5.1 PHÂN LOẠI, PHÂN LOẠI TẠI NGUỒN & PHƢƠNG PHÁP. .1
A. PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN.1
5.1.1. Phân loại theo nguồn phát sinh.1
5.1.2 Phân loại theo thành phần. .3
5.1.3 Phân loại theo tính chất. .5
CTR có thể phân loại bằng nhiều cách khác nhau: .5
Thành phần vật lí.5
Thành phần sinh học. .8
Khả năng phân hủy sinh học của các thành phần hữu cơ trong chất thải rắn:.9
Sự phát sinh mùi hôi .10
Sự sản sinh các côn trùng.10
Sự chuyển đổi lý – hóa sinh của CTR.11
Sự chuyển đổi hóa học.11
5.1.4 Phân loại theo tính độc hại. .13
Tính cháy:.13
Tính ăn mòn.14
Tính phản ứng.14
Đặc tính độc. .15
B. PHÂN LOẠI CHẤT THẢI NGUY HẠI.16
Các cách phân loại Chất thải rắn nguy hại .16
Phân loại theo UNEP .17
Nhóm 6: Chất độc và chất gây nhiễm bệnh.18
6. Phân loại theo mức độ gây hại.20
C. PHƢƠNG PHÁP PHÂN LOẠI TẠI NGUỒN.21
Quản lí chất thải rắn tại nguồn – Kinh nghiệm của các nước trên thế giới. .21
Việt Nam trong việc thí điểm phân loại rác tại nguồn. .24
5.2 LỢI ÍCH CỦA VIỆC PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN VÀ NGUY HẠI TẠI
NGUỒN.29
5.2.1 Về kinh tế .29
5.2.2 Về xã hội .31
5.2.3 Về môi trường.33
50 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/02/2022 | Lượt xem: 444 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lí chất thải rắn và nguy hại - Chuyên đề 5: Phân loại tại nguồn, lợi ích và thách thức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
không có trong danh mục. .
Các hệ thống phân loại
Phân loại theo UNEP
Chia làm 9 nhóm dựa trên những mối nguy hại và những tính chất chung.Dùng một số
quốc tế (UN) làm số chỉ định duy nhất cho chất đó.Vd: Butan, Nhóm 2, Khí dễ cháy-UN
No 1011.
Nhóm 1: Chất nổ
Nhóm này bao gồm:
+ Các chất dễ nổ, ngoại trừ những chất quá nguy hiểm trong khi vận chuyển hay những
chất có khả năng nguy hại thì được xếp vào loại khác.
+ Vật gây nổ,ngoại trừ những vật gây nổ mà khi cháy nổ không tạo ra khói, không văng
mảnh, không có ngọn lửa hay không tạo ra tiếng nổ ầm ĩ.
Nhóm 2: Các chất khí nén, hóa lỏng hay hòa tan có áp
Nhóm này bao gồm những loại khí nén, khí hóa lỏng, khí trong dung dịch, khí hóa lỏng
do lạnh, hỗn hợp một hay nhiều khí với một hay nhiều hơi của những chất thuộc nhóm
khác, những vật chứa những khí, như tellurium và bình phun khí có dung tích lớn hơn
1lít.
Nhóm 3: Các chất lỏng dễ cháy
Nhóm 3 bao gồm những chất lỏng có thể bắt lửa và cháy, nghĩa là chất lỏng có điểm
chớp cháy lớn hơn hoặc bằng 61oC.
Nhóm 4: Các chất rắn dễ cháy, chất có khả năng tự bốc cháy và những chất khi gặp
nƣớc sẽ sinh ra khí dễ cháy
Phân nhóm 4.1 Các chất rắn dễ cháy
Gồm:
+ Chất rắn có thể cháy
+ Chất tự phản ứng và chất có liên quan
+ Chất ít nhạy nổ
Phân nhóm 4.2 Chất có khả năng tự bốc cháy
Phương pháp phân loại tại nguồn Nhóm 5
Quản lí chất thải rắn & nguy hại | GVHD: Lê Tấn Thanh Lâm
18
Gồm:
+ Những chất tự bốc cháy
+ Những chất tự tỏa nhiệt
Phân nhóm 4.3 Những chất khi gặp nước sẽ sinh ra khí dễ cháy
Những chất khi tiếp xúc với nước sẽ giải phóng những khí dễ cháy có thể tạo thành
những hỗn hợp cháy nổ với không khí. Những hỗn hợp như thế có thể bắt nguồn từ bất
cứ ngọn lửa nào như ánh sáng mặt trời, dụng cụ càmm tay phát tia lửa hay những ngon
đèn không bao bọc kĩ.
