A. Lời nói đầu 1
B. Nội dung chính 2
I. Lý luận chung về công nghệ và chuyển giao công nghệ 2
1. Khái niệm công nghệ và chuyển giao công nghệ 2
1.1Khái niệm về công nghệ 2
1.2 nguồn gốc của công nghệ 5
1.3 Khái niệm chuyển giao công nghệ 6
1.4 Nội dung của chuyển giao công nghệ 6
2. Các luồng và các hình thức chuyển giao công nghệ 8
2.1 Các luồng chuyển giao công nghệ 8
2.2 Các hình thức chuyển giao công nghệ 8
2.3 thị trường chuyển giao công nghệ quốc tế 9
3. Tác động của chuyển giao công nghệ vào nền kinh tế 9
3.1. Tác động đối với công tình trạng nhận công nghệ 10
3.2. Tác động đối với quốc gia nhận công nghệ 10
3.3. Tác động đối với Bên cung cấp 11
4. Tính tất yếu của chuyển giao công nghệ 12
II. Quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giao công nghệ 13
1. Nhà nước ban hành các quy định pháp lý và thực hiện bảo hộ đối với các công nghệ 13
2. Nhà nước đưa ra các biện pháp bảo vệc1 chủ thể của hoạt động chuyển giao công nghệ 13
3. Nhà nước thực hiện vai trò định hướng 15
III. Thực trạng công nghệ và chuyển giao công nghệ tại Việt Nam 16
1. Tình hình công nghệ và chuyển giao công nghệ ở Việt Nam trước những năm đổi mới đến năm 1995 16
2. Tình hình công nghệ và chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài từ năm 1995 đến nay 19
2.1 Về trình độ công nghệ của sản xuất 21
2.2 Về trang thiết bị 21
2.3 Về sản phẩm và chất lượng sản phẩm 23
2.4 Về trình độ quản lý sản xuất kinh doanh 24
2.5 Những mặt còn tồn tại 25
IV. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài 27
1.Hoàn thiện và đảm bảo hiệu lực của các chính sách đầu tư nước ngoài 27
2. Xây dựng cơ sở vật chất và đào tạo đội ngũ lao động 28
3. Nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc chuyển giao công nghệ 30
Kết luận 32
Tài liệu tham khảo
36 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1390 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giao công nghệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chóng có được một loại sản phẩm mới mà không phải gánh chụi rủi ro do nghiên cứu và phát triển, có được kỹ năng công nghệ mới và đội ngũ lao động của công ty được đào tạo thêm những lĩnh vực mới, được đối thoại thường xuyên với người có kinh nghiệm trong việc chuyển giao công nghệ, có điều kiện để thiết lập các quan hệ với các công ty nước ngoài...Thông qua đó mà đạt được những tiến bộ về thương mại và kỹ
thuật, tiếp cận với các sáng kiến, cải tiến mới trên thế giới.
Tác động tiêu cực:
Sự tiến bộ về kỹ thuật thường đi đôi với sự lệ thuộc,không làm chủ được công nghệ tiếp nhận, có thể bị thất bại về kỹ thuật, thương mại do có sự kém cỏi của bên cung cấp công nghệ như không có kinh nghiệm cần thiết trong chuyển giao công nghệ đó, thiết bị chuyển giao đến chậm, đánh giá sai về thị trường, đánh giá sai về giá trị của công nghệ gây thiệt hại không đáng có cho doanh nghiệp, tiếp nhận công nghệ không phù hợp, Bên chuyển giao không thực hiên theo đúng thoả thuận trong hợp đồng, doanh nghiệp có những sơ hở bị bên nước ngoài lợi dụng...
3.2. Đối với quốc gia nhận công nghệ
Tác động tích cực:
Các quốc gia nhận công nghệ sẽ có cơ hội để nâng cao năng suất lao động, giải quyết thêm việc làm, từ đó góp phần tăng thêm thu nhập quốc dân.
Giảm nguy cơ đói nghèo và tụt hậu của các nước tiếp nhận. Chính phủ có thể tiết kiệm được ngoại tệ thông qua việc sản xuất ra sản phẩm thay thế nhập khẩu, phát triển thêm các ngành nghề mới và tăng thêm thu nhập của chính phủ, tạo điều kiện sử dụng các nguyên vật liệu ở trong nước để phát triển công nghiệp, tạo điều kiện để phát triển kỹ năng lao động và tạo môi trường tốt cho đầu tư nước ngoài.
