I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÍ NGHIỆP BÁN LẺ XĂNG DẦU HÀ NỘI, NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP 1
II. TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA XÍ NGHIỆP: 3
III. BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH. 7
IV. NHỮNG ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ XÍ NGHIỆP BÁN LẺ XĂNG DẦU HÀ NỘI. 11
1.Về quá trình hình thành. 11
2. Về mặt tổ chức. 12
3. Về mặt tài chính . 12
14 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1360 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp bán lẻ xăng dầu Hà Nội, những đặc điểm chủ yếu của hoạt động kinh doanh của xí nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp bán lẻ xăng dầu Hà nội, những đặc điểm chủ yếu của hoạt động kinh doanh của xí nghiệp
Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu Hà nội là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc sự quản lý của công ty xăng dầu khu vực 1 ( thị trấn Đức giang – Gia lâm –Hà nội ), xí nghiệp được thành lập ngày 25/05/1990 theo quyết định số 95 XDQD của Bộ thương mại và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/9/1990, xí nghiệp là một đơn vị hạch toán phụ thuộc với chức năng và nhiệm vụ cơ bản là đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu về xăng dầu trên địa bàn Thành phố Hà nội.
Khi mới thành lập xí nghiệp có 11 điểm bán hàng. Sau hai năm hoạt động, năm 1992 xí nghiệp xây dựng thêm 28 điểm bán hàng. Mô hình ban đầu của xí nghiệp có ba cấp là : xí nghiệp- cửa hàng lớn- quầy, sau đó để kinh doanh có hiệu quả hơn, giảm chi phí thì mô hình của xí nghiệp còn hai cấp là xí nghiệp - cửa hàng.Đến 1/9/1995 do yêu cầu của ngành và cơ quan chủ quản, xí nghiệp bàn giao 3 điểm bán hàng cho công ty xăng dầu Hà sơn Bình. 55 điểm bán hàng còn lại của xí nghiệp được phân bổ khắp 4 quận nội thành và hai huyện ngoại thành là Thanh trì và Từ liêm.
Cùng sự phát triển của nền kinh tế đất nước, nhu cầu về xăng dầu trong các ngành sản xuất, giao thông vận tải và dịch vụ tăng mạnh, kết hợp với một số yêu cầu của ngành và bộ chủ quản, ngày 19/1/1995 Bộ thương mại ra quyết định số 52 TM TCCB hợp nhất tổng công ty xăng dầu ( Petrolimex) và công ty dầu lửa thành Công ty xăng dầu Việt nam. Qua việc hợp nhất trên mạng lưới kinh doanh cũng như khả năng chiếm lĩnh thị trường của Tổng công ty xăng dầu tăng lên xấp xỉ 70% tổng lượng tiêu thụ xăng dầu cả nước và có sự thay đổi cơ cấu bộ máy và đặc điểm chức năng của xí nghiệp bán lẻ xăng dầu Hà nội .
Theo yêu cầu của tổng công ty, xí nghiệp tiếp nhận một số cửa hàng của tổng công ty dầu lửa về làm đơn vị cơ sở của mình bao gồm :
- 3 cửa hàng bán gas và 2 cửa hàng bán lẻ xăng dầu, vì vậy hiện tại xí nghiệp có 55 cửa hàng. Mặt hàng kinh doanh cũng như sức cạnh tranh của xí nghiệp càng lớn mạnh hơn.Trước đây xí nghiệp bán các loại xăng Mogas 83, Mogas 92, Diezel, gas và bếp gas, hiện nay xí nghiệp kinh doanh thêm mặt hàng dầu lửa và một số sản phẩm hoá dầu.
* Đặc điểm hoạt động kinh doanh của xí nghiệp bán lẻ xăng dầu :
Mặt hàng kinh doanh chính của xí nghiệp bao gồm :
Dầu chính Mogas 83, Mogas 92 .
Gas và phụ liệu.
Dầu nhờn .
Dầu lửa, sản phẩm hoá dầu.
Đặc điểm kinh doanh của xí nghiệp không phải kinh doanh thuần tuý mà mang tính chất phục vụ. Nó thể hiện ở giá do Nhà nước điều chỉnh thống nhất toàn quốc.
