Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Liên San

Phần I: Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Liên San .1

1.Những thông tin chung về Công ty . .1

2.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Liên San .4

 

Phần II: đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh những năm gần đây của Công ty TNHH Liên San . .8

1.Tình hình kinh doanh chung . 8

2.Tình hình tài chính . .10

 

Phần III: Cơ cấu sản xuất và cơ cấu quản lý của Công ty TNHH Liên San .14

1.Cơ cấu sản xuất 14

2. Cơ cấu quản lý 17

 

Phần IV: Kết luận .26

 

 

doc28 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1287 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Liên San, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Công ty phục vụ khách hàng theo 2 phương thức sau: - Nhận - kho - giao: Khi khách hàng có nhu cầu vận chuyển, Công ty điều xe đến tận kho của chủ hàng để kiểm hàng và nhận hàng. Sau đó chuyển về kho của Công ty và giao hàng cho lái xe tải lớn vận chuyển , khi có người đại diện tới nhận hàng nếu có yêu cầu trung chuyển tiếp thì lái xe tải nhỏ sẽ trung chuyển tới nơi yêu cầu của khách hàng. - Nhận - giao: Sau khi kiểm và nhận hàng, Công ty điều đọng xe chở hàng tới kho của chủ hàng. Theo yêu cầu của khách hàng có thể trả hàng theo cách thức trả toàn phần hoặc trả từng phần. Trong những năm qua Công ty đã ký được các hợp đồng vận tải liên tục với một số đơn vị chủ hàng lớn, tạo được nguồn hàng vận chuyển ổn định là tiền đề quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch của Công ty. Ngoài các nguồn hàng lớn ổn định Công ty còn tích cực khai thác các nguồn hàng nhỏ, lẻ để bổ sung cho các biến động của các nguồn hàng lớn. Vận tải của Công ty có các đặc điểm chính là: - Phụ thuộc vào hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ của các đơn vị chủ hàng. - Trong tổ chức sản xuất đôi khi còn chưa đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng trong thời kỳ cao điểm làm giảm khả năng cạnh tranh. b. Về thị trường. Công ty không ngừng chủ động khai thác các nguồn hàng trên nhiều địa bàn khác nhau. - Đối với các nguồn hàng đã có sẵn từ trước một phần là duy trì các bạn hàng truyền thống đã có quan hệ tốt với Công ty từ những năm trước đây. - Đối với những chủ hàng mới Công ty đã chủ động nghiên cứu khai thác thị trường tìm ra nhóm khách hàng tiềm năng trong tương lai, sớm nhận thức được tầm quan trọng của công tác nghiên cứu thị trường Công ty đã giao nhiệm vụ này cho một số cán bộ, bộ phận tổ chức thu thập xử lý thông tin giúp lành đạo Công ty ra quyết định trong toàn bộ quả trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường luôn biến động và cạnh tranh hiện nay, để ổn định và phát triển Công ty đã có những biện pháp triển khai để đảm bảo được nguồn hàng như: - Thứ nhất, tổ chức sắp xếp lại bộ máy phù hợp, đào tạo lại đội ngũ cán bộ nhân viên năng động, nhạy bén phù hợp với thị trường. - Thứ hai, duy trì các khách hàng hiện có và không ngừng khai thác thêm các khách hàng mới trong vận tải. - Thứ ba, phát triển các hoạt động kinh doanh hiện có mở rộng thêm các tuyến đường vận chuyển. - Thứ tư, đầu tư đổi mới phương tiện để chủ động hơn trong tổ chức hoạt động vận tải. c. Về công nghệ và thiết bị. ♦ Về máy móc thiết