Nhóm 5: Những tác nhân oxy hóa và các peroxit hữu cơ
Nhóm 5 được chia thành các phân nhóm:
Phân nhóm 5.1: Tác nhân oxy hóa
Phân nhóm 5.2: Các peroxit hữu cơ
Nhóm 6: Chất độc và chất gây nhiễm bệnh
Nhóm 6 được chia thành các phân nhóm:
Phân nhóm 6.1: Chất độc
Phân nhóm 6.2: Chất gây nhiễm bệnh
Nhóm 7: Những chất phóng xạ
Bao gồm những chất hay hợp chất tự phát ra tia phóng xạ. Tia phóng xạ có khả năng đâm
xuyên qua vật chất và có khả năng ion hóa.
Nhóm 8: Những chất ăn mòn
Bao gồm những chất tạo phản ứng hóa học khi tiếp xúc với các mô sống, phá hủy hay
làm hư hỏng hàng hóa, công trình.
Nhóm 9: Những chất khác
Bao gồm những chất và vật liệu mà trong quá trình vận chuyển có biểu hiện mối nguy hại
không được kiểm soát theo tiêu chuẩn các chất liệu thuộc nhóm khác. Nhóm 9 bao gồm
một số chất và vật liệu biểu hiện sự nguy hại cho phương tiện vận chuyển cũng như cho
môi trường, không đạt tiêu chuẩn của nhóm khác.
2. Phân loại theo TCVN
Hệ thống này phân loại theo các đặc tính của chất thải.
Theo TCVN 6706: 2000 chia CTNH thành 7 nhóm sau:
Phương pháp phân loại tại nguồn Nhóm 5
Quản lí chất thải rắn & nguy hại | GVHD: Lê Tấn Thanh Lâm
19
1. Chất thải dễ bắt lửa, dễ cháy: Chất thải lỏng dễ cháy, chất thải dễ cháy, chất thải có thể
tự cháy, chất thải tạo ra khí dễ cháy
2. Chất thải gây ăn mòn: Chất thải có tính axit, Chất thải có tính ăn mòn
3. Chất thải dễ nổ
4. Chất thải dễ bị oxi hóa: Chất thải chứa các tác nhân oxi hóa vô cơ, Chất thải chứa peoxyt hữu
cơ
5. Chất thải gây độc cho người và sinh vật: Chất thải gây độc cấp tính. Chất thải gây độc
mãn tính. Chất thải sinh ra khí độc
6. Chất độc cho HST
7. Chất thải lây nhiễm: Chất thải lây nhiễm bệnh.
3. Phân loại theo nguồn phát sinh:
Nguồn chất thải từ sản xuất công nghiệp:Các ngành công nghiệp phát sinh chất thải nguy
hại theo DOMINGUEZ, 1983.
+ Chế biến gỗ
+ Chế biến cao su
+ Công nghiệp cơ khí
+ Sản xuất xà phòng và bột giặt
+ Khai thác mỏ
+ Công nghiệp sản xuất giấy
+ Sản xuất xà phòng và bột giặt
+ Kim loại đen
+ Công nghiệp sản xuất giấy
+ Lọc dầu
+ Sản xuất thép
+ Nhựa và vật liệu tổng hợp
+ Sản xuất sơn và mực in
+ Hóa chất BVTV
Phương pháp phân loại tại nguồn Nhóm 5
Quản lí chất thải rắn & nguy hại | GVHD: Lê Tấn Thanh Lâm
20
4.Phân loại theo đặc điểm chất thải nguy hại
- Phân loại dựa vào dạng hoặc pha phân bố (rắn, lỏng, khí )
- Chất hữu cơ hay chất vô cơ
- Nhóm hoặc loại chất (dung môi hay kim loại nặng ).
5. Phân loại theo mức độ độc hại
Dựa vào giá trị liều gây chết 50% số động vật thực nghiệm (LD50 ). Tổ chức Y tế thế giới
phân loại theo bảng dưới đây:
6. Phân loại theo mức độ gây hại
Cách phân loại này dựa vào thành phần, nồng độ, độ liênh động, khả năng toàn lưu, lan
truyền, con đường tiếp xúc, và liều lượng chất thải
7. Hệ thống phân loại kĩ thuật
Phân loại theo hệ thống này đôn giản nhưng có hiệu quả đối với các mục đích kĩ thuật.
