Quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư Việt Nam - Pháp giai đoạn 1994 - 2001

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG1: KHÁI QUÁT VỀ NƯỚC CỘNG HOÀ PHÁP VÀ QUAN HỆ HỢP TÁC VIỆT NAM - PHÁP 3

1.1.KHÁI QUÁT VỀ NƯỚC CỘNG HOÀ PHÁP VÀ TIỀM LỰC KINH TẾ CỦA NƯỚC PHÁP 3

1.1.1 Khái quát về nước cộng hoà Pháp 3

1.1.1.1 Vị trí địa lý, dân số, chế độ chính trị 3

1.1.1.2 Văn hoá xã hội 3

1.1.2 Tiềm lực kinh tế của Pháp 4

1.1.2.1 Tiềm lực kinh tế của Pháp 4

1.1.2.2 Vai trò của Pháp đối với nền kinh tế EU và thế giới 6

1.2 QUAN HỆ HỢP TÁC VIỆT NAM - PHÁP 8

1.2.1 Vài nét về quan hệ hợp tác Việt Nam - Pháp 8

1.2.2 Sự cần thiết phát triển quan hệ thương mại và đầu tư Việt Nam - Pháp 14

1.2.2.1 Về phía Pháp 14

1.2.2.2 Về phía Việt Nam 16

CHƯƠNG2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ VIỆT NAM - PHÁP 19

2.1. QUAN HỆ THƯƠNG MẠI 19

2.1.1 Kim ngạch 19

2.1.2 Cán cân thương mại 21

2.1.3. Xuất khẩu từ Việt Nam sang Pháp 22

2.1.4. Nhập khẩu từ Pháp vào Việt Nam 27

2.1.5. Những thuận lợi trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam với Pháp 30

2.1.5.1 Về phía Việt Nam 30

2.1.5.2 Về phía Pháp 32

2.1.6 Khó khăn thách thức trong hoạt động xuất nhập khẩu

Việt Nam - Pháp 34

2.2 QUAN HỆ ĐẦU TƯ 38

2.2.1 Đâù tư của Việt Nam sang Pháp 38

2.2.2 Đầu tư của Pháp vào Việt Nam 38

2.2.2.1 Đầu tư theo hình thức 39

2.2.2.2 Đầu tư theo lĩnh vực 40

2.2.2.3Vốn bình quân một dự án 43

2.2.2.4 Đầu tư theo địa bàn 43

2.2.2.5 Đánh giá hiệu quả FDI của Pháp ở Việt Nam 45

2.2.2.5.1 Tác động tích cực 45

2.2.2.5.2 Tồn tại 48

2.3 VIỆN TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC CỦA PHÁP CHO VIỆT NAM 51

2.3.1 Những mục tiêu viện trợ ODA của Pháp 52

2.3.2 Các hình thức viện trợ ODA chính của Pháp 53

2.3.3 Những bộ phận và tổ chức tham gia quản lý viện trợ ODA của Pháp 53

2.3.4 Tình hình viện trợ ODA của Pháp cho Việt Nam 53

2.3.4.1 Giai đoạn 1955 - 1989 53

2.3.4.2 Giai đoạn 1990 - 1995 54

2.3.5 Nhận xét về viện trợ ODA của Pháp 55

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP VỀ PHÍA VIỆT NAM ĐỂ THÚC ĐẨY QUAN HỆ HỢP TÁC THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ VIỆT NAM - PHÁP 57

3.1. BỐI CẢNH TÌNH HÌNH CHO VIỆC PHÁT TRIỂN QUAN HỆ HỢP TÁC THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ VIỆT NAM - PHÁP 57

3.2. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ HỢP TÁC THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ VIỆT NAM - PHÁP 59

3.3. CÁC GIẢI PHÁP VỀ PHÍA VIỆT NAM NHẰM THÚC ĐẨY QUAN HỆ HỢP TÁC THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ VIỆT NAM - PHÁP 60

3.3.1 Những giải pháp chung 60

3.3.1.1 Thúc đẩy quan hệ chính trị 60

3.3.1.2 Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước 62

3.3.1.3 Cải cách thủ tục hành chính 62

3.3.1.4 Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ 62

3.3.2 Những giải pháp cụ thể 64

3.3.2.1 Đối với hoạt động thương mại 64

3.3.2.1.1 Ưu tiên đầu tư phát triển sản xuất hàng xuất khẩu cả chiều rộng và chiều sâu 64

