I) Cơ sở khoa học và kinh nghiệm cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. 2
1.1 Cơ sở khoa học 2
1.1.1 Cơ sở lý luận 2
1.1.2 Cơ sở thực tiễn 2
2.2 Kinh nghiệm cổ phần hoá các DNNN 14
2.2.1 Cổ phần hoá ở nhóm các nước tư bản phát triển 14
2.2.2 Cổ phần hoá ở nhóm các nước đang phát triển 16
2.2.3 Cổ phần hoá ở nhóm các nước XHCN trước đây thuộc Đông Âu 19
1. 3) Một số điểm rút ra từ kinh nghiệm cổ phần hoá ở các nước trên thế giới 20
1.3.1) Tính phổ biến của quá trình cổ phần hoá 20
1.3.2) Tính đặc thù của quá trình cổ phần hoá 21
1.3.3) Tính chiến lược của qúa trình cổ phần hoá 22
1.3.4) Tính quá trình của việc thực hiện cổ phần hoá:
22
1.3.5) Môi trường pháp lý của việc thực hiện cổ phần hoá.
23
1.3.6) Phí tổn của quá trình thực hiện cổ phần hoá:
24
II) Doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam và thực trạng của nó 25
1.Thực trạng của khu vực kinh tế Nhà nước của nước ta 25
2.Cổ phần hoá, một yêu cầu bức thiết của cải cách doanh nghiệp Nhà nước 27
3.Cổ phần hoá- nhiệm vụ quan trọng và bức bách
28
III)Quan điểm, giải pháp đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước trong thời gian tới: 29
1.Quan điểm của Đảng và Nhà nước về cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước trong thời gian tới 29
2. Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước trong thời gian tới. 33
3.Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước trong thời gian tới 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
38 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1084 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quan điểm, giải pháp đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghĩa là, phải xem doanh nghiệp có đủ điều kiện như NĐ 388/HĐBT quy định không ? Các doanh nghiệp lâu nay vẫn gọi là các DNNN nhưng lại liên doanh với các đơn vị hoặc cá nhân trong nước, ngoài nước hoặc là có bán cổ phần một số bộ phận nào đó thì không thuộc diện DNNN thuần tuý nên không đưa vào cổ phần hoá trong đợt này. Ví dụ như nhà máy xà bông Miền Nam (thuộc công ty bột giặt Miền Nam, Bộ công nghiệp nhẹ), xí nghiệp sản xuất bao bì ( thuộc công ty kinh doanh và chế biến lương thực Hà Nội) không phải là DNNN thuần tuỳ vì có sự góp vốn của tập thể và cá nhân trong và ngoài nước nên không thể đưa vào diện cổ phần hoá.
Tóm lại, việc Nhà nước quy định các điều kiện nói trên là căn cứ vào điều kiện cụ thể và khả năng của ta sau này, khi cổ phần hoá đại trà các DNNN thì điểm cổ phần hoá sẽ được mở rộng hơn.
2.2 Kinh nghiệm cổ phần hoá các DNNN:
Một số kinh nghiệm cổ phân hoá của các nước trên thế giới.
2.2.1 Cổ phần hoá ở nhóm các nước tư bản phát triển:
Trong thập kỷ 80, các nước tư bản phát triển, đặc biệt là Tây Âu, được chú ý như là một quá trình giảm bớt sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước và tiến hành cổ phần hoá các DNNN nhằm nâng cao hiệu quả của nền kinh tế thị trường hỗn hợp đã được hình thành với việc thiết lập kinh tế Nhà nước ngày càng rộng lớn kể từ sau chiến tranh thế giới hai. Chính sách cổ phần phần hoá bao trùm ở các nước này dựa trên quan điểm cho rằng việc tổ chức đời sống kinh tế của xã hội tuân theo các quy luật của kinh tế thị trường. Thương mại hoá sản xuất và sự cạnh tranh bình đẳng có hiệu quả hơn là tuân theo các quan hệ chỉ huy tập trung và thể chế hành chính. Cuộc khủng hoảng của “Nhà nước phúc lợi chung” ở Tây Âu đã khiến các Chính phủ đi đến ủng hộ quan điểm kinh tế tân cổ điển và mở đường cho việc quay lại vận dụng rộng rãi các cơ chế thị trường để điều tiết các hoạt động kinh tế.