8. Hệ thống phân loại theo danh sách
US-EPA đã liệt kê theo danh mục hơn 450 chất thải được xem là chất thải nguy hại.
Trong các danh mục này, mỗi chất thải được ấn định bởi một kí hiệu nguy hại của US-
EPA bao gồm một chữ cái và ba chữ số đi kèm. Các chất thải được chia theo bốn danh
mục:F.K, P, U. Danh mục được phân chia như sau:
Phương pháp phân loại tại nguồn Nhóm 5
Quản lí chất thải rắn & nguy hại | GVHD: Lê Tấn Thanh Lâm
21
Danh mục F-chất thải nguy hại thuộc các nguồn không đặc trưng.Đó là các chất được
tạo ra từ sản xuất và các qui trình công nghệ. Ví dụ halogen từ các quá trình tẩy nhờn và
bùn từ quá trình xử lý nước thải của nghành mạ điện.
Danh mục K-chất thải từ nguồn đặc trưng. Đó là chất thải từ các nghành công nghiệp tạo
ra sản phẩm độc hại như: sản xuất hoá chất bảo vệ thực vật, chế biến gỗ, sản xuất hoá
chất. Có hơn 100 chất được liệt kê trong danh sách này. Ví dụ cặn từ đáy tháp chưng cất
aniliêne, dung dịch ngâm thép từ nhà máy sản xuất thép, bụi lắng trong tháp xử lý khí
thải, bùn từ nhà máy xử lý nước thải
Danh mục P và U:chất thải và các hoá chất thương phẩm nguy hại. Nhóm này bao gồm
các hoá chất như clo, các loại axit, bazơ, các loại hoá chất bảo vệ thực vật
C. PHƢƠNG PHÁP PHÂN LOẠI TẠI NGUỒN.
Định nghĩa : « Phân loại chất thải là hành động phân tách chất thải( đã được
phân định) trên thực tế nhằm chia thành các loại hoặc nhóm khác nhau để có các quy
trình quản lí khác nhau » ‘ Trích nghị định 38/2015 NĐCP ‘.
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, tốc độ đo thị hóa ngày càng gia tăng cùng
với đời sông vật chất của người dân không ngừng được nâng cao đang làm cho lượng rác
thải ngày càng tăng lên. Nếu không được xử lí tốt, rác thải sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Tại các nước phát triển, bên cạnh việc vận dộng và áp dụng các biện pháp, chế tài để
giảm thiểu xả thải rác, các chính phủ đã chú trọng đầu tư cho ngành công nghiệp tái chế
chất thải. Nhờ đó, môi trường được cải thiện đồng thời tăng nguyên liệu, sản phẩm cho
nền kinh tế. Song công nghiệp tái chế chất thải chỉ phát triển được khi có nguồn rác phân
loại tốt, vì vậy phân loại rác tại nguồn đã được xác định là giải pháp cần thiết trong chu
trình thu gom và xử lí chất thải nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng.
Quản lí chất thải rắn tại nguồn – Kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới.
Ở châu Âu, nhiều quốc gia đã thực hiện quản lý chất thải thông qua phân loại tại
nguồn và xử lý tốt, đạt hiệu quả cao về kinh tế và môi trường. Tại các quốc gia như Đan
Mạch, Anh, Hà Lan, Đức... việc quản lý chất thải rắn được thực hiện rất chặt chẽ, công
Phương pháp phân loại tại nguồn Nhóm 5
Quản lí chất thải rắn & nguy hại | GVHD: Lê Tấn Thanh Lâm
22
tác phân loại và thu gom rác đã thành nền nếp và người dân chấp hành rất nghiêm quy
định này. Các loại rác thải có thể tái chế được như giấy loại, chai lọ thủy tinh, vỏ đồ
hộp... được thu gom vào các thùng chứa riêng. Đặc biệt, rác thải nhà bếp có thành phần
hữu cơ dễ phân hủy được yêu cầu phân loại riêng đựng vào các túi có màu sắc theo đúng
quy định thu gom hàng ngày để đưa đến nhà máy sản xuất phân compost. Đối với các
loại rác bao bì có thể tái chế, người dân mang đến thùng rác đặt cố định trong khu dân cư,
hoặc có thể gọi điện để bộ phận chuyên trách mang đi nhưng phải thanh toán phí thông
qua việc mua tem dán vào các túi rác này theo trọng lượng.