Mặt hàng xăng dầu liên quan đến toàn bộ nền sản xuất và đời sống dân cư, hơn nữa ta chưa sản xuất được nên mặt hàng này phải nhập khẩu. Vì vậy để đảm bảo nền kinh tế phát triển ổn định không bị ảnh hưởng do biến động vì xăng dầu, do đó Nhà nước đã can thiệp vào việc quản lý mặt hàng này. Xí nghiệp không được phép đứng ra trực tiếp mua từ các bạn hàng mà Uỷ ban kế hoạch Nhà nước căn cứ tình hình nhu cầu sản xuất trong nước và mức tiêu dùng cuả dân cư, lên kế hoạch và giao cho tổng công ty nhập về điều cho các công ty. Để có nguồn hàng, xí nghiệp căn cứ vào mức bán hàng ngày của các cửa hàng gửi về xí nghiệp đem tập hợp lại xin mua gửi về công ty. Xí nghiệp nhập chủ yếu bằng ô tô. Do những lý do ở trên dẫn đến hoạt động kinh doanh chủ yếu của xí nghiệp là bán hàng.
Hoạt động này diễn ra ở các cửa hàng có 3 hình thức bán là :
Bán lẻ chia làm 2 loại :
+ Bán lẻ cho khách thu tiền ngay .
+ Bán lẻ cho khách có nhu cầu sử dụng trả tiền trước cấp hàng dần theo hợp đồng hai bên kí kết .
Hoạt động bán buôn chia làm 2 loại
+ Bán buôn qua kho cho khách hàng kí hợp đồng với cửa hàng, cửa hàng có trách nhiệm đưa hàng đến cho khách.
+ Bán buôn chuyển thẳng cho khách.
Bán đại lý khách hàng kí hợp đồng với cửa hàng, cửa hàng cấp hàng và thanh toán.
Về kinh doanh gas và bếp gas, khi bán hàng cho khách hàng, nhân viên bán hàng làm công tác tiếp thị, thu thập thông, tin nắm nhu cầu của khách hàng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Xí nghiệp đang cố gắng giữ vững, chiếm lĩnh thị trường, tạo uy tín với khách hàng, trong điều kiện tính kinh doanh độc quyền của tổng công ty xăng dầu Việt nam đã mất dần vì đã có một số doanh nghiệp khác cũng kinh doanh mặt hàng này. Trong những năm tiếp theo xí nghiệp phấn đấu không ngừng nâng cao và mở rộng chiếm lĩnh thi trường về mặt hàng như gas, vì đây là một thị trường tiềm năng rộng lớn, cũng như chiếm lĩnh thị trường dầu nhờn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
II. Tổ chức bộ máy của xí nghiệp:
Tổng số lao động của xí nghiệp cho đến nay có 640 người được sắp xếp theo cơ cấu:
- Ban lãnh đạo gồm 3 người : 1 giám đốc chung, một giám đốc kinh doanh, một phó giám đốc kỹ thuật.
Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất trực tiếp chịu trách nhiệm trước công ty về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Giám đốc có quyền tổ chức triển khai các phương án kinh doanh sau khi đã dược xét duyệt và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, giám đốc còn được áp dụng các hình thức khen thưởng kỉ luật, nâng cấp bậc lương cho cácn bộ công nhân viên, khen thưởng cho các đơn vị, cá nhân có thành tích đóng góp đem lại hiệu quả kinh tế cao cho đơn vị. Giám đốc là người chịu trách nhiệm chung mọi hoạt động của xí nghiệp và là người trực tiếp phụ trách hoạt động kinh doanh.
Dưới ban lãnh đạo là các phòng ban : có 4 phòng sau
+ Phòng tổ chức hành chính
+ Phòng kĩ thuật
+ Phòng kinh doanh
+ Phòng kế toán tài vụ
*Phòng tổ chức hành chính có quyền hạn và nhiệm vụ sau :
Bố trí sắp xếp về lao động, tính tiền lương và các chế độ chính sách trợ cấp, bảo hiểm, xét hoàn thành kế hoạch để khen thưởng khuyến khích công nhân.
*Phòng kĩ thuật chịu trách nhiệm về kĩ thuật máy móc, dụng cụ cho sản xuất kinh doanh, về đầu tư xây dựng cơ bản.
*Phòng kinh doanh có nhiệm vụ thống kê các kế hoạch báo cáo bán hàng của từng cửa hàng, tập trung lại để lên kế hoạch xin mua hàng, điều động vận chuyển hàng hoá cho các cửa hàng đẩm bảo đúng thời gian, số lượng hàng hoá.
*Phòng kế toán có nhiệm vụ tập hợp các chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh để xác định kết quả kinh doanh.