bị. Công ty vận tải làm nhiệm vụ trung chuyển hàng hoá không giống như những công ty sản xuất sản phẩm hàng hoá khác nên máy móc thiết bị của công ty chủ yếu là thiết bị giao dịch như máy tính, điện thoại, máy fax, máy photo và các phương tiện vận tải như ô tô, xe nâng, xe cẩu nhưng với số lượng không nhiều. Với công tác vận chuyển hàng hoá thì phương tiện là vô cùng quan trọng. Với số lượng ô tô hiện có của Công ty thì chưa đáp ứng hết yêu cầu của các chủ hàng, mặt khác nếu muốn nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải thì việc đầu tư mua sắm máy móc thiết bị phương tiện vận tải là rất quan trọng vì nó góp phần vào việc nâng cao độ an toàn của hàng hoá cũng như con người, nó góp phần vào việc giảm thời gian vận tải. Từ đó sẽ làm giảm cước phí vận tải, nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng thị trường của Công ty. ♦ Về công nghệ. Công nghệ ở đây chủ yếu là công nghệ phần mềm. Đó chính là sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban chức năng và các bộ phận của Công ty để đảm bảo chất lượng dịch vụ ngày càng tốt hơn. Công nghệ phần mềm của Công ty là phương pháp quản lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cách thức ra quyết định và giải quyết các vấn đề phát sinh một cách nhanh chóng. Tất cả những điều đó tạo thành một Công ty với mục tiêu thoả mãn tối đa yêu cầu của khách hàng trong điều kiện cụ thể. d. Về tổ chức lao động. Lao động của con người là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất và là yếu tố quyết định dù kỹ thuật hiện đại và hoàn hảo đến đâu thì yếu tố lao động vẫn giữ vai trò chủ đạo. Cơ cấu lao động của Công ty ảnh hưởng trực tiếp tới kế hoạch kinh doanh của Công ty. Lao động trong Công ty có thể chia thành hai bộ phận: Các cán bộ làm công tác quản lý và các nhân viên trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đặc điểm, tính chất của ngành vận tải nên số lao động nam là chủ yếu chiếm 92% và đòi hỏi phải có sức khoẻ tốt. Với doanh nghiệp vận tải nói chung và với Công ty TNHH Liên San nói riêng thì khối lượng công việc không hoàn toàn quy định số lượng lao động. Công ty đã bố trí số lái xe phù hợp với đặc điểm kỹ thật của từng xe. Tổng số CBCNV trong Công ty năm 2005 là khoảng 120 người, trong đó: - Nhân Viên: + Nhân viên hành chính: 18 người. +Nhân viên kỹ thuật: 05 người. - Công nhân, bảo vệ, giao nhận: 70 người. - Lái xe: 27 người ( gồm 19 lái chính, 08 lái phụ). Tình hình tổ chức lao động của Công ty có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, do vậy loại bỏ lao động làm việc không có hiệu quả trong Công ty là diều cần thiết. Mặt khác trình độ chuyên môn kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ quản lý ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có 09 nhân viên đạt trình độ đại học và cao đẳng và độ tuổi trung bình từ 25 - 40 tuổi. Với những số liệu trên đã nói lên Công ty TNHH Liên San có một lực lượng lao động tương đối trẻ có năng lực, năng nổ trong công việc sẽ khai thác một cách có hiệu quả thị trường cho sản xuất kinh doanh vận tải của Công ty. e. Về nguyên vật liệu: Mặc dù là nước xuất khẩu dầu thô nhưng chúng ta chủ yếu vẫn nhập xăng dầu từ nước ngoài. Do giá xăng dầu trên thế giới cũng như trong nước liên tục tăng trong những năm