7.1. PHƯƠNG PHÁP ĐỐT.4
7.1.1. Đối Tượng .4
a./ CTNH không nên đốt .4
b./ CTNH không được đốt.4
c./ CTNH nên đốt .4
7.1.2. Văn bản pháp luật.5
7.1.3. Nguyên lý hoạt động của lò đốt chất thải nguy hại.5
7.1.4. Phân loại công nghệ đốt CTNH .6
a./ Lò đốt thùng quay .6
b./ Lò đốt gỉ/vỉ cố đinh .7
c./ Lò xi măng .7
d./ Lò đốt tầng sôi.8
7.1.5. Các yếu tố cần quan tâm trong quá trình đốt.10
a./ Nhiệt độ.10
b./ Độ xáo trộn.10
c./ Thời gian .10
d./ Nhiên liệu trong quá trình đốt .11
e./ Lượng khí dư.11
7.2. PHƯƠNG PHÁP ỔN ĐỊNH HÓA RẮN .11
7.2.1. Cơ chế của quá trình ổn định hóa rắn:.12
a./ Bao viên ở mức kích thước lớn .12
b./ Bao viên ở mức kích thước nhỏ .12
c./ Hấp thụ và hấp phụ.12
d./ Kết tủa và khử độc .12
7.2.2. Công nghệ ổn định hóa rắn CTNH .13
7.2.3. Các chất phụ gia để ổn định hóa rắn chất thải nguy hại.13
a./ Xi măng:.13
b./ Pozzolan .14
c./ Silic dễ tan.15
d./ Đất sét hữu cơ biến tính .15
e./ Các polymer hữu cơ .15
f./ Nhiệt dẻo .15
7.2.4. Yêu cầu kĩ thuật.16
a./ Sử dụng xỉ than .16
b./ Xi măng.16
7.3. PHƯƠNG PHÁP CHÔN LẤP .16
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/02/2022 | Lượt xem: 415 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lí chất thải rắn và nguy hại - Chương 7: Một số phương pháp xử lý chất thải nguy hại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các bánh răng truyền động và quay với tốc độ 3-5 phút theo dọc trục của nó, Độ
nghiêng từ 30-500 theo chiều từ đầu nhập nguyên liệu tới đầu tháo tro do vậy chất thải
có thể chuyển động song song phẳng theo phương ngang và theo bán kính lò. Nhiệt độ
đốt 14000C vì vậy có thể phân hủy được chất hữu cơ khó phân hủy..
Kích thước lò: Đường kính từ 1,5- 3,6m, chiều dài 3 – 9 m. Tỉ lệ đường kính theo
chiều dài thường là 4:1. Lò đốt thùng quay được cấu tạo từ hai bộ phận gồm:
+ Lò sơ cấp: Là một tang quay với tốc độ điều chỉnh được, có nhiệm vụ đảo trộn
chất thải rắn trong quá trình cháy. Lò được đạt với độ nghiêng từ 1-5% nhằm tăng thời
gian cháy của chất thải và vận chuyển tự động tro ra khỏi lò đốt.
Phần đầu của lò có lắp một béc phun dầu hoặc gas kèm quạt cung cấp nhiên liệu
nhằm cung cấp cho quá trình đốt nóng lò đốt. Khi nhiệt độ lò đạt 800oC thì chất thải
rắn được đưa vào để đốt. Từ 800-900oC nếu chất thải cháy tạo đủ năng lượng để giữ
nhiệt thì bộ đồt phun dầu/gas tự động ngắt. Nếu hạ thấp hơn 800oC thì tự động làm
việc trở lại. Sản phẩm sau cùng được đưa tới buồng đốt thứ cấp.
+ Buồng đốt thứ cấp: là một buồng đốt tĩnh, nhằm để đốt các sản phẩm bay hơi
và khí hóa do quá trình nhiệt phân từ buồng sơ cấp. Nhiệt độ ở đây thường từ
950oC– 11000C. Thời gian lưu của khí thải qua buồng thứ cấp từ 1,5 - 2 giây. Hàm
lượng oxy dư tối thiểu cho quá trình cháy là 6%. Buồng đốt thứ cấp thường gắn liền
Quản lí chất thải rắn và nguy hại
7
với hệ thống tái sử dụng năng lượng như nồi hơi. Nồi hơi sản xuất hơi cao áp chạy
máy phát điện hoặc sản xuất nước nóng.