Những tác động tiêu cực:
Các quốc gia tiếp nhận công nghệ có thể tiếp nhận phải công nghệ gây ô nhiễm môi trường, công nghệ đòi hỏi quá nhiều vốn, chi phí quá nhiều ngoại tệ do đòi hỏi trang bị và nguyên liệu nước ngoài. Sử dụng quá nhiều năng lượng, không phù hợp với điều kiện tự nhiên và trình độ phát triển của địa phương, nhập khẩu trùng lặp...
3. 3. Tác động đối với bên cung cấp:
Tác động tích cực:
Bên cung cấp công nghệ có cơ hội để cải tiến và làm thích ứng công nghệ với điều kiện nước sở tại (điều kiện tự nhiên) tăng thu nhập từ việc bán công nghệ, nguyên vật liệu, các phụ tùng thay thế, từ trợ giúp kỹ thuật và các dịch vụ khác mà không cần sản xuất sản phẩm, sử dụng lao động rẻ và lành nghề, tài nguyên địa phương, thông qua đó mà giảm chi phí sản xuất, tiếp cận nhanh chóng các thi trường mới, tạo ra uy tín khách hàng mới, thâm nhập lẫn nhau về công nghệ, mở đường vào các thị trường được bảo hộ...
Tác động tiêu cực:
Bên cạnh những tác động tích cực, hoạt động chuyển giao công nghệ gây ra không ít rủi ro đối với bên cung cấp công nghệ. Đó là tăng thêm tình trạng cạnh tranh do có thêm những đối thủ cạnh tranh mới có thể nguy hại đối với nhãn hiệu sản phẩm của bên cung cấp, giảm bớt các tiếp xúc với khách hàng do không bán sản phẩm, các bí quyết công nghệ được chuyển giao càng nhiều thì nó trở thành phổ biến trong quần chúng, thời kỳ hoàng kim của công nghệ càng ngắn đi.
4. Tính tất yếu của chuyển giao công nghệ
Chuyển giao công nghệ là một tất yếu khách quan, do các lý do cơ bản sau đây:
Do sự phát triển không đều về lực lượng sản xuất và khoa học công nghệ giữa các quốc gia.
Do đòi hỏi của thực tiễn công nghệ trong quá trình hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và toàn cầu và nhu cầu phát triển ở từng quốc gia.
Do sự phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc đã chia cắt quá trình nghiên cứu cơ bản với quá trình ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.
Do mức độ rủi ro và các yêu cầu có tính chất điều khiện của quá trình nghiên cứu cơ bản quá cao làm cho các quốc gia không thể thực hiện được các hoạt động nghiên cứu cơ bản trong hầu hết các lĩnh vực cần thiết.
Do sự phát triển của cơ chế thị trường đòi hỏi các quốc gia phải tính toán xem đi theo con đường nào thì có hiệu quả hơn.
Do vòng đời của công nghệ trên một thị trường nhỏ ngày càng ngắn lại nên các chủ thể có công nghệ đều phải tìm cách chuyển giao nó sang các thị trường khác để kéo dài chu kỳ sống của nó một cách hợp lý, tạo thành các làn sóng công nghệ trên thị trường thế giới.
Việc chuyển giao công nghệ vào một nước có thể thực hiện bằng nhiều con đường như thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế... Xong ngày nay, đầu tư quốc tế là con đường phổ biến của chuyển giao công nghệ, nó là hoạt động tất yếu của các nước đang phát triển trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Các quốc gia đang phát triển luôn luôn có những thay đổi trong chính sách đầu tư quốc tế của mình để thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài, qua đó thu được những công nghệ cần thiết cho quá trình phát triển đất nước.
II. Quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giao công nghệ.
Như chúng ta đã biết, công nghệ là loại hàng hoá ngày càng có vai trò quốc tế trên thị trường công nghệ và là phương tiện để kinh doanh. Các chủ thể tham gia vào kinh doanh là các công ty doanh nghiệp tư nhân...Vì vậy, cũng như các hoạt động kinh doanh khác, hoạt động chuyển giao công nghệ cũng đòi hỏi phải có sự quản lý của nhà nước. Mặc dù không can thiệp trực tiếp vào kinh doanh, nhưng vai trò của nhà nước trong chuyển giao công nghệ là hết sức quan trọng.
Quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh nói chung có nội dung nhiều mặt: Từ kiểm kê, dự báo, định hướng, điều tiết, thúc đấy, hỗ trợ chủ yếu bằng các công cụ là chính sách và luật pháp. Trong hoạt động chuyển giao công nghệ, nội dung quản lý nhà nước được thể hiện trên các mặt chủ yếu sau đây:
1. Nhà nước ban hành các quy định pháp lý và thực hiện bảo hộ đối với các công nghệ.
Phần lớn việc chuyển giao công nghệ là chuyển giao tài sản vô hình. Quyền sở hữu đối với các tài sản vô hình phải được và chỉ có thể thiết lập bằng sự bảo hộ của nhà nước. Việc bảo hộ được thực hiện thông qua các thủ tục như đăng ký, xét nghiệm, công nhận, công bố cho phép sử dụng các quyền sở hữu đã được luật pháp thừa nhận, xét sử và áp dụng chế tài đối với các vi phạm do pháp luật quy định. Chỉ khi nào nhà nước làm tốt việc bảo hộ mới làm cho Bên có công nghệ “yên tâm” và có thể bảo đảm được quyền lợi cho cả nước mua lẫn nước bán.
2. Nhà nước đưa ra các biện pháp bảo vệ các chủ thể của hoạt động chuyển giao công nghệ .
Nhà nước phải có các giải pháp để bảo vệ lợi ích của cả nước bán lẫn nước mua và lợi ích của quốc gia, đặc biệt là quốc gia và các công ty tiếp nhận công nghệ. Để thực hiện vai trò này, Nhà nước phải đặt ra các yêu cầu cơ bản đối với các công nghệ được chuyển giao vào nước tiếp nhận và quy định các vấn đề hoặc ràng buộc không được đưa vào hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Về yêu cầu đối với các công nghệ được chuyển giao, căn cứ các giai đoạn phát triển khác nhau của đất nước mà Nhà nước đưa ra các yêu cầu cụ thể cho phù hợp với điều kiện, trình độ của từng giai đoạn. Chẳng hạn như trong giai đoạn hiện nay, Nhà nước ta đặt ra các yêu cầu đối với các công nghệ được chuyển giao và Việt Nam như sau:
Môt là, công nghệ tạo ra sản phẩm mới và cần thiết tại Việt Nam hoặc sản xuất ra hàng xuất khẩu.
Hai là, công nghệ được chuyển giao cho phép nâng cao tính năng kỹ thuật, năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm.
Balà, công nghệ phải tiết kiệm nguyên liệu, khai thác hợp lý và sử dụng có hiệu quả tài nguyên lao động, tạo công ăn việc làm.
Bốn là, không gây những tác hại làm ảnh hưởng đến môi trường như: Ô nhiễm đất, nước, không khí, gây hại cho hệ động thực vật, làm mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng xấu tới môi trường dân cư về mặt văn hoá và xã hội.
Năm là, công nghệ được chuyển giao phải bảo đảm an toàn lao động, và điều kiện lao động cho nước lao động. Nếu chưa bảo đảm phải trình bày chi tiết các giải pháp phòng ngừa cụ thể trong hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Đối với Bên tiếp nhận công nghệ Nhà nước cũng quy định các trường hợp không được đưa vào hợp đồng chuyển giao công nghệ cho dù hai bên đã thoả thuận nhằm bảo vệ những quyền lợi chính đáng của Bên tiếp nhận:
Một là, buộc Bên tiếp nhận công nghệ phải mua hoặc phải tiếp nhận có điều kiện từ Bên cung cấp công nghệ những vật liệu tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, xe cộ...), sản phẩm trung gian, lao động giản đơn. Nếu trường hợp do yêu cầu của công nghệ cần có những đảm bảo đặc biệt về các vấn đề trên thì phải kèm theo giải trình chi tiết và phải được cả hai bên đều chấp thuận.
