I. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà nội(HABUBANK). 1
1. Gia đoạn khởi đầu và những định hướng đúng đắn. 1
2. Thành tựu và kinh nghiệm. 2
II. Cơ cấu tổ chức, phạm vi hoạt động và chức năng của chi nhánh Ngân hàng tại Quảng ninh. 7
1. Cơ cấu tổ chức. 7
2. phạm vi hoạt động 9
3. chức năng nhiệm vụ của chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà nội tại quảng ninh. 10
IV. Quy chế nội quy của chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà nội. 14
1. Quy chế hoạt động của chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà nội. 14
V. Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà nội tạI Quảng ninh trong năm gần đây. 18
1. Những kết quả đạt được 18
1.1. Về công tác tổ chức và nhân sự 18
1.2. Về tình hình hoạt động kinh doanh. 19
1.2.1. Công tác huy động vốn. 19
1.2.2. Công tác cho vay 21
1.2.3. Công tác phát triển dịch vụ Ngân hàng 23
1.2.4. Kết quả thu chi tàI chính 23
1. Công tác khác 25
2. Những tồn tạI, hạn chế 25
3. Nguyên nhân của những tồn tạI 26
VI. Phương hướng nhiệm vụ năm 2004 26
1. Về công tác tổ chức mạng lưới cán bộ 26
2. Về hoạt động kinh doanh 27
3. Về công tác xử lý nợ tồn đọng 27
28 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1390 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội (habubank), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBANK luôn được xếp loại A và là một trong những Ngân hàng cổ phần đô thị phát triển lành mạnh, an toàn và hiệu quả.
Nhớ lại những năm 91,92 thế kỷ trước thời kỳ thị trường tài chính tiền tệ trong nước có thể coi là trao đảo thì HABUBANK vẫn giữ được thế ổn định và phát triển. Rồi đến thời kỳ khủng hoảng tài chính Châu á năm 97,98, ít nhiều ảnh hưởng đến thị trường tài chính tiền tệ trong nước, với bản lĩnh được tôi luyện HABUBANK tiếp tục vượt qua thử thách và thu được những thành công. Từ một Ngân hàng chuyên doanh quy mô nhỏ có số vốn điều lệ khoảng 5 tỷ VNĐ khi mới thành lập, đến nay HABUBANK đã trở thành một Ngân hàng thương mại đa năng hiện đại với số vốn điều lệ 120 tỷ VNĐ (6?2003). Tổng tài sản của HABUBANK đã đạt 2500 tỷ VNĐ.
Ngày nay trước xu thế tự do hóa thương mại quốc tế và hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ, các Ngân hàng Việt Nam phải không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Cũng như các Ngân hàng bạn nằm trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam HABUBANK cũng phải đối mặt với những khó khăn trong qua trình hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt đó.
Từ cách đây nhiều năm, ban lãnh đạo HABUBANK đã nhận thức rõ điều đó và đặt mục tiêu chiến lược của mình là xây dựng HABUBANK thành một Ngân hàng có khả năng cạnh tranh cao, có chất lượng tốt nhất và góp phần làm vững chắc thị trường tài chính trong nước. Để đạt được hiệu quả kế hoạch hành động cụ thể:
HABUBANK tập trung nâng cao năng lực tài chính của mình bằng việc phát triển vốn điều lệ và thực hiện minh bạch tài chính cơ sở kiểm toán Việt Nam và kiểm toán quốc tế.
HABUBANK đã thực hiện tái cơ cấu tổ chức và thực hiện đề án nâng cao năng lực quản trị điều hành theo chuẩn mực quốc tế trên cơ sở đó HABUBANK đã thành lạp và đưa vào hoạt động uỷ ban chính sách tín dụng, uỷ ban quản lý tài sản.