3.3.2.1.2 Có chính sách hỗ trợ hàng Việt Nam xuất khẩu sang Pháp 65

3.3.2.1.3 Xây dựng chiến lược bạn hàng hợp lý và đẩy mạnh công tác thông tin, xúc tiến thương mại 67

3.3.2.1.4 Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá 68

3.3.2.1.5 Chủ động thực hiện tốt công tác thị trường, thông tin, tiếp thị 69

3.3.2.1.6 Các doanh nghiệp Việt Nam nên đẩy mạnh xúc tiến bán hàng sang thị trường Pháp 69

3.3.2.1.7 Nâng cao hiệu quả nhập khẩu hàng từ pháp 73

3.3.2.2 Đối với hoạt động đầu tư 74

3.3.2.2.1 Cải thiện môi trường đầu tư để thu hút hơn nữa và nâng cao hiệu quả FDI 74

3.3.2.2.2 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài 77

3.3.2.2.3 Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước 77

3.3.2.2.4 Cải tiến mạnh các thủ tục hành chính 78

3.3.2.2.5 Xây dựng một hệ thống chính sách để cải thiện môi trường kinh doanh 78

3.3.2.3 Đối với hoạt động viện trợ 79

KẾT LUẬN 83

 

 

 

 

 

 

doc93 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1044 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư Việt Nam - Pháp giai đoạn 1994 - 2001, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ền vững tốt đẹp cần chú ý phát triển quan hệ thương mại trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi. Quan hệ thương mại phát triển trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh, sức cạnh tranh quốc tế. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động thương mại nhất là trong việc đào tạo nguồn nhân lực có khả năng, trình độ. Hơn nữa quan hệ thương mại phải được thực hiện trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của mỗi nước. 2.2 Quan hệ đầu tư. 2.2.1 Đầu tư của Việt Nam sang Pháp. Nước Pháp hiện đứng thứ tư thế giới sau Mỹ, Anh và Đức về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và ngược lại, với tư cách là nước nhận đầu tư thì Pháp đứng thứ ba sau Mỹ và Anh. Pháp áp dụng một chính sách đặc biệt ưu đãi để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài như trợ giúp về tài chính, miễn giảm thuế và năm 1996 đã bãi bỏ chế độ cấp phép đầu tư. Các tập đoàn lớn nhất thế giới đã có mặt ở Pháp vì thấy đó là một thị trường sẽ không chỉ bó hẹp trong không gian nước Pháp mà là cả một thị trường EU rộng lớn với hơn 370 triệu người tiêu dùng. Cơ sở hạ tầng của Pháp vào loại hoàn thiện nhất thế giới, nhân công có năng suất lao động cao, chỉ sau Nhật Bản. Tuy vậy, tại Pháp, vẫn còn thiếu vắng các nhà đầu tư Việt Nam. Đầu tư ra nước ngoài còn là một vấn đề mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam do những hạn chế về vốn, công nghệ, kinh nghiệm. Nghị định của chính phủ quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài số 22/1999/NĐ - CP ban hành tháng 4/1999. Hiện nay, Viêt Nam mới chỉ có một số công ty thuộc lĩnh vực dịch vụ hoạt động ở Pháp như Việt Nam airline và một vài công ty du lịch. Hoạt động chủ yếu của các công ty này là giới thiệu quảng cáo du lịch Việt Nam và tổ chức các tuyến du lịch cho người Pháp đến Việt Nam. 2.2.2 Đầu tư của Pháp vào Việt Nam Đối với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI) của Pháp, năm 1998 Pháp đầu tư ra nước ngoài 239,4 tỷ FRF, tăng 15,3% so với năm 1997. Tính đến hết năm 2001, Pháp là nước đứng thứ sáu trên tổng số 61 nước và đứng đầu trong số các nước EU đầu tư vào Việt Nam (phụ lục 1). Hiện nay, Pháp đã có 159 dự án được cấp giấy phép đầu tư, trừ đi 44 dự án giải thể trước thời hạn và hết hạn thì còn 115 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư 2,06 tỷ USD, chiếm 39,9% tổng số dự án và 35,5% tổng vốn đầu tư của EU. Pháp đã đưa vào Việt Nam 665,94 triệu USD vốn đầu tư thực hiện, chiếm 32,37% tổng vốn đầu tư đăng ký. Hiện nay Pháp đã có 68 dự án có doanh thu (khoảng 1,38 tỷ USD), tạo việc làm cho trên 10 ngàn lao động trực tiếp. 2.2.2.1 Đầu tư theo hình thức. Bảng 11: Đầu tư của Pháp tại Việt Nam phân theo hình thức đầu tư Đơn vị: triệu USD 100% vốn Liên doanh BCC BOT Số dự án Vốn đầu tư Số dự án Vốn đầu tư Số dự án Vốn đầu tư Số dự án Vốn đầu tư 55 345,1 49 533,7 9 657,84 2 520 Nguồn: Vụ quản lý dự án - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Pháp đầu tư chủ yếu theo hình thức 100% vốn nước ngoài với 55 dự án, tổng vốn đăng ký là 345,1 triệu USD, vốn thực hiện là 207,5 triệu USD. Hình thức liên doanh thu hút 49 dự án với tổng vốn đầu tư 533,7 triệu USD, vốn thực hiện khoảng 308,9 triệu USD. BCC ( business corporation contract) chỉ thu hút 9 dự án với tổng vốn đầu tư 657,84 triệu USD, trong đó đáng chú ý là dự án xây dựng 540.000 đường dây điện thoại ở thành phố Hồ Chí Minh với số vốn 467 triệu USD và dự án giữa France Cable và đài tiếng nói Việt Nam với số vốn là 615 triệu USD, chiếm 32% tổng vốn đầu tư của Pháp ở Việt Nam. Chỉ có 2 dự án được đầu tư theo hình thức BOT với tổng vốn đầu tư 520 triệu USD, trong đó dự án cấp nước tại Thủ Đức với tổng vốn đầu tư 120 triệu USD đã đi vào hoat động với công suất thiết kế 300.000m/ngày. Dự án BOT lớn nhất là của công ty điện lực Pháp nhằm xây dựng một trung tâm nhiệt điện công suất 700 MW cung cấp điện từ khí đốt thiên nhiên ngoài khơi Việt Nam. 2.2.2.2 Đầu tư theo lĩnh vực. Các nhà đầu tư Pháp có mặt trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân nhưng vốn tập trung chủ yếu vào những lĩnh vực như giao thông vận tải-bưu điện, công nghiệp nặng, nông lâm nghiệp, du lịch, khách sạn. Bảng 12: Đầu tư của Pháp tại Việt Nam phân theo ngành (tính đến hết ngày 28/12/2001- chỉ tính các dự án còn hiệu lực) Ngành đầu tư Số dự án Tỷ trọng (%) Vốn đầu tư (triệu USD) tỷ trọng (%) Vốn thực hiện (triệu USD) Tỷ trọng (%) Doanh thu (triệu USD) GTVT-Bưu điện 6 5,22 655.986.600 31,89 90.268.042 13,55 257.832.543 CN dầu khí 1 0,87 36.600.000 1,78 73.984.943 11,11 616.140 CN nhẹ 15 13,04 21.983.100 1,07 12.126.615 1,82 179.569.771 CN nặng 26 22,61 492.364.201 23,94 47.573.458 7,14 104.469.212 CN thực phẩm 3 2,61 40.000.000 1,94 4.780.000 0,72 2.190.046 Nông lâmnghiệp 19 16,52 236.367.830 11,49 146.332.486 21,97 481.807.097 Khachsạn-dulịch 9 7,83 136.829.132 6,65 138.429.852 20,79 118.336.608 Dịch vụ 15 13,04 131.740.829 6,41 29.190.317 4,38 6.521.178 XDVP - căn hộ 1 0,87 54.000.000 2,63 21.600.000 3,24 35.984.304 Xây dựng 6 5,22 129.730.860 6,31 10.073.490 1,51 15.532.402 Tàichính,ngânhàng 5 4,35 65.300.000 3,17 65.081.070 9,77 36.722.241 Vănhoá,ytế,giáodục 8 6,96 54.999.487 2,67 26.501.394 3,98 123.821.303 Thuỷ sản 1 0,87 800.000 0,039 - - - Tổng số 115 100 2.056.702.039 100 665.941.667 100 1.381.402.845 Nguồn : Vụ quản lý dự án - Bộ Kế hoạch và Đầu tư * Giao thông vận tải - Bưu điện Những năm gần đây, có thể nói ngành bưu chính viễn thông là ngành có nhiều thay đổi tiến bộ mang tính cách mạng nhất trong toàn bộ nền kinh tế nước ta. Đó là kết quả của những cố gắng của chính phủ và ngành bưu chính viễn thông Việt Nam đồng thời là kết quả của sự đầu tư và hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực này. Trong số đó, các công ty của Pháp chiếm vị trí nổi bật. Các tập đoàn lớn của Pháp trong lĩnh vực viễn thông đều đã có mặt tại Việt Nam như Alcatel France với dự án thành lập công ty liên doanh thiết bị viễn thông ANSV thuộc loại lớn nhấtViệt Nam, vốn đầu tư gần 15 triệu USD, France Télécom với hợp đồng lớn nhất trong lĩnh vực viễn thông trị giá 615 triệu USD. Các công ty Schrumbeger và TRT- Philips có quy mô nhỏ so với Alcatel và France Telecom, cũng đều có những hợp đồng đáng chú ý với Việt Nam trong dự án viễn thông nông thôn và dự án với bưu điện Hà Nội. Ngoài ra, lĩnh vực giao thông vận tải cũng có một số dự án như dự án vận tải liên doanh đường sông tại thành phố Hồ Chí Minh có vốn đầu tư 2,8 triệu USD, liên doanh vận tải