Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Phần Mở đầu 1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài luận văn 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn 3
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4
5. Phương pháp nghiên cứu 5
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩ thực tiễn của luận văn 6
7. Kết cấu của luận văn 7
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NưỚC
VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐưỜNG BỘ.
8
1.1. Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 8
1.2. Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ 13
1.3. Những yếu tố đảm bảo quản lý nhà nước về trật tự, an toàn
giao thông đường bộ
31
128 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 378 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đường bộ; tổ chức
cho các cơ sở sửa chữa xe ô tô, mô tô cam kết không độ chế phương tiện;
tuyên truyền, nhắc nhở, răn đe thanh thiếu niên thường xuyên vi phạm pháp
luật giao thông đường bộ cho gia đình quản lý, giáo dục, cam kết không tái
phạm;...
Sở Tư pháp: Tổ chức biên soạn, phổ biến các văn bản quy phạm pháp
luật về giao thông đường bộ thông qua chuyên mục Thông tin pháp luật giao
thông đường bộ (tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật ở thôn, làng, khu dân
cư) đã phát hành hơn 60.000 cuốn, phát hành 2.000 cuốn “cẩm nang phổ
biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ”, hơn 7.000 tờ gấp “quy
định về tốc độ và mức xử phạt vi phạm hành chính về tốc độ khi tham gia
51
giao thông đường bộ”, hơn 3.000 cuốn “sổ tay 11 câu hỏi đáp pháp luật dành
cho thanh thiếu niên”;....
Báo Gia Lai: Duy trì thường xuyên các chuyên mục “hãy góp phần
giảm thiểu tai nạn giao thông”, “ý kiến người dân”, “dưới ánh mắt người
dân”, “cuộc sống quanh ta” phản ánh ý kiến của người dân về tình trạng vi
phạm an toàn giao thông, triển khai tuyên truyền theo chủ đề, có trọng tâm,
trọng điểm qua các trang thông tin chuyên đề, đăng tải các văn bản chỉ đạo,
quy định về trật tự, an toàn giao thông của nhà nước, của tỉnh để định hướng
cho các ngành, các địa phương về các giải pháp kiềm chế tai nạn giao thông
và tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân chấp hành pháp luật giao thông đường
bộ.
Đài Phát thanh – truyền hình tỉnh: Đã tổ chức tuyên truyền trên 02 làn
sóng phát thanh và truyền hình bằng tiếng Việt, Bahnar và Jrai. Duy trì
thường xuyên 02 chuyên mục/tháng “an toàn giao thông” với thời lượng 15
phút/chuyên mục trên sóng phát thanh, 03 mục/tuần “an toàn giao thông” với
thời lượng 3 phút/bản tin phát trong chương trình “chào ngày mới” trên sóng
truyền hình. Ngoài ra, còn có các tin, bài, phóng sự phản ánh về các hoạt
động an toàn giao thông trong chương trình thời sự hàng ngày.
Sở Thông tin – truyền thông: Thường xuyên ban hành văn bản chỉ đạo,
hướng dẫn các cơ quan báo chí, văn phòng đại diện, phóng viên thường trú
tại địa phương và Phòng Văn hóa – Thông tin, Đài Truyền thanh - truyền
hình các huyện, thị xã, thành phố thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền
nói chung và công tác trật tự, an toàn giao thông đường bộ đến các tầng lớp
nhân dân.
Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch: Tuyên truyền thông qua hình thức
sân khấu hóa, tuyên truyền lưu động, chiếu phim lưu động, chiếu phim kết
52
hợp biểu diễn, xe loa lưu động, tuyên truyền trực quan bằng pa nô, áp phích,
băng rôn.
Sở Giáo dục và đào tạo: Tổ chức tuyên truyền, giáo dục cho học sinh
thông qua giảng dạy chính khóa (môn Giáo dục công dân và chương trình “an
toàn giao thông cho nụ cười ngày mai”), giáo dục kỹ năng sống với chủ đề
“đi đường an toàn – cho bạn cho tôi”.
