Quản lí chất thải rắn và nguy hại - Tận dụng chất thải rắn và nguy hại bằng biện pháp 4R (reduce, reuse, reproduce, recyce)

6.1 GIỚI THIỆU.3

6.2 TỔNG QUAN.4

6.2.1 Các khái niệm.4

6.2.2 Thực trạng quản lý chất thải rắn và nguy hại.4

6.2.3 Quy trình quản lý chất thải rắn và nguy hại.5

6.3 TẬN DỤNG CHẤT THẢI RẮN VÀ NGUY HẠI BẰNG BIỆN PHÁP 4R .7

(REDUCE, REUSE, REPRODUCE, RECYCLE).7

6.3.1 Giảm thiểu (Reduce) .7

a) Biện pháp giảm thiểu chất thải rắn và nguy hại sinh hoạt.7

b) Biện pháp giảm thiểu chất thải rắn và nguy hại công nghiệp .10

c) Biện pháp giảm thiểu chất thải rắn và nguy hại nông nghiệp .13

d) Biện pháp giảm thiểu chất thải rắn và nguy hại y tế .16

6.3.2 Tái sử dụng (Reuse) .18

a) Tái sử dụng chai thủy tinh .18

b) Quy trình tái sử dụng đồ dùng bằng chai thủy tinh .18

c) Quy trình tái sử dụng chai tại nhà máy Molson Brewery, Canada.18

d) Ưu, nhược điểm của phương pháp tái sử dụng .19

e) Quy trình quản lý phương pháp tái sử dụng chai lọ thủy tinh.20

6.3.3 Tái sản xuất (Reproduce) .22

a) Các yếu tố cần xem xét khi thực hiện tái sản xuất .22

b) Một số công nghệ áp dụng trong lĩnh vực tái sản xuất .22

c) Lợi ích và khó khăn của quá trình tái sản xuất.28

6.3.4 Tái chế (Recycle) .29

a) Hạt nhựa tái chế .29

b) Quá trình tái chế giấy về bột giấy.33

c) Tái chế thủy tinh .37

6.4 TÀI LIỆU THAM KHẢO .44

pdf44 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/02/2022 | Lượt xem: 743 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lí chất thải rắn và nguy hại - Tận dụng chất thải rắn và nguy hại bằng biện pháp 4R (reduce, reuse, reproduce, recyce), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hân dân trong vùng. Qua đánh giá của bà con nông dân thì những diện tích dùng phân hữu cơ vi sinh được ủ bằng chế phẩm sinh học cho năng suất vượt trội hơn từ 20 -25 %. Từ đó đã tạo được niềm hứng khởi cho bà con nông dân hưởng ứng quy trình sản xuất của công nghệ này trong sản xuất tại nhiều địa phương của tỉnh Thái Bình. d) Biện pháp giảm thiểu chất thải rắn và nguy hại y tế Một trong những lĩnh vực tạo ra lượng chất thải rắn và nguy hại đáng kể chính là y tế. Trong ngành y tế vì phải đảm bảo tính an toàn tuyệt đối đòi hỏi phải sử dụng nhiều các trang thiết bị và dụng cụ hiện đại, tiệt trùng, do đó việc tái sử dụng lại các thiết bị dụng cụ là khá hạn chế. Chất thải rắn y tế có tính nguy hại tiềm ẩn cao, khả năng lây nhiễm, gây tổn thương và có thể truyền bệnh cho những người phơi nhiễm. Nếu ta không có biện pháp để giảm thiểu các loại chất thải này thì sẽ gây ra ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người trầm trọng. Do đó cần phải có những biện pháp để giảm thiểu chất thải rắn và nguy hại trong y tế. Nên giảm thiểu ngay tại nguồn bằng trong quá trình mua các trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất nên mua đúng chức năng sử dụng, mua vừa đủ dùng, tránh lãng phí, có hạn sử dụng lâu dài. Mua các loại sản phẩm y tế thân thiện với môi trường hơn, giảm độc tính hơn (thay ống nhiệt kế thủy ngân bằng nhiệt kế điện tử). Khi sử dụng các nguyên vật liệu (thuốc, bông gòn,..) nên sử dụng từ cũ rồi đến mới, mua trước thì sử dụng trước cho đến khi hết, không để dư thừa tạo ra chất thải. Làm sạch các thiết bị, dụng cụ trong quá trình khám chữa bệnh bằng phương pháp vật lý nhưng vẫn đảm bảo an toàn, thay cho các phương