HABUBANK đã không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực và đề cao việc tuân thủ những quy tắc đạo đức nghề nghiệp, HABUBANK coi con người là tài sản quý giá nhất, là nhân tố quyết định nhất thành công trên con đường hội nhập. Do đó HABUBANK đã đầu tư thích đáng cho công tác đào tạo và nâng cao năng lực cán bộ từ quản lý đến nhân viên, luôn chăm lo đến đời sống cán bộ với chính sách lương có tính cạnh tranh cao.
HABUBANK tiếp tục phát triển mạng lưới hoạt động tại các địa bàn kinh tế trọng điểm trên cơ sở có sự xem xét lựa chọn phù hợp yêu cầu phát triển Ngân hàng và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
HABUBANK tăng cường đầu tư công nghệ Ngân hàng để từng bước tiêu chuẩn hoá và hiện đại hoá các hoạt động của Ngân hàng. Việc đầu tư vào công nghệ hàng đầu sẽ mang đến cho khách hàng nhiều tiện ích hơn và khách hàng được phục vụ với chất lượng ngày một tốt hơn.
HABUBANK không ngừng nghiên cứu phát triển nhiều sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng mới trên cơ sở chuẩn hoá chất lượng dịch vụ. Bên cạnh việc phát triển dịch vụ Ngân hàng doanh nghiệp, HABUBANK chú trọng đẩy mạnh phát triển dịch vụ Ngân hàng cá nhân, thẻ tín dụng, e-banking...
Với quá trình phát triển của mình Ngân hàng đã mở rộng phạm vi hoạt động của mình trên toàn quốc, với sự thành lập các chi nhánh, phòng giao dịch. Ví dụ: năm 1995 khai trương hoạt động phòng giao dịch số 1 của ngân hàng tại 57 Hàng Cót, Hoàn Kiếm Hà nội; năm 1996 khai trương phòng giao dịch số 2 tại 341 Hoàng Quốc Việt Nghĩa Đô Hà nội; năm 1999 khai trương phong giao dịch số 3 tại 67c Hàm Long Hà nội; năm 2001 mở chi nhánh Quảng ninh tại thành phố Hạ Long sau khi sát nhập Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Quảng ninh vào HABUBANK.; năm 2002 khai trương chi nhánh cấp 1 tại phố mới, Đông ngàn Từ sơn Bắc ninh; năm 2003 khai trương chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh tại số 83 đường Nguyễn Huệ, quận I, khai trương chi nhánh cấp II Xuân Thuỷ tại toà nhà HITC, 239 đường Xuân thuỷ, cầu giấy Hà nội.
Một trong những việc mà HABUBANK làm để thực hiện mục tiêu của mình là thành lập chi nhánh tại Quảng ninh.
Theo khoản 1 điều 2 quyết định số 1286/QĐ-NHNN quyết định của thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sát nhập Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Quảng ninh vào Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà nội ngaỳ 10/10/2001.
“chấp nhận cho Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà nội được mở chi nhánh Quảng ninh tại địa điểm toà nhà Công Ty Vàng Bạc Đá Quý tỉnh Quảng ninh, đường Trần Hưng Đạo, thành phố Hạ Long tỉnh Quảng ninh”.
Và theo điều 1 quyết định số 1017/QĐ-HĐQT quyết định của hội đồng qủan trị Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà hội về việc thành lập chi nhánh HABUBANK tại Quảng ninh.
“thành lập chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà nội tại Quảng ninh, trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà nội”
Cho đến nay chi nhánh Ngân hàng tại Quảng ninh đã thực sự đi vào hoạt động được 2 năm. Tuy thời gian hoạt động còn ít nhưng với truyền thống của một Ngân hàng lớn (HABUBANK) và với đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn cao và nhiệt tình với công việc. Ngân hàng đã chiếm được một thị phần đáng kể tại địa bàn thành phố hạ long nói riêng và tỉnh quảng ninh nói chung. Hiện tại chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà nội tại Quảng ninh có hai địa điểm giao dịch, một tại trủ sở chi nhánh( tầng 1 toà nhà Công Ty Vàng Bạc Đá Quý tỉnh Quảng ninh, đường Trần Hưng Đạo thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng ninh), địa điểm thứ hai tại tổ 15, khối 1- phường Bạch Đằng- Hạ Long –Quảng ninh.
