Quá trình hoạt động và đặc điểm kinh doanh của công ty TNHH Việt Đôn

Việc kiểm tra, kiểm soát tình hình tài chính của công ty được thực hiện theo quý, năm theo quy định của giám đốc. Trong nội bộ công ty Giám đốc thuê chuyên gia phối hợp cùng giám đốc kiểm tra tình hình tài chính của công ty và kiểm tra việc áp dụng các chính sách nguyên tắc kế toán có đúng hay không nhằm đưa ra biện pháp xử lý kịp thời phòng kế toán chịu trách nhiệm trước Giám đốc và công ty về tình hình tài chính của công ty. Giám đốc thường xuyên cử cán bộ xuống giám sát tình hình thực hiện việc sử dụng vốn, tài sản của công ty được cấp, việc quản lý các loại doanh thu, chi phí của công ty . Ngoài ra còn tiến hành kiểm tra kiểm soát tình hình tài chính về việc chấp hành luật pháp các nguyên tắc hạch toán dựa trên mục tiêu và nhiệm vụ được ghi trên báo cáo tài chính.

 

doc22 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1615 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quá trình hoạt động và đặc điểm kinh doanh của công ty TNHH Việt Đôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh thu và lợi nhuận của công ty ngày một tăng nhanh. Công ty đã ra những quyết định kinh doanh đúng đắn một mặt do sự quản lý chỉ đạo đúng đắn của ban giám đốc, mặt khác do sự cố gắng của toàn thể các phòng ban, người lao động nên công ty kinh doanh rất tốt. Đến năm 2007 công ty đã đạt được doanh thu 19132922867 đ 1.2. Khái quát về vốn, tài sản của Công ty TNHH Việt Đôn. Công ty TNHH Việt Đôn là một doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong điều kiện kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Do vậy,công ty phải tự chủ trong mọi vấn đề về vốn sản xuất kinh doanh. Đây là điều kiện để công ty có thể tồn tại, đứng vững và phát triển được với số vốn chủ sở hữu năm 2007 là 6784190115 đ. Qua những năm hoạt động tổng nguồn vốn 2006 là 12157298152 và năm 2007 là 8618120610đ. 1.3. Chức năng,nhiệm vụ và đặc điểm của công ty Công ty TNHH Việt Đôn có chức năng kinh doanh nhập khẩu rượu từ các nước nổi tiếng trên thế giới về phân phối cho các doanh nghiệp và công ty trong nước . Công tác quản lý của công ty là theo giám đốc, các phòng ban làm việc theo chức năng và nhiệm vụ của mình. Nhưng không phải vì thế mà lãnh đạo công ty không quan tâm đến thị trường mà thường xuyên kiểm tra nắm bắt và mở rộng thị trường. Nhà lãnh đạo luôn khảo sát và nắm bắt tình hình thông tin thị trường để phân tích thông tin về nguồn hàng, về nhu cầu mặt hàng, về giá cả….Để đưa ra quyết định kinh doanh đúng đắn kịp thời và có hiệu quả. Do sự quan tâm của Giám đốc tới các nhân viên, các nhân viên ở các phòng ban có mối quan hệ mật thiết với nhau đã tạo nên hiệu quả cao trong công việc. II. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH VIệT ĐÔN Để đảm bảo cho việc tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh, bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng như sau: Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty Giám đốc Phó giám đốc Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính kế toán Phòng vật tư Phòng kinh doanh - Giám đốc là người có quyền cao nhất trong công ty có trách nhiệm quản lý điều hành mọi hoạt động của công ty. - Phó Giám đốc giúp giám đốc điều hành một số hoạt động được giao trong lĩnh vực quản lý. - Các