qua, trong khi đó giá cước vận chuyển không thể liên tục thay đổi theo giá xăng dầu. Đây là yếu tố bất lợi cho Công ty vì làm chi phí vận chuyển trong mỗi chuyến đi tăng lên đáng kể. g. Về phương tiện vận tải: Đội xe của Công ty chủ yếu là xe vừa và nhỏ, có độ tuổi trung bình là 6 năm tuổi, đa số xe của Công t được sản xuất ở Hàn. Đảm bảo chất lượng vận chuyển tốt, thuận tiện cho yêu cầu xếp dỡ và khai thác. Khả năng vận chuyển của xe là quy mô trọng tải vận chuyển mà xe thực hiện được trong điều kiện khai thác cụ thể mà những điều kiện này giới hạn việc lợi dụng trọng tải và tốc độ ký thuật xe. - Trọng tải toàn bộ của xe được đo bằng khối lượng biểu thi trọng tải lớn nhất của xe khi đầy hàng. - Tốc độ của xe là một trong hai thông số kỹ thuật quan trọng nhất của xe khi đưa vào khai thác. Nhìn chung tốc độ cuae xe chủ yếu từ 50 - 80 km/h. - Nói chung đôi xe của Công ty đang đưa vào khai thacs và sử dụng có tình trạng ký thuật tương đối tốt. PHẦN II: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY CỦA CÔNG TY TNHH LIÊN SAN. 1. Tình hình kinh doanh chung. Với số lượng đông đảo các Công ty tham gia vào ngành (riêng trên điạn bàn Hà Nội và các tỉnh phụ cân đã có trên 50 công ty) đã gây không ít khó khăn trong việc hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tuy vậy, nhưng với uy tín và công tác tổ chức quản lý công nhân viên hợp lý một số công ty vẫn hoạt động có hiệu quả, trong đó có Công ty TNHH Liên San. Là Công ty hoạt động lâu năm trong ngành và cũng đã tạo được uy tín rất lớn đối với khách hàng. Bên cạnh đó Công ty có hệ thồng tổ chức quản lý phú hợp, có trình đồ và công tác marketing được thực hiện tốt. Trong quá trình hoạt động Công ty TNHH Liên San luôn cố gắng đầu tư, phát triển kinh doanh góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong những năm qua kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty được thể hiện ở một số chỉ tiêu cơ bản sau: Bảng 01: Phân tích tình hình kinh doanh . Chỉ tiêu Đơn vị tính 2001 2002 2003 2004 2005 Doanh thu Tr đ 4.418 4.352 4582 4792 4632 Tổng chi phí Tr đ 4.311 4.250 4485 4692 4536 Tổng lợi nhuận Tr đ 107 102 97 99 96 Số lao động người 127 130 120 123 121 Thu nhập bình quân 1000đ 750 798 842 860 923 Nhận xét: Qua số liệu kết quả kinh doanh của Công ty ta thấy: - Doanh thu năm 2002 giảm 66 triệu đồng (tức giảm 0,2% ) so với 2001. Bên cạnh đó tổng chi phí giảm 61 triệu đồng (tức là giảm 0,2%). Lợi nhuận giảm 5 triệu đông (tức giảm 0,5%) do số lao động tăng 3 người mức thu nhập bình quân tăng 48 ngàn đồng (tức tăng 6,4%). - Mặc dù có xu hướng giảm trong năm 2002 nhưng đến năm 2003 mức doanh thu lại tăng 230 triệu đồng (tức tăng 5,3%), tổng chi phí tăng 235 triệu đồng (tức tăng 5,5%) . Nhưng không phải doanh thu tăng mà lợi nhuận cũng tăng theo, cụ thể lợi nhuận giảm 5 triệu đồng (tức giảm 0,5%) là do mức lao động giảm 10 người nhưng mức thu nhập bình quân vẫn tăng lên 44 ngàn đồng (tức tăng 5,5%). - Đến năm 2004 doanh thu tăng 21 triệu đồng (tức tăng 4,6%). Còn chi phí thì lại tăng 208 triệu đồng (tức tăng 4,6%), lợi nhuận của Công ty tăng lên 2 triêụ đồng so với năm 2003 (tức tăng 0,21%). Bên cạnh đó số lao động tăng 3 người và mức thu nhập bình quân đầu người tăng 18 ngàn đồng. - Năm 2005 mức doanh thu giảm 160 triệu