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy: Hướng dẫn Ban Tuyên giáo các huyện, thị xã,
thành phố, đảng ủy trực thuộc, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội
tỉnh, các đơn vị trong khối tuyên truyền xây dựng kế hoạch tuyên truyền về
các chủ trương, biện pháp của tỉnh nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
đường bộ, in tin bài trên tạp chí.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh: Chỉ đạo, hướng dẫn cấp huyện, xã
đưa văn hóa giao thông vào nội dung cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây
dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
Các tổ chức chính trị - xã hội: Tỉnh đoàn duy trì tổ chức ngày Hội
“Thanh niên với văn hóa giao thông”, tổ chức các đội tình nguyện tham gia
giữ gìn, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông. Hội Liên hiệp phụ nữ duy trì các
câu lạc bộ tự quản, đoạn đường tự quản, làm phần việc “đường ngõ, xóm
sạch và không lầy lội vào mùa mưa”.
Kết quả điều tra dư luận xã hội về công tác đảm bảo trật tự an toàn
giao thông đường bộ của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai cho thấy, trong các
kênh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông thì
kênh tuyên truyền qua phương tiện thông tin đại chúng: Đài Phát thanh, tuyền
hình, báo là hiệu quả nhất (85.6%). Đáng lưu ý, hai hình thức tuyên truyền
hiệu quả còn thấp là qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng (26.7%) và qua giáo
dục trong nhà trường (19.7%) (xem phụ lục 10).
53
Nhìn chung, việc triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ qua nhiều kênh, phong phú về
hình thức, đa dạng về phương pháp đã giúp cho người dân hiểu được và ý
thức chấp hành pháp luật an toàn giao thông có chuyển biến. Tuy nhiên, hiệu
quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật mang đến chưa cao.
Chưa có sự cân đối, đồng đều tại các thời điểm tuyên truyền, có lúc tuyên
truyền rầm rộ nhưng có thời điểm lại thưa thớt; thời lượng giảng dạy ở các
trường học còn ít, không có giáo viên chuyên trách, thiếu tài liệu. Việc tuyên
truyền mới chỉ tập trung trách nhiệm của các cấp trong việc thực hiện công
tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, chưa tổ chức kiểm tra, đánh
giá hiệu quả mang lại cũng như kiểm tra việc thực hiện công tác tuyên
truyền. Thiếu đội ngũ tuyên truyền viên, do đó công tác tuyên truyền chưa
đến được với mọi người dân nhất là đối với thanh niên và người dân ở vùng
sâu, vùng xa, ở khu vực nông thôn. Qua kết quả điều tra dư luận xã hội được
nêu ở bảng 2.1 sẽ giúp các cơ quan chức năng lựa chọn, điều chỉnh hình thức
tuyên truyền tối ưu nhằm phát huy hiệu quả cao nhất của từng loại hình trong
thực tiễn.
