MỤC LỤC
MỞ ĐẦU Trang
1. Lý do chọn đềtài . 1
2. Mục đích nghiên cứu . 3
3. Đối tượng và khách thểnghiên cứu . 3
4. Nhiệm vụnghiên cứu . 3
5. Giảthuyết khoa học. 4
6. Phạm vi nghiên cứu . 4
7. Phương pháp nghiên cứu . 4
Chương 1: Cơsởlý luận liên quan đến đềtài
1.1. Lịch sửvấn đềnghiên cứu. 5
1.2. Cơsởlý luận của đềtài . 8
1.2.1. Khái niệm liên quan đến đềtài . 8
1.2.2. Quan điểm chỉ đạo việc tổchức phối hợp giữa nhà trường với CMHS. 10
1.2.3. Vai trò, trách nhiệm của gia đình và nhiệm vụcủa hội CMHS . 13
1.2.4. Ý nghĩa của việc phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội . 17
1.2.5. Nội dung việc quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường với CMHS 20
Chương 2: Thực trạng việc quản lý công tác phối hợp với CMHS
ởcác trường THCS vùng nông thôn thịxã Bà Rịa
2.1. Khái quát vềcác xã và trường THCS vùng nông thôn của thịxã Bà Rịa. 28
2.2. Thực trạng quản lý công tác phối hợp với CMHS ởcác trường THCS
vùng nông thôn thịxã Bà Rịa . 30
2.2.1. Thực trạng nhận thức
2.2.1.1. Nhận thức vềsựphụthuộc của kết quảgiáo dục HS vào việc phối
hợp giữa nhà trường và gia đình. 32
2.2.1.2. Nhận thức vềvai trò của các lực lượng giáo dục trong sựquan hệ
phối hợp giữa nhà trường và gia đình . 33
2.2.1.3. Nhận thức vềtrách nhiệm phối hợp giữa nhà trường và gia đình. 35
2.2.1.4. Nhận thức vềnội dung phối hợp giữa nhà trường và gia đình. 37
2.2.1.5. Nhận thức của CBQL vềviệc quản lý công tác phối hợp giữa nhà
trường và gia đình. 45
* Tiểu kết vềthực trạng nhận thức . 47
2.2.2 Thực trạng việc quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường với CMHS
2.2.2.1. Thực trạng quản lý việc liên lạc giữa GVCN với CMHS . 48
2.2.2.2. Thực trạng việc chỉ đạo GVCN thực hiện phối hợp với CMHS. 50
2.2.2.3. Thực trạng việc CMHS quản lý, hướng dẫn con học tập. 54
2.2.2.4. Thực trạng quản lý việc CMHS phối hợp với nhà trường . 60
2.2.2.5. Thực trạng việc quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường với
CMHS của hiệu trưởng. 65
2.2.3. Nhận xét vềcác lực lượng giáo dục trong sựquan hệphối hợp giữa nhà
trường với CMHS ởcác trường THCS vùng nông thôn thịxã Bà Rịa . 69
* Tiểu kết vềthực trạng quản lý việc phối hợp giữa nhà trường với CMHS. 71
2.3. Nguyên nhân của thực trạng còn hạn chếtrong công tác quản lý sựphối
hợp giữa nhà trường với CMHS. 73
Chương 3: Các biện pháp nâng cao hiệu quảquản lý công tác phối
hợp với CMHS ởcác trường THCS vùng nông thôn thịxã Bà Rịa
3.1. Cơsở đềra các biện pháp. 75
3.2. Những biện pháp . 76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận. 86
2. Những kiến nghị. 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤLỤC
110 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10145 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh ở các trường trung học cơ sở vùng nông thôn thị xã Bà Rịa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h. Tuy nhiên vì còn nhiều cha mẹ học sinh có tri thức về khoa
học giáo dục chưa cao và hoàn cảnh kinh tế của nhiều gia đình còn khó khăn,
nên mức độ đầu tư cho việc giáo dục cũng như cách thức quản lý, hướng dẫn
46
con cái học tập và rèn luyện còn hạn chế. Do đó, theo đa số các thầy cô thì nhà
trường cần phải tăng cường hơn sự chủ động phối hợp với gia đình bằng nhiều
hình thức như đảm bảo thông tin liên lạc thường xuyên giữa giáo viên chủ
nhiệm và cha mẹ học sinh, tổ chức trao đổi kinh nghiệm giáo dục và phổ biến
tri thức khoa học giáo dục cho cha mẹ học sinh để giúp họ nâng cao hiệu quả
giáo dục con em, nhất là giáo viên chủ nhiệm cần đến thăm gia đình toàn thể
học sinh trong lớp để tạo ý thức quan tâm phối hợp với nhà trường của các cha
mẹ học sinh trong việc giáo dục các em. Tuy nhiên cũng có 1 ý kiến (20% số
người được hỏi) cho rằng trách nhiệm giáo dục trẻ chính là của gia đình, nhất là
về mặt đạo đức, do đó gia đình phải chủ động phối hợp với nhà trường để giáo
dục các em, cha mẹ phải quan tâm và tạo điều kiện tốt cho các em học tập, rèn
luyện thì nhà trường mới có thể giáo dục các em đạt kết quả tốt được.