Việc thực hiện cổ phần ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển không phải là để xoá bỏ những chức năng đặc biệt về kinh tế mà chỉ có khu vực kinh tế Nhà nước mới đảm nhận được mà là nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực này. Do đó, chính phủ mỗi nước đã lựa chọn các phương pháp tiến hành cổ phần hoá sao cho không làm suy yếu khu vực kinh tế Nhà nước, mà trái lại còn củng cố cho xứng đáng với vị trí quan trọng của nó với trong nền kinh tế nhằm thực hiện một loạt chức năng kinh tế vĩ mô vì lợi ích toàn xã hội.
Xét về quy mô, sau khi tiến hành cổ phần hoá, khu vực kinh tế Nhà nước ở các nước công nghiệp phát triển có sự thu hẹp xét theo chỉ số về tỷ lệ việc làm, tỷ trọng trong tổng tư bản cố định và thu nhập quốc dân. Theo số liệu đưa ra tại Đại hội lần thứ 12 của CEEP họp tại Pháp tháng 10 năm 1990 trong các DNNN có 100% vốn Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước có vốn hỗn hợp Nhà nước-tư nhân của các nước EC có 7370000 người làm việc, chiếm gần 10,6% số việc làm trong các ngành kinh tế không kể nông nghiệp. Tỷ trọng các doanh nghiệp này trong tổng đầu tư tư bản cố định là 17,3% còn trong thu nhập quốc dân là 12% tính trung bình trong khối EC. Đại lượng số học trung bình của 3 chỉ tiêu trên là 13,3% được CEEP sử dụng để ước tính sự đóng góp kinh tế của khu vực kinh tế Nhà nước. So với năm 1982 là 16,6% và năm 1985 là 15,3% thì chỉ tiêu trên phản ánh sự giảm bớt của khu vực kinh tế Nhà nước ở các nước khối EC do quá trình cổ phần hoá. Tuy nhiên sự suy giảm này không làm thay đổi vai trò của khu vực kinh tế Nhà nước trong những ngành, những lĩnh vực quan trọng đối với nền kinh tế. Khu vực kinh tế Nhà nước vẫn giữ được ảnh hưởng quyết định đến các ngành thuộc cơ sở hạ tầng như: năng lượng, giao thông vận tải, bưu điện, truyền hình viễn thông, các ngành công nghiệp nặng như luyện kim, đóng tàu, khai thác và chế biến dầu mỏ, các ngành có hàm lượng vốn và khoa học kỹ thuật cao như hàng không, nhà máy điện nguyên tử, chế tạo các linh kiện điện tử kỹ thuật cao. . .
Quá trình cổ phần hoá ở các nước đã có nền kinh tế thị trường phát triển được thực hiện chủ yếu dưới các hình thức bán cổ phiếu của các công ty quốc doanh hay các DNNN qua các sở giao dịch chứng khoán, bán đấu giá có giới hạn người mua, hoặc bán trực tiếp cho những người mua được lựa chọn một phần hay toàn bộ cổ phần doanh nghiệp. Việc bán đấu giá hay bán trực tiếp thường áp dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các lĩnh vực dịch vụ công cộng và thương mại, cân đối với các công ty lớn thì phổ biến là cổ phần hoá thông qua bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Mức độ cổ phần hoá ở từng công ty là tuỳ thuộc vào ý đồ của chính phủ muốn duy trì ảnh hưởng đến mức độ nào trong việc kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp.
Quá trình cổ phần hoá đã mang lại một kết quả hết sức điển hình ở các nước phát triển là hình thành hàng loạt các công ty cổ phần hỗn hợp Nhà nước-tư nhân, trong một số lĩnh vực Nhà nước giữ cổ phần khống chế, còn một số lĩnh vực khác Nhà nước chỉ có thể giữ ở mức có thể kiểm soát hoạt động hiệu quả của chúng. Chẳng hạn, Chính phủ Pháp đã bán cổ phiếu khống chế 11% trong số cổ phiếu tham dự 66% trong công ty BLF. Công ty cổ phần INI của Tây Ban Nha đã được phép bán 38% trong số 94% cổ phần của mình trong công ty, do đó đã giảm phần vốn của Nhà nước xuống 56%. . .
