Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường công nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

Tăng cường công tác giám sát thanh tra kiểm tra việc chấp hành pháp

luật về bảo vệ môi trường.

Rà soát và ban hành đồng bộ các văn bản hướng dẫn luật trong lĩnh vực quản lý

tài nguyên và BVMT, nâng cao hiệu quả thi hành luật BVMT, luật đất đai, luật bảo

vệ và phát triển rừng, luật tài nguyên nước và các luật khác. Sử dụng các biện pháp

cưỡng chế thực hiện Luật BVMT Việt Nam và quy chế BVMT của tỉnh đối với tất cả

các tổ chức, cá nhân vi phạm

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 07/03/2022 | Lượt xem: 238 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường công nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lý Nhà nước về bảo vệ môi trường công nghiệp và vai trò của công nghiệp đối với sự phát triển bền vững của Việt Nam nói chung và của huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh nói riêng; - Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường công nghiệp ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới. - Làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý môi trường trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh và các sở ban ngành có liên quan. 7. B cục của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường công nghiệp. - Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường công nghiệp ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. - Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường công nghiệp ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. 6 Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG CÔNG NGHIỆP 1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Khái niệm về môi trường - Môi trường Môi trường là tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người và có ảnh hưởng tới con người và tác động qua lại với các hoạt động sống của con người như: không khí, đất, nước, sinh vật, xã hội loài người Theo Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014: Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đến sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. - Bảo vệ Môi trường Hoạt động bảo vệ môi trường được qui định trong Luật và chính sách môi trường, trong đó: Luật Môi trường điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp trong quá trình con người tiến hành các hoạt động bảo vệ môi trường. Nhiệm vụ của Luật môi trường là giải quyết các mối quan hệ: i) Quan hệ giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với nhiệm vụ bảo vệ môi trường; ii) Quan hệ giữa lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài, căn bản của đất nước; iii) Quan hệ giữa việc bảo vệ môi trường với tư cách là một tổng thể với bảo vệ từng thành phần môi trường; iv) Quan hệ giữa lợi ích chung về mặt môi trường của cả cộng đồng với lợi ích cục bộ của từng tổ chức, từng cá nhân; v) Quan hệ giữa quốc gia, khu vực và quốc tế về vấn đề bảo vệ môi trường. 1.1.2. Vai trò, sự cần thiết bảo vệ môi trường công nghiệp. Trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, nhiệm vụ bảo vệ môi trường luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng. Chỉ thị 36-CT/TW ngày 25/6/1998, tiếp đến Nghị quyết 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước đã đưa ra những định hướng rất quan trọng trong đó nhấn mạnh các đô thị, các KCN phải thực hiện tốt 7 phương án xử lý chất thải, ưu tiên xử lý chất thải độc hại. Quan điểm phát triển đất nước của Đảng ta đã được khẳng định trong chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2001-2010 được thông qua đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng là “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường". Ngày 21/1/2009, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị 29-CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị và xác định rõ “không đưa vào vận hành, sử dụng các KCN, khu công nghệ cao, khu đô thị, công trình, cơ sở y tế, cơ sở sản xuất mới không đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Giải quyết cơ bản tình trạng ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường ở các khu dân cư do chất thải của các KCN, CCN, các làng nghề, ..." Ngày 02/12/2003, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 