Hai là, buộc Bên nhận công nghệ phải chấp nhận và tuân theo một số hạn mức nhất định về:
+ Quy mô sản xuất, số lượng sản phẩm cho một thời hạn nhất định.
+ Giá cả, khối lượng và phạm vi tiêu thụ sản phẩm.
+ Chọn đại lý tiêu thụ sản phẩm hoặc đại diện thương mại của Bên nhận công nghệ, kể cả cơ chế hoạt động và quan hệ giữa Bên nhận công nghệ và các đại diện này.
+ Hạn chế thị trường xuất khẩu của Bên nhận công nghệ. Như quy định thị trường bắt buộc xuất khẩu, thị trường không được xuất khẩu, khối lượng và cơ cấu các nhóm sản phẩm được xuất khẩu theo từng thị trường và từng thời điểm.
+ Buộc Bên nhận công nghệ không được nghiên cứu và phát triển tiếp tục các công nghệ được chuyển giao hoặc không được tiếp nhận từ các nguồn khác những công nghệ tương tự.
+ Ngăn cấm Bên nhận tự do sử dụng công nghệ sau khi hợp đồng hết hiệu lực hoặc sau khi hết thời hạn của quyền sở hữu công nghiệp ghi trong hợp đồng.
3. Nhà nước thực hiệnVai trò định hướng.
Nhà nước phải thường xuyên thông báo các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, các định hướng và ưu tiên phát triển khoa học công nghệ của toàn quốc, nghành và địa phương cho các doanh nghiệp để làm căn cứ lựa chọn hướng đổi mới công nghệ.
Nhà nước cần phải hỗ trợ cho các doanh nghiệp về các vấn đề sau:
+ Đào tạo các cán bộ có trình độ nghiệp vụ về mua bán công nghệ.
+ Hướng dẫn các phương pháp đánh giá công nghệ.
+ Hướng dẫn các phương pháp nhận dạng lựa chọn và phân tích các công nghệ cần chuyển giao.
+ Hướng dẫn các phương pháp định giá công nghệ.
+ Cung cấp các thông tin về thị trường, về công nghệ đã có hoặc đã nhập, các xu hướng đổi mới công nghệ trên thế giới và trong khu vực.
+ Kiểm tra các đối tác cung cấp công nghệ .
+ Hướng dẫn các phương pháp và kỹ năng chuẩn bị đàm phán các hợp đồng chuyển giao công nghệ.
+ Kiểm tra, giám định giám sát việc thực hiện các hợp đồng chuyển giao công nghệ nhằm ngăn chặn việc lợi dụng danh nghĩa chuyển giao công nghệ để trốn thuế nhập khẩu hàng hoá, vật tư, thiết bị hoặc để chuyển tiền ra nước ngoài.
III.Thực trạng công nghệ và chuyển giao công nghệ tại Việt Nam.
1. Tình hình công nghệ và chuyển giao công nghệ ở Việt Nam từ trước những năm đổi mới đến năm 1995.
Cuộc điều tra toàn diện về tình trạng kỹ thuật và công nghệ năm 1990 cho thấy rằng, tới thời điểm này 78% tài sản cố định trong các doanh nghiệp quốc doanh -bộ phận được trang bị tốt nhất trong toàn bộ nền kinh tế- có thời gian sử dụng từ 5 năm trở nên. So với nguyên giá, giá trị còn lại của số tài sản cố định là máy móc thiết bị chỉ còn 54,4%, trong khi đó, chỉ số tương ứng của nhà cửa, vật kiến trúc là 63,4%. Điều đó cũng có nghĩa là trong khoảng 5 năm 1986-1990, việc đầu tư chủ yếu tập trung vào các công trình xây dựng cơ bản, phần dành cho đổi mới thiết bị và công nghệ chiếm tỷ trọng thấp. Tuy công nghiệp có dành một tỷ lệ vốn lớn hơn cho thiết bị và công nghệ, nhưng mức lớn hơn này chỉ bằng 7,8% so với mức bình quân. Vả lại, cũng chính trong công nghiệp, lượng thiết bị dư thừa so với nhu cầu sử dụng của sản xuất kinh doanh cũng rất lớn, trị giá tới gần 886 tỷ đồng, bằng 43,5% tổng số tài sản cố định cần xử lý trong cả nước và bằng 6,5% tổng số tài sản cố định trong công nghiệp. Tình trạng dư thừa này bắt nguồn từ hai nguyên nhân cơ bản sau:
Tình trạng lạc hậu của thiết bị, máy móc làm chúng không đáp ứng được yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Thêm vào đó, những biến động của nhu cầu và thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải chuyển hướng kinh doanh.
