Phần I: Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của 1
I.Quá trình hình thành và phát triển của công ty 1
? Giai đoạn từ năm 1994 đến năm 1995 1
? Giai đoạn từ năm 1996 đến nay: 1
II.Tổ chức bộ máy kinh doanh của Công ty 2
1.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 2
2. Cơ cấu bộ máy kế toán 3
III. Phân tích về tình hình tài chính của công ty 6
1. Tình hình lợi nhuận qua bảng cân đối kế toán và qua bảng kết quả hoạt 6
2. Phân tích tình hình lợi nhuận qua bảng tỷ suất lợi nhuận 10
Phần II. Những nhận xét, đánh giá chung và một số giải pháp 11
A. Những nhận xét, đánh giá chung về tình hình lợi nhuận của công ty 11
1. Những ưu điểm 11
2. Những tồn tại 12
B. Những giải pháp góp phần tăng lợi nhuận của công ty 13
1. Hạ giá thành sản phẩm 13
2.Tăng số lượng và chất lượng của sản phẩm sản xuất - sản phẩm tiêu thụ. 14
3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 14
4. Tích cực tìm kiếm thị trường và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá: 15
ý kiến nhận xét báo cáo thực tập của 16
ý kiến nhận xét của cơ quan thực tập 17
18 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 4630 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH thương mại Hà Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của
Công ty TNHH Thương mại Hà Việt
I.Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Giai đoạn từ năm 1994 đến năm 1995
Công ty TNHH Thương mại Hà Việt được thành lập theo giấy phép số 1168/GP-UB ngày 9 tháng 5 năm 1994, quyết định số 3989/QĐ-UB của UBND TP Hà Nội và đăng ký kinh doanh số 044084 ngày 12 tháng 5 năm 1994 của trọng tài kinh tế Hà Nội cấp. Khi mới thành lập Công ty TNHH Thương mại Hà Việt có trụ sở tại số 50- Đặng Tiến Đông- Đống Đa- Hà Nội và có hai thành viên góp vốn với số vốn điều lệ là 250.000.000đ (hai trăm năm mươi triệu đồng).
Giai đoạn từ năm 1996 đến nay:
Sau 2 năm hoạt động, năm 1996 Công ty TNHH Thương mại Hà Việt đã phát triển, trưởng thành và khẳng định sự tồn tại của Công ty trên thị trường, ban lạnh đạo Công ty đã đưa ra nhiều quyết định có ý nghĩa to lớn nhằm củng cố uy tín và ưu thế của Công ty đó là:
- Quyết định chuyển trụ sở chính của Công ty từ 50 - Đặng Tiến Đông - Đống Đa – Hà Nội đến trụ sở mới tại phòng 3A số 36 Hoàng Cầu. Đến nay, địa chỉ này vẫn là nơi diễn ra tất cả các hoạt động chính của công ty nhằm hướng tới một sự phát triển bền vững.
- Bổ sung thêm hai thành viên góp vốn nâng vốn điều lệ của công ty từ 250.000.000 đồng lên 807.800.000 đồng, tăng thêm557.800.000 đồng.
- Mở thêm hai chi nhánh:
+ Một chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh
+ Một chi nhánh ở thành phố Hải Phòng
- Trong đăng ký kinh doanh ban đầu công ty chỉ hoạt động trong lĩnh vực buôn bán hàng tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, năm 1996 công ty đăng ký thêm ngành hàng sản xuất hàng cơ khí tiêu dùng.
- Năm 1997 công ty đã mở 01 xưởng sản xuất mặt hàng: chấn lưu dùng cho đèn ống và một xưởng sản xuất hàng nhựa gia dụng. Nhưng do công ty không có đội ngũ nhân viên kỹ thuật thành thạo cũng như chưa tập trung đầu tư theo chiều sâu do vậy các sản phẩm chỉ mới chỉ dừng lại ở mức độ sản xuất thử nghiệm.
Năm 2002, đứng trước nhu cầu về sản phẩm que hàn ngày càng cao trên
thị trường, ban giám đốc dự định đầu tư xây dựng một nhà máy que hàn tại Đông Anh – Hà Nội. Đến năm 2003 nhà máy được xây dựng.