Bourbon-Đức Hạnh có vốn đầu tư 3,7 triệu USD. Cùng với việc ngày 4/9/2001 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ GTVT Việt Nam và Bộ trưởng Bộ thiết bị, giao thông vận tải và nhà ở Pháp ký thoả thuận khung về tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nhà nước trong lĩnh vực GTVT, chắc chắn quan hệ giữa hai nước trong lĩnh vực này sẽ phát triển tốt đẹp. * Công nghiệp : Đầu tư của Pháp trong lĩnh vực công nghiệp chiếm nhiều dự án nhất (41 dự án) trong đó công nghiệp nặng chiếm tới 26 dự án với 492 triệu USD vốn đầu tư. Các dự án này đã thu hút một lượng lớn lao động tại các địa bàn hoạt động do tận dụng được giá nhân công rẻ và nguồn nguyên liệu dồi dào, góp phần nâng cao năng lực sản xuất của ngành công nghiệp Việt Nam. * Nông- lâm nghiệp: Đi đầu trong số các công ty của Pháp đầu tư vào nông nghiệp là tập đoàn Bourbon với các dự án như: Công ty TNHH mía đường Bourbon Tây Ninh (vốn đầu tư 113 triệu USD. Đây là chương trình rất thành công. Năm nay, Pháp tài trợ cho khoảng 12.000 ha mía tương ứng với 4.000 hộ nông dân với tổng vốn đầu tư khoảng 60 tỷ đồng. Mỗi năm Pháp sẽ có kế hoạch tái đầu tư); dự án sản xuất mía đường tại Gia Lai (vốn đầu tư 25,55 triệu USD); hệ thống siêu thị Cora tại Đồng Nai (vốn đầu tư 54 triệu USD); đại siêu thị An Lạc tại thành phố Hồ Chí Minh (vốn đầu tư 35 triệu USD); siêu thị Thăng Long tại Hà Nội (cấp phép năm 1999, vốn đầu tư 30 triệu USD); dự án sản xuất thức ăn gia xúc hiệu CONCO tại Đồng Nai (vốn đầu tư 50 triệu USD). Hầu hết các dự án của Pháp trong lĩnh vực nông nghiệp đều đem lại hiệu quả cao, đa phần doanh thu đều đã vượt vốn thực hiện và đã chuyển giao cho Việt Nam một số kỹ thuật cho nền nông nghiệp còn quá lạc hậu. * Khách sạn - Du lịch : Pháp hiện có 9 dự án đầu tư vào lĩnh vực khách sạn-du lịch với tổng vốn đầu tư 136,8 triệu USD. Sớm nhất phải kể tới sự án khách sạn Metropole năm 1989 với vốn đầu tư 47,8 triệu USD. Tiếp đến năm 1993, Compagnie Génerale de Batiment et de Construction thực hiện dự án xây dựng và kinh doanh khách sạn Hilton-Opera với vốn đầu tư 64,3 triệu USD. Tiếp đến là dự án khách sạn Đồng Lợi, 64,3 triệu USD, dự án khách sạn Mercure tại thành phố Hồ Chí Minh 76 triệu USD, dự án khách sạn Sofitel Đà Lạt 40 triệu USD. Trong những năm gần đây, khách sạn-du lịch không còn là lĩnh vực đầu tư "nóng" nữa khiến cho đầu tư của Pháp vào lĩnh vực này giảm sút. Các nhà đầu tư Pháp phải tìm kiếm những hướng phát triển mới như xây dựng kháh sạn Victoria Sapa, Cần Thơ, Hàng Châu với vốn đầu tư 21,4 triệu USD. * Tài chính - Ngân hàng : Với 5 dự án thu hút 65,3 triệu USD vốn đầu tư, lĩnh vực này chiếm 3,17% tổng vốn đầu tư của Pháp ở Việt Nam. Các dự án chỉ tập trung vào dịch vụ ngân hàng chứ chưa có dự án đầu tư vào lĩnh vực tài chính do thị trường tài chính ở Việt Nam còn quá sơ khai. Các ngân hàng tầm cỡ của Pháp trong giới tài chính và ngân hàng của thế giới đã có mặt tại Việt Nam tương đối sớm từ năm 1991, 1992. Các dự án hoạt động có hiệu quả như: dự án Crédit Lyonnaise-Việt Nam, vốn đầu tư 20 triệu USD (1992); dự án Banque Nationale de Paris Succursale de Hồ Chí Minh Ville - Việt Nam, vốn đầu tư 15 triệu USD (1992); Natexis Bank, vốn đầu tư 15 triệu USD (1992), Banque Indosuez; Banque Francaise du commerce exterieure (BFCE). Kết quả trong những năm qua cho thấy lĩnh vực ngân hàng của Pháp đặt tại Việt Nam đã thu được kết quả đáng kể, các ngân hàng đã có đóng góp nhất định trong sự nghiệp phát triển kinh tế của Việt Nam. * Lĩnh vực dầu khí Trong lĩnh vực hợp tác và đầu tư khai thác thăm dò dầu khí, Pháp là nước có khả năng động ở Việt Nam. Pháp có các đại diện là công ty dầu khí quốc gia - công ty Total, công ty Compagnie de Geophysique. Đáng chú ý nhất là tập đoàn Total, một tập đoàn lớn trên thế giới có kinh nghiệm trong thăm dò và khai thác. Tập đoàn