đồng. Bên cạnh đó mức chi phí cũng giảm 157 triệu đồng (tức giảm 0,3%). Mức lợi nhuận cũng giảm 3 triệu đồng (tức giảm 0,3%) nguyên nhân là do giá xăng dầu trong nước liên tục tăng. Số lao động giảm 2 người nhưng thu nhập bình quân vẫn tăng 63 ngàn đồng. Qua kết quả phân tích ta thấy Công ty không ngừng tăng lương cho CBCNV để khuyến khích sự hăng say nhiệt tình trong công việc và gắn bó doanh nghiệp. Với những kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cán bộ công nhân viên trong Công ty không ngừng học hỏi nâng cao trình độ quản lý cũng như trình độ chuyên môn để mở rộng thị trường kinh doanh cùng với sự đòi hỏi ngày càng cao của thị trường và tạo được uy tín với khách hàng. Hiện nay Công ty đang triển khai mở thêm chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Tình hình tài chính. Đánh giá khái quát tình hình tài chính là việc xem xét, nhận định về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Công việc này sẽ cung cấp cho người sử dụng thông tin biết được tình hình tài chính của doanh nghiệp là khả quan hay không khả quan. Qua đây sẽ thấy được quy mô vốn mà đơn vị sử dụng trong kỳ cũng như khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Cần lưu ý là số tổng cộng của tài sản và nguồn vốn tăng hay giảm là do nhiều nguyên nhân nên chưa thể hiện được đầy đủ tình hình tài chính của doanh nghiệp. a. Tình hình phân bổ vốn (tài sản): Phân tích tình hình vốn là đánh giá sự biến động các bộ phận cấu thành nên tổng vốn. Cho thấy được tính hợp lý của việc phân bổ và trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp. Bảng 02:Cơ cấu phân bổ tài sản. Chỉ tiêu Số tiền (đồng) Tỉ trọng (%) A. TSLĐ và ĐTNH 1. 895.828.000 69,3 1. Tiền mặt 144.991.000 5,3 2. Các khoản phải thu 1.132.572.000 41,4 3. TSLSĐ khác 618.265.000 22,6 B. TSCĐ và Đầu tư dài hạn 1.055.973.000 38,6 1. TSCĐ 839.854.000 30,7 2. Chi phí XDCB dở dang 216.119.000 7,9 Tổng cộng nguồn vốn 2.735.682.000 100 Nhận xét: A. Với tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: - Vốn tiền mặt: Chiếm 5,3% trong tổng nguồn vốn được đánh giá tích cực vì doanh nghiệp không dự trữ lượng tiền mặt và số dư tiền gửi ngân hàng quá lớn mà giải phóng đưa vào sản xuất kinh doanh. - Các khoản phải thu chiếm 41,4% điều này cho thấy nhân viên thu ngân của công ty đã hoạt động chưa tích cực lắm, làm tăng khả năng lợi dụng vốn của các đối tác kinh doanh trong doanh nghiệp. - TSLĐ khác: chiếm 22,6% đây là nguồn tài sản sẵn sàng cho doanh nghiệp khi có những nhu cầu đầu tư mới trong kinh doanh. B. TSCĐ và đầu tư ngắn hạn. - TSCĐ chiếm 30,7% trong tổng nguồn vốn của Công ty, cho thấy quy mô cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp vẫn còn hạn chế. - Chi phí xây dựng cơ bản dở dang chiếm 79% điều này cho thấy doanh nghiệp đang đầu tư xây dựng sửa chữa lớn TSCĐ, đây là một việc tốt. b. Phân tích tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp: Ngoài việc xem xét tình hình phân bổ nguồn vốn, chủ doanh nghiệp và kế toán trưởng cũng phải phân tích cơ cấu nguồn vốn để nhằm đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp cũng như mức độ chủ động của doanh nghiệp trong kinh doanh. Phân tích tình hình nguồn vốn là đánh giá sự biến động các loại nguồn vốn nhằm đánh giá tình hình huy động vốn và sử