Sự mất cân đối tồn tại khá lâu trong bản thân từng doanh nghiệp, trong khi đó việc hợp tác và liên kết giữa chúng để tận dụng năng lực sản xuất thừa lại chưa được tổ chức tốt. Sự mất cân đối này một mặt là do đầu tư thiếu đồng bộ, mặt khác do sự cấp phát của nhà nước nên các doanh nghiệp có thái độ “cho thì lấy, để dành phòng khi cần” chứ không nhất thiết là phải xuất phát từ nhu cầu sử dụng thực sự. Việc chuyển hàng loạt vật tư- thiết bị thành hàng “chậm luân chuyển” trong thời kỳ 1986-1989 chứng tỏ điều này. Sự mất cân đối thiếu đồng bộ này cũng đã được chỉ rõ trong cuộc điều tra đã nói ở trên: 75,7% các doanh nghiệp quốc doanh do trung ương quản lý, 85,7% các doanh nghiệp địa phương cùng loại được đánh giá là công nghệ không đồng bộ xét về mặt tổng thể. Các chỉ số tương ứng trong công nghiệp tuy có thấp hơn xong vẫn ở mức rất cao: 66% và 73%.
Về trình độ kỹ thuật của công nghệ và thiết bị, các chỉ tiêu đã nêu trên đã phản ánh một phần sự cũ kỹ, lạc hậu và tính chắp vá. Sự lạc hậu của công nghệ và thiết bị còn được phản ánh qua các mặt sau:
Tỷ lệ các công nghệ và thiết bị hiện đại, tiên tiến chỉ đạt 16%, tập trung chủ yếu và một số ngành công nghiệp như: may 46%, dệt 33%, khai thác than 37% và chế biến thuỷ sản xuất khẩu 33%. Đáng chú ý là ngay trong công nghiệp nhẹ, nhiều ngành còn ở dưới mức bình quân của toàn bộ nền kinh tế.
Trình độ cơ khí hoá của nền kinh tế còn thấp. Chỉ có 43% lao động trong khu vực kinh tế trung ương, 23% lao động trong khu vực kinh tế địa phương đã được cơ khí hoá. Tỷ lệ này trong công nghiệp là 62% trong công nghiệp trung ương và 47% trong công nghiệp địa phương. Trong nông nghiệp chỉ tiêu này chỉ lần lượt là 19% và 18,4% cho hai khu vực trên.
Nhìn chung, toàn bộ khối lượng thiết bị và công nghệ được trang bị và sử dụng trong nền kinh tế nước ta có những nguồn gốc khác nhau, nhưng các nhà nghiên cứu phân chia chúng thành bốn nhóm sau.
Nhóm một: Bao gồm những thiết bị và công nghệ lạc hậu dưới mức trung bình của thế giới khoảng từ một đến hai thế hệ. Những đổi mới trong 3 năm qua đã đưa công nghệ và thiết bị của nghành lắp ráp điện tử, lắp ráp ô tô, lắp máy xây dựng... thuộc loại này.
Nhóm hai: Bao gồm các thiết bị và công nghệ lạc hậu từ hai đến ba thế hệ so với mức trung bình của thế giới đang phổ biến trong các nghành điện, giấy, đường, chế biến thực phẩm, may...
Nhóm ba: Bao gồm các thiết bị và công nghệ lạc hậu từ 3 đến 5 thế hệ ,chủ yếu là những công nghệ và thiết bị của các nghành như đường sắt, đường bộ, cơ khí, đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng...
Nhóm bốn: Bao gồm các loại thiết bị và công nghệ có độ lạc hậu cao hơn.