Theo các thầy cô thì kết quả mọi hoạt động của nhà trường, trong đó có
công tác phối hợp với cha mẹ học sinh phụ thuộc nhiều vào sự quản lý của hiệu
trưởng. Nếu hiệu trưởng không coi trọng công tác phối hợp với gia đình học
sinh thì sẽ không có những biện pháp huy động tốt sự cộng tác của hội cha mẹ
học sinh, sẽ không chú ý chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá các giáo viên chủ nhiệm
thực hiện trách nhiệm chủ động phối hợp với cha mẹ học sinh để giáo dục các
em thì công tác này sẽ không đạt kết quả tốt được.
Một số thầy cô còn có ý kiến rằng bên cạnh những biện pháp chủ động
phối hợp với cha mẹ học sinh, nhà trường cần phải tham mưu tốt với chính
quyền và kết hợp chặt chẽ với với các ban ngành, đoàn thể địa phương để có
tác động đến nhân dân, nâng cao nhận thức về trách nhiệm giáo dục con em
của các bậc phụ huynh, từ đó kết quả phối hợp giữa nhà trường và gia đình sẽ
tốt hơn.
47
TIỂU KẾT
Về thực trạng nhận thức việc phối hợp giữa nhà trường và CMHS
Qua khảo sát và phỏng vấn các cha mẹ học sinh, giáo viên chủ nhiệm và
ban giám hiệu các trường, chúng tôi nhận thấy tất cả cán bộ quản lý và giáo
viên chủ nhiệm đều nhận thức rõ về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phối hợp
giữa nhà trường với gia đình, nhưng đối với cha mẹ học sinh vẫn còn một bộ
phận (4,55%) chưa thấy được sự phối hợp này có tác động nhiều đến kết quả
giáo dục học sinh.
Đa số cán bộ quản lý và giáo viên chủ nhiệm cùng các bậc cha mẹ học
sinh cũng nhận thức rõ về những nội dung cần phối hợp giữa nhà trường và gia
đình để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh. Tuy nhiên vẫn còn 17,33% giáo
viên chủ nhiệm chưa coi việc nâng cao tri thức khoa học giáo dục cho các bậc
cha mẹ học sinh là trách nhiệm của nhà trường. Đối với vai trò của các lực
lượng giáo dục trong sự quan hệ phối hợp giữa nhà trường và gia đình, có một
tỉ lệ khá cao giáo viên chủ nhiệm chưa coi trọng vai trò, trách nhiệm của ban
giám hiệu (37,33%) và của Ban đại diện cha mẹ học sinh (49,33%). Đa số các
thầy cô cho là trách nhiệm chính trong sự phối hợp này là của các giáo viên chủ
nhiệm và cha mẹ học sinh.
Việc chủ động phối hợp giữa nhà trường và gia đình là trách nhiệm của
nhà trường, nhưng cả giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh đều cho là trách
nhiệm của gia đình với tỉ lệ cao hơn. Đa số được hỏi cho là cha mẹ sanh con ra
phải lo cho con ăn học và có trách nhiệm chủ động phối hợp với nhà trường để
giáo dục con.
48
2.2.2. THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP GIỮA
NHÀ TRƯỜNG VỚI CMHS
2.2.2.1. Thực trạng quản lý việc liên lạc giữa GVCN với CMHS
y Mức độ sử dụng các hình thức liên lạc của GVCN
Có nhiều hình thức liên lạc giữa nhà trường và gia đình. Qua khảo sát,
mức độ sử dụng các hình thức liên lạc của giáo viên chủ nhiệm với các cha mẹ
học sinh được trình bày trong bảng 2.10 như sau:
Bảng 2.10: Mức độ sử dụng các hình thức
liên lạc với CMHS của GVCN
n = 75
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng Rất ít khi
Chưa thực
hiện Hình thức
SL % SL % SL % SL %
M
1. Dùng sổ liên lạc 74 98,67 1 1,33 0 00 0 00 3,98
2. Mời gặp CMHS 29 38,67 37 49,33 9 12,00 0 00 3,27
3. Trao đổi qua điện
thoại
1 1,33 42 56,00 15 20,00 17 22,67 2,36
4. Viết thư thông báo 2 2,67 29 38,67 33 44,00 11 14,67 2,29
5. Đến gia đình HS để
trao đổi
0 00 23 30,67 30 40,00 22 29,33 2,01
* Nhận xét:
Sổ liên lạc là hình thức liên lạc phổ biến nhất của các giáo viên chủ
nhiệm với gia đình học sinh. Qua khảo sát có 98,67% thầy cô sử dụng thường
xuyên, điểm trung bình với 4 mức độ khảo sát là 3,98. Khi trao đổi với một số
giáo viên chủ nhiệm, mức độ thường xuyên ở đây là thực hiện theo đúng quy
định của Ban giám hiệu là phải tổng hợp kết quả học tập, rèn luyện, số ngày
nghỉ học của học sinh từng 2 tháng vào sổ liên lạc để gởi về gia đình các em.
