Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Bảo Quân

 

Lời mở đầu 1

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH BẢO QUÂN 2

I. Quá trình hình thành công ty TNHH Bảo Quân 2

II. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 2

III. Đặc điểm tổ chức bộ máy của công ty 3

IV. CƠ CẤU VÀ ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY 7

1. Cơ cấu bộ máy kế toán của công ty bao gồm 7

2. Chế độ kế toán áp dụng trong công ty: 7

V. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 8

PHẦN HAI 10

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC TÀI CHÍNH 10

VÀ KẾ TOÁN NVL TẠI CÔNG TY 10

I. PHÂN TÍCH KẾT CẤU TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN 10

1. Nguồn vốn 10

2. Tình hình phân bổ vốn: 11

II. TÌNH HÌNH VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY : 11

1.Vốn cố định: 12

2. Vốn lưu động: 12

iii. công tác kế toán nguyên vật liệu 15

1. Hình thức kế toán sử dụng 15

1. Quá trình kế toán NVL tại công ty TNHH Bảo Quân 15

1.1 Phân loại và đánh giá NVL: 15

1.2 Thủ tục nhập, xuất kho NVL tại công ty TNHH Bảo Quân: 16

2.2.1 Trình tự nhập kho vật liệu. 16

2.2.2 Trình tự xuất kho. 16

2.2.3 Công tác kiểm kê. 16

PHẦN III 17

MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT VỀ CÔNG TÁC 17

KẾ TOÁN NVL TẠI CÔNG TY 17

I.NHẬN XÉT: 17

1. Ưu điểm: 17

2.Tồn tại: 17

II. ĐỀ XUẤT: 17

KẾT LUẬN 19

NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY TNHH BẢO QUÂN 20

 

 