• Ưu và nhược điểm:
+ Ưu Điểm
- Có thể đốt chất thải lỏng và rắn ( đốt chung hoăc đốt riêng)
- Không bị nghẹt (vỉ lò) do quá trình nấu chảy
- Chất thải có thể nạp ở dạng thùng hoặc dạng khối
- Kiểm soát thời gian lưu chất thải trong thiết bị
- Có thể nạp chất thải trực tiếp mà không cấn xử lý gia nhiệt chất thải
- Nhiệt độ vận hành lên tới 1400oC
+ Nhược điểm
- Chi phí cao
- Vận hành phức tạp
- Yêu cầu lượng khí dư lớn thất thoát qua các khớp nối
- Thành phần tro trong khí thải cao
Lò đốt gỉ/vỉ cố đinh
Cơ cấu giống với lò đốt thùng quay nhưng không có phần di động. Trong buồng
thứ cấp lượng khí cung cấp từ 50-80% lượng khí yêu cầu vì cho hai quá trình nhiệt
phân và cháy xảy ra đồng thời. Trong buồng thứ cấp, sản phẩm của quá trình nhiệt
phân và chất hữu cơ bay hơi được tiếp tục đốt.Lượng khí cần thiết ở buồng thứ cấp đạt
từ 100-200% so với lý thuyết.
Lò xi măng
• Nguyên lý hoạt động
Về nguyên tắc đây là lò đốt thùng quay. Tuy nhiên trong lò này chất thải được sử
dụng trong quá trình nuôi Clanhken
• Ưu điểm
Tương tự như lò đốt thùng quay nhưng lợi hơn ở việc tận dụng nhiệt phát sinh do
quá trình đốt chất thải.
Quản lí chất thải rắn và nguy hại
8
Hình 7.1.3.a : Công nghệ CK xử lý chất thải rắn và thu hồi nhiệt thừa phát điện
Hình 7.1.3.b: Sơ đồ chi tiết của lò đốt xi măng
Lò đốt tầng sôi
• Nguyên lý hoạt động
Quản lí chất thải rắn và nguy hại
9
Được sử dụng để xử lý chất thải lỏng, bùn, chất thải khí nguy hại
Chất thải được đưa vào loại vật liệu là cát, hạt nhôm, cacbonat canxi.Lớp cát
trong vật liệu dày từ 40 -50cm nhằm: Nhận và giữ nhiệt cho lò đốt, bổ sung nhiệt cho
rác ướt. Quá trình oxi hóa nhiệt phân xảy ra trong lớp vật liệu này
Nhiệt độ vận hành từ 760o-870oC và lượng khí cấp sẽ dư từ 25-150% so với lý
thuyết.
Quá trình đốt: Gió thổi mạnh vào dưới lớp vỉ đỡ có lỗ nên gió sẽ phân bố đều
dưới đáy tháp làm lớp đêm cát, các phế liệu rắn, nhão đều được thổi tơi tạo điều kiện
cháy triệt để.Trên vỉ phân bố gió là khu vực cháy sơ cấp nhiệt độ từ 850o-920oC, còn
khoang trên là khu vực cháy thứ cấp nhiệt độ từ 990o-1100oC để đốt cháy hoàn toàn
chất thải. Khí thải sau đó được làm nguội và qua hệ thống xử lý trước khi ra môi
trường.
Hình7.1.3.c: Lò đốt tầng sôi
• Ưu và nhược điểm:
+ Ưu điểm:
- Có thể đốt được ba dạng chất thải rắn lỏng và khí.
- Thiết kế đơn giản và hiệu quả cao.
Quản lí chất thải rắn và nguy hại
10
- Nhiệt độ khí thải thấp, lượng khí dư yêu cầu nhỏ.
- Hiệu quả đốt cao do diện tích tiếp xúc lớn.
- Lượng nhập liệu không cần cố định.
+ Nhược điểm:
- Khó tách phần không cháy được.
- Lớp dịch chuyển phải tu sửa và bảo trì.
- Nhiệt độ đốt phải khống chế ở 815oC nếu cao hơn sẽ phá vỡ lớp đệm .
- Chưa được sử dụng nhiều trong xử lý chất thải nguy hại.
• Lò hơi
Đối với chất thải có nhiệt trị cao được sử dụng như là nguyên liệu cho lò hơi.
Tuy nhiên cần lưu ý xử lý sản phẩm của quá trình đốt để tránh tạo ra các sản phẩm phụ
là các loại khí độc hại.
7.1.5. Các yếu tố cần quan tâm trong quá trình đốt
Nhiệt độ
Nhiệt độ cần phải đảm bảo để phản ứng xảy ra nhanh và hoàn toàn, không tạo
Đioxin, đạt hiệu quả xử lý tối đa ( trên 1100oC)
Nếu nhiệt quá cao, lưu lượng khí sinh ra quá lớn sẽ ảnh hưởng đến thời gian lưu
khí trong buồng thứ cấp. Điều này sẽ làm giảm sự tiếp xúc giữa không khí và khí gas,
khói thải ra có màu đen, nồng độ các chất ô nhiễm như CO, THC trong khí thải cao.