- Như vậy ngành nghề kinh doanh chính của công ty là: sản xuất, mua bán que hàn và các vật liệu hàn, máy móc thiết bị
II.Tổ chức bộ máy kinh doanh của Công ty
1.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Bộ máy hoạt động của công ty được tổ chức gọn nhẹ, thống nhất từ trên xuống theo cơ chế tập trung.
a. Mô hình tổ chức quản lý của công ty như sau:
Các chi nhánh
Của công ty
Bộ phận
XNK
Bộ
Phận
Bán
Hàng
Hoá
Bộ phận
Kho
Hàng
Bộ phận
Marketing
P.G.Đ Kinhdoanh
Giám đốc công ty
Hội đồng quản trị
Phòng KD- XNK
Phòng tài chính
P.G.Đ Tài chính
Bộ
Phận
Tiếp
Nhận
Hàng
Hoá
Bộ phận
Văn
Phòng
b. Chức năng nhiệm vụ của giám đốc và các phòng ban
Nhiệm vụ của giám đốc Công ty:
Là người đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm về toàn diện các mặt hoạt động của Công ty. Là người đại diện cho mọi quyền lợi và nghĩa vụ của công trước pháp luật và cơ quan. Do vậy, giám đốc phải xác định mục tiêu, nhiệm vụ và phải xác định được phương hướng, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Nhiệm vụ của các phó giám đốc:
Là những người giúp Giám đốc điều hành một số lĩnh vực hoạt động của công ty: Kinh doanh, tài chính theo sự phân công của giám đốc, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước giám đốc về nhiệm vụ được giao.
Phòng kinh doanh- xuất nhập khẩu
Khai thác thị trường , lựa chọn mặt hàng kinh doanh, xây dựng các phương án kinh doanh cụ thể trình giám đốc, lập kế hoạch xuất nhập khẩu hàng hoá. Dự thảo các hợp đồng kinh tế trình giám đốc và tổ chức thực hiện khi hợp đồng có hiệu lực. Tham mưu giúp giám đốc lựa chọn các mặt hàng xuất nhập khẩu có hiệu quả kinh tế cao. Trực tiếp quan hệ với các bạn hàng nước ngoài.
Phòng tài chính:
Tổ chức thực hiện công tác hạch toán quá trình sản xuất kinh doanh của toàn Công ty cung cấp các thông tin chính xác, cần thiết để Giám đốc đưa ra các quyết định tối ưu có hiệu qủa cao. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách, các quy định của Nhà nước về lĩnh vực tài chính.
Các bộ phận khác ( xuất nhập khẩu, văn phòng): hoạt động dưới sự dẫndắt
quản lý của giám đốc và các phòng ban cấp trên, có trách nhiệm giúp đỡ các phòng ban hoàn thành tốt nhiệm vụ mà giám đốc giao cho.
2. Cơ cấu bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán được tổ chức theo cơ chế tập trung đứng đầu là kế toán trưởng có trách nhiệm điều hành hoạt động của bộ máy kế toán sao cho có hiệu quả thông qua việc phân công công việc cho các kế toán viên. Kế toán trưởng có trách nhiệm tuyển dụng và đào tạo những kế toán viên mới phục vụ cho chiến lược phát triển của công ty. Dưới là các kế toán viên và thủ quỹ chịu sự phân công công việc và quản lý trực tiếp của kế toán trưởng. Tổ chức bộ máy kế toán công ty có thể biểu diễn qua sơ đồ sau:
Kế toán
Công nợ
Thủ quỹ
Kế toán trưởng
Kế toán Tiền lương
Kế toán
Tổng hợp
Kế toán
Bán hàng
Ghi chú:
Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ tương đương
Quan hệ đối chiếu
Công ty Thương mại Hà Việt là một công ty trách nhiệm hữu hạn vì vậy bộ máy kế toán hoạt động khá gọn và hiệu quả:
Một kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm về phần
tổng hợp chứng từ lên sổ cái, lập báo cáo tài chính cho cơ quan thuế và hội đồng quản trị. Kế toán trưởng phải giám sát và điều hành bộ máy kế toán hoạt động có hiệu quả, đảm bảo tính chính xác cao.