doc22 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1254 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Bảo Quân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mà đặc biệt là các doanh nghiệp xây dựng cơ bản phải tìm ra con đường đúng đắn và phương án sản xuất kinh doanh tối ưu để có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường. Dành lợi nhuận tối đa, cơ chế hạch toán đòi hỏi các doanh nghiệp xây dựng cơ bản phải trang trải được các chi phí bỏ ra và có lãi. Mặt khác, các công trình xây dựng cơ bản hiện nay đang tổ chức theo phương thức đấu thầu. Do vậy giá trị dự toán được tính toán một cách chính xác. Điều này không cho phép các doanh nghiệp sử dụng lãng phí vốn đầu tư. Để đáp ứng các yêu cầu trên, các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất phải tính toán được các chi phí sản xuất bỏ ra một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời. Hạch toán chính xác chi phí là cơ sở để tính đúng tính đủ giá thành. Từ đó giúp cho doanh nghiệp hạ thấp chi phí tới mức tối đa, hạ thấp giá thành sản phẩm, biện pháp tốt nhất để tăng lợi nhuận. Bởi vì vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong kết cấu giá thành sản phẩm. Đặc biệt trong xây dựng cơ bản chiếm tới 70% giá trị công trình. Vì vậy làm tốt công tác kế toán NVL là nhân tố quyết định làm hạ thấp giá thành, tăng thu nhập cho doanh nghiệp. Đây là một vấn đề đang được các doanh nghiệp quan tâm hiện nay. Sau thời gian thực tập tại Công ty TNHH Bảo Quân em đã được tìm hiểu thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác hạch toán kinh doanh của công ty, em nhận thấy công tác kế toán NVL cũng được công ty quan tâm nhằm mục đích tiết kiệm vật tư để hạ giá thành sản phẩm. Trong thời gian thực tập tại công ty, Em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các cô các bác phòng Tài chính-Kế toán công ty với sự giúp đỡ của Giáo viên hướng dẫn Trần Thị Kim Oanh em đã hoàn thành bản báo cáo này. Báo cáo gồm 3 phần chính: Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Bảo Quân Tình hình tài chính kế toán của công ty Một số nhận xét và đề xuất. Trong quá trình viết báo cáo và phân tích em không tránh khỏi thiếu sót. Em kính mong sự góp ý, chỉ bảo và giúp đỡ của các thầy cô. Giới thiệu chung về công ty tnhh bảo quân I. Quá trình hình thành công ty TNHH Bảo Quân Công ty TNHH Bảo Quân là loại hình công ty TNHH 2 thành viên được thành lập vào 26-02-2001 Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0102002027 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 26-02-2001 Tên công ty : Công ty TNHH Bảo Quân Tên giao dịch quốc tế : Bao Quan Co.,Ltd Địa chỉ : Số 118 Hoàng Văn Thái - Phường Phương Mai– Quận Thanh xuân- Hà Nội Mã Số Thuế : 01.011.00.307 Đại diện pháp luật: Ông Bùi Xuân Trung- Giám đốc Kế toán trưởng : Mai Thị Mỵ Với số vốn kinh doanh là: 8.000.000.000 đồng Trong đó: Vốn lưu động: 3.700.000.000 triệu đồng Vốn cố định: 4.300.000.000 triệu đồng II. Chức năng nhiệm vụ đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty Chức năng: Xây dựng và Thương mại Nhiệm vụ: Tổ chức xản xuất kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật Trong suốt gần 4 năm hoạt động và phát triển, Công ty TNHH Bảo Quân đã có đóng góp lớn trong khối sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp ngoài quốc doanh của Hà nội. Từ chỗ chỉ có 20 cán bộ công nhân viên ngày thành lập, doanh thu năm cũng chưa cao.Đến nay Công ty đã đảm bảo việc làm cho 35 cán bộ công nhân viên, tài sản và vốn có trên 10 tỷ đồng, quỹ đầu tư mới cũng không ngừng được gia tăng, thu nhập bình quân mỗi năm của một lao động tăng cao, gấp hơn 3 lần so với trước kia, cuộc sống và điều kiện làm việc của người lao động được cải thiện rõ rệt. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp : Là doanh nghiệp xây dựng có tính đặc thù riêng biệt, các công trình xây dựng hầu hết có khối lượng lớn và chia làm nhiều công đoạn, công việc thường xuyên phải thực hiện ngoài trời nên chịu nhiều ảnh hưởng yếu tố của thiên nhiên. Luôn luôn phải lưu động theo các công trình hoặc hạng mục công trình. Phạm vi hoạt động của xí nhiệp trong cả nước. Công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ, hạch toán kinh doanh độc lập, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng, được đăng ký kinh doanh theo nhiệm vụ quy định được ký kết hợp đồng kinh tế với tất cả các chủ thể kinh tế trong và ngoài nước. Được huy động mọi nguồn vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh. Hình thức sở hữu vốn : Sở hữu tư nhân Hình thức hoạt động : Xây dựng cơ bản Lĩnh vực kinh doanh: Xây lắp các công trình điện dưới 35 kw Xây dựng các công trình giao thông thuỷ lợi Xây dựng các công trình ký thuật hạ tầng: đường giao thông trong công trường, san nền Xỷ lý chống ăn mòn kim loại Khai thác chế biến khoáng sản Dịch vụ cho thuê tài sản ( máy móc thiết bị phục vụ xây dựng ) Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng III. Đặc điểm tổ chức bộ máy của công ty Bộ máy quản lý của công ty đứng đầu là giám đốc Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ,có trách nhiệm về quản lý chung toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả sản xuất kinh doanh và các khoản nghĩa vụ đối với nhà nước. Phó giám đốc phụ trách lĩnh vực sản xuất: Thay mặt giám đốc điều hành trực tiếp mọi hoạt động về sản xuất Kế toán trưởng phụ trách lĩnh vực tài chính và hạch toán kinh doanh của công ty. Công ty tổ chức cơ cấu gồm các phòng ban sau: Phòng tài chính - kế toán: Có chức năng giám đốc về tài chính, theo dõi mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty dưới hình thái tiền tệ, hạch toán kế toán các nghiệp vụ phát sinh ở công ty thông qua hạch toán các khoản thu mua, nhập khẩu, xuất khẩu hàng hoá, các chi phí phát sinh, doanh thu, thanh toán với khách hàng, nhà cung ứng, ngân hàng, cơ quan thuế … theo đúng các chế độ kế toán của Nhà nước và công ty; tham gia đề xuất với Ban giám đốc các biện pháp tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh trong quyền hạn và trách nhiệm của mình. Phòng kinh doanh: có nhiện vụ tổ chức tiêu thụ hàng hoá, tiếp xúc với khách hàng, thăm dò thị trường, có chức năng đề ra các kế hoạch kinh doanh để đáp ứng yêu cầu của thị trường. Phòng kỹ thuật thi công : Quản lý, hướng dẫn công tác kỹ thuật thi công và an toàn trong công ty. Phòng tổ chức hành chính:Xây dựng cơ cấu tổ chức sản xuất và quản lý toàn bộ lao động, quản lý công tác tiền lương, thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động. Ngoài ra công ty còn có: 03 đội xây lắp Phụ lục : 07 sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất của công ty Giám đốc Bùi Xuân Trung Phó giám đốc Đơn vị: VNĐ Phòng tổ chức hc Phòng kt thi công Phòng KD - K.hoạch Phòng tc kế toán đội công trình III đội công trình II đội công trình I Ghi chú: ___________ Quan hệ chỉ đạo trực tiếp ...................... Quan hệ phối hợp thực hiện Biểu mẫu 7: Sổ số dư vật liệu Tháng 01 năm 2003 Kho công ty Mã vật tư Tên vật tư ĐVT Tồn đầu kỳ Tháng Số lượng Tiền Số lượng Tiền CA Cát chuẩn M3 0 0 50 8.250.000 XA Xăng A92 Lít 0 0 1.800 9.642.600 Tổng cộng 0 0 1.850 17.892.600 IV. Cơ cấu và đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 1. Cơ cấu bộ máy kế toán của công ty bao gồm Trưởng phòngTài chính-kế toán: Là người