pháp làm sạch bằng hóa chất. Tận dụng lại các thùng chứa, các dụng cụ y tế sau Quản lý chất thải rắn & nguy hại – Chương 6 Trang 17 khi sử dụng đã qua khử trùng và đảm bảo an toàn cho người sử dụng nhằm hạn chế phải mua thêm các loại dụng cụ không thực sự cần thiết. Đào tạo nhân viên y tế làm việc chuyên nghiệp hơn trong vấn đề thu gom, phân loại và vận chuyển các chất thải rắn và nguy hại trong bệnh viện nhằm hạn chế phát sinh chất thải ra môi trường do sự cố xảy ra trong quá trình thực hiện công tác môi trường. Bên cạnh những lợi ích từ việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu trong y tế như giảm lượng chất thải tạo ra, giảm chi phí cho bệnh viện, an toàn hơn trong công tác môi trường thì việc thực hiện tốt các biện pháp giảm thiểu trong y tế vẫn chưa triệt để tại một số nơi. Vẫn còn một số nơi chưa đặt biệt quan tâm đến các lợi ích giảm thiểu này, hơn nữa điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị còn chưa được hiện đại, nguồn kinh phí không đủ để thay thế các trang thiết bị dụng cụ tốt hơn, thân thiện với môi trường hơn. Nhìn chung, trong bất kỳ một lĩnh vực nào cũng đều tạo ra chất thải rắn và nguy hại và mỗi lĩnh vực đều có các biện pháp để giảm thiểu khác nhau và đều mang lại các lợi ích cũng như còn tồn tại nhiều khó khăn, việc chúng ta cần làm là góp phần thực hiện tốt các biện pháp giảm thiểu trên để nâng cao hiệu quả của các biện pháp, phát huy các ưu điểm hiện có cũng như góp phần khắc phục các khó khăn đã và đang tồn tại để giảm thiểu lượng chất thải rắn và phát sinh đến mức thấp nhất. Ví dụ như Bệnh viện Quân Y 103 đã áp dụng các biện pháp kháng khuẩn nhằm bảo vệ sức khỏe cũng như giảm thiểu phát sinh chất thải ra môi trường. Bệnh viện đã áp dụng khử trùng các dụng cụ y tế bằng phương pháp như: khử trùng bằng tia cực tím, hay sử dụng vi sóng kết hợp hơi nước để khử trùng thay vì sử dụng các hóa chất. Việc áp dụng này mang lại hiệu quả tốt hơn vì có tính khử trùng cao và thời gian xử lý nhanh đồng thời mang lại uy tín cho bệnh viện, giúp các bệnh nhân yên tâm hơn trong quá trình điều trị. Qua đó, không phải sử dụng hóa chất làm hạn chế được những rủi ro mang lại làm phát sinh thêm chất thải rắn và nguy hại. Quản lý chất thải rắn & nguy hại – Chương 6 Trang 18 6.3.2 Tái sử dụng (Reuse) Hiện nay, việc tái sử dụng chưa thật sự được ứng dụng rộng rãi trong đời sống cũng như trong sản xuất vì hiệu quả mang lại của nó chưa thật sự cao. Ở mặt khác, người ta dường như không có khái niệm sử dụng lại những đồ đã qua sử dụng vì cảm giác không hợp vệ sinh. Chỉ một số ít nơi phát triển công nghệ tái sử dụng chai lọ thủy tinh, nội dung dưới đây chủ yếu trình bày công tác tái sử dụng chai lọ thủy tinh ở một số nhãn hàng trên thế giới. a) Tái sử dụng chai thủy tinh Chai thủy tinh là một sản phẩm được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước Châu Âu, Canada và cho đến Hoa Kỳ. Ở Đan Mạch, 98% số chai thủy tinh được tái sử dụng và trả về với người tiêu dùng. Ở một số quốc gia đang phát triển như Ấn Độ, và Brazil, chi phí năng lượng cho việc tái sử dụng chai lọ thủy tinh tiết kiệm từ 20-30% so với việc sản xuất mới. Tái sử dụng đồ dùng bằng thủy tinh: là sử dụng những sản phẩm bằng thủy tinh đã cũ, có tuổi thọ lâu, hoặc đã qua sử dụng, được sử dụng lại với mục đích ban đầu hoặc thực hiện với nhiều mục đích khác mà tính