Như vậy có thể nhận thấy nét đặc trưng quá trình cổ phần hoá ở các nước công nghiệp phát triển là hình thành công ty cổ phần hỗn hợp Nhà nước-tư nhân hoạt động trên cơ sở thị trường và luật pháp của Nhà nước. Những công ty quốc doanh và các DNNN được đổi thành các công ty cổ phần hỗn hợp Nhà nước-tư nhân đã góp phần quan trọng làm cho các hoạt động sản xuất kinh doanh ở các đơn vị này trở nên năng động nâng cao được doanh lợi và khả năng cạnh tranh với các công ty cổ phần tư nhân. Có thể nói, thông qua quá trình cổ phần hoá, sự hợp tác và thâm nhập lẫn nhau giữa khu vực kinh tế Nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân, kể cả ở cấp công ty xuyên quốc gia đang hoạt động trên thị trường thế giới là một trong những con đường nâng cao hiệu quả nền kinh tế thị trường hỗn hợp ở các nước công nghiệp phát triển hiện nay.
2.2.2 Cổ phần hoá ở nhóm các nước đang phát triển:
@ Các nước đang phát triển thuộc khu vực Mỹ La Tinh và Caribe.
Trong các nước đang phát triển thì các nước thuộc vùng Mỹ La Tinh và Caribe hiện đang tiến hành cổ phần hoá khu vực kinh tế Nhà nước một cách tích cực nhất. Do phải gánh các khoản nợ to lớn trong và ngoài nước, nên các Nhà nước thuộc khu vực này đã tìm cách rút ra khỏi các lĩnh vực sản xuất và bán một phần hay toàn bộ các xí nghiệp Nhà nước cho các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước. Cùng với sự thay đổi chế độ ngoại thương lập ra các vùng mậu dịch tự do và các hiệp ước không thuế quan để khuyến khích cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải làm ăn có hiệu quả, chính phủ các nước này đã mở ra các điều kiện thuận lợi để khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, tạo ra những động lực mới cho sự tăng trưởng. Đi liền với chính sách tự do thương mại, các nước Mỹ La Tinh và Caribe đã đặt chương trình cổ phần hoá như là biện pháp khắc phục lại quan điểm hướng nội và quá trình quốc hữu hoá ồ ạt trước đó có thể lấy một vài ví dụ. Thời kỳ từ đầu năm 1982 đến đầu những năm 1990, Mêxicô đã cổ phần hoá và tư nhân hoá 750 trong tổng số 1155 xí nghiệp Nhà nước. Khoảng 17 tỷ USD thu được bán 12 ngân hàng và công ty điện thoại Telmex. Đến cuối năn 1992, Nhà nước Mêxicô hi vọng cổ phần hoá nốt 6 ngân hàng còn lại, công ty bảo hiểm Mêxicô, các nhà máy sản xuất phân bón đồng thời đang xét tới việc lôi kéo khu vực tư nhân vào xây dựng hạ tầng cơ sở, đặc biệt là các đường cao tốc. Công ty Pemex, công ty dầu lửa độc quyền của Mêxicô đang tiến hành cổ phần hoá để giảm khoản nợ khổng lồ 15 tỷ USD và tăng cường hiện đại hoá thiết bị khai thác.
Sau nhiều thập kỷ quốc hữu hoá mạnh mẽ, Argentina đã đưa ra một chương trình cổ phần hoá công ty hàng không quốc gia và công ty độc quyền điện thoại của Nhà nước nhằm giải quyết một phần trong chương trình thanh toán nợ quốc gia. Việc cổ phần hoá này đã giảm được nợ nước ngoài 7 tỷ USD. Chính phủ Argentina đang xúc tiến một chương trình cổ phần hoá đến năm 1998 nhằm đạt được khoảng 6 tỷ USD (2 tỷ USD có thể bán và 6 tỷ USD dưới dạng chuyển thành cổ phần cho các món nợ trong và ngoài nước). Đó là các xí nghiệp công cộng gồm 5 tuyến xe lửa đường dài, hệ thống đường xe điện ngầm và đường xe điện công cộng ở Buenos Aires. Công ty cấp nước OSN ở Buenos Aires, công ty khí đốt quốc gia, nhà máy thép Bonisa, các nhà máy thuỷ điện, ngân hàng tiết kiệm và tín dụng quốc gia CNAS, công ty dầu lửa Gen Mosconi và Bahia Blanca.