theo Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg. Đến nay, quy định về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đã được quy định trong thông tư số: 35/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 đã đưa ra những quy định rõ ràng về bảo vệ môi trường trong KCN tại chương III. 1.1.3. Phân loại khu công nghiệp. Theo quy mô, hình thành 03 loại khu công nghiệp: lớn, vừa và nhỏ. Các tiêu chí phân loại quan trọng nhất có thể chọn là diện tích (ha), loại hình doanh nghiệp, nguồn vốn đầu tư, tổng số lao động và tổng giá trị doanh thu. Các khu công nghiệp lớn được thành lập phải có quyết định của Thủ tướng chính phủ. Các khu công nghiệp vừa và nhỏ thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp nghiên cứu: KCN Tiên Sơn và KCN Đại Đồng – Hoàn Sơn chúng tôi đưa ra khái niệm các khu công nghiệp lớn và vừa, dựa theo các tiêu chí sau: (i) diện tích (ha): dưới 100 ha được gọi là khu công nghiệp nhỏ; từ 100-300 ha được gọi là khu công nghiệp vừa (trung bình); và trên 300 ha được gọi là khu công nghiệp lớn; (ii) hiện trạng các doanh nghiệp sản xuất trong các khu công nghiệp nghiên cứu của đề 8 tài đều là những doanh nghiệp có vốn nước ngoài (FDI) lớn và trung bình theo tiêu chí về qui mô, vốn, lao động, doanh thu. Từ đó, tác giả đề xuất khung quản lý rủi ro môi trường công nghiệp cho các khu công nghiệp nghiên cứu của đề tài là KCN Tiên Sơn với diện tích là 350 ha (lớn) và KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn diện tích là 272,11 ha (vừa). 1.2. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng công nghiệp 1.2.1 Khái niệm về quản lý nhà nước. - Quản lý nhà nước Quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Quản lý nhà nước được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt quản lý nhà nước được hiểu theo hai nghĩa. Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư pháp. Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước chỉ bao gồm hoạt động hành pháp. Quản lý nhà nước được đề cập trong đề tài này là khái niệm quản lý nhà nước theo nghĩa rộng; quản lý nhà nước bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban hành các văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đối tượng bị quản lý và vấn đề tư pháp đối với đối tượng quản lý cần thiết của Nhà nước. - Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường công nghiệp QLNN về BVMT nói chung và BVMT công nghiệp nói riêng là nhiệm vụ của mỗi quốc gia và toàn nhân loại, bao gồm: các qui phạm pháp luật, các nguyên tắc pháp lý điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình khai thác, sử dụng hoặc tác động đến một hoặc một vài yếu tố của môi trường trên cơ sở kết hợp các phương pháp điều chỉnh khác nhau nhằm bảo vệ một cách có hiệu quả môi trường sống của con người. 1.2.2. Nguyên tắc quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường công nghiệp QLNN về BVMTCN được xây dựng và thực hiện trên những nguyên tắc của Luật môi trường nhứ sau: - Nguyên tắc bảo đảm các quyền của con người trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 9 - Nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lí về môi trường. - Nguyên tắc coi trọng việc xây dựng và thực hiện các biện pháp mang tính phòng ngừa. - Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền. 1.3. Quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng công nghiệp 1.3.1. Cơ sở quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường công nghiệp - Cơ sở khoa học - kỹ thuật - công nghệ - Cơ sở luật pháp - Cơ sở kinh tế 1.3.2. Công cụ đánh giá rủi ro môi trường công nghiệp Công cụ đánh giá rủi ro môi trường công nghiệp (ĐRM) là một công cụ đối với QLRRMT (Quản lý rủi ro môi trường) công nghiệp hay còn gọi là công cụ Áp lực - Trạng thái - Đáp ứng (PSR: Điều kiện - sức ép - đáp ứng). Đây là cách tiếp cận sinh thái, nghĩa là thừa nhận sự phản ứng của môi trường đối với các sức ép do con người gây ra: Con người đặt lên môi trường những sức ép (các loại hoạt động của con người như khai thác tài nguyên, xả thải vào môi trường...) như thế nào thì môi trường phản ứng lại như vậy. 1.3.3. Nội dung của quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường công nghiệp công nghiệp. - Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường. - Thống kê thông tin về môi trường và môi trường sống của người lao động trong KCN - Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết các tranh chấp khiếu nại; xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. a. Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường b. Giải quyết các tranh chấp khiếu nại; xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. - Đánh giá được hiện trạng môi trường công nghiệp, dự báo diễn biến môi trường. 10 1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng công nghiệp. 1.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường công nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới. Quản lý môi trường trong KCN - bài học từ Singapore: Hoạch định chiến lược quản lý môi trường hợp lý. Chiến lược bảo vệ môi trường trong KCN của Singapore gồm bốn khâu thành phần: phòng ngừa, cưỡng bách, kiểm soát và giáo dục. Quản lý môi trường trong KCN - bài học từ Trung Quốc: Công tác bảo vệ môi trường trong KCN của Trung Quốc hiện đạt được nhiều thành tựu do Trung Quốc thực hiện tổng hợp rất nhiều biện pháp và chính sách bảo vệ môi trường. 1.4.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường công nghiệp ở Việt Nam. a. Kinh nghiệm quản lý tại Khu công nghiệp Phúc Khánh, tỉnh Thái Bình Công ty TNHH Khai Phát Đài Tín (Công ty Đài Tín) được thành lập ngày 30/12/2002, là chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN Phúc Khánh, tỉnh Thái Bình. Từ năm 2003 đến 2005, Công ty Đài Tín đã tập trung đẩy mạnh xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng KCN Phúc Khánh và tích cực kêu gọi, thu hút các dự án đầu tư đến từ Đài Loan. Năm 2008, KCN đã được lấp đầy 100% đất công nghiệp có thể cho thuê với 23 doanh nghiệp thuê đất để sản xuất kinh doanh. Thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT), Công ty Đài Tín đã lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN Phúc Khánh – Đài Tín và được Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; xác nhận hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án. b. Khu kinh tế Vũng Áng Khu kinh tế Vũng Áng chủ yếu do Trung Quốc thầu và thi công được thành lập vào tháng 4 năm 2006 trên cơ sở khu công nghiệp – cảng biển Vũng Áng được thành lập từ năm 1997. Đây là một bộ phận của khu đô thị Vũng Áng và vùng kinh tế Bắc Quảng Bình - Nam Hà Tĩnh có diện tích 22.78 ha. - Vào tháng 4 năm 2016 xảy ra hiện tượng rất nhiều cá chết hàng loạt trôi dạt vào bờ tại vùng biển Vũng Áng. Hiện tượng này sau đó đã lan ra vùng biển Quảng 11 Bình, Quảng Trị, Huế. Có nơi mỗi ngày, ngư dân dọc bờ biển vớt được hàng tấn cá chết. Việc gây ô nhiễm môi trường biển đã và đang là mối họa tiềm ẩn về lợi ích kinh tế. Mục tiêu của Việt Nam đến năm 2020, kinh tế biển sẽ đóng góp 53-55% GDP, nhưng với những hậu quả do sự thiếu trách nhiệm của các đơn vị kinh doanh như Công ty Formosa, Việt Nam chắc chắn sẽ mất đi một nguồn thu lớn cùng thương hiệu xuất khẩu hải sản. 12 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG CÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH 2.1. Điều kiện tự nhiên, KT-XH huyện Tiên Du. 2.1.1. Vị trí địa lý. Tiên Du được biết đến là cửa ngõ phía Đông Bắc và là cầu nối giữa Hà Nội và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và trên hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long và có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng. Với vị trí địa lý như vậy Tiên Du có đủ điều kiện để phát huy tiềm năng đất đai cũng như các nguồn lực khác, tạo điều kiện để phát triển KT-XH, hòa nhập với nền kinh tế thị trường, phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ. 