Cổ phiếu có 2 loại phổ biến: cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi. Cổ phiếu ưu đãi (preferred stock), còn gọi là cổ phần ưu đãi, được ưu tiên phân bổ cổ tức và tài sản trước cổ phiếu phổ thông (common stock). Trong một số trường hợp, cổ phiếu ưu đãi còn có các quyền bỏ phiếu đặc biệt hơn so với cổ phiếu phổ thông như được quyền bỏ phiếu với các quyết định hợp nhất và mua lại, hay được quyền từ chối mua cổ phần đầu tiên (khi doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu, người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi có quyền mua thêm với số lượng tối đa trước khi từ chối và nhường quyền mua cho người nắm giữ cổ phiếu phổ thông).
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1767 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lý Ngân quỹ và chứng khoán ngắn hạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3. Quản lý Ngân quỹ và chứng khoán ngắn hạn
3.3.1.Quản lý Ngân quỹ
3.3.1.1. Khái niệm
Ngân quỹ là khoản chênh lệch giữa thực thu ngân quỹ và thực chi ngân quỹ tại một thời điểm nhất định của doanh nghiệp. Quản lý ngân quỹ liên quan đến các dòng tiền vào ra doanh nghiệp, quản lý mức cân đối tiền trong quỹ. Vậy: Quản lý ngân quỹ là sự tác động của các chủ thể trong doanh nghiệp lên các khoản thực thu và thực chi bằng tiền nhằm thay đổi mức tồn quỹ thực tế của doanh nghiệp sao cho ngân quỹ của doanh nghiệp sao cho ngân quỹ doanh nghiệp đạt mức tối ưu nhằm tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu và đảm bảo khả năng chi trả của doanh nghiệp trong từng thời kỳ trong điều kiện biến động của môi trường.
- Thực chi ngân quỹ: là những khoản doanh nghiệp thực chi ra trong kỳ, có thể bằng tiền, chuyển khoản hoặc các chứng khoán có giá trị như tiền. Thực chi ngân quỹ bao gồm các khoản: phải trả nhà cung cấp, chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản và những khoản khác mà doanh nghiệp không thực sự phải chi. Thực chi ngân quỹ được phân chia theo các hoạt động: thực chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thực chi cho hoạt động tài chính, thực chi cho hoạt động bất thường.
- Thực thu ngân quỹ: là những khoản doanh nghiệp thực thu được trong kỳ có thể bằng tiền hoặc bằng chuyển khoản. Thực thu ngân quỹ không bao gồm những khoản: chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản, các khoản phải thu khách hàng, khấu hao tài sản cố định…Thực thu ngân quỹ được hình thành từ các nguồn sau: Thực thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, thực thu từ hoạt động tài chính, thực thu từ hoạt động bắt thường.
Đặc điểm của ngân quỹ
Là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất ( tính lỏng ), khả năng thanh toán cao nhất
Việc quản lý và sử dụng tiền mặt gắn liền với việc quản lý và sử dụng các loại chứng khoán có tính thanh khoản cao.
Từ những phân tích trên về ngân quỹ cho thấy rằng nhà quản lý tài chính trong doanh nghiệp cần phải quan tâm đến quản lý ngân quỹ.
3.3.1.2. Tầm quan trọng của quản lý ngân quỹ
Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh doanh và chu kỳ tiền mặt, giữa chu kỳ trả tiền và chu kỳ chờ thu tiền là lý do quan trọng khiến các doanh nghiệp phải quản lý ngân quỹ.
- Đảm bảo cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong khoảng thời gian doanh nghiệp đã trả tiền cho nhà cung cấp nhưng chưa thu được tiền của khách hàng.
- Dự phòng cho những khoản bất thường ( gặp rủi ro ..) Doanh nghiệp giữ tiền vì động lực dự phòng, nhằm ngăn ngừa khả năng thu chi tiền trong tương lại biến động không thuận lợi sẽ dẫn đến tình trạng không đảm bảo được khả năng thanh toán. Chi phí cho việc lập dự phòng những biến động bất thường đó chính là khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể kiếm được nếu sử dụng khoản tồn quỹ đó vào kinh doanh. Lượng tồn quỹ lớn hay nhỏ phụ thuộc vào tổn thất mà doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu khi xảy ra rủi ro.