chất cơ học, hóa học, lý học ban đầu không bị mất đi. b) Quy trình tái sử dụng đồ dùng bằng chai thủy tinh Sau đây là quy trình tái sử dụng đồ dùng bằng thủy tinh đang được áp dụng ở nhiều nơi: Chai thủy tinh theo chuỗi chuyền từ nhà sản xuất đến người tiêu thụ thông qua các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày. Một phần chai thủy tinh này được chính người tiêu dùng tái sử dụng lại trong gia đình như dùng làm đồ đựng chất lỏng, một số vật dụng,Một phần khác sẽ thải ra ngoài hoặc được các đại lý thu gom để đưa vào hệ thống xúc rửa và quay trở lại các nhà máy sản xuất nước ngọt hoặc đồ uống đóng chai. c) Quy trình tái sử dụng chai tại nhà máy Molson Brewery, Canada Quy trình tái sử dụng chai thủy tinh tại nhà máy Molson Brewery ở Canada như sau: Sau khi sản phẩm được bán ra tại các của hàng, ở đây sẽ đặt các thùng thu hồi chai. Chai được tập trung và vận chuyển về nhà máy. Tại đây sẽ loại bỏ những chai có bị hư Quản lý chất thải rắn & nguy hại – Chương 6 Trang 19 như vỡ hay mẻ. Số chai còn lại được đưa vào một thiết bị súc rửa bằng xà phòng. Sau đó theo dây chuyền sẽ đưa vào máy rà quét vết sước và tiếp tục loại bỏ những chai lỗi. Sau đó những chai đảm bảo được đưa và máy tiệt trùng với nhệt độ 61oC - nhiệt độ đủ để giết chết sinh vật gây bệnh và giúp tăng tuổi thọ của bia. Tiếp theo đưa vào khu vực ổn định nhiệt độ ở 28oC, cho sản phẩm vào, dán nhãn và đưa ra thị trường. Tất cả các công đoạn này chỉ mất 2h30’. Điều này có nghĩa nhà máy này đã tiết kiệm được một phần chi phí không nhỏ so với việc sản xuất chai lọ mới. Vì thế, các nước khác trong đó có Việt Nam cần nên học hỏi phương pháp này. d) Ưu, nhược điểm của phương pháp tái sử dụng Nói đến ưu điểm của phương pháp tái sử dụng chai lọ thì tinh thì rất nhiều. Trước hết lag tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp và người tiêu dùng như một sản phẩm có thể dùng lại thường rẻ hơn so với nhiều sản phẩm duy nhất sử dụng nó thay thế. Việc tái sử dụng làm giảm số lượng chai lọ cần sản xuất. Và thông thường một số mặt hàng cũ tốt hơn và được đánh giá cao về giá trị. Và cuối cùng làm giảm nhu cầu xử lý và chi phí và tiết kiệm được diện tích bãi chôn lấp góp phần bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó, việc tái sử dụng cũng có những nhược điểm sau đây: Nó thường đòi hỏi phải làm sạch, vận tải, trong đó có chi phí môi trường. Việc sắp xếp và chuẩn bị các mặt hàng để tái sử dụng cần có thời gian, mà là bất tiện cho người tiêu dùng và chi phí tiền cho các doanh nghiệp. Các ngành công nghiệp đồ uống không thích quá trình tái sử dụng vì công ty sẽ phải loại bỏ mẫu mã riêng của mình để chai không còn nhà sản xuất cụ thể, thuận lợi cho việc tái sử dụng trong việc giảm thiểu khoảng cách vận chuyển (công ty nào cũng có thể tiêu thụ chai thủy tinh đã qua sử dụng vì mẫu mã không khác nhau). Gây khó khăn trong việc quản lý thu tiền và gửi hoàn tiền lại cho khách hàng dẫn đến nhiều cửa hàng không quá nhiệt tình với ý tưởng đó. Hiện nay xu hướng con người muốn vứt mọi thứ đã qua sử dụng vào thùng rác nên cần phải thay đổi suy nghĩ của người tiêu dùng. Quản lý chất thải rắn & nguy hại – Chương 6 Trang 20 Mặc dù việc tái sử dụng có những ưu nhược điểm như vậy nhưng đó là một phương pháp mà hiện nay các nước trên thế giới đang khuyến khích để áp dụng một cách rộng rãi. e) Quy trình