Total có mặt ở viễn đông từ năm 1950 và sau 5 năm thăm dò ở vịnh Bắc Bộ, Total đã trở thành tác nhân chính của khối dàn khoan lô II-1 trong vùng châu thổ sông Mêkông. Tháng 4/1993, total trở thành đối tác của dự án mỏ dầu Đại Hùng với 12,5% số vốn. Tháng 3/2000 một liên doanh sản xuất sản phẩm hoá dầu giữa Total và hai đối tác Việt Nam đã được thành lập, trị giá 108 triệu USD. Đầu tư vào lĩnh vực dầu khí của Pháp ở Việt Nam tăng là điều rất đáng mừng. 2.2.2.3 Vốn bình quân một dự án. Quy mô vốn bình quân một dự án của Pháp là 17,8 triệu USD. Trong số các dự án đó chỉ có hai dự án có số vốn đầu tư trên 100 triệu USD là dự án cấp nước tại Thủ Đức của công ty cấp nước Lyonnaise và dự án nhà máy mía đường Bourbon tại Tây Ninh. Những dự án đầu tư lớn phần nhiều là đầu tư vào khách sạn, sản xuất kinh doanh bia, thức ăn gia súc, siêu thị. Số dự án có qui mô dưới 5 triệu USD chiếm hơn một nửa. 10% số dự án đầu tư chỉ có giá trị từ 65.000 USD đến 300.000 USD. 2.2.2.4 Đầu tư theo địa bàn. Đầu tư của Pháp có mặt tại 20 tỉnh, thành nhưng tập trung chủ yếu ở một số vùng trọng điểm kinh tế, đặc biệt là phía Nam, những nơi có cơ sở hạ tầng tương đối tốt như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh. Năm tỉnh, thành này chiếm 70,43% tổng số dự án và 93,86% tổng vốn đầu tư. Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tiếp nhận vốn đầu tư của Pháp nhiều nhất, thu hút 44 dự án với gần một nưả tổng vốn đầu tư của Pháp. Các dự án ở đây chủ yếu là sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp nhẹ và gia công chế biến. Hà Nội là nơi tiếp nhận vốn đầu tư của Pháp lớn thứ hai với 20 dự án, chiếm15,42% tổng vốn đầu tư. Các dự án ở Hà Nội tập trung chủ yếu vào lĩnh vực khách sạn, thầu xây dựng và sản xuất công nghiệp nhẹ. Các dự án sản xuất lớn tập trung ở Tây Ninh, Bà Rịa-VũngTàu, Đồng Nai, nơi có nguồn nguyên liệu phong phú, giao thông thuận lợi, chi phí lao động thấp, lực lượng lao động dồi dào cho việc khai thác tận dụng nguyên liệu tại chỗ và hạ giá thành sản phẩm. (Bảng 13) Bảng 13: Đầu tư của Pháp theo địa bàn (tính đến hết ngày 28/12/2001- chỉ tính các dự án còn hiệu lực) Địa phương Số dự án Tỷtrọng (%) Vốn đầu tư (USD) Tỷtrọng (%) Vốn thực hiện (USD) Tỷtrọng (%) TP.Hồ Chí Minh 44 38,26 926.080.473 45,03 243.516.469 47,05 Hà Nội 20 17,39 317.193.005 15,42 224.150.795 43,30 Bà Rịa-VũngTàu 5 4,35 430.940.000 20,95 17.778.633 3,44 Đồng Nai 11 9,57 143.422.650 6,97 74.643.634 14,42 Tây Ninh 1 0,87 113.000.000 5,49 72.689.000 14,04 Gia Lai 1 0,87 25.550.000 1,24 16.799.500 3,25 Hải Phòng 2 1,74 18.350.000 0,89 11.997.835 2,32 Long An 1 0,87 15.000.000 0,73 4.000.000 0,77 Bình Dương 7 6,09 16.127.860 0,78 10.260.000 1,98 Cần Thơ 4 3,48 12.359.475 0,60 7.206.132 1,39 Hà Tây 2 1,74 4.762.460 0,23 - - Khánh Hoà 3 2,61 2.008.686 0,10 1.451.509 0,28 Lào Cai 2 1,74 7.200.000 0,35 7.300.000 1,41 Quảng Nam 2 1,74 5.208.147 0,25 4.244.739 0,82 Thừa Thiên Huế 1 0,87 50.000 0,0002 35.690 0,0006 Bình Thuận 2 1,74 4.517.700 0,22 4.727.592 0,91 Phú Yên 1 0,87 2.000.000 0,10 2.699.622 0,52 Đồng Tháp 1 0,87 500.000 0,002 500.000 0,10 Đà Nẵng 2 1,74 3.910.583 0,19 3.070.544 0,59 An Giang 1 0,87 8.200.000 0,40 3.147.414 0,61 Tổng số 115 100 2.056.702.039 100 517.571.243 100 Nguồn : Vụ quản lý dự án - Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2.2.2.5 Đánh giá hiệu quả FDI của Pháp ở Việt Nam 2.2.2.5.1 Tác động tích cực - Đầu tư trực tiếp (FDI) của Pháp đóng vai trò nhất định trong cung cấp nguồn vốn cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Thông qua nguồn vốn FDI từ Pháp, nhiều nguồn lực trong nước (lao động, đất đai, tài nguyên...) đã được khai thác sử dụng tương đối hiệu quả, đồng thời góp phần giúp Việt Nam chủ động hơn trong việc bố trí đầu tư vào kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và vào