Nếu nhiệt độ không đủ cao, phản ứng sẽ xảy ra không hoàn toàn và khí thải ra cũng có
màu đen. Vì vậy, nếu nhiệt độ quá cao cũng như quá thấp sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả
cháy.
Độ xáo trộn
Để tăng hiệu quả tiếp xúc giữa chất thải nguy hại cần đốt và chất oxy hóa, có thể
đặt các tấm chắn trong buồng đốt hoặc tại góc nghiêng thích hợp giữa dòng khí với
béc phun để tăng khả năng xáo trộn.
Thời gian
Thời gian cháy đủ lâu để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Đối với lò đốt nhiệt phân,
đảm bảo thời gian lưu cháy thích hợp sẽ kiểm soát được chế độ nhiệt phân tại buồng
đốt sơ cấp để cấp khí gas lên buồng đốt thứ cấp, quyết định hiệu quả xử lý của lò đốt.
Quản lí chất thải rắn và nguy hại
11
Thời gian lưu cần thiết để đảm bảo đốt cháy hoàn toàn của mỗi chất khác nhau phụ
thuộc vào bản chất của chất bị nhiệt độ đốt.
Nhiên liệu trong quá trình đốt
Chất thải hữu cơ thường có nhiệt độ chá rất cao, nhưng nó cũng dùng một lượng
nhiên liệu bổ sung để mồi cho quá trình cháy. Một số chất thải nguy hại, khi lượng
nhiệt cung cấp cho chất thải không đủ vì vậy cần bổ sung một số loại nhiên liệu để gia
tăng nhiệt độ cháy.
Mặt khác, ta có thể dùng chất thải nguy hại làm nhiên liệu. Đây là phương pháp
tiêu hủy chất thải bằng cách đốt cùng với nhiên liệu nhằm tận dụng nhiệt cho các thiết
bị tiêu thụ nhiệt. Lượng chất thải bổ sung vào lò đốt có thể chiếm 10 – 25% tổng khối
lượng nhiên liệu.
Lượng khí dư
Khí chất thải cháy thì chúng cần một lượng không khí nhất định, khi sản phẩm
còn lại sau khi cháy không còn khí oxi thì đây gọi là quá trình cháy hoàn toàn nhưng
điều này không thể xảy ra trong quá trình cháy. Lò đốt luôn duy trì một lượng không
khí dư để đạt được quá trình cháy. Để cháy được thì người ta phải cung cấp oxi qua 2
giai đoạn. Đầu tiên: Khởi động cho quá trình đốt. Sau đó, cháy với một lượng không
khí dư, lượng không khí dư này sử dụng trong lò đốt để điều khiển nhiệt độ trong lò vi
lượng, không khí dư này dùng để hấp thụ lượng nhiệt phát sinh khi có phản ứng phụ
xảy ra trong suốt quá trình cháy.
7.2. PHƯƠNG PHÁP ỔN ĐỊNH HÓA RẮN
Ổn định và hóa rắn là quá trình làm thay đổi tính chất của chất thải bằng việc sử
dụng các chất phụ gia nhằm làm giảm khả năng phát tán vào môi trường cũng như làm
giảm tính độc hại của chất ô nhiễm.Phương pháp này thường được áp dụng rộng rãi
trong quản lý chất thải nguy hại và thường được áp dụng trong các trường hợp như:
• Xử lý chất thải nguy hại
• xử lý chất thải từ quá trình khác ( ví dụ tro của quá trình nhiệt )
• xử lý đất ô nhiễm khi hàm lượng chất ô nhiễm trong đất cao
Mục đích của phương pháp ổn định hóa rắn là làm giảm khả năng phát tán vào
môi trường hay làm giảm tính độc của chất thải.
Quản lí chất thải rắn và nguy hại
12
7.2.1. Cơ chế của quá trình ổn định hóa rắn:
Có nhiều cơ chế khác nhau xảy ra trong quá trình ổn định chất thải như:
Bao viên ở mức kích thước lớn
Là cơ chế trong đó các thành phần nguy hại bị bao bọc vật lý trong 1 khuôn khổ
có kích thước nhất định và thành phần nguy hại nằm trong vật liệu đóng rắn ở dạng
không liên tục. Như vậy, các thành phần đã bị đóng rắn theo cơ chế bao viên ở mức có
kích thước lớn có thể bị phân tán ra ngoài nếu như tính toàn thể của nó bị phá vỡ.
