Quá trình hình thành và phát triển của cụm cảng hàng không Miền Bắc

 

Ngành Hàng không Dân dụng Việt nam nói chung và Cụm cảng Hàng không Miền Bắc nói riêng trong những năm vừa qua đã có những bước phát triển vượt bậc nhằm nhanh chóng hoà nhập với cộng đồng Hàng không Quốc tế và khu vực. Theo Quyết định số 113/1998/QĐ - TTg ngày 06/07/1998 của Thủ tướng Chính phủ - Cụm cảng Hàng không miền Bắc đã chuyển từ một đơn vị sự nghiệp có thu chuyển thành một Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích. Đây là một sự thay đổi lớn về phương thức hoạt động, mô hình tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh ở Cụm cảng Hàng không miền Bắc. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Cụm cảng Hàng không miền Bắc, đang là vấn đề hết sức cần thiết.

Cảng hàng không - một tổ hợp công trình đồ sộ, một nơi có thể xem như là một thành phố thu nhỏ đó phải được sử dụng khai thác có hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao nhất. Chính vì vậy, để có thể phát triển nhanh chóng, kịp thời đáp ứng nhu cầu sử dụng của hành khách và của các Hãng hàng không trong, ngoài nước; Cụm cảng hàng không miền Bắc đã và đang thực thi nhiều phương án quản lý và khai thác các Cảng hàng không trong khu vực. Đồng thời với việc nâng cao chất lượng cung ứng các dịch vụ và đảm bảo an ninh an toàn tuyệt đối cho các chuyến bay, Cụm cảng đang thúc đẩy các hoạt động kinh doanh thương mại và mở ra các dịch vụ phi hàng không để phục vụ hành khách và những người đến làm việc, tham quan tại cảng. Làm sao để tận dụng được các nguồn thu tại Cảng hàng không và có được một cơ chế quản lý phù hợp luôn là vấn đề được sự quan tâm không chỉ của các nhà chức trách Cảng hàng không, mà còn là sự quan tâm của Chính phủ và lãnh đạo Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, nhất là tới đây Cụm cảng phải thực hiện cơ chế trả lãi và hoàn vốn cho nhà ga T1, tiếp đó là đường hạ cất cánh 1B mà hiện nay đang được khởi công xây dựng tại Nội Bài./.

 

doc13 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1462 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của cụm cảng hàng không Miền Bắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Hàng không Dân dụng Việt Nam là một ngành kinh tế kỹ thuật mũi nhọn, là nhịp cầu nối liền Việt Nam và thế giới, là một trong những nhân tố đưa đất nước ta phát triển ngang tầm với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Trong những năm vừa qua ngành Hàng không Dân dụng Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, thực sự đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Cảng hàng không là một trong ba thành phần cơ bản trong hệ thống Hàng không Dân dụng quốc gia. Ngày nay, các Cảng hàng không đã trở thành những tổ chức kinh doanh có quy mô lớn và được coi như những xí nghiệp công nghiệp phức hợp, nó cung ứng đầy đủ, tiện lợi và an toàn các dịch vụ cho các Hãng hàng không, hành khách và hàng hoá qua Cảng. Đến với Cảng hàng không ta như đến với một thành phố thu nhỏ. Các Cụm cảng hàng không ở Việt Nam nói chung và Cụm cảng hàng không miền Bắc nói riêng là những đơn vị thành viên của Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam. Cụm cảng hàng không miền Bắc là Doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích có nhiệm vụ quản lý và khai thác các Cảng hàng không phía Bắc, cung ứng các dịch vụ tại Cảng hàng không. Trong những năm qua Cụm cảng hàng không miền Bắc đã và đang được đầu tư cải tạo, xây mới để kịp thời đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của lưu lượng hành khách và hàng hoá; đầu tư những thiết bị công nghệ hiện đại của hàng không thế giới nhằm không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ và đảm bảo an ninh, an toàn cho hành khách và các Hãng hàng không. Từ tháng 10 năm 2001 Cụm cảng hàng không miền Bắc đã đưa vào khai thác sử dụng nhà ga T1 - một nhà ga hàng không quốc tế hiện đại nhất của Việt Nam; đồng thời, tiến hành khởi công xây đường cất hạ cánh 1B song song với đường cất hạ cánh hiện nay tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Điều đó khẳng định xu thế phát triển tất yếu Ngành hàng không dân dụng Việt Nam nói chung và Cụm cảng hàng không miền Bắc và sân bay quốc tế Nội Bài nói riêng. I - quá trình hình thành và phát triển của cụm cảng hàng không miền bắc Sơ lược về quá trình hình thành: Tên và địa chỉ: * Tên doanh nghiệp: Cụm cảng hàng không miền Bắc. Tên giao dịch quốc tế: Northern Airports Authority. Tên viết tắt: NAA. * Địa chỉ: Cảng hàng không quốc tế Nội Bài Huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội. 1.2. Quá trình hình thành và phát triển: Sau khi giành thắng lợi trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bước vào giai đoạn mới của cách mạng, trước yêu cầu của công cuộc xây dựng đất nước và sẵn sàng nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, việc phải xây dựng ngành Hàng không Dân dụng thành ngành vận tải ngày càng quan trọng. Do đó, ngày 11/02/1976 Chính phủ đã ra Nghị định số 28/CP thành lập Tổng cục Hàng không dân dụng trên cơ sở Cục Hàng không dân dụng. Đồng thời quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của ngành trong giai đoạn mới và xác định rõ: Cơ quan Tổng cục Hàng không dân dụng là cơ quan trực thuộc Chính phủ, hình thành một ngành độc lập, tách khỏi chức năng không quân vận tải, xây dựng ngành Hàng không dân dụng ngày càng hoàn chỉnh, có hệ thống trên phạm vi cả nước; thực hiện chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của kế hoạch Nhà nước hàng năm; đề xuất, trình Chính phủ về chủ trương, kế hoạch phát triển quan hệ về Hàng không dân dụng với các nước trên thế giới và giao cho Bộ quốc phòng quản lý, tổ chức, chỉ đạo, xây dựng. Để phân rõ khu vực quản lý, điều hành hoạt động của máy bay dân dụng và phối hợp hoạt động với không quân được chặt chẽ. Từ sau khi thành lập, Tổng cục Hàng không dân dụng đã thành lập ba khu vực Cảng hàng không, sân bay dân dụng trong phạm vi cả nước: - Sân bay Tân Sơn Nhất quản lý, điều hành các sân bay thuộc các tỉnh miền Nam. - Sân bay Đà Nẵng quản lý, điều hành các sân bay thuộc các tỉnh miền Trung. - Sân bay Gia Lâm quản lý, điều hành các sân bay thuộc các tỉnh miền Bắc. Khu vực Cảng hàng không, sân bay miền Bắc do sân bay Gia Lâm quản lý, gồm các sân bay: Vinh, Nà Sản, Điện Biên Phủ, Cao Bằng. Nhiệm vụ của khu vực sân bay miền Bắc không có trách nhiệm quản lý bay đường dài, mà sự quản lý này do Cục Quản lý bay (Cục tham mưu) - chỉ huy sở trung tâm của