những vùng khó khăn. Có nhiều nghiên cứu cho thấy quan hệ tỷ lệ thuận giữa vốn FDI với tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển, mặc dù không phải lúc nào cũng đúng như vậy. Trong trường hợp của Việt Nam, FDI nói chung và FDI của Pháp nói riêng đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng GDP của đất nước. Để xác định hiệu quả thực sự của FDI trong cung cấp vốn cần tính toán chính xác cơ cấu nợ trong FDI và tỷ lệ vốn "sạch", tức vốn không tạo nợ. ở đây, để thể hiện rõ vấn đề này, World Bank (WB) đã đưa ra tỷ lệ đòn bẩy (tỷ số giữa vốn vay và vốn được thực hiện). Bên cạnh đó, WB cũng đưa ra tỷ lệ vốn thực hiện (tỷ số giữa vốn thực tế được giải ngân bởi ngân hàng và số vốn cấp phép hàng năm) để đánh giá hiệu quả đầu tư vốn của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Trường hợp xấu là tỷ lệ vốn thực hiện thấp, tỷ lệ đòn bẩy cao. Trường hợp tốt là tỷ lệ vốn thực hiện cao và tỷ lệ đòn bẩy thấp [12]. Trong số các nước đầu tư vào Việt Nam, trường hợp EU, đặc biệt là Pháp thường cho hai chỉ tiêu trên khá đẹp. Cùng với việc bổ sung thêm nguồn vốn từ Việt Nam, FDI có tác động tích cực đến sự phát triển thị trường tài chính Việt Nam, thể hiện qua tăng nhu cầu huy động vốn nội địa, thúc đẩy trợ giúp việc hình thành các thể chế tài chính như hệ thống ngân, thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư Pháp đầu tư vốn vào Việt Nam cũng có tác động mạnh mẽ đến các nhà đầu tư EU và các nhà đầu tư nước ngoài khác trên thế giới, làm tăng thêm tính hấp dẫn của thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng này với 80 triệu dân và nguồn nhân công rẻ, khuyến khích và tạo điều kiện cho các luồng vốn từ các nước chuyển vào cùng với công nghệ mới, công nghệ sử dụng nhiều lao động và kỹ năng quản lý đi kèm theo nó. FDI là phương tiện hữu hiệu cho việc chuyển giao công nghệ, kỹ thuật, tri thức quản lý từ nước đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư. Đầu tư nước ngoài của Pháp vào Việt Nam đã góp phần nâng cao năng lực của nền kinh tế Việt Nam với nhiều công nghệ mới hiện đại trong các lĩnh vực viễn thông, dầu khí, hoá chất, điện tử, tin học...tạo ra một bước ngoặt quan trọng trong một số ngành kinh tế mũi nhọn. - Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Pháp cùng với việc thực hiện chủ trương đa phương hoá hoạt động đầu tư đã góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế của Việt Nam với khu vực và thế giới. Đến nay, đã có 70 nước và lãnh thổ có dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, với 3900 dự án được cấp phép với số vốn 42 tỷ USD, trong đó có 3200 dự án đang hoạt động với số vốn đăng ký đạt hơn 38 tỷ USD và vốn thực hiện đạt trên 21 tỷ USD, có gần 100 công ty xuyên quốc gia (TNCs) trong số 500 TNCs hàng đầu thế giới. Trong tổng số vốn đăng ký đã cấp phép, nguồn vốn từ Châu Âu, Mỹ, Canada, ôxtrâylia chiếm trên 36%, từ Đông Bắc á (Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông) chiếm trên 39%, từ các nước ASEAN chiếm gần 22%. Riêng Pháp có 115 dự án đang hoạt động, chiếm hơn 4% tổng số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đang hoạt động ở Việt Nam. Đầu tư nước ngoài đã góp phần phá thế bao vây cấm vận, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại tạo thuận lợi cho Việt Nam ký hiệp định khung với EU và ký hiệp định thương mại song phương với Mỹ, tăng cường thế và lực của nước ta trong tiến trình hội nhập kinh tế, góp phần khôi phục và gia tăng nguồn vốn ODA. - Việc tăng cường thu hút nguồn vốn FDI từ Pháp, đặc biệt là theo chiến lược hướng về xuất khẩu đã tạo thuận lợi cho việc tiếp cận và mở rộng thị phần các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trên khu vực thị trường EU và thị trường quốc tế, nâng cao năng lực xuất khẩu của Việt Nam. Nguồn vốn đầu tư từ Pháp đã tạo ra môi trường tốt