2.2.2.4. Tổ chức quản lý, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ
Từ năm 2013 đến nay, tỉnh Gia Lai đã huy động được nhiều nguồn vốn
đầu tư, như: Ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, vốn tín dụng,... để
phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh tương đối đồng bộ. Qua
06 năm thực hiện, một số dự án quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của tỉnh được Trung ương và tỉnh đầu tư
xây dựng đã hoàn thành và đưa vào khai thác, như: Đường Hồ Chí Minh,
Đường Trường Sơn Đông, cầu Sông Ba (huyện Ia Pa), cầu Phú Cần (huyện
Krông Pa), cầu qua Công viên văn hóa các dân tộc (thành phố Pleiku); hoàn
54
thành Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn tuyến tránh đô thị
Pleiku. Triển khai dự án "Tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây
Nguyên" (cải tạo, nâng cấp các đoạn còn lại trên Quốc lộ 19), Dự án đường
Hồ Chí Minh tuyến tránh thị trấn huyện Chư Sê; một số đoạn tuyến của Quốc
lộ 19, Quốc lộ 25, Quốc lộ 14C, đường tỉnh 663, 665, 666, 669 được đầu tư
nâng cấp, mở rộng phục vụ sự đi lại của nhân dân thuận tiện và an toàn. Từ
nguồn ngân sách địa phương, tỉnh đã ưu tiên đầu tư các tuyến đường trục xã
quan trọng; các tuyến đường nội thị nhằm chỉnh trang đô thị; giao thông nông
thôn từng bước được đầu tư mới, cải tạo, nâng cấp, trong đó chú trọng hình
thức nhà nước và nhân dân cùng làm, góp phần tạo nên mạng lưới giao thông
thông suốt từ tỉnh đến huyện, xã (đã đầu tư mới 407 km nền đường; nâng cấp,
cải tạo 1.180,7 km nền, mặt đường; xây dựng cầu mới 31 cái/1.283 m; cống
937 cái/6.997 m; đường tràn các loại 11 cái/843 m). Đến cuối năm 2018,
mạng lưới đường bộ tỉnh Gia Lai có chiều dài 12.183 km. Trong đó: 06 tuyến
quốc lộ với tổng chiều dài là 723 km, 10 tuyến tỉnh lộ dài 372 km, đường đô
thị 965 km, đường huyện 1.900 km, đường chuyên dùng 513 km và đường xã,
thôn bôn dài 7.706 km. Tuy nhiên, với địa bàn rộng trên diện tích lớn cũng là
khó khăn không nhỏ trong công tác quản lý.
Bên cạnh công tác đầu tư xây dựng mới thì công tác quản lý, bảo trì
đường bộ cũng được quan tâm, đã sửa chữa các hư hỏng, đảm bảo giao thông
thông suốt, an toàn, nâng cao hiệu quả khai thác. Thực hiện đấu thầu quản lý,
bảo trì, sửa chữa thường xuyên các quốc lộ được ủy thác quản lý đem lại kết
quả tích cực; hằng năm, triển khai sửa chữa có trọng tâm, trọng điểm, khắc
phục các đoạn tuyến hư hỏng, bảo đảm an toàn giao thông mùa mưa lũ, các dịp
cao điểm lễ, tết. Thực hiện tốt việc rà soát, kiểm tra và kịp thời sơn kẻ tim
đường, thay thế hệ thống biển báo đường bộ theo đúng tiêu chuẩn. Công tác
bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường bộ được tăng cường, kịp thời phát
55
hiện, xử lý vi phạm.
Thường xuyên rà soát, kiểm tra và xử lý điểm đen, vị trí nguy hiểm, các
vị trí thường xảy ra tai nạn, vị trí tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông
được cải tạo mở rộng mặt đường, cắm biển cảnh báo nguy hiểm, cọc tiêu,
phát quang thông thoáng, đảm bảo tầm nhìn, lắp đặt tường hộ lan mềm các
đoạn đường đèo dốc quanh co.
Việc ứng dụng công nghệ bản đồ số và công nghệ điện toán đám mây
đã được áp dụng trong công tác kiểm tra và quản lý hoạt động bảo trì đường
bộ. Hằng năm, thực hiện kiểm tra các vị trí xung yếu, xây dựng kế hoạch
phòng, chống bão lũ, chuẩn bị nhân lực, vật tư, thiết bị, phương tiện, máy
móc sẵn sàng ứng phó trong mùa mưa bão; kịp thời triển khai đảm bảo giao
thông thông suốt, an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất thời gian ách tắc giao
thông do mưa bão.