Dưới các phòng ban trên là các cửa hàng được phân bổ khắp địa bàn thuộc xí nghiệp. Nó là cơ sở tham gia trực tiếp vào quá trình kinh doanh của xí nghiệp, quyền hạn và nghĩa vụ của nó như sau:
Mục đích bán hàng là đảm bảo tiêu dùng của dân cư trên địa bàn khu vực.
Đứng đầu là cửa hàng trưởng chịu trách nhiệm trước giám đốc xí nghiệp về hoạt động kinh doanh, về lao động, quản lý hàng hoá. Nếu cửa hàng nào lớn có nhân viên nghiệp vụ thì phát hành chứng từ, báo biểu kê cho xí nghiệp. Công nhân làm nhiệm vụ bán hàng được phân làm 3 ca từ 6 giờ đến 22 giờ.
Thực hiện kinh doanh của cửa hàng gồm
+ Kế hoạch nhập hàng căn cứ vào nhu cầu thực tế tại các khu vực và khả năng sức chứa từng thời điểm . Xí nghiệp có trách nhiệm nhận hàng và vận chuyển đến cửa hàng. Cửa hàng nhập trực tiếp qua số liệu của vận tải trở đến không nhận trên hoá đơn. Khi nhận hàng cửa hàng phải có trách nhiệm kiểm tra số lượng chất lượng hàng hoá trước khi nhập kho nếu có vấn đề thừa thiếu, kém chất lượng hàng hoá thì lập biên bản cả hai bên cùng kí gửi lên xí nghiệp xử lý .
Tổ chức bán hàng : Dựa vào định mức hao hụt
- Mogas 83 là : 0,48%
- Mogas 92 là : 0,55%.
- Diezen là : 0,16%
Tuỳ theo thời gian tồn kho để tính định mức hao hụt. Định kỳ theo kế hoạch xí nghiêp lập bảng kê trong bảng kê thể hiện tổng hàng nhập kho thực tế và theo vlít 15, theo từng loại hàng tổng lương hàng nhập V15 và V thực tế là cơ sở xác định Vcf bình quân làm căn cứ xác đinh lượng hàng xuất quy đổi ra Vf 15
S V nhập ở 150C
Vcfbq = ắắắắắắắắắắ
S V nhập thực tế
Cách kiểm tra hàng hoá thiếu :
V chênh lệch = V tt theo vận dơn - V(t2-t1)thực tế x hệ số x dung tích dãn nở thực tế.
T1= 19,50C tại kho xuất hàng.
T2 là nhiệt độ tại cửa hàng lúc nhập.
Hệ số dãn nở đối với xăng là : 0,0013 l/10C
Diezen là : 0,009 l/10C
Tổ chức bán xăng :
Khi nhận bàn giao ca, ca trưởng có trách nhiệm kiểm tra số máy qua cột bơm và sản lượng hàng hoá hiện tại đối với các loại dầu mỡ, các hộp phi gas và bếp gas kiểm tra trang bị máy móc, dụng cụ. Cuối ca kiểm tra hàng hoá và tiền hàng đã bán, giao về quỹ cửa hàng đối với tiền, hàng hoá giao cho ca sau.
Về bán gas: khi nhân viên đi bán hàng giao cho khách, làm công tác tiếp thị, luôn nắm thông tin về nhu cầu của khách để có kế hoạch cho kỳ sau.
Cuối tháng căn cứ lượng hàng xuất, nhập theo bảng kê định kỳ cửa hàng lập báo cáo biểu thống kê bao gồm:
-Báo cáo cân đối hàng hoá các loại nhập xuất tồn .
-Báo cáo công nợ .
-Báo cáo công nợ chi tiết khách.
-Báo cáo thu nộp tiền .
-Báo cáo sử dụng chứng từ , tài chính .
Để cụ thể hoá, sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của xí nghiệp bán lẻ xăng dầu Hà nội được trình bày như sau:
Ban giám đốc
Phòng tổ chức Phòng Phòng Phòng
hành chính kĩ thuật kinh doanh kế toán
Các cửa hàng
III. Báo cáo kết quả kinh doanh.
Bảng 1. Báo cáo tiêu thụ hàng hoá năm 1998
Đvt:đồng
Diễn giải
Tiền thực thu
1
2
Tổng số :
Xăng dầu chính
Bán buôn
1. Bán trực tiếp
2. Bán qua đại lý
3. Tái xuất khẩu
4. Bán điều động nb nghành
Bán lẻ trực tiếp
B. Dầu mỡ nhờn
I. Bán buôn
Bán trực tiếp
Bán qua đại lý
Tái xuất khẩu
Bán điều động nb nghành
Bán lẻ trực tiếp
C. Gas và phụ kiện
Bán buôn
Bán trực tiếp
Bán qua đại lý
Tái xuất khẩu
Bán điều động NB nghành
Bán lể trực tiếp
D. Hoá chất dung môi
I. bán buôn
Bán trực tiếp
Bán qua đại lý
Taí xuất khẩu
Bán điều đông NB nghành
II. Bán lẻ trực tiếp
E. Nhựa đường
I. Bán buôn
Bán trực tiếp
Bán qua đại lý
Tái xuất khẩu
Bán điều động NB nghành
Bán lẻ trực tiêp
F. Hàng hoá khác
I. Bán buôn
Bán trực tiếp
2. Bán qua đại lý
3. Tái xuất khẩu
4. Bán điều động NB nghành
II. Bán lẻ trực tiếp
422599699675
408 417 480 995
44 395 210 895
22 776.951.400
21.681.259.495
364.022.270.100
12.543.333.880
12.534.333.880
540.487.200
540.487.200
1.107.397.600
1.107.397.600
- Về mặt hàng xăng dầu chính
Doanh thu là: 408.471.480.995( đồng ) trong đó chủ yếu là do hoạt động bán lẻ trực tiếp ( 364.022.270.100 (đ)) hoạt động bán buôn chiếm một tỷ lệ nhỏ với doanh thu là 44.395.210.895(đồng), hoàn toàn không có tái xuất khẩu và bán điều động nội bộ nghành.
- Về mặt hàng dầu mỡ nhờn :
Doanh thu là 12.534.333.880 không có hoạt động bán buôn như bán trực tiếp, bán qua đại lý, tái xuất khẩu ... Doanh thu do hoạt động bán lẻ trực tiếp mang lại là 12.534.333.880(đồng)
- Về mặt hàng gas và pụ kiện khác
Tiền thực thu là 540.487.200( đồng ) hoàn toàn do hoạt động bán lẻ trực tiếp mang lại
- Về hoá chất dung môi
Tiền thực thu là 1.107.397.600(đ) hoàn toàn do hoạt động bán lẻ trực tiếp mang lại.
- Nhựa đường và hàng hoá khác không có tiền thực thu
Tổng số tiền thực thu do hoạt động tiêu thụ hàng hoá là 422.599.699.675( đồng)
Chủ yếu do hoạt động bán xăng dầu chính
Bán dầu mỡ nhờn gas và phụ kiện, hoá chất dung môi chiếm tỷ lệ nhỏ.
Bảng 2.Báo cáo tiêu thụ hàng hoá năm 1999
Đvt: đồng
Diễn giải
Tiền thực thu
Tổng số
A. Xăng dầu chính
I. Xuất bán trực tiếp
1. Bán buôn trực tiếp và qua đại lý
3.Bán lẻ trực tiếp
...
II. Xuất bán nội bộ
B. Dầu mỡ nhờn
I. Xuất bán trực tiếp
3. Bán lẻ trực tiếp
D. Hoá chất dung môi
I. Xuất bán trưc tiếp
3. Bán lẻ trực tiếp
397.983.733.081
386.205.738.846
386.182.867.046
37.548.497.789
348.634.369.357
22.871.800
10.322.868.978
10.322.868.978
10.322.868.978
1.455.145.257
1.455.145.257
1.455.145.257
Tổng số tiền thực thu do tiêu thụ hàng hoá là 497.983.753.081( đồng )
Bán xăng dầu chính mang lại tiền thực thu lớn nhất : 386.205.738.846(đồng)
Bán dầu mỡ nhờn hoá chất dung môi chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số tiền thực thu.
- Mặt hàng xăng dầu chính
Tiền thực thu 386.265.738.846( đồng ). Chủ yếu là xuất bán trực tiếp 386.182.867.046( đồng ), xuất bán nội bộ chiếm tỷ lệ nhỏ là: 22.871.800 (đồng).Trong xuất bán trực tiếp thì số tiền thực thu chủ yếu do hoạt động bán lẻ là 348.634.369.257( đồng ), hoạt động bán buôn chiếm tỷ lệ nhỏ với số tiền thực thu là : 37.548.497.789( đồng )
- Mặt hàng dầu mỡ nhờn:
Số tiền thực thu là 10.322.868.978( đồng ) chủ yếu do xuất bán trực tiếp và do bán lẻ trưc tiếp mang lại
Hoá chất dung môi : Số tiền thực thu là: 1.455.145.252( đồng ) chủ yếu do xuất bán trực tiếp và bán lẻ mang lại.