Đối với chất thải công nghiệp, các công ty đều phải tuân thủ quy định phân loại
riêng từng loại chất thải trong sản xuất và chất thải sinh hoạt của nhà máy để thu gom và
xử riêng biệt. Với các sản phẩm sau khi sử dụng sinh ra nhiều rác, chính quyền yêu cầu
các công ty ngay từ giai đoạn thiết kế xây dựng phải dự kiến nơi chứa các sản phẩm thải
loại của mình hoặc trong giá bán sản phẩm đã phải tính đến chi phí thu gom và xử lý
lượng rác thải.
Ở Nhật Bản, trong 37 đạo luật về bảo vệ môi
trường có 7 đạo luật về quản lý và tái chế chất thải
rắn. Việc phân loại rác tại nguồn đã được triển khai từ
những năm 1970, tỷ lệ tái chế chất thải rắn ở Nhật đạt
rất cao. Hiện nay tại các thành phố của Nhật chủ yếu
sử dụng công nghệ đốt để xử lý phần rác khó phân
hủy. Các hộ gia đình được yêu cầu phân loại rác
thành 3 dòng: Rác hữu cơ dễ phân hủy để làm phân
hữu cơ sinh học được thu gom hàng ngày đưa đến nhà máy sản xuất phân compost; Rác
không cháy được như các loại vỏ chai, hộp... sẽ được đưa đến nhà máy phân loại để tái
chế; Loại rác khó tái chế hoặc hiệu quả không cao nhưng cháy được sẽ đưa đến nhà máy
đốt rác thu hồi năng lượng. Các loại rác này được
yêu cầu đựng riêng trong những túi có màu sắc khác nhau và các hộ gia đình tự mang ra
điểm tập kết rác của cụm dân cư vào giờ quy định dưới sự giám sát của đại diện cụm dân
cư. Công ty vệ sinh môi trường sẽ gom những túi đựng rác đó và vận chuyển đi. Nếu gia
đình nào phân loại rác không đúng sẽ bị đại diện cụm dân cư nhắc nhở hoặc gửi giấy báo
Phương pháp phân loại tại nguồn Nhóm 5
Quản lí chất thải rắn & nguy hại | GVHD: Lê Tấn Thanh Lâm
23
phạt tiền. Đối với những loại rác có kích thước lớn như tủ lạnh, máy điều hòa, ti vi,
giường, bàn ghế thải loại phải đăng ký và đúng ngày quy định đem đặt trước cổng, có
xe của bộ phận chuyên trách đến chở đi. Điển hình về phân loại rác triệt để là ở thành phố
Minamata thuộc tỉnh Kumamoto. Ở đây vào những năm 60 - 70 thế kỷ trước đã xảy ra
thảm họa môi trường khủng khiếp: ô nhiễm nước thải công nghiệp đã gây ra cái chết của
trên 13.600 người dân thành phố này. Ngày nay, người dân nơi đây đã có ý thức rất cao
về bảo vệ môi trường, rác thải sinh hoạt đã được người dân phân ra 22 loại khác nhau rất
thuận tiện cho việc tái chế.
Ở Hàn Quốc, quản lý chất thải rắn đô thị có phần tương tự như của Nhật nhưng
cách xử lý hơi khác. Rác hữu cơ nhà bếp một phần được dùng để làm giá thể nuôi trồng
nấm thực phẩm, phần lớn hơn được chôn lấp có kiểm soát để thu hồi khí biogas từ hố
chôn lấp cung cấp cho phát điện, sau khi rác tại hố chôn phân hủy hết tiến hành khai thác
mùn bãi chôn làm phân bón và tái chôn lấp cho chu kỳ sau.
Như vậy, có thể thấy tại các nước phát triển, quá
trình phân loại rác tại nguồn đã diễn ra cách đây
trên 30 năm và đến nay về cơ bản là thành công
tuy ở các mức độ khác nhau. Ở mức độ thấp, việc
tách rác thành hai dòng hữu cơ dễ phân hủy được
thu gom xử lý hàng ngày và các loại khó phân
hủy, có thể tái chế hoặc đốt, chôn lấp an toàn
được thu gom hàng tuần. Quá trình tái chế rác thực sự diễn ra tại các nhà máy tái
chế, công việc tiếp theo ở đây là dùng thiết bị chuyên dụng, kết hợp lao động thủ công để
tiếp tục phân loại rác thành nhiều dòng riêng biệt, ví dụ đối với vỏ chai thủy tinh đã phải
chia ra 6 loại khác nhau: loại có thể làm sạch và sử dụng lại, loại này lại phải chia ra theo
mỗi màu sắc và kích thước, thường là 3 - 4 loại; loại bị sứt mẻ hay không thể sử dụng lại
phải nghiền nhỏ để làm nguyên liệu nấu thủy tinh.