Tuy nhiên, công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường
bộ hiện nay còn nhiều tồn tại, khó khăn: Kinh phí cho công tác quản lý, bảo
trì không đáp ứng yêu cầu; các dự án còn dàn trải dẫn đến không phát huy
hiệu quả vốn đầu tư; Tình trạng lấn chiếm hành lang an toàn giao thông
đường bộ vẫn còn diễn ra; Kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, nhất là
vùng sâu, vùng xa còn yếu kém; điểm đen, điểm nguy hiểm về an toàn giao
thông chậm được khắc phục; một số vị trí trên quốc lộ, đường tỉnh là mặt
đường đất nên đi lại khó khăn trong mùa mưa.
2.2.2.5. Tổ chức quản lý chất lượng an toàn phương tiện giao thông
đường bộ
Các cơ quan có chức năng thực hiện đăng ký phương tiện cơ giới giao
thông đường bộ và phương tiện chuyên dùng tham gia giao thông đã có nhiều
cố gắng, tăng cường lực lượng và thời gian thực hiện tiếp nhận thủ tục hành
chính và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người làm thủ tục đăng ký, cấp biển
56
số cho cá nhân và tổ chức nhanh chóng, thuận lợi. Mặt khác, triển khai các
thành tựu tiến tiến của khoa học kỹ thuật vào trong công tác quản lý cụ thể:
Công an tỉnh: Triển khai ứng dụng phần mềm đăng ký, quản lý phương
tiện giao thông đường bộ qua mạng internet tại 13 điểm đăng ký xe trên địa bàn
tỉnh và chương trình bấm số ngẫu nhiên từ đó bảo đảm công khai, minh bạch,
nhanh gọn, chính xác, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và cá nhân, góp phần
nâng cao hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính, phòng ngừa sai phạm,
tiêu cực, được nhân dân và dư luận xã hội đồng tình ủng hộ, đánh giá cao. Từ
năm 2013 đến 2018 đã tổ chức cấp đăng ký mới cho 10.262 ô tô, 154.380 mô
tô, xe máy; đăng ký chuyển đến 9.494 ô tô, 5.667 mô tô, xe máy; chuyển đi
5.453 ô tô, 3.322 mô tô, xe máy. Tổng số phương tiện giao thông cơ giới đường
bộ trên địa bàn tỉnh đang quản lý là 837.109 xe (trong đó: 47.026 ô tô; 790.083
mô tô). Ngoài ra, còn có hàng nghìn phương tiện xe ô tô, mô tô, xe máy của
các địa phương khác đang hoạt động trên địa bàn tỉnh và khoảng 38.646 xe
máy kéo nhỏ chưa được đăng ký, quản lý do không bảo đảm các điều kiện,
tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: Thực hiện tốt công tác đăng ký, quản lý, sử
dụng xe - máy quân sự và công tác kiểm định an toàn kỹ thuật xe ô tô quân sự.
Sở Giao thông vận tải: Công tác đăng ký cấp biển số cho xe máy
chuyên dùng và kiểm tra, đánh giá kỹ thuật, chất lượng phương tiện, thẩm
định thiết kế xe cơ giới cải tạo được quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi, rút
ngắn thời gian và chi phí cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Từ năm 2013 đến
năm 2018 Sở Giao thông vận tải đã cấp giấy chứng nhận đăng ký biển số xe
máy chuyên dùng cho 520 phương tiện.
Đến năm 2018, toàn tỉnh hiện có 03 Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới
đường bộ với 6 dây chuyền kiểm định. Hoạt động của các Trung tâm đăng
kiểm phương tiện cơ giới đường bộ đáp ứng tốt nhu cầu tổ chức, người dân..
57
Hệ thống thiết bị kiểm định kỹ thuật phương tiện cơ giới đường bộ đã được
đầu tư trang bị thiết bị hiện đại, các trung tâm đăng kiểm được gắn camera
quan sát, theo dõi hoạt động kiểm định nên chất lượng kiểm định đã nâng lên
đáng kể, thực hiện đúng các quy trình, quy phạm qua đó góp phần nâng cao
chất lượng phương tiện, bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông. Từ năm
2013 đến năm 2018 đã kiểm định 160.672 lượt phương tiện, trong đó tỷ lệ
không đạt chiếm dưới 15%.