phòng ban chức năng: Chịu sự điều hành trực tiếp của các phó giám đốc. + Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ thu thập, khai thác thông tin, tổ chức tiếp cận thị trường trực tiếp thực hiện các hợp đồng tiêu thụ hàng hoá. + Phòng tổ chức hành chính: Tổ chức bộ máy và đào tạo đội ngũ lao động, tham mưu và trợ giúp giám đốc thực hiện công tác quản lý cũng như đạo tạo và bố trí lao động. Giải quyết công việc hành chính hàng ngày như: Xây dựng lịch làm việc, tiếp khách, thực hiện các thủ tục hành chính khác… + Phòng vật tư: Có nhiệm vụ điều hành, giám sát việc tổ chức kinh doanh, phân bổ nguyên vật liệu, bảo quản vật tư hàng hoá, Xuất nhập hàng hoá theo phiếu xuất nhập theo quy định của nhà nước. Theo dõi vật tư hàng hoá để lên kế hoạch báo cáo kế toán nguyên vật liệu. + Phòng tài chính kế toán tổ chức thực hiện công tác kế toán, kiểm tra phản ánh tình hình tài sản và nguồn vốn, xác định và phân phối kết quả kinh doanh, lập số liệu thống kê báo cáo tài chính… Thường xuyên phản ánh và cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho giám đốc để có quyết định kịp thời cho hoạt động kinh doanh của công ty. III Công tác kế toán tại Công ty TNHH Việt DÔN 1. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty 1.1 Hình thức tổ chức công tác kế toán: Theo mô hình tổ chức tập trung 1.2. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Phòng kế toán có 5 người: Kế toán trưởng, kế toán thanh toán, kế toán vật tư, thủ quỹ, kế toán công nợ, kế toán tổng hợp và thuế. Trình độ: Tốt nghiệp ĐH chuyên ngành kế toán. Sơ đồ tổ chức kế toán Kế toán trưởng Kế toán thanh toán Thủ quỹ Kế toán công nợ Kế toán vật tư Kế toán tổng hợp và thuế - Trưởng phòng Tài chính - kế toán có trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc thanh toán, sổ sách, báo cáo hàng ngày, tháng, quý và năm. Đồng thời có nhiệm vụ cân đối thu chi, cân đối tài chính và tham mưu cho giám đốc đưa ra các kế hoạch tài chính trong năm. Kiểm tra các báo cáo tài chính theo từng thời kỳ hạch toán, kiểm tra số liệu của các kế toán viên. Các kế toán viên được giao một phần việc kế toán nhất định: + Kế toán thanh toán: Chịu trách nhiệm theo dõi và thanh toán các khoản nợ phải trả cho nhà cung cấp, thanh toán lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Cuối tháng lập bảng tổng hợp công nợ phải trả cho nhà cung cấp, lên kế hoạch thanh toán cho tháng tiếp theo. + Kế toán vật tư: Chịu trách nhiệm về toàn bộ nghiệp vụ nhập, xuất kho. Hàng ngày kế toán vật tư thu thập phiếu giao hàng kèm phiếu nhập kho làm thủ tục nhập kho, kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ nhập như: Chữ ký người giao, người nhận hàng, chữ ký của thủ kho, tiếp đó kiểm tra số lượng, đơn giá, thành tiền trên từng phiếu giao hàng của nhà cung cấp và lập toàn bộ số liệu này lên phần mềm kế toán. Đồng thời, hàng ngày kế toán vật tư cũng thu nhận và kiểm tra phiếu xuất kho về tính hợp lệ của chứng từ xuất, sau đó nhập số lượng và giá trị vốn xuất kho lên phần mềm kế toán. Cuối tháng, kế toán vật tư chịu trách nhiệm kiểm kê hàng tồn kho, lên bảng tổng hợp nhập xuất tồn, đối chiếu với thủ kho về mặt số lượng nhập, xuất kho trong tháng. Qua kiểm kê phát hiện chênh lệch hàng tồn kho, kế toán vật tư lập bảng đối chiếu giữa số lượng thực tế và số liệu trên sổ sách