- Giữa ngân quỹ, vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động ròng có mối quan hệ mật thiết, nếu thay đổi một trong 3 yếu tố còn lại cũng sẽ thay đổi theo và tác động tới toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.
Vốn lưu động ròng ( Net working Capital – NWC) là phần nguồn dài hạn được sử dụng để tài trợ cho tài sản lưu động. Là phần chênh lệch giữa tài sản lưu động và nguồn ngắn hạn hoặc giữa nguồn dài hạn với tài sản cố định.
NWC = tài sản lưu động – nguồn ngắn hạn
NWC = nguồn dài hạn – tài sản cố định
Nhu cầu vốn lưu động ròng là lượng vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp cần để tài trợ cho một phần tài sản lưu động ( hàng tồn kho và cách khoản phải thu).
Nhu cầu VLĐ ròng = tồn kho và các khoản phải thu – nợ ngắn hạn
Ngân quỹ = VLĐ ròng – nhu cầu VLĐ ròng
3.3.1.3. Nội dung quản lý ngân quỹ
Quản lý ngân quỹ giúp doanh nghiệp xác định được luồng tiền ra vào, các khoản phải thu, dự báo các luồng thu, phải trả phát sinh trong kỳ đồng thời lập kế hoạch tài chính ngắn hạn, dự báo luồng thu, chi bằng tiền phát sinh trong các tháng, nhu cầu và khả năng tiền mặt để chủ động đầu tư hoặc huy động vốn.
Nội dung của quản lý ngân quỹ được thực hiện thông qua việc nghiên cứu theo trình tự những vấn đề sau:
Doanh nghiệp có những khoản nào thực thu?
Doanh nghiệp có những khoản nào thực chi?
Lập dự toán nhu cầu tiền như thế nào?
Xác định mức tồn quỹ tối ưu như thế nào?
Làm thế nào để lập được kế hoạch quản lý ngân quỹ?
Nội dung bao gồm:
a. Thu ngân quỹ doanh nghiệp
- Thực thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh ( trong đó có cả thuế gián thu): Thu tiền bán hàng trong kỳ ( giá thành sản phẩm và thuế gián thu: tiêu thụ đặc biệt, giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu..); thu tiền nợ tiền hàng kỳ trước của khách hàng; thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh khác…
- Thực thu từ hoạt động tài chính: thu vốn gốc và lãi đầu tư vào các đơn vị khác, thu tiền lãi hoặc tiền bán chứng khoán ngắn hạn và dài hạn. Tiền thu do các chủ sở hữu góp vốn, thu lãi hoặc vốn gốc của các khoản doanh nghiệp cho vay từ các quỹ nhàn rỗi, thu lãi hoặc gốc tiền gửi trong kỳ,,,,
- Thực thu từ hoạt động bất thường bao gồm: các khoản nợ phải trả nhưng không còn chủ nợ, tài sản thừa doanh nghiệp được hưởng, hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi và giảm giá tồn kho, tiền thu do khách hàng, đối tác vi phạm hợp đồng, tiền thu do nhượng bán, thanh lý tài sản cố địn, các khoản nợ khó đói nay đòi được và các khoản thu nhập khác…
b. Chi ngân quỹ doanh nghiệp
- Thực chi cho hoạt động tài chính:
Chi hoạt động đầu tư, tiền lỗ do kinh doanh, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán.
Chi trả vốn gốc ngân hàng
Lỗ do chênh lệch tỷ giá
Chi phí tham gia góp vốn liên doanh và tiền lỗ góp vốn liên doanh
Chi phí khác của hoạt động tài chính
- Thực chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh:
Chi tiền mua hàng trong kỳ: khoản thực chi mua hàng hay trả trước tiề hàng trong kỳ.
Chi mua hàng kỳ trước
Chi đầu tư cơ bản ( chi đầu tư tài sản cố định)
Trả lãi vay ngân hàng
Chi phí tiền thanh toán cho tiền lương, các chi phí quản lý, chi phí bán hàng và chi phí thuê ngoài.
Chi thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.
