Trong gần hai chục năm qua, với chính sách đổi mới, kinh tế Việt Nam
đã có một bước tiến vượt bậc. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng kinh tế
hiện nay thì cũng phải mất hàng chục năm nữa ta mới đuổi kịp nền kinh
tế hiện tại của các nước xung quanh như Singapore và Thái Lan. Nguyên
nhân của sự yếu kém này phải chăng do sự nhìn nhận khác biệt giữa thế
giới và Việt Nam về đặc tính khoa học và nghệ thuật của công tác quản
lý sẽ được đề cập dưới đây?
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6049 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lý: Một khoa học và một nghệ thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quản lý: Một khoa học & một nghệ thuật
Khái niệm “nhà quản lý” (tiếng Anh - Manager) chỉ mới được dùng
nhiều ở Việt Nam khi chúng ta mở cửa hợp tác nhiều hơn với thế giới.
Trước đó, chúng ta vẫn quen gọi những nhà quản lý này với cái tên là
sếp, thủ trưởng, lãnh đạo… mà thoạt nghe đã thấy sự hiển hiện của chức
vụ và quyền lực nhiều hơn nghề nghiệp.
Nhà quản lý – Anh là ai? Trong các giáo trình, sách báo và tạp chí về
quản lý, có thể tìm thấy rất nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng nôm na
có thể hiểu rằng những người ở cương vị quản lý, dù ở các cấp độ khác
nhau đều là những người có nhiệm vụ dẫn dắt, lãnh đạo, hướng dẫn một
tổ chức hoàn thành một nhiệm vụ, một mục tiêu cụ thể mà một cá nhân
đơn lẻ không làm được.
Nói như vậy, nhà quản lý có thể là một anh đội trưởng đội bảo vệ cơ
quan, một chị tổ trưởng tổ vệ sinh đường phố, một công chức, viên chức
bình thường trong bộ máy quản lý nhà nước, một giám đốc doanh
nghiệp, nhà nước hay tư nhân, một vị bộ trưởng hay một ông thủ tướng
… Tất nhiên, mỗi lĩnh vực khác nhau lại đòi hỏi mỗi nhà quản lý phải có
những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và công cụ hỗ trợ quản lý khác
nhau.
Trên thực tế, công việc quản lý đã xuất hiện ngay từ khi con người
chuyển từ chế độ cộng sản nguyên thuỷ sang chế độ chiếm hữu nô lệ.
Tuy nhiên chỉ đến thế kỷ 17-18, khi sản xuất công nghiệp bắt đầu thay
thế sản xuất thủ công, phong kiến và khi giai cấp tư bản quan tâm nhiều
hơn đến lợi nhuận thì công tác quản lý và tác động của nó tới hiệu quả
sản xuất mới được quan tâm nghiên cứu.
Trong mấy thế kỷ gần đây, quản lý đã trở thành một công việc có tính
đặc thù, vì nó vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Đã là một khoa học thì
không thể không nghiên cứu, học hành bài bản và hệ thống mới hy vọng
trở thành nhà quản lý giỏi. Đã là một nghệ thuật thì không phải cứ học
thuộc lý thuyết quản lý là có thể trở thành nhà quản lý xuất sắc. Nghệ
thuật quản lý là cái gì đó thuộc về năng khiếu giống như năng khiếu hội
hoạ, năng khiếu âm nhạc, năng khiếu toán học, cái mà không phải ai khi
sinh ra cũng có, cái mà không phải cứ cần cù là bù được khả năng.
Yếu kém của Việt Nam
Trong gần hai chục năm qua, với chính sách đổi mới, kinh tế Việt Nam
đã có một bước tiến vượt bậc. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng kinh tế
hiện nay thì cũng phải mất hàng chục năm nữa ta mới đuổi kịp nền kinh
tế hiện tại của các nước xung quanh như Singapore và Thái Lan. Nguyên
nhân của sự yếu kém này phải chăng do sự nhìn nhận khác biệt giữa thế
giới và Việt Nam về đặc tính khoa học và nghệ thuật của công tác quản
lý sẽ được đề cập dưới đây?
Thứ nhất, hầu hết các nhà quản lý nước nhà, trước và sau bổ nhiệm làm
cán bộ quản lý rất ít được đào tạo bài bản, hệ thống về quản lý. Vì thế,
việc họ không nắm được các kiến thức, các kỹ năng thiết yếu của quản
lý cũng như các công cụ hỗ trợ hiện đại, và việc họ thường thực hành
quản lý bản năng, mò mẫm tuỳ theo hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân
cũng là điều dễ hiểu. Hậu quả của việc “trăm hoa đua nở” trong thực
hành quản lý là sự mất đồng bộ quản lý trong bản thân tổ chức song
hành cùng với sự mất đồng bộ của hệ thống quản lý tổ chức này với hệ
thống quản lý của tổ chức khác. Đây có lẽ là một trong các nguyên nhân
gây nên hiện tượng “trên bảo dưới không nghe” - sự mất kiểm soát giữa
các cấp quản lý mà ta thường nói đến?
Thứ hai, phần lớn các nhà quản lý trong lĩnh vực công của Việt Nam
thường xuất thân từ cán bộ chuyên môn thuần tuý. Đó là các nhà nghiên
cứu, các kỹ sư của đủ ngành nghề: xây dựng, cơ khí, công nghệ, kỹ thuật
… các cử nhân kinh tế, văn hoá, xã hội, các GS, PGS … hoặc là từ
những cán bộ trưởng thành từ một công việc nào đó cụ thể. Họ được bổ
nhiệm làm lãnh đạo - nhà quản lý chủ yếu do có thành tích xuất sắc
trong chuyên môn chứ không nhất thiết vì họ có khả năng lãnh đạo. Do
đặc thù của công tác quản lý là điều hành tổ chức, là làm việc với con
người, khác xa với việc làm chuyên môn tương đối độc lập nên việc bổ
nhiệm tréo giò như vậy có thể làm mất đi một nhà khoa học, một nhà
chuyên môn giỏi để đổi lấy một nhà quản lý nhàng nhàng. Thực tế cho
thấy, một nhà toán học nổi tiếng chưa chắc đã là một viện trưởng viện
toán học tốt. Một kỹ sư xây dựng có nhiều sáng kiến, cải tiến, phát minh
trong xây nhà, xây cầu chưa chắc đã là một giám đốc công ty xây dựng
giỏi.