Một thủ quỹ đảm nhận việc thu chi tiền mặt, chịu trách nhiệm theo dõi
thu chi và tồn quỹ.
Một kế toán bán hàng chịu trách nhiệm theo dõi về hàng hoá nhập
xuất, tồn kho và công nợ người mua.
Một kế toán công nợ theo dõi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, công nợ:
công nợ người bán, công nợ tạm ứng, công nợ phải thu, phải trả, công nợ khác; và theo dõi tài sản cố định, công cụ lao động, định kỳ tính khấu hao và thanh lý tài sản cố định khi hết thời hạn sử dụng.
Đặc điểm công tác kế toán:
Chế độ chứng từ: Công ty sử dụng 4 loại chứng từ cơ bản sau: chứng
từ tiền tệ, chứng từ hàng tồn kho, chứng từ bán hàng, chứng từ tài sản cố định. Biểu mẫu các chứng từ công ty sử dụng theo đúng mẫu do Bộ Tài chính ban hành.
Chế độ tài khoản: hệ thống tài khoản công ty đang sử dụng về cơ bản là hệ
thống tài khoản áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo QĐ số 1177TC/QĐ/CĐKTngày23/12/1996 và QĐ số 144/2001/QĐ- BTC ngày21/12/2001 của Bộ Tài chính
Hình thức kế toán: Công ty TNHH Thương mại Hà Việt đã sử dụng hình
thức ghi sổ trong quá trình hạch toán kế toán của mình. Hình thức này rất thuận tiện cho việc áp dụng phần mềm máy vi tính.
Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên
Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Quy trình hạch toán và ghi sổ được khái quát theo sơ đồ sau:
Sổ Cái
Báo cáo tài
chính
Bảng tổng hợp
chi tiết
Chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổ
Sổ chi tiết các tài
khoản
Sổ quỹ
Bảng cân đối số
phát sinh
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
- Công ty TNHH Thương mại Hà Việt hạch toán các nghiệp kinh tế phát sinh theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Thay cho việc sử dụng kế toán thủ công như trước đây, hiện nay Công ty Thương mại Hà Việt đang sử dụng phần mềm kế toán HFS do vậy cập nhật số liệu cũng như các hình thức sổ kế toán được thể hiện trên máy tính
Chế độ báo cáo kế toán:
* Báo cáo hàng tháng: là các báo cáo thuế GTGT đầu vào, báo cáo
thuế GTGT đầu vào, báo cáo quyết toán thuế GTGT hàng tháng, báo cáo về tình hình sử dụng hoá đơn thuế GTGT. Tất cả các báo cáo tháng ở trên công ty phải nộp cho Cục thuế Hà Nội trước ngày 10 của tháng sau
* Báo cáo năm: là hệ thống báo cáo theo chế độ báo cáo tài chính
doanh nghiệp được ban hành theo Quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Bao gồm 4 loại: bảng cân đối kế toán- mẫu số B01-DN, kết quả hoạt động kinh doanh- mẫu số B02- DN, lưu chuyển tiền tệ- mẫu sỗ B03- DN, thuyết minh báo cáo tài chính- mẫu số B09- DN.
III. Phân tích về tình hình tài chính của công ty
Tình hình lợi nhuận qua bảng cân đối kế toán và qua bảng kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Thương Mại Hà Việt.
*Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn qua bảng cân đối kế toán
năm 2003- 2004 Đơn vị : nghìn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
So sánh
2003/ 2004
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ lệ
Tài sản
40.717.056
100
63.970.504
100
23.253.448
57,1
A. TSCĐ
1.954.022
4,8
1.208.113
1,9
-745.909
-38,2
B. TSLĐ
38.763.034
95,2
62.762.391
98,1
23.999.357
61,9
Nguồn vốn
40.717.056
100
63.970.504
100
23.253.448
57,1
A.Nợphải trả
37.689.545
92,6
60.812.832
95,1
23.123.287
61,4
Nợ dài hạn
206.943
0,5
_
_
_
_
Nợ ngắn hạn
37.482.602
92,1
60.812.832
95,1
23.330.230
62,3
B. Vốn CSH
3.027.511
7,4
3.157.672
4,9
130161
4,3
Về Tài sản : Theo bảng trên ta thấy giá trị tài sản năm 2004 đã tăng thêm
23.253.448 nghìn đồng so với năm 2003( tăng 57.1 %) trong đó TSLĐ tăng 23.999.357 nghìn đồng( tăng 61,9%), tuy nhiên TSCĐ lại bị giảm đi –745909 nghìn đồng( giảm –38,2%). Như vậy sự gia tăng tổng tài sản chủ yếu là tăng TSLĐ vì tổng số vốn được huy động tăng lên năm 2004 hầu hết đáp ứng cho nhu cầu vốn lưu động. Điều đó chứng tỏ công ty mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu theo chiều rộng. Trong TSLĐ năm 2004 so với năm 2003 thì mức độ tăng các yếu tố cấu thành không đồng đều:Khoản phải thu tăng(2.299.130 nghìn đồng), hàng tồn kho tăng(148.578 nghìn đồng), vốn bằng tiền mặt tăng (205.922 nghìn đồng).Như vậy công ty đã để các khoản nợ gia tăng rất lớn điều đó làm ảnh hưởng đến lượng vốn kinh doanh của công ty,vậy thời gian tới công ty phải thu hồi nhanh các khoản nợ này.
Về Nguồn vốn: Trong nguồn vốn của công ty thì nợ phải trả của công ty
chiếm tỷ trọng lớn: Năm 2003 chiếm 92,6%, năm 2004 chiếm 95,1%. Còn vốn chủ sở hữu năm 2003 chiếm 7,4%, năm 2004 chiếm 4,9%. Điều này cho thấy tình hình tài chính của công ty không ổn định. Nợ phải trả của công ty năm 2004 tăng 23.123.287 nghìn đồng so với năm 2003 tương ứng 61,4%. Vốn chủ sở hữu cũng tăng 130 triệu đồng(14,3%), nhưng mức độ tăng lại chậm.
*Phân tích tình hình kinh doanh qua bảng kết quả sản xuất kinh doanh
năm 2003- 2004 Đơn vị: nghìn đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
So sánh 2003/ 2004
Số tiền
Tỷ lệ
1
Tổng doanh thu
194.174.840
252.156.497
57.981.657
29,9
2
Doanh thu thuần
194.174.840
252.156.497
57.981.657
29,9
3
Các khoản giảm trừ
0
0
0
0
4
Giá vốn hàng bán
185.958.595
244.672.091
58.713.496
31,6
5
Lợi nhuận gộp
8.216.245
7.484.406
-731.839
-8,9
6
Chi phí bán hàng
8.197.037
6.981.453
-1.215.584
-14,8
7
Chi phí quản lý DN
_
140.844
140.844
0
8
Lợi nhuận thuần từHĐKD
19.209
362.108
342.899
1785,1
9
Thu nhập hoạt động TC
83.248
10.789
-72.459
-87
10
Chi phí hoạt động TC
_
_
_
_
11
Lợinhuận thuần từ HĐTC
83.248
10.789
-72.459
-87
12
Các khoản TN bất thường
38.072
133.132
95.060
249,7
13
Chi phí bất thường
15.000
363.132
348.132
2320,9
14
Lợi nhuận bất thường
23.072
-230.000
-253.072
-1096,9
15
Tổng lợi nhuận trước thuế
125.529
142.898
17.369
13,8
16
Thuế TNDN phải nộp
35.148
45.727
10.579
30
17
Lợi nhuận sau thuế
90.381
97.170
6.789
7,5
18
Nộp ngân sách NN
2.934.470
5.522.912
2.588.442
88,2