Bảng 3 : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Đvt:đồng
Diễn giải
Năm 1998
Năm 1999
Tổng doanh thu
Các khoản giảm trừ
- Chiết khấu
- Giảm giá...
Doanh thu thuần
Giá vốn hàng bán.
Lợi nhuận gộp.
Chi phí bán hàng
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
- Thu nhập hoạt động tài chính
Lợi nhuận hoạt động tài chính
- Thu nhập bất thường.
- Chi phí hoạt động bất thường.
Lợi nhuận bất thường.
Tổng lợi nhuận trước thuế
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
Lợi nhuận sau thuế
410.788.067.254
7.391.970.444
403.406.096.810
370.224.154.956
33.181.941.854
16.470.641.025
16.711.300.829
194.980.659
194.980.659
79.784.925
135.515.485
-55.981.560
16.850.299.928
16.850.299.928
398.026.333.447
398.026.333.447
326.145.256.269
71.881.077.178
18.096.077.479
53.784.999.699
124.558.834
124.558.834
113.217.929
142.160.335
-28.942.406
53.880.616.127
53.880.616.127
-Kết quả kinh doanh .
Doanh thu năm 1999 là 398.026.333.447(đồng)
Doanh thu năm 1998 là 410.788.067.254(đồng).
Mặc dù doanh thu năm 1998 cao hơn năm 1999 nhưng lợi nhuận gộp lại ít hơn cụ thể là:
Năm 1999 : 71.881.077.178(đồng)
Năm 1998 : 33.181.941.854(đồng)
Nguyên nhân là do giá vốn hàng bán năm 1998 quá cao so với năm 1999.
Năm 1999 giá vốn hàng bán là : 326.145.256.269 (đồng)
Năm 1998 giá vốn hàng bán là : 370.224.154.956 (đồng)
Chi phí bán hàng năm 1998 thấp hơn so với năm 1999 nhưng vì giá vốn hàng bán quá cao nên dẫn đến mức lợi nhuận thuần vẫn thấp hơn.
Năm 1999 chi phí bán hàng là 18.096.077.479(đồng) .Lợi nhuận thuần là 53.784.919.969.đồng)
Năm 1998 chi phí bán hàng là 16.470.641.025(đồng). Lợi nhuận thuần là 16.711.300.829(đồng)
- Kết quả hoạt động tài chính :
Lợi nhuận năm 98 cao hơn so với năm 99.
Năm 99 là 124.558.834.đồng)
Năm 98 là 194.980.659.đồng)
- Kết quả hoạt động bất thường: Hoạt động bất thường thường lỗ, tuy nhiên năm 99 lỗ thấp hơn so với năm 98.
Năm 99 lỗ là -28.942.406.(đồng)
Năm 98 lỗ là -55.981.560.(đồng)
Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho lợi nhuận sau thuế năm 98 thấp hơn nhiều so với năm 99.
Năm 99 lợi nhuận sau thuế là 53.880.616.127(đồng)
Năm 98 lợi nhuận sau thuế là 16.850.299.928(đồng)
IV. Những đánh giá chung về xí nghiệp bán lẻ xăng dầu Hà nội.
1.Về quá trình hình thành.
Xí nghiệp được thành lập vào ngày 25-5-90 và được chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1-9-90. Xí nghiệp ra đời trong bối cảnh đất nước còn đang phức tạp: Liên xô và Đông Âu tan rã, hệ thống XHCN suy yếu do nước đứng đầu đã bị sụp đổ. Tình hình chính trị trên toàn thế giới diễn biến phức tạp, những nươc XHCN ra đời muộn đang còn hoang mang, đất nước ta cũng đang trong tình trạng đó, đang được Liên Xô bao cấp và giúp đỡ về mọi mặt thì như bị hụt hẫng. Đảng và nhà nước ta đã sáng suốt lựa chọn con đường phát triển cho chính mình, đó là phát triển nền KTTT nhiều thành phần theo định hướng XHCN, dưới sự quản lý của nhà nước. Quan điểm này đã được hình thành từ sau Đại hội Đảng toàn quốc năm 86, tuy nhiên đến tận năm 90 mới được thể hiện một cách rõ nét và phát huy tác dụng. Nền kinh tế nước ta trong những năm 90 phát triển với tốc độ nhanh, lạm phát thấp. Xí nghiệp ra đời trong cơ chế thị trường chính là điều kiện thuận lợi cho xí nghiệp phát triển vươn lên.