phụ trách chung trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát hoạt động kinh tế giúp ban giám đốc có hướng chỉ đạo toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phó phòng Tài chính- kế toán (kế toán tổng hợp): Phụ trách tổng hợp tất cả các số liệu,xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, lập báo cáo tài chính. Kế toán viên: thu, chi tiền mặt, tiền gửi và xử lý hạch toán các chứng từ. Thủ quỹ: quản lý tiền mặt, thực hiện thu chi tiền mặt tổ chức phòng tài chính- kế toán Trưởng phòng tài chính kế toán ( Kế toán trưởng) Phó phòng tài chính kế toán ( Kế toán tổng hợp) Thủ quỹ Kế toán viên 2. Chế độ kế toán áp dụng trong công ty: Chế độ kế toán: áp dụng chế độ kế toán đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ Niên độ kế toán: áp dụng theo năm, niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán và nguyên tắc phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác. Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam Phương pháp chuyển đổi ngoại tệ: Theo tỉ giá trên thị trường liên ngân hàng nhà nước VN. Hình thức ghi sổ kế toán: hình thức kế toán “nhật ký chung” và toàn bộ hạch toán được hiện trên máy tính áp dụng phần mềm kế toán Cads. Phương pháp kế toán TSCĐ: Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: theo nguyên giá, hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại đang theo dõi, không đánh giá lại mà chỉ phân loại. Phương pháp áp dụng và các trường hợp khấu hao đặc biệt: khấu hao cơ bản của TSCĐ được tính theo phương pháp đường thẳng. Mức khấu hao được xác định theo quyết định 166/1999/TC/QĐ/CSTC ngày 25/12/1999 của bộ tài chính. Phương pháp kế toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên. Phương pháp tính các khoản dự phòng, trích nộp và hoàn nhập: chưa tiến hành. Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ. V. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Bảng 1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2003-2004 Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Chênh lệch % 1.Tổng doanh thu 11.010.149.886 13.795.885.035 2.785.735.149 25.3 2.Doanh thu thuần 11.010.149.886 13.657.789.797 2.647.639.911 24.05 3.Giá vốn hàng bán 10.479.142.237 12.670.034.326 2.190.892.089 20.91 4.Lợi nhuận gộp 531.007.649 987.755.471 456.747.822 86.02 5.Chi phí quản lý 424.396.542 931.340.275 506.943.733 119.5 6.Lợi nhuận thuần từ HĐKD 34.203.604 56.415.196 22.211.592 64.94 7.Tổng lợi nhuận trước thuế 35.159.414 56.415.196 21.255.782 60.46 8.Thuế thu nhập DN 9.389.754 18.052.863 8.663.109 92.26 9.Lợi nhuận sau thuế 25.769.660 38.362.333 12.592.673 48.87 -Nguồn tài liệu: Báo cáo tài chính của công ty TNHH Bảo Quân năm 2003-2004 Qua bảng số liệu cho thấy tổng quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong 2 năm qua là tương đối tốt. Doanh thu tăng lên: Năm 2003 doanh thu chỉ đạt 11010149886 đồng thì năm 2004 đạt đến 13795885035 đồng tương ứng 25.30%. Đây là một kết quả đáng kích lệ đối với một doanh nghiệp nói chung và công ty TNHH Bảo Quân nói riêng. Lợi nhuận gộp năm 2003 so với năm 2004 tăng 456747822 đồng, tỉ lệ tăng là 86.02% Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 506943733 đồng so với năm 2003, tỉ lệ tăng 119.5% là quá lớn. Chi phí quản lý của công ty cần phải giảm trong những năm tiếp theo. Lợi nhuận sau thuế của công ty tăng đáng kể. Nếu năm 2003 lợi nhuận sau thuế đạt 25769660 đồng thì năm 2004 đạt 38362333 đồng hay 48.87%. Nhìn chung công ty hoạt động khá tốt, lợi nhuận sau tăng hơn nhiều so với năm trước. Công ty cần duy trì tốt hoạt động sản xuất kinh doanh. phần hai tình hình thực hiện công tác tài chính và kế toán