẩu hàng hoá.
Ghi chú: GT: giá trị( 1000USD)
TT: tỉ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu uỷ thác và trực tiếp(%)
Tổng KN: tổng kim ngạch xuất khẩu(1000USD)
Qua bảng tổng kết trên ta nhận thấy tỉ trọng về thực hiện trực tiếp hoạt động xuất nhập khẩu của công ty đã thay đổi nhanh chóng. Nếu năm 1999 hoạt động uỷ thác còn chiếm 80%, còn hoạt động trực tiếp chỉ chiếm 20% thì đến năm 2001 thì tỉ trọng đã hoàn toàn đảo ngược. Năm 2001 hoạt động uỷ thác chỉ chiếm 12% và hoạt động trực tiếp đã lên tới 88% và trong những năm xu hướng đó vẫn tiếp tục phát triển, cũng nói thêm rằng kim ngạch xuất khẩu của công ty luôn chiếm một tỉ trọng nhỏ so với kim ngạch nhập khẩu xong có được kết quả đó thì hoạt động xuất khẩu cũng đóng góp một phần không nhỏ. Và điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển thực tế
Ta có thể thấy rõ hơn tình hình hoạt động xuất khẩu của công ty SONA qua bảng 4
Bảng 4: Kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty SONA
Đơn vị: 1000USD
Năm
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
2003
GT
GT
TT
GT
TT
GT
TT
GT
TT
Xuất khẩu
505
305
38
737
17
2088
33
5267
36
Nhập khẩu
748
488
62
3693
83
4314
67
9400
64
Tổng
1254
793
4430
6420
14667
Nguồn: phòng xuất nhập khẩu hàng hoá
Ghi chú: GT: giá trị(1000 USD)
TT: tỉ trọng trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu(%)
Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu của công ty nhìn chung tăng qua các năm và tăng với tốc độ khá cao. Nếu 2000 doanh thu đạt được là 305000USD thì đến năm 2002 đã đạt 2088000USD và con số 5267000USD vào năm 2003, đây thực sự là minh chứng hùng hồn cho sự lớn mạnh và phát triển của công ty
Với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là hàng nông sản( cao su, cà phê, tiêu...) có giá trị không phải là cao, đặc biệt là tính không ổn định, hoạt động kinh doanh của công ty vẫn vững bước đi lên. Hẳn chúng ta còn chưa quên việc tụt giá của cây cà phê trong vài năm trở lại đây, đặc biệt là năm 2001 đầu 2002, cùng đó là sự bấp bênh của cây tiêu, vẫn biết đó là đặc trưng của hàng nông sản xong cũng gây không ít khó khăn cho các nhà kinh doanh nói riêng và nền xuất khẩu hàng nông sản cả nước nói chung. Nhưng với SONA vẫn giữ một tốc độ phát triển ổn định. Theo báo cáo công tác 2003 của công ty về xuất khẩu, mặt hàng cao su đạt trị giá là 3.500.000USD, và cà phê, hạt tiêu đạt trị giá là 1.500.000USD Điều đó chứng tỏ một năng lực canh tranh cao, tạo dựng được một vị thế tốt trên thương trường
Như vậy, vừa rồi chúng ta đã có được cái nhìn hết sức tổng quát thực trạng xuất khẩu của SONA, chắc chắn chúng ta không thể phủ nhận những kết quả mà công ty đã đạt được
Thủ tục tiến hành hoạt động xuất khẩu được diễn ra nhanh chóng, thuận tiện bởi đội ngũ nhân viên có năng lực, giàu kinh nghiệm
Công ty có một nguồn vốn lớn, chủ động cao để phục vụ hoạt động kinh doanh trong đó có hoạt động xuất khẩu, đặc biệt trong đó phải kể đến khả năng huy động vốn từ ngân hàng. công ty có những mối quan hệ tốt với các ngân hàng
Công ty đã tạo một uy tín tốt trong hoạt động xuất khẩu nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung
Công ty có khả năng khai thác các nguồn hàng mà cả thị trường tiêu thụ
Tuy nhiên trong hoạt động xuất khẩu của công ty vẫn còn tồn tại những hạn chế như trong báo cáo công tác năm 2003 đã chỉ rõ
Trước hết đó là khả năng cạnh tranh của công ty cần phải nâng cao hơn nữa, thật vậy khi tiếp cận với thị trường thế giới rộng lớn, cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài phải hơn họ thì mới mong thắng trong kinh doanh
Nâng cao hơn nữa khả năng quản lý, từ đó sử dụng hiệu quả nguồn vốn, giảm thiểu chi phí trong xuất khẩu. Có lẽ đây cũng là một hạn chế nữa mà SONA cần khắc phục trong thời gian tới