Mặt khác, sở Giao thông vận tải thường xuyên phối hợp với Công an
tỉnh trong thực hiện Chỉ thị số 29/CT-TTG ngày 05/10/2016 của Thủ tướng
Chính phủ về xử lý phương tiện giao thông hết niên hạn sử dụng, quá hạn
kiểm định. Định kỳ, cập nhật, thông báo, công bố và hướng dẫn các tổ chức,
cá nhân tra cứu các phương tiện hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm định
phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm. Đã phối hợp với Công ty
TNHH BOT 36.71, công ty cổ phần BOT&BT Đức Long Gia Lai phối hợp
thông tin về phương tiện (cung cấp biển số xe) lưu thông hàng ngày qua Trạm
thu phí sử dụng dịch vụ đường bộ để kiểm tra, xác minh và phối hợp với
Công an tỉnh để xử lý xe quá niên hạn sử dụng, xe hết hạn kiểm định vẫn lưu
hành. Công tác quản lý phương tiện và xử lý đối với những phương tiện này
chưa triệt để dẫn đến tình trạng phương tiện còn tham gia lưu thông trên
đường nguy cơ gây tai nạn giao thông. Theo thống kê (tại mục 2.2.2) thì số vụ
tai nạn giao thông liên quan đến phương tiện không đảm bảo an toàn kỹ thuật
chiếm 1.9%.
Chính phủ quy định từ ngày 01/01/2008 và lùi lại 2 lần đến ngày
01/01/2010 và ngày 31/12/2010 phải đình chỉ lưu thông đối với xe công nông,
xe máy kéo nhỏ, xe độ chế tuy nhiên do ảnh hưởng đến đời sống của người
dân, mặt khác do chưa có phương tiện thay thế nên đến nay vẫn chưa hủy bỏ
phương tiện này, việc đăng ký phương tiện này chiếm tỷ lệ nhỏ do đó rất khó
58
quản lý. Đến năm 2018 trên địa bàn tỉnh còn có 38.646 phương tiện là xe máy
kéo nhỏ vẫn còn lưu thông trên đường, số xe chưa đăng ký chưa kiểm soát
được. Để giảm thiểu tai nạn giao thông liên quan đến phương tiện này Sở
Giao thông vận tải đã thực hiện một số giải pháp như kêu gọi xã hội hóa đầu
tư và kêu gọi chính quyền địa phương trang bị, gắn phản quang, đèn chiếu
sáng được 29.132 xe (đạt 75.4%) .
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn xảy ra tình trạng vi phạm, tiêu cực, bỏ qua
một số bước trong quy trình kiểm định. Từ năm 2013 đến 2018 đã ra quyết
định xử lý đối với 04 đăng kiểm viên và đình chỉ hoạt động đối với 03 Trung
tâm đăng kiểm.
2.2.2.6. Quản lý chất lượng đào tạo người điều khiển phương tiện giao
thông cơ giới đường bộ (công tác đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe
cơ giới đường bộ)
Thực hiện Luật Giao thông đường bộ và chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ
thì nhu cầu học và lấy giấy phép lái xe của người dân tăng. Thực hiện Quyết
định số 513/QĐ-BGTVT, ngày 13/02/2012 của Bộ Giao thông vận tải phê
duyệt đề án “Nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe góp
phần giảm thiểu tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông”, Ủy ban nhân dân
tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo Sở Giao thông vận tải tăng cường công tác quản lý
đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe. Hiện trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở đào
tạo lái xe, trong đó có 05 cơ sở đào tạo lái xe ô tô, 05 đơn vị đào tạo lái xe
mô tô hạng A1 (4 đơn vị tại các huyện, thị xã và 1 đơn vị tại TP Pleiku); Có
10 trung tâm sát hạch lái xe loại 1; 2 trung tâm sát hạch lái xe loại 2; 8 trung
tâm sát hạch lái xe loại 3. Các cơ sở đào tạo lái xe đã đầu tư nhiều thiết bị
mới, nâng cấp phòng học, bãi tập lái, trang bị và bổ sung thiết bị giảng dạy,
tăng cường số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên.