Bao viên ở mức kích thước nhỏ
Các thành phần nguy hại được bao ở cấu trúc tinh thể của khuôn đóng rắn ở quy
mô rất nhỏ.Nếu như chất đã được đóng rắn bị vỡ ở dạng các hạt tương đối nhỏ thì đa
số các chất nguy hại đó vẫn giữ nguyên ở thể bị bao bọc, nhưng chất thải nguy hại
không biến đổi tính chất vật lý nên tốc độ phân tán của nó ra ngoài môi trường vẫn phụ
thuộc vào kích thước bị vỡ ra theo thời gian của viên bào và tốc độ phân tán tăng khi
kích thước hạt giảm.
Hấp thụ và hấp phụ
Hấp thụ: là quá trình đưa chất thải nguy hại ở dạng lỏng vào bên trong chất hấp
thụ nhằm làm giảm khả năng phân tán của chất thải nguy hại. Các chất hấp thụ được
sử dụng là: đất, xỉ than, bụi lò nung xi măng, bụi lò nung vôi, các khoáng (bentonite,
cao lanh, vermiculite, và zeolite) mùn cưa, cỏ khô, và rơm khô.
Hấp phụ: là quá trình giữ chất thải nguy hại trên bề mặt của chất hấp phụ để
chúng không phát tán vào môi trường. Khi thực hiện các cơ chế này, khối chất rắn khi
bị vỡ ra chất thải nguy hại có thể thoát ra ngoài. Đất sét biến tính thường được sử dụng
để đóng rắn các chất thải hữu cơ.
Kết tủa và khử độc
Kết tủa: là quá trình hóa rắn sẽ làm kết tủa các thành phần nguy hại trong chất
thải thành dạng ổn định hơn rất nhiều. Các chất kết tủa là các thành phần của chất để
hóa rắn như: hydroxit, sulfua, silica, cacbonnate, phosphate. Quá trình được sử dụng
để đóng rắn các chất thải nguy hại vô cơ như: bùn hydroxit kim loại.
Khử độc: Là các chuyển hóa hóa học xảy ra trong quá trình ổn định hóa rắn, quá
trình này sẽ giúp chuyển chất độc hại thành chất không độc hại quá trình khử độc xảy
Quản lí chất thải rắn và nguy hại
13
ra là do kết quả của các phản ứng hóa học với các thành phần của chất kết dính, như
khử độc chuyển Cr từ hóa trị VI thành Cr hóa trị III khi hóa rắn chất thải nguy hại
chứa croom bằng xi măng hay chất kết dính có nguồn gốc từ xi măng.
7.2.2. Công nghệ ổn định hóa rắn CTNH
7.2.3. Các chất phụ gia để ổn định hóa rắn chất thải nguy hại
Xi măng:
là chất hay được sử dụng nhất để đóng rắn chất thải nguy hại,loại xi măng thông
dụng nhất là xi măng portland được sản xuất bằng cách nung hỗn hợp đá vôi với thạch
cao (hoặc chất silicat khác) trong lò nung nhiệt độ cao. Lò nung tạo ra Lin-ke, đó là
hỗn hợp của canxi, silic, nhôm và oxit sắt. Thành phần chính là các silicat canxi
(3CaO.SiO2 và 2CaO.SiO2). Quá trình hóa rắn chất thải nguy hại bằng xi măng được
thực hiện bằng cách trộn thẳng chất thải vào xi măng, sau đó cho nước vào để thực
hiện quá trình hydrat hóa trong trường hợp chất thải không đủ nước. Quá trình hydrat
hóa xi măng tạo thành một cấu trúc tinh thể được tạo thành từ canxi- nhôm-silicat, kết
quả là nó tạo thành khối giống như quặng và cứng.
Quản lí chất thải rắn và nguy hại
14
Dưới dạng đơn giản, phản ứng của 3CaO.SiO2 và 2CaO.SiO2 được biểu diễn
bằng phương trình sau:
2(3CaO.SiO2) + 6H2O => 3CaO.2SiO2.3H2O + 3Ca(OH)2
2(2CaO.SiO2) + 4H2O => 3CaO.2SiO2.3H2O + Ca(OH)2
Các phản ứng phụ khác xảy ra trong quá trình hydrate hóa của xi măng portland
còn tạo ra các gel silicat. Các phản ứng này xảy ra rất chậm. Phản ứng xảy ra nhanh
nhất trong xi măng portland là
3CaO.Al2O3 + 6H2O => 3CaO.Al2O3.6H2O + nhiệt
Quá trình đóng rắn trên cơ sở xi măng được xem như là thích hợp nhất với các
chất thải vô cơ, đặc biệt là các chất thải có chứa kim loại nặng. Vì xi măng có độ pH
cao nên các kim loại nặng được giữ dưới dạng các hydroxyt hoặc muối carbonate.