Trong tương lai chi nhánh sẽ thành lập nhiều địa điểm giao dịch tại các địa điểm khác.
Cơ cấu tổ chức, phạm vi hoạt động và chức năng của chi nhánh Ngân hàng tại Quảng ninh.
Là một chi nhánh của Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà nội do đó trong cơ cấu tổ chức cũng như phạm vi hoạt động và chức năng nhiệm vụ của chi nhánh Ngân hàng có những hạn chế nhất định.
Cơ cấu tổ chức.
Theo điều 3 quyết định số 1017/QĐ-HĐQT quyết định của hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà nội về việc thành lập chi nhánh HABUBANK tại Quảng ninh.
“chi nhánh Quảng ninh sẽ gồm hội sở chi nhánh và các phòng giao dịch (chi nhánh cấp hai). Hội sở chi nhánh sẽ đóng tại toà nhà Công Ty Vàng Bạc Đá Quý tỉnh Quảng ninh, đường Trần Hưng Đạo, thành phố Hạ Long”.
Theo khoản 6.1 điều 6 quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà nội (ban hành kèm theo quyết định số 1020/HĐQT- QĐ ngày 15/ 10/2001 của hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà nội).
“hội sở chi nhánh gồm các đơn vị:
phòng kinh doanh;
phòng tài chính kế toán(gồm cả tín dụng);
phong thanh toán quốc tế;
phong kiểm soát nội bộ;
phong hành chính tổng hợp.”
Tuỳ thuộc vào quy mô và phạm vi hoạt động của mỗi chi nhánh, hội đông quản trị sẽ quyết định các đơn vị nghiệp vụ cụ thể thuộc chi nhánh theo đề xuất của tổng giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà nội.
Trên cơ sở đó chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần nhà hà nội tại quảng ninh có cơ cấu tổ chức như sau:
Giám đốc
Phòng hành chính
Phòng tín dụng
Phòng kế toán
Phòng giao dịch
Trong đó theo điều 2 quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh nh thương mại cổ phần Nhà Hà nội (ban hành kèm theo quyết định số 1020/HĐQT-QĐ ngày15/10/2001 của hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà nội).
“điều hành hoạt động của chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà nội là giám đốc chi nhánh; giúp việc cho giám đốc có một phó giám đốc.
Giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng tài chính kế toán của chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà nội do hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà nội bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề xuất của tổng giám đốc.
Các chức vụ khác do tổng giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề xuất của giám đốc chi nhánh”
Do đó giám đốc và trưởng phòng kế toán của chi nhánh là do hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà nội bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề xuất của tổng giám đốc.
Còn trưởng phong kinh doanh, trưởng phòng giao dịch, trưởng phòng tín dụng thì do tổng giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề xuất của giám đốc chi nhánh.
phạm vi hoạt động
Theo điều 2 quyết định số 1017/QĐ-HĐQT quyết định của hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà nội về việc thành lập chi nhánh HABUBANK taị Quảng ninh.
"chinh nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà nội tại Quảng ninh là một đơn vị hạch toán kinh tế phụ thuộc , có con dấu và bảng cân đối kế toán riêng, hoạt động theo quy chế do hội đồng quản trị ban hành"
Và theo điều 4 quy chế tổc chức và hoạt động của chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà nội.
"chi nhánh được thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh do hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà nội quy định trong phạm vi cho phép thực hiện"
Theo đó chi nhánh được phép hoạt động kinh doanh trên tất cả các nghiệp vụ của Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà nội.