59
Từ năm 2013 đến năm 2018 đã tổ chức 1.011 kỳ sát hạch (trong đó:
601 kỳ sát hạch mô tô, 410 kỳ sát hạch ô tô). Hiện nay Sở Giao thông vận tải
quản lý 510.730 giấy phép lái xe (trong đó: ô tô các hạng: 85.897 giấy phép
lái xe, mô tô: 424.833 giấy phép lái xe). Đến cuối năm 2018, tổng số giấy
phép lái xe đã cấp chiếm khoảng 61% so với tông số phương tiện đăng ký
trên địa bàn tỉnh.
Thông qua công tác sát hạch đã phản ánh chất lượng đào tạo, đặc biệt
là chất lượng đào tạo lái xe ô tô đã tăng lên rõ rệt từ khi triển khai chấm điểm
tự động, qua đó cũng đã góp phần phòng, chống tiêu cực, bảo đảm thuận tiện,
chặt chẽ, nghiêm túc. Đã quan tâm đến công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy
phép lái xe cho người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số
với nhiều cách làm hay, hiệu quả như ban hành giáo trình dạy lái xe bằng tiếng
Jrai, có chính sách hỗ trợ trong đào tạo đối với người đồng bào dân tộc thiểu số
có trình độ học vấn thấp, phối hợp với đơn vị bưu chính viễn thông thực hiện
cấp mới giấy phép lái xe ngay sau 2 giờ kết thúc sát hạch và sau 2 giờ nhận đủ
hồ sơ đổi giấy phép lái xe, trả giấy phép lái xe đến tận nhà người dân,.. qua
đó tạo thuận lợi và giảm chi phí đi lại cho người dân. Đồng thời tăng cường
công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe
góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
Công tác đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe đã ngày một nâng
lên, tuy nhiên vẫn còn có tồn tại, hạn chế cụ thể: mặc dù đã được đào tạo kiến
thức nhưng ý thức, đạo đức lái xe và chấp hành luật giao thông còn hạn chế;
tỷ lệ người đồng bào dân tộc thiểu số được đào tạo, cấp giấy phép lái xe còn
thấp. Mặc khác, do giá nhiên liệu và chi phí đầu đầu vào tăng đã ảnh hưởng
đến quá trình đào tạo. Một số giáo viên dạy lái xe chưa đảm bảo về tiêu
chuẩn trình độ, việc thanh tra, kiểm tra chưa tiến hành thường xuyên nên
chưa tác động mạnh mẽ đến nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe.
60
2.2.2.7. Quản lý hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải
Tính đến năm 2018 trên địa bàn tỉnh có 503 đơn vị được cấp giấy phép
kinh doanh vận tải đường bộ bằng ô tô với 3.869 phương tiện, trong đó có 27
Hợp tác xã tham gia kinh doanh vận tải (có các phát sinh về đăng ký và thủ
tục vận tải với Sở). So với năm 2013 tăng 09 hợp tác xã, tăng 187 đơn vị kinh
doanh vận tải và tăng 1.380 phương tiện kinh doanh vận tải (tăng 64,5%).
Có 9 bến xe khách, trong đó có 7 bến xe hoạt động theo mô hình xã hội
hóa. So với cuối năm 2013 tăng thêm 01 bến, 03 bến xe được đầu tư nâng cấp
cơ sở hạ tầng khang trang.