Chất hữu cơ can thiệp vào quá trình thủy phân xi măng dẫn tới độ bền của hỗn hợp
giảm và khó đóng rắn, nếu sử dụng xi măng để ổn định chất thải nguy hại hữu cơ cần
phải thêm chất phụ trợ để giảm sự can thiệp của chất hữu cơ vào quá trình thủy phân xi
măng và làm tăng tính ổn định của hỗn hợp. Các chất phụ gia này có thể là đất sét tự
nhiên, thủy tinh lỏng,
Ưu điểm: giá rẻ, thiết bị nhào trộn đơn giản, thiết bị khuôn đúc đơn giản và có
thể trung hóa các chất có tính axit do đặc tính kiềm cao của xi măng.
Nhược điểm: một số thành phần trong chất thải có thể gây ảnh hưởng đến quá
trình hydrate hóa và lúa trình lắng đọng và đông cứng của xi măng làm cho cấu trúc
kém bền.
Pozzolan
Là chất có thể phản ứng với vôi có trong nước để tạo thành vật liệu có tính chất
xi măng.
Các vật liệu pozzolan bao gồm xỉ than, xỉ lò và bụi lò xi măng. Trong đó xỉ than
là loại pozzolan hay được dùng nhất, thành phần phổ biến của nó là 45% SiO2, 25%
Al2O3, 15%Fe2O3, 10%CaO, 1% MgO, 1%K2O, 1% Na2O và 1%SO3. Ngoài ra còn
có carbon cháy chưa hết, hàm lượng của nó phụ thuộc vào lò đốt
Pozzolan được dùng để hóa rắn các chất vô cơ.Môi trường pH cao rất thích hợp
cho các chất thải chứa kim loại nặng. Ngoài ra, xỉ than còn có tác dụng để đóng rắn cả
chất thải hữu cơ.
Quản lí chất thải rắn và nguy hại
15
Silic dễ tan
Đã được sử dụng từ lâu, các thành phần silicat bị axit hóa thành các dung dịch
monosilic và mang các thành phần kim loại trong chất thải vào dung dịch. Thủy tinh
lỏng cùng với xi măng tạo thành phần cơ bản để đóng rắn các chất thải nguy hại. Hỗn
hợp này rất có hiệu quả để đóng rắn bùn thải chứa chì, đồng, kẽm nồng độ cao.
Đất sét hữu cơ biến tính
Là đất sét tự nhiên đã được biến tính hữu cơ. Quá trình làm biến tính được thực
hiện qua việc thay thế các cation bên trong tinh thể đất sét bằng cation hữu cơ , hay
dùng nhất là các ion NH+, sau đó phân tử hữu cơ bị hấp phụ vào bên trong cấu trúc
của đất sét. Trong quá trình sản xuất đất sét hữu cơ biến tính , các cation vô cơ nằm
tring vùng giữa các tinh thể bị thay thế bằng các cation hữu cơ sẽ tiếp xúc với đất sét
và ngay lập tức bị hấp phụ bằng thành phần hữu cơ khác
Hiệu quả của các loại đất sét biến tính hữu cơ trong quá trình làm ổn định các
chất thải nguy hại là do khả năng hấp phụ các thành phần hữu cơ vào đất sét sau đó nó
bị bao phủ bằng xi măng hoặc các chất kết dính khác
Đất sét hữu cơ biến tính được sử dụng để đóng rắn bùn có tính axit và sử dụng xi
măng mác 5000 làm chất đóng rắn, tỷ lệ khối lượng dùng có thể là 1,0/0,4/0,25 cho
bùn/chất hấp phụ/chất kết dính. Bùn thải có chứa phenol cũng có thể được làm ổn định
hóa rắn bằng đất sét hữu cơ biến tính với chất phụ thêm là clo.
Các polymer hữu cơ
Chất thải nguy hại có thể được làm ổn định bằng quá trình polymer hữu cơ bao
gồm quá trình khuấy trộn monomer.
Ưu điểm: tạo ra một vật liệu mới có khối lượng riêng thấp hơn so với vật liệu đã
được tạo ra từ quá trình đóng rắn bằng vật liệu khác
Nhiệt dẻo
Có thể ổn định chất thải nguy hại bằng cách trộn các vật liệu dẻo đã được nấu
chảy với chất thải ở nhiệt độ cao. Các chất nhiệt dẻo chảy bao gồm: nhựa
đường,paraphin,polyethylen, polypropylen và lưu huỳnh. Khi bị làm lạnh, chất đóng
rắn sẽ phủ trên chất thải một lớp nhiệt dẻo.