Chương trình cổ phần hoá ở Brazil được tiến hành chậm hơn với nhiều khó khăn ban đầu nhưng đã đạt được bắt đầu bằng việc bán công ty sắt thép khổng lồ Usiminas với giá 1,4 tỷ USD vào tháng 10 năm 1991. Từ đó đến tháng 3 năm 1992, chương trình diễn ra thuận lợi bằng việc bán các cổ phần của công ty sửa chữa máy bay Celma được 907 triệu USD, công ty vận tải Mafersa được 484 triệu USD, công ty sắt thép Piatini được 106,2 triệu USD, công ty phân bón Intag được 6,8 triệu USD đến cuối năm 1992, chính phủ dự định bán các cổ phần của mình ít nhất của 14 công ty nữa trong đó có 2 nhà máy thép lớn Cosipa và Tubarao, hai nhà máy hoả dầu Penlex và Copesul và tổng hợp phân bón Aiftin với tổng số tiền thu được là 3,4 tỷ USD.
Với một khu vực gọi là “sân sau” của chủ nghĩa tư bản Mỹ, nền kinh tế của các nước thuộc vùng Mỹ La Tinh và Caribe từ nâu đã là một vùng kinh tế thị trường mở cửa và chịu sự chi phối rất lớn của các công ty nước ngoài, đặc biệt là các công ty xuyên quốc gia và đa quốc gia. Đặc điểm trên đã quy định cổ phần hoá ở các nước này chủ yếu được thực hiện bằng việc bán trực tiếp cổ phần trực tiếp cho các công ty nước ngoài. Điều này có thể hình dung được với 10,4 tỷ USD đầu tư trực tiếp của tư bản nước ngoài và các nước thuộc khu vực này năm 1991 thì có 3,5 tỷ USD là đầu tư qua mua cổ phần của các công ty quốc doanh được tư nhân hoá.
Một đặc điểm trong quá trình cổ phần hoá của các nước khu vực này là tiến hành cổ phần hoá các xí nghiệp quốc doanh trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Khi đã đạt được quy mô nhất định mới chuyển sang lĩnh vực độc quyền của Nhà nước như hàng không, thông tin liên lạc, viễn thông. . .Nhưng thường ở mức Nhà nước vẫn nắm cổ phần khống chế.
@ Các nước đang phát triển thuộc khu vực Châu Phi, ở Châu Phi các Chính phủ vẫn đang cố gắng cổ phần hoá các DNNN trong nỗ lực nhằm phục hồi nên kinh tế và tạo cơ sở cho một sự tăng trưởng mới và năm 1990. Cũng như ở các châu lục khác, đa số các nước Châu Phi do những nguyên nhân về lịch sử, kinh tế, chính trị và xã hội, đã tạo ra một khu vực kinh tế Nhà nước rất lớn vào những năm 1980 và 1990. Công cuộc cổ phần hoá ở các nước Châu Phi tăng hiệu quả kinh tế và giảm thâm hụt ngân sách trong hoàn cảnh các nguồn tài chính truyền thống đã cạn kiệt. Ngược lại với các trường hợp của các nước Mỹ La Tinh, nơi mà hầu hết các DNNN cỡ lớn đã được cổ phần hoá với sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài thì ở Châu Phi thì quá trình cổ phần hoá có xu hướng diễn ra ở các xí nghiệp nhỏ, cả về tài sản lẫn số lượng lao động. Đa số cổ phần hoá diễn ra ở các ngành chế biến và dịch vụ công cộng, khai thác khoáng sản và dầu mỏ chỉ là ngoại tệ. Tuy nhiên, một đặc điểm đáng chú ý là tỷ lệ các hợp đồng về quản lý ở các vùng này chiếm rất cao và đặc biệt số DNNN bị phá sản ở đây chiếm cao nhất xét trên toàn thế giới. Điều cần nhấn mạnh thêm là WB và IMF đóng vai trò đáng kể trong việc gây sức ép và tham dự vào quá trình giảm bớt sở hữu Nhà nước ở các nước Châu Phi với tư cách là chủ nợ nhằm thực hiện điều chỉnh cơ cấu kinh tế đạt được hiệu quả cao hơn theo hướng thị trường và khuyến khích khu vực tư nhân phát triển.