dụng các loại nguồn vốn và thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Bảng 03: Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty TNHH Liên San. Chỉ tiêu Đầu kỳ Cuối kỳ Cuối kỳ so với đầu kỳ Số tiền (đồng) Tỉ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỉ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỉ trọng (%) A. Nợ phải trả 1.580.444.000 65,4 1.865.735.000 68,2 285.291.000 101,2 1. Nợ ngắn hạn 1.249.372.000 51,7 1.529.246.000 55,9 279.874.000 99,3 2. Nợ khách 331.072.000 13,7 336.489.000 12,3 5.417.000 1,9 B. Nguồn vốn CSH 836.137.000 34,6 869.947.000 31,8 33.810.000 12 1. Nguồn vốn quỹ 753.973.000 31,2 782.405.000 28,6 28.432.000 10,1 2. Nguồn kinh phí, quỹ khác 82.164.000 3,4 87.542.000 3,2 5.378.000 1,9 Tổng cộng nguồn vốn 2.416.581.000 100 2.735.682.000 100 319.101.000 113,2 Nhận xét: A. Nợ phải trả: - Nguồn vốn tín dụng (vay ngắn hạn ) của doanh nghiệp cuối kỳ so với đầu năm tăng 279.874.000 đồng chiếm tỉ trọng 99,3% là do quy mô sản xuất kinh doanh tăng, đây là biểu hiện tốt. - Các khoản vốn đi chiếm dụng hay nợ khác của doanh nghiệp cuối kỳ so với đầu năm tăng về cả số tuyệt đối và số tương đối là 5.417.000 đồng chiếm tỉ trọng là 1,9%, cho thấy đây là biểu hiện tích cực vì Công ty đã lợi dụng được nguồn vốn của các đối tác sử dụng tích cực các khoản vốn đi chiếm dụng. B. Nguồn vốn chủ sở hữu: - Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cuối kỳ so với đầu năm cả số tuyệt đối lẫn tương đối là 33.810.000 đồng chiếm tỉ trọng 12% so với đầu năm dẫn đến khả năng đảm bảo về tài chính đối với các chủ nợ là không cao. - Nhìn chung, số công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng số nguồn vốn (cả về tương đối và tuyệt đối cho nên khả năng đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp thấp). PHẦN III: CƠ CẤU SẢN XUẤT VÀ CƠ CẤU QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TNHH LIÊN SAN. 1. Cơ cấu sản xuất: Công ty có chức năng nhiệm vụ chính sau đây: ● Kinh doanh vận tải hàng hoá bằng ô tô. Đây là chức năng nhiệm vụ chính của công ty ngay từ ngày đầu thành lập. Công ty tổ chức hoạt động kinh doanh vận tải ô tô bằng các hình thức: - Vận chuyển từ kho của khách hàng đến kho của Công ty và ngược lại - Vận chuyển trung chuyển từ kho tới các địa điểm trung chuyển mà khách hàng yêu cầu hoặc từ địa điểm trung chuyển đến kho của khách hàng hoạt động kinh doanh. ● Vận tải đã mang lại uy tín cao cho Công ty trên thương trường, trong nhiều năm qua Công ty tổ chức công tác với nhiều hình thức phong phú như:. - Vận tải giao nhận toàn phần từ kho của khách hàng về kho giao nhận kết hợp với nhiều hình thức vận chuyển. - Vận tải và giao nhận từng phần. - Vận tải và giao nhận tại các đầu trung chuyển. ● Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của Công ty là: - Vận tải hàng hoá. - Dịch vụ vận tải. - Dịch vụ giao nhận, bốc dỡ hàng hoá. - Cho thuê kho bãi. Sơ đồ 01: Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty. Phòng kinh doanh Kho công ty Đội xe to Đội xe nhỏ Khách hàng ● Trưởng phòng kinh doanh: Là người đứng đầu bộ máy sản xuất kinh doanh của Công ty, là người tổ chức chỉ đạo điều hành và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về công tác kế hoạch kinh doanh chính ở Công ty. Trực tiếp phụ trách