Theo điều 3 điều lệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà nội thì các nghiệp vụ của Ngân hàng bao gồm:
"- huy động vốn;
cho vay;
các dịch vụ nh;
kinh doanh tiền tệ và dịch vụ đối ngoại;
dịch vụ thanh toán và hỗ trợ thanh toán;
các dịch vụ khác phù hợp với quy định của pháp luật và được Ngân hàng Nhà nước cho phép"
Tuy mới đi vào hoạt động được 2 năm nhưng chi nhánh đã nhanh chónh đưa được tất cả các nghiệp vụ vào hoạt động và đã được sự quan tâm của rất nhiều cá nhân và doanh nghiệp trong tỉnh.
chức năng nhiệm vụ của chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà nội tại quảng ninh.
Theo điều 9 quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà nội( ban hành kèm theo quyết định số 1020/HĐQT-QĐ ngày 15/10/2001 của hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà nội). Thì nhiệm vụ của chi nhánh là :
"1: chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà nội có nhiệm vụ giao dịch với khách hàng, tổ chức thực hiện có hiệu quả các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán và các dịch vụ Ngân hàng theo phạm vi và sự ủy quyền của tổng giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà nội.
2: tuân thủ nghiêm chỉnh các nguyên tắc hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà nội.
3: bảo vệ tài sản, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc.
4: thường xuyên báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh lên ban điều hành Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà nội đề xuất hướng giả quyết các vấn đề phát sinh"
Do đó chi nhánh cũng phải tuân thủ đầy đủ các nhiệm vụ đã quy định ở trên.
Và nhiệm vụ của các đơn vị thuộc chi nhánh cũng được quy định tại khoản 10.3, khảon 10.5, khoản 10.6 điều 10 quy chế tổ chức.và hoạt động của chi nhánh Ngân hàng thương mạI cổ phần Nhà Hà nội(ban hành kèm theo quyết định số 1020/HĐQT-QĐ ngày15/10/2001 của hội đồng quản trị Ngân hàng Nhà Hà nộ). Như sau:
"10.3: Nhiệm vụ của phòng tài chính kế toán:
Thực hiện công tác hạch toán kế toán theo đúng quy định theo dõi chặt chẽ việc sử dụng vốn của chi nhánh;
Đảm bảo hoạt động kế toán thống nhất và thông suốt giữa chi nhánh và hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà nội;
Tổ chức thực hiện thu chi tiền mặt, quản lý tồn quỹ tiền mặt quản lý việc xuất nhập các loại tiền trong chi nhánh;
Nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm;
Bảo quản chu đáo hồ sơ tài sản thế chấp tài liệu kế toán, hồ sơ chứng từ sổ sách tài liệu kế toán theo quy định của pháp luật;
Thực hiện việc kiểm đếm, đóng bó các loại tiền theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước, thực hiện đúng quy trình kho quỹ của Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà nội"
"10.5 Phòng giao dịch:
a: Phong giao dịch của chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà nội thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng theo các quy chế, quy trình của Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà nội:
- Nhận tiền gửi và chi trả tiền gửi;
- Nhận chuyển tiền cho khách hàng;
- Cho vay, thu nợ;
- Thu đổi ngoại tệ, kiều hối;
- Thực hiện các nghiệp vụ khác khi nhận được ủy quyền.
b: Liên hệ thương xuyên với hội sở chi nhánh để cập nhập thông tin và báo cáo các vấn đề phát sinh vượt quá thẩm quyền của phong giao dịch để hội sở chi nhánh có biện pháp xử lý kịp thời;
c: Lưu giữ hồ sơ, chứng từ sổ sách kế toán an toàn, chính xác theo đúng quy định. Những phát sinh về tín dụng, thanh toán, kho quỹ thực hiện trong ngày được chuyển về hội sở chi nhánh cối ngày;
d: Phát triển khách hàng thông qua hoạt động tiếp thị và tinh thần thái độ phục vụ của mỗi cán bộ nhân viên. Củng cố và xây dựng mối quan hệ tin cậy giữa Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà nội với khách hàng, đồng nghiệp góp phần đảm bảo sự tăng trưởng bền vững của chi nhánh"
"10.6 Phòng hành chính tổng hợp:
a: Làm đầu mối giao dịch, tiếp nhận, tổng hợp báo cáo giám đốc chi nhánh xử lý các thông tin quản lý và thông tin quan hệ giữa chi nhánh với hội sở chính và các cơ quan khác;
b: Lưu giữ hồ sơ cán bộ do chi nhánh quản lý và công văn đi, tài sản khác phục vụ cho hoạt động của chi nhánh theo quy chế;
d: Giúp giám đốc chi nhánh xây dựng và có kế hoạch tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ an toàn (trước hết là chống trộm cướp và an toàn phong cháy) trụ sở chi nhánh;
e: Thực hiện các nghiệp vụ khác do giám đốc chi nhánh giao"
Quy chế nội quy của chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà nội.