- Thực chi cho hoạt động bất thường
Chi thanh lý nhượng bán TSCĐ kể cả giá trị còn lại
Tiền doanh nghiệp phải nộp phạt do vi phạm cam kết hợp đồng
Các khoản mất tài sản doanh nghiệp chịu
c. Dự toán nhu cầu tiền
Cần phải dự toán tiền thu vào ngân quỹ. Tiền thu vào ngân quỹ bắt nguồn từ doanh thu bán hàng được dự toán theo các tháng, quỹ của năm. Doanh thu trở thành các khoản phải thu trước khi trở thành tiền. Mỗi khách hàng được doanh nghiệp áp dụng thời gian trả tiền trung bình khác nhau. Phần lớn các doanh nghiệp đều cố gắng xác định thời gian trung bình để khách hàng của họ trả tiền cho các hóa đơn. Từ đó dự đoán được bao nhiêu phần trăm doanh thu trong quý sẽ chuyển thành tiền và bao nhiêu phần trăm chuyển thành tiền ở quý sau.
Các khoản phải thu cuối quý
=
Các khoản phải thu đầu quý
+
Doanh thu trong quý
-
Tiền bán hàng đã thu được trong kỳ
Sau khi dự toán được tiền thu vào ngân quỹ, nhiệm vụ tiếp theo là cần dự toán được những khoản chi ra từ ngân quỹ. Từ đó nhà quản lý sẽ thấy được ngân quỹ dự toán của doanh nghiệp sẽ thặng dư hay thâm hụt so với mức tồn quỹ tối ưu để ra quyết định doanh nghiệp có nên vay thêm hay không?
d. Xác định mức tồn quỹ tối ưu
Gọi Cb là chi phí phải chịu khi mua hay bán chứng khoản
T là tổng mức tiền mặt dự định cần đến trong năm.
i là tỷ lệ sinh lời cơ hội của Chứng khoán ( lãi suất )
M là mức tồn quỹ tối ưu
Ta có:
M*=
2xTxCb
i
e. Lập kế hoạch ngân quỹ
- Khi mức tồn quỹ của doanh nghiệp vượt quá mức tồn quỹ tối ưu, trong ngân quỹ của doanh nghiệp sẽ có một khoản tồn quỹ nhàn rỗi. Vậy nhà quản lý sẽ làm gì với khoản tiển quỹ nhàn rỗi?
Đầu tư vào chứng khoán dễ bán trên thị trường chứng khoán và các giấy tờ có giá khác ( tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, hợp đồng mua lại...)
Góp vốn liên doanh với các đơn vị khác
Cung cấp các khoản tín dụng thương mại cho người mua: là việc bán hàng cho khách hàng nhưng không đòi hỏi thu tiền nhanh.
- Các nguồn tài trợ cho nhu cầu tiền mặt dương của doanh nghiệp: huy động từ nhiều nguồn khác nhau.
Tín dụng thương mại: phát sinh một cách tự nhiên trong quá trình mua bán hàng hóa, đich vụ.......
Tín dụng ngân hàng: là khoản tín dụng mà doanh nghiệp yêu cầu ngân hàng cung cấp để đáp ứng cho nhu cầu tiền mặt phát sinh trong kỳ mới.
Bán các chứng khoán dễ bán, giấy tờ có giá...........
3.3.2. Quản lý chứng khoán ngắn hạn
3.3.2.1. Khái niệm
Chứng khoán ngắn hạn là các công cụ tài chính có tính thanh khoản cao ( khả năng chuyển đổi ra thành tiền) có thời hạn dưới 1 năm.
3.3.2.1. Nội dung chứng khoán ngắn hạn
Chứng khoán đầu tư ngắn hạn bao gồm:
Trái phiếu kho bạc
Thòa thuận nhận Ngân hàng ( giấy xác nhân của ngân hàng)
Các loại chứng khoán mua theo thỏa thuận mua lại
Chứng chỉ tiền gửi có thể giao dịch được
Do đó cần quản lý chứng khoán ngắn hạn hợp lý, đảm bảo khả năng chuyển ra thành tiền, đáp ứng nhu cầu về vốn, đồng thời tạo ra lợi nhuận cao.
3.3.2.2. Quản lý chứng khoán ngắn hạn
Để quản lý chứng khoán ngắn hạn có hiệu quả ta quản lý thông qua các công cụ tài chính: cổ phiếu, trái phiếu kho bạc, thương phiếu, thuận nhận ngân hàng,Chứng chỉ tiền gửi, ...
a. Cổ phiếu
Cổ phiếu là công cụ tài chính doanh nghiệp có thể sử dụng để huy động vốn. Cổ phiếu thể hiện quyền sở hữu một phần doanh nghiệp.