kế toán cả về mặt số lượng và giá trị. Từ đó đưa ra kết quả chênh lệch giúp kế toán tổng hợp căn chỉnh số liệu hàng tồn kho. + Kế toán công nợ phải thu: Chịu trách nhiệm theo dõi và thu hồi các khoản khách hàng còn nợ công ty. Hàng ngày, kế toán công nợ phải thu thập phiếu xuất từ kế toán vật tư, kiểm tra lại chứng từ xuất tiếp đó nhập lên phần mềm kế toán công nợ phải thu của khách hàng. Cuối tháng lập bảng công nợ phải thu của khách hàng. + Kế toán tổng hợp và thuế : Chịu trách nhiệm về phần nghĩa vụ với Nhà nước. Đồng thời tổng hợp các số liệu từ các kế toán viên để lập báo cáo. + Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm quản lý quỹ tiền mặt của công ty, thu và chi tiền mặt hàng ngày. Cuối tháng lập báo cáo quỹ đầy đủ theo quy định của Nhà nước. 1.3 Hình thức sổ kế toán Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ theo phần mềm kế toán trên máy vi tính để thực hiện công tác kế toán của công ty. Phần mềm kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ được mô phỏng theo sơ đồ sau: Sơ đồ 3: Trình tự kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ gốc Nhập vào máy Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Sổ quỹ Sổ chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Kiểm tra đối chiếu Các chính sách kế toán của công ty TNHH Việt Đôn : Tất cả các nghiệp vụ đều phải phản ánh kịp thời chính xác và tuân thủ theo các quy đinh của nước sở tại và các nguyên tắc kế toán, chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận. Tiêu chuẩn hoá các giao dịch trong công ty, quản lý hiệu quả vận dụng công cụ tài chính nhằm tối đa hoá hoàn vốn và tối thiểu chi phí, tối thiểu rủi ro tài chính , rủi ro thanh toán, rủi ro lãi suất… Kỳ kế toán: Từ 01/01/N đến 31/12/N Phương pháp kế toán chi tiết hàng tồn kho: Theo phương pháp thẻ song song Phương pháp tính trị giá vốn hàng xuất kho: Theo phương pháp bình quân gia quyền. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Phương pháp khấu hao đường thẳng. 2. Tình hình tổ chức thực hiện công tác kế toán 2.1. Hạch toán ban đầu a) Khái quát hệ thống chứng từ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp Trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty có rất nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải phản ánh đầy đủ trên sổ sách kế toán để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty TNHH Việt Đôn đã sử dụng hệ thống chứng từ kế toán gồm các chứng từ như sau: Hoá đơn GTGT, hoá đơn mua bán hàng hoá, phiếu thu, phiếu chi, giấy thanh toán tạm ứng, hợp đồng mua bán hàng hoá, phiếu xuất kho, nhập kho, biên bản giao nhận, biên bản kiểm kê, biên bản thừa thiếu hàng hoá. Qui trình chung của doanh nghiệp về lập và luân chuyển chứng từ:. Thông tin đầu vào của máy: Hàng ngày hoặc định kỳ, căn cứ vào nội dung nghiệp vụ kinh tế được phản ánh, ghi chép trên chứng từ gốc, kế toán nhập dữ liệu vào máy theo đúng quan hệ đối ứng tài khoản. Mỗi đối tượng liên quan được mã hoá khai báo khi cài đặt phần mềm. Thông tin đầu ra của máy: kế toán có thể in ra bất cứ lúc nào các sổ chi tiết, sổ cái… khi kế toán cần sử dụng. Quy trình luân chuyển một số loại chứng từ cơ bản của công ty : - Phiếu thu, phiếu chi: Kế toán công nợ căn cứ vào hồ sơ thanh toán nếu thấy hợp lệ thì lập phiếu thu và phiếu chi thành 2 liên, một liên kèm