Quản lí chất thải rắn và nguy hại
16
7.2.4. Yêu cầu kĩ thuật
Sử dụng xỉ than
Các chỉ số yêu cầu đối với quá trình đóng rắn bằng xỉ than như sau:
Chất lượng xỉ than:Silic từ 60-65% khối lượng,Nhôm từ 25-30% khối
lượng,Canxi, natri khoảng 5% khối lượng,trong trường hợp canxi bị thiếu thì phải bổ
sung CaO để tăng hoạt tính của xỉ than.
Các chỉ số yêu cầu đối với quá trình đóng rắn như sau:
• pH bùn: trong khoảng 10
• Tỷ lệ khối lượng giữa chất thải/xỉ than trong khoảng 1/6 đến 1/8
• Áp lực nén đóng viên: trong khoảng 50 kg/cm2.
Xi măng
Các chỉ số yêu cầu đối với quá trình đóng rắn như sau: tỷ lệ hỗn hợp chất thải +
xi măng/nước đối với ximăng pooclăng là 0,3; đối với xi măng puzơlan là 0,5.
7.3. PHƯƠNG PHÁP CHÔN LẤP
7.3.1. Đối tượng áp dụng
Các tiêu chuẩn cần đáp ứng
• Chỉ có chất thải vô cơ(ít hữu cơ)
• Tiềm năng nước rỉ rác thấp
• Không có chất lỏng
• Không có chất nổ
• Không có chất phóng xạ
• Không có lốp xe
• Không có chất thải lây nhiễm
Các chất thải nguy hại thường được chôn lấp
• Chất thải kim loại có chứa chì
• Chát thải có thành phần thủy ngân
• Bùn xi mạ và bùn kim loại
• Chất thải amiăng
• Chất thải rắn có xyanua
• Bao bì nhiễm bẩn và thùng chứa bằng kim loại
Quản lí chất thải rắn và nguy hại
17
• Cặn từ quá trình thiêu đốt chất thải
7.3.2. Văn bản pháp luật
TCXDVN 261:2001: Bãi chôn lấp chất thải rắn - Tiêu chuẩn thiết kế
TCVN 5938:2005: Chất lượng không khí - Nồng độ tối đa cho phép của một số
chất độc hại trong không khí xung quanh.
TCVN 6696:2009: Chất thải rắn - Bãi chôn lấp hợp vệ sinh - Yêu cầu chung về
bảo vệ môi trường.
7.3.3. Tiêu chuẩn thiết kế bãi chôn lấp CTNH:
Phân loại bãi chôn lấp:
Bãi chôn lấp chất thải nguy hại được phân loại theo đặc thù chất thải như sau:
• Bãi chôn lấp các chất thải có tính dễ cháy, dễ nổ.
• Bãi chôn lấp các chất thải có tính độc.
• Bãi chôn lấp các chất thải có tính ăn mòn.
• Bãi chôn lấp hỗn hợp các chất thải.
Lựa chọn vị trí bãi chôn lắp:
Vị trí chôn lấp tuân thủ theo tiêu chuẩn xây dựng TCXD 261:2001:
Khu đất xây dựng phải có cao độ nền đất tốt thiểu cao hơn cốt ngập lụt với tần
suất 100 năm. Nếu nền đất thấp hơn thì phải đắp nền cho công trình.
Khi thiết kế tổng mặt bằng bãi chôn lấp chất thải nguy hại cần lưu ý đến các yếu
tố như địa hình, hướng gió, hướng dòng chảy, đường tiếp cận, thẩm mỹ... phương thức
vận chuyển, kiểm soát chất thải.
Tổng mặt bằng bãi chôn lấp phải được thiết kế hoàn chỉnh, phân khu chức năng
rõ ràng và giải quyết tốt mối quan hệ giữa xây dựng trước mắt và phát triển tương lai,
giữa khu tiền xử lý, khu chôn lấp, khu xử lý nước rác và khu điều hành
Xung quanh bãi chôn lấp chất thải nguy hại phải có vùng đệm đóng vai trò là
màn chắn tầm nhìn và cách ly, đồng thời cũng đóng vai trò là đường biên an toàn trong
trường hợp có sự cố rò rỉ chất thải. Trong vùng đệm trồng cây hoặc gờ chắn, bảo đảm
khả năng ngăn cách bãi chôn lấp với bên ngoài. Chiều rộng nhỏ nhất của dải cây xanh
cách ly là 10 m.