2.2 Nhập khẩu
Các mặt hàng mà công ty nhập khẩu là Sắt thép, máy móc thiết bị, ôtô vận tải...và cũng như xuất khẩu công ty kết hợp cả hai hình thức là uỷ thác và trực tiếp nhập khẩu. Nhưng những năm gần đây công ty đang đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu trực tiếp, tạo sự chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình, thể hiện điều này ta có thể quan sát qua bảng 3, tỉ trọng thực hiện xuất nhập khẩu trực tiếp tăng dần qua các năm và chiếm 95% năm 2003, đặc biệt khi mà tỉ trọng hàng nhập khẩu lại luôn chiếm tỉ trọng lớn trong hàng hoá xuất nhập khẩu, qua bảng 4 ta thấy nó chiếm từ khoảng 60 - 80%. Các mặt hàng như sắt, thép... luôn có một giá trị lớn hơn nhiều so với hàng nông sản
Cũng qua bảng 4 ta thấy giá trị hàng nhập khẩu không ngừng tăng dần từ năm 2000 và đạt 9.400.000 USD năm 2003 là một con số không nhỏ. Cũng qua bảng 4 ta nhận thấy giá trị nhập khẩu của năm 2000 lại thấp hơn năm 1999, và chúng ta cần làm rõ vấn đề này. Hẳn chúng ta còn chưa quên cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu á trong năm 1999, 2000, đây chính là nguyên nhân sâu xa của vấn đề. Cuộc khủng hoảng đã gây không ít khó khăn cho công ty và làm giá trị nhập khẩu năm 2000 chỉ đạt 488.000 USD giảm đi 260.000 USD so với năm 1999. Ngoài ra chúng ta cũng phải kể đến việc nhà nước chính thức ban hành việc thuế giá trị gia tăng kèm theo biểu thuế giá trị gia tăng với sự thay đổi liên tục của biểu thuế xuất nhập khẩu, bảng giá tối thiểu... gây nên sự biến động về cơ cấu hàng hoá trong nền kinh tế , và từ đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và nhập khẩu hàng hoá nói riêng
Về mặt hàng của công ty trong hoạt động nhập khẩu như đã nói bao gồm: máy móc thiết bị, ôtô... qua bảng 5 chúng ta sẽ thấy rõ hơn tình hình hoạt động nhập khẩu của công ty trong thời gian qua
Bảng 5: Mặt hàng nhập khẩu của công ty SONA
TT
Năm
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
2003
GT
TĐ
GT
TĐ
GT
TĐ
GT
TĐ
1
Máy móc thiết
bị, ôtô vận tải
221
127
- 42,6
1.489
1072,4
1.735
16,5
2.641
53
2
Sắt thép
402
300
- 28,6
1.789
496,3
2.120
18,4
9.240
335
3
Hàng hoá khác
108
61
- 43,3
415
580,3
459
10,6
1.320
188
4
Tổng cộng
731
488
- 34,9
3.693
656,8
4.314
16,8
13.201
206
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh
Qua bảng trên ta thấy giá trị các mặt hàng nhập khẩu của công ty tăng đều qua các năm 2001, 2002, 2003. Đặc biệt trong năm 2001 có một sự tăng đột biến so với năm 2000, kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị, ôtô vận tải là 1.489 nghìn USD, tăng 1072,4% so với năm 2000. Kim ngạch nhập khẩu sắt thép là 1.789 tăng 496,3% các hàng hoá khác như hàng gia dụng, hoa quả tươi cũng tăng mạnh. Điều này là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ khu vực như đã nói trong phần xuất khẩu và đến đây ta thấy nó ảnh hưởng đến nhập khẩu của công ty, làm cho kim ngạch từ hoạt động nhập khẩu giảm mạnh trong năm 2000. Tuy nhiên có được những khởi sắc trong năm 2001, 2002 không chỉ đơn thuần nền kinh tế khu vực vượt qua được cuộc khủng hoảng mà là do sự chuyển hướng tích cực của công ty từ uỷ thác sang thực hiện trực tiếp các hợp đồng. Điều này ta có thể thấy rõ qua bảng 3. Và như vậy theo số liệu gần nhất năm 2003 kim ngạch nhập khẩu của công ty là 9.400.000 USD
Hoạt động đại lý bán vé máy bay
Đến nay hoạt động đại lý này của công ty đã đã phục vụ được gần 3 năm. Hệ thống thiết bị phục vụ cho hoạt động đã được hoàn chỉnh đáp ứng tốt yêu cầu công việc, cán bộ nhân viên hiện nay biên chế là 10 người với trình độ nghiệp vụ vững
Tuy mới đi vào hoạt động, đang trong quá trình xâm nhập rút kinh nghiem, tim kiếm khai thác phát triển
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC809.doc