Tổng cục Hàng không dân dụng điều hành từ Hà Nội đến Đà Nẵng. Còn từ Đà Nẵng trở vào giao cho chỉ huy sở của sân bay Tân Sơn Nhất quản lý, điều hành. Từng sân bay trong khu vực Cảng hàng không, sân bay miền Bắc có trách nhiệm quản lý không vực bay, chỉ huy hạ cất cánh tại sân bay mà mình quản lý. Cụm cảng hàng không miền Bắc có trụ sở nằm trên toạ độ 21013’18’’ vĩ Bắc, 105049’40’’ kinh Đông, trên địa phận huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội về phía Bắc theo đường chim bay là 20 km, theo đường bộ là 35 km. Trước khi trở thành sân bay dân dụng thì Cảng hàng không quốc tế Nội Bài chủ yếu phục vụ cho các mục đích quân sự với đường cất hạ cánh dài 1.800m, rộng 60m. Từ chỗ là một sân bay quân sự được xây dựng từ năm 1960, đến năm 1977 được chính thức thành lập và trở thành một Cảng hàng không hoạt động khai thác Hàng không dân dụng trong nước và quốc tế. Năm 1989 Chính phủ ra quyết định thành lập Tổng Cục Hàng không dân dụng Việt Nam tách khỏi Bộ quốc phòng và trực thuộc Bộ Giao thông vận tải. Ngày 27/02/1990 Tổng cục trưởng Tổng cục Hàng không dân dụng ra quyết định số 159/TCHK đặt sân bay quốc tế Nội Bài trực thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam và xác định Giám đốc sân bay quốc tế Nội Bài đồng thời là Giám đốc Cảng hàng không sân bay miền Bắc. Đây là đợt chuyển đổi cơ chế lớn nhất trong lịch sử ngành Hàng không, ngoài việc thay đổi về cơ cấu tổ chức của ngành và của từng đơn vị thì toàn bộ quân nhân đang làm việc trong ngành được chuyển ngành tại chỗ, hoặc nghỉ chế độ, hay chuyển về các đơn vị quân đội khác. Ngày 02/04/1993 Cục trưởng Cục Hàng không đã ra quyết định số 204/CAAV thành lập Cụm cảng hàng không sân bay miền Bắc hoạt động theo chức năng quản lý Nhà nước tại cảng hàng không, như một đơn vị sự nghiệp kinh tế có thu; Tổng giám đốc Cụm cảng hàng không sân bay miền Bắc kiêm Giám đốc sân bay quốc tế Nội Bài. Các sân bay trực thuộc gồm có Nội Bài, Cát Bi, Vinh, Điện Biên, Nà Sản và trụ sở chính tại sân bay quốc tế Nội Bài. Ngày 06/07/1998 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 113/1998/QĐ-TTg chuyển đổi Cụm cảng hàng không sân bay miền Bắc thành Doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích và lấy tên là Cụm cảng hàng không miền Bắc; Theo đó Cụm cảng Hàng không miền Bắc có các chức năng, nhiệm vụ sau: - Quản lý và khai thác các Cảng Hàng không khu vực miền Bắc (Cảng Hàng không Nội bài, Cảng Hàng không Cát bi, Cảng Hàng không Vinh, Cảng Hàng không Điện biên, Cảng Hàng không Nà sản), cung cấp các dịch vụ Hàng không và các dịch vụ công cộng khác để phục vụ cho hoạt động bay của các Hãng Hàng không trong nước và quốc tế được an toàn, hiệu quả. Trải qua 20 năm hoạt động, mặc dù cơ sở vật chất ban đầu còn thiếu thốn, lại chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, nhưng Cảng hàng không quốc tế Nội Bài vừa khai thác, vừa xây dựng và trưởng thành, biết vận dụng khéo léo sức mạnh tổng hợp các nguồn lực trong và ngoài nước đã đáp ứng được nhu cầu Hàng không dân dụng, hoàn thành nhiệm vụ lịch sử. Đến nay Cảng hàng không quốc tế Nội Bài đã có được hệ thống nhà ga hiện đại và hình thành dây chuyền đồng bộ để phục vụ an toàn cho những loại máy bay dân dụng hiện đại nhất trên thế