2.1.2. Điều kiện tự nhiên. Tiên Du nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: nóng ẩm, mưa nhiều, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa. Thời tiết trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Hàng năm có 2 mùa gió chính: Gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam, gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm mưa rào. Nhìn chung Tiên Du có điều kiện khí hậu thuận lợi thích hợp với nhiều loại cây trồng, cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú. Mùa đông có thể trồng nhiều cây hoa màu ngắn ngày có giá trị kinh tế cao. 2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội. - Dân số, lao động, việc làm và thu nhập - Dân số, lao động: Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở huyện Tiên Du, năm 2014 dân số của toàn huyện là 134.714 người, trong đó dân số thành thị có 12.060 người, chiếm 8,95% dân số toàn huyện, dân số nông thôn có 122.654 người, chiếm 91,05% dân số toàn huyện. - Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế + Tình hình tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tổng sản phẩm trên địa bàn huyện (GRDP) theo giá so sánh 2010 tăng bình quân 8,5%/năm; trong đó: Công nghiệp - 13 XDCB tăng bình quân 9,4%; thương mại, dịch vụ tăng 8,9%; nông - lâm - thủy sản tăng 1,9%. Cơ cấu kinh tế theo ngành năm 2015: Công nghiệp - XDCB 75,3%, thương mại - dịch vụ 16,6%, nông - lâm nghiệp - thủy sản 8,1%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 42,2 triệu đồng/người/năm. + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Với tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập cải thiện đời sống nhân dân trong những năm qua, trên cơ sở khai thác lợi thế về đất đai, lao động, khoa học, huyện đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản và dịch vụ. 2.1.4. Những vấn đề môi trường cần giải quyết. Ô nhiễm môi trường trong nông thôn và việc chậm triển khai đầu tư khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung huyện tại xã Phú Lâm do sự không đồng thuận về địa điểm, vị trí của nhân dân thôn Đông Phù đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân trên địa bàn toàn huyện. Đặc biệt, sau khi bãi rác Cầu Ngà đóng cửa chuyển đổi sang mục đích khác để tránh ô nhiễm môi trường cho nhân dân thành phố Bắc Ninh, khu xử lý rác tập trung tại xã Phù Lãng chưa đáp ứng được năng lực xử lý trên toàn địa bàn tỉnh thì toàn bộ các điểm tập kết và trung chuyển rác thải tại các thôn trở thành điểm chứa rác thải rắn sinh hoạt của các thôn. Theo số liệu báo cáo của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, ngay sau khi luật bảo vệ môi trường được ban hành ngày 17/12/1993, nhiều văn bản về hướng dẫn thi hành Luật ra đời tạo nên một khuôn khổ pháp lý chung cho mọi hoạt động bảo vệ môi trường. Để triển khai thực hiện, huyện chủ động tổ chức phổ biến, quán triệt các chủ trương của Trung ương, tỉnh về công tác bảo vệ môi trường tới cán bộ chủ chốt và chi, đảng bộ cơ sở. Do vậy, nhận thức về công tác bảo vệ môi trường trong các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân được nâng lên. 2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng công nghiệp huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. 2.2.1. Khái quát tình hình phát triển KCN Tiên Sơn, Đại Đồng - Hoàn Sơn. 14 Sau khi dự án KCN Tiên Sơn được thành lập theo Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 18/12/1997 của Thủ tướng Chính phủ với diện tích mặt bằng khoảng 350,0ha do Tổng công ty Viglacera làm Chủ đầu tư. Cùng với sự phát triển công nghiệp của tỉnh, UBND tỉnh Bắc Ninh quyết định đầu tư KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn với diện tích quy hoạch giai đoạn 1 khoảng 272,11 ha. Trong đó: Đất công nghiệp 189,38ha, đất giao thông 35,32ha. KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn ngay từ thời kỳ đầu hoạt động không có chủ đầu tư hạ tầng, do vậy các doanh nghiệp thời đầu vào KCN đều trực tiếp thuê đất với UBND tỉnh và tự làm giải phóng mặt bằng. KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung vào quy hoạch phát triển các KCN tại văn bản số 685/CP-CN ngày 19/5/2004. Sau khi được quy hoạch vào KCN, năm 2004 UBND tỉnh giao cho Công ty cổ phần đầu tư phát triển Hà Nội làm chủ đầu tư hạ tầng, đến năm 2006 UBND tỉnh Bắc Ninh có quyết định chuyển KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn cho Công ty cổ phần công nghệ viễn thông Sài Gòn (SaigonTEL) làm chủ đầu tư thay cho Công ty cổ phần đầu tư phát triển Hà Nội. Tính đến ngày 31/12/2016 đã có 190 dự án được cấp phép vào KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn (có khoảng 70 dự án thuê lại đất, còn lại là các dự án thuê xưởng của các doanh nghiệp thứ cấp để hoạt động sản xuất), trong đó có khoảng 137 doanh nghiệp đi vào hoạt động. 2.2.1.1. Quản lý nguồn thải. - Với CTR công nghiệp không nguy hại. Đối với những chất thải có thể tái chế được như giấy, bao bì carton các doanh nghiệp sẽ tự quyết định phương án xử lý phế thải của mình, có thể là tự tái chế hoặc bán lại cho các cơ sở tái chế thông qua những người thu gom đồng nát. - Quản lý CTR công nghiệp nguy hại. Các doanh nghiệp trong KCN Tiên Sơn đã lập văn bản đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ TN&MT về “Hướng dẫn hành nghề và lập thủ tục hồ sơ, đăng ký, cấp giấy phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại”. 