Ở mức độ thành công cao hơn, rác được tách thành 3 hay nhiều hơn nữa các dòng
rác ngay từ hộ gia đình hoặc ở điểm tập kết trong khu dân cư, nhờ đó công tác tái chế rác
thải sẽ đạt hiệu quả cao hơn, tốn ít chi phí hơn, thậm chí người dân không phải nộp phí
xử lý rác cho chính quyền, mà còn được nhận lại tiền bán phế liệu cho nhà máy tái chế,
Phương pháp phân loại tại nguồn Nhóm 5
Quản lí chất thải rắn & nguy hại | GVHD: Lê Tấn Thanh Lâm
24
tuy số tiền này không lớn. Người dân thành phố Minamata rất hài lòng và tự hào vì đã đi
đầu về bảo vệ môi trường trong việc quản lý chất thải rắn. Hiện ở châu Âu đang vận động
phân loại rác thành 9 loại.
Có thể nhận thấy sự thành công của việc sử dụng lại và tái chế chất thải là kết quả
của ba yếu tố có liên quan hữu cơ, một là quá trình kiêntrì vận động, tuyên truyền và
cưỡng chế người dân thực hiện phân loại rác tại nguồn; hai là sự đầu tư thỏa đáng của
Nhà nước và xã hội vào các cơ sở tái chế rác thải để đủ năng lực tiếp nhận và tiếp tục
phân loại, tái chế lượng rác đã được phân loại sơ bộ tại nguồn; ba là trình độ phát triển
của xã hội cả về mặt kinh tế, nhận thức, sự đầu tư cơ sở vật chất đạt ngưỡng cần thiết để
thực hiện xử lý tái chế phần lớn lượng rác thải ra hàng ngày và tiêu dùng các sản phẩm
tái tạo từ chất thải. Thiếu một trong ba yếu tố này thì việc tái chế, tái sử dụng chất thải
khó thành công. Tại Hàn Quốc, quá trình vận động phân loại rác tại nguồn diễn ra hàng
chục năm và chỉ thành công khi hội đủ ba yếu tố trên và khi đó mức GDP bình quân đầu
người đạt trên 7.000 USD/năm. Tại Đông Nam Á, Singapo đã thành công trong quản lý
chất thải rắn trên khía cạnh bảo vệ môi trường vì Nhà nước chi rất nhiều cho công tác
này, nhưng tỷ lệ tái chế chất thải chưa cao. Hiện nay, Chính phủ Singapo đang yêu cầu
tăng tỷ lệ tái chế để giảm chi ngân sách cho xử lý chất thải theo công nghệ đốt và chôn
lấp đang thực hiện. Các quốc gia còn lại đều đang trong quá trình tìm kiếm hoặc mới
triển khai mô hình quản lý chất thải rắn, chưa có bài học thành công nào được ghi nhận.
Tại Băng Cốc (Thái Lan), việc phân loại rác tại nguồn chỉ mới thực hiện được tại một số
trường học và vài quận trung tâm, để tách ra một số loại bao bì dễ tái chế, lượng rác còn
lại vẫn đang phải chôn lấp, tuy nhiên được ép chặt để giảm thể tích và quấn ni long rất kĩ
xung quanh mỗi khối rác để giảm bớt ô nhiễm.
Việt Nam trong việc thí điểm phân loại rác tại nguồn.
Theo Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam năm 2004, ở nước ta các khu đô thị
mặc dù chỉ chiếm 25% trên tổng số 82 triệu người nhưng phát thải trên 6 triệu tấn, chiếm
50% lượng chất thải sinh hoạt trong cả nước. Trước đây, việc quản lý rác thải ở các đô thị
của Việt Nam chỉ đơn thuần theo hình thức: thu gom - vận chuyển - xử lý bằng chôn lấp
tại các bãi chôn lấp rác thải. Những năm gần đây, ở một số địa phương chu trình quản lý
này đã có sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực ở công đoạn cuối, đó là rác thải sinh
Phương pháp phân loại tại nguồn Nhóm 5
Quản lí chất thải rắn & nguy hại | GVHD: Lê Tấn Thanh Lâm
25
hoạt đô thị đã được tập trung và xử lý trong nhà máy xử lý rác. Tuy nhiên, số lượng các
nhà máy này trong cả nước không nhiều, hiện chỉ vài địa phương có nhà máy xử lý một
phần rác đô thị, còn lại hầu hết vẫn phải xử lý theo hình thức chôn lấp. Rác thải không
được phân loại tại nguồn đã gây khó khăn trong khâu xử lý không những ở các nhà máy
mà còn đối với cả hình thức chôn lấp. Mặt khác, chính vì không được phân loại nên khả
năng tận dụng để tái chế, tận thu nguồn nguyên liệu từ rác cũng bị hạn chế và trên hết là
nguy cơ ô nhiễm môi trường là điều khó tránh khỏi.