công tác chỉ đạo điều hành về kinh doanh, tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh và hướng dẫn thực hiện các chính sách kinh doanh chiến lược của Công ty phù hợp với quy định của Nhà nước. Thực hiện ký kết các hợp đồng kinh tế, tổ chức thông tin kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh toàn Công ty. Trực tiếp theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. ● Đội xe: Đội xe to và đội xe nhỏ có mối quan hệ mật thiết với nhau khi có lệnh điều động của phòng kinh doanh. - Nhận hàng chuyển đi: Khách hàng -> kho -> xe to (không qua trung chuyển). Khách hàng -> xe nhỏ -> kho -> xe to (có qua trung chuyển). - Nhận hàng chuyển về: Xe to -> kho -> khách hàng (không qua trung chuyển). Xe to -> kho -> xe nhỏ -> khách hàng (có qua trung chuyển). Giải thích: Đội xe nhỏ: - Có nhiệm vụ trung chuyển hàng hoá từ kho chủ hàng đến kho Công ty để tập kết chuyển lên xe to để vận chuyển đường dài. - Trung chuyển hàng hoá từ kho của Công ty sau khi xe to vận chuyển đường dài về đến Công ty thì xe nhỏ với nhiệm vụ trả hàng đến kho theo yêu cầu của chủ hàng. 2- Đội xe to: - Hàng hoá sau khi đã được tập hợp đủ chuyến, xe to sẽ được bàn giao chứng từ, hàng hoá để vận chuyển đi đường dài. - Vận chuyển trực tiết đến kho của chủ hàng khi chủ hàng yêu cầu (với số lượng hàng lớn) hoặc trả hàng tại kho của Công ty. ● Kho công ty: là nơi tập kết hàng hoá để vận chuyển hàng đi đường dài và cũng là nơi xuống hàng của xe vận chuyển đường dài rồi sau đó mới trả cho chủ hàng. 2. Cơ cấu quản lý: Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Liên San. Cùng với sự phát triển của Công ty và sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty không ngừng thay đổi để phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ mới. Công ty có một đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình trong công tác chuyên môn, đây là một nguồn lực thúc đẩy Công ty phát triển. Hiện tại, Công ty gồm 04 phòng ban, 08 tổ. Tổng số cán bộ công nhân viên trong Công ty (tính đến 31/12/2005) là khoảng 120 người. Trong đó bộ phận quản lý: 18 người. Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến tham mưu, thực hiện chế độ một thủ trưởng. a. Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty TNHH Liên San. Sơ đồ 02: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Liên San. Ban giám đốc Phòng kỹ thuật Phòng kinh doanh Phòng kế toán Phòng hành chính Tổ bảo vệ Đội xe Marke ting Tổ giao nhận Tổ Sài Gòn Tổ kỹ thuật Các tổ CN Kho b.Chức năng nhiêm vụ của thừng phòng ban chức năng: ● Giám đốc Công ty: Là người đứng đầu Công ty, nhân danh Công ty điều hành mọi hoạt động có liên quan đến sản xuất kinh doanh của Công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật. - Quyết định phương hướng, kế hoạch, dự án sản xuất kinh doanh và các chủ trương lớn của Công ty. - Quyết định việc hợp đầu tư, liên doanh kinh tế của Công ty. - Quyết định các vấn đề về tổ chức bộ máy điều hành của Công ty để đảm bảo hiệu quả cao. - Quyết định phân chia lợi nhuận, phân phối lợi nhuận vào các quỹ của Công ty. - Quyết định việc chuyển nhượng, mua bán các loại tài sản chung của Công ty theo quyết định của Nhà nước. - Quyết định về việc thành lập mới, sáp nhập, giải thể các bộ phận trực thuộc Công ty. - Quyết