Qua bảng kết quả sản xuất kinh doanh trong 2 năm 2003 và 2004 của Công ty TNHH Thương Mại Hà Việt ta thấy tổng doanh thu của năm 2004 so với năm 2003 tăng 57.981.657 nghìn đồng tương ứng 29,9%, điều đó cho thấy quy mô sản xuất của doanh nghiệp tăng lên; trong đó doanh thu thuần của năm 2004 so với 2003 cũng tăng 57.981.657 nghìn đồng tương ứng 29,9% . Như vậy mức tăng tổng doanh thu và doanh thu thuần chênh lệch khá nhiều, trong khi đó các khoản giảm trừ lại bằng 0 (không có trường hợp hàng bán bị trả lại) điều đó cho thấy chất lượng hàng hoá của công ty rất tốt luôn đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Mong rằng trong thời gian tới công ty tiếp tục nâng cao chất lượng hàng hoá đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Lợi nhuận gộp của công ty năm 2004 đạt 7.484.406 nghìn đồng giảm -31.839 nghìn đồng( tương ứng -8,9%) so với năm 2003. Chi phí bán hàng năm 2004 đều giảm so với năm 2003( Chi phí BH= -1.215.584 nghìn đồng tương ứng -14,8%). Bên cạnh đó lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2004 tăng 342.899 nghìn đồng so với năm 2003 tương ứng với 1785,1%. Nếu như nhìn vào lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh của thì tình hình sản xuất của công ty năm 2004 phát triển hơn so với năm 2003.
Lợi nhuận là một chỉ tiêu kinh tế hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp nhưng không thể coi lợi nhuận là chỉ tiêu duy nhất để đánh giá chất lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bởi vì một mặt lợi nhuận là kết quả của hoạt động tài chính cuối cùng, nó chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, có những nhân tố thuộc về chủ quan nhưng cũng có những nhân tố thuộc về khách quan và giữa chúng có sự bù trừ lẫn nhau. Mặt khác do điều kiện sản xuất kinh doanh thị trường tiêu thụ khác nhau, nên làm làm lợi nhuận của các doanh nghiệp cũng khác nhau.
Bởi vậy, để đánh giá, so sánh hoạt động của các doanh nghiệp phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với các yếu tố khác như doanh thu, chi phí, vốn, tài sản…
2. Phân tích tình hình lợi nhuận qua bảng tỷ suất lợi nhuận
Đơn vị: nghìn đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
So sánh 2003/2004
Số tiền
Tỷ lệ
%
1
Doanh thu thuần
194.174.840
252.156.497
57.981.657
29,9
2
Lợi nhuận trước thuế
125.529
142.898
17.369
13,8
3
Vốnkinhdoanh bình quân
40.717.056
63.970.504
23.253.448
57,1
4
Giá vốn hàng bán
185.958.595
244.672.091
58.713.496
31,6
5
Tỷ suất LN/ DT thuần(%)
0,06
0,05
- 0,01
-16,7
6
Tỷ suất LN/ Vốn kinh doanh bình quân(%)
0,31
0,22
- 0,09
-29,03
7
Tỷ suất LN/ Giá thành(%)
0,07
0,56
0,49
700
Tỷ suất LN/DT thuần năm 2003 là 0,06% tức là cứ 100 đồng doanh thu thuần thì thu được 0,06 đồng lợi nhuận, năm 2004 thì cứ 100 đồng doanh thu thuần thì thu được 0,05 đồng lợi nhuận giảm 0,01 đồng so với năm 2003 ( giảm16,7%). Mặc dù tổng doanh thu năm 2004 có tăng so với năm 2003 nhưng chỉ tiêu lợi nhuận lại giảm điều này phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của công ty không được tốt.
Tỷ suất LN/ Giá thành năm 2003 là: 0,07% tức là cứ 100 đồng chi phí bỏ ra để sản xuất sản phẩm thu được 0,07 đồng lợi nhuận và năm 2004 thì thu được 0,56 đồng lợi nhuận tăng 0,49 đồng so với năm 2003.