15 2.2.1.2. Môi trường nước. Trong KCN Tiên Sơn: Mạng lưới thoát nước mưa và nước bẩn được thiết kế riêng biệt. Nước thải bẩn tại các xí nghiệp phải xử lý cục bộ trước khi đưa về trạm xử lý nước thải tập trung của KCN. Đối với KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn: hạ tầng KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn đã lập báo cáo đánh giá tác động môi trường tổng thể, về cơ bản đã được đầu tư xây dựng xong hệ thống thu gom nước thải và thoát nước mưa riêng biệt. 2.2.1.3. Khí thải. Kết quả quan trắc môi trường không khí tại các KCN cho thấy, Môi trường không khí tại các KCN tập trung ô nhiễm chủ yếu là do bụi. Các thông số quan trắc đa số đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 05:2013/BTNMT. 2.2.2. Tình hình quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường KCN Tiên Sơn, Đại Đồng - Hoàn Sơn. 2.2.2.1. Cơ cấu tổ chức. Cơ cấu tổ chức Công tác quản lý nhà nước về môi trường ở cấp tỉnh, chịu trách nhiệm chính là UBND tỉnh và Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh. Dưới UBND tỉnh có Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng chuyên môn về quản lý nhà nước, ngoài ra các Sở, Ban, ngành theo chức năng nhiệm vụ chuyên môn của mình có trách nhiệm thực hiện công tác bảo vệ môi trường. 2.2.2.2. Công tác hoạch định chính sách. Các Văn bản QPPL lĩnh vực QLNN về môi trường của huyện đã ban hành kịp thời, tập trung vào vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng như ô nhiễm nước mặt, ô nhiễm tại một số điểm nóng về môi trường tạo điều kiện thuận lợi cho công tác QLNN cấp địa phương. 2.2.2.3. Công tác kiểm soát ô nhiễm. Hoạt động quan trắc môi trường ở KCN được duy trì và phát triển, từng bước được quy hoạch gắn liền với quy hoạch mạng lưới trạm quan trắc khí tượng thủy văn. Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh, Chi cục Bảo vệ môi trường, Các phòng chức năng, Cảnh sát môi trường, cùng với việc tăng cường kiểm soát ô nhiễm đối với từng thành phần môi trường nước, đất, 16 không khí, trong thời gian qua, hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường đối với các nguồn gây ô nhiễm môi trường cũng được triển khai tích cực, đặc biệt là tại các khu vực của ngành công nghiệp nặng; qua đó cung cấp các thông tin cần thiết cho công tác giáo dục truyền thông, xây dựng các chương trình, dự án khắc phục ô nhiễm. 2.2.2.4. Các chính sách của Nhà nước và địa phương. Trong thời gian qua, nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường ở các KCN Bắc Ninh nói chung, KCN Tiên Sơn và Đại Đồng - Hoàn Sơn nói riêng, Chính phủ đã ra một số văn bản về công tác quản lý môi trường tại các doanh nghiệp trong KCN, bao gồm: Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định, Quyết định, Chỉ thị, Thông tư... làm cơ sở cho quản lý nhà nước đối với các KCN ở Bắc Ninh nói chung, quản lý nhà nước về môi trường trong các doanh nghiệp ở KCN Tiên Sơn, Đại Đồng - Hoàn Sơn nói riêng được đảm bảo hơn. 2.2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về về bảo vệ môi trường công nghiệp Tiên Sơn, Đại Đồng - Hoàn Sơn. 2.2.3.1. Công tác tuyên truyền phổ biến văn bản pháp luật về môi trường cho các doanh nghiệp, cán bộ quản lý và người lao động trong KCN. Trong những năm qua, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh đã phối hợp với UBND huyện Tiên Du đã tích cực đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về chính sách và văn bản pháp luật trong lĩnh vực BVMT dưới nhiều hình thức như: tập huấn; phát động các phong trào, chiến dịch và xây dựng các mô hình BVMT bước đầu đạt hiệu quả khá cao. Nhìn chung nhận thức của người dân và các doanh nghiệp đã được nâng cao đáng kể, cộng đồng đã có những quan tâm và thái độ đúng đắn về môi trường trong giai đoạn 2010-2016. 