cho Việt Nam thực hiện chiến lược đẩy mạnh xuất nhập khẩu, tăng cường trao đổi hàng hoá, dịch vụ, công nghệ với nước ngoài, tăng thêm được nhiều mặt hàng của Việt Nam thâm nhập vào thị trường Pháp, thị trường EU và thị trường quốc tế, tạo cho các sản phẩm hàng hoá của Việt Nam có một vị trí trên thị trường thế giới trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay và ngược lại, thị trường Việt Nam cũng phần nào trở nên phong phú hơn với các sản phẩm hàng hoá từ Pháp, từ EU và từ thế giới. Đây cũng chính là thời cơ để Việt Nam tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, tạo điều kiện đầu tư, phát triển chiều sâu theo hướng chuyên môn hóa, tận dụng các lợi thế so sánh của mình. Mở rộng thị trường xuất khẩu hiện đang là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của thương mại Việt Nam. Thông qua nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ Pháp đã thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Pháp nói riêng và quan hệ thương mại Việt Nam - EU nói chung phát triển và đạt hiệu quả cao, góp phần làm cân bằng cán cân thương mại của Việt Nam, giảm nhập siêu, cân đối cơ cấu thị trường, hạn chế những rủi ro trong thương mại quốc tế, ổn định mức tăng trưởng ngoại thương, góp phần giữ mức tăng trưởng ổn định cho toàn bộ nền kinh tế. Do mở rộng được thị trường sang EU nên tỷ trọng các thị trường Châu á của thương mại Việt Nam đã giảm từ 77% xuống còn khoảng 5%-58%, tỷ trọng các thị trường trung gian như Hồng Kông, Singapo cũng đã giảm dần. Tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư từ Pháp nhằm phát triển mạnh các dự án đầu tư cả về khối lượng và chất lượng, từ đó có thể tăng cường xuất khẩu và đồng thời đi đôi với tăng nhập khẩu máy móc công nghệ nguồn. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp tăng với tốc độ bình quân khá cao, gần 20%/năm. Kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị, phụ tùng ngày càng tăng. Với nguồn vốn đầu tư của mình, các nhà đầu tư của Pháp đã phần nào thúc đẩy quá trình mở rộng dung lượng thị trường của Việt Nam, giúp Việt Nam trong việc mở cửa ngõ để xâm nhập vào thị trường EU, khai thông một số thị trường mà trước đây Việt Nam vẫn còn bỏ trống. - FDI Pháp góp phần tạo việc làm ổn định cho nhân công trong nước. Các dự án đầu tư của Pháp đã đầu tư vào các dự án sử dụng nhiều lao động. Đến nay, khu vực đầu tư nước ngoài của Pháp đã thu hút hơn 10 nghìn lao động trực tiếp. Qua hợp tác đầu tư, người lao động được đào tạo nâng cao tay nghề, tiếp thu công nghệ tiên tiến và rèn luyện tác phong công nghiệp. Trong đó, một số người đã có năng lực quản lý, đủ sức thay thế các chuyên gia nước ngoài. Tuy vậy, ngoài những tác động tích cực này cũng còn tồn tại nhiều tác động tiêu cực đòi hỏi phải có thời gian dài để tiếp tục xem xét và đánh giá. 2.2.2.5.2 Tồn tại. a/ Tồn tại mang tính khách quan. - Đầu tư vào các nước đang phát triển giảm dần do xu thế hiện nay, dòng vốn đầu tư chuyển sang các nước phát triển. Kinh tế Mỹ và Tây Âu được phục hồi đã thu hút các chủ đầu tư trên thế giới. Các nước đang phát triển gặp phải sự cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Năm 1999, các nước đang phát triển thu hút được 208 tỷ USD FDI, tăng 10% so với năm 1998, là mức tăng cao nhất từ trước đến nay, tuy nhiên, tỷ trọng luồng FDI vào các nước đang phát triển so với tổng FDI toàn thế giới giảm 38% năm 1997 xuống 24% năm 1999. Trong khi đó, năm 1999 các nước phát triển thu hút 636 tỷ USD FDI, xấp xỉ 3/4 FDI toàn cầu [15 trang 61-66]. Nếu như năm 2000, vốn FDI đầu tư vào các nước đang phát triển tăng 112% so với năm 1995 thì con số tương ứng của các nước đang phát triển là 394%. Trước tình hình đó, cạnh tranh thu hút vốn FDI giữa các nước đang phát triển diễn ra ngày càng quyết liệt. - Khủng hoảng tài chính Châu á ảnh hưởng đến môi trường đầu