Hình thức mời gặp cha mẹ học sinh ở trường có tỉ lệ 38,67% giáo viên sử dụng,
điểm trung bình là 3,27. Như vậy dùng sổ liên lạc và mời gặp cha mẹ học sinh
là hai hình thức được các giáo viên chủ nhiệm thực hiện với mức độ nhiều nhất
và không có giáo viên nào chưa thực hiện.
49
Các hình thức liên lạc khác giáo viên chủ nhiệm cũng thường sử dụng
như trao đổi với cha mẹ học sinh qua điện thoại có điểm trung bình là 2,36, viết
thư thông báo cho gia đình học sinh với điểm trung bình là 2,29 và đến gia đình
học sinh để trao đổi là 2,01. Như vậy ba hình thức liên lạc này ít được các giáo
viên chủ nhiệm sử dụng, trong đó việc giáo viên chủ nhiệm đến thăm gia đình
học sinh để trao đổi là biện pháp thường mang lại hiệu quả giáo dục rất lớn
nhưng lại có tỉ lệ giáo viên chủ nhiệm chưa thực hiện nhiều nhất với 29,33%.
Đến gia đình học sinh không phải chỉ để thông báo những khuyết điểm của các
em mà còn nhằm để nắm chắc hoàn cảnh của học sinh và trao đổi thống nhất
với cha mẹ các em những vấn đề cần phối hợp.
Qua phỏng vấn một số thầy cô, được biết giáo viên chủ nhiệm ít đến gia
đình học sinh và hầu như chỉ đến nhà những học sinh chưa ngoan và khi đã
mời gặp cha mẹ các em tại trường nhưng không được. Một lý do cũng làm cho
các thầy cô ít đến nhà học sinh là khi đến nhà các em vào ban ngày thường ít
khi gặp cha mẹ các em do họ đi làm, còn đến vào chiều tối hoặc ngày chủ nhật
thì cũng khó khăn vì phần nhiều gia đình giáo viên chủ nhiệm ở địa phương
khác.
y Lý do GVCN thường đến nhà để trao đổi với CMHS
Khảo sát lý do mà giáo viên chủ nhiệm thường đến nhà trao đổi với cha
mẹ học sinh với kết quả như sau trong bảng 2.11:
Bảng 2.11: Lý do GVCN thường đến nhà
để trao đổi với CMHS
Lý do SL % Thứ bậc
1. Học sinh vi phạm nghiêm trọng về rèn luyện
hạnh kiểm. 72 96,00 2
2. Học sinh thường xuyên không học bài làm bài
ở nhà. 50 66,67 4
3. Học sinh có biểu hiện bất thường về tâm lý. 55 73,33 3
4. Học sinh nghỉ bỏ học. 75 100,0 1
5. Đến thăm để tìm hiểu về hoàn cảnh học sinh. 26 34,66 5
6. Lý do khác. 8 10,67 6
50
* Nhận xét:
Lý do mà giáo viên chủ nhiệm đến nhà học sinh để trao đổi với cha mẹ
các em chủ yếu là do học sinh có vấn đề như bỏ học (100%), vi phạm nghiêm
trọng về rèn luyện hạnh kiểm (96%), có biểu hiện bất thường về tâm lý
(73,33%), lười học (66,67%).
Hiện nay ở các trường được khảo sát, các giáo viên chủ nhiệm cho biết
khi lớp mình chủ nhiệm có học sinh bỏ học, họ được yêu cầu phải đến gia đình
học sinh vận động các em đi học trở lại và có ghi biên bản vận động để nộp lại
cho ban giám hiệu trường. Khi thực hiện công việc này, giáo viên chủ nhiệm
thường kết hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp để tăng thêm hiệu quả
công việc. Đây là một biện pháp để duy trì sĩ số học sinh.