quản lý phương pháp tái sử dụng chai lọ thủy tinh. Công tác quản lý phương pháp tái sử dụng chai lọ thủy tinh hiện nay đa phần đều giao cho nơi bán sản phẩm với chính sách chủ yếu là mang lại lợi ích cho người tiêu dùng nhưng với mức độ khá thấp, cụ thể ở một số nơi: Ở Beer in Quito (Anh), chai thủy tinh sau khi được bán cho người tiêu thụ, sau đó người tiêu dùng sẽ mang chai này đem lại của hàng hoặc siêu thị gần nhất, ở đây sẽ đặt 1 cái máy để thu chai. Mỗi lần như vậy bạn sẽ nhận được 1 phiếu tích điểm và áp dụng cho những lần mua sắm tiếp theo. Coca-cola (Cananda), khi bạn mua bất kì sản phẩm nào của nhãn hàng này, bạn đều phải trả thêm 1 khoản tiền nhỏ. Sau đó nếu bạn mang chai lại thì bạn cũng sẽ được nhận lại khoản phí này. Green Dot Systerm (Đức), những quán bar bán bia, rượu tự thu gom lại lượng chai thủy tinh này, mà không nhận lại được chi phí nào. Sau khi tiến hành thu gom tại từng địa điểm, chỉ một phần được các công ty sản xuất đưa về để tái sử dụng nhờ các hoạt động xúc rửa, diệt vi sinh. Nhìn chung công tác quản lý này chưa thực sự đem lại hiệu quả, do các nguyên nhân sau: Vì lợi ích mang lại không cao nên việc người tiêu dùng dường nhưng không mấy hứng thú với chương trình này; Bản thân nhà sản xuất và nơi bán sản phẩm chưa có sự hợp tác, liên kết chặt chẽ để thu hồi lại những chai lọ thủy tinh này; Tâm lý chung đại đa số người tiêu dùng không thích dùng lại những chai đã được sử dụng trước đó, họ cảm thấy không hợp vệ sinh. Nên không tham gia việc tái sử dụng chai lọ. Thật sự lợi ích mang lại của việc tái sử dụng chai lọ thủy tinh chưa được xã hội đánh giá cao. Vì vậy công tác quản lý quá trình này chỉ mang tính chất lẻ tẻ ở cấp độ từng doanh nghiệp. Những yếu tố trên là mấu chốt của vấn đề tái sử dụng chưa được nhân Quản lý chất thải rắn & nguy hại – Chương 6 Trang 21 rộng rãi, cần có những lợi ích nhất định đối với cả người tiêu dùng, nhà sản xuất và nơi bán sản phẩm. Quản lý chất thải rắn & nguy hại – Chương 6 Trang 22 6.3.3 Tái sản xuất (Reproduce) a) Các yếu tố cần xem xét khi thực hiện tái sản xuất Một trong những ưu điểm của tái sản xuất là tiết kiệm nguyên liệu. Rất nhiều sản phẩm sẽ không bao giờ phù hợp với hoạt động tái sản xuất nhưng việc nhận diện và chế tạo các sản phẩm thậm chí chỉ được tân trang một phần cũng góp phần vào nền kinh tế bền vững và quản lý chất thải bền vững. Việc sử dụng các sản phẩm đã qua sử dụng sẽ không khả thi hoặc không như mong muốn khi các công nghệ hoặc mẫu mã thay đổi nhanh và khi giá sản phẩm thấp. Để thực hiện quá trình tái sản xuất có hiệu quả thì cần xem xét các yếu tố như: tiếp cận với các hàng hoá đã qua sử dụng là vấn đề mấu chốt, một số ngành công nghiệp khó tiếp cận với các nguyên liệu đầu vào.Hàng hoá phải có khả năng tháo rời, sửa chữa và lắp ráp trong khoảng thời gian thích hợp. Các chi tiết đã qua sử dụng phải dễ sửa chữa hoặc thay thế. Xác định sản phẩm được chế tạo là thiết yếu để tránh lỗi trong các linh kiện kỹ thuật được lắp ráp, cần phải tương thích với thiết bị phụ thuộc Bên cạnh việc các công nghệ được áp dụng sẽ quyết định hiệu suất của sản phẩm đầu ra thì việc xem xét, chọn lựa các yếu tố sao cho phù hợp trong quá trình thực hiện tái sản xuất luôn là cần thiết, luôn đi trước quá trình triển khai thực hiện. b) Một số công nghệ áp dụng trong lĩnh vực tái sản xuất Theo như thông tin của Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc thì các nghiên cứu chứng minh, tái sản xuất có thể thoả mãn cả các mục tiêu kinh tế và mục tiêu về tính bền vững của tài nguyên trong một nền kinh tế thị trường và các hoạt động tái sản xuất có thể mang lại nhiều lợi nhuận hơn bán hàng mới. Tái sản xuất thường diễn ra trong các ngành công nghiệp và cơ khí. Các sản phẩm được tái sản xuất có giá trị cao, đa dạng, bền và không liên quan mật thiết đến lối sống hay địa vị. Mục tiêu chính của tái sản xuất là bảo tồn giá trị của các nguyên liệu được chuyển đổi thành các sản phẩm. Tái sản xuất thường do các doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện, mặc dù thực tế công ty phù hợp nhất để tái sản xuất một sản phẩm là nhà sản xuất ban đầu. Một số công ty lớn vẫn đang phản đối khái niệm tái sản xuất và coi các sản phẩm được tái sản xuất là cạnh tranh với các sản Quản lý chất thải rắn & nguy hại – Chương 6 Trang 23 phẩm mới của họ. Nhìn chung, phạm vi tái sản xuất gia tăng trong các ngành công nghiệp đẩy mạnh áp dụng các công nghệ mới cải tiến các sản phẩm, chẳng hạn như: công nghệ tái sản xuất nhựa thành dầu, công nghệ tái sản xuất thủy tinh thành supersol, công nghệ composting Công nghệ composting Với xu hướng xử lý rác thải thân thiện với môi trường thì mô hình sản xuất phân compost từ rác thải sinh hoat, nông nghiệp, công nghiệp là một trong những biện pháp giúp giảm thiểu được tổng lượng rác do con người tạo ra một cách thân thiện với môi trường. Theo Haug, 1993, quá trình chế biến Composting và Composting được định nghĩa như sau: Qúa trình Composting là quá trình phân hủy sinh học và ổn định của chất hữu cơ dưới điều kiện nhiệt độ thermophilic. Kết quả của quá trình phân hủy sinh học tạo ra nhiệt, sản phẩm cuối cùng ổn định, không mang mầm bệnh và có ích trong việc ứng dụng cho cây trồng. Tiến hành phân loại rác sinh hoạt, nông ngiệp,công nghiệp sau đó sử dụng rác thải hữu cơ cho quá trình composting. Những loại rác có mầm bệnh, cỏ dại chưa diệt chết, các vật liệu thủy tinh,nhựa sẽ không sử dụng cho quá trình ủ. Quá trình ủ composting sẽ diễn ra theo các bước sau: Đầu tiên rác sẽ được phân loại và những loại rác có thể sử dụng cho quá trình sẽ được chọn và trộn với những thành phần bổ sung trong đó tỉ lệ Carbon và Nitrogen rất quan trọng .Sau khi rác đã được trộn thì sẽ tiến hành đổ rác vào hệ thống ủ (ủ theo luống) ở bước này phải theo dõi nhiệt độ thường xuyên,để cung cấp không khí đẩm bảo cho quá trình ủ cần phải đảo trộn rác,trong quá trình ủ cần kiểm soát nhiệt độ,độ ẩm.Sau 30 ngày, rác trong các bể sẽ ngã màu như màu đất và nhiệt độ xuống dưới 500C,điều này co biết đã đến quá trình chín. Cần them 2 tuần để đảm bảo compost chín hoàn toàn. Compost chín có kích thước thô, nó phụ thuộc vào vật liệu ban đầu và số lần đảo trộn, trong đó nhiều trường hợp compost cần được sang lọc.Bước cuối cùng là chứa và đóng bao. Quản lý chất thải rắn & nguy hại – Chương 6 Trang 24 Trong quá trình ủ compost sẽ có nhiều tác nhân hay yếu tố ảnh hưởng đến quá trình,trong đó có những yếu tố chính như: Yếu tố vật lý: nhiệt độ, độ ẩm, kích thước hạt, độ xốp, kích thước vật liệu ủ, thổi khí. Yếu tố hóa sinh: tỉ lệ C/N, oxi, dinh dưỡng, pH, vi sinh vật, chất hữu cơ. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại phân bón khác nhau,do nhiều công nghệ chế biến tiên tiến của khoa học tạo ra. Tuy nhiên người dung vẫn sử dụng phân hóa học là chủ yếu, nhưng so về chất lượng thì phân ủ compost có những ưu điểm so với phân hóa học như: Mức độ lẫn tạp chất ( thủy tinh, plastic, đá, kim loại nặng, chất thải hóa học, thuốc trừ sâu) cao hơn so với phân hóa học. Nồng độ các chất dinh dưỡng (dinh dưỡng đa lượng N,P,K; dinh dưỡng trung lượng Ca, Mg, S; dinh dưỡng vi lượng Fe, Zn, Cu, Mo, Co) không cao bằng phân thường. Khả năng chống chịu bệnh cho cây trồng: trong phân bón vi sinh với hàm lượng chất dinh dưỡng cao dễ hấp thu và chủng loại vi sinh vật đa dạng không những làm tăng năng suất cây trồng mà còn làm giảm thiểu bệnh cho cây trồng hơn so với các loại phân hóa học khác. Sử dụng phân vi sinh có khả năng thu hồi và cải tạo đất tốt hơn phân hóa học. Ổn định chất thải tốt hơn: các phản ứng trông quá trình chế biến Composting sẽ chuyển hóa các chất hữu cơ ở dạng thối rữa sang dạng ổn định chủ yếu là các chất vô cơ ít gây ô nhiễm môi trường Tuy nhiên trên thực tế thì phân ủ compost vẫn còn nhiều mặt hạn chế so với phân hóa học nên vẫn chưa được đa số người tiêu dùng tin tưởng như: Thời gian ủ phân lâu. Hàm lượng chất dinh dưỡng trong Composting không thõa yêu cầu so với phân hóa học thành phần dinh dưỡng ít hơn và cây trồng hấp thụ lâu hơn. Đã có rất nhiều công nghệ chế biến phân hữu cơ thành công, điển hình như ngày 26/12/2013, Công ty CP Vietstar – nhà máy xử lý chất thải rắn Lemna Eco Centre đặt tại khu Liên hiệp xử lý chất thải rắn Tây Bắc, Củ Chi, Tp. HCM đã chính thức công bố ra thị trường sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh được sản xuất từ rác thải sinh hoạt. Sản phẩm phân bón này sử dụng hoàn toàn nguyên liệu hữu cơ được phân loại từ dây chuyền phân loại, xử lý, tái chế rác thải sinh hoạt và được bổ sung các vi sinh vật, khoáng vi lượng có lợi cho đất và cây trồng. Phân bón hữu cơ vi sinh Vietstar được sản xuất từ dây chuyền Quản lý chất thải rắn & nguy hại – Chương 6 Trang 25 công nghệ của Lemna Hoa Kỳ, nguyên liệu chính là thành phần hữu cơ từ rác thải sinh hoạt của người dân, được ủ trong điều kiện hiếu khí, nhiệt độ cao khiến các vi khuẩn gây hại bị tiêu diệt hoàn toàn và cho ra sản phẩm mùn chất lượng tốt dạng bột mịn màu nâu đen, tỉ lệ hữu cơ trên 25%. Sản phẩm này được cấy ủ các vi sinh có lợi và các khoáng vi lượng để tạo ra sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh. Loại phân này có tác dụng làm tăng kết cấu đất, giảm độ sơ cứng của đất và trực tiếp tăng cường cấu trúc đất làm cho đất xốp, tăng khả năng hoạt tính của các vi sinh vật có lợi trong đất mang lại hiệu quả tốt ưu đối với cây trồng, tăng độ màu mỡ cho đất, giữ được độ ẩm và chống sâu bệnh, kích thích cây trồng nảy mầm tốt, giúp cây phát triển khỏe, năng suất cao. Phân bón hữu cơ vi sinh Vietstar còn giúp bảo vệ môi sinh và sức khỏe cho con người,góp phần làm giảm dư lượng phân hóa học trong sản phẩm nông sản. Hiện tại, sản lượng phân bón hữu cơ sản xuất từ rác thải sinh hoạt của Vietstar là 3,000 tấn/tháng, giá cả phù hợp với số đông bà con nông dân nên rất được ưa chuộng tại khu vực Đông Nam Bộ. Hệ thống làm phân hữu cơ Lemna là một trong những công nghệ kỹ thuật kín được cấp bằng sang chế độc quyền. Công nghệ Lemna sử dụng các túi lớn có hàm lượng polyethene thấp chứa và bảo vệ CTR hữu cơ, nhằm mục đích đẩy nhanh