vào hồ sơ thanh toán gửi cho khách hàng, một liên lưu ở hồ sơ gốc. - Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho: Kế toán lập thành 4 liên, kế toán giữ một liên, 2 liên giao cho người quản lý vật tư ( một liên ghi trước số lượng nhập xuất, còn một liên để khi nào nhập hoặc xuất xong mới ghi theo giá trị thực tế), còn một liên giao cho người giao nhận hàng hoá. b) Đánh giá ưu và nhược điểm: Ưu điểm: Hệ thống chứng từ của công ty thể hiện tính pháp lý chặt chẽ và được chi tiết cho từng nghiệp vụ, rõ ràng, dễ kiểm soát và kiểm tra. Nhược điểm: Lập nhiều chứng từ ghi chép trùng lắp của các đối tượng quản lý. 2.2. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán tại doanh nghiệp: Hệ thống tài khoản của công ty được áp dụng thống nhất theo hệ thống tài khoản kế toán do Nhà nước ban hành. Ngoài ra còn có thêm một số tài khoản chi tiết do doanh nghiệp lập. TK 112: Tiền gửi Ngân hàng Chi tiết: 112.1 Ngân hàng ACB 112.2 Ngân hàng ANZ TK156 chi tiết: 156.1 – giá trị hàng mua 156.2 – chi phí mua hàng. TK 334: Phải trả nhân viên 334.1 Trả lương nhân viên 334.2 Trả lương giám đốc. TK642: chi phí quản lí doanh nghiệp. Công ty TNHH Việt Đôn là công ty vừa và nhỏ nên chi phí bán hàng cũng hạch toán vào TK642. Công ty TNHH Việt Đôn có chức năng chính kinh doanh rượu nên có các nghiệp vụ kế toán cơ bản sau: 2.2.1. Nghiệp vụ mua hàng hoá ( rượu) Nợ TK 156 Nợ 133 Có 331 Khi mua hàng hoá căn cứ vào hoá đơn bán hàng,hoá đơn GTGT để nhận và lập phiếu nhập kho,kế toán ghi: Nợ TK 156.1 Nợ TK 133 Có TK 111,112,331 Nếu phát sinh chi phí khi mua hàng: Nợ TK 156.2 Nợ TK 133 Có TK 111,112,331 - Đối với hàng hàng hoá đã nhập kho nhưng chưa có hoá đơn thì làm thủ tục nhập kho theo giá tạm tính. Khi nhận được hoá đơn kế toán điều chỉnh theo theo giá thực tế + Nếu giá tạm tính lớn hơn giá thực tế thì ghi bút toán giảm trừ : Nợ TK331 Có TK 156 Đối với thuế GTGT, kế toán ghi: Nợ TK 133 Có TK 111,112,331 + Nếu giá tạm tính nhỏ hơn giá thực tế kế toán ghi bổ sung: Nợ TK156 Nợ TK 133 Có TK 111,112,331 2.2.2. Nghiệp vụ bán hàng TK511 TK111,112,331 Bán hàng TK333 TK 156 TK 632 Giá vốn hàng bán TK 111,112 TK 642 Chi phí phát sinh 2.2.3. Kế toán xác định kết quả: TK632 TK911 TK511 (1) (3) TK642 TK 515 (2) (4) TK711 (5) Kết chuyển giá vốn hàng bán Kết chuyển chi phí Kết chuyển doanh thu thuần Kết chuyển doanh thu tài chính Kết chuyển thu nhập khác 2.3. Tình hình tổ chức hệ thống sổ kế toán Công ty TNHH Việt Đôn đang áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ nên có các sổ sau: - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ - Sổ cái - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. 2.4. Tình hình tổ chức hệ thống báo cáo kế toán của công ty Lập báo cáo tài chính là một công việc quan trọng nó tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ kế toán. Hệ thống báo cáo tài chính của công ty gồm: Bảng cân đối kế toán: là báo cáo tài chính phản ánh tổng quát giá trị tài sản hiện có nguồn vốn hình thành nên tài sản đó của công ty tại một thời điểm nhất định kỳ lập báo cáo là 31/12 hàng năm do kế toán tổng hợp lập. Báo cáo kết quả kinh doanh: là báo cáo tài chính phản ánh tổng quát tình hình kết quả các hoạt động kinh doanh và tình hình nộp ngân sách nhà nước. Thời điểm lập là 31/12 hàng năm do kế toán tổng hợp lập. Thuyết