Việc đến thăm gia đình học sinh để tìm hiểu về hoàn cảnh các em rất cần
thiết cho công tác chủ nhiệm của giáo viên, nhưng qua khảo sát chỉ có 34,66%
giáo viên chủ nhiệm đến nhà học sinh với mục đích này. Qua trao đổi với một
số học sinh, các em đều cho là chỉ có học sinh cá biệt mới “bị” thầy cô đến nhà
nói chuyện với cha mẹ, chứ các em không nghĩ là thầy cô đến nhà học sinh để
tìm hiểu và thống nhất yêu cầu giáo dục với cha mẹ các em. Điều này chứng tỏ
ít có giáo viên đến nhà thăm hỏi, trò chuyện với cha mẹ học sinh để nắm bắt
thêm thông tin về các em và tham vấn giúp các cha mẹ làm tốt việc giáo dục
con cái.
2.2.2.2 . Thực trạng việc chỉ đạo GVCN thực hiện phối hợp với CMHS
a. Kế hoạch công tác chủ nhiệm của GVCN
Khảo sát giáo viên chủ nhiệm về nội dung công tác phối hợp với cha mẹ
học sinh trong kế hoạch chủ nhiệm của mình, kết quả được trình bày trong
bảng 2.12 như sau:
Bảng 2.12: Nội dung kế hoạch chủ nhiệm
của giáo viên chủ nhiệm
51
Có Không Nội dung SL % SL %
1. Thăm tất cả gia đình của học sinh trong lớp. 8 10,67 67 89,33
2. Phổ biến tri thức khoa học giáo dục cho CMHS. 11 14,67 64 85,33
3. Tổ chức trao đổi kinh nghiệm giáo dục con em
trong các bậc CMHS. 18 24,00 57 76,00
4. Đề xuất những công việc cần BĐD CMHS lớp
hỗ trợ trong công tác giáo dục HS lớp. 62 82,66 13 17,33
* Nhận xét:
Nội dung công tác chủ nhiệm phải được thiết kế thành kế hoạch cho cả
năm học và từng tháng. Kết quả khảo sát ở bảng 2.13 cho thấy một số công
việc phối hợp với cha mẹ học sinh chưa được nhiều giáo viên chủ nhiệm đưa
vào kế hoạch thực hiện: 89,33% chưa có kế hoạch thăm gia đình toàn thể học
sinh của lớp, 85,33% chưa có kế hoạch phổ biến tri thức khoa học giáo dục cho
cha mẹ học sinh, 76% chưa có kế hoạch tổ chức trao đổi kinh nghiệm giáo dục
con em trong các bậc phụ huynh. Chỉ có tỉ lệ đề xuất ban đại diện cha mẹ học
sinh hỗ trợ những công việc cần thiết trong việc giáo dục học sinh là tương đối
cao, đạt 82,66%. Các tỉ lệ trên cho thấy đa số giáo viên chủ nhiệm chưa có kế
hoạch tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức và thúc đẩy sự phối hợp của
các bậc cha mẹ học sinh với nhà trường.
b. Nội dung công việc GVCN phối hợp với CMHS
+ Nội dung GVCN thường trao đổi với CMHS
Khi khảo sát những nội dung mà giáo viên chủ nhiệm thường trao đổi
với các cha mẹ học sinh, kết quả như sau trong bảng 2.13:
Bảng 2.13: Nội dung GVCN thường trao đổi với CMHS
Nội dung SL % Thứ bậc
1. Mức độ chuyên cần học tập và rèn luyện
của học sinh ở nhà
72 96,00 1
2. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh 32 42,67 4
3. Điều kiện học tập của học sinh 38 50,67 2
4. Cách thức giáo dục của gia đình 36 48,00 3
52
* Nhận xét:
Có 96% giáo viên chủ nhiệm thường trao đổi với cha mẹ học sinh về sự
chuyên cần học tập của học sinh ở nhà, 42,67% trao đổi về đặc điểm tâm sinh
lý của học sinh. Tỉ lệ giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu về điều kiện học tập của
học sinh khi liên hệ với cha mẹ các em là 50,67% và về cách thức giáo dục của
gia đình là 48%. Như vậy việc học tập của học sinh ở nhà là nội dung giáo viên
chủ nhiệm quan tâm nhiều nhất khi liên hệ với cha mẹ học sinh, đó là điều dễ
hiểu vì học tập là nhiệm vụ chính của học sinh. Tuy nhiên những cách thức
giáo dục của gia đình và đặc điểm tâm sinh lý của học sinh chưa được các giáo
viên chủ nhiệm quan tâm nhiều khi trao đổi với các bậc cha mẹ học sinh, đó là
một hạn chế trong công tác chủ nhiệm của mình, vì đây là những nội dung mà
giáo viên chủ nhiệm cần nắm rõ để có biện pháp thích hợp trong việc giáo dục
học sinh, cũng như giúp cha mẹ học sinh làm tốt hơn việc giáo dục con cái họ.