quá trình phân hủy sinh học tự nhiên, đẻ sản xuất ra phân bón hữu cơ chất lượng cao, khí sẽ được thổi vào trong các bao chứa liên tục. Với hệ thông Lemna, các khâu từ xử lý nguyên liệu đầu vào cho đến giai đoại thành phẩm phân hữu cơ và các sẩn phẩm phụ khác có thể bán được luôn có sự kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo độ tin cậy từ giai đoạn thiết kế quy trình đến chất lượng khí. Quy trình công nghệ hệ thống Lemna có những ưu điểm hơn các quy trình sản xuất phân hữu cơ khác, những ưu điểm đó như sau: Không có mùi hôi và ruồi muỗi, ngăn chặn bụi và nước rò rỉ, giảm 1/5 nhu cầu về diện tích đất so với các công nghệ khác, đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ, không có nguy hiểm về hỏa hoạn. Tất cả những đặc điểm trên giúp hệ thống Composting Lemna có vốn đầu tư, chi phí vận hành và bảo dưỡng thấp so với bất kỳ hệ thống nào khác hiện có. Quản lý chất thải rắn & nguy hại – Chương 6 Trang 26 Cùng với sự phát triển, lượng chất thải sinh ra ngày gia tăng và phức tạp, cần có biện pháp quản lý và công nghệ xử lý và công nghệ Composting là một công nghệ có nhiều tiên tiến xử lý hiệu quả và mang hiệu quả kinh tế, đó là công nghệ sẽ áp dụng rộng rãi trong tương lai. Công nghệ biogas Biogas hay còn gọi là công nghệ sản xuất khí sinh học, là quá trình ủ phân rác, phân hữu cơ,để tạo ra nguồn khí sinh học sử dụng trong hộ gia đình hay sản xuất.Thành phần Biogas CH4, CO2 ,N2, H2S... Trong đó CH4, CO2 là chủ yếu. Nguyên liệu đầu vào cho công nghệ Biogas: Thường được sử dụng đó là: phân, các nguyên liệu nguồn gốc từ thực vật như rơm rạ, bèo, cỏhạn chế các nguyên liệu :đất, cát ,sỏi, dầu mỡ, thuốc tẩy Cơ sở lý thuyết của công nghệ biogas: Dựa vào các vi khuẩn yếm khí để lên men phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ sinh ra một hỗn hợp khí có thể cháy được: CH4, CO2 ,N2, H2S...trong đó CH4 là sản phẩm khí chủ yếu (hay còn gọi là quá trình lên men tạo Metan). Quá trình công nghệ lên men khí Metan chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1giai đoạn phân hủy. Giai đoạn 2, giai đoạn này là giai đoạn hình thành acid. Giai đoạn 3 giai đoạn hình thành khí Metan. Trong quá trình lên men metan sẽ có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men: Điều kiện kị khí tuyệt đối, nhiệt độ, độ ẩm thích hợp, pH, thời gian ủ, hàm lượng chất rắn, vi sinh vật giống và điều kiện dinh dưỡng. Công nghệ Biogas có những ưu điểm sau: Việc xây dựng hầm ủ khí sinh học và dựa vào sử dụng rất đơn giản và rẻ tiền. Mỗi năm sử dụng khí đót Biogas một hộ gia đình có thể tiết kiệm được 2 triệu đồng, trong điều kiện đun nấu thoải mái. Phát triển Biogas còn cung cấp bã thải là phân bón có giá trị cao cho nông nghiệp, tăng độ phì cho đất. Hiệu quả môi trường: vấn đề rác thải và vệ sinh môi trường được đảm bảo, góp phần làm giảm nạn phá rừng, giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Dựa vào đặc tính của từng loại chất thải, tính khả thi và mục đích của việc tái sử dụng mà chúng ta chọn công nghệ phù hợp cho ra hiệu quả cao trong việc tận dụng chất thải. Quản lý chất thải rắn & nguy hại – Chương 6 Trang 27 Nhờ cách thức chăn nuôi khoa học và xây dựng hầm Biogas để tạo năng lượng bảo vệ môi trường, rất nhiều hộ nông dân có trang trại chăn nuôi tại TPHCM đã miễn nhiễm với dịch bệnh, đồng thời thu được lợi nhuận cao một cách bền