NVL tại công ty I. phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn 1. Nguồn vốn Nguồn hình thành vốn được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2: Nguồn hình thành vốn của công ty Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Chênh lệch Số tiền % Số tiền % Số tiền % I. Nợ phải trả 5.092.304.660 49.58 7.756.995.006 48.87 2.664.690.346 52.33 . Nợ ngắn hạn 5.092.304.660 100 7.756.995.006 100 2.664.690.346 52.33 II.Nguồn vốn CSH 5.178.433.653 50.42 8.116.795.986 51.13 2.938.362.333 56.74 1.Nguồn vốn-quỹ gồm 5.178.433.653 100 8.116.795.986 100 2.938.362.333 56.74 .Nguồn vốn KD 5.100.000.000 98.49 8.000.000.000 9.86 2.900.000.000 56.86 .LãI chưa phân phối 78.433.653 1.51 116.795.986 1.44 38.362.333 48.91 Tổng 10.270.738.313 100 15.873.790.992 100 5.603.052.679 54.56 Thông qua bảng số liệu trên ta thấy năm 2003 và năm 2004 có những biến động sau: Các khoản nợ phải trả tăng cả về số tương đối ( 100% - 49.58% = 50.42% ) và cả số tuyệt đối: 2.664.690.346 đồng. Điều này thể hiện năm 2004 tình hình tài chính có những biến động không tốt. Trong đó, tăng chủ yếu là nợ ngắn hạn. Chứng tỏ công ty phải đi vay để đảm bảo cho nhu cầu vốn lưu động ( tạm thời). Nợ ngắn hạn tăng 2.664.690.346 đồng tương ứng với 52.33%. Khoản nợ này đòi hỏi công ty phải chú trọng tìm những nguồn thay thế để đảm bảo sao cho giảm đến mức thấp nhất chi phí sử dụng vốn. Như vậy, số nợ phải trả năm 2004 so với năm 2003 đã tăng lên đáng kể và do đó sẽ làm hệ số vay vốn tăng lên. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng về số tương đối (51.13% - 50.42% = 0.71% ) và tăng cả về số tuyệt đối 2.938.362.333 đồng chủ yếu là nguồn vốn và quỹ tăng 2.938.362.333 đồng. Nguồn vốn kinh doanh chủ sở hữu của công ty năm 2004 là 8.000.000.000 đồng tăng hơn năm 2003 là 2.900.000.000 đồng. 2. Tình hình phân bổ vốn: Tình hình phân bổ vốn của công ty trong năm 2003 và 2004 được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3: Tình hình phân bổ vốn của công ty Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Chênh lệch Số tiền % Số tiền % Số tiền % I TSLĐ&ĐTNH 8.376.771.575 81.6% 10.172.523.417 64.08 1.795.751.842 21.4 5.3 1 Tiền 384.983.722 4.6 830.751.014 8.17 445.767.292 2 Phải thu 3.674.823.753 43.9 2.947.531.617 28.98 -727.292.136 -8.7 3 Tồn kho 6.191.423.669 73.9 7.433.628.451 73.08 1.242.204.782 14.8 4 TSLĐ khác -1.874.459.569 -22.4 -1.039.387.665 -10.22 835.071.904 9.97 II TSCĐ&ĐTDH 1.893.966.738 18.4 5.701.267.575 35.92 3.807.300.837 201.02 1 TSCĐ 1.893.966.738 100 5.701.267.575 100 3.807.300.837 100 2 ĐTTC dài hạn 0 0 0 0 0 0 Tổng 10.270.738.313 100.0 15.873.790.992 100 5.603.052.679 54.6 Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng tổng số vốn của năm 2004 so với năm 2003 tăng 5.603.052.679 đồng tương ứng với 54.6%.Trong đó vốn lưu động tăng 1.795.751.842 đồng. Và vốn cố định tăng 3.807.300.837. Điều này thể hiện quy mô về vốn của công ty đã tăng. Vốn cố định năm 2004 tăng 3.807.300.837 đồng so với năm 2003. Đó là sự tăng về số tuyệt đối còn số tỉ trọng cũng tăng (35.92-18.4=17.52). Qua đây ta thấy kết cấu vốn tài sản cố định cao so với vốn tài sản lưu động chứng tỏ vốn cố định hợp lý so với quy mô vốn,năng lực sản xuất của công ty cao. Tài sản cố định tốt thể hiện trình độ cơ giới hiện đại hoá thiết bị cao. II. tình hình vốn sản xuất kinh doanh của công ty : Tại thời điểm 31/12/2004, tổng số vốn sản xuất kinh doanh của công ty là 15.873.790.992 đồng trong đó: Vốn cố định: 5.701.267.575 đồng chiếm 35.92% Vốn lưu động: 10.172.523.417 đồng chiếm 64.08% 1.Vốn cố định: Để nghiên cứu tình hình vốn cố định ta xét năng lực hiện còn của tài sản cố định