+ Mức độ GVCN thực hiện những việc phối hợp với CMHS
Khảo sát mức độ các giáo viên chủ nhiệm thực hiện công việc phối hợp
với cha mẹ học sinh có kết quả như sau trong bảng 2.14:
Bảng 2.14: Mức độ thực hiện một số công việc phối hợp
với CMHS của giáo viên chủ nhiệm
n = 75
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng Rất ít khi
Chưa thực
hiện Nội dung SL % SL % SL % SL %
M S
1 22 29,33 30 40,00 23 30,67 0 00 2,99 0,78
2 0 00 8 10,67 14 18,67 53 70,67 1,40 0,68
3 3 4,00 16 21,33 25 33,33 31 41,33 1,88 0,88
4 1 1,33 9 12,00 23 30,67 42 56,00 1,58 0,75
53
* Chú thích về nội dung:
1.Thống nhất với CMHS về phương pháp giáo dục.
2.Giao ước trách nhiệm với CMHS.
3.Tổ chức trao đổi kinh nghiệm giáo dục trong CMHS.
4. Bồi dưỡng tri thức khoa học giáo dục cho CMHS
* Nhận xét:
Trong các nội dung công việc mà giáo viên chủ nhiệm cần thực hiện để
phối hợp với cha mẹ học sinh, việc thống nhất về phương pháp giáo dục được
thực hiện thường xuyên với tỷ lệ nhiều nhất và không có giáo viên chủ nhiệm
nào chưa thực hiện. Điểm trung bình là 2,99 cao nhất trong các nội dung khảo
sát cho thấy đa số giáo viên chủ nhiệm đã thực hiện nội dung này trên mức
trung bình. Tuy nhiên độ lệch chuẩn là 0,78 chứng tỏ giáo viên chủ nhiệm thực
hiện nội dung này có mức độ phân tán cao.
Ngược với nội dung thứ nhất, việc giao ước trách nhiệm với cha mẹ học
sinh có đa số (70,67%) giáo viên chủ nhiệm chưa thực hiện và không có giáo
viên chủ nhiệm nào thực hiện thường xuyên. Điểm trung bình là 1,40 như vậy
là đa số giáo viên chủ nhiệm thực hiện nội dung này còn ít. Thực trạng này phù
hợp với nhận thức của giáo viên chủ nhiệm được khảo sát trong bảng 2.8, chỉ
có 30,67% giáo viên chủ nhiệm cho rằng giao ước trách nhiệm với cha mẹ học
sinh là cần thiết.
Việc tổ chức trao đổi kinh nghiệm giáo dục và bồi dưỡng tri thức khoa
học giáo dục cho cha mẹ học sinh là công việc cần thiết nhằm giúp cho các cha
mẹ học sinh giáo dục con cái mình tốt hơn, đây là nhiệm vụ của nhà trường mà
cụ thể ở từng lớp là công việc của các giáo viên chủ nhiệm. Tuy nhiên nhìn vào
kết quả khảo sát chúng ta thấy vẫn có 41,33% giáo viên chủ nhiệm chưa tổ
chức trao đổi kinh nghiệm giáo dục và 56% chưa tổ chức bồi dưỡng tri thức
khoa học giáo dục cho các cha mẹ học sinh. Điểm trung bình của hai nội dung
này lần lượt là 1,88 và 1,58 cho thấy mức độ thực hiện cả hai nội dung này của
giáo viên chủ nhiệm ở mức dưới trung bình. Độ lệch chuẩn của nội dung tổ
54
chức trao đổi kinh nghiệm giáo dục cho các cha mẹ học sinh là 0,88 cao nhất
bảng, như vậy giáo viên chủ nhiệm thực hiện công việc này với mức độ tập
trung thấp.
Khảo sát về nội dung kế hoạch chủ nhiệm trong bảng 2.12, cũng chỉ có
24% giáo viên chủ nhiệm đề ra việc tổ chức trao đổi kinh nghiệm giáo dục con
em và 14,67% đề ra việc phổ biến kiến thức khoa học giáo dục cho cha mẹ học
sinh. Khi phỏng vấn các giáo viên chủ nhiệm, đa số đều cho là không biết thực
hiện như thế nào cho có hiệu quả và thực hiện vào lúc nào, vì trong hai lần họp
cha mẹ học sinh đầu năm và đầu học kỳ II thì không đủ thời gian để thực hiện
các nội dung này. Qua trao đổi với một số cán bộ quản lý các trường, các thầy
cô đã nhận định số giáo viên chủ nhiệm ở các trường nông thôn còn trẻ nhiều
và chưa có kinh nghiệm công tác với cha mẹ học sinh tốt nên khả năng tổ chức
các công việc trên còn rất hạn chế.