Chú thích: Cây xanh trong khu vực bãi chôn lấp tốt nhất nên chọn cây xanh lá
kim, có tán rộng, xanh quanh năm. Không trồng các loại cây ăn quả,
cây có dầu, lá rụng nhiều, dễ gây cháy bãi vào mùa khô.
Quản lí chất thải rắn và nguy hại
18
Bãi chôn lấp chất thải nguy hại phải có hệ thống hàng rào bảo vệ để ngăn cản sự
xâm nhập của những người không có nhiệm vụ, gia súc, động vật vào trong bãi chôn
lấp chất thải nguy hại. Hàng rào cần có kết cấu vững chắc như tường gạch, rào thép,
dây thép gai.
Khoảng cách từ bãi chôn lấp chất thải nguy hại tới các công trình khác được quy
định trong bảng sau:
Bảng 7.2.3.a: Khoảng cách thích hợp khi lựa chọn bãi chôn lấp
Đối tượng
cần cách ly
Đặc điểm và quy mô
các công trình
Khoảng cách tới bãi chôn lấp (m)
Bãi chôn
lấp nhỏ
Bãi chôn
lấp vừa
Bãi chôn
lấp lớn
Đô thị Các thành phố, thị xã 5.000 10.000 15.000
Sân bay, các
khu công
nghiệp, hải
cảng
Quy mô nhỏ đến lớn 3.000 5.000 10.000
Thị trấn, thị
tứ, cụm dân
cư ở đồng
bằng và trung
du
15 hộ:
- Cuối hướng gió chính
- Các hướng khác
- Theo hướng dòng chảy
3.000
500
5.000
Cụm dân cư
miền núi
15 hộ, cùng khe núi
(có dòng chảy xuống)
3.000 5.000 5.000
Công trình
khai thác
nước ngầm
CS <100 m3/ng
CS 100-10.000 m3/ng
CS 10.000 m3/ng
100
300
1.000
300
1.000
2.000
1.000
3.000
5.000
Khoảng cách
tới đường
giao thông
Quốc lộ, tỉnh lộ 300 500 1.000
Chú thích: Khoảng cách trong bảng trên được tính từ vành đai công trình đến
hàng rào bãi chôn lấp.
Chỉ những bãi chôn lấp chất thải rắn nào bảo đảm các yêu cầu như bảng 2 mới
được xây dựng ô chôn lấp chất thải nguy hại.
Quản lí chất thải rắn và nguy hại
19
Các công trình bãi chôn lấp:
Khu chôn lấp chất thải nguy hại bao gồm:
• Khu tiền xử lý
• Khu chôn lấp
• Khu xử lý nước rác
• Khu phụ trợ
Bảng 7.2.3.b: Các hạng mục công trình được quy định trong bảng:
Loại bãi chôn
lấp
Hạng mục
BCL
lớn
BCL
vừa
BCL
nhỏ
Khu tiền xử lý
Khu phân loại chất thải x x x
Khu xử lý đóng bánh và làm khô x x x
Khu ổn định hóa x x x
Khu chôn lấp
Ô chôn lấp x x x
Hệ thống thu gom nước rác x x x
Hệ thống thu gom và xử lý khí rác x x x
Hệ thống thoát và ngăn nước mưa x x x
Hệ thống quan trắc nước ngầm x x x
Đường nội bộ x x x
Hàng rào và cây xanh x x x
Bãi hoặc kho chứa chất phủ bề mặt x x x
Khu xử lý nước rác
Trạm bơm nước rác x* x* x*
Công trình xử lý nước rác x x x
Hồ trắc nghiệm x x x
Ô chứa bùn x x x
Khu phụ trợ
Nhà điều hành x x x
Nhà ăn ca x x
Khu vệ sinh và tắm x x x
Quản lí chất thải rắn và nguy hại
20
Loại bãi chôn
lấp
Hạng mục
BCL
lớn
BCL
vừa
BCL
nhỏ
Trạm phân tích x x x
Trạm cân x x x
Nhà để xe x x x
Trạm rửa xe x x x
Xưởng cơ điện x x x
Kho x x x
Hệ thống cấp, thoát nước, cấp điện, thông
tin liên lạc
x x x
x* - Trạm bơm nước rác không nhất thiết phải có nếu địa hình cho phép nước
rác từ hệ thống thu gom tự chảy vào các công trình xử lý nước rác.
Thiết kế bãi chôn lấp CTNH:
➢ Khu tiền xử lý
Khu tiền xử lý là nơi phân loại chất thải nguy hại và xử lý chất thải nguy hại
không được phép chôn lấp thành chất thải nguy hại được phép chôn lấp. Khu tiền xử
lý bao gồm:
Khu phân loại và chứa chất thải tạm thời: Phải đặt ở vị trí thuận tiện cho việc đưa
chất thải vào ô chôn lấp. Diện tích khu phân loại và chứa chất thải tạm thời được tính
toán trên cơ sở khối lượng chất thải tiếp nhận hàng ngày, đảm bảo đủ không gian hoạt
động cho người, phương tiện và đủ sức chứa lượng chất thải ít nhất trong 1 ngày.