định về việc cử Phó giám đốc, Kế toán trưởng của Công ty. Bổ nhiệm, bãi nhiệm Trưởng phòng, Phó phòng của Công ty và các chức danh lãnh đạo của đơn vị trực thuộc. - Quyết định về kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực của Công ty. - Quyết định các biện pháp bảo vệ tạo nguồn nhân lực của Công ty. - Tổ chức thanh tra và xử lý các vi phạm quy chế của Công ty. - Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty và thực hiện nộp ngân sách hàng năm đúng quy định của Nhà nước. Giám đốc chịu trách nhiệm cá nhân hoặc liên đới với những người cùng quản lý trước toàn thể thành viên về các hoạt động nhân danh Công ty. ● Phó giám đốc: Là người giúp việc cho Giám đốc, được Giám đốc uỷ quyền chịu trách nhiệm trực tiếp với Giám đốc về phần việc đựơc phân công (phụ trách trực tiếp phòng kinh doanh). ● Phòng kế toán: được Giám đốc Công ty bổ nhiệm, điều hành, kiểm tra công việc về mặt quản lý công tác thống kê tài chính của Công ty. Chức năng: - Tổ chức hoạch toán kinh tế về hoạt động kinh doanh của Công ty theo đúng luật kế toán, thống kê của nhà nước. - Tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế toán, thống kê, phân tích hoạt động kinh doanh phục vụ cho việc kiểm tra thực hiện kế hoạch của Công ty. - Ghi chép phản ánh chính xác kịp thời và có thệ thống về diễn biến các nguồn vốn, giải quyết vốn phục vụ cho việc huy động các nguồn lực cho hoạt động kinh doanh của Công ty. - Theo dõi công nợ của Công ty, phản ánh và đề xuất kế hoạch thu chi tiền mặt và các hình thức thanh toán khác. - Xác định và phản ánh chính xác, kiểm kê tài sản hàng kỳ, chuẩn bị kịp thời, đầy đủ thủ tục và tài liệu cần thiết cho việc xử lý các khoản mất mát, hư hỏng đồng thời đề xuất các biện pháp xử lý. - Theo dõi hoạt động thu chi hàng ngày của Công ty. Quyết toán hoạt động kinh doanh của Công ty theo tháng, quý, năm tài chính và phối hợp với các phòng nghiệp vụ của Công ty để hạch toán lỗ, lãi giúp cho Giám đốc nắm chắc tình hình vốn lãi của Công ty. - Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu và số liệu kế toán thuộc bí mật nhà nước và bí mật của Công ty. ● Phòng kinh doanh: Tổ chức bộ máy của phòng kinh doanh gồm có: * Trưởng phòng: Trưởng phòng kinh doanh có nhiệm vụ điều hành cán bộ nhân viên của phòng thực hiện nhiệm vụ được giao. Chịu trách nhiệm trứơc Giám đốc về mọi hoạt động của phòng có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. * Phó phòng: Phó phòng kinh doanh là người giúp việc cho Trưởng phòng, chịu trách nhiệm về phân việc đựơc giao. * Các bộ phận chuyên môn: + Trung tâm điều hành taxi tải: - Điều hành xe tải nhỏ vận chuyển hàng đi trả hoặc nhận hàng. - Theo dõi km xe và hàng hoá vận chuyển bằng xe tải nhỏ. - Hàng tháng báo cáo cho phòng kế toán trước ngày mồng 2 tháng sau. + Đội giao nhận hàng, Nhận hàng để chuyển đi các nơi: - Nhận chứng từ, hàng hoá từ chủ hàng hay nhân viên giao nhận. - Kiểm tra hàng hoá theo đúng quy định. - Tổ chức bốc xếp hàng hoá theo đúng quy trình kỹ thuật. - Theo dõi vận chuyển bằng xe tải lớn. - Nhận hàng và soạn thảo hợp đồng. - Tổ chức thu cước phí, theo dõi công nợ. - Báo cáo kết quả cho phòng kế toán trước ngày 2 tháng sau. Nhận hàng từ các nơi chuyển về: - Nhận chứng từ, hàng hoá từ chủ hàng, lái xe tải lớn vào sổ theo dõi rồi chuyển cho nhân viên giao nhận. - Bàn giao chứng từ, hàng hoá cho chủ hàng (nếu chủ hàng trực tiếp đến nhận hàng). - Bàn giao chứng từ hàng hoá cho lái xe tải nhỏ đi giao hàng và hướng dẫn cách thu hồi chứng từ để làm cơ sở thu nợ. - Tổ chức thu cước phí. - Báo cáo tổng hợp cho phòng kế toán trước ngày mồng 2 tháng sau. + Marketing: - Khai thác hàng hoá. - Soạn thảo các hợp đồng vận chuyển. - Tổ chức vận chuyển. + Tổ Sài Gòn: Chủ động thực hiện các công việc trong quyền hạn, nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện các công việc đó. - Khai thác các nguồn hàng. - Ký kết các hợp đồng vận chuyển theo uỷ quyền của Giám đốc Công ty. - Điều hành việc trả hàng, nhận hàng, thu tiền cước trên địa bàn được Giám đốc Công ty giao cho. + Kho: Phải có trách nhiệm bảo quản hàng hoá, nhận đủ giao đủ. + Đội xe: Nhận đủ hàng hoá về cả số lượng, trọng lượng, vận chuyển đến nơi quy định và giao nhận tiền đem về nộp đầy đủ cho thủ quỹ như trong hoá đơn (hoặc phiếu thu). + Tổ giao nhận: - Nhận hàng hoá, giấy tờ kèm theo hàng. - Kiểm tra giấy tờ có phù hợp với lô hàng không, ghi đầy đủ vào biên bản giao nhận có sự xác nhận của khách hàng. + Các tổ công nhân: - Bốc xếp hàng hoá theo lịch trực của phòng hành chính đã sắp xếp hoặc khi có lệch điều động của các phòng ban chức năng. + Tổ bảo vệ: - Bảo vệ an ninh trật tự trong Công ty. - Bảo vệ tài sản của Công ty và tài sản của khách hàng để trong địa phận của Công ty. - Theo dõi xe máy, ô tô ra vào công ty dừng, đỗ đúng nơi quy định. - Thu tiền trông giữ xe, tiền bốc xếp hàng hoá tại những nơi được uỷ quyền. ● Phòng hành chính quản trị: + Tham mưu cho Giám đốc về tổ chức bộ máy sản xuất - kinh doanh và bố trí nhân sự, tuyển dụng, điều động, sa thải… phù hợp với yêu cầu phát triển của Công ty. + Quản lý hồ sơ, lý lịch nhân viên toàn Công ty, giải quyết các chế độ về chế độ tuyển dụng, thôi việc, bổ nhiệm, bãi miễn, kỷ luật, khen thưởng… của người lao động trong Công ty. + Tổ chức hội nghị, các cuộc họp do Giám đốc Công ty triệu tập, đông thời làm thư ký trong các buổi đó. + Xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, thi tay nghề nâng cấp, nâng bậc cho cán bộ, nhân viên và công nhân trong Công ty. + Theo dõi và quản lý lao động, tổ chức phục vụ đời sống công nhân viên. + Quản lý tiền lương của cán bộ, công nhân viên cùng với phòng tài chính - kế toán xây dựng tổng quỹ tiền lương, xét duyệt phân bổ quỹ tiền lương , kinh phí hành chính Công ty. + Làm công tác văn phòng: Quản lý công văn giấy tờ, sổ sách hành chính và con dấu. Thực hiện lưu trữ các tài liệu thường và tài liệu quan trọng. Tổ chức quản lý, lưu trữ, chu chuyển các loại thông tin và các văn bản pháp luật hành chính đến các bộ phận, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện. + Thực hiện công tác quản lý, đôn đốc bảo vệ an ninh nội bộ, bảo vệ môi sinh, môi trường phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động. + Theo dõi pháp chế về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và hướng dẫn các phòng hoạt động, ký kết hợp đồng đúng pháp luật. ● Phòng kỹ thuật: + Xây dựng phương hướng, nội dung và mục tiêu cụ thể về các vấn đề khoa học kỹ thuật phục vụ cho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC578.doc
Tài liệu liên quan