minh báo cáo tài chính: là bộ phận hợp thành báo cáo tài chính. được lập để giải trình và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của công ty trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài chính khác không thể trình bày rõ và chi tiết mục đích của nó. Các loại báo cáo trên đều do kế toán trưởng lập kiểm tra và được Giám đốc phê duyệt. Nhận xét: Công ty đã áp dụng hệ thống tài khoản theo đúng quy định hiện hành và chi tiết cho từng tài khoản để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Do công ty áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ nên các mẫu sổ đơn giản, dễ ghi chép, thuận tiện cho phân công lao động kế toán. Phần II Công tác tài chính của Công ty TNHH Việt Đôn Công tác tài chính của Công ty TNHH Việt Đôn là hệ thống những hình thức, biện pháp cần thiết thích hợp để khai thác tạo lập và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, quỹ tiền tệ của Công ty nhằm đạt được các mục tiêu của công ty. Tài chính doanh nghiệp là công cụ khai thác huy động các nguốn tài chính nhằm đảm bảo vốn cho các hoạt động của công ty giúp cho công ty sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả, khuyến khích thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển đồng thời là công cụ kiểm tra, giám sát hoạt động của công ty. Tài chính là mối quan hệ của vốn và nguồn vốn. Xét theo phạm vi hoạt động của mối quan hệ tài chính trong hoạt động kinh doanh của công ty bao gồm: Quan hệ tài chính giữa công ty với Nhà nước, quan hệ tài chính giữa công ty với thị trường và với các tổ chức kinh tế khác. ở đây chúng ta chỉ xem xét mối quan hệ tài chính trong nội bộ công ty. Tình hình vốn và nguồn vốn của công ty Mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh đều cần phải có vốn mà vốn là biểu hiện bằng tiền của tài sản. Do đó để có thể đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp là tốt hay không thì chúng ta phải nghiên cứu vốn và nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Việt Đôn như sau: Biểu 2: Vốn và nguồn vốn sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Việt Đôn giai đoạn 2006 – 2007 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Tài sản A: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 10,858,949,309 7.317,295,155 I: Tiền 5,015,697,826 2,583,037,898 1. Tiền mặt tại quỹ 4,919,844,171 2,566,920,237 2. Tiền gửi ngân hàng 95,853,655 16,117,661 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu 2,692,135,317 1,674,796,042 1.Phải thu của khách hàng 2,692,135,317 1,550,455,361 2. Trả trước cho người bán 124,340,681 IV. Hàng tồn kho 3,151,116,166 2,983,875,810 1. Hàng tồn kho 3,151,116,166 2,983,875,810 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho V. Tài sản ngắn hạn khác 75,585,405 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 2. Các khoản thuế phải thu 58,238,405 3. Tài sản ngắn hạn khác 17,347,000 B.Tài sản dài hạn 1,298,348,843 1,300,825,455 I. Các khoản phải thu dài hạn II. Tài sản cố định 1,298,348,843 1,300,825,455 1. Tscđ hữu hình 757,322,745 1,255,142,376 2.TSCĐ thuê tài chính 3.TSCĐ vô hình 45,683,079 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 541,026,098 Tổng cộng tài sản 12,157,298,152 8,618,120,610 Nguồn vốn A.Nợ phải trả 5,293,057,645 1,853,809,075 I. Nợ ngắn hạn 5,293,057,645 1,853,809,075 1. Phải trả cho người bán 5,154,233,326 1,497,455,105 2. Người mua trả tiền trước 3,287,596 3.Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 138,824,319 4. Phải trả công nhân viên 322,607,300 5.Chi phí phải trả 6,375,800 6.Các khoản phải trả phải nộp khác 24,083,274 II. Nợ dài hạn B. Nguồn vốn chủ sở hữu I. Vốn chủ sở hữu 6,864,240,498 6,764,311,535 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 6,784,190,124 6,784,190,115 2. Lợi nhuận chưa phân phối 80,050,383 (19,878,580) Tổng cộng nguồn vốn 12,157,298,152 8,618,120,610 Qua bảng cơ cấu vốn và nguồn vốn trên của công ty ta phân tích từng chỉ tiêu cụ thể để biết được tình hình thực tế và thực trạng của công ty. Tình hình vốn chủ sở hữu của Công ty TNHH Việt Đôn Tổng số vốn kinh doanh của công ty năm 2007 tăng lên so với 2006 là 3,539,177,542đ với tỷ lệ tăng lên là 41.1%. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn giảm 3,541,654,154đ tương ứng tăng với tỷ lệ 48.4%. Trong đó: Tiền mặt tại quỹ tăng 2,352,923,934đ tương ứng tăng với tỷ lệ là 91.2% Tiền gửi ngân hàng tăng 79,735,994 tương ứng tăng với tỷ lệ 494.7% Phải thu của khách hàng năm 2005 so với 2004 tăng 1,141,679,956đ tương ứng tăng với tỷ lệ 73.6% Hàng tồn kho tăng 167,240,356đ tương ứng tăng với tỷ lệ 5.6% Tài sản cố định giảm 2,476,612đ tương ứng với tỷ lệ 0,19% Qua đó ta thấy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, số vốn kinh doanh tăng nhiều, Trong đó TSLĐ chiếm tỷ trọng lớn và tăng lên mặc dù doanh nghiệp còn bị chiếm dụng nhiều (phải thu của khách hàng lớn) nhưng công ty mới đi vào hoạt động việc mở rộng thị trường sẽ không tránh khỏi điều này. Tổng nguồn vốn năm 2007 so với năm 2006 tăng 3,539,177,542đ tương ứng tăng với tỷ lệ 48.4%. Các khoản phải trả tăng 3,439,248,570đ trong đó: +Phải trả cho người bán tăng 3,656,778,221đ +Thuế và các khoản phải trả Nhà nước năm 2007 là:138,824,319đ. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng 99,928,963đ. Tổng tài sản lưu động 10,858,949,309 Hệ số đầu tư TSLĐ= = = 0.893 Tổng tài sản 12,157,298,152 Ta thấy hệ số đầu tư vốn vào TSLĐ gần bằng 1 như vậy cũng rất phù hợp với một công ty thương mại. Tổng vốn chủ sở hữu 6,864,240,498 Hệ số tự tài trợ = = = 0.565 Tổng nguồn vốn 12,157,298,152 Tổng nợ phải trả 5,293,057,645 Hệ số nợ = = = 0.435 Tổng nguồn vốn 12,157,298,152 Ta thấy công ty có thể tự chủ được vốn kinh doanh, nên có thể nói tình hình vốn và nguồn vốn của công ty tốt. Qua phân tích tình hình vốn chủ sở hữu của công ty ta thấy công ty kinh doanh có hiệu quả cao, nguồn vốn chủ sở hữu tăng là do lợi nhuận chưa phân phối tăng. Điều đó chứng tỏ công ty kinh doanh tốt và sử dụng vốn chủ yếu của mình, có vòng quay vốn nhanh và hoàn thành tốt nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước 2.1.2. Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của công ty Huy động vốn của công ty căn cứ vào nhu cầu vốn đã được xác định thông qua kế hoạch tài chính và căn cứ vào diễn biến thực tế để huy động vốn nhằm đảm bảo đủ vốn kịp thời trong kinh doanh. Công ty đã thực hiện việc huy động vốn chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu, lấy từ nguồn vốn kinh doanh và công ty sử dụng lợi nhuận chưa phân phối, các khoản nợ phải trả người bán nhưng chưa đến hạn. Sử dụng vốn: Công ty kinh doanh thương