Vài năm gần đây một số địa phương đã bước đầu thí điểm việc phân loại rác tại
nguồn. Tại Hà Nội, chương trình thí điểm phân loại rác đã được triển khai thí điểm tại
phường Phan Chu Trinh từ năm 2002. Các hộ gia đình trong phường được hướng dẫn
cách phân loại rác thành hai túi, một loại có thể làm phân compost và loại còn lại, được
phát túi nilông hai màu để phân loại rác tại nhà. Tuy nhiên, hiệu quả của chương trình
chưa cao, khi dự án kết thúc thì quá trình phân loại cũng chấm dứt. Từ tháng 3/2007, với
sự hỗ trợ từ phía Chính phủ Nhật Bản thông qua tổ chức JICA, thành phố Hà Nội đã tiến
hành triển khai dự án phân loại rác tại nguồn áp dụng đối với 4 quận Hoàn Kiếm, Hai Bà
Trưng, Ba Đình và Đống Đa. Các hộ gia đình trên địa bàn 4 quận sẽ được tuyên truyền
nâng cao nhận thức về tác dụng của tái chế rác thải và sự cần thiết phân loại rác tại nhà.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, Dự án “Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn với công
nghệ phân loại rác tại nguồn ở quận 5 - VNM 5-20” trong Chương trình ASIA URBS với
sự tài trợ của Ủy ban châu Âu đã được triển khai từ năm 2004 và kết thúc vào tháng
9/2006. Mục tiêu của dự án là quản lý rác thải bằng cách tiếp cận và giải quyết trên cả ba
mặt kinh tế - kỹ thuật, môi trường và xã hội góp phần quan trọng vào việc giải quyết tình
trạng ô nhiễm môi trường bức thiết trên địa bàn quận 5 - một trong những quận trung tâm
có mật độ dân cư rất cao. Gần đây nhất, tại Long An, thị xã Long An đang triển khai
chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn dưới sự hỗ trợ của Liên minh châu Âu. Dự
án sẽ cung cấp túi nilông cùng thùng đựng rác 2 màu để hỗ trợ người dân tiến hành phân
loại rác dễ phân hủy và rác có thể tái chế ngay tại các hộ gia đình, cơ quan, xí nghiệp,
trường học, cơ sở dịch vụ...
Phương pháp phân loại tại nguồn Nhóm 5
Quản lí chất thải rắn & nguy hại | GVHD: Lê Tấn Thanh Lâm
26
Đây là các dấu hiệu đáng mừng,
một mặt chúng ta hy vọng các
dự án này thành công, nhưng
mặt khác phải nhìn nhận các dự
án này do các tổ chức quốc tế tài
trợ chỉ đóng vai trò phát động,
kích hoạt phong trào tái chế, tái
sử dụng rác và thúc đẩy phân
loại rác tại nguồn để tái chế rác
đạt kết quả tốt. Phong trào chỉ
thực sự thành công khi chính các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý, các
nhà khoa học và mọi người dân Việt Nam có chuyển biến về nhận thức và sẵn sàng tham
gia hành động phân loại, tái chế rác thải. Điều này chỉ đạt được khi đã gần hội đủ ba yếu
tố như đã nêu trên.