Cho tới năm 1993, tuổi bình quân của tuyệt đại bộ phận các thiết bị của Việt Nam ở mức lạc hậu thuộc nhóm 2. Tính trong 5 năm (1990-1995), việc đổi mới bằng chuyển giao công nghệ đã được thực hiện với quy mô lớn, tôc độ nhanh hơn các thời kỳ trước rất nhiều. Việc chuyển giao công nghệ được thực hiện trong tất cả các nghành, nhưng mức độ có khác nhau. Những lĩnh vực có chuyển giao công nghệ cần kể đến trước hết là: dệt may, giấy, điện và thiết bị điện, lắp ráp điện tử, các thiết bị cho nghành bưu chính viễn thông, giày da, sứ dân dụng, sứ cao cấp, sản xuất sơn, chế biến lương thực thực phẩm, (trước hết là mi sợi,bia , rượu, bánh kẹo...), lắp ráp ô tô, xe máy...
Tóm lại, trong thời kỳ này tình hình công nghệ và chuyển giao công nghệ không có gì nổi bật,công nghệ có ở Việt Nam trong thời kỳ này chủ yếu là các công nghệ lạc hậu từ những năm trước đổi mới được chuyển giao từ các nước trong khối XHCN. Còn về chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài thì bởi vì Bộ Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam mới được ban hành nên các nhà đầu tư nước ngoài còn có nhiều điều e nghại hoặc họ chỉ đưa vào Việt Nam những công nghệ có tính hiện đại thấp, giá trị còn lại không nhiều. Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam chưa tạo được những thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, ngoài ra, nền kinh tế thị trường mới hình thành ở Việt Nam chưa được bao lâu cũng khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài chưa nhìn ra được nhưng tiềm năng của thị trường này. Hơn nữa trình độ của nguồn lao động ở Việt Nam còn quá thấp so với các nước trên thế giới, kể cả các nước trong khu vực vì vậy những công nghệ hiện đại đưa vào Việt Nam chưa chắc đã phát huy hết được hiệu quả.
2. Tình hình công nghệ và chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài từ năm 1995 đến nay.
Cho đến hết năm 2000 đã có 3170 dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký là 39100,8 triệu USD trong đó vốn pháp định là 18537,7 triệu USD trong đó có khoảng 70% dự án có nội dung chuyển giao công nghệ. Sau khi Luật đầu tư nước ngoài được ban hành tại Việt Nam, số dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có chiều hướng tăng lên rất nhanh, và do vậy công nghệ, thiết bị của nước ngoài cũng theo đó mà được chuyển giao vào Việt Nam với một tốc độ tăng khá cao.
Thông qua hoạt động đầu tư nước ngoài trong những năm qua, nhiều công nghệ mới đã được thực hiện và nhiều sản phẩm mới đã được sản xuất trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhiều cán bộ, công nhân đã được đào tạo mới và đào tạo lại phù hợp với yêu cầu mới. Đồng thời hoạt động đầu tư nước ngoài cũng có tác động thúc đẩy phát triển công nghệ ở trong nước trong bối cảnh có sự cạnh tranh của cơ chế thị trường. Trong bối cảnh nền kinh tế của Việt Nam mới chuyển sang nền kinh tế thị trường, thì có thể khẳng định đó là một thành công lớn mà sự cố gắng của Đảng và Nhà nước ta đã đem lại. Sau đây là bảng thống kê số dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 1988-2000.
Số dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép 1988-2000
Năm Số dự án Tổng vốn đăng ký Vốn pháp định
1988 37 371,8 288,4
1989 68 582,5 311,5
1990 108 839 407,5
1991 151 1322,3 663,6
1992 197 2165,0 1418,0
1993 269 2900,0 1468,5
1994 343 3765,6 1729,9
1995 370 6530,8 2986,6
1996 325 8479,3 2940,8
1997 345 4649,1 2334,4
1998 275 3897,0 1805,6
1999 311 1568,0 693,3
2000 371 2012,4 1525,6
Tổng số 3170 39100,8 18573,7
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2000
Qua bảng trên, có thể thấy các dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng đều theo từng năm, chỉ có năm 1997 do nền kinh tế Châu á gặp khủng hoảng nên số dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có sự suy giảm mạnh. Tuy nhiên, vì nền kinh tế Việt Nam không chụi ảnh hưởng lớn từ cuộc khủng hoảng đó nên sau đó số dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam lại tiếp tục tăng.