Thành tích đạt được trong chương trình cổ phần hoá ở các nước Châu Phi còn đang khiêm tốn. Trở ngại lớn nhất của các nước này là thị trường vốn trong nước quá nhỏ bé và thiếu các thị trường chứng khoán thực sự. Ngoài ra, ở các nước thiếu các nhà quản lý có năng lực, hệ thống Nhà nước về pháp luật và hành chính thiếu đồng bộ và chặt chẽ gây ra nạn tham nhũng và hối lộ phổ biến và điều này góp phần làm suy giảm sự quan tâm của các nhà đầu tư và kinh doanh nước ngoài.
@ Các nước đang phát triển thuộc khu vực Châu á.
Quá trình cổ phần hoá ở các nước Châu á khác với các nước Châu Mỹ La Tinh và Châu Phi là các khoản nợ nước ngoài của Chính phủ không phải là lý do chính để cổ phần hoá các DNNN. Mặt khác, nền kinh tế của các nước ở khu vực này có một tốc độ phát triển nhanh và ổn định trong nhiều năm. Phần lớn các xí nghiệp quốc doanh của các nước NICs và ASEAN đều hoạt động trên cơ sở thị trường và nhằm mục tiêu thu lợi nhuận. Nếu kinh doanh không hiệu quả, các DNNN cũng có thể bị phá sản. Vì vậy, mục tiêu chính của cổ phần hoá ở các nước này là rút khỏi các lĩnh vực hoạt động xét thấy không cần thiết phải nắm giữ và duy trì sự độc quyền Nhà nước mà chuyển giao cho khu vực tư nhân nhằm thực hiện sự cạnh tranh để nâng cao hiệu quả. Mục tiêu nữa của cổ phần hoá ở các nước là phát triển thị trường chứng khoán trong nước, thể hiện đặc biệt nổi bật là ở các nước Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Malaixia, Thái Lan. Điều này cho phép, cùng với việc bán cổ phần của Nhà nước cho tư nhân thì việc mở rộng thị trường vốn và huy động vốn qua đăng ký và phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán đã trở nên phổ biến, và do đó, số lượng và các loại hình công ty cổ phần tăng lên nhanh chóng ở các nước này. Số tiền thu được từ quá trình bán các cổ phần của Nhà nước ở các doanh nghiệp Nhà nước sẽ được bù vào khoản ngân sách danh mục đầu tư cho các cơ sở hạ tầng và các ngành kinh tế chiến lược mà Nhà nước thấy cần có sự tham gia và kiểm soát.
ở Đài Loan, với các chính sách mở rộng sự phát triển tự do kinh tế, cho đến nay, có 101 DNNN ở Đài Loan ( trong đó có 58 doanh nghiệp trong ngành chế tạo, 43 doanh nghiệp trong ngành dịch vụ với tổng số vốn là 160,5 tỷ NDT và 69432 lao động) đã có 22 doanh nghiệp được tiến hành cổ phần hoá. Các chính sách của Đài Loan đưa ra là để đáp ứng yêu cầu trong nước với mục đích là sẽ được tham gia vào GATT.
ở Singapore đến tháng 11 năm 1989, 6 trong số 15 xí nghiệp quốc doanh được đăng ký bán hoàn toàn các cổ phần của Nhà nước gồm có xưởng đóng tầu Jurong, công ty phát triển tài nguyên và Nhà in quốc gia Singapore. Phần lớn sở hữu của doanh nghiệp Nhà nước cũng giảm xuống như ở hãng hàng không Singapo ( từ 63% xuống 56%), công ty Kepel ( từ 68,5% xuống 48%) công ty vận tải Neptune (từ 74% xuống 54%). Cổ phần hoá Singapore cho đến năm 1990 đã thu được 1,28 tỷ USD. Nếu so với kế hoạch đến năm 1996, bán được 2,88 tỷ USD thì con số trên là hết sức khả quan. điều này cho thấy ở các nước này vẫn tiếp tục coi các doanh nghiệp Nhà nước như là công cụ để phát triển kinh tế.