2. Về mặt tổ chức.
Xí nghiệp có ưu điểm là từ mô hình xí nghiệp ba cấp: xí nghiệp-cửa hàng lớn-quầy sau chuyển thành hai cấp là xí nghiêp-cửa hàng. Việc chuyển thành hai cấp đã giảm được chi phí, xí nghiệp quản lý các cửa hàng một cách sát sao trực tiếp dẫn đến kinh doanh có hiệu quả hơn
3. Về mặt tài chính .
Là một doanh nghiệp nhà nước chuyển sang kinh tế thị trường thực hiện hạch toán phụ thuộc song không phải vì thế mà ỷ lại vào công ty, với sự cố gắng của lãnh đạo xí nghiệp, đã thực hiện hoạt động quản lý hoạt động kinh doanh với một ý thức, trách nhiệm cao đã tận dụng tối đa nguồn lực mà xí nghiệp có về trang thiết bị, máy móc. Trong quá trình phát triển, xí nghiệp đã không ngừng kiện toàn bộ máy quản lý thực hiện dần dần đổi mới máy móc, thiết bị đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh ngày càng cao, xí nghiệp đang cố gắng thay đổi toàn bộ cột bơm xăng dầu của Tiệp bằng máy bơm xăng dầu của Nhật và loại máy nhật đáp ứng được kỹ thuật hiện đại thoả mãn được đòi hỏi của khách hàng.
Trong quản lý vốn cố định xí nghiệp đã vận dụng tối đa nguồn vốn. Trong năm xí nghiệp đã mua sắm thêm nhiều máy móc, thiết bị để thay thế cho máy cũ đã lạc hậu. Qua đó nhằm nâng cao năng suất lao động cũng như việc không ngừng cải tiến phục vụ bán hàng. Trong công tác khấu hao công ty thường xuyên trích khấu hao cho tài sản cố định. Thực tế cho thấy hiệu quả của sử dụng vốn cố định tăng dần qua các năm. Một ưu điểm lớn của xí nghiệp là toàn bộ vốn của xí nghiệp là nguồn vốn tự có xí nghiệp không phải đi vay vốn giảm đựơc khoản chi phí về vốn. Để kinh doanh có hiệu quả hơn bằng cách mở rộng thị trường mở rộng mặt hàng xí nghiệp có thể vay vốn để phát triển kinh doanh thu thêm lợi nhuận, đặc biệt xí nghiệp nên mở rộng phát triển kinh doanh mặt hàng Gas. Trong công tác quản lý vốn lưu động xí nghiệp đã giảm đi trong bộ phận các khoản phải thu rất lớn làm giảm số nguồn thu. Đây là thành tích lớn và cũng là biện pháp tích cực góp phần tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
* Những tồn tại chính.
Công tác quản lý vốn máy móc là chưa chặt chẽ, kết quả còn tồn đọng 1 lượng máy móc thiết bị đang trong tình trạng chờ xử lý chưa được giải quyết do công ty chuyên về, công tác khấu hao cũng chưa thất tốt, xí nghiệp tính theo phương pháp tuyến tính. Về quản lý vốn lưu động chưa thật tốt, chưa lập kế hoạch vốn lưu động định mức để sử dụng vốn đúng mục đích đảm bảo về số lượng vốn. Tình hình dự trũ hàng tồn kho cần xử lý giảm ứ đọng vốn.
* Những nguyên nhân của các tồn tại.
- Công tác quản lý máy móc thiết bị chưa chặt chẽ do chờ làm thủ tục bàn giao, đây là nguồn ngân sách do đó xí nghiệp không được quyền chủ động trong việc xử lý các tài sản này.
- Trong quá trình sử dụng vốn cố định chưa bảo toàn cụ thể. Nguyên nhân chủ yếu của vốn cố định không được bảo toàn là do việc mua đi bán lại tài sản cố định và việc điều chỉnh giá tài sản cố định theo sự biến động giá thị trường. Vốn lưu động chưa được bảo toàn là do việc điều chỉnh mức vốn lưu động chưa theo kịp sự biến động về giá tại thời điểm điều chỉnh không phản ánh hết sự biến động phức tạp của nó.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC1061.doc