2.2.2.3. Thực trạng việc CMHS quản lý, hướng dẫn con học tập
a. Mức độ CMHS thực hiện các biện pháp hướng dẫn con học tập
Kết quả khảo sát về một số biện pháp mà cha mẹ thực hiện để quản lý
việc học tập của con được trình bày trong bảng 2.15 sau:
Bảng 2.15: Mức độ CMHS thực hiện các biện pháp
hướng dẫn con học tập
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng Rất ít khi
Không thực
hiện Công việc
SL % SL % SL % SL %
1. Quản lý chặt chẽ thời
gian học của con 121 39,29 144 46,75 28 9,09 15 4,87
2. Nắm rõ tình hình học
tập của con ở trường 87 28,25 176 57,14 32 10,39 13 4,22
3. Phối hợp với các GV
để nâng cao chất lượng
học tập của con
52 16,88 115 37,33 42 13,64 99 32,14
4. Hướng dẫn con học tốt
từng môn học 17 5,52 55 17,86 115 37,33 121 39,29
55
* Nhận xét:
Có nhiều biện pháp để hướng dẫn con học tập, và yêu cầu cần nhất là cha
mẹ phải biết rõ tình hình học tập cũng như cần quản lý chặt chẽ thời gian học
của con. Qua khảo sát có 32,29% cha mẹ thường xuyên kiểm tra chặt chẽ thời
gian học của con, 46,75% thỉnh thoảng kiểm tra, còn 13,96% rất ít khi hoặc
không kiểm tra. Như vậy có một số cha mẹ không để ý đến giờ giấc đi học, về
học và giờ học bài ở nhà của con, tức là cha mẹ để mặc con muốn học sao thì
học. Điều này thật tai hại nếu con không có ý thức học, cha mẹ sẽ không biết
để giáo dục kịp thời. Thực tế qua phỏng vấn, có cha mẹ học sinh cho biết vì
mải mê làm ăn không kiểm soát việc đi học của con nên không biết con mình
trốn học đã 1 tuần, khi giáo viên chủ nhiệm đến nhà tìm hiểu thì gia đình mới
biết.
Việc nắm rõ tình hình học tập của con em ở trường là trách nhiệm của
các bậc cha mẹ. Qua khảo sát có 28,25% cha mẹ học sinh thường xuyên liên hệ
nhà trường để biết tình hình học tập của con, có 57,14% thỉnh thoảng thực hiện
và còn 14,61% cha mẹ học sinh rất ít khi hoặc chưa thực hiện. Số cha mẹ học
sinh không nắm rõ tình hình học tập của con ở trường tức là hoàn toàn khoán
trắng việc giáo dục con cho nhà trường.
Còn đến 45,78% cha mẹ học sinh ít khi hoặc chưa có thực hiện phối hợp
với các giáo viên để nâng cao chất lượng học tập của con. Đây là một hạn chế
lớn của nhiều cha mẹ học sinh, nhất là đối với cha mẹ các học sinh học còn
yếu, kém.
Đối với nhiều cha mẹ học sinh, việc hướng dẫn giúp con học tốt từng
môn học là một khó khăn. Kết quả khảo sát chỉ có 5,52% cha mẹ học sinh
thường xuyên hướng dẫn con học các môn, 17,86% thỉnh thoảng thực hiện, còn
76,62% rất ít khi hoặc chưa thực hiện. Chúng tôi cho rằng kết quả này phù hợp
với các trường ở vùng nông thôn vì trình độ của nhiều cha mẹ còn thấp, không
56
biết cách hướng dẫn hoặc quá bận rộn công việc nên không có thời gian chăm
sóc con cái.
b. Mức độ kiểm tra việc học tập của con
Khảo sát về mức độ cha mẹ kiểm tra việc học tập của con với kết quả
như sau trong bảng 2.16:
Bảng 2.16: Mức độ cha mẹ kiểm tra việc học tập của con
n = 308
Số lượng
Mức độ n % M
1. Hàng ngày đều kiểm tra 91 29,55
2. Thỉnh thoảng có kiểm tra. 149 48,37
3. Rất ít khi kiểm tra 45 14,61
4. Không kiểm tra 23 7,46
3,00
Biểu đồ biểu thị kết quả khảo sát ở bảng 2.16
* Nhận xét:
Tỉ lệ cha mẹ học sinh kiểm tra việc học tập của con hàng ngày chỉ chiếm
29,55%, thỉnh thoảng kiểm tra chiếm 48,37%. Tỉ lệ cha mẹ rất ít khi hoặc
không kiểm tra việc học tập của con chiếm đến 22,07%. Điểm trung bình các
mức độ này là 3,00. Điều này cho thấy còn một bộ phận cha mẹ chưa có nhận
thức cao về giáo dục và chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con.