Trong lĩnh vực tư nhân, việc trở thành nhà quản lý còn dễ hơn nhiều.
Chỉ với số vốn không lớn, bất kỳ ai cũng có thể trở thành giám đốc một
công ty trách nhiệm hữu hạn, một ông chủ của doanh nghiệp tư nhân nào
đó mà chẳng cần biết mình có đủ năng lực quản lý hay không. Hậu quả
là chỉ sau một thời gian hoạt động, công ty của ông giám đốc này làm ăn
thua lỗ, phá sản kéo theo bao hệ luỵ kinh tế - xã hội khác.
Một nhà quản lý ở bất kỳ một lĩnh vực nào, cấp độ nào muốn trở thành
nhà quản lý giỏi, ngoài năng khiếu bẩm sinh không thể không nắm vững
năm kỹ năng quản lý tối thiểu, đó là xây dựng kế hoạch, xây dựng tổ
chức, sử dụng nhân lực, lãnh đạo và kiểm soát. Để làm tốt năm kỹ năng
nêu trên, các nước phát triển, các công ty đa quốc gia hiện nay với
những tiến bộ như vũ bão trong khoa học kỹ thuật, đặc biệt là trong công
nghệ thông tin, đã phát minh ra những công cụ hỗ trợ rất hữu hiệu và
hiện đại. Rất tiếc các công cụ này còn rất xa lạ với hầu hết các nhà quản
lý Việt Nam. Gần đây có một tờ báo đưa tin rằng 90 % GS, PGS của
Việt Nam sống ở Hà Nội, trong số này 60 % không sử dụng máy vi tính.
Khi GS và PGS, những nhà khoa học đầu ngành của đất nước còn ngại
thích ứng với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, khó có thể hy vọng
những nhà quản lý sẽ có thói quen tiếp cận, học hỏi những kiến thức
quản lý và công cụ trợ giúp hiện đại.
Một điều khá “thú vị” khác mà các nhà quản lý Việt Nam đã, đang và sẽ
phải đối mặt trong thời gian tới, đó là ở các nước, quản lý là một nghề
giống như những nghề khác chứ không phải là một chức vụ. Nghề quản
lý giống như nghề bác sĩ, kỹ sư xây dựng, kỹ sư cơ khí, … và trong quản
lý lại chia ra thành nhiều lĩnh vực khác nhau như: quản lý tài chính, quản
lý kinh tế, quản lý khoa học - kỹ thuật, quản lý môi trường, quản lý văn
hoá, quản lý công, tư … Thành ngữ “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” của
người xưa đúng cho mọi nghề kể cả nghề quản lý. Muốn làm quản lý
giỏi, ngoài năng khiếu trời cho, còn phải học hỏi rất hệ thống, nghiêm
túc, phải tâm huyết, trăn trở với nghề mới mong giỏi quản lý. Ở Việt
Nam, quản lý công không phải một nghề mà là một chức vụ, vì thế các
nhà quản lý của Việt Nam có thể chuyển từ lĩnh vực này sang lĩnh vực
khác một cách dễ dàng, hôm nay ở ngành này, ngày mai đã ở ngành
khác … Có thể vì thế mà hầu hết các nhà quản lý công của chúng ta
thường khó đưa ra các chỉ đạo cụ thể, khó đưa ra những quyết định có
tính đột phá?
Xét theo khía cạnh sản phẩm, quản lý là một nghề có tầm quan trọng đặc
biệt vì sản phẩm của quản lý là sản phẩm của một tổ chức có từ vài
người cho tới hàng chục triệu người tham gia tạo thành. Chất lượng quản
lý sẽ quyết định chất lượng sản phẩm của tổ chức, vì vậy nếu không có
khả năng quản lý xin đừng làm quản lý vì sẽ gây tác hại cho rất nhiều
người.
Hãy trả quản lý về đúng chỗ của nó
Có thể kể ra hàng loạt khác biệt nữa giữa văn hoá quản lý của thế giới
và Việt Nam trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay như khả năng ra
quyết định, các vấn đề trách nhiệm cá nhân - trách nhiệm tập thể, các
vấn đề khoa học, kỹ thuật, văn hoá, ngôn ngữ, hệ thống pháp lý …. Tuy
nhiên, sự khác biệt lớn nhất làm cho kinh tế Việt Nam chậm phát triển
có lẽ là do: Thứ nhất, ở Việt Nam quản lý chưa được coi là một khoa
học để từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý cho các
nhà quản lý một cách bài bản, hệ thống trước cũng như trong quá trình
làm quản lý; Và thứ hai, quản lý không được coi là một nghệ thuật để
từ đó có biện pháp phát hiện, lựa chọn và bổ nhiệm những người có
năng lực quản lý thực sự vào cương vị quản lý. Nếu sự khác biệt này
sớm được khắc phục, nó sẽ góp phần đáng kể rút ngắn sự tụt hậu của
nền kinh tế Việt Nam so với nền kinh tế thế giới./.
Pi C&E - Tạp chí Nhà quản lý Số 26 (8/2005)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan_ly1_2382.pdf