Về điều kiện khách quan và chủ quan, Việt Nam không thể chờ đến khi đạt mức
GDP trên 7.000 USD/người/năm mới bắt đầu tổ chức tái chế rác và tiến hành phân loại
rác tại nguồn. Từ các kinh nghiệm học tập được của các nước, cũng như những bất cập
của các thí điểm trong nước có thể chủ động thiết kế lộ trình phát triển cuộc vận động tái
sử dụng, tái chế và phân loại rác tại nguồn ở nước ta theo hai điểm xuất phát sau:
Với các khu vực dân cư phát triển về nhận thức xã hội và có mức sống tương đối
cao (các phường, quận trung tâm của các thành phố lớn), cần song song đầu tư các cơ sở
tái chế rác có đủ năng lực tiếp nhận và tiếp tục phân loại, tái chế toàn bộ lượng rác thải
được phân loại sơ bộ từ nguồn được đưa đến hàng ngày, thanh toán phí xử lý hợp lý,
đồng thời ban hành các chính sách khuyến khích, bắt buộc người dân phân loại rác tại
nguồn, khuyến khích sử dụng các sản phẩm tái chế từ rác. Phải bảo đảm cho các cơ sở tái
chế rác có thể tự cân đối về mặt kinh tế để tồn tại và phát triển ổn định.
Ở Việt Nam vấn đề phân loại rác tại nguồn cũng được quan tâm, đầu tư phát triển
và có những biện pháp quản lí và chế tài, thể hiện thông qua Luật pháp.
Phương pháp phân loại tại nguồn Nhóm 5
Quản lí chất thải rắn & nguy hại | GVHD: Lê Tấn Thanh Lâm
27
Cụ thể trong Nghị đinh 38/2015 NĐCP chương III điều 15 qui định như sau :
Điều 15 : Phân loại lƣu giữ chất thải rắn sinh hoạt.
1. Chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn phù hợp với mục đích quản lí, xử
lí thành các nhóm như sau :
a. Nhóm hữu cơ dễ phân hủy( nhóm thức ăn thừa, lá cây, rau củ, quả, xác động
vật).
b. Nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế ( nhóm giấy nhựa, kim loại, cao su, ni
lông, thủy tinh) ;
c. Nhóm còn lại.
2. Chất thải rắn sinh hoạt sau khi được phân loại tại nguồn được lưu giữ trong các
bao bì hoặc thiết bị lưu chứa phù hợp.
3. Việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt phải được quản lí giám sát, tuyên truyền và
vạn động tổ chức, cá nhân, hộ gia đình chấp hành theo qui định, đảm bảo yêu cầu
thuận lợi cho thu gom, vận chuyển và xử lí.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn và tổ chức thực hiện phân loại chất thải rắn
sinh hoạt phù hợp với điều kiện tự nhieenn, kinh tế -xã hội cụ thể của mỗi địa
phương.
VD : Kế hoạch thí điểm phân loại rác tại nguồn tại Bình Dƣơng năm 2015.
Với tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa cao, lƣợng chất thải rắn sinh hoạt
phát sinh trên địa bàn tỉnh tăng đều qua các năm. Hiện nay, hàng ngày Bình Dƣơng
thải ra khoảng 1100 tấn chất thải rắn sinh hoạt với thành phần bao gồm: chất thải
hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học (67,25%), giấy và carton (6,7%), Nylon và
nhựa (6,8%), kim loại (0,46%) còn lại là các thành phần khác. Nếu toàn bộ lƣợng
chất thải này đƣợc mang đi chôn lấp thì tƣơng lai Bình Dƣơng sẽ phải đối mặt với
việc thiếu quỹ đất dành cho chôn lấp và lãng phí tài nguồn tài nguyên của chất thải.
Thực hiện theo chủ trương chung của Đảng, Chính phủ và theo chỉ đạo của Tỉnh
Ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường công tác tái chế chất thải hướng đến năm
2020 tỷ lệ chất thải rắn mang chôn lấp chỉ còn 10%, trong những năm qua, tỉnh đã tiến
hành đầu tư và đưa vào vận hành hệ thống làm phân vi sinh (phân compost) với công suất
Phương pháp phân loại tại nguồn Nhóm 5
Quản lí chất thải rắn & nguy hại | GVHD: Lê Tấn Thanh Lâm
28
420 tấn/ngày và đang chuẩn bị đầu tư xây dựng hệ thống thứ hai với công suất 420
tấn/ngày đưa tổng công suất làm phân compost của tỉnh lên 840 tấn/ngày. Qúa trình vận
hành hệ thống làm phân vi sinh cũng cho thấy việc tiếp nhận lượng rác không phân loại
đã gây khó khăn trong công tác phân loại và làm gia tăng chi phí sản xuất.