không kiểm
tra 7,46%
ít khi kiểm
tra 14,61%
kiểm tra
hàng ngày
29,55%
thỉnh thoảng
kiểm tra
48,37%
57
Cần phải kiểm tra thì cha mẹ mới nắm được tình hình học tập của con và có
biện pháp quản lý con phù hợp.
Số cha mẹ ít khi hoặc không kiểm tra việc học tập của con có thể vì
nhiều lý do như không có thời gian, không quan tâm đến hoặc không biết cách
thức kiểm tra. Qua phỏng vấn một số cha mẹ học sinh, chúng tôi thấy rằng
những cha mẹ không kiểm tra việc học tập của con đa số là do bận rộn công
việc sinh kế gia đình. Những gia đình có khó khăn về kinh tế, cha mẹ phải lao
động vất vả nên ít có thời gian kiểm tra, hướng dẫn con cái học tập. Tuy nhiên
nếu cha mẹ có cách quản lý, giáo dục con phù hợp thì sẽ nâng cao được kết quả
học tập và rèn luyện của con.
c. Mức độ CMHS thực hiện một số biện pháp giáo dục con
Mỗi cha mẹ đều có những biện pháp giáo dục con mình mang sắc thái
riêng, chúng tôi khảo sát các cha mẹ học sinh về mức độ thực hiện một số biện
pháp giáo dục con và có kết quả như sau trong bảng 2.17:
Bảng 2.17: Mức độ CMHS thực hiện một số biện pháp giáo dục con
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng Rất ít khi
Không áp
dụng Biện pháp
SL % SL % SL % SL %
1. Trò chuyện trao đổi với
con 9 2,92 86 27,92 175 56,82 38 12,33
2. Giao cho con nhiệm vụ
phụ giúp công việc của
gia đình
121 39,29 169 54,87 18 5,84 0 00
3. Khen thưởng khi con
đạt điểm tốt 78 25,32 92 29,87 83 26,95 55 17,86
4. Trừng phạt khi con
phạm khuyết điểm 55 17,86 204 66,23 32 10,39 17 5,52
* Nhận xét:
Biện pháp trò chuyện trao đổi, nắm bắt tâm tư, tình cảm để thuyết phục,
giáo dục thường đem lại hiệu quả tốt, ngay cả đối với học sinh hoặc con em
58
mình. Qua khảo sát chỉ có 2,92% cha mẹ thường xuyên áp dụng biện pháp này
trong việc giáo dục con, số cha mẹ thỉnh thoảng áp dụng là 27,92% và còn lại
69,15% là ít khi và không áp dụng. Điều này cũng dễ hiểu vì nhiều cha mẹ học
sinh ở nông thôn chưa nắm bắt nhiều về tâm lý giáo dục, do đó vẫn còn có sự
cách biệt nhiều giữa cha mẹ và con cái.
Biện pháp giao nhiệm vụ cho con thực hiện một số công việc trong gia
đình được nhiều cha mẹ học sinh áp dụng ở các mức độ: thường xuyên là
39,29%, thỉnh thoảng là 54,87% và chỉ có 5,84% cha mẹ học sinh ít khi áp
dụng. Ở nông thôn các học sinh thường phải phụ giúp công việc trong nhà,
thậm chí nhiều em phải lao động cùng với cha mẹ trong công việc chính của
gia đình. Yêu cầu các em lao động phụ giúp gia đình cũng là một cách giáo dục
các em về tinh thần trách nhiệm đối với gia đình và rèn luyện những phẩm chất
tốt đẹp khác.
Về biện pháp khen thưởng hoặc trách phạt con cái, kết quả khảo sát có
25,32% cha mẹ học sinh thường xuyên khen thưởng khi con đạt điểm tốt ở
trường, 29,87% thỉnh thoảng áp dụng, 26,95% ít khi áp dụng và 21,10% không
áp dụng. Tỉ lệ cha mẹ thường xuyên trách phạt con khi phạm khuyết điểm là
17,86%, thỉnh thoảng là 66,23%, ít khi áp dụng là 10,39% và không áp dụng là
5,52%. Chúng ta thấy tỉ lệ cha mẹ ít khi và không khen thưởng con em cao hơn
là trách phạt. Phần nhiều các bậc cha mẹ ở vùng nông thôn thường ít biểu hiện
sự vui mừng, hài lòng về con em bằng những hình thức khen thưởng, nhưng
ngược lại khi con em phạm khuyết điểm thường hay la mắng, trừng phạt. Điều
này không tốt cho việc giáo dục trẻ.