Vận tải đường bộ tiếp tục phát triển, hoạt động ổn định, góp phần phát
triển kinh tế - xã hội, các đơn vị vận tải không ngừng đầu tư mới phương tiện,
ứng dụng tin học trong quản lý, nâng cao chất dịch vụ vận tải, số lượng tuyến
vận tải khách tăng, hình thành và mở mới nhiều tuyến vận tải quốc tế
(Campuchia, Lào). Đặc biệt, vào các dịp cao điểm vận tải như lễ, tết lực
lượng vận tải vẫn đáp ứng tốt nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa, hành
khách của nhân dân.
Tuy nhiên, chất lượng bến xe khách, bãi đỗ xe trong đô thị, khu đông
dân cư, điểm dừng xe trên quốc lộ chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh và tốc độ gia tăng của phương tiện giao thông; tổ chức giao
thông tại các điểm đấu nối từ đường nhánh vào đường chính chưa bảo đảm an
toàn.
2.2.2.8. Kiểm tra, thanh tra và tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp
luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Lực lượng có chức năng tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về trật tự, an
toàn giao thông đường bộ gồm có Công an tỉnh (gồm: cảnh sát giao thông,
cảnh sát trật tự, cảnh sát cơ động, công an xã, phường, thị trấn), Thanh tra
giao thông và lực lượng kiểm soát quân sự. Hàng năm, đều tăng cường, bổ
61
sung lực lượng, phương tiện đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ
công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đạt kết quả như sau:
Công an tỉnh: Tăng cường chỉ đạo các đơn vị, công an các địa phương
thường xuyên phối hợp, huy động lực lượng, phương tiện, phát huy tối đa
hiệu quả thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, mở các đợt cao điểm tuần tra, kiểm soát,
xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; trong đó, tập trung vào các
dịp lễ, tết, các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, của dân tộc, của
tỉnh, tập trung kiểm tra, xử lý nghiêm các đối tượng có nguy cơ gây tai nạn
cao, trên tất cả các tuyến, địa bàn, vào thời gian cao điểm thường xảy ra tai
nạn giao thông; kết hợp giữa biện pháp tuần tra, kiểm soát công khai với hóa
trang, bí mật sử dụng phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ để giám sát và xử lý
nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ. Thông qua
công tác tuần tra, kiểm soát, lực lượng Cảnh sát giao thông phát hiện và xử lý
nhiều trường hợp sử dụng giấy phép lái xe giả, không hợp lệ, chứng nhận
đăng ký giả, chứng nhận đăng ký, giấy chứng nhận kiểm định tẩy xóa; kịp
thời bắt giữ, bàn giao lực lượng nghiệp vụ xử lý nhiều đối tượng, vụ việc
phạm tội liên quan đến công tác đảm bảo an ninh trật tự. Thiết lập trật tự, kỷ
cương về trật tự, an toàn giao thông ngay ở địa bàn cơ sở; huy động các lực
lượng phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát
trật tự, an toàn giao thông trong trường hợp cần thiết theo quy định. Triển
khai mô hình phối hợp giữa Cảnh sát giao thông phối hợp với Cảnh sát hình
sự, Cảnh sát cơ động để tuần tra kiểm soát, xử lý hành vi gây mất trật tự, an
toàn giao thông, như: Tụ tập đông người, đua xe trái phép, phóng nhanh, vượt
ẩu Từ năm 2013 đến năm 2018, qua công tác tuần tra kiểm soát lực lượng
cảnh sát toàn tỉnh đã phát hiện, xử lý 388.830 trường hợp vi phạm trật tự, an
toàn giao thông đường bộ, xử phạt 372.350 trường hợp, phạt tiền 171.921
triệu đồng; tạm giữ 78.381 phương tiện các loại, 247.382 giấy tờ xe, giấy
62
phép lái xe, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn 19.161 trường
hợp.