vững mà một số dẩn chứng cụ thể về việc áp dụng công nghệ Biogas trong xử lý chất thải đó là: Ông Huỳnh Công Bằng ngụ ấp Trung Lân (xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TPHCM) hiện có trang trại với diện tích 700 m3 được biết đến như những hộ chăn nuôi tiên phong cho mô hình chăn nuôi xanh đạt hiệu quả kinh tế cao. Kết hợp với thiết kế khép kín, khoa học như bố trí quạt làm mát, xung quanh chuồng có rèm che, dàn máy làm lạnh kiểu tổ ong là xây dựng hầm Biogas gồm 3 hầm để xử lý chất thải và tận dụng khí đốt dùng cho sinh hoạt như đun nấu , thắp sáng, sưởi ấm, chạy máy phát điện với công suất 10kW/h. Ông Bằng nói " Việc sử dụng khí gas từ hầm Biogas đã giúp gia đình tiết kiệm 3 đến 4 triệu đồng/tháng, một khoảng tiền không nhỏ. Cũng nhờ làm cách này mà đàn heo 400 con luôn khỏe mạnh, sạch bệnh, tạo nguồn hàng ổn định và thu lãi đều đặn. Mỗi năm gia đình lãi ròng 300 đến 400 triệu đồng". Trên thế giới và nước ta hiên nay, lượng chất thải luôn trong quá tải nên vấn đề xử lý luôn gặp khó khăn, nên công nghệ biogas là một giải pháp được ưu tiên chọn lựa, đó là công nghệ tạo ra nguồn năng lương mới và dần phổ biến hiện nay. Công nghệ tái sản xuất thủy tinh thành supersol Vứt đi là rác, sử dụng lại là tài nguyên. Hiện nay do các nguồn tài nguyên trên trái đất đang dần cạn kiệt vì vậy chúng ta cần phải tận dụng một cách triệt các nguồn tài nguyên có hạn còn lại này. Hàng loạt các công nghệ mới nhằm thay thế việc sử dụng nguồn tài nguyên thô đã được ra đời. Và một trong những công nghệ đó là công nghệ tái sản xuất thủy tinh thành Super Sol, đây là một bước tiến lớn cho ra đời một loại vật liệu thay thế siêu nhẹ siêu bền và được ứng dụng nhiều trong thực tế. Nhiều công ty đã áp dụng thành công trong việc tái sản xuất thủy tinh thành supersol. Tiên phong trong việc phát triển công nghệ này đó là công ty cổ phần Trim (Nhật Bản). Công ty này được thành lập từ năm 1974 và bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1979 đến nay. Trụ sở tái sản xuất thủy tinh thành suppersol được đặt ở 1763-1 Azashinjo Quản lý chất thải rắn & nguy hại – Chương 6 Trang 28 Yaese-cho, Okinawa-ken, 901-0504. Người đại diện đó là Giám đốc Hội đồng quản trị Shiboi Iwao. Thiết bị sản xuất Super Sol được cấu tạo từ 8 loại thiết bị điều khiển tự động và các loại máy móc, bao gồm: Phiễu nguyên liệu, băng chuyền, máy đập nhỏ thủy tinh, máy nghiền nhỏ bột thủy tinh, thiết bị vận chuyển bột, máy rung, thiết bị trộn hỗn hợp và lò lung. Với quy trình hết sức đơn giản đó là thủy tinh sau khi thu gôm và phân loại thì sẽ được đưa vào phiễu nguyên liệu có thể chứa 4,5 m3 thủy tinh. Lượng thủy tinh này được đập nhỏ sau đó tiếp tục nghiền vụn để tạo thành bột thủy tinh, tiếp đến thì lượng bột sẽ qua máy rung và sẽ được trộn với phụ gia. Cuối cùng thì hỗn hợp bột này sẽ được đưa vào lò để cung cấp nhiệt liên tục. Thành phẩm sẽ là vật liệu đá sốp siêu nhẹ Super Sol. Thân thiện với môi trường, có tính thoát nước và tính giữ nước, không cháy đó là những điểm nổi bật của vật liệu. Ngoài ra vật liệu mới này sẽ dần thay thế cho các loại vật liệu khác giúp giảm thiểu tổn thất về nguồn tài nguyên thô, nguồn tài nguyên không tái tạo được . c) Lợi ích và khó khăn củ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquan_li_chat_thai_ran_va_nguy_hai_tan_dung_chat_thai_ran_va.pdf
Tài liệu liên quan