2.2.3 Cổ phần hoá ở nhóm các nước XHCN trước đây thuộc Đông Âu:
Khác với đa số các nước đang phát triển và phát triển nơi có một nền kinh tế thị trường hỗn hợp đang vận động và quá trình cổ phần hoá ở đó hướng vào việc thúc đẩy các hoạt động thị trường sẵn có thì đối với các nước XHCN cũ ở Đông Âu quá trình cổ phần hoá đã trở thành cuộc thử nghiệm quan trọng đối với các chính phủ mới được thành lập trong việc cam kết thực hiện chuyển sang nền kinh tế thị trường và sang một hệ thống chính trị dựa trên quyền sở hữu tư nhân và quyền tự do cá nhân. Đối với các nước này, việc tiến hành cổ phần hoá được đặt trong một chương trình tư nhân hoá rộng lớn hơn và do đó các chương trình tư nhân hoá và cổ phần hoá được thực hiện theo từng cách khác nhau ở từng nước. Nước cộng hoà dân chủ Đức trước đây, do những điều kiện thuận lợi hơn so với các nước khác nên đã thực hiện tư nhân hoá, cổ phần hoá với nhịp độ nhanh nhất. Các nước như Tiệp Khắc (cũ), Hungari và Balan cũng đang thực hiện chương trình này một cách tích cực. Việc tư nhân hoá và cổ phần hoá hàng ngàn cửa hàng, nhà hàng, các xí nghiệp nhỏ của Nhà nước ở địa phương được diễn ra nhanh hơn và ít vấn đề hơn so với việc triển khai ở các công ty lớn. Tuy các nước này đều đặt ra một hệ thống pháp lý cần thiết cho việc cổ phần hoá các doanh nghiệp.
Nhìn chung, các trường hợp cổ phần hoá ở các nước Đông Âu thường được diễn ra bằng việc phát hành cổ phiếu và bán trực tiếp hoặc qua một tổ chức kiểm toán trung gian. Biện pháp thích hợp để cổ phần hoá các xí nghiệp vừa và nhỏ của Nhà nước là bán trực tiếp cho cán bộ quản lý và công nhân của xí nghiệp hoặc đấu thầu cho thuê bằng các hợp đồng quản lý.
Một mô thuẫn lớn đặt ra cho các nước Đông Âu giữa một bên là sức mua hạn chế của công chúng còn bên kia là mục tiêu của tư nhân hoá và cổ phần hoá với quy mô lớn trong một thời gian ngắn. Mâu thuẫn giữa bên “cung” quá lớn và bên “cầu” quá nhỏ bé. ở Hungari, người ta ước tính tổng tiết kiệm trong một năm của dân chỉ đủ sức mua 1% tài sản DNNN, ở Liên Xô ( cũ ) chỉ khoảng 0,5%. Vì vậy, một số nước Đông Âu, như Tiệp Khắc cũ và Balan đã đưa ra một sáng kiến trong quá trình cổ phần hoá là thực hiện việc chia tài sản của Nhà nước cho mỗi công dân dưới dạng các giấy chứng nhận sở hữu với giá thấp hoặc cho không. Biện pháp này được đề ra với hy vọng đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá trong điều kiện thiếu các nguồn tài chính trong nước. Đồng thời cũng là cách bù đắp cho công dân, là những người đã góp phần vào gia tăng sở hữu Nhà nước trong nhiều năm qua. Ngoài ra, biện pháp này cũng nhằm tạo ra một tầng lớp sở hữu cổ phần để trung hoà sự chống đối có thể xảy ra do mỗi người lâu nay đã quen chủ nghĩa bình quân và làm giản đơn áp lực xã hội. Trong khi phiếu sở hữu có thể đáp ứng được các mục tiêu trên thì quá trình thực hiện nó hết sức phức tạp đối với những người nhận vì họ rất thiếu kinh nghiệm và thông tin để lựa chọn đầu tư vào công ty hay một quỹ hỗ trợ nào khác. Sự đổ dồn phiếu sở hữu vào một công ty có lợi nhuận cao và điều kiện thuận lợi sẽ làm cho giá cả lên xuống thất thường và có thể gây ra nhiều trường hợp phá sản ở các doanh nghiệp khác. Hình thức phiếu sở hữu không đưa lại một sự thay đổi tư bản hay kỹ thuật mới nào trong các doanh nghiệp và do đó không cải thiện được hiệu quả hoạt động của chúng. Vì vậy, cho đến nay vẫn chưa có sự nhất trí về hiệu quả của biện pháp cổ phần hoá này.