Quy chế hoạt động của chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà nội.
Theo luật doanh nghiệp hiện hành thì một công ty có thể mở một hoặc nhiều chi nhánh và các văn phong đại diện. trong đó thì văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh mà chỉ làm đại diện cho công ty và để giới thiệu quảng bá các sản phẩm cũng như dịch vụ cho công ty (khoản 1 điều 25 luật doanh nghiệp “văn phong đạI diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ địa diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và thực hiện việc bảo vệ các lợi ích đó. Nội dung hoạt động của văn phòng đạI diện phảI phù hợp với nội dung hoạt động của doanh nghiệp”),còn chi nhánh thi có hoàn toàn đầy đủ các chức năng kinh doanh của công ty. và nó còn là đại diện pháp nhân của công ty(khoản 2 điều 25 luật doanh nghiệp “chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, kể cả chức năng đạI diện theo uỷ quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phảI phù hợp với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp”).
Thực tế thì theo điều 1 quy chế tổ chức và hoạt động.của chi nhánh Ngâ hàng thương mạI cổ phần Nhà Hà nội (ban hành kèm theo quyết định số 1020/HĐQT- QĐ ngày 15/10/2001 của hội đồng quản trị Ngân hàng thương mạI cổ phần Nhà Hà nội).
"chi nhánh của Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà nội là đơn vị hạch toán kinh tế phụ thuộc, có con dấu và bảng cân đối kế toán riêng theo quy định của tổng giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà nội. Chi nhánh là đạI diện pháp nhân của Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà nội tạI địa phương (khu vực) hoạt động ghi trong giấy phép thành lập chi nhánh”
Còn việc điều hành hoạt động của chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà nội là giám đốc chi nhánh. Theo điều 2 quy chế hoạt động của chi nhánh:
“điều hành hoạt động của chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà nội là giám đốc chi nhánh; giúp việc cho giám đốc là một phó giám đốc”.
Trong đó theo khoản 7.1 điều 7 quy chế hoạt động của chi nhánh:
“Giám đốc chi nhánh chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của chi nhánh trước hộ đồng quản trị và ban điều hành Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà nội và chịu trách nhiệm trước chi nhánh Ngân hàng Nhà nước về quản lý nhà nước trên địa bàn hoạt động.
Giám đốc chi nhánh điều hành hoạt động của chi nhánh theo đúng quy chế và sự chỉ đạo thống nhất của hội đồng quản trị và tổng giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà hà nội, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Ngân hàng Nhà nước trong việc huy động vốn và cấp phát tín dụng, lãI suất, hạch toán kế toán, báo cao thống kê, bảo đảm an toàn vốn, phục vụ tôt khách hàng, kinh doanh có hiệu quả.
Xây dựng phương án hoạt động, kế hoạch kinh doanh và tổ chức thực hiện sau khi được tổng giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà nội phê duyệt.
Quản lý cán bộ, quyết định chỉ tiêu trong chi nhánh theo quy chế của Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà hà nội và sự uỷ quyền của tổng giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà hà nội.
Trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của các đơn vị thuộc chi nhánh; xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh theo quyền hạn và trách nhiệm được giao; báo cáo và kiến nghị với tổng giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà nội xử lý các vấn đề phát sinh vượt quá thẩm quyền của giám đốc chi nhánh”
Còn theo khoản 7.2 điều 7 quy chế hoạt động của chi nhánh thì phó giám đốc có trách nhiệm:
“trợ giúp giám đốc chi nhánh trong việc điều hành hoạt động của chi nhánh. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về các nhiệm vụ được giao.
Giả quyết các vấn đề phát sinh khi giám đốc vắng mặt theo uỷ quyền của giám đốc và có trách nhiệm báo cáo lạI giám đốc những vụ việc đã giảI quyết”.
NgoàI ra các phòng ban khác của chi nhánh có nhiệm vụ và chức năng được quy định tạI các khoản 10.1;10.3; 10.5; 10.6 điều 10 quy chế hoạt động của chi nhánh đã dẫn ở trên.
Để thuận tiện cho các giáo dịch và hoạt động kinh doanh của mình thì theo điều 3 quy chế hoạt động của chi nhánh quy định.
“chi nhánh được mở tàI khoản và quan hệ giao dịch với chi nhánh Ngân hàng nhà nước tạI nơI đặt trụ sở”
Để khăng định chi nhánh có đầy đủ chức năng kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà nội. Theo điều 4 quy chế hoạt động của chi nhánh:
“chi nhánh được thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh do hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà nội quy định trong phạm vi những nghiệp vụ được Ngân hàng Nhà nước cho phép”
Và theo điều 3 giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh:
“ngành nghề kinh doanh của chi nhánh: huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dàI hạn dưới hình thức tiền gửi có và không có kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác, cho vay ngắn hạn, trung hạn và dàI hạn. Chiết khấu thương phiếu, tráI phiếu và các giấy tờ có giá. Hùn vốn và liên doanh ( chủ yếu trong lĩnh vực nhà) làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, kinh doanh ngoạI tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế huy động vốn từ nước ngoàI”
Và tất cả các hoạt động của chi nhánh đều “chịu sự quản lý của tổng giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà nội, chịu sự thanh tra, kiểm tra và giám sát của nh nhà nước” điều 5 quy chế đã dẫn.
Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà nội tạI Quảng ninh trong năm gần đây.
Những kết quả đạt được
Về công tác tổ chức và nhân sự
Năm 2003 công tác tổ chức nhân sự của chi nhánh tiếp tục tập trung vào việc củng cố và kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực của cán bộ, tạo nền tảng cho hoạt động của chi nhánh trong những năm tiếp theo. Trong năm đã bổ nhiệm một phó trưởng phòng kế toán, một phó trưởng phong hành chính tổng hợp, một trưởng bộ phận phát triển kinh doanh và một trưởng bộ phận kiểm tra xét duyệt; ký hợp đồng thời hạn không xác định cho một cán bộ, thanh lý hợp đồng lao động cho hai cán bộ. đồng thời tổ chức cho trên 30 lượt cácn bộ tham gia các lớp tập huấn do phòng thương mạI Việt nam và trường ĐạI Học Kinh Tế Quốc Dân tổ chức và các lớp tập huấn do HABUBANK tổ chức.
Đến thời đIểm hiện nay tổng số cán bộ, nhân viên của chi nhánh là 19 người, giảm 2 người và ký hợp đồng có thời hạn là 2 người; cơ cấu tổ chức được bố trí như sau:
Hội sở chi nhánh: 15 người;
Phòng giao dịch số 1: 3 người;
Tổ thu hồi quá hạn: 1 ngươI
Phân theo trình độ cán bộ cho thấy ( chỉ tính cho cán bộ ký hợp đồng thời hạn không xác định):
Cán bộ có trình độ đạI học, cao đẳng: 11 người, chiếm 64,7%;
Cán bộ có trình độ trung cấp: 2 người, chiếm 11,8%
Số còn lạI là láI xe: 1 người, bảo vệ: 1 người
Đến nay cơ cấu tổ chức và nhân sự của chi nhánh đã ổn định, đội ngũ cán bộ quản lý đã được bổ sung, việc bố trí sắp xếp cán bộ vào các vị trí công việc cơ bản là phù hợp với năng lực và khả năng của từng người, hầu hết đã phát huy được hiệu quả nhất định trong việc thực hiện nhiệm vụ.
Về tình hình hoạt động kinh doanh.
Công tác huy động vốn.
Công tác huy động vốn tạI chỗ được chi nhánh đặc biệt quan tâm và luôn coi là nhiệm vụ hàng đầu. Bằng việc sử dụng các bịên pháp tiếp thị, quảng cáo như phát tờ dơI, quảng cáo trên báo Hạ long, truyền hình Quảng ninh, quảng cáo và viết tin bàI trên báo Quảng ninh, kết hợp với việc khuyến mạI tặng quà cho khách hàng gửi tiền tiết kiệm, đồng thời áp dụng một cơ chế lãI suất hấp dẫn, linh hoạt, vì nguồn vốn huy động của chi nhánh trong năm vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng khá.
Tổng nguồn vốn huy động tạ chỗ đến 31/12/2003 là: 49.387 trđ, tăng so với đầu năm: 33.445trđ, tỷ lệ tăng 210% và đạt 98,8% so với kế hoạch. Trong đó chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm: 45.775 trđ, chiếm tỷ trọng 92,7% tổng nguồn và tăng 32.845 trđ, tỷ lệ tăng 254% so với đầu năm.
Nguồn vốn huy động được phân ra như sau:
Nguồn vốn huy động
31/12/2002
31/03/2003
30/06/2003
30/09/2003
31/12/2003
1. huy động bằng VNĐ
13.618
14.325
28.865
37.289
45.579
- tiền gửi không kỳ hạn
2.994
728
1.386
2.774
3.609
-tiền gửi tiết kiệm
10.624
13.597
27.479
34.515
41.970
2. huy động bằng USD
2.306
3.075
2.813
2.818
3.808
Cộng
15.924
17.400
31.678
40.107
49.387
Bên cạnh đó, số lượng khách hàng có quan hệ tiền gửi tạI chi nhánh cũng được tăng nhanh. Đến 31/12/2003 có 837 khách hàng mở tàI khoản tiền gửi và gửi tiền tiết kiệm, tăng 442 khách hàng, tỷ lệ tăng 111,9% so với đầu năm. trong đó: số lượng khách hàng mở tàI khoản tiền gửi là 363 khách hàng, tăng 252 khách hàng, tỷ lệ tăng là 227% so với đầu năm; số lượng khách hàng gửi tiền tiết kiệm là 607 khách hàng, tăng 323 khách hàng, tỷ lệ tăng 113,7% so với đầu năm.
Riêng phòng giao dịch số 1 – Bạch Đằng số dư huy động đến 31/12/2003 đạt: 9.741 trđ, trong đó: huy động băng VNĐ: 9.336 trđ, huy động bằng ngoạI tệ: 405 trđ. Số lượng khách hàng mở tàI khoản tiền gửi tiết kiệm là 184 khách hàng.
Mặc dù, nguòn vốn huy động tạI chỗ trong năm có sự tăng trưởng, song vẫn chưa đáp ứng dược nhu cầu cân đối vốn tạI chõ của chi nhánh. Đến 31/12/2003 nguồn vốn huy động tạI chỗ (kể cả ngoạI tệ quy đổi) chỉ đáp ứng được 58,2% dư nợ cho vay, số còn lạI chi nhánh phảI sử dụng nguồn vốn vay của hội sở và nh khác.
Công tác cho vay
Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2003 là 84.882 trđ, tăng so với đầu năm là 53.935 trđ, tỷ lệ tăng 174,3% so với kế hoạch. Trong đó: dư nợ cho vay ngắn hạn: 48.602 trđ, chiếm tỷ trọng 57,3%, cho vay trung hạn: 36.280 trđ, chiếm tỷ trọn 42,7% tổng dư nợ.