2.2.3.2. Công tác giám sát kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường. a. Công tác quản lý về chấp hành bảo vệ môi trường được triển khai một cách thường xuyên, liên tục, có trọng tâm, trọng điểm, đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo được sự đồng thuận cao trong xử lý các cơ sở vi phạm pháp luật về môi trường. b. Kết quả thanh tra, kiểm tra.Hoạt động thanh tra, kiểm tra pháp luật về bảo vệ môi trường đã trở thành hoạt động thường xuyên, trung bình hàng năm Ban quản lý 17 các khu công nghiệp Bắc Ninh phối hợp với phòng Tài nguyên và Môi trường huyện tổ chức hơn 20 đoàn thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nhiều vụ việc vi phạm trên địa bàn. 2.2.3.3. Năng lực của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, doanh nghiệp, người lao động. Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý môi trường từng bước được nâng lên, công tác tuyên truyền, hướng dẫn thi hành, công tác kiểm tra, thanh tra được tăng cường. 2.2.3.4. Thực hiện đánh giá rủi ro môi trường công nghiệp huyện Tiên Du. a. Đề xuất quản lý rủi ro môi trường cho KCN Tiên Sơn: - Áp dụng đánh giá rủi ro môi trƣờng Với tổng điểm là 373 thì rủi ro môi trường tại KCN Tiên Sơn được đánh giá ở mức độ ít rủi ro. Các nhân tố chính làm cho rủi ro môi trường ở KCN Tiên Sơn là áp lực dân số, ô nhiễm môi trường nước và công nghệ sản xuất. - Đề xuất giải pháp quản lý: Kết quả đánh giá rủi ro môi trường công nghiệp tại KCN Tiên Sơn với tổng điểm là 373/1000. Chỉ số điểm cao nhất là (24 điểm) của nhóm Áp lực là dân số (P3). Với nhóm chỉ trạng thái là ô nhiễm môi trường nước (S2) với điểm số cao nhất (42 điểm) và Chỉ thị công nghệ sản xuất (R2) với điểm số cao nhất là (56 điểm). Từ đó đề xuất kiến nghị quản lý rủi ro môi trường KCN Tiên Sơn cần thực hiện tốt chính sách dân số nhằm điều tiết phát triển dân số hợp lý, điều chỉnh lao động hợp lý phù hợp với đặc điểm, điều kiện, tình hình phân bố lao động sản xuất của từng địa phương. b. Đề xuất quản lý rủi ro môi trường cho KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn. - Áp dụng đánh giá rủi ro môi trƣờng. Tổng số điểm KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn là 410 được đánh giá ở mức độ rủi ro. Các nhân tố chính là sự cố các rủi ro do con người gây tổn thất về môi trường và hệ sinh thái; ô nhiễm môi trường đất; tệ nạn xã hội và chỉ thị quản lý ISO 1400 - Đề xuất giải pháp quản lý: Kết quả đánh giá rủi ro môi trường tại KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn cao hơn KCN Tiên Sơn với tổng điểm là 410/1000. Chỉ số có điểm số cao nhất (30 điểm) của nhóm áp lực là sự cố (P2), với nhóm chỉ thị trạng thái là ô nhiễm môi trường đất (S1) với 18 điểm số (40 điểm), chỉ thị quản lý ISO 14000 (R3) với số điểm cao nhất (48 điểm). Từ đó cho thấy để quản lý rủi ro môi trường công nghiệp tại KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn cần phải xây dựng văn hóa ứng xử thân thiện với môi trường. 2.3. Những hạn chế, nguyên nhân trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. 2.3.1. Những tồn tại, hạn chế. Ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của chủ đầu tư hạ tầng tại các KCN chưa cao, chưa chủ động phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường trong công tác bảo vệ môi trường của KCN. Công tác quản lý môi trường còn nhiều bất hợp lý. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BVMT đối với các KCN, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh còn nhiều hạn chế; Việc thực hiện và sử dụng kinh phí 1% chi cho sự nghiệp môi trường còn chưa thật sự đúng với quy định tại Thông tư số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT của Liên Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường. 2.3.2. Nguyên nhân. Thứ nhất, do ý thức pháp luật của các chủ thể pháp luật chưa cao Thứ hai, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật môi trường còn nhiều hạn chế Thứ ba, sự tham gia của nhân dân vào việc đóng góp ý kiến trong việc thực hiện các dự án KCN chưa được coi trọng. Thứ tư, các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương chưa t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquan_ly_nha_nuoc_ve_bao_ve_moi_truong_cong_nghiep_tren_dia_b.pdf
Tài liệu liên quan