1. 3) Một số điểm rút ra từ kinh nghiệm cổ phần hoá ở các nước trên thế giới:
1.3.1) Tính phổ biến của quá trình cổ phần hoá:
Sự triển khai có tính chất toàn cầu quá trình cổ phần hoá được bắt đầu mạnh mẽ từ những năm 1980 đến nay cũng chứng tỏ rằng hầu hết các chính phủ các nước đều thấy sự cần thiết phải xem xét và xác lập lại khu vực kinh tế Nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân theo hướng giảm bớt mức độ sở hữu và kiểm soát trực tiếp của Nhà nước, dành sự điều tiết mạnh mẽ hơn cho cơ chế thị trường. Sự khắc phục những hiện tượng trì trệ trong nền kinh tế do hoạt động kém hiệu quả của khu vực kinh tế Nhà nước thâm hụt ngân sách kéo dài và gánh nặng nợ cuả Nhà nước ngày càng tăng đã buộc hầu hết các chính phủ có khu vực kinh tế Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tư bản xã hội đều phải tìm cách giảm bớt xuống một tỷ trọng nhất định trong nền kinh tế bằng các phương pháp tư nhân hoá và cổ phần hoá. Sự giảm bớt này nhằm mục đích tạo ra một tương quan hợp lý giữa sở hữu Nhà nước và sở hữu tư nhân, giữa sự điều tiết của Nhà nước và của thị trường đối với hoạt động của các doanh nghiệp.
Tiến trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam không thể không có nội dung cơ cấu lại nền kinh tế, trong đó có vấn đề thu hẹp sở hữu Nhà nước và hạn chế sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát triển nền kinh tế nhiều thành phần với sở hữu tư nhân và sở hữu hỗn hợp, coi trọng hơn vai trò điều tiết của cơ chế thị trường. Vì vậy, tiến hành cổ phần hoá các DNNN ở Việt Nam là một vấn đề không thể bỏ qua, một nội dung quan trọng của công cuộc đổi mới và cũng là một đòi hỏi khách quan để chuyển sang nền kinh tế thị trường dựa trên các động lực của thị trường và vai trò định hướng của Nhà nước.
1.3.2) Tính đặc thù của quá trình cổ phần hoá.
Quá trình cổ phần hoá phản ánh các sắc thái khác nhau về mục tiêu, cách tổ chức, bước đi và các biện pháp cụ thể do đặc điểm về hoàn cảnh chính trị, kinh tế, xã hội của mỗi nước cũng như quan niệm xây dựng và phát triển nền kinh tế của mỗi Chính phủ quy định. Sự tương đồng về quá trình cổ phần hoá ở mỗi nước chủ yếu là những vấn đề có tính kỹ thuật về tài chính, phương pháp và các điều kiện thực hiện, còn những vấn đề về quan điểm tổ chức và vận dụng thì hết sức khác nhau và linh hoạt ở mỗi nước. ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, nhất là đã có sự hoạt động mạnh mẽ của thị trường chứng khoán thì việc tiến hành cổ phần hoá gặp thuận lợi hơn nhiều so với những nước có nền kinh tế thị trường chậm phát triển và thị trường chứng khoán chưa hoàn thành. Chẳng hạn như các nước đang phát triển và Đông Âu do thiếu những điều kiện hết sức quan trọng nêu trên đã buộc các nước này tiến hành cổ phần hoá với phương pháp đặc thù và quá trình phải diễn ra lâu dài và phức tạp hơn nhiều so với các nước tư bản phát triển. Cùng với việc tiến hành cổ phần hoá, các nước này còn phải đồng thời tiến hành chuyển đổi toàn bộ nền kinh tế và các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở các quan hệ thị trường, tức là khuyến khích cạnh tranh và thương mại hoá toàn bộ các nhân tố sản xuất.
Trong những điều kiện như vậy, các tổ chức ngân hàng, các quỹ tín dụng. . .hết sức được coi trọng vì chúng đóng vai trò đắc lực với tư cách là các tổ chức tài chính trung gian hỗ trợ cho quá trình cổ phần hoá ở các nước này.
Như vậy, ở Việt Nam cũng không thể không chú ý đến tính đặc thù về điều kiện quy định mục tiêu, phương pháp, bước đi trong quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện nước ta chưa có thị trường chứng khoán, khu vực kinh tế Nhà nước còn chiếm tỷ trọng lớn thì có thể học tập kinh nghiệm tiến hành cổ phần hoá ở các nước có những điều kiện tương đồng. Tuy nhiên, sự vận dụng những kinh nghiệm này cũng cần chú ý đến tính đặc thù của mỗi nước để sàng lọc và thử nghiệm kỹ càng trong điều kiện của nước ta.