thông qua chỉ tiêu giá trị còn lại. Bảng 4: Tình hình nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ Đơn vị: VNĐ chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Chênh lệch Số tiền % Số tiền % số tiền % 1.Nguyên giá 2.603.967.899 100 7.113.827.221 100 4.509.859.322 173.2 2.Hao mòn 710.001.161 27.27 1.412.559.646 19.86 702.558.485 98.95 3.Giá trị còn lại 1.893.966.738 72.37 5.701.267.575 80.14 3.807.300.837 201.02 Vốn cố định bao gồm: Nhà của vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải truyền dẫn, thiết bị dụng cụ quản lý, đất,TSCĐ vô hình,TSCĐ khác. Năm 2004 tổng giá trị còn lại của tà sản cố định là 5.701.267.575 đồng chiếm 80.14% so với nguyên giá, nghĩa là vốn cố định còn phải thu hồi 80.14% so với nguyên giá. Tài sản cố định của công ty đã hao mòn 19.86%. Như vậy, thời gian sử dụng tài sản cố định còn dài, các thiết bị máy móc hiện đại. Trong những năm tới đây, công ty không cần thay thế, bổ sung, mua sắm những thiết bị máy móc, phương tiện, cải tạo tu sửa nhà xưởng nữa. 2. Vốn lưu động: Vốn lưu động chiếm tỉ lệ lớn 64.08% so với tổng vốn sản xuất kinh doanh. Xem xét tình hình vốn lưu động thông qua bảng sau: Bảng 5: Tình hình vốn lưu động của công ty. Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Chênh lệch Số tiền % Số tiền % Số tiền % I. Tiền 384.983.722 4.59 830.751.014 8.17 445.767.292 115.8 1. Tiền mặt 21.615.833 0.26 46.944.179 0.46 25.328.346 117.2 2. Tiền gửi NH 363.367.889 4.34 783.806.835 7.71 420.438.946 115.7 II. Phải thu 3.674.823.753 43.87 2.947.531.617 29.98 -727.292.136 -19.79 1. PT của khách hàng 3.273.103.737 39.07 2.426.840.290 23.86 -846.263.447 -25.86 2. Trả trước người bán 370.800.000 4.43 497.655.000 4.89 126.855.000 34.21 3. Phải thu khác 30.920.016 0.37 23.036.327 0.23 -7.883.689 -25.5 III. Hàng tồn kho 6.191.423.669 73.91 7.433.628.451 73.08 1.242.204.782 20.06 1. Chi SXKD dở dang 1.808.406.768 21.59 4.598.457.386 45.20 2.790.050.618 154.3 2. Hàng tồn kho 4.383.016.901 52.32 2.835.171.065 27.87 1.547.845.836 -35.32 IV. TSLĐ khác -1.874.459.569 -23.38 -1.039.387.665 10.22 835.071.904 -44.55 Tổng 8.376.771.575 100 10.172.523.417 100 1.795.751.842 21.44 Thông qua bảng số liệu ta thấy năm 2004 có những biến đổi về vốn lưu động như sau: Vốn lưu động năm 2004 tăng 21.44% tương ứng 1.795.751.842 đồng so với năm 2003 do các nguyên nhân sau: Vốn bằng tiền tăng 115.8% tương ứng 445.767.292 đồng chủ yếu tăng tiền gửi ngân hàng trong khi nợ ngắn hạn rất lớn công ty chưa trả là chưa hợp lý. Tiền mặt tại quỹ là 46.944.179 đồng, về mặt tuyệt đối tăng 25.328.346 đồng nhưng về mặt tương đối giảm ( 0.46% - 0.26% = 0.20% ). Như vậy lượng vốn tồn đọng của công ty năm 2004 có chiều hướng tăng lên so với năm 2003. Tiền gửi ngân hàng tăng 420.438.946 đồng tương ứng tăng 115.7% so với năm 2003. Khoản tiền này giúp công ty có khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ đến hạn, phòng chống rủi ro. Các khoản phải thu giảm 19.79% tương ứng 727.292.136 đồng phản ánh khâu thu hồi các khoản nợ của công ty tốt. Các khoản phải thu của khách hàng giảm 846.263.447 đồng tương ứng giảm 25.86% so với năm 2004. Khoản giảm này khá nhiều cả về số tương đối và tuyệt đối do công ty làm tốt việc thu hồi các khoản nợ. Trả trước cho người bán tăng tức là việc mua bán nguyên vật liệu của công ty vẫn gặp phải những khó khăn nhất định. Công ty luôn phải đặt tiền trước để có vật liệu thi công công trình. Phải thu khác giảm 7.883.689 đồng tương ứng giảm 25.5%. Hàng tồn kho tăng 20.06% tương ứng 1.242.204.782 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng 2.790.050.618 đồng tương ứng 154.3%. Công ty đang gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức, phối hợp các khâu trong quá trình thi công. Ngoài ra còn giảm tài sản lưu động khác là 44.55% tương ứng 835.071.904 đồng. Như vậy, vốn lưu động trong năm 2004 của công ty so với năm 2003 ở các khoản đều có sự thay đổi.công ty đã làm tốt việc thu hồi các khoản nợ, đã đưa được nhiều vốn vào phục vụ sản suất kinh doanh nhằm mục đích kiếm lời. iii. công tác kế toán nguyên vật liệu 1. Hình thức kế toán sử dụng Công ty TNHH Bảo Quân áp dụng chế độ kế toán đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hình thức sổ kế toán mà công ty áp dụng là nhật ký chung Chứng từ gốc Sổ, thẻ KT chi tiết Sổ NK đặc biệt Sổ NK chung Sổ cái Bảng tổng hợp số liệu chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo kế toán Quá trình kế toán NVL tại công ty TNHH Bảo Quân Phân loại và đánh giá NVL: Nguyên vật liệu được phân loại thành NVL chính và NVL phụ Đối với NVL khi nhập kho giá được ghi trong sổ sách là giá trị thực tế mà công ty bỏ ra. Tuỳ theo nguồn NVL mà giá trị thực tế được xác định theo các cách khác nhau: + Với NVL sản xuất trong nước Giá thực tế = giá mua + chi phí mua + Với NVL nhập khẩu Giá thực tế = giá mua + chi phí thu mua + thuế nhập khẩu + Với NVL thuê ngoài gia công chế biến Giá thực tế = giá thành thực tế Thủ tục nhập, xuất kho NVL tại công ty TNHH Bảo Quân: Công tác kế toán vật liệu ổ công ty TNHH Bảo Quân do kế toán vật liệu phải viết phiếu nhập kho, thủ kho phải ký vào chỗ người nhận hàng và vào thẻ kho hàng ngày. Cuối tháng kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho đối chiếu vối thẻ kho tính ra lượng tồn kho cuối kỳ. 2.2.1 Trình tự nhập kho vật liệu. Công tyTNHH Bảo Quân mua vật tư thường do phòng Kế hoạch đảm nhận, mua theo kế hoạch cung cấp vật tư hoặc theo yêu cầu sản xuất. Khi vật liệu được mua về, người đi mua sẽ mang Hoá đơn mua hàng như: Hoá đơn bán hàng, Hoá đơn GTGT của đơn vị bán, Hoá đơn cước phí vận chuyển lên phòng kế toán. Trước khi nhập kho, vật tư mua về sẽ được thủ kho và kế toán vật liệu kiểm tra số lượng, chất lượng quy cách với hoá đơn, nếu đúng mới cho nhập kho và kế toán sẽ viết phiếu nhập kho. Trường hợp vật tư mua về không nhập kho mà xuất thẳng cho từng công trình sản xuất thì các bước xuất trình Hoá đơn mua hàng và kiểm tra số lượng, chất lượng và quy cách cũng giống như trước khi nhập kho, sau khi kiểm tra xong thì kế toán làm phiếu nhập đồng thời lập phiếu xuất trực tiếp cho đội công trình sản xuất. 2.2.2 Trình tự xuất kho. Trong công ty Bảo Quân, vật liệu xuất kho chủ yếu là dùng cho xây dựng. Việc xuất vật liệu được căn cứ vào nhu cầu sản xuất và định mức tiêu hao NVL trên cơ sở dự toán công trình đã được phê duyệt. Hàng ngày phòng kế hoạch viết phiếu xuất kho cho từng đơn vị sản xuất. Dựa trên cơ sở tính toán kỹ thuật, các đơn vị sản xuất sẽ có yêu cầu xuất loại vật tư nào, số lượng là bao nhiêu. Khi đó phòng kế hoạch sẽ viết phiếu xuất và thông báo lệnh xuất kho. 2.2.3 Công tác kiểm kê. Kiểm kê vật tư định kỳ từng quý. Tổng hợp số vật tư nhập kho, xuất kho để xác định số lượng, chủng loại vật tư tồn kho. Sau đó kiểm kê vật tư thực tế tồn kho và lập biên bản tồn kho. Phần III một số nhận xét và đề xuất về công tác kế toán nvl tại công ty I.Nhận xét: 1. Ưu điểm: Công tác tổ chức kế toán được thiết kế khá hợp lý, bao quát được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Công tác kế toán chi tiết và tổng hợp được thực hiện khá đồng bộ, đã cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời cho quản lý. Hệ thống kho được tổ chức hợp lý, cơ bản đáp ứng được nhu cầu dự trữ, bảo quản vật tư cho sản xuất, thuận lợi cho công tác quản lý NVL cũng