giới với lưu lượng hành khách mỗi năm tăng từ 3 đến 5%. Hiện tại, sân bay quốc tế Nội Bài có đường cất hạ cánh dài 3.200m, nhà ga hành khách T1 đã hoàn thành giai đoạn 1 với công nghệ và trang thiết bị hiện đại có thể phục vụ từ 2,5 đến 4 triệu hành khách / năm; đường cất hạ cánh 1B dài 3.800m đang được khởi công xây dựng và sẽ hoàn thành vào năm 2003; có hai con đường chính nối Cảng hàng không này với thủ đô Hà Nội là quốc lộ 2 và đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài. Cảng hàng không quốc tế Nội Bài nằm ở vị trí trung tâm của Miền Bắc Việt Nam, có đường ôtô đi các tỉnh, diện tích đất đang sử dụng của Cảng là 352 ha, trong đó có 107 ha dùng cho quân sự và dân dụng. Dự kiến đất quy hoạch sử dụng của Cảng đến năm 2010 là 815 ha. Theo tiêu chuẩn phân cấp của ICAO thì cấp tiêu chuẩn của sân bay Nội Bài hiện tại là 4E, tức là có thể tiếp nhận được loại máy bay B747 - 400. II- Cơ cáu tổ chức bộ máy quản lý của Cụm cảng hàng không miền Bắc 1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Cụm cảng: 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Cụm cảng: Theo quyết định số 113/1998/TTg ngày 15/5/2002 của Cục trưởng Cục HKDD VIệt nam quy định cơ cấu tổ chức quản lý của Cụm cảng hàng không miền Bắc gồm có: Tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc, các văn phòng chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc và các đơn vị trực thuộc. Mô hình tổ chức được xây dựng theo mô hình trực tuyến, phân thành 2 hệ. 2.1 Hệ chỉ huy: - Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Cụm cảng, là người có thẩm quyền quản lý điều hành cao nhất trong Cụm cảng và chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục HKDD Việt Nam và trước pháp luật về kết quả hoạt động của Cụm cảng. Tổng giám đốc Cụm cảng hàng không miền Bắc kiêm giám đốc Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. - Các phó tổng giám đốc là người giúp Tổng giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Cụm cảng theo phân công của Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về nhiệm vụ được phân công. 2.2 hệ tham mưu giúp việc: - Văn phòng Cụm cảng: có nhiệm vụ điều hành giúp việc cho Tổng giám đóc. - Văn phòng Đảng đoàn. - Phòng Tổ chức cán bộ-lao động tiền lương. - Phòng Kinh tế kế hoạch. - Phòng tài chính kế toán. - Phòng kỹ thuật công nghệ. Mỗi văn phòng, ban chức năng có nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc theo chức năng nhiệm vụ của mình và các nhiệm vụ khác do giám đốc quy định, uỷ quyền. 2.3 Các đơn vị thành viên: a- Trung tâm Khai thác khu ga Nội Bài: Nhiệm vụ của Trung tâm khai thác khu ga Nội Bài là quản lý, khai thác cơ sở hạ tầng, mặt bằng trang thiết bị phương tiện được gia theo quy định của nhà nước và phân cấp của Cụm cảng. Phối hợp với các cơ quan chức năng của nhà nước, các doanh nghiệp khác hoạt động khai thác tại nhà ga đảm bảo khai thác dây chuyền công nghệ ga hàng không an toàn. Cung ứng các dịch vụ hàng không và dịch vụ công cộng khác tại khu vực ga hàng không theo quy định của nhà nước và phân cấp của Cụm cảng ... b- Trung tâm Khai thác khu bay: Nhiệm vụ của Trung tâm khai thác khu bay là quản lý, khai thác cơ sở hạ tầng, mặt bằng, trang thiết bị phương tiện được giao theo quy định