Khu đóng bánh, làm khô: Áp dụng cho các loại chất thải có tính dễ lây nhiễm,
chất thải có tính nguy hại khi hàm lượng ẩm cao, có thể chuyển sang trạng thái bền
vững và giảm bớt tính nguy hại khi ở trạng thái khô.
Khu ổn định hoá chất thải: Áp dụng cho các loại chất thải nguy hại có thể chuyển
sang trạng thái bền vững và hết tính nguy hại sau khi kết hợp với 1 hoặc một số hoá
chất nhất định.
Diện tích khu tiền xử lý khoảng 5 – 10% diện tích khu chôn lấp.
Nền khu tiền xử lý phải được đầm nén chặt, bảo đảm khả năng chịu tải và được
cứng hoá bằng bê tông chống thấm.
Khu tiền xử lý phải được lắp đặt mái che, đảm bảo tránh sự xâm nhập của nước
mưa và sự thất thoát chất gây ô nhiễm trong quá trình xử lý trước khi chôn lấp.
Khu tiền xử lý cần có hệ thống rãnh ngăn nước mặt và rãnh thu gom nước rác.
Rãnh ngăn nước mặt được bố trí thành vòng khép kín xung quanh khu tiền xử lý nhằm
ngăn ngừa nước mưa xâm nhập vào rác thải, làm phát sinh nước rác. Rãnh thu gom
nước rác bố trí thành một mạng lưới chung, xung quanh các khu vực chứa rác tạm
thời, các khu vực phát sinh nhiều nước rác để thu gom.
Quản lí chất thải rắn và nguy hại
21
Khu chứa chất thải tạm thời được chia ra thành các khu riêng biệt để chứa riêng
từng loại chất thải, phù hợp với việc xử lý sau này.
➢ Khu chôn lấp
Bãi chôn lấp được chia thành các ô chôn lấp như bãi chôn lấp chất thải thông
thường. Mỗi ô chôn lấp được thiết kế phù hợp với 1 loại chất thải nhất định và được sử
dụng để chôn lấp chất thải đó.
Diện tích ô chôn lấp được quy định trong bảng:
Bảng 7.2.3.c :Diện tích ô chôn lấp
Khối lượng chất thải tiếp nhận
(tấn/ngày)
Diện tích ô chôn lấp
(m2)
(1) (2)
10 300-500
>10 - 20 >500-1.000
>20 - 50 >1.000-2.000
>50 - 100 >2.000 - 3.500
> 100 >3.500 – 5.000
Trong khu chôn lấp, nên thiết kế các mái che di động, có thể trượt trên các đường
ray để hạn chế lượng nước mưa xâm nhập vào các ô chôn lấp đang hoạt động. Độ cao
của mái che có thể thay đổi được để phù hợp với độ cao vận hành của ô chôn lấp.
Mái che nên chọn các loại vật liệu rẻ nhưng có khả năng che mưa. Khi vận hành
bãi chôn lấp, mái che phải bảo đảm che kín toàn bộ khu vực đổ chất thải, không cho
nước mưa tiếp xúc trực tiếp với chất thải nguy hại.
Kết cấu thành, đáy và vách ngăn các ô chôn lấp được thiết kế theo tiêu chuẩn
TCXDVN 261:2001.
Hệ thống chống thấm nước rác:
Thiết kế hệ thống chống thấm nước rác tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng
bãi và tính chất của các loại chất thải nguy hại sẽ được chôn lấp:
• Đối với bãi (ô) chôn lấp các chất thải có tính dễ cháy, dễ nổ: sử dụng hệ
thống lớp lót đáy và thành tương tự như bãi chôn lấp chất thải thông thường
(TCXDVN 261:2001).
• Đối với bãi (ô) chôn lấp các chất thải có tính độc, các chất thải có tính
ăn mòn: phải sử dụng hệ thống lớp lót đáy và thành kép.
• Cấu tạo hệ thống lớp lót đáy và thành kép gồm:
o Lớp 1: Lớp thu nước rác thứ nhất.
o Lớp 2: Lớp vật liệu chống thấm thứ nhất.
o Lớp 3: Lớp thu nước rác thứ hai.
o Lớp 4: Lớp vật liệu chống
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan_li_chat_thai_ran_va_nguy_hai_chuong_7_mot_so_phuong_pha.pdf