Tỷ suất LN/ Vốn KD bình quân năm 2003 là 0,31% tức là cứ 100 đồng vốn kinh doanh của doanh nghiệp bỏ ra sẽ thu được 0,31 đồng lợi nhuận. Năm 2004 thì cứ 100 đồng vốn kinh doanh bỏ ra thì thu được 0,22 đồng lợi nhuận tức là giảm 0,09 đồng lợi nhuận so với năm 2003.
Phần II. Những nhận xét, đánh giá chung và một số giải pháp
Những nhận xét, đánh giá chung về tình hình lợi nhuận của công ty
Những ưu điểm
- Công ty đã nhận thức và có chủ trương đúng đắn trong việc kiểm soát về chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm để tạo được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất
Việc sử dụng chứng từ ban đầu: đều phù hợp với yêu cầu kinh tế và pháp lý
của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tuy nhiên, vẫn có sự giảm thiều để tránh tình trạng lãng phí thời gian vào việc giấy tờ thủ tục gây ra việc chậm tiến độ công việc và tạo sự tin tưởng cho khách hàng. Các chứng từ công ty sử dụng đều theo đúng mẫu quy định của Bộ Tài chính ban hành và đều có chữ ký đầy đủ của các bên liên quan. Chứng từ (đặc biệt là Hoá đơn GTGT ) được phân loại, sắp xếp, hệ thống hoá theo từng nghiệp vụ kinh tế, theo thời gian phát sinh và được đóng thành từng quyển theo từng tháng thuận lợi cho việc tìm kiếm, kiểm tra, đối chiếu khi cần
Việc tổ chức hạch toán theo hình thức “ Chứng từ ghi sổ” là phù hợp với quy
mô của doanh nghiệp, kết cấu sổ của hình thức này đơn giản tạo điều kiện cho việc chuyển đổi từ kế toán thủ công sang kế toán máy. Công ty sử dụng khá đầy đủ và quy củ bộ sổ chi tiết giúp cho việc hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh được chính xác, chi tiết tới từng mặt hàng một giúp tăng cường khả năng quản lý cao đối với thông tin trên các báo cáo kế toán.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng máy vi tính vào công tác
hạch toán kế toán nên công ty đang sử dụng phần mềm kế toán HFS vào trong công tác kế toán hàng ngày. Việc áp dụng kế toán máy đã giúp công ty giảm được đáng kể lao động kế toán tiết kiệm chi phí nhân công tránh được tình trạng sai sót do việc ghi chép thủ công. Với bộ máy kế toán khoa học và tổ chức hợp lý, việc xử lý các thông tin kinh tế được diễn ra khá nhanh chóng, kịp thời và chính xác.
Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, công ty đã khẳng định được
mình trong nền kinh tế thị trường, quy mô của công ty ngày càng phát triển, đảm
bảo công ăn việc làm cho người lao động, hoàn thành nhiệm vụ nộp ngân sách Nhà nước, có tích luỹ, tăng trưởng và phát triển
Những tồn tại
Bên cạnh những mặt tích cực công ty vẫn còn một số mặt tồn tại cần sớm được khắc phục:
Công ty không sử dụng tài khoản trích lập dự phòng, giảm giá hàng tồn kho,
dự phòng phải thu khó đòi. Điều này, sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp khi có tình huống bất thường xảy ra liên quan đến việc giảm giá hàng tồn kho, không đòi nợ của khách hàng
Việc áp dụng tổ chức sổ theo Chứng từ ghi sổ là phù hợp với đặc trưng và
yêu cầu quản lý của công ty, nhưng trong quá trình hạch toán của mình công ty không sử dụng Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ như một công cụ để quản lý chứng từ luân chuyển .
- Việc quản lý chi phí đầu ra, đầu vào chưa chặt chẽ, đồng bộ,… Một số phòng, ban chưa ý thức được nhiệm vụ, quyền hạn chức năng của đơn vị mình gây thất thoát lãng phí làm giảm hiệu quả kinh doanh của toàn công ty.
Công tác tiền lương còn nhiều điều bất cập, quản lý chưa chặt chẽ thống nhất
và việc phối hợp chấm công giữa các bộ phận chức năng với các đội tới việc trả lương chưa chính xác, trùng lặp và có trường hợp chưa công bằng.