tư Việt Nam. Khủng hoảng kinh tế khu vực làm tăng giá đồng Việt Nam so với đồng tiền khu vực, vì thế làm giảm khả năng cạnh tranh của Việt Nam trên mọi lĩnh vực. - Việc Trung Quốc gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã đẩy các nước Đông Nam á cũng như Việt Nam vào cuộc cạnh tranh hết sức gay gắt với Trung Quốc trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trước khi Trung Quốc gia nhập WTO, Trung Quốc đã là nước thu hút mạnh nhất nguồn vốn đầu tư trong khu vực. Hàng năm Trung Quốc thu hút phần lớn trong tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Châu á. Giai đoạn 1989-2000, trong khi vốn FDI đổ vào các nước đang phát triển bình quân mỗi năm là 121,77 tỷ USD (chiếm 26,9% tổng FDI toàn cầu) thì riêng Trung Quốc chiếm 22,5% dòng vốn này, đạt 27,4 tỷ USD, đứng thứ ba sau Mỹ và Anh . Sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, khả năng thu hút này của Trung Quốc sẽ mạnh lên rất nhiều do môi trường đầu tư thuận lợi hơn. Dự kiến năm 2002 FDI vào Trung Quốc đạt 50 tỷ USD, con số này sẽ còn tăng hơn nữa sau khi Trung Quốc thực hiện các chính sách, biện pháp để cải thiện môi trường đầu tư cho phù hợp với điều kiện khi ra nhập WTO [21]. b/ Tồn tại mang tính chủ quan. Về phía Pháp: - Định hướng đầu tư của Pháp là các nước Tây Âu. Khối kinh tế EU càng mạnh thì khả năng đầu tư trong nội bộ khối càng tăng. Đây là một trong những nguyên nhân khiến đầu tư của Pháp vào Việt Nam còn khiêm tốn. Hơn nữa, Việt Nam không nằm trong danh sách bốn nước Châu á được Pháp đặt ưu tiên trong chính sách kinh tế đối ngoại. Thêm vào đó, phía Pháp còn ít nhiều biểu hiện tư tưởng thực dân trong tiềm thức và trong phong cách trong quan hệ với Việt Nam. - Các nhà đầu tư Pháp thường có xu hướng dựa vào nhà nước: muốn lấy vốn từ nghị định thư tài chính và hay đòi hỏi được bảo lãnh COFACE. Chỉ có một số tập đoàn lớn hoạt động có hiệu quả do có ưu thế về vốn, tiềm lực và khả năng cạnh tranh đó là các tập đoàn Alcatel, Accor, Total, Rhon-poulene. Do thiếu thông tin mà nhiều đề án được chuẩn bị không thích hợp với điều kiện Việt Nam, đôi khi các nhà đầu tư Pháp nóng vội, muốn có lợi ngay, muốn làm thật bài bản, chắc chắn và sợ rủi ro. Trong khi đó, các nhà đầu tư Châu á thường tìm cách tạo sản phẩm và tiêu dùng tại chỗ, điều này thích hợp với Việt Nam hơn. - Pháp vẫn còn dè dặt trong vấn đề rủi ro xuất khẩu đối với vốn trung và dài hạn sang Việt Nam, hơn nữa, Việt Nam vẫn ở nhóm 3 trong bảng tỷ suất đóng bảo hiểm COFACE. Thêm vào đó, thủ tục hành chính của Pháp còn quá nặng nề và các công ty còn trông chờ quá nhiều vào nhà nước. - Pháp có ít nhà sản xuất thiết bị đồng bộ về chế biến nông sản nên việc tổ chức đấu thầu các dự án còn khó khăn. Giá cả thiết bị và dịch vụ kỹ thuật cao làm cho đơn vị vay vốn phải cân nhắc mất nhiều thời gian. Về phía Việt Nam Mối quan tâm của các nhà đầu tư là qui mô thị trường, là thị trường thực tế với dân số có mức thu nhập tương đối, sức mua ổn định, thị trường phải ổn định về chính trị, hệ thống pháp luật, bộ máy hành chính và thủ tục hành chính. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và các nhà đầu tư Pháp nói riêng thấy qui mô của thị trường Việt Nam tương đối nhỏ trong so sánh với các nước Châu á. Môi trường đầu tư Việt Nam có nhược điểm : - Hệ thống pháp luật còn thiếu sự ổn định và còn nhiều vướng mắc. Mặc dù nhà nước có nhiều cố gắng trong đổi mới về pháp luật đối với đầu tư nước ngoài nhưng tình hình vẫn chưa được cải thiện một cách đáng kể. Môi trường kinh tế chính trị ở Việt Nam tương đối ổn định phần nào làm yên lòng các nhà đầu tư Pháp, luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam đã có những cải thiện ở một góc độ nào đó được coi là thông thoáng, hấp dẫn nhưng những

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuanvan.doc
Tài liệu liên quan