Dưới đây, là một số kết quả mà hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài đã đem lại trong thời gian qua.
2.1> Về trình độ công nghệ của sản xuất.
Kết quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài trong thời gian qua đã góp phần nâng cao một cách rõ dệt trình độ công nghệ của sản xuất trong nước so với thời kỳ trước đây. Một số nghành đã tiếp thu được công nghệ tiên tiến, tiếp cận với trình độ hiện đại của thế giới. Trong đó phải kể đến là các nghành: bưu chính viễn thông, thăm dò, khai thác dầu khí; một số dây chuyền sản xuất tự động đã được đưa vào trong nước như công nghệ CAD, CAM được đưa vào trong thiết kế cơ khí, chế tạo, dệt may, nhựa...Thông qua các dự án đầu tư nước ngoài, một số công nghệ mới đã được nhập vào nước ta như: công nghệ sản xuất ống gang chụi áp lực bằng gang graphít cầu, sản xuất ống thép bằng phương pháp cuốn và hàn tự động theo đường xoắn ốc, sản xuất cáp quang, sản xuất đồ trang sức bằng kim loại quý với quy mô công nghiệp bằng phương pháp đúc khuôn mẫu chảy.
2.2> Về trang thiết bị.
Hầu hết các trang thiết bị được đưa vào các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tương đối đồng bộ và là các trang thiết bị có trình độ cơ khí hoá trung bình cao hơn các trang thiết bị cùng loại đã có trong nước và thuộc loại phổ biến ở các nước trong khu vực. Phần lớn các thiết bị đó được trang bị các bộ gá chuyên dùng kèm theo các phương tiện nâng-hạ-vận chuyên phục vụ cho dây chuyền sản xuất chuyên môn hoá (các máy đột, ép, dập trên các dây chuyền sản xuất các kết cấu kim loại...).
Một số dây chuyền sản xuất chuyên môn hoá trong các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được trang bị các thiết bị riêng lẻ có trình độ tự động hoá cao, như các dây chuyền lắp ráp các bản mạch điện tử, lắp ráp tổng đài điện thoại tự động kỹ thuật số, lắp ráp các mặt hàng điện tử... Một số ít dây chuyền sản xuất chuyên môn hoá có các thiết bị tự động hoá hoàn toàn, sản phẩm được thiết kế và sản xuất được điều khiển bằng kỹ thuật vi tính (như thêu nhiều màu).
Trình độ công nghệ, máy móc, thiết bị chính đang sử dụng tại Việt Nam
( So với cùng loại trên thế giới )
Thành phần kinh tế Hiện đại Trung bình Lạc hậu
Quốc doanh 11,4 53,1 35,5
Trung ương 10,6 60,6 28,8
Địa phương 11,9 48,6 39,5
Ngoài quốc doanh 6,7 27.0 66,3
Cổ phần và TNHH 19,4 54,8 25,5
Doanh nghiệp tư nhân 30 30 40
HTX tiểu công nghiệp 16,7 33,3 50
Tổ hợp, cá thể 3,6 22,8 73,6
Đầu tư nước ngoài 44,4 55,6
Tổng số 10 38 52
Nguồn: Giáo trình chính sách kinh tế đối ngoại
Theo thống kê trên, có thể thấy trình độ công nghệ máy móc, thiết bị đang sử dụng tại Việt Nam có tính hiện đại chưa cao lắm, phần công nghệ máy móc, thiết bị lạc hậu vẫn chiếm đa số. Tuy nhiên, trình độ công nghệ máy móc, thiết bị của các dự án đầu tư nước ngoài lại có tính hiện đại cao, không có máy móc, thiết bị lạc hậu. Điều đó thể hiện kết quả của các chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong việc thu hút đầu tư nước ngoài và giúp một phần lớn trong việc nâng cao tỷ trọng của công nghệ máy móc, thiết bị hiện đại trong nền kinh tế.