1.3.3) Tính chiến lược của qúa trình cổ phần hoá:
Nhiều công trình nghiên cứu và kinh nghiệm của nhiều nước về vấn đề này đều cho thấy rằng cổ phần hoá là một bộ phận của quá trình cải cách toàn bộ nền kinh tế và vì vậy nó đòi hỏi phải được suy xét và hành động mang tính chiến lược cao. đó là việc phải lựa chọn và cân nhắc trên cơ sở định hướng các mục tiêu lâu dài được xác lập cơ cấu kinh tế và tương quan giữa các lĩnh vực và khu vực kinh tế để chuyển dịch và phân bổ các nguồn lực và quyền lực cho các nhóm người sở hữu và quản lý khác nhau. Điều này giải thích tại sao quá trình cổ phần hoá DNNN lại dễ gây xúc động đến các tầng lớp khác nhau trong xã hội- những người chịu ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực từ những thay đổi này thường không thờ ơ về mặt chính trị mà trái lại hành động một cách mẫu mực để nâng cao và bảo vệ quyền lợi của họ bằng các áp lực chính trị khác nhau. Vì vậy, ở hầu hết các nước, để cho chương trình thực hiện thành công, chính phủ đều lập ra một cơ quan đại diện đứng đầu hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với quá trình cổ phần hoá. Cơ quan này phải quản lý toàn bộ quá trình theo những quan điểm có tính chiến lược trong việc đánh giá, soạn thảo, tổ chức thực hiện, kiểm tra và điều chỉnh. Đây là một yếu tố cốt yếu cho sự thành công của chương trình cổ phần hoá ở nhiều nước.
Đối với nước ta trong quá trình đổi mới nền kinh tế không thể gắn liền với quá trình cải tổ khu vực kinh tế Nhà nước. Với quy mô rộng lớn và tính chất quan trọng của chương trình cổ phần hoá, Chính phủ không thể không lập ra hoặc uỷ quyền cho một cơ quan chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo và giải quyết toàn bộ các vấn đề liên quan đến chương trình này trên cơ sở những quan điểm đổi mới và định hướng phát triển đất nước của Đảng và Nhà nước. Điều này là cần thiết để đảm bảo thành công của chương trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta.
1.3.4) Tính quá trình của việc thực hiện cổ phần hoá:
Việc khảo cứu ở các nước cho thấy, cổ phần hoá diễn ra như một quá trình gồm nhiều giai đoạn: chuẩn bị các điều kiện về mặt tổ chức; lựa chọn các mục tiêu; các phương pháp thực hiện; kiểm soát và điều chỉnh. Trên thực tế không thể có sự phân định rõ rệt chắc chắn giữa các giai đoạn. Nhiều công trình nghiên cứu đều cho rằng việc quan niệm việc cổ phần hoá như một quá trình với nhiều giai đoạn có ý nghĩa chỉ đạo về mặt thực tiễn. Qua đó ta có thể xác định được rằng việc tiến hành cổ phần hoá DNNN ở Việt Nam sẽ là một quá trình lâu dài, vừa làm vừa rút ra kinh nghiệm để có bước đi cụ thể. Trong hoàn cảnh thiếu nhiều điều kiện quan trọng để cổ phần hoá như ở nước ta thì đây là công việc hết sức phức tạp đòi hỏi phải thực hiện trong nhiều năm. Vì vậy, việc quán triệt quan điểm quá trình các doanh nghiệp Nhà nước là cần thiết để chống những tư tưởng và biểu hiện nóng vội, chủ quan duy ý trí, muốn hoàn thành công việc trong một lần, trong thời gian ngắn.
1.3.5) Môi trường pháp lý của việc thực hiện cổ phần hoá.
Với những tính chất của cổ phần hoá đã được nêu ở trên, các nước đều phải tạo ra một môi trường pháp lý cần thiết để tiến hành công việc này. Đó là các bộ luật quan trọng có ý nghĩa là những điều kiện để xác lập và ổn định kinh tế vĩ mô tạo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0809.doc