Nhằm tiết kiệm nguồn tài nguyên từ chất thải, giảm chi phí chế biến phân vi sinh,
trong năm 2015 tỉnh sẽ triển khai thí điểm Phân loại rác tại nguồn trong đó tập trung vào
các đối tượng như: Trung tâm thương mại, siêu thị; Khu công nghiệp, cụm công nghiệp;
Khu vực cơ quan hành chính, khối văn phòng; Trường học; Trung tâm y tế, bệnh viện;
Khách sạn, nhà nghỉ; Khu dân cư. Lượng rác phát sinh tại nguồn sẽ được phân làm hai
loại (rác hữu cơ và phần còn lại) được chứa vào hai thùng chứa có màu sắc khác nhau và
được thu gom riêng để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xử lý, tái chế sau này. Qua
quá trình thí điểm, các chính sách, quy định sẽ được xây dựng và ban hành nhằm giải
quyết các vấn đề có thể phát sinh trong quá trình triển khai như: bài toán “quyền lợi” giữa
chủ nguồn thải, chủ thu gom và chủ xử lý; cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho thu gom, vận
chuyển và xử lý; cách nghĩ, thói quen và cách làm của người dân, để từ đó triển khai
trên diện rộng vào năm 2016, để từ đó góp phần xây dựng một “Bình Dương xanh”, một
đô thị văn minh và hiện đại.
Phương pháp phân loại tại nguồn Nhóm 5
Quản lí chất thải rắn & nguy hại | GVHD: Lê Tấn Thanh Lâm
29
5.2 LỢI ÍCH CỦA VIỆC PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN VÀ NGUY HẠI TẠI
NGUỒN.
5.2.1 Về kinh tế
Trung bình mỗi ngày Thành phố HCM thải ra khoảng 7500 tấn rác thải sinh hoạt.
Lượng rác thải phát sinh chủ yếu được thu gom và xử lí bằng cách chôn lấp (76%), còn
lại là được tái chế hoặc xử lí bằng đốt điện.
Hình 5.2.1.1 Phân loại rác trước khi xử lí tại khu dân cư, đô thị.
Nếu thực hiện việc phân loại chất thải tại nguồn sẽ mang lại hiệu quả cao:
- Thuận tiện cho việc thu gom và vận chuyển chất thải theo từng mục đích sử
dụng: tái chế, sản xuất phân bón sinh học, đem chôn lấp, đem xử lí
- Trung bình lượng rác thải hữu cơ chiếm khoảng 45% - 60% tổng lượng chất thải
rắn, tương đương với 2375 – 4500 tấn chất thải hữu cơ mỗi ngày. Chi phí xử xí chất thải
rắn sinh hoạt đem chôn lấp là 250,000 đồng/tấn, nếu xử dụng nguồn chất thải sinh hoạt
Phương pháp phân loại tại nguồn Nhóm 5
Quản lí chất thải rắn & nguy hại | GVHD: Lê Tấn Thanh Lâm
30
này làm phân bón sẽ giảm được 0,84375 – 1,125 tỉ đồng cho việc xử lí, đồng thời giảm
diện tích đất cần phải chôn lấp. Trung bình 2 - 2,5 tấn chất thải hữu cơ đem ủ sinh học sẽ
cho ra 1 tấn phân hữu cơ, qua việc xử lí và chế biến của một số công ty thì 1 tấn sẽ đem
lại thu nhập khoảng 4,5 triệu.
Hình 5.3.1.2. Sản xuất phân compost từ rác thải sinh hoạt-nông nghiệp
- Giấy chiếm 5,27% tổng lượng chất thải rắn (395,25 tấn), sẽ được thu mua với giá
khoảng 3,000 đồng/kg, mang lại khoảng 1,185 tỉ đồng. Lượng giấy này sẽ được đem tái
chế, thông thường 1 tấn giấy thu vào chỉ tái chế được 80% (800kg), 20% còn lại được
đem chôn lấp. Tái chế giấy sẽ hạn chế khai thác tài nguyên để sản xuất giấy.
- Nhựa, cao su chiếm khoảng 7,19% tổng lượng chất thải rắn (539,25 tấn). Tùy
theo từng loại nhựa sẽ có giá dao động từ 3,000 – 20,000 đồng/kg, nhựa sẽ được thu mua,
tập trung để xử lí hoặc tái chế.
- Thủy tinh chiếm 1,42% tổng lượng chất thải rắn (106,5 tấn), các chai lọ thủy tinh
được thu gom và xử lí để tái xử dụng.
Phương pháp phân loại tại nguồn Nhóm 5
Quản lí chất thải rắn & nguy hại | GVHD: Lê Tấn Thanh Lâm
31
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan_li_chat_thai_ran_va_nguy_hai_chuyen_de_5_phan_loai_tai.pdf