mại nên luôn chú trọng đến việc sử dụng vốn đúng mục đích, hợp lý. Công ty sử dụng triệt để nguồn vốn chiếm dụng hợp pháp từ các khoản nợ phải trả người bán nhưng chưa đến hạn trả. Ngoài ra công ty còn chuẩn bị vốn để đáp ứng đầy đủ kịp thời về vốn. Nếu không chuẩn bị chu đáo về vốn sẽ làm ảnh hưởng tới việc kinh doanh của công ty. Vì vậy công ty đề ra nguyên tắc sử dụng vốn đảm bảo có hiệu quả kinh tế cao nhất. 2.1.3. Cơ cấu vốn kinh doanh Về cơ cấu tài sản: TSLĐ chiếm tỷ trọng lớn và tăng lên TSCĐ chiếm tỷ trọng nhỏvà giảm. Về cơ cấu nguồn vốn: Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn và tăng lên. Nợ phải trả chiếm tỷ trọng không lớn và có thể điều chỉnh được. 2.2. Công tác phân cấp quản lý tài chính tại công ty Công ty kinh doanh chủ yếu mặt hàng rượu vang hạch toán độc lập. Kết thúc các niên độ kế toán theo kỳ báo cáo công ty có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về các khoản thuế. Giám đốc công ty là người trực tiếp chỉ đạo và điều hành các phòng ban chức năng thực hiện đúng các chủ trương chính sách của Nhà nước. Thực hiện tốt công tác kinh doanh và quản lý đúng mục đích có hiệu quả nguồn vốn của công ty. Tăng cường việc nghiên cứu thị trường về mặt hàng kinh doanh, tuân thủ các chế độ tài chính của Nhà nước đảm bảo có hiệu quả và nhằm bù đắp chi phí đã bỏ ra và bổ sung thêm nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. 2.3. Công tác kế hoạch hoá tài chính của công ty Để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mang lại hiệu qủa cao theo kịp sự biến động của thị trường thì việc lập kế hoạch phải chính xác đầy đủ là không thể thiếu đối với công ty nó là nội dung trọng tâm của công tác tổ chức tài chính. Công tác này do phòng kế toán lập và được triển khai, hệ thống kế hoạch tài chính của công ty bao gồm: Kế hoạch vốn và nguồn vốn Kế hoạch lợi nhuận và phân phối lơi nhuận Kế hoạch doanh thu Kế hoạch chi phí Về việc xây dựng kế hoạch tài chính là định hướng cho hoạt động của công ty trong tương lai gần từ việc lập kế hoạch tài chính công ty sẽ đưa ra các biện pháp thực hiện kế hoạch đó. Việc lập và thực hiện kế hoạch tài chính do phòng kế toán triển khai. Giám đốc công ty và phòng kế toán nghiên cứu về các báo cáo tài chính và quá trình thực hiện kế hoạch tài chính năm trước đó. Để từ đó có sự điều chỉnh về mục tiêu, chính sách tài chính cho kế hoạch năm sau. 2.4. Tình hình tài chính của công ty Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty trong hai năm gần đây ta sử dụng các chỉ tiêu sau: 2.4.1. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Vòng quay vốn Tổng doanh thu hiện tại trong năm (theo giá vốn) kinh doanh trong = năm Vốn kinh doanh bình quân trong năm Hệ số phục vụ của Tổng doanh thu thuần thực hiện trong năm vốn kinh doanh trong = năm Vốn kinh doanh bình quân trong năm Hệ số lợi nhuận của Tổng mức lợi nhuận thực hiện trong năm vốn kinh doanh = trong năm Vốn kinh doanh bình quân trong năm Biểu 3: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Tổng doanh thu (theo giá vốn) 9,371,174,328 19,132,922,867 Tổng doanh thu thuần 9,371,174,328 18,551,547,579 Vốn kinh doanh bình quân 8,618,120,610 12,157,298,152 Tổng lợi nhuận 76,133,380 85,434,115 Vòng quay vốn kinh doanh 1.087 1.573 Hệ số phục vụ của vốn kinh doanh 1.087 1.526 Hệ số lợi nhuận