d. Cách thức cha mẹ hướng dẫn con học tập
Khảo sát các cha mẹ học sinh về cách thức chủ yếu đã áp dụng để hướng
dẫn con học tập, kết quả như sau trong bảng 2.18:
59
Bảng 2.18: Cách thức cha mẹ hướng dẫn con học tập
Cách thức SL % Thứ bậc
1. Hướng dẫn con chủ động học. 181 58,77 1
2. Để con tự học theo ý mình. 67 21,75 2
3. Bắt con học theo quy định của cha mẹ. 60 19,48 3
308 100,00
* Nhận xét:
Hướng dẫn con chủ động học tập là cách thức quản lý việc học tập của
con đúng đắn nhất, tuy nhiên cũng chỉ có 58,77% cha mẹ học sinh áp dụng. Tỉ
lệ còn lại là để con học tùy ý mình (21,75%) và bắt con phải học theo quy định
của cha mẹ (19,48%). Theo kết quả khảo sát ý kiến của cha mẹ học sinh về
cách thức hướng dẫn con học tập (ở bảng 2.6) có 26,80% cho rằng nên để con
tự học tùy ý mình và thực tế (ở bảng 2.18) có 21,75% cha mẹ học sinh áp dụng
cách thức này. Điều này chứng tỏ còn nhiều cha mẹ học sinh chưa có cách thức
hướng dẫn con học tập đúng hoặc là để con tự học mà cha mẹ không hướng
dẫn gì cả.
Khi trao đổi với một số cha mẹ học sinh, có thể khẳng định rằng đa số
cha mẹ để con tự học theo ý mình như kết quả khảo sát là do cha mẹ không có
thời gian hoặc khả năng để hướng dẫn con học tập chứ không phải đây là một
cách thức tôn trọng việc tự học của con. Lứa tuổi học sinh THCS chưa thể tự ý
thức về học tập và có phương cách tự học tốt mà cần phải có sự hướng dẫn của
thầy cô và cha mẹ, nhưng cũng không được ép buộc các em học theo quy định
của mình mà chỉ nên hướng dẫn các em chủ động, sáng tạo và tự giác học tập.
Đây cũng là một trong những nguyên tắc giáo dục mà cha mẹ học sinh cần biết
để phối hợp với nhà trường thực hiện tốt, tránh sự mâu thuẫn giữa cách thức
hướng dẫn học sinh học tập ở nhà trường và ở gia đình.
60
e. Cách thức cha mẹ kiểm tra việc học tập của con
Để kiểm tra việc học tập của con, mỗi cha mẹ có cách thức riêng. Chúng
tôi đã khảo sát các cha mẹ học sinh về 3 cách thường dùng nhất, kết quả như
trong bảng 2.19 sau:
[
Bảng 2.19: Cách thức cha mẹ thường dùng nhất
để kiểm tra việc học tập của con
Mức độ n % Thứ bậc
1. Thường xem xét tập vở ghi chép của con. 217 70,45 1
2. Thường cho con làm bài tập hoặc khảo bài. 25 8,11 3
3. Thường chỉ nhắc nhở con học tập. 66 21,43 2
308 100,00
Biểu đồ biểu thị kết quả khảo sát ở bảng 2.19
* Nhận xét:
Đa số các cha mẹ học sinh kiểm tra việc học tập của con thường chỉ là
xem xét tập vở ghi chép của con, tỉ lệ này là 70,45%. Đối với một số cha mẹ
học sinh có trình độ, có thời gian và quan tâm kỹ đến việc học tập của con thì
thường kiểm tra chặt chẽ hơn như cho con làm thêm bài tập hoặc khảo bài, qua
khảo sát có 8,11% cha mẹ học sinh áp dụng biện pháp này. Còn lại 21,43% cha
mẹ học sinh chỉ nhắc nhở con học tập, không kiểm tra cụ thể.
2.2.2.4. Thực trạng quản lý việc CMHS phối hợp với nhà trường
a. Số lần CMHS gặp trao đổi với GVCN trong năm học 2005-2006
70,45
8,11
21,43
xemxét tập vở
cho bài tập hoặc khảo bài
chỉ nhắc nhở
61
Trong phiếu điều tra hỏi các cha mẹ học sinh đã gặp giáo viên chủ nhiệm
để trao đổi về việc giáo dục con mình mấy lần trong năm học 2005-2006 vừa
qua, kết quả như sau trong bảng 2.20:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVQLGD016.pdf