Công tác thu hồi công nợ, công tác hạch toán còn kém, công tác quyết toán
định chưa được tốt.
Các biện pháp kích thích tạo động lực cho người lao động còn đơn điệu, ít
tác dụng, nhiều biện pháp còn mang tính hình thức… Ngoài ra công ty chưa tạo được môi trường thuận lợi đầy đủ cho người lao động phấn khởi, yên tâm lao động.
B. Những giải pháp góp phần tăng lợi nhuận của công ty
Hạ giá thành sản phẩm
Hạ giá thành sản phẩm là giảm chi phí sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm đó. Thực chất là tiết kiệm các chi phí về lao động sống cũng như lao động vật hoá để sản
Xuất và tiêu thụ sản phẩm. Như vậy lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng lên và không phải tăng chi phí, nó không chỉ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tự bù đắp chi phí sản xuất và kinh doanh có lãi đồng thời giúp doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm vốn để mở rộng quy mô sản xuất, tăng khối lượng sản phẩm sản xuất.
Các biện pháp để hạ giá thành sản phẩm như sau:
Thứ nhất : Tăng năng suất lao động
Đây là quá trình áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp để tăng năng lực sản xuất của người lao động sao cho số sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian tăng lên. Muốn vậy cần áp dụng những biện pháp sau:
Cải tiến máy móc thiết bị cho phù hợp với sản xuất kinh doanh đối với từng
doanh nghiệp nhằm sử dụng triệt để công suất máy móc thiết bị. Đây là biện pháp trực tiếp làm tăng năng suất lao động.
Tăng cường sử dụng máy móc thiết bị để nâng cao công suất máy móc thiết
bị. Để nâng cao công suất máy móc thiết bị doanh nghiệp cần phải tổ chức quá trình sản xuất kinh doanh, sắp xếp lao động hợp lý, đặc biệt để đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra thường xuyên liên tục doanh nghiệp phải tiến hành sửa chữa bảo quản máy móc thiết bị đúng kỳ và thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu về quy trình kỹ thuật khi vận hành máy
Nâng cao trình độ tay nghề và ý thức trách nhiệm của người lao động, cần tổ
chức sắp xếp lao động hợp lý như: bố trí lao động đúng nghề, đủ số lao động ở mỗi công đoạn, giảm tối đa các lao động không cần thiết…để giảm chi phí quản lý và hạ giá thành sản phẩm.
Thứ hai: Tiết kiệm nguyên liệu tiêu hao
Đây cũng là một nhân tố góp phần đáng kể vào việc giảm giá thành sản phẩm
vì chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm sản xuất. Để tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao cần: giảm tỷ lệ hao hụt, giảm mức tiêu hoa nguyên vật liệu trong một đơn vị sản phẩm. Doanh nghiệp cần áp dụng những biện pháp sau để giảm bớt tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm:
Đảm bảo máy móc thiết bị hoạt động tốt.
Tổ chức công tác cung ứng vật tư cho phù hợp với kệ hoạch sản xuất
Tăng cường kiểm tra các định mức tiêu hao nguyên vật liệu, giảm đến mức
thấp nhất tỷ lệ hao hụt nguyên vật liệu.
2.Tăng số lượng và chất lượng của sản phẩm sản xuất - sản phẩm tiêu thụ.
Có thể nói rằng tiêu thụ là khâu quan trọng cuối cùng của quá trình sản xuất, kết
quả của việc tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng và số lượng hàng bán ra. Chỉ khi quá trình tiêu thụ sản phẩm kết thúc thì doanh nghiệp mới có thể xác định được lợi nhuận. Do đó tăng chất và số lượng sản phẩm cũng là phương hướng chủ yếu để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Muốn nâng cao chất lượng sản phẩm doanh nghiệp cần tiến hành thăm dò thị trường, tăng cường kiểm tra các khâu trong quá trình sản xuất, liên tục nâng cao tay nghề cho công nhân… và khi sản phẩm được tiêu thụ tốt với giá bán thích hợp chứng tỏ nó đã được chấp nhận về chất lượng.
Để tăng số lượng sản phẩm sản xuất, doanh nghiệp phải có các biện pháp quản lý và tổ chức lao động một cách thích hợp, cần phải có một đội ngũ lao động với khả năng của người lao động cũng như của máy móc thiết bị…
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Sử dụng vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh không phải là một hoạt động đơn thuần về mặt thu chi tài chính mà thực chất là một nghệ thuật trong hoạt động hoạt động sản xuất kinh doanh. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nghĩa là phải sử dụng vốn sao cho đem lại hiệu quả cao nhất. Để làm được điều này doanh nghiệp phải thực hiện một số biện pháp sau đây:
Xác định kịp thời chính xác nhu cầu vốn đặc biệt là vốn lưu động cần thiết trong từng thời kỳ của doanh nghiệp, từ đó đưa ra kế hoạch tổ chức huy động vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh hạn chế tình trạng thiếu vốn gây ra tình trạng gián đoạn kinh doanh.
Lựa chọn các hình thức thu hút vốn phù hợp tổ chức khai thác triệt để, có hiệu quả nguồn vốn bên trong doanh nghiệp và đáp ứng kịp thời cho sản xuất vừa giảm được chi phí của việc sử dụng vốn vay. Hạn chế tình trạng ứ đọng vốn, tính toán kỹ lưỡng vốn dự trữ nằm trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh sao cho hợp lý.
Đối với tài sản cố định phải thường xuyên đánh giá lại tài sản cố định để làm căn cứ tính khấu hao sao cho phù hợp nhằm thu hồi vốn, đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định giúp cho người quản lý nắm bắt được tình hình biến động của vốn cố định thích hợp.
Thực hiện tốt công tác thanh toán công nợ, chủ động phòng ngừa rủi ro hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng bị chiếm dụng vốn. Vì vậy doanh nghiệp cần phải mua bảo hiểm tài sản(nếu có thể), lập quỹ dự phòng tài chính để phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra để bù đắp thiếu hụt.
Tích cực tìm kiếm thị trường và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá:
Thị trường tiêu thụ là một trong các vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu, là một doanh nghiệp thương mại nên kết quả hoạt động kinh doanh của công ty phụ thuộc rất nhiều vào việc khai thác chiếm lĩnh thị trường. Để đạt được điều đó thì công ty phải thực hiện một số biện pháp sau đây:
Từng bước nâng cao thị trường bằng chất lượng
Tăng cường công tác thu nhập và tìm kiếm thông tin
Nâng cao chất lượng đầu vào
Xây dựng phương án kinh doanh phù hợp
ý kiến nhận xét báo cáo thực tập của
giáo viên hướng dẫn.
ý kiến nhận xét của cơ quan thực tập
Phần I: Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của 1
I.Quá trình hình thành và phát triển của công ty 1
ỹ Giai đoạn từ năm 1994 đến năm 1995 1
ỹ Giai đoạn từ năm 1996 đến nay: 1
II.Tổ chức bộ máy kinh doanh của Công ty 2
1.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 2
2. Cơ cấu bộ máy kế toán 3
III. Phân tích về tình hình tài chính của công ty 6
1. Tình hình lợi nhuận qua bảng cân đối kế toán và qua bảng kết quả hoạt 6
2. Phân tích tình hình lợi nhuận qua bảng tỷ suất lợi nhuận 10
Phần II. Những nhận xét, đánh giá chung và một số giải pháp 11
A. Những nhận xét, đánh giá chung về tình hình lợi nhuận của công ty 11
1. Những ưu điểm 11
2. Những tồn tại 12
B. Những giải pháp góp phần tăng lợi nhuận của công ty 13
1. Hạ giá thành sản phẩm 13
2.Tăng số lượng và chất lượng của sản phẩm sản xuất - sản phẩm tiêu thụ. 14
3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 14
4. Tích cực tìm kiếm thị trường và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá: 15
ý kiến nhận xét báo cáo thực tập của 16
ý kiến nhận xét của cơ quan thực tập 17
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC834.doc