của nhà nước và phân cấp của Cụm cảng. Cung ứng các dịch vụ thông tin, khí tượng, dẫn đường, kéo dắt tàu bay và các dịch vụ khác có liên quan đến hoạt động phục vụ bay trong khu vực được giao quản lý và khai thác, điều hành kiểm soát các phương tiện phục vụ trong khu vực sân đỗ tàu bay, đảm bảo an toàn và sự hoạt động nhịp nhàng đồng bộ theo quy định trong khu bay.. c- Trung tâm An ninh hàng không: Nhiệm vụ của Trung tâm An ninh hàng không là quản lý, khai thác cơ sở hạ tầng, mặt bằng, trang thiết bị, phương tiện được giao theo quy định của nhà nước và phân cấp của Cụm cảng. Kiểm tra kiểm soát giám sát người và các phương tiện được phép hoạt động, ra vào khu cách ly, khu hạn chế, sân đỗ tàu bay, nhà ga ... theo quy định hiện hành. Bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối cho hoạt động bay và các hoạt động khác tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Thực hiện thủ tục an ninh hàng không đối với hành khách, hàng hoá, bưu kiện, bưu phẩm... đi và đến tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. d- Trung tâm Khẩn nguy Cứu nạn hàng không: Nhiệm vụ của Trung tâm Khẩn nguy Cứu nạn hàng không là quản lý, khai thác cơ sở hạ tầng, mặt đất, trang thiết bị phương tiện được giao theo đúng quy định của nhà nước và phân cấp của Cụm cảng. Cung ứng các dịch vụ khẩn nguy cứu nạn hàng không trong phạm vi Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và vùng phụ cận. Tham gia tìm kiếm cứu nạn hàng không theo kế hoạch, yêu cầu của Uỷ ban TKCN quốc gia. Chỉ đạo phối hợp, hỗ trợ nghiệp vụ khẩn nguy cứu nạn hàng không cho các cơ quan, đơn vị trong khu vực và trong ngành. Thực hiện công tác PCCC theo quy định của Cụm cảng. Tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ khẩn nguy cứu nạn, PCCC theo quy định của Cụm cảng. e- Trung tâm Y tế hàng không: Nhiệm vụ của Trung tâm y tế hàng không là quản lý, khai thác cơ sở hạ tầng, mặt bằng, trang thiết bị được giao theo quy định của nhà nước và phân cấp của Cụm cảng. Cung ứng các dịch vụ y tế cho Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và khu vực. Phối hợp với các đơn vị, lực lượng liên quan thực hiện công tác khẩn nguy cấp cứu khi có sự cố tàu bay, nhà ga, sân đỗ Cảng hàng không. Thực hiện công tác phòng dịch, giữ gìn đảm bảo vệ sinh môi trường và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Cụm cảng hàng không miền Bắc và ngành dọc cấp trên về hoạt động nghiệp vụ của mình. f- Xí nghiệp Điện nước và Công trình: Nhiệm vụ của Xí nghiệp Điện nước và Công trìnhà quản lý, khai thác cơ sở hạ tầng, mặt bằng, trang thiết bị được giao theo quy định của nhà nước và phân cấp của Cụm cảng. Cung ứng các dịch vụ điện, nước dịch vụ xây dựng, bảo dưỡng.. các công trình, trang thiết bị chuyên ngành phục vụ hoạt động bay và nhu cầu hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt của các tổ chức, cơ quan, cá nhân trên địa bàn khu vực Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. g- Khối các Cảng hàng không trực thuộc: - Cảng hàng không Cát Bi. - Cảng hàng không Điện Biên. - Cảng hàng không Nà Sản. - Cảng hàng không Vinh. Các đơn vị thành viên của Cụm cảng có con dấu, được mở tài khoản tại ngân hàng phù hợp với nhiệm vụ và quyền hạn được giao, hoạt động theo phương