Nói chung, bên cạnh một số tồn tại, công nghệ và thiết bị được nhập vào nước ta qua các dự án đầu tư nước ngoài trong thời gian qua nhằm mục đích mau chóng tạo ra lợi nhuận, đáp ứng nhu cầu trước mắt của các nhà đầu tư nước ngoài trong sản xuất, kinh doanh, đồng thời cũng phù hợp với giai đoạn phát triển ban đầu của nền kinh tế thị trường, đổi mới công nghệ trong sản xuất, tạo công ăn, việc làm cho người lao động, đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội. Đây là những công nghệ đã ổn định và phổ cập ở các nước đang phát triển, phù hợp với quy mô sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam á nên trong thời gian qua nó đã phát huy được hiệu quả cao.
2.3. Về sản phẩm và chất lượng sản phẩm.
Qua những công nghệ được chuyển giao, nhiều mặt hàng trước đây ta phải nhập nguyên chiếc hoặc lắp ráp đơn giản, nay bằng công nghệ mới và trang thiết bị tương đối hiện đại đã sản xuất được ở trong nước, góp phần nâng cao dần tỷ lệ chế tạo nội địa các sản phẩm, linh kiện, bộ phận, chi tiết...Trong đó có nhiều sản phẩm có công nghệ chế tạo phức tạp như sản xuất đèn hình, các bộ phận của xe máy, tổng đài điện tử, máy biến thế điện áp cao...
Hoạt động chuyển giao công nghệ trong đầu tư nước ngoài đã tạo ra được nhiều sản phẩm có chất lượng tốt và hình thức mẫu mã đẹp, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Việc đầu tư và chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào đã hạn chế tới mức tối đa các loại hàng hoá trước đây ta phải nhập khẩu với khối lượng lớn như bia, các loại gạch đá ốp lát, sứ vệ sinh, xi măng sắt, thép xây dựng...
Chất lượng các loại sản phẩm của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói trên hầu hết đạt tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), một số đạt tiêu chuẩn quốc tế (ISO).
Cũng phải nói thêm rằng, do thúc ép của thị trường cạnh tranh được tạo ra bởi sản phẩm của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và hàng hoá ngoại nhập, nhiều doanh nghiệp trong nước đã cố gắng đổi mới công nghệ, nhập các thiết bị, công nghệ mới và đã tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, không thua kém hàng hoá ngoại nhập, với giá cả hợp lý, được người tiêu dùng ưa chuộng như: các loại quạt điện, giầy da, giầy vải, các sản phẩm nhựa dân dụng, bánh kẹo, bàn ghế...Như vậy, có thể nói những công nghệ được chuyển giao vào Việt Nam đã “đánh thức” các doanh nghiệp trong nước, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước tự hoàn thiện để có thể đứng vững trên thị trường.
2.4. Về trình độ quản lý sản xuất, kinh doanh.
Thông qua đầu tư nước ngoài, trong một thời gian không dài, nhiều cán bộ quản lý các xí nghiệp, các tổ chức kinh doanh, kể cả quản lý nhà nước, đã tiếp cận được với phương pháp quản lý mới, quản lý kinh tế trong nền kinh tế thị trường, mở rộng quan hệ ra ngoài phạm vi đất nước. Hàng ngàn cán bộ quản lý, cán bộ, công nhân kỹ thuật được đi học tập, tham quan tại các công tình trạng, các nhà máy, xí nghiệp ở nước ngoài. Hàng chục ngàn cán bộ quản lý sản xuất, cán bộ, công nhân kỹ thuật khác được đào tạo ngay tại các xí nghiệp có vốn đầu tư, trên các dây chuyền sản xuất.
Nhiều dây chuyền sản xuất phức tạp, có quy mô lớn đã được hình thành và đang được vận hành có hiệu quả với sự điều hành phối hợp của cán bộ Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài.Cho đến nay, trong nhiều xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài số cán bộ là người nước ngoài đã rút đi một cách đáng kể, một số xí nghiệp hoàn toàn do cán bộ Việt Nam điều hành, bên nước ngoài chỉ cử người đến kiểm tra định kỳ.
Nhìn chung, trong những năm vừa qua trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của số đông cán bộ trong các liên doanh đã được nâng lên một cách
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- B0171.doc