Tài trợ tài chính cho doanh nghiệp thông qua phát hành và bán cổ phiếu được gọi là tài trợ vốn cổ phần. Doanh nghiệp có thể huy động vốn tài trợ cổ phần với hình thức đơn lẻ, cá nhân (private placement) hoặc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (Initial Public Offering-IPO).
Cổ phiếu có 2 loại phổ biến: cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi. Cổ phiếu ưu đãi (preferred stock), còn gọi là cổ phần ưu đãi, được ưu tiên phân bổ cổ tức và tài sản trước cổ phiếu phổ thông (common stock). Trong một số trường hợp, cổ phiếu ưu đãi còn có các quyền bỏ phiếu đặc biệt hơn so với cổ phiếu phổ thông như được quyền bỏ phiếu với các quyết định hợp nhất và mua lại, hay được quyền từ chối mua cổ phần đầu tiên (khi doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu, người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi có quyền mua thêm với số lượng tối đa trước khi từ chối và nhường quyền mua cho người nắm giữ cổ phiếu phổ thông).
b. Trái phiếu kho bạc
Trái phiếu kho bạc là những trái phiếu chiết khấu có thời hạn ngắn tượng trưng một nghĩa vụ của chính phủ đối với trái chủ. Trái phiếu kho bạc hoàn toàn không có rủi ro phá sản, được lưu hành rộng rãi và có tính thanh khoản cao, có thể chuyển đổi nhanh trên thị trường. Do đó trái phiếu kho bạc được coi là công cụ tài chính an toàn nhất, có ưu thế nhất so với các loại hình tài sản khác trên thị trường tài chính.
Trái phiếu kho bạc được trao đổi trên thị trường có tính cạnh tranh cao, tính thanh khoản cao cho phép nhà đầu tư bán chúng một cách nhanh chóng để thỏa mãn nhu cầu tiền mặt. Lợi nhuận thu được do đầu tư vào trái phiếu kho bạc thường được miễn thuế.
Thương phiếu
Thương phiếu là một giấy hẹn nợ không có đảm bảo, có thời hạn đáo hạn cố định, được bán với giá chiết khấu hay dưới hình thức không ghi lãi suất.
Thời hạn của thương phiếu thường là từ 20 – 45 ngày. Các loại thương phiếu thường không được mua bán trực tiếp trên thị trường thứ cấp nên tính thanh khoản có một số hạn chế nhất định. Hầu hết các nhà đầu tư thường giữ chúng cho tới khi đáo hạn.
Thuận nhận ngân hàng
Thuận nhận ngân hàng là một hối phiếu có thời hạn, trên đó ghi rõ tổng số tiền sẽ được ngân hàng thuận nhận, nó nhận trách nhiệm thanh toán khi hối phiếu này đáo hạn.
Thuận nhận ngân hàng chủ yếu được sử dụng tài trợ cho các giao dịch thương mại quốc tế và tồn trữ hàng hóa. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp chúng cũng được sử dụng giao dịch trong nước.
d. Chứng chỉ tiền gửi có thể giao dịch được ( Negotiable certificates of deposit – CD)
Chứng chỉ tiền gửi có thể giao dịch được trên thị trường tiền tệ là khoản tiền ký thác tại một ngân hàng có lãi suất cố định và thời gian đáo hạn ấn định trước. Tiền lãi CD thường được trả cùng vốn gốc ở thời điểm đáo hạn, thời hạn của CD thường kéo dài từ 14 ngày đến 12 tháng.
Các loại chứng chỉ tiền gửi có thể giao dịch được có thể đem lại cả rui ro thanh khoản cũng như rủi ro tín dụng cho các nhà đầu tư. Rủi ro tín dụng liên quan đến nguy cớ phá sản của ngân hàng phát hành loại CD đó. Rủi ro thanh khoản xuất phát từ thực tế là khi người chủ sở hữu muốn bán trong khi đó người mua không sẵn sàng mua chúng. Mức độ rủi ro của các loại chứng chỉ tiền gửi được phản ánh qua sự chênh lệch về tỉ lệ sinh lời giữa chúng và trái phiếu kho bạc.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan_ly_ngan_quy_va_chung_khoan_ngan_han_4716.doc