Dư nợ cho vay được phân ra như sau:
LoạI cho vay
31/12/2002
31/03/2003
30/06/2003
30/09/2003
31/12/2003
cho vay ngắn hạn
trong đó:quá hạn
17.836
602
13.997
593
23.911
447
31.229
436
48.602
381
cho vay trung hạn
trong đó: quá hạn
13.111
20
22.541
20
30.059
20
35.839
27
36.280
106
Cộng tổng dư nợ
Trong đó: qua hạn
30.947
622
36.538
613
53.670
467
67.068
463
84.882
487
Xét về doanh số cho vay, thu nợ ta có:
Doanh số
Năm
2002
Quý I/2003
Quý II/2003
Quý III/2003
Quý IV/2003
Năm 2003
Doanh số cho vay
39.988
24.194
37.026
37.149
49.383
147.752
Ngắn hạn
25.440
11.846
27.062
28.041
43.058
110.007
Trung hạn
14.548
12.348
9.964
9.108
6.325
37.745
Doanh số thu nợ
11.153
18.602
19.594
24.052
31.569
93.817
Ngắn hạn
8.495
15.685
17.148
20.723
25.685
79.241
Trung hạn
2.658
2.917
2.446
3.329
5.884
14.576
Quy mô hoạt động tín dụng của chi nhánh đã không ngừng được mở rộng, doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ qua các quý đều tăng; doanh số cho vay năm 2003: 147.752 trđ, gấp 3,7 lần so với năm 2002; doanh số thu nợ năm 2003: 93.817 trđ, gấp 8,4 lần so với năm 2002. Tính đến 31/12/2003 số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng tạI chi nhánh là 225 khách hàng( không kể 18 khách hàng nợ tồn đọng chuyển từ nh thương mại cổ phần nông thôn quảng ninh sang), tăng 126 khách hàng, tỷ lệ tăng là 127,3% so với đầu năm.
Đối tượng đầu tư tín dụng được tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các thành phần kinh tế ngoàI quốc doanh, trong đó cho vay doanh nghiệp( công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân): 47 khách hàng, với mức dư nợ: 49.150trđ, chiếm tỷ trọng 58,2%, số còn lạI chủ yếu là tư nhân, cá thể.
Riêng phòng giao dịch số 1 Bạch Đằng đến 31/12/2003 có 13 khách hàng quan hệ tín dụng với dư nợ cho vay là 938trđ.
Chất lượng tín dụng của chi nhánh được đảm bảo, nợ quá hạn đến 31/12/2003 là 487 trđ, chiếm tỷ lệ 0,58% so với tổng dư nợ, trong đó:
Nợ quá hạn phát sinh từ những khoản cho vay là: 86 trđ, chiếm tỷ lệ 0,1%;
Nợ qúa hạn tồn đọng chuyển từ nh thương mại cổ phần Nông Thôn Quảng ninh sang khi sát nhập: 401 trđ, trong năm đã thu hồi được 221 trđ, giảm 35,5% so với đầu năm và chiếm tỷ lệ 0,47% so với tổng dư nợ.
Công tác phát triển dịch vụ Ngân hàng
Doanh số chuyển tiền trong nước đạt: 3.071 món, tương đương với số tiền: 455.358 trđ;
Doanh số chi trả kiều hối: 2.205 trđ( tương đương 141.000 USD);
Doanh số kinh doanh mua bán ngoạI tệ: 12.277trđ (tương đương 785.000USD)
Doanh số tiền mặt qua quỹ: 562.274 trđ; đã trả lạI tiền thừa cho khách hàng 12.373.000 đ, phát hiện và thu giữ tiền giả: 2.710.000đ)
Kết quả thu chi tàI chính
Trong năm 2003 kết quả thu, chi tàI chính của chi nhánh được thể hiện nh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC688.doc