của vốn kinh doanh 0.009 0.007 2.4.2.Các chỉ tiêu về hiệu quả chi phí sản xuất kinh doanh: Tổng mức chi phí, giá thành thưc hiện trong năm Tỷ suất chi phí, = giá thành Tổng mức doanh thu thực hiện trong năm Hệ số phục vụ Tổng mức doanh thu thực hiện trong năm của chi phí, = giá thành Tổng mức chi phí, giá thành thực hiện trong năm Hệ số lợi nhuận Tổng mức lợi nhuận thực hiện trong năm của chi phí, = giá thành Tổng mức chi phí,giá thành thực hiện trong năm Biểu số 4: Hiệu quả chi phí sản xuất kinh doanh Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Tổng mức doanh thu thu thực hiện trong năm 9,371,174,328 18,551,547,579 Tổng mức chi phí, giá thành thực hiện trong năm 4,809,400,987 13,578,284,799 Tổng mức lợi nhuận thực hiện trong năm 76,133,380 85,434,115 Tỷ suất chi phí, giá thành 0.51 0.73 Hệ số phục vụ của chi phí, giá thành 1.95 1.37 Hệ số lợi nhuận của chi phí, giá thành 0.0158 0.0063 2.4.3.Tình hình thanh toán với ngân sách Nhà nước Công ty TNHH Việt Đôn là một doanh nghiệp tư nhân chuyên buôn bán các loại rượu vang và nhập khẩu nên phát sinh thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt. Thuế GTGT và thuế TNDN là loại thuế phát sinh chủ yếu, ngoài ra còn có thuế môn bài. Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế theo phương pháp khấu trừ. Công ty đã đạt được kết quả và lợi nhuận ngày càng tăng trong những năm gần đây nên thuế TNDN cũng tăng theo. Nhưng công ty TNHH Việt Đôn luôn nộp thuế đúng và đủ theo quy định của pháp luật. Như vậy công ty đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình với Nhà nước. 2.4.4.Công tác bảo toàn, phát triển vốn kinh doanh của công ty. Mức bảo toàn vốn chủ Vốn chủ Hệ số trượt giá tăng trưởng = sở hữu - sở hữu x bình quân vốn cuối năm cuối năm đầu năm trong năm = 6,864,240,498 – 6,764,311,535 x 1.02 = -35,357,267.7 Tốc độ tăng Mức bảo toàn tăng trưởng vốn trong năm trưởng vốn = trong năm Vốn chủ sở hữu đầu năm x Hệ số trượt giá bình quân trong năm -35,357,267.7 = = - 0.005 6,764,311,535 x 1.02 Ta thấy do tỷ lệ lạm phát tăng làm cho hệ số trượt giá bình quân trong năm cao đã làm cho tốc độ tăng trưởng vốn trong năm giảm. Nhưng đó không phải là lý do làm cho lợi nhuận doanh nghiệp giảm. 5. Công tác kiểm tra, kiểm soát tài chính của doanh nghiệp Việc kiểm tra, kiểm soát tình hình tài chính của công ty được thực hiện theo quý, năm theo quy định của giám đốc. Trong nội bộ công ty Giám đốc thuê chuyên gia phối hợp cùng giám đốc kiểm tra tình hình tài chính của công ty và kiểm tra việc áp dụng các chính sách nguyên tắc kế toán có đúng hay không nhằm đưa ra biện pháp xử lý kịp thời phòng kế toán chịu trách nhiệm trước Giám đốc và công ty về tình hình tài chính của công ty. Giám đốc thường xuyên cử cán bộ xuống giám sát tình hình thực hiện việc sử dụng vốn, tài sản của công ty được cấp, việc quản lý các loại doanh thu, chi phí của công ty . Ngoài ra còn tiến hành kiểm tra kiểm soát tình hình tài chính về việc chấp hành luật pháp các nguyên tắc hạch toán dựa trên mục tiêu và nhiệm vụ được ghi trên báo cáo tài chính. 6 . Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Việt Đôn Biểu 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Việt Đôn Đơn vị tính: VNĐ STT Chỉ tiêu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37200.doc
Tài liệu liên quan