như hạch toán NVL của công ty, giúp cho lãnh đạo công ty nắm bắt được tình hình NVL một cách kịp thời. 2.Tồn tại: Khi có nhu cầu về NVL ở các công trình, đơn vị tự đi mua và xuất thẳng tới chân công trình hoặc có thể nhập tại kho nơi thi công công trình, do đó sẽ gây khó khăn cho công tác hạch toán và theo dõi NVL của kế toán tại công ty. Nguyên vật liệu mua về chưa được kiểm nghiệm chặt chẽ và có biên bản kiểm nghiệm. Có thể NVL mua về được xuất thẳng tới chân công trình không qua kho nhưng kế toán vẫn làm thủ tục nhập xuất kho bình thường. Công việc này tuy không ảnh hưởng tới giá thành công trình nhưng lại gây ra tốn phí công sức và sổ sách không cần thiế. II. Đề xuất: Nguyên vật liệu mua về cần phải được kiểm nghiệm chặt chẽ và có biên bản kiểm nghiệm kèm theo phiếu nhập kho. Việc quản lý vật tư hiện nay ở Công ty Bảo Quân là tương đối chặt chẽ và đảm bảo nguyên tắc nhập xuất vật liệu, tuy nhiên qua thực tế ở các đội công trình, ta nhận thây quản lý còn một vài thiếu sót, gây lãng phí vật tư nhất là các loại vật tư mua được chuyển thẳng tới chân công trình như: cát, sỏi, đá .... vì vậy cần phải có công tác quản lý vật tư tại các công trường chặt chẽ hơn. Phòng kế toán công ty nên tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tới từng công trình về việc lập dự toán thi công, lập kế hoạch mua sắm, dự trữ nguyên vật liệu, kiểm tra sổ sách, báo cáo kế toán NVL để tránh trường hợp vật tư mua về không sử dụng hết, hoặc không có đủ chứng từ gốc. Kết luận Công ty TNHH Bảo Quân là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước. Kể từ khi thành lập đến nay công ty đã phát triển và đứng vững trong nền kinh tế thị trường. Công ty đã biết phát huy thế mạnh của mình đồng thời biết khắc phục những nhược điểm yếu kém. Công ty đã cố gắng kiện toàn và không ngừng đổi mới về phương thức tổ chức, năng cao trình độ quản lý kỹ thuật. Công tác tổ chức hạch toán của công ty gọn nhẹ hợp lý áp dụng hình thức kế toán của doanh nghiệp vừa và nhỏ theo chế độ nhà nước đã ban hành. Công ty có đội ngũ kế toán có trình độ chuyên môn vững vàng và nhiệt tình tìm tòi học hỏi năng cao kiến thức. Vì vậy trong những năm vừa qua công ty đã đảm bảo được tính chủ động trong sản xuất kinh doanh tức là công ty đã làm tốt công tác hạch toán kế toán nguyên vật liệu, góp phần làm giảm giá thành sản phẩm, tăng thu nhập cho doanh nghiệp. Trên đây là toàn bộ nội dung của bản báo cáo thực tập mà em đã nghi nhận được tại công ty TNHH Bảo Quân. Chắc chắn với thời gian thực tập có hạn và sự nhận thức chưa đầy đủ nên nội dung bản báo cáo sẽ có nhiều thiếu sót và hạn chế. Em rất mong được sự giúp đỡ tận tình của các thằy cô để báo cáo của em được hoàn thiện tốt hơn. Em xin trân thành cám ơn Cô giáo Trần Thị Kim Oanh cùng các Bác, Cô Chú phòng Tài chính kế toán Công ty đã giúp em hoàn thành bản báo cáo. `` Nhận xét của công ty TNHH Bảo quân Qua quá trình thực tập của em Dương Thị Thanh Huyền tại công ty TNHH Bảo Quân chúng tôi có nhận xét như sau: Kiến thức về lý thuyết học tại nhà trường em Huyền đã nắm tương đối vững, qua thời gian thực tập đã giúp đỡ em bổ xung kiến thức qua thực tiễn rất nhiều và em tiếp thu ráat nhanh chóng. Trong quá trình thực tập em là người ngoan ngoãn, chăm chỉ, ham học hỏi và chấp hành mọi nội quy của công ty. Bản báo cáo của em đã phản ánh đầy đủ và trung thực công tác tài chính của công ty. Hà nội, ngày 01 tháng 07 năm 2004 Phòng Tài chính Kế toán MỤC LỤC Biểu mẫu 7: Sổ số dư vật liệu Tháng 01 năm 2003 Kho công ty Mã vật tư Tên vật tư ĐVT Tồn đầu kỳ Tháng Số lượng Tiền Số lượng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC128.doc
Tài liệu liên quan