Thanh tra giao thông: Đã thực hiện kiểm tra 2.691 lượt phương tiện,
phát hiện 1.851 phương tiện vi phạm; lập 2.498 biên bản và ra quyết định xử
phạt vi phạm hành chính, với tổng số tiền xử phạt 11.830,8 triệu đồng; tước
09 giấy phép lái xe, 04 phù hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp; tạm
giữ có thời hạn 805 giấy tờ các loại; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 24
tháng đối với 01 trường hợp dương tính với morphin; hạ tải 2.780 tấn hàng
hóa. Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động tỉnh Gia Lai (Trạm số 55) được
thành lập, đưa vào hoạt động ngày 01 tháng 4 năm 2014; từ ngày 01 tháng 4
năm 2014 đến ngày 31 tháng 12 năm 2018, đã dừng, kiểm tra 23.139 lượt
phương tiện, phát hiện 1.713 phương tiện vi phạm, tiến hành lập 2.455 biên
bản vi phạm hành chính, xử phạt tiền 12.791 triệu đồng; tước quyền sử dụng
giấy phép lái xe có thời hạn 650 trường hợp, hạ tải 4.065 tấn hàng hóa.
Lực lượng kiểm soát quân sự: Đã tổ chức 25 đợt kiểm tra xe ô tô quân
sự và xe mô tô do quân nhân điều khiển tham gia giao thông, kết hợp tuyên
truyền về công tác an toàn giao thông trong các dịp lễ, tết. Đã thực hiện kiểm
tra 394 lượt xe ô tô, 414 lượt xe mô tô, kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh và xử lý
vi phạm.
Công tác điều tra, xử lý các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông
có dấu hiệu tội phạm: Qua công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm từ năm
2013 đến năm 2018, đã phát hiện, bắt giữ và chuyển giao cho cơ quan chức
năng xử lý 86 vụ, 62 đối tượng và nhiều tang vật, phương tiện vi phạm.
Thông qua công tác đăng ký, quản lý phương tiện giao thông, điều tra giải
quyết tai nạn giao thông đã phát hiện, tạm giữ 147 trường hợp sử dụng giấy
phép lái xe, đăng ký, kiểm định giả. Cơ quan cảnh sát điều tra các cấp đã khởi
tố 478 vụ/477 bị can liên quan tai nạn giao thông; kết luận điều tra, đề nghị
63
truy tố 464 vụ/480 bị can; tạm đình chỉ điều tra 11 vụ/01 bị can; đình chỉ điều
tra 03 vụ/04 bị can; đang điều tra 26 vụ/25 bị can; chuyển Quân đội thụ lý
điều tra 29 vụ. Xử phạt hành chính 924 vụ với số tiền 1,4 tỷ đồng và tước 463
giấy phép lái xe.
Những kết quả công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự, an
toàn giao thông đường bộ của các lực lượng chức năng đã góp phần nâng cao
hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ,
tăng cường kỷ cương pháp luật trong hoạt động giao thông, góp phần quan
trọng kiềm chế tai nạn giao thông trong điều kiện kết cấu hạ tầng giao thông
còn hạn chế, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ tăng nhanh, tổ chức
giao thông còn bất hợp lý.
Tuy nhiên, công tác tuần tra kiểm soát của lực lượng Cảnh sát giao
thông, Thanh tra giao thông còn những tồn tại, bất cấp ảnh hưởng đến hiệu
quả như: Chưa tập trung xử lý, xử lý chưa triệt để, chưa kiên quyết đối với
hành vi vi phạm an toàn giao thông đường bộ; còn hiện tượng tiêu cực; Mặc
dù được tăng cường lực lượng về số lượng và nâng cao về chất lượng (tổ chức
tập huấn nghiệp vụ) nhưng với địa bàn rộng, lưu lượng giao thông gia tăng
nên đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ còn thiếu về số lượng và trang
thiết bị phục vụ công tác. Có thời điểm, địa điểm tập trung nhiều lực lượng
nhưng có thời điểm, địa điểm chưa thường xuyên dẫn đến kết quả kiểm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan_ly_nha_nuoc_ve_trat_tu_an_toan_giao_thong_duong_bo_tren.pdf