thức hạch toán phụ thuộc, phù hợp với các quy định của pháp luật và điều lệ của Cụm cảng. Tự chủ hoạt động theo phân cấp của Cụm cảng, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với Cụm cảng. Cụm cảng chịu trách nhiệm cuối cùng về các nghĩa vụ tài chính phát sinh thực hiện các hoạt động cung ứng dịch vụ hoặc sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính tổ chức và nhân sự theo phân cấp của Cụm cảng. h- Khối các ban quản lý dự án: - Ban quản lý dự án nhà ga hành khách T1. - Ban quản lý dự án 431: Dự án đầu tư, cải tạo, mở rộng Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. 3. Nhận xét: Ưu điểm của quy mô này là nó đạt tính thống nhất trong mệnh lệnh, nâng cao chất lượng các loại quyết định, giảm bớt gánh nặng cho người quản lý cao cấp, cũng như quy định trách nhiệm cụ thể nếu như có sai lầm. Để cơ cấu thực sự phát huy ưu điểm Cụm cảng hàng không miền Bắc đã chú ý: - Khi thiết kế nhiệm vụ của các bộ phận chức năng đã chỉ rõ nhiệm vụ mà mỗi bộ phận phải thực hiện cũng như mối quan hệ về nhiệm vụ giưã các bộ phận chức năng với nhau trong điều lệ tổ chức hoạt động của Cụm cảng. Từ đó đã tránh được sự chống chéo trong công việc và sự đùn đẩy trách nhiệm giữa các bộ phận. Ngoài ra các bộ phận chức năng cũng đã trực tiếp chỉ đạo các bộ phận trực thuộc trong quá trình thực hiện các kế hoạch thuộc phạm vi chuyên môn của mình. Đặc biệt trong một số trường hợp được sự uỷ quyền của Tổng giám đốc Cụm cảng thì các bộ phận chức năng này cũng đưa ra những quyết định cho lĩnh vực thuộc phạm vi chuyên môn. III- đặc đIểm sản xuất kinh doanh của Cụm cảng hàng không miền Bắc: 1. Ngành nghề sản xuất kinh doanh chủ yếu: Quản lý, khai thác các Cảng hàng không trong khu vực, cung cấp các dịch vụ hàng không và các dịch vụ công cộng khác để phục vụ cho hoạt động bay của các Hãng hàng không được an toàn và hiệu quả, đảm bảo phục vụ vận tải hàng không dân dụng và hàng không quân sự. 2. Sản phẩm, dịch vụ cung ứng: - Số chuyến bay hạ cất cánh tạI các Cảng hàng không trực thuộc Cụm cảng hàng không miền Bắc theo phân loạI tàu bay. - Số lượt tàu bay quá cảnh qua FIR HCM và FIR Hà Nội mà Cụm cảng hàng không miền Bắc có trách nhiệm tổ chức sân dự bị phục vụ cất hạ cánh kỹ thuật. - Số lượng hành khách, hàng hoá qua Cảng hàng không trực thuộc Cụm cảng. - Các sản phẩm nhượng quyền khai thác. 2.1 Các loại dịch vụ công ích, bao gồm: - Dịch vụ sân đậu cho tàu bay. - Dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất. - Dịch vụ cung cấp thông tin, không báo, khí tượng Hàng không. - Dịch vụ điều hành các phương tiện mặt đất hoạt động trong khu bay. - Dịch vụ dẫn dắt tàu bay. - Dịch vụ điều hành tàu bay lăn. - Dịch vụ kéo đẩy tàu bay. - Dịch vụ thủ tục, kế hoạch bay. - Dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn, tham gia điều tra tai nạn. - Khẩn nguy, cứu hoả. - Dịch vụ thông tin, liên lạc. - Cung ứng mặt bằng làm việc. - Dịch vụ an ninh Hàng không. - Dịch vụ vệ sinh môi trường. - Dịch vụ khai thác ga Hàng không, ga hàng hoá. - Dịch vụ phục vụ khách chuyên cơ, VIP. - Dịch vụ cho thuê, khai thác các trang thiết bị kỹ thuật chuyên ngành. - Cung cấp điện, nước. - Dịch vụ y tế Hàng không. - Dịch vụ phục vụ bay quân sự. - Dịch vụ bổ sung điều hành bay quá cảnh. - Dịch vụ kho, bến bãi. - Dịch vụ mặt bằng quảng cáo. - Dịch vụ khác. 2.2 Các loại dịch vụ kinh doanh, bao gồm: - Dịch vụ cho thuê văn phòng. - Dịch vụ quảng cáo. - Cung ứng mặt bằng kinh doanh. - Xuất nhập khẩu vật tư, trang thiết bị chuyên ngành. - Dịch vụ vận chuyển hành khách. - Dịch vụ du lịch, hướng dẫn tham quan. - Dịch vụ suất ăn, quầy bar, căng tin, hàng lưu niệm, văn hoá phẩm. - Dịch vụ thu đổi ngoại tệ. - Khách sạn, nhà nghỉ. - Dịch vụ giải trí tại nhà ga Hàng không. - Khai thác, lọc, phân phối nước. - Dịch vụ cung cấp nhiên liệu. - Đại lý bán vé, đại lý hàng hoá. - Bán hàng miễn thuế, hàng thương nghiệp.... - Bốc xếp hàng hoá tại máy bay, kho hàng, nhà ga. - Kho hành lý, hàng hoá, giao nhận hành lý.... - Đóng gói hành lý, hàng hoá tại Cảng hàng không. - Trung tâm giao dịch Hàng không. - San lấp, làm sạch mặt bằng các công trình xây dựng chuyên ngành. - Xây dựng, sửa chữa, bảo trì, lắp đặt, khai thác các công trĩnh xây dựng cơ bản chuyên ngành Hàng không. - Lắp đặt các trang thiết bị cho các công trình xây dựng, điện, điện tử, cơ khí chuyên ngành, công trình dân dụng. - Tư vấn, thiết kế các công trình xây dựng chuyên ngành Hàng không. - Điều phối và hỗ trợ các hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. - Hoàn thiện công trình xây dựng. - Các dịch vụ khác. Trong các loại dịch vụ công ích và kinh doanh đều có cả những dịch vụ hàng không và dịch vụ phi hàng không. 3. Tổng vốn kinh doanh: Vốn Năm 1999 Năm 2000 TàI sản cố định/tổng tàI sản (%) 74,48 67,99 TàI sản lưu động/tổng tàI sản (%) 25,52 32,01 4. Kết quả hoạt động kinh doanh,cung ứng dịch vụ: Với mục đích chủ yếu là cung ứng dịch vụ cho hành khách và các đối tác hiện đang hoạt động và sử dụng Cảng hàng không. Những năm gần đây Cảng hàng không khu vực miền Bắc đã bắt đầu hoạt động có hiệu quả. Thể hiện bằng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong bảng sau: Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh các năm 1998-2000: Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu 1998 1999 2000 1. Tổng doanh thu 115 785 803 184 141 088 657 294 167 552 592 170 2. Tổng chi phí 105 744 874 253 117 201 430 852 122 219 480 845 3. Chênh lệch thu chi 10 040 928 931 23 877 266 442 45 333 111 345 4. Nộp ngân sách 4 163 311 995 11 943 613 221 26 828 633 052 5. Thu nhập bình quân 1 966 000 2 100 000 2 250 000 Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán Cụm Cảng Bảng số 2: Tốc độ tăng qua các năm Đơn vị tính: Tỷ VNĐ Chỉ tiêu So sánh (%) 99/98 2000/99 1. Doanh thu 121,85 111,67 2. Chênh lệch thu chi 237,90 104,28 3. Nộp ngân sách 286,88 224,63 Nhận xét: Từ bảng số liệu trên, ta thấy rằng: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Cụm cảng có xu hướng tăng giảm không đều trong 3 năm trở lại đây. Đặc biệt, trong đó chỉ số tăng mức chênh lệch thu chi của năm 1999 so với năm 1998 đạt 237,90% tương ứng với mức tăng tuyệt đối là:13.846.297.511 VNĐ. Nhưng sang năm 2000 các chỉ số kết quả này có xu hướng giảm so với năm 1999. Có thể nói rằng, năm 1999 là một năm đánh dấu bước ngoặt thành công của Cụm cảng. Vì hoạt động kinh doanh của Cụm cảng đã bắt đầu đem lại lợi nhuận lớn. Biểu đồ 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Cụm cảng từ 1998 - 2000 IV-đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Cụm cảng hàng không miền Bắc: Tổ chức bộ máy kế toán trong doanh nghiệp là tổ chức quá trình hoạt động của bộ máy kế toán nhằm thực hiện có hiệu quả những yêu cầu của công tác kế toán. Để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và đáp ứng yêu cầu quản lý công ty đã lựa chọn sử dụng hình thức kế toán vừa phân tán, vừa tập trung để quản lý doanh nghiệp. Có sự phân công nhiệm vụ cụ thể trong bộ máy kế toán đào tạo bồi dưỡng những trình độ chuyên môn, trình độ quản lý của cán bộ kế toán áp dụng khoa học tiên tiến vào công tác kế toán để thực hiện nhiệm cụ có chất lượng và hiệu quả cao. Bộ máy kế toán toàn Cụm cảng bao gồm: Kế toán trưởng Kế toán Kế toán Kế toán thủ quỹ Kế toán quyết toán chi phí Kế toán tổng hợp * Kế toán trưởng: * Kế toán viên: * Thủ quỹ: 2. Chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp: - Niên độ kế toán: Bắt đầu 1/1/1999 đến 31/12/2000. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là: VNĐ, USĐ. - Hình thức kế toán áp dụng: trình tự ghi sổ kế toán được kháI quát bằng sơ đồ Sổ chi tiết tài khoản Bảng cân đối thử Sổ cái tài khoản Nhật ký chung Chứng từ Sổ quỹ Bảng tổng hợp số dư chi tiết tài khoản Báo cáo kế toán Kết luận chung Ngành Hàng không Dân dụng Việt nam nói chung và Cụm cảng Hàng không Miền Bắc nói riêng trong những năm vừa qua đã có những bước phát triển vượt bậc nhằm nhanh chóng hoà nhập với cộng đồng Hàng không Quốc tế và khu vực. Theo Quyết định số 113/1998/QĐ - TTg ngày 06/07/1998 của Thủ tướng Chính phủ - Cụm cảng Hàng không miền Bắc đã chuyển từ một đơn vị sự nghiệp có thu chuyển thành một Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích. Đây là một sự thay đổi lớn về phương thức hoạt động, mô hình tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh ở Cụm cảng Hàng không miền Bắc. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Cụm cảng Hàng không miền Bắc, đang là vấn đề hết sức cần thiết. Cảng hàng không - một tổ hợp công trình đồ sộ, một nơi có thể xem như là một thành phố thu nhỏ đó phải được sử dụng khai thác có hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao nhất. Chính vì vậy, để có thể phát triển nhanh chóng, kịp thời đáp ứng nhu cầu sử dụng của hành khách và của các Hãng hàng không trong, ngoài nước; Cụm cảng hàng không miền Bắc đã và đang thực thi nhiều phương án quản lý và khai thác các Cảng hàng không trong khu vực. Đồng thời với việc nâng cao chất lượng cung ứng các dịch vụ và đảm bảo an ninh an toàn tuyệt đối cho các chuyến bay, Cụm cảng đang thúc đẩy các hoạt động kinh doanh thương mại và mở ra các dịch vụ phi hàng không để phục vụ hành khách và những người đến làm việc, tham quan tại cảng. Làm sao để tận dụng được các nguồn thu tại Cảng hàng không và có được một cơ chế quản lý phù hợp luôn là vấn đề được sự quan tâm không chỉ của các nhà chức trách Cảng hàng không, mà còn là sự quan tâm của Chính phủ và lãnh đạo Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, nhất là tới đây Cụm cảng phải thực hiện cơ chế trả lãi và hoàn vốn cho nhà ga T1, tiếp đó